Lời mở đầu 1
Phần I. Cơ sở lý luận của hoạt động kinh doanh bất động sản 3
I. Lý luận về bất động sản 3
1. Khái niệm chung về đất đai và nhà ở 3
2. Bất động sản 3
II. Đặc tính và vai trò của thị trường bất động sản 5
1. Đặc tính của thị trường bất động sản 5
2. Vai trò của thị trường bất động sản 6
III. Các tác nhân tham gia vào thị trường bất động sản 12
IV. Các nhân tố tác động đến thị trường bất động sản và vai trò của nhà nước trong việc quản lý thị trường bất động sản 14
1. Các nhân tố các động đến thị trường kinh doanh bất động sản 14
2. Vai trò của Nhà nước trong việc quản lý thị trường bất động sản 18
Phần II. Thực trạng hoạt động kinh doanh bất động sản của công ty xây dựng số 4 26
I. Đặc điểm của công ty 26
1. Giới thiệu chung 26
2. Quy chế tổ chức hoạt động 32
3. Sơ đồ bộ máy tổ chức 36
II. Thực trạng hoạt động kinh doanh bất động sản của công ty
xây dựng số 4 37
1. Công tác triển khai thực hiện dự án năm 2000 37
69 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 837 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh bất động sản ở Công ty xây dựng số 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a được tiến hành đồng bộ trên cả nước và ở các ngành, các địa phương.Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt việc chuyển đổi đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích khác chưa được quản lý chặt chẽ, chưa được tính thật cân đối giữa nhiệm vụ an toàn lương thực với nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp chưa được kiểm soát chặt chẽ để nhiều hộ nông dân không có đất sản xuất trong khi không có điều kiện chuyển sang khu vực chế biến nông sản hoặc dịch vụ nông nghiệp. Trong khu vực đất đô thị, tình hình lấn chiếm đất đai, xây dựng và kinh doanh nhà trái phép đang gây ra nhiều hậu quả tiêu cực trong xã hội va gây thất thu lớn cho ngân sách. Thị trường “ngầm” về bất động sản vẫn đang hoạt động ở nhiều nơi.
Giá đất được tính theo giá trị đã đầu tư vào đất của mọi thành phần kinh kế nhằm đưa hoạt động vào cơ chế thị trường, khuyến khích xây dựng và sản xuất nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách. Quản lý tốt thị trường kinh doanh nhà ở, mở rộng thị trường đầu tư cơ sở hạ tầng trên đất, từng bước hình thành thị trường đầu tư tài sản trên đất gọi chung là thị trường bất động sản. Quản lý nhà nước về đất đai và bất động sản cần được thống nhất về mặt tổ chức và các chính sách vĩ mô. Pháp luật và qui hoạch về đất đai và đầu tư bất động sản phải được phổ biến rộng rãi trong nhân dân, thực hiện quá trình dân chủ hoá trong xây dựng và thi hành, đảm bảo đất đai thực sự thuộc sở hữu toàn dân do các thành phần kinh tế cùng đầu tư, phát triển. Mọi thông tin về tài nguyên đất đai được xây dựng thành một hệ thống thống nhất, hiện đại để phổ biến rộng rãi đáp ứng cho việc quản lý thống nhất và mọi nhu cầu hoạt động của thị trường.
Để đáp ứng các yêu cầu việc quản lý Nhà nước đối với thị trường bất động sản, Nhà nước cần xây dựng một chính sách hoàn chỉnh ở cả hai phương diện: tổ chức quản lý và cơ chế hoạt động của thị trường này. Tổ chức quản lý Nhà nước về thị trường bất động sản là hết sức quan trọng, đặt tổ chức này ở đâu cho phù hợp và phát huy được hiệu quả quản lý là vấn đề đang được nhiều nước chú ý giải quyết như: Trung Quốc, Singapo... thì đặt tổ chức này trong cơ quan địa chính sẽ thuận lợi cho quản lí và giảm bớt các đầu mối gây ra phiền hà. Bên cạnh cơ quan Nhà nước chung, có thể xã hội hoá các môi giới, tư vấn pháp luật về dịch vụ thông tin bất động sản đủ mạnh để hạn chế rủi ro biến động thị trường gây ra.
c. Xác định đặc tính hàng hoá của đất đai trong quan hệ quản lí kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước.
