MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN VỂ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ.
1. Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế
2. Kết cấu của cán cân thanh toán quốc tế
3. Các cán cân bộ phận
II. THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
1. Cán cân vãng lai
1.1 Cán cân thương mại
1.2 Cán cân dịch vụ
1.3 Cán cân thu nhập
1.4 Cán cân chuyển giao vãnh lai một chiều
1.5 Mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư và thâm hụt cán cân vãng lai
2. Cán cân vốn
2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.2 Đầu tư gián tiếp nước ngoài
. GIẢI PHÁP
1. Các biện pháp tác động trực tiếp lên cán cân vãng lai
1.1 Chính sách nhập khẩu
1.2 Chính sách khuyến khích xuất khẩu
1.3 Biện pháp thu hút chuyển giao vãng lai từ nước ngoài vào Việt Nam.
2. Các biện pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nước ngoài
2.1 Thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI)
3. Biện pháp tăng tiết kiệm
4. Các biện pháp điều chỉnh chi tiêu
4.1. Sử dụng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.
4.2 Sáng kiến Chiềng Mai
5. Biện pháp điều chỉnh tỷ giá
50 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8528 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp phân tích cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thanh toán quốc tế của Việt Nam trong năm 2010 có thể thâm hụt gần 4 tỷ USD. Như vậy, rất có thể đây là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam có thâm hụt cán cân thanh toán tổng thể ở mức khá cao.
Cán cân thu nhập (IC)
Theo IMF cán cân thu nhập bao gồm cả các khoản thu nhập của người lao động (là các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác bằng tiền, hiện vật do người không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại) và các khoản thu nhập đầu tư (là các khoản thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp, lãi từ đầu tư vào giấy tờ có giá và các khoản lãi đến hạn phải trả của các khoản vay giữa người cư trú và người không cư trú). Tuy nhiên, trong cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam công bố cũng như của Ngân hàng thế giới và IMF thì hạng mục này chỉ bao gồm thu nhập đầu tư do thiếu dữ liệu của người thu nhập lao động. Do vậy trong phạm vi bài nghiên cứu của nhóm chúng tôi cũng chỉ xin đề cập tới các khoản thu nhập về đầu tư trong cán cân thu nhập của Việt Nam.
Bảng 2.8: Cán cân thu nhập của Việt Nam từ năm 2000-2010
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
IC
-451
-477
-721
-811
-891
-1.219
-1.429
-2.168
Thu
331
318
167
125
188
364
668
1093
Chi
782
795
888
936
1.079
1.583
2.097
3.261
Năm
2008
2009
2010
IC
-4.900
-4.900
-5.400
Nguồn: SBV, IMF, WB (Năm 2010 là ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)-Đơn vị: triệu USD
Phần thu từ đầu tư của Việt Nam thì chủ yếu là tiền lãi của các khoản tiền gửi của người cư trú Việt Nam ở các ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên những khoản tiền lãi đó rất nhỏ, thậm chí còn giảm đi vì ta rút ngoại tệ về cho vay trong nước. Ngược lại, những khoản phải thanh toán ngày càng tăng lên do phải trả lãi cho các khoản nợ nước ngoài. Những khoản nợ này khá lớn, hàng năm Việt Nam phải trả lãi khoảng mấy trăm triệu USD. Thêm vào đó những khoản chuyển lợi nhuận đầu tư cũng tăng lên do các dự án FDI được thực hiện dần. Tuy các khoản lãi tiền gửi có tăng lên nhưng các khoản chuyển lợi nhuận và trả lãi nợ nước ngoài tăng mạnh dẫn đến thu nhập đầu tư ngày càng bị thâm hụt.
