Mục lục
Mục Trang
Lời mở đầu . . .1
I - Lý luận chung về kinh tế tư nhân ở nước ta hiên nay . .2
1. Định nghĩa kinh tế tư nhân . .2
1.1 Khái niệm về kinh tế tư nhân . . 2
1.2 Các bộ phận của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam . . 2
2. Bản chất của kinh tế tư nhân . .3
3. Đặc điểm của kinh tế tư nhân . .4
3.1 Một số đặc trưng cơ bản của kinh tế tư nhân . . 4
3.2 Đặc điểm của kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay . . . 5
4. Vai trò của kinh tế tư nhân . . 6
II - Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong
thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta .7
1. Thực trạng của kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay . 7
1.1 Những văn kiện mở đường cho phát triển
kinh tế tư nhân ở nước ta . 7
1.2 Thành tựu của kinh tế tư nhân ở nước ta . .8
1.3 Những mặt hạn chế của kinh tế tư nhân ở nước ta hiên nay . 10
2. Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ hội nhập
kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay . .12
2.1 Về mặt nhà nước .12
2.2 Về phía doanh nghiệp tư nhân . 13
III - Kết luận . 14
16 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Vì vậy trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế việc nghiên cứu lý luận, thực trạng và các biện pháp giúp kinh tế tư nhân phát triển là công việc quan trọng và cần thiết đối với nền kinh tế nước ta.
I - LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở NƯỚC TA HIÊN NAY
1. Định nghĩa kinh tế tư nhân
1.1 Khái niệm về kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân là hình thức kinh tế mà sản xuất, kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất.
1.2 Các bộ phận của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam
- Kinh tế cá thể: là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình. Đây là hình thức kinh tế tư nhân tồn tại chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp ở nông thôn và chủ yếu là hình thức kinh tế hộ gia đình.
- Kinh tế tiểu chủ: là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất nhưng có thuê mướn lao động. Tuy nhiên, thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào sức lao động của bản thân và gia đình. Đây là hình thức tôn tại nhiều nhất của kinh tế tư nhân ở Việt Vam, nó tồn tai chủ yếu dưới hình thúc các cơ sở sản xuất ở cả nông thôn và thành thị, trong cả nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp và thương mại.
- Kinh tế tư bản tư nhân là: hình thức kinh tế mà sản xuất, kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất và bóc lột sức lao động làm thuê, hình thức tồn tại là các doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và các công ty liên doanh. Khu vưc này tồn tại chủ yếu ở các thành phố, các khu công nghiệp, khu chế xuất với số vốn khá lớn, công nghệ hiện đại và nhiều lao động. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, kinh tế tư bản tư nhân còn có vai trò đáng kể xét về phương diện phát triển lực lượng sản xuất, xã hội hóa sản xuất và giải quyết các vấn đề xã hội. Mặt khác, kinh tế tư bản tư nhân rất năng động, nhạy bén với kinh tế thị trường nên Đảng và Nhà nước ta đang khuyến khích phát triển hình thức kinh tế này.
2. Bản chất của kinh tế tư nhân
Để nắm rõ về khu vực kinh tế tư nhân, chúng ta cần hiểu bản chất của nó trên ba mối quan hệ:
- Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.
- Quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất.
- Quan hệ phân phối sản phẩm.
Về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất: Kinh tế tư nhân thể hiện sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất (hoặc vốn) cũng như phần của cải vật chất được tạo ra từ tư liệu sản xuất (hoặc vốn) đó. Nó bao gồm: sở hữu tư nhân nhỏ (là sở hữu của những người lao động tự do, sản xuất ra sản phẩm nhờ lao động của chính mình và các thành viên trong gia đình, ngoài ra còn có thể thuê một lượng nhỏ lao động như thợ thủ công, tiểu thương, các hộ nông dân), và sở hữu tư nhân lớn của các nhà sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước đầu tư vào Việt Nam.