Tính đặc biệt của “hàng hoá” đất đai là cố định về vị trí, có hạn về diện tích, không gian nhưng lại vô hạn về thời gian sử dụng. Đất đai luôn luôn bị các điều kiện tự nhiên (thời tiết, khí hậu, sự vận động lý-hóa tính của đất v.v...) tác động chi phối trong quá trình tồn tại-sử dụng. Mặt khác đất đai được xác định vừa là tư liệu sản xuất chung đồng thời cũng là yếu tố của môi trường, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng xã hội.
Nhà nước cần có những chính sách thích hợp để sử dụng tốt vốn đất này, không thể xem nó là một yếu tố “tĩnh” cũng không thể xem thường mọi khía cạnh kinh tế - chính trị - lịch sử - tâm lý mà nó có thể gây ảnh hưởng sâu đối với ổn định xã hội. Nói một cách khác đất đai là một tài sản đặc biệt, “thị trường đất đai” - “hàng hoá đất đai” có tính đặc thù khác với loại tài sản - thị trường - hàng hoá khác, vì vậy đòi hỏi Nhà nước cũng phải có một cơ chế quản lý, cơ chế điều tiết thị trường này mang tính đặc thù, thích ứng với những đặc tính vốn có của đất đai.
Do những thuộc tính tự nhiên, xã hội vốn có của đất nên nó có giá nhưng theo nghĩa rộng thì cũng có thể là vô giá (đất không có khấu hao vì vô hạn vèe thời gian sử dụng, con người biết sử dụng một cách thông minh và sáng tạo thì sức sản xuất của nó không ngừng tăng lên). Chính vì thế nên không thể tính đúng, tính đủ, tính hết những giá trị vốn có của nó. Nói một cách khác, giá đất chỉ là một “ước lệ” để điều chỉnh mối quan hệ trực tiếp với nó tại một thời điểm và trong những hoàn cảnh cụ thể nhất định của nền kinh tế xã hội đương thời; giá đất cũng chỉ là thuộc tính xã hội, là yếu tố “động”, nhất là trong nền kinh tế thị trường. Xét về bản chất kinh tế - xã hội thì giá đất là một phạm trù vĩnh viễn, song mức độ của giá này nhiều, ít, cao, thấp và sự điều tiết của Nhà nước ra sao đối với nó thì lại là một phạm trù lịch sử - một giải pháp “tình huống”, giải pháp quá độ.
Trong nền kinh tế thị trường, giá đấi là một yếu tố cấu thành của thị trường bất động sản trong đó có đất đai. Nó chịu tác động của các quy luật của nền kinh tế thị trường (qui luật giá trị, qui luật cạnh tranh, qui luật cung cầu... ). Giá đất phụ thuộc vào khả năng và phương thức sinh lợi của đất, giá đất đai có thể bị các yếu tố giả tạo chi phối và tất yếu nó sẽ giảm xuống một cách nhanh chóng. Cũng như các loại hàng hoá khác, giá đất còn phụ thuộc vào lượng thông tin hai chiều giữa người cần bán và người cần mua.
Hoạt động của thị trường và việc triển khai các quan hệ dân sự, chính sách xã hội làm phát sinh việc thay đổi chủ sở hữu, chủ sử dụng nhà, đất. Tổ chức quản lý quá trình này, không những đản bảo cho sự biến động về chủ sở hữu, chủ sử dụng nhà đất đi đúng quỹ đạo pháp luật mà còn là điều kiện khai thác nguồn thu cho ngân sách và điều tiết thu nhập xã hội, tăng năng lực đầu tư thu nhập xã hội, tăng năng lực đầu tư xây dựng các công trình công cộng và cơ sở hạ tầng thông qua thuế trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất và thuế thu nhập.
Không phải mọi bất động sản đều có nhu cầu và đủ điều kiện tham gia vào thị trường. Trên thực tế, nhà và đất ở mới là những bất động sản chủ yếu có nhu cầu thâm gia và đủ điều kiện tham gia thị trường. Vì vậy, nội dung chủ yếu của quản lý Nhà nước về bất động sản chủ yếu chính là quản lý về nhà và đất.