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới kéo theo suy thoái kinh tế thế giới hầu hết NHTW các nước thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, cắt giảm lãi suất, trong đó điểm hình như FED, trong năm 2008 đã 8 lần cắt giảm lãi suất, xuống mức thấp kỷ lục là 0,25%...điều này sẽ tác động làm giảm lãi suất của các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của người cư trú ở nước ngoài, làm giảm nguồn thu chủ yếu của cán cân thu nhập của Việt Nam. Mặt khác, do khó khăn về mặt tài chính nên nhiều doanh nghiệp FDI, chi nhánh các công ty nước ngoài có xu hướng chuyển khoản các khoản lợi nhuận về nước để hổ trợ công ty mẹ, làm tăng các khoản chi trong cán cân dịch vụ do đó trong hai năm 2008, 2009 cán cân thu nhập của Việt Nam tiếp tục thâm hụt với mức độ cao hơn so với năm 2007 và các năm trước đó. Dự đoán trong năm 2010, cán cân thu nhập vẫn thâm hụt với mức cao hơn.
Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều (Tr)
Từ năm 2000 đến nay, cán cân chuyển giao vãng lai một chiều luôn thặng dư, là nguồn tài trợ quan trọng cho thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam.
Bảng 2.9: Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều của Việt Nam từ năm 2000-2010
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tr
1.732
1.250
1.921
2.239
3.093
3.380
4.049
6.430
Tư nhân
1.585
1.100
1.767
2.100
2.919
3.150
3.800
6.180
Chính phủ
147
150
154
139
174
230
249
250
Năm
2008
2009
2010
Tr
8.100
7.000
6.900
Nguồn: SBV, IMF, WB (Năm 2010 là ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Đơn vị: triệu USD
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy, trong cán cân chuyển giao vãng lai của Việt Nam thì bộ phận chiếm tỷ trọng chủ yếu là chuyển giao tư nhân, còn bộ phận chuyển giao chính phủ chiếm tỷ trọng không đáng kể và thường xu hướng ổn định. Chuyển giao tư nhân của Việt Nam chủ yếu là chuyển tiền của người Việt Nam sống ở nước ngoài (kiều hối)… Tháng 10/1999, Thủ tướng đã kí quyết định số 170/1999/QD-TTG theo đó đã khuyến khích kiều hối của người Việt Nam ở nước ngoài gửi về. Kết quả là trong năm 2000, nguồn chuyển giao tư nhân đạt tới 1585 triệu USD. Hơn nữa, việc thiết lập thêm những kênh chuyển tiền mới đã giúp cho người Việt Nam ở nước ngoài yên tâm chuyển tiền qua các kênh chính thức và giúp giảm các chi phí chuyển tiền cũng như các rủi ro. Thêm vào đó, chính sách thu hút kiều hối ngày càng thông thoáng chẳng hạn như cho phép người Việt Nam trực tiếp mang tiền về nước mà không giới hạn số lượng chỉ cần khai báo hải quan, cho phép Việt kiều mua nhà hay đầu tư tại Việt Nam… Đặc biệt, việc Chính Phủ cho phép mở rộng đối tượng làm đại lí chi trả kiều hối đã tạo thêm nhiều kênh chuyển tiền từ nước ngoài về, làm tăng sự cạnh tranh giữa các tổ chức dịch vụ chi trả ngoại tệ tạo áp lực buộc các tổ chức này phải giảm chi phí chuyển tiền và nâng cao chất lượng dịch vụ. Chính những điều này đã tạo nên sự tăng vọt của lượng kiều hối chuyển về nước từ năm 2003 trở lại đây, khiến cho chuyển giao tư nhân của Việt Nam tăng lên không ngừng, nhờ đó Chính phủ bù đắp được một phần thâm hụt của cán cân vãng lai.
Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế sẽ khiến cho đại bộ phận thu nhập của người lao động trên thế giới giảm xuống, cuộc sống trở nên khó khăn hơn, trong đó có bộ phận người Việt Nam sống ở nước ngoài, do đó sẽ khiến cho dòng kiều hối chảy về Việt Nam trong những năm gần đây giảm sút.