Về quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất: xuất phát từ quan hệ sơ hữu của kinh tế tư nhân, quan hệ của kinh tế tư nhân gồm các quan hệ quản lý dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ và quan hệ quản lý dựa trên sở hữu tư nhân lớn. Đối với kinh tế cá thể, các cá nhân tự mình tổ chức sản xuất hoặc chịu sự phân công, quản lý của thành viên trong gia đình trong quá trình sản xuất kinh doanh, đây là quan hệ quản lý dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ. Ở quy mô lớn hơn là kinh tế tiểu chủ, tự mình trực tiếp lao động và có thuê một phần lao động. Còn với kinh tế tư bản tư nhân, tổ chức quản lý sản xuất ở quy mô lớn với mô hình là doanh nghiệp mà trong đó, chủ thể doanh nghiệp đồng thời là chủ thể tư bản, có thuê lao động và có mục tiêu tạo ra giá trị thặng dư, đây là quan hệ quản lý dựa trên sở hữu tư nhân lớn.
Về quan hệ phân phối: trong kinh tế tư nhân, quan hệ phân phối dựa trên cơ sở các loại hình sở hữu tư nhân khác nhau. Đối với kinh tế cá thể, chủ thể sở hữu tư liệu sản xuất cũng đồng thời là người trực tiếp lao động, vì thế kết quả lao động chủ yếu thuộc về gia đình hay cá nhân đó. Với kinh tế tư bản tư nhân, chủ sở hữu tư liệu sản xuất sử dụng sức lao động của người làm thuê thì phân phối căn cứ vào giá trị, tức là giá trị sức lao động và sở hữu tư bản. Chủ sở hữu tư liệu sản xuất hưởng giá trị thặng dư còn người bán sức lao động thì hưởng phần sản phẩm tất yếu. Tất nhiên với mỗi chế độ kinh tế xã hội khác nhau thi sự phân phối cũng khác nhau. Và trong nền kinh tế thị trường ngày nay, quan hệ phân phối càng có tác dụng lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, với nước ta thì sự phân phối của khu vực này có sự quản lý của nhà nước nên đảm bảo công bằng hơn cho người lao động so với các nước tư bản.
3. Đặc điểm của kinh tế tư nhân
3.1 Một số đặc trưng cơ bản của kinh tế tư nhân
Thứ nhất, kinh tế tư nhân gắn liền với lợi ích cá nhân - nguồn động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của kinh tế. Con người ai cũng mang trong mình yêu cầu được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu của bản thân, vì vậy lợi ích của mỗi cá nhân là động lực chủ yếu thúc đẩy xã hội phát triển. Thực tế đã chứng minh, đất nước ta trong thời kỳ thực hiện kế hoạch hóa tập trung, quá đề cao lợi ích của nhà nước tập thể, coi nhẹ lợi ích cá nhân nên đã làm giảm đáng kể sự phát triển của nền kinh tế và thực tế là có nhiều mặt đi xuống. Hiện nay, nước ta đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường cùng với việc tôn trọng lợi ích cá nhân đã thực sự trở thành nguồn động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kinh tế tư nhân gắn liền với lợi ích cá nhân nên có sức sống mãnh liệt. Tuy quá trình kế hoạch hóa tập trung đã bằng mọi cách xóa bỏ kinh tế tư nhân nhưng nó vẫn len lỏi tồn tại trong xã hội như một tất yếu khách quan. Ngày nay, trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế này đã có những bước phát triển rõ rệt.