Xét về mặt thị trường nhà - đất vừa là sản phẩm của một quá trình sản xuất vừa là một loại hàng hoá đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Từ đó, quản lý thị trường nhà - đất phải bao gồm cả phần quản lý sản xuất và phần quản lý việc lưu thông hàng hoá.
Về quản lý sản xuất, những mặt cần đặc biệt chú ý là xác định tư cách hành nghề của các tổ chức quy hoạch, thiết kế; xây dựng và ban hành các chuẩn mực xây dựng, định mức xây dựng, định mức sử dụng đất và vật liệu xây dựng.
Về mặt quản lý lưu thông phải giải quyết được các mặt sau đây:
Ban hành và tổ chức triển khai quy chế biến động nhà đất
Triển khai thuế sử dụng, dịch chuyển và kinh doanh nhà đất
Ban hành quy chế đấu thầu, xây dựng nhà đất, bán đấu giá nhà đất, cho thuê nhà đất.
Ban hành quy chế hành nghề của hoạt động môi giới, kinh doanh bất động sản.
Hoàn thiện những hệ thống quản lý trên đây là điều kiện tối thiểu để thị trường nhà đất vận động lành mạnh, vừa phù hợp với quy luật cung cầu, vừa không trái với chính sách hiện hành về nhà ở, đất ở.
phần II
thực trạng hoạt kinh doanh bất động sản của công ty xây dựng số 4.
I. Đặc điểm của Công ty
1. Giới thiệu chung
- Công ty xây dựng số 4 được thành lập ngày 18 tháng 10 năm 1959 , cơ sở tiền thân ban đầu là công trường xây dựng nhà máy phân đạm Hà bắc và Công ty kiến trúc khu Bắc Hà nội
- Năm 1963 Công trường nhà máy phân đạm đổi tên thành Công ty kiến trúc Hà bắc.
- Năm 1975 sáp nhập với Công ty kiến trúc khu bắc Hà nội lấy tên là Công ty xây dựng số 4 .
- Năm 1979 trực thuộc Tổng Công ty XD số 3
- Năm 1992 sáp nhập với Xí nghiệp XD số 3 trực thuộc Bộ xây dựng.
- Năm 1995 Bộ có quyết định nhập Công ty xây dựng số 4 vào Tổng Công ty XD Hà nội, từ đó đến nay Công ty xây dựng số 4 là một doanh nghiệp Nhà nước hạng I trực thuộc Tổng Công ty XD Hà nội.
*Nơi đóng trụ sở:
- Từ ngày thành lập đến năm 1979 trụ sở của Công ty đóng tại Đồi cốc – Bắc giang.
- Từ năm 1980 đến năm 1982 trụ sở của Công ty đóng tại Ninh bình.
- Từ năm 1982 đến năm 1990 Trụ sở Công ty đóng tại Đáp cầu Bắc ninh.
- Từ năm 1990 đến năm 1992 Trụ sở Công ty đóng tại Đức giang - Gia lâm - Hà nội
- Từ năm 1992 đến năm 1994 trụ sở Công ty đóng tại 37Hùng vương-Ba đình -Hà nội.
- Từ năm 1994 đến nay trụ sở chính của Công ty đóng tại 243A - Đê La Thành - Đống đa – Hà nội. Ngoài trụ sở chính , Công ty còn có các văn phòng đại diện (Chi nhánh) tại các tỉnh Bắc ninh và Quảng ninh.