Theo ước tính của cơ quan lập báo cáo, thu nhập đầu tư (bao gồm trả nợ lãi các khoản vay nước ngoài, lãi từ hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài…) thâm hụt 5,4 tỷ USD. Chỉ duy nhất mục chuyển tiền trong cán cân vãng lai có thặng dư khoảng 6,9 tỷ USD.
Bảng 2.10: Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều 6 tháng đầu năm 2010
Thời gian
Quý I/2010
Ước Quý II/2010
Ước 6 tháng đầu năm
Chuyển tiền một chiều (ròng)
2.051
1.828
3.879
Đơn vị: Triệu USD - Nguồn: NHNN
Cụ thể, tính chung 6 tháng đầu năm 2010, chuyển tiền một chiều ròng đạt gần 3,9 tỷ USD, tăng 24% so cùng kỳ năm 2009. Chuyển tiền kiều hối 6 tháng đầu năm 2010 đạt khá (ước khoảng 3,6 - 3,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ năm 2009). Ngay cả quý II, dù không phải là "mùa kiều hối", lượng kiều hối vẫn duy trì được ở mức khá cao (bình quân 500-600 triệu USD/tháng).
Mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư và thâm hụt cán cân vãng lai.
Giữa tiết kiệm, đầu tư và cán cân vãng lai có mối quan hệ với nhau thông qua đẳng thức: CA = S – I
Như đã phân tích ở trên, cán cân vãng lai của Việt Nam phần lớn là thâm hụt trong giai đoạn trong giai đoạn từ 2000-2010 (trừ hai năm 2000, 2001). Nhìn vào đẳng thức trên có thể thấy nguyên nhân làm cho cán cân vãng lai của Việt Nam thâm hụt liên tục trong thời gian qua là do đầu tư ở mức cao so với mức tiết kiệm của quốc gia, thâm hụt NSNN liên tục xuất hiện qua các năm, các nguyên nhân này có thể xuất hiện một cách đơn lẻ hoặc đồng thời xuất hiện tác động lên cán cân vãng lai. Chúng ta sẽ đi phân tích từng nhân tố làm cho cán cân vãng lai của Việt Nam trong thời gian qua.
Đầu tư ở mức cao so với tiết kiệm.
Nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á 1997, luồng vốn FDI chảy vào Việt Nam trong 2 năm 2000, 2001 giảm thị trường chứng khoán còn trong giai đoạn đầu phát triển, khiến cho hoạt động đầu tư trở nên kém sôi động. Bên cạnh đó, đầu tư luôn ở mức thấp hơn so với tiết kiệm nên trong hai năm này có thể thấy cán cân vãng lai của ta đã thặng dư. Từ năm 2002 trở lại đây thì đầu tư lại có xu hướng cao hơn so với tiết kiệm, điều này cũng tất yếu dẫn đến cán cân vãng lai của Việt Nam liên tục thâm hụt, một số nguyên nhân chính làm cho đầu tư trong giai đoạn này tăng cao là:
Thứ nhất, do để theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này, NHNN Việt Nam đã thực hiện một chính sách tiền tệ nới lỏng (từ năm 2007 trở lại trước) kích thích đầu tư trong nước.
Trong năm 2008 tuy đã thực hiện quyết liệt một chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt song cũng do độ trễ của chính sách tiền tệ mà lạm phát lên cao, điều này tiếp tục làm cho cán cân thương mại của Việt Nam xấu đi, hơn cả năm 2007. Năm 2009 do lạm phát được đẩy lùi cùng với một chính sách tiền tệ nới lỏng để kích cầu, đầu tư trong nước để chống suy giảm kinh tế nên sức cạnh tranh thương mại của Việt Nam được cải thiện, mức thâm hụt của cán cân vãng lai giảm đi so với năm 2008, xuống chỉ còn 8 tỷ USD. Tuy nhiên, sang năm 2010, theo dự đoán thì mức thâm hụt có xu hướng tăng lên đến 10,6 tỷ USD.