Thứ hai, kinh tế tư nhân gắn liền với nền sản xuất hàng hóa. Hoạt động trao đổi hàng hóa gắn liền với sự phân công lao động xã hội. Tuy nhiên, ban đầu và một thời gian dài về sau, nó chỉ là một nền sản xuất hàng hóa giản đơn gắn với nền sản xuất nhỏ tự cung tự cấp. Từ sau chế độ cộng sản nguyên thủy, qua thời kỳ phong kiến, nền sản xuất hàng hóa đã phát triển và phát triển vượt bậc trong xã hội tư bản với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong giai đoạn này, năng suất lao động tăng lên nhiều, trình độ xã hội hóa cũng phát triển nhanh chóng. Hình thức tổ chức doanh nghiệp là sản phẩm của nền sản xuất xã hội hóa. Kinh tế thị trường là bước phát triển cao của kinh tế hàng hóa, cơ cấu của nó chủ yếu dựa trên cơ sở của mô hình tổ chức doanh nghiệp, với mục tiêu tạo ra giá trị thặng dư, nó không ngừng chuyển một phần giá trị thặng dư thành tích lũy tư bản để mở rộng sản xuất. Đây là mô hình kinh doanh có hiệu quả thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay.
Thứ ba, kinh tế tư nhân là một bộ phận quan trọng của kinh tế thị trường. Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã sụp đổ một phần là do không sử dụng cơ chế thị trường. Có thể thấy kinh tế thị trường là cách thức tốt nhất để một nền kinh tế vận hành có hiệu quả cao, là phương tiện để đạt đến một nền sản xuất hiện đại. Mặt khác, kinh tế thị trường không thể tồn tại và phát triển nếu không có sử hữu tư nhân và kinh tế tư nhân mà thể hiện rõ rệt là mô hình doanh nghiệp, mô hình này tự vận động theo cơ chế thị trường và có sức sống mãnh liệt trong môi trường kinh tế thị trường.
Tóm lại, sự tự do tham gia kinh doanh của kinh tế tư nhân, chủ yếu là các doanh nghiệp, vào bất kỳ lĩnh vực sản xuất kinh doanh dich vụ nào cũng là cơ sở của kinh tế thị trường, ở đó có sự cạnh tranh của người bán và người mua. Và đó chính là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.
3.2 Đặc điểm của kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, kinh tế tư nhân mới được phục hồi và phát triển từ công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
Thứ hai, Kinh tế tư nhân hình thành và phát triển trong điều kiện Nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản. Nhà nước có thể chi phối hoạt động, định hướng sự phát triển của các thành phần kinh tế thông qua các chính sách, các công cụ quản ký kinh tế ở tầng vĩ mô.
Thứ ba, kinh tế tư nhân ở nước ta ra đời và phát triển trong điều kiện quan hệ sản xuất thống trị không phải là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nên có nhiều hạn chế về quy mô và tốc độ phát triển. Tuy nhiên, kinh tế tư nhân ở nước ta được phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa nên bảo đảm được quyền lợi của người lao động, kinh tế tư nhân được coi là một bộ phận cấu thành của quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ tư, kinh tế tư nhân ở nước ta ra đời và phát triển trong điều kiện kinh tế đất nước còn kém, đang trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời kỳ mở cửa, hội nhập nền kinh tế quốc tế.
Qua đây, ta có thể thấy được điểm khác giữa kinh tế tư nhân ở nước ta với các nước tư bản chủ nghĩa. Trong những năm qua, đất nước ta đã có rất nhiều những đổi mới về kinh tế, về thực chất đó là sự chuyển đổi từ mô hình kế hoạch hóa tập trung sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
4. Vai trò của kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân từ khi ra đời đã cho thấy sức sống mãnh liệt của nó trong xã hội. Trong những năm gần đây, nó đã thực sự trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế, nó là một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta.
Trong điều kiện đất nước ta hiện nay, vấn đề lao động và việc làm là vấn đề cấp bách, thực tế cho thấy kinh tế tư nhân có vai trò đắc lực tạo cho mỗi cá nhân vô số cơ hội có việc làm, tạo ra sự phát triển của xã hội.
Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Nếu như những năm trước đổi mới, thành phần kinh tế tư nhân chỉ được coi là một thành phần kinh tế “tàn dư”, chỉ tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và sẽ bị thu hẹp dần trong quá trình lớn lên của các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa (toàn dân và tập thể), thì đến Đại hội VIII và Đại hội IX của Đảng thành phần kinh tế tư nhân mới được khẳng định sự tồn tại lâu dài “cả đến khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng”
Thực tiễn cho thấy, trong kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 thành phần kinh tế tư nhân phát triển với tốc độ cao, tỷ trọng đóng góp vào ngân sách Nhà nước lớn. Theo số liệu thống kê, công nghiệp ngoài quốc doanh (bao gồm cả kinh tế tư nhân) tuy vẫn là khu vực nhỏ nhất so với các khu vực khác, nhưng có nhịp độ tăng trưởng cao nhất: năm 2000 chiếm 24,6% trong giá trị sản xuất theo giá thực tế của toàn ngành công nghiệp, năm 2003 là 27,5%, năm 2004 tăng lên 28,5% và năm 2005 đạt trên 37%.
Có thể thấy ngày nay kinh tế tư nhân ngày càng có tầm quan trọng lớn trong nền kinh tế, nó đã được thừa nhận và cần đưa ra những giải pháp phát triển hơn nữa.
II - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TÊ Ở NƯỚC TA
1. Thực trạng của kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay
1.1 Những văn kiện mở đường cho phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta
Đại hội lần thứ VII của ĐẢng (6 - 1991) quy định “Kinh tế tư nhân được phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, theo sự quản lý, hướng dẫn của nhà nước, trong đó kinh tế cá thể, tiểu chủ có phạm vi hoạt động tương đối rộng ở những nơi chưa có điều kiện phát triển kinh tế tập thể, hướng kinh tế tư bản tư nhân phát triển theo con đường tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức” (Văn kiện Đại hội lần VII, NXB Sự thật 1991, tr69). Đại hội Đảng lần thứ VIII (6 - 1996) khẳng định “Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác xã dần dần trở thành nền tảng. Tạo diều kiện kinh tế và pháp lý thuận lợi để các nhà kinh doanh tư nhân yên tâm đầu tư”. Từ nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (3 - 2002) đã khẳng định dứt khoát rằng: “Kinh tế tư nhân là bộ phận quan trọng cấu thành của nền kinh tế”, “Phát triển kinh tế tư nhân là chiến lược lâu dài”. Do vậy, “phải tạo điều kiện thuận lợi về thể chế và tâm lý xã hội cho sự phát triển của kinh tế tư nhân” (Nghị quyết Trung ương 5, NXB Chính trị Quốc gia 2002, tr58)
Cho đến nay, vị thế cần phải có của nền kinh tế tư nhân đã được xác lập, từ chỗ là lực lượng phải cải tạo để rồi bị xóa bỏ đến chỗ được công nhận, được khuyến khích phát triển, coi là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân được khẳng định là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế nhiều thành phần đinh hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Có thể coi đó là bước ngoặt cơ bản trong tư duy kinh tế. Tư duy ngày một sáng tỏ về kinh tế tư nhân kể trên đã và đang phát huy tích cực trong cuộc sống. Khu vực kinh tế tư nhân đang bùng nổ mạnh mẽ và ngày càng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2 Thành tựu của kinh tế tư nhân ở nước ta
1.2.1 Khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã trải qua nhiều biến động trong suốt hai thập kỉ qua. Từ khi nhà nước ta không còn nắm vai trò độc quyền trong hoạt động kinh tế và công nhận thành phần kinh tế tư nhân, thành phần kinh tế này đã không ngừng lớn mạnh. Những chính sách mở cửa mậu dịch là nhân tố chính dẫn đến sự phát triển khá mau lẹ của nền kinh tế Việt Nam.
Trong giai đoạn 2002 - 2004, các doanh nghiệp nhà nước chỉ tiếp nhận 5% trong tổng số 4 triệu lao động gia tăng, trong khi đó 60% lao động được thu nhận bởi các doanh nghiệp tư nhân trong nước, 25% bởi các hộ kinh doanh và các doanh nghiệp không đăng ký, và 12% bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Về vốn đầu tư, năm 2005, khu vực kinh tế tư nhân trong nước chiếm 32%, vốn FDI là 17% và 49% vốn nhà nước. Tuy nhiên, trong 49% vốn nhà nước, chỉ có 20% là vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, còn lại là từ ngân sách và vốn của Chính phủ huy động.