* Các mốc phát triển:
Sự trưởng thành và phát triển của Công ty trên 40 năm qua có thể khái quát bằng 4 giai đoạn (thời kỳ) sau:
Thời kỳ 1959 - 1965
Khôi phục kinh tế miền Bắc XHCN
Công ty Xây dựng số 4 ra đời vào lúc bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất(1961-1965), đảng và Nhà nước ta chủ trương hàn gắn các vết thương chiến tranh, khôi phục và xây dựng nền kinh tế ở miền Bắc. Với tinh thần đó, nhiệm vụ đầu tiên của Công ty là xây dựng Nhà máy phân đạm Hà Bắc (1960). công việc thi công thời gian này gập rất nhiều khó khăn như cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ hạn chế, lao động thủ công là chủ yếu, với gần 15.000 lao động đa phần là bộ đội, TNXP chuyển ngành..., song với tinh thần lao động cần cù sáng tạo vừa sản xuất vừa học tập nâng cao tay nghề nên đã hoàn thành tốt kế hoạch, chỉ tiêu và những yêu cầu được giao. Thật vinh dự cho Công ty đã được các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà Nước đến thăm công trình và biểu dương, khen ngợi. Có thể nói, chất lượng những công trình thi công của Công ty trong thời kỳ này là bước đầu chứng minh sự trưởng thành của Công ty xây dựng số 4.
Thời kỳ 1965 - 1975
Xây dựng và chiến đấu chống chiến tranh xâm lược.
Thời kỳ xây dựng và chiến đấu chống chiến tranh xâm lược, vừa xây dựng XHCN, vừa chiến đấu bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN, đánh dấu một thời kỳ khó khăn, ác liệt song cũng nhiều thành tích trong lao động, chiến đấu của tập thể CBCNV của Công ty. Năm 1964, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh leo thang phá hoại miền Bắc, công ty xây dựng số 4 phải thực hiện nhiệm vụ theo hướng vừa xây dựng, vừa sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Thời kỳ này, công ty được giao thi công hàng loạt các công trình quân sự như sân bay Kép, sân bay Gia Lâm, sân bay Hoà Lạc, Kho vật tư kỹ thuật quân sự và các công trình khác như đài phát thanh 69-14, đường Hữu Nghị... Bên cạnh đó, với tinh thần tất cả cho tiền tuyến, Công ty đã điều hàng trăm xe tải vận chuyển vật tư kỹ thuật quân sự chi viện cho chiến trường miền Nam, hàng ngàn thanh niên, công nhân của công ty hăng hái lên đường làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Với khẩu hiệu " tay bay, tay súng ", "Giặc phá ta sửa ta đi, giặc lại phá ta lại sửa ta đi", Công ty thực hiện phương châm mỗi đơn vị là một trung đội tự vệ, không kể ngày đêm, trong bom đạn kẻ thù đã dũng cảm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Hàng trăm cán bộ công nhân viên của Công ty đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ, ghi vào sổ vàng truyền thống của Công ty những trang hào hùng nhất.
Thời kỳ này cùng với các công trình quốc phòng, Công ty vẫn đảm nhận thi công các công trình công nghiệp, dân dụng khác như Nhà máy xe lửa Gia Lâm, nhà máy cơ khí Đông Anh, nhà máy gạch Tân Xuyên, bệnh viện Lạng Sơn, nhiệt điện Hà Bắc.
Thời kỳ !965-1975 là thời kỳ của lao động sáng tạo, dũng cảm quên mình phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của tập thể CBCNV Công ty xây dựng số 4.
Thời kỳ 1975 - 1986
Xây dựng trong hoà bình, thống nhất và bắt đầu sự nghiệp đổi mới đất nước.
Là một trong những đơn vị trong Ngành được chọn để xây dựng mô hình quản lý mới, công ty xây dựng số 4 đã tiến hành phương thức phân công, phân cấp tự chủ trong sản xuất kinh doanh, làm ăn có lãi, tổ chức lại các xí nghiệp theo hướng chuyên ngành, theo vùng...
Hoạt động của công ty trải dài từ Thanh Hoá đến Lạng Sơn với nhiệm vụ thi công trên 6 tỉnh, thành phố trực thuộc. Hàng loạt các công trình được công ty đảm nhận thi công thời kỳ này được đánh giá cao như nhà máy Xe lửa Gia Lâm, cơ khí Hà Bắc, phục hồi nhà máy điện và phân đạm Hà Bắc, nhà máy kính Đáp Cầu, nhà máy gạch chịu lửa Tam Tầng, nhà máy ô tô 1 tháng 5, nhà máy in sách giáo khoa Đông Anh, nhiệt điện Phả Lại, nhà máy bê tông Xuân Mai, xi măng Bỉm Sơn, trại giống lúa Đồng Văn, trung tâm trâu sữa Phùng Thượng, học viện kỹ thuật quân sự Vĩnh Phú, đài vệ tinh mặt đất Hoa Sen I và Hoa Sen II...