Thứ hai, do sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong các năm 2006, 2007 thị trường chứng khoán Việt Nam được coi như bùng nổ, VN Index có lúc đã chạm ngưỡng 1100 điểm. Với sự sôi động của thị trường như vậy, một loạt các doanh nghiệp đã thực hiện IPO để huy động vốn cho sản xuất. Với lượng vốn đầu tư được huy động qua kênh thị trường chứng khoán, rõ ràng là mức đầu tư của Việt Nam đã tăng lên rất nhiều. Hệ quả tất yếu của việc này là sự gia tăng thâm hụt của cán cân vãng lai.
Thứ ba, cùng với việc tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây khiến cho dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam tăng mạnh, đặc biệt là trong hai năm 2008 và 2009, sự tăng trưởng của FDI cũng khiến cho tổng đầu tư của cả nước tăng lên, dẫn đến thâm hụt cán cân vãng lai, do sự tăng trưởng của FDI cũng mang lại sự tăng về nhập khẩu cho Việt Nam, trong khi các dự án của FDI ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực ít có khả năng xuất khẩu.
Mức tiết kiệm quốc gia thấp.
Nhìn chung mức tiết kiệm của Việt Nam còn khá thấp so với nhu cầu đầu tư trong nước.
Từ năm 2000-2005 mức tiết kiệm có xu hướng tăng lên, do thu nhập của người dân tăng nên mức tiết kiệm cũng tăng. Tuy nhiên trong năm 2006 thì mức tiết kiệm bắt đầu có xu hướng giảm xuống, nguyên nhân chủ yếu là do mức tiêu dung tăng cao đột biết. Trong hai năm 2006, 2007 có thể thấy có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi trong cơ cấu tiêu dùng của người dân Việt Nam. Một trong những nguyên nhân chính là hiệu ứng tài sản do sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường chứng khoán, cũng như thị trường bất động sản của Việt Nam gây ra.
Cán cân vốn (Capital Balance – K)
Bảng 2.11: Cán cân vốn của Việt Nam từ năm 2000 – 2010
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
K
-754
220
1.980
2.533
2.753
3.087
3.088
17.540
Năm
2008
2009
2010
K
13.400
12.300
9.200
Nguồn: SBV, IMF, WB (Năm 2010 là ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)-Đơn vị: triệu USD
Cán cân vốn của Việt Nam bao gồm các bộ phận cơ bản: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư gián tiếp (FII), các khoản nợ ngắn hạn, tín dụng thương mại, các khoản nợ trung – dài hạn và tài sản ngoại tệ của các Ngân hàng thương mại.
Nhìn vào cán cân vốn của Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2010 có thể thấy rõ xu hướng chuyển dịch của cán cân vốn từ thâm hụt vào năm 2000 đến bắt đầu có thặng dư vào năm 2001 và tiếp tục thặng dư mạnh trong các năm tiếp theo cho tới trước cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 nổ ra, kể từ sau cuộc khủng hoảng thì thặng dư của cán cân vốn bắt đầu có xu hướng giảm xuống.
Sau đây nhóm chúng tôi xin đi vào phân tích thực trạng của các thành phần vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, là những thành phần dễ bị ảnh hưởng nhiều nhất khi khủng hoảng kinh tế xảy ra.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Bảng 2.12: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam từ 2000 – 2009
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
FDI
1.298
1.300
1.400
1.450
1.610
1.889
2.315
6.550
10.000
7.400
Nguồn: SBV, IMF, WB Đơn vị: triệu USD
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy trong năm 2000 con số FDI được giải ngân đạt 1.298 trệu USD, thấp hơn nhiều so với năm 1999, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á vừa mới kết thúc, nên sự suy giảm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng có nguyên nhân khách quan gắn với cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực và tiếp đó là sự suy giảm kinh tế thế giới. Mặt khác, tuy là nước chịu ảnh hưởng không nhiều từ cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á song Việt Nam lại là một trong số những nước có FDI sụt giảm mạnh nhất. Tình hình giảm sút của FDI của Việt Nam trong thời gian này ngoài nguyên nhân khách quan nêu trên còn có nguyên nhân chủ quan xuất phát từ hệ thống pháp luật thiếu minh bạch, nhất quán, cho đến việc thực thi pháp luật không nghiêm minh, thủ tục hành chính phiền hà, chi phí đầu tư và kinh doanh tương đối cao, đã làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam kém hấp dẫn hơn trước.