Mức tăng trưởng của ngành công nghiệp là chỉ số kinh tế quan trọng khác, khu vực kinh tế tư nhân trong nước với mức tăng trưởng hàng năm tăng trung bình từ 18-24% so với 10% của các doanh nghiệp nhà nước và đóng góp 33% sản lượng công nghiệp, so với 30% của khu vực kinh tế nhà nước.
Về nông nghiệp, khi chính sách cải cách nông nghiệp ban hành, ruộng đất được phân bố lại cho dan, năng suất canh tác tăng rõ rệt chỉ trong vòng 8 năm sau (1987 - 1995) sản lượng lương thực tưng 65%, tăng 40% tính theo đầu người.
Trên lĩnh vực công thương nghiệp, năm 2000 có 1525 doanh nghiệp FDI, năm 2006 đã tăng lên 4220 doanh nghiệp. Vào thập niên 90, nguồn vốn FDI đạt cao điểm 6 tỷ USD năm 1996, sau đó giảm sút do sự yếu kém của các ngành công nghiệp phụ trợ, những trì trệ trong nỗ lực đẩy mạnh chính sách cải cách và cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997. Nhưng đến năm 2003, nguồn vốn FDI đã tăng trở lại, vượt nhanh trong 2 năm là 2006 với 10,2 tỷ USD và đến 10 - 2007 đạt trên 11 tỷ USD. Hiện nay, nguồn vốn FDI ngày càng tăng nhanh do điều kiện giao lưu kinh tế ngày càng mở rộng và Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Hoạt động xuất khẩu là khu vực hoạt động mạnh nhất của các doanh nghiệp FDI, đóng góp 58%, tiếp đó là khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Trên tổng lượng quốc gia (GDP), năm 2005 khu vực kinh tế tư nhân chiếm 50%, trong đó doanh nghiệp tư nhân trong nước góp 35%, các doanh nghiệp FDI chiếm 15%. Trên thực tế, GDP của khu vực kinh tế tư nhân còn cao hơn nhiều do sự tồn tại của khu vực kinh tế tư nhân không chính thức. Theo điều tra,tỷ lệ GDP của khu vực kinh tế tư nhân không chính thức tăng từ 30% năm 1997 lên 51% năm 2001. Khi bao gồm khu vực không chính thức này, tỷ lệ GDP của khu vực kinh tế tư nhân tăng lên khoảng 57 - 67%. Theo số liệu thống kê năm 2004, kinh tế tư nhân chiếm 8,39%, kinh tế cá thể chiếm 30,11%, cộng cả hai khu vực này đã chiếm tới 38,5%. Trong giá trị sản xuất công nghiệp năm 2003, kinh tế tư nhân chiếm 18,4%, kinh tế cá thể chiếm tới 27,1%.
1.2.2 Luật doanh nghiệp ra đời năm 2000 đã được cả dư luận trong nước và quốc tế đánh giá rất cao, là một bước đột phá trong thể chế kinh tế, giải phóng lực lượng sản xuất ở vùng đô thị, phát triển các loại hình doanh nghiệp. Từ năm 2000 - 2005 đã có 160.725 doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh, gấp 3,3 lần trong giai đoạn 1991 - 1999. Số lượng doanh nghiệp đăng ký trung bình hàng năm cao gấp 6 lần giai đoạn trước đó. Tổng số vốn đăng ký mới đạt 321,2 ngàn tỷ đồng, tương đương 20 tỷ USD. Số vốn đăng ký bổ sung trong quá trình hoạt động là 103,4 ngàn tỷ, khoảng 6,3 tỷ USD. Ngoài ra còn có khoảng 2 triệu hộ kinh doanh cá thể và hàng chục ngàn chi nhánh và văn phòng đại diện được thành lập.