Nhiều sáng kiến cải tiến và quản lý chất lượng đã đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc cuả đội ngũ CBCNV Công ty xây dựng số 4 trong quản lý kinh tế cũng như điều hành tổ chức thi công. Với nhiều bằng khen, giấy chứng nhận, nhiều CBCNV được Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo. Công ty xây dựng số 4 xứng đáng được Bộ Xây dựng đánh giá là đơn vị mạnh, có kinh nghiệm và khả năng tổ chức và thi công các công trình công nghiệp lớn, đặc biệt có khả năng tập trung cơ động nhanh, chi viện cho các công trình trọng điểm khi được Bộ giao.
Thời kỳ 1986 - 1999
Đổi mới hội nhập và phát triển.
Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo khởi đầu từ nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12/1986) đưa nước ta bước sang thời kỳ phát triển mới. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước theo định hướng XHCN thực sự là động lực thúc đẩy các Doanh nghiệp phải tự đổi mơí nhất là đổi mới tư duy kinh tế.
Năm 1992, công ty được chuyển địa điểm từ Hà Bắc về Hà Nội đồng thời được Bộ Xây dựng quyết định sát nhập Xí nghiệp xây dựng dịch vụ số 3 thuộc Bộ Xây dựng thành Công ty xây dựng số 4 hiện nay. Để tăng cường nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp Nhà Nước có đủ thế mạnh cạnh tranh trong cơ chế thị trường, tháng 5/1995, Công ty xây dựng số 4 được Bộ Xây dựng quyết định trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội.
Tại thời điểm này, kiện toàn tổ chức sản xuất, mạnh dạn đầu tư thiết bị mới, tuyển chọn đội ngũ cán bộ có phẩm chất, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt, có sự năng động sáng tạo thích ứng với cơ chế thị trường là phương thức của Công ty bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển trong điều kiện mới.
Những công trình thi công đạt chất lượng cao của Công ty trong thời kỳ này tiêu biểu như Nhà họp Chính phủ, Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư, Văn phòng Quốc hội, Nhà hát lớn Thành phố, Khách sạn Opera Hilton Hà Nội, đại sứ quán Pháp, trung tâm điều hành thông tin di động VMS, nhà máy chế biến thức ăn Hoa Kỳ, Thư viện Quốc gia Hà nội, trường đại học Tài chính, Bưu điện Phủ Lý, khách sạn Melia - 44 Lý Thường Kiệt Hà nội, dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn I (gói thầu CP3,CP4, Cp7C), đường tỉnh lộ 291 và đường Lý Thái Tổ Bắc Ninh...
Với trên 10 công trình đạt huy chương vàng chất lượng và sự đánh giá tin tưởng của khách hàng trong và ngoài nước là bằng chứng khẳng định vị trí và sự phát triển của Công ty trong thời kỳ mới. Có thể thấy, những năm đổi mới, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Công ty đạt 1,2 lần. Công ty đã đầu tư được khá nhiều thiết bị công nghệ mới như : 2 giàn khoan cọc nhồi, 2 bộ búa đóng cọc, hệ thống thiết bị hạ tầng với phương tiện máy tính, photo copy... , cán bộ nhân viên đủ việc làm, đời sống được cải thiện, có tích luỹ... điều đó càng nói lên sự đứng vững của Công ty trong cơ chế thị trường hiện nay. Hiện tại, công ty có 12 xí nghiệp thành viên và 4 đội trực thuộc với một lực lượng lao động bình quân 2.500 người (cả lao động dài hạn và lao động ngắn hạn). Công ty có được một đội ngũ cán bộ trẻ có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đủ sức đảm đương mọi công việc trong điều kiện mới. Đó thực sự là một khối đoàn kết, thống nhất, cùng nhau xây dựng Công ty trên đà phát triển mới.
40 năm qua, thành tích của tập thể các thế hệ CBCNV Công ty xây dựng số 4 được hội tụ trong những phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà Nước và Bộ Xây dựng trao tặng :
1 huân chương độc lập hạng 3.
9 huân chương lao động các hạng.