Từ năm 2001 đến năm 2004 là thời kì phục hồi chậm của hoạt động FDI, quân số FDI giải ngân hàng năm vẫn tăng lên song tốc độ tăng trưởng rất chậm.
Từ năm 2005, hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam mới thật sự khởi sắc, khi Việt Nam thật sự trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài với sự thông thoáng hơn trong cơ chế cũng như nhiều ưu đãi hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, con số dự án đăng ký có vốn đầu tư nước ngoài năm 2005 là 970 dự án, với tổng số vốn đăng ký đạt khoảng 2 tỷ USD.
Năm 2006 đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Tới năm 2007 thì đầu tư nước ngoài đã thực sự bùng nổ ở Việt Nam với những con số hết sức ấn tượng, tổng số đã có 1.544 dự án đăng ký với tổng số vốn đăng ký đạt 20,3 tỷ USD, tổng số vốn giải ngân là 6,5 tỷ USD, nguyên nhân chính là do năm 2007 là năm đầu Việt Nam thực hiện các cam kết của mình khi gia nhập WTO, tạo điều kiện thông thoáng hơn cho các nhà đầu tư.
Dòng tiền FDI của năm 2008 là 7 tỷ USD, tăng vọt so với các năm trước giúp làm bội thu cán cân thanh toán tài khoản vốn. Tuy nhiên, so với các nước Đông Nam Á thì thu hút vốn FDI của Việt Nam chỉ đứng thức 4 sau Singapore (22,7 tỷ USD), Thái Lan (10,1 tỷ USD), Malaysia (8,1 tỷ USD); và trong các năm này, xu hướng dòng vốn FDI không tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến và nông nghiệp, mà tập trung vào các ngành bất động sản, khách sạn, nhà hàng (chiếm 63%) nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao. Sự dịch chuyển dòng vốn FDI như vậy cần được xem xét dưới góc độ hiệu quả kinh tế, trình độ công nghệ đi kèm với FDI và năng lực xuất khẩu trong tương lai.
Trong năm 2009 con số FDI được giải ngân đạt 7.400 trệu USD, thấp hơn so với năm 2008 là 2.600 triệu USD.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục là nhân tố quan trọng giúp giảm thâm hụt cán cân thanh toán, trong hoàn cảnh thâm hụt cán cân thương mại 6 tháng khoảng trên 6,5 tỷ USD.
Với mức giải ngân vốn FDI tháng 6/2010 đạt 900 triệu USD, tổng mức giải ngân 6 tháng đầu năm đã đạt 5,4 tỷ USD, tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm 2009. Tính bình quân từ đầu năm đến nay, chúng ta đã giải ngân khoảng 900 triệu USD vốn FDI mỗi tháng. Một điều đáng chú ý là, chỉ tiêu thu hút vốn đăng ký mới tiếp tục khởi sắc. Trong tháng 6, đã có 78 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 800 triệu USD. Như vậy tính chung 6 tháng, đã có 438 dự án đăng ký cấp mới với tổng vốn cam kết đầu tư đạt trên 7,9 tỷ USD, so với năm 2009 tuy chỉ bằng 80% về số dự án nhưng tăng tới 43% về vốn. Nếu tính cả các dự án tăng vốn, trong nửa đầu đầu năm 2010, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký số vốn bằng khoảng hơn 80% cùng kỳ năm trước, đạt ở mức 8,43 tỷ USD.