Trong nhiều ngành kinh tế, kinh tế tư nhân đang giữ vị trí chủ yếu trong sản suất và xuất khẩu, như xuất khẩu gạo, chè, cà phê, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ với hiệu quả rõ rệt. Một tầng lớp xã hội mới, doanh nhân, đã bắt đầu hình thành, được xã hội công nhận và được tôn vinh.
Ở nước ta đã xuất hiện các tập đoàn kinh tế và mô hình "Công ty mẹ - Công ty con", với khởi đầu là sự thành lập Tập đoàn Than Việt Nam năm 2005. Hiện nay, mô hình này đang phát triển khá sôi động cùng với sự ra đời của nhiều tập đoàn lớn khác như Kinh Đô, FPT, Đồng Tâm
1.3 Những mặt hạn chế của kinh tế tư nhân ở nước ta hiên nay
1.3.1 Kinh tế tư nhân đang phát triển mất cân đối. Các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang gặp rất nhiều thách thức. TÌnh trạng tranh tối tranh sáng do pháp luật không nghiêm và nạn tham nhũng lan tràn là môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp không đăng ký, ước tính chiếm 50% GDP. Hiện trạng này được các nhà nghiên cứu của Ngân hàng phát triển Á Châu nhận định vừa là yếu tố tích cực thể hiện khả năng thích ứng của các doanh nghiệp tư nhân trong môi trường kinh doanh còn nhiều mặt hạn chế, nhưng đồng thời lại giới hạn khả năng phát triển, tiếp cận và hội nhập của các doanh nghiệp hoạt động không chính thức đối với cộng đồng doanh nghiệp chính thức và nước ngoài.
Hoạt động kinh tế không chỉ gồm các doanh nghiệp không đăng ký mà còn bao gồm cả các thương vụ không khai báo nhằm lách luật. Chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp vì thế gia tăng đáng kể vì những khoản chi không chính thức., khiến cho ngân sách nhà nước bị thất thoát. Theo số liệu của một cuộc điều tra thực hiên năm 2003, cú 20% trên giá trị thương vụ, không khai báo cho ngân hàng thì khoản tốn kém riêng cho các viên chức tăng khoảng 50%. Các doanh nghiệp không đăng ký còn phải chịu nhiều thiệt thòi khác như không tham gia các hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp FDI, các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, hoặc vay vốn ngân hàng. Tạo điều kiện cho hợp thức hóa các hoạt động kinh tế không chính thức vì thế xét về lâu dài sẽ giúp cho các doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh, ngân sách tăng thu, hoạt động kinh doanh minh bạch hơn, do đó, góp phần hạn chế nạn tham nhũng.
1.3.2 Quy mô doanh nghiệp là hạn chế chủ yếu khác của các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Theo điều tra năm 2004, các doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn trong nước chỉ chiếm 0,3% GDP trên tỷ phần 23,6% GDP của các doanh nghiệp tư nhân. Chỉ có 44 doanh nghiệp tư nhân trong nước, 17 trong số đó cổ phần với nhà nước có vốn trên 33 triệu USD. Trong số hơn 60 ngàn doanh nghiệp tham dự cuộc điều tra thì chưa đến 1/1000 số doanh nghiệp tư nhân có vốn trên 33 triệu USD và lượng lao động chỉ bằng 50-60% của các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI. Theo các cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2006, nếu lấy tiêu chí doanh nghiệp nhỏ và vừa là dưới 300 lao động và vốn dưới 625 ngàn USD thì có tới 96,81% doanh nghiệp thuộc nhóm vừa và nhỏ và tài sản cố định trên mỗi lao động bình quân là 4100 USD, với quy mô nhỏ bé và vốn đầu tư rất thấp, các doanh nghiệp tư nhân khó có thể hội tự đủ tiềm lực để tiếp cận với tri thức, nghiên cứu và phát triển cũng như xây dựng các quy trình sản suất, các trang thiết bị công nghệ hiên đại, đào tạo và nâng cao khả năng quản lý.