Nhiều cờ thưởng luân lưu, bằng chứng nhận, bằng khen của chính Phủ, Bộ Xây dựng và các tỉnh thành phố trực thuộc.
Có 2 đồng chí được tuyên dương anh hùng, nhiều chiến sĩ thi đua, tập thể lao động giỏi các cấp.
2. Quy chế tổ chức hoạt động.
Công ty xây dựng số 4 hiện nay có Tổng số CBCNV trong danh sách hợp đồng dài hạn là: 637 người
Trong đó: + Tổng số CBCNV nữ là: 110
+ Trình độ trên đại học là: 4
+ Trình độ Đại học là: 216
+ Trình độ Cao đẳng, trung cấp là: 15
+ Công nhân kỹ thuật: 402
Hàng năm để thực hiện nhiệm vụ Tổng Công ty XD Hà nội giao Công ty đã tiến hành ký khoảng 2.000 hợp đồng ngắn hạn.
Số phòng ban nghiệp vụ là 7 bao gồm:
+ Phòng hành chính quản trị
+ Phòng Kinh tế thị trường
+ Phòng Quản lý thi công
+ Phòng tài chính kế toán
+ Phòng Khoa học kỹ thuật
+ Phòng Đầu tư
+ Phòng Tổ chức lao động
- Các đơn vị trực thuộc gồm có 17 đơn vị trong đó 12 Xí nghiệp, 4 đội trực thuộc và 1 chi nhánh.
a. Cơ sở vật chất hiện nay của Công ty.
- Tổng giá trị tài sản hiện có của Công ty tính đến ngày 31 tháng 12 năm 1998 là: 27 Tỷ đồng.
- Về phương tiện máy móc thiết bị: Công ty xây dựng số 4 có một hệ thống máy móc thiết bị khá tiên tiến hiện đại đảm bảo cho Công ty hoàn toàn có đủ khả năng tiến hành thi công xây dựng mọi công trình có quy mô lớn, yêu cầu chất lượng cao và tiến độ nhanh.
- Có trụ sở chính 4 tầng, mỗi tầng 350 m2 với đủ phương tiện, tiện nghi cho hoạt động nghiệp vụ và sinh hoạt.
b. Nhiệm vụ chính của Công ty hiện nay.
+ Thực hiện các công việc xây dựng gồm:
Nạo vét và đào đắp mặt bằng , đào đắp nền , đào đắp công trình
Thi công các loại móng công trình
Xây lắp các kết cấu công trình
Hoàn thiện trong xây dựng
Lắp đặt thiết bị điện, nước và kết cấu công trình
Trang trí nội ngoại thất công trình
+ Thực hiện xây dựng các công trình gồm.
Xây dựng các công trình dân dụng và các công trình công nghiệp
Nhận thầu san lấp mặt bằng và sử lý nền móng công trình
Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp
Xây dựng đường và trạm biến áp điện đến 35 KV
Xây dựng đường bộ, cầu đường bộ, cầu cảng các loại nhỏ
Xây dựng kênh, mương, đê, kè, trạm bơm thuỷ lợi loại vừa và nhỏ
Kinh doanh bất động sản
c. Quy trình công nghệ của Công ty.
Với bất kỳ dự án nào được trúng thầu.
- Công ty sẽ cân đối giao cho đơn vị có năng lực phù hợp để thực hiện nhiệm vụ. Đơn vị thực hiện dự án phải:
- Lập biện pháp tiến độ thi công
- Lập kế hoạch SX và kế hoạch tác nghiệp
- tiến hành phân chia nhiệm vụ SX cho các tháng, quý và cho các đơn vị thời gian nhỏ hơn; phân chia nhiệm vụ cho từng bộ phận trong đơn vị.
- Thiết kế mặt bằng tổ chức thi công, bố trí các vị trí lắp đặt các máy móc thiết bị, xây dựng kho tàng, nhà làm việc, lắp đặt điện nước thi công theo biện pháp.
- Bảo đảm công tác sửa chữa thiết bị, tổ chức cung ứng vật tư năng lượng cho SX,và quản lý dự trữ; lập kế hoạch cung cấp NVL, tổ chức hệ thống sửa chữa thiết bị, máy móc và các tài sản cố định.