Không ai phủ nhận vai trò tích cực của FDI đối với sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia; tuy nhiên, cần phải hiểu biết những mặt trái của FDI nhằm có chính sách thu hút và sử dụng FDI hiệu quả hơn. Tác động tích cực của FDI trước tiên là dòng ngoại tệ vào làm tăng tài khoản vốn giúp nâng cao khả năng thanh khoản của tài khoản quốc gia; nhưng tác động tiêu cực của vốn FDI thường bị tác động bởi ba nhân tố chủ yếu: 1) Tác động thông qua cán cân thương mại; 2) tác động thông qua chuyển lợi nhuận đầu tư ra nước ngoài; 3) Tác động do tăng chi phí mua patent, know-how nhằm độc quyền kỹ thuật cao.
Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII)
Đầu tư gián tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư xuyên biên giới. Nó chỉ các hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nhằm kiếm lời. Hình thức đầu tư này không kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ vủa doanh nghiệp giống như trong hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việt Nam đã có những thành công trong thu hút FDI, song việc thu hút FII thì vẫn còn nhiều những hạn chế.
Bảng 2.13: Đầu tư gián tiếp nước ngoài của Việt Nam từ 2000 – 2009
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
FII
--
--
--
--
--
865
1.313
6.243
- 600
100
Nguồn: SBV, IMF, WB Đơn vị: triệu USD
Sau cuộc khủng hoảng năm 1997, nguồn vốn FII vào Việt Nam có xu hướng tăng, nhưng quy mô còn rất nhỏ và chiếm tỷ lệ thấp so với vốn FDI, đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2004 trong báo cáo của IMF về Việt Nam thậm chí còn không được ghi nhận.
Năm 2005, nguồn vốn FII vào Việt Nam mới thực sự khởi sắc, với vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam ước đạt 865 triệu USD, cùng với sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2006 và nửa đầu 2007, con số vốn đầu tư gián tiếp đổ vào Việt Nam cũng tăng lên rất nhanh, lên đến 1.313 triệu USD vào năm 2006 và 6.243 triệu USD vào năm 2007. Một phần nguyên nhân khiến FII tăng trưởng cao trong các năm 2006 và 2007 là có sự hoạt động mạnh mẽ của các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ dẫn tới TTCK toàn cầu suy giảm, trong đó có TTCK Việt Nam khiến cho FII có xu hướng thoái lui khỏi TTCK Việt Nam vào nửa cuối năm 2008. Tuy nhiên năm 2009, khi TTCK Việt Nam bắt đầu có những tín hiệu hồi phục với những phiên tăng điểm liên tiếp và khá bền vững thì dòng vốn này đã có xu hướng quay trở lại.
Luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) tiếp tục duy trì xu hướng thặng dư. Trong quý II/2010, các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trên thị trường chứng khoán khoảng 500 triệu USD. Tính chung 6 tháng đầu năm 2010, vốn FII ròng đạt mức thặng dư 1,8 tỷ USD . Vốn FII thặng dư lớn là do đầu năm 2010, Chính phủ Việt Nam đã phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế (theo phương pháp luận thống kê cán cân thanh toán quốc tế giao dịch này phải được thống kê vào hạng mục FII thay vì vay nợ của Chính phủ). Nếu loại trừ phát hành trái phiếu của Chính phủ thì trong 6 tháng đầu năm 2010 các nhà đầu tư nước ngoài vẫn mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam khoảng 800 triệu USD (bao gồm cả thị trường OTC), trong đó quý I/2010 là 290 triệu USD.
III. Giải pháp
Ông Peter Naray - chuyên gia của Mutrap bình luận rằng các vấn đề của VN chưa tới mức nghiêm trọng và vẫn có thể kiểm soát được. Vì nhiều lí do, cán cân thanh toán của VN vẫn chưa bị coi là tình trạng báo động. Lý do thứ nhất là do các món nợ ngắn hạn của VN có thể được trả đúng hạn. Mức độ dự trữ hiện nay là cao hơn so với các năm trước và vì có ít yêu cầu trả các khoản nợ nhỏ ngắn hạn, nên không có thúc bách lớn cần phải dự trữ quốc tế trong ngắn hạn và trung hạn. Các dự trữ đủ lớn với kim ngạch nhập khẩu và sự mất cân đối thương mại của VN đã có dấu hiệu chứng tỏ được phục hồi. Hơn nữa, các dòng vốn quốc tế được dự báo sẽ trở lại xu thế như trước đây, khi nền kinh tế thế giới khởi sắc vào năm 2010. Điều quan trọng là VN vẫn giữ được niềm tin đối với nền kinh tế, đảm bảo làm giảm thiểu sự di chuyển vốn.