- Quản lý chất lượng: áp dụng các mô hình quản lý chất lượng và quản lý chất lượng toàn diện (TQM)
- Bảo đảm cho việc thi công đúng tiến độ, chất lượng đạt tiêu chuẩn, bảo đảm hiệu quả kinh tế...
- Tổ chức hệ thống thông tin phục vụ quản lý SX: Tổ chức hệ thống theo dõi ghi chép tình hình diễn biến thường xuyên của quá trình SX, xây dựng các báo cáo về tình hình SX nhằm giúp cho lãnh đạo ra quyết định.
d. Kết cấu sản xuất của Công ty.
- 10 Xí nghiệp thực hiện công việc xây dựng, có tên hiệu, có trụ sở hoạt động ổn định, hạch toán dạng báo sổ, được Công ty uỷ nhiệm một số mặt hoạt động trực tiếp với khách hàng, được hợp đồng mua sắm vật tư, trang thiết bị theo quy định và hợp đồng lao động ngắn hạn...
- 1 Xí nghiệp chuyên về nền móng công trình
- 1 Xí nghiệp Cơ giới sửa chữa có 2 chức năng là thực hiện việc thi công phụ trợ và phục vụ. Đơn vị này chuyên công việc đào móng, vận chuyển đất, đắp đất, quản lý và tham gia sửa chữa máy móc thiết bị.
- 1 Chi nhánh đóng tại Bắc Ninh, đại diện cho Công ty để tìm kiếm việc làm, đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức các đội thi công theo dự án được ký kết
- 4 Đội trực thuộc Công ty có nhiệm vụ thực hiện các dự án xây dựng, giao thông, thuỷ lợi; Đây là loại hình tổ chức sản xuất dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Công ty, nhưng được nhận khoán gọn toàn bộ chi phí Công ty giao để Đội phát huy tinh thần lao động sáng tạo bảo đảm công trình phải đạt được chất lượng cao. Hết dự án là hết nhiệm vụ nên chỉ có tên hiệu theo dự án, không có trụ sở cố định và tổ chức của Đội cũng thay đổi phụ thuộc vào yêu cầu của dự án tiếp theo.
Các Xí nghiệp, công trình trực thuộc được hình thành để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, các đơn vị được phép tổ chức sản xuất kinh doanh các ngành nghề được Nhà nước cho phép. Các đơn vị trực thuộc hoạt động theo kế hoạch, hạch toán nội bộ, chịu sự Quản lý, kiểm tra và hướng dẫn của Công ty. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Công ty chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về Quản lý và điều hành mọi mặt hoạt động của đơn vị trong phạm vị được phân công được pháp luật quy định, được phép ký hợp đồng kinh tế để mua vật tư, thuê máy móc thiết bị, vv. để phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ được Giám đốc Công ty giao, nhưng phải phù hợp với giá cả và thủ tục quy định hiện hành. Quan hệ giữa các đơn vị trong Công ty và đơn vị với các thành phần kinh tế đều phải thông qua hợp đồng kinh tế và phải chuyển khoản theo tài khoản của Công ty.
Các đơn vị trên được chủ động xây dựng kế hoạch của đơn vị mình trên cơ sở các thông tin và các dự án có tính khả thi được phản ánh trong kế hoạch của đơn vị.
Giám đốc công ty
Phó GĐ KT
Phó GĐ TT
Phó GĐ KD
Các xí nghiệp
Các đội trực thuộc
Phòng TCông
Phòng KHKT
Phòng TChức
Văn Phòngg
Phòn
K Toán
Phòng KTTT
Phòng DU AN
3. Sơ đồ bộ máy tổ chức.
- Giám đốc phụ trách chung, có quyền ra lệnh và quyết định
- Các phó giám đốc là trực tuyến đối với một số phòng ban được phân công phụ trách, lãnh đạo chức năng đối với các Xí nghiệp và các đội trực thuộc nhưng không có quyền ra lệnh. Các phó giám đốc điều hành trực tiếp các phòng chức năng và sử dụng được kinh nghiệm của các chuyên gia giúp giám đốc ra quyết định.
- Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu: đề xuất các chủ trương biện pháp giúp Giám đốc Công ty tổ chức quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra, tổng hợp tình hình về sản xuất kinh doanh và thực hiện các mặt quản lý. Chịu trách nhiệm cá nhân về các hoạt động của phòng mình phụ trách
- Các Xí nghiệp được thành lập để trực tiếp thực hiện thi công các công trình, được Công ty uỷ quyền.
- Trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, theo dõi, điều độ kịp thời trong thi công, đảm bảo đúng thiết kế kỹ thuật, chất lượng công trình, tiến độ thi công và an toàn lao động .
- Căn cứ vào kế hoạch của Giám đốc Công ty giao, đơn vị chủ động tìm kiếm việc làm; Kết hợp với các phòng chức năng Công ty để hoàn thành nhiệm vụ Giám đốc Công ty giao. Các đội trực thuộc chủ yếu nhận thi công các dự án do Công ty thắng thầu giao cho.
- Địa điểm hoạt động và biên chế phụ thuộc vào từng dự án
II. Thực trạng hoạt động kinh doanh bất động sản của Công ty xây dựng số 4.
1. Công tác triển khai thực hiện dự án năm 2000.
Dự án khu nhà C3 và A5 ở Làng quốc tế Thăng Long.
Trong năm 2000 được Tổng Công ty quan tâm giao nhiệm vụ thực hiện các dự án ở Làng quốc tế Thăng Long, Công ty xây dựng số 4 đã nhanh chóng triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư. Phối hợp với Viện quy hoạch Hà Nội lập quy hoạch mặt bằng, Văn phòng Kiến trúc sư trưởng trình UBND Thành phố phê duyệt quy hoạch chi tiết, với tinh thần khẩn trương Công ty đã kết hợp với Sở Địa chính nhà đất, các ban nghành chức năng lập hồ sơ trình UBND Thành phố xin giao đất ngày 23/7/2000 đã được UBND Thành phố giao đất gần 4 ha để triển khai dự án ở Làng quốc tế Thăng Long.
Tổng diện tích đất được Nhà nước giao gần 4 ha, trong đó:
Vị trí A5: Tổng diện tích đất xây dựng là hơn 2 ha.
Vị trí C3: Tổng diện tích đất xây dựng gần 2 ha.
2. Các loại hình đầu tư.
a. Phương thức kinh doanh.
Đối với các dự án đã và đang thực hiện của Công ty thì bước khởi đầu là việc xây dựng cơ sở hạ tầng, sau đó thực hiện triển khai xây dựng nhà ở.
b. Xây dựng các khu nhà.
Để đáp ứng nhu cầu nhà ở và thực hiện theo chính sách của Nhà nước. Công ty với mục đích và nhiệm vụ chính là xây dựng nhà ở mới. Trong những năm vừa qua Công ty đã xây dựng được rất nhiều khu nhà nhưng đặc biệt là 2 dãy nhà C3 và A5 ở Làng quốc tế Thăng Long để cung cấp cho nhu cầu của nhân dân. Hiện nay Công ty đang triển khai thực hiện dự án Làng quốc tế Thăng Long, xây thô sau đó bán cho khách hàng tự hoàn thiện theo như mong muốn của khách hàng, với diện tích phù hựp với nhiều đối tượng từ 70 m2 đến 100 m2, giá cả hợp lý đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Công tác xây dựng nhà ở mới để bán, Công ty đã một phần đóng góp cho quỹ nhà ở đô thị được năng lên, nâng cao điều kiện sống cho người dân đô thị và cũng là thực hiện chính về thị trường bất động sản của Nhà nước đề ra.
3. Hình thức kinh doanh.
a. Phương thức kinh doanh.
- Đối với đất xây dựng biệt thự, sau khi xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chủ đầu tư dự án thực hiện kinh doanh mặt bằng hạ tầng cho khách hàng tự tổ chức xây dựng nhà ở theo kiến trúc, các chỉ tiêu tiến độ, quy hoạch chung của dự án.
- Đối với đất xây dựng chung cư cao tầng, có 2 hình thức thực hiện: chủ đầu tư tự dùng vốn tự có và vốn huy động để đầu tư. Xây
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT1550.doc