Thứ nhất, VN có thể xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu cao về nhập khẩu của một số nước, việc áp các biện pháp hạn chế nhập khẩu sẽ làm mất tính cạnh tranh trong xuất khẩu của VN. Thứ hai, việc áp dụng chính sách thương mại thay đổi như vậy có thể dẫn đến tình trạng một số dự án đầu tư có vốn trực tiếp nước ngoài sẽ rút về hoặc đóng băng, vì những dự án này cần nhập khẩu cho đầu vào hoặc công nghệ của họ. Thứ ba, những biện pháp như vậy có thể gây mất lòng tin của nhà đầu tư đối với viễn cảnh kinh tế của VN. Điều này có thể sẽ dẫn đến tình trạng di chuyển vốn và tạo ra áp lực làm mất giá đồng tiền VN.
Tiến sĩ Võ Trí Thành - chuyên gia kinh tế khi nhìn nhận về viễn cảnh kinh tế và tầm nhìn chính sách VN 2010 cho rằng: Cần phải tính đến việc can thiệp của chính sách vĩ mô trong giai đoạn của khủng hoảng và rút lui ra khỏi khủng hoảng như thế nào ? Vấn đề mất cân đối có mang tính chất bền vững không ? Không có nền kinh tế nào có thể cân đối cả bên trong và bên ngoài, trong nền kinh tế có mức độ đôla hóa như của VN các chính sách tài khóa và tiền tệ rất khó thống nhất điều này tạo điều kiện cho các nhà đầu cơ tài chính. Cơ cấu xuất nhập khẩu của VN có vấn đề, nợ nước ngoài tăng nhanh... trong 2 năm qua VN đã sử dụng quá nhiều biện pháp hành chính nên đặt nền kinh tế hiện tại trong một trạng thái rất khó. Ví dụ: trần lãi suất, trần về thâm hụt ngân sách... các mất cân đối đang diễn ra nghiêm trọng và có xu hướng tăng. Các giải pháp: thắt chặt chính sách tiền tệ, đồng VN phải được bảo vệ bằng cách tăng lãi suất, nhưng vấn đề đặt ra là tiến độ chính sách là ngay lập tức hay từ từ ?
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, mặc dù có nhiều chuyển biến tích cực song vẫn còn nhiều mặt hạn chế như áp lực lạm phát tăng cao, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam về hàng hóa xuất khẩu còn kém, mức tiết kiệm trong nước còn rất thấp, thiếu vốn đầu tư, tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao, nhập siêu vẫn kéo dài… Tuy cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam đã thặng dư và sẽ tiếp tục thặng dư song cán cân thương mại ngày càng thâm hụt do nhập siêu. Sự thặng dư ở đây là do nguồn đầu tư vào trong nước ngày càng tăng và lượng kiều hối chuyển về nước cũng tăng mạnh. Mà đối với một nước luôn nhập siêu như Việt Nam hiện nay thì việc cán cân thanh toán thặng dư do thặng dư cán cân vốn bù đắp cho thiếu hụt cán cân vãng lai thì chưa chắc đã là một dấu hiệu tốt. Nếu Việt Nam sử dụng vốn đầu tư ( vốn vay) kém hiệu quả thì nợ quốc gia sẽ nhanh chóng trở thành gánh nặng, gây áp lực phải trả nợ rất lớn đối với Ngân sách Nhà nước. Như vậy, mức thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam có thể tài trợ đư,ợc nhưng chính phủ cũng nên có các biện pháp tích cực để cải thiện cán cân vãng lai nhàm đảm bảo cân đối bên ngoài một cách vững chắc. Nhiệm vụ chính của các chính sách kinh tế Việt Nam hiện nay là phải đảm bảo thiết lập được cả cân đối bên trong và cân đối bên ngoài. Định hướng điều chỉnh cán cân thanh toán của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:
- Tăng cường hơn nữa thu hút vồn đầu tư nước ngoài bằng cách nâng cao hiệu quả sư dụng vốn nhằm cải thiện cán cân thanh toán, tăng cường dự trữ ngoại tệ và phục vụ cho phát triển kinh tế.
- Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam không thể đảm bảo cân bằng cán cân vãng lai và phải chấp nhận sự thiếu hụt cán cân vãng lai nhưng vấn đề là phải duy trì được khả năng chịu đựng thâm hụt của cán cân vãng lai. Tức là phải duy trì khả năng thanh toán của quốc gia. Một yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam là phải tạo ra thặng dư cán cân vãng lai trong tương lai (không bao gồm các khoản trả lãi) đủ để hoàn trả các khoản nợ hiện tại. Nhưng sự đảo ngược trong các chính sách kinh tế (như một sự thắt chặt đột ngột) kèm theo một sự khó khăn vĩ mô như giảm mạnh các hoạt động kinh tế và tiêu dùng thì sự thiếu hụt cán cân vãng lai của Việt Nam trong hiện tại mới được coi là có khả năng chịu đựng.
Như vậy trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam cần phải hạn chế mức độ thiếu hụt cán cân vãng lai nhưng không để ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và việc làm. Đồng thời cố gắng duy trì và nâng cao khả năng chịu đặng thiếu hụt cán cân vãng lai để không xảy ra tình trạng mất khả năng thanh toán bằng cách cải thiện các chỉ số kinh tế vĩ mô trên:
1. Các biện pháp tác động trực tiếp lên cán cân vãng lai
Các biện pháp này bao gồm chính sách hạn chế nhập khẩu, chính sách khuyến khích xuất khẩu và chính sách thu hút chuyển giao vãng lai từ nước ngoài về Việt Nam. Đây là những biện pháp chuyển dịch chi tiêu có chọn lọc và nhằm mục đích kiểm soát các nhân tố cụ thể trong cán cân thanh toán.
1.1 Chính sách nhập khẩu
Chính sách hạn chế nhập khẩu nhằm mục đích cố gắng dịch chuyển chi tiêu nội địa từ nước ngoài và hàng hóa trong nước. Các biện pháp hạn chế nhập khẩu bao gồm: thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, yêu cầu bắt buộc kết hối ngoại tệ, cấm nhập khẩu, yêu cầu cấp giấy phép nhập khẩu… Tác dụng của biện pháp này là làm giảm số lượng hay giá trị nhập khẩu trong một khoảng thoài gian nhất định. Do đó, ban đầu nó có tác động trược tiếp cải thiện cán cân thương mại nói riêng và cán cân vãng lai nói chung. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ có tác dụng làm giảm thiếu hụt cán cân vãng lai lúc ban đầu. Nhưng sau đó, do giảm suất khẩu, người tiêu dùng trong nước sẽ quay sang mua hàng hóa sản xuất trong nước làm tăng tổng cầu đối với nền kinh tế dẫn đến sản lượng và thu nhập quốc dân tăng lên. Thư nhập quốc dân sẽ làm cho nhập khẩu tăng và cuối cùng làm cho sự cải thiện cán cân vãng lai ban đầu giảm đi.
Song trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, do luồng vốn đầu tư vào trong nước ngày càng tăng mạnh kèm thao nhu cầu nhập khẩu lớn để tăng trưởng kinh tế nên Chính phủ đã phải thực hiện một số nới lỏng trong chính sách hạn chế nhập khẩu. Thêm nữa, Việt Nam đang tăng cường chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nên việc sử dụng các hạn chế thương mại sẽ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và giải pháp phân tích cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay.doc