1.3.3 Các doanh nghiệp tư nhân có khuynh hướng hướng nội. Theo điều tra hiện nay chỉ có 9% doanh thu của các doanh nhân cừa và nhỏ xuất khẩu trực tiếp. Ngành công nghiệp phụ trợ vẫn đang ở trong giai đoạn sơ khai, yếu kém, manh mún. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện chỉ có thể tập trung đầu tư và phát triển sản xuất các loại phụ tùng linh kiện có kích cỡ cồng kềnh với công nghệ sản xuất không phức tạp và chỉ với mục tiêu đáp ứng nhu cầu, yêu cầu của các doanh nghiệp FDI. Năng lực của các nhà cung ứng chưa mạnh. Các doanh nghiệp nội địa có trình độ công nghệ lạc hậu, trung bình, năng lực tổ chức sản xuất và quản lý chưa đáp ứng được đòi hỏi của các nhà đầu tư FDI. Một trong những điểm yếu nhất là khả năng nghiên cứu, phát triển.
1.3.4 Cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực là hai mắt xích yếu nhất của nền kinh tế nước ta hiện nay, đây cũng là lĩnh vực mà doanh nghiệp tư nhân tham gia ít nhất. Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng của khu vực kinh tế tư nhân chỉ đạt 15%. Điều này dẫn đến năng suất lao động thấp, sản phẩm đầu ra không đảm bảo chất lượng, không đủ sức cạnh tranh với các mặt hàng cùng loại.
Kinh tế tư nhân ở nước ta mối được hình thành và phát triển trong một thời gian ngắn và đang gặp nhiều thách thức. Những mặt hạn chế của kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay là không thể tránh khỏi. Sau đây là một số nguyên nhân:
Thứ nhất, do tư duy của một bộ phận cán bộ, công chức và dư luận xã hội chưa thục sự sáng tỏ, chưa hiểu rõ vai trò không thể thiếu của kinh tế tư nhân trong giai đoạn hiện nay.
Thứ hai, nhiều chính sách của nhà nước ta còn chưa phù hợp ở một số khâu ban đầu như vấn đề giải phóng mặt bằng sản suất, quy hoạch các dự án còn yếu kém, thủ tục ruờm rà
Thứ ba, cuộc cải cách hành chính còn nhiều mặt chưa theo kịp với yêu cầu của đổi mới kinh tế, tổ chức bộ mày nhà nước còn công kềnh. Khi gia nhập thị trường doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân phải mất nhiều thời gian và chi phí cao.
Thứ tư, hệ thống luật còn chồng chéo, đang là rào cản đối với kinh tế tư nhân. Các văn bản pháp luật được ban hành một số chưa theo kịp với các chế tài quy định trong luật doanh nghiệp.
Thứ năm, môi trường kinh doanh ở nước ta chưa thật sự công bằng đối với kinh tế tư nhân trong quá trình cạnh tranh với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ sáu, tiềm lực về vốn và năng lực quản lý của khu vực dân doanh là có hạn.
2. Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay
2.1 Về mặt nhà nước: trước hết phải xóa bỏ những thể chế, chính sách còn thể hiện sự phân biệt đối xử giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân. Trên thực tế, một môi trường kinh doanh thuận lợi, các doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật là yêu cầu hàng đầu để phát triển đất nước trong tình hình mới. Hơn nữa, khi hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu, việc phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân à doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thu hẹp lại. Luật doanh nghiệp 2005 và luật đầu tư 2005 đã có hiệu lực từ 01/07/2006 tạo môi trường bình đẳng hơn. Tuy nhiên trong nhiều thể chế, chính sách thuộc nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp tư nhân vẫn bị đối xử không bình đẳng từ sản suất đến lưu thông, từ đào tạo đến ứng dụng công nghệ Đặc biệt là lĩnh vực vốn tín dụng và việc tìm kiếm mặt bằng sản xuất, kinh doanh doanh nghiệp tư nhân rất khó tiếp cận.
2.1.1 Về vốn: có đến 70 - 80% vốn tín dụng của ngân hàng ngoài quốc doanh được dành cho doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân rất khó vay vốn là vì nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng là ngân hàng cho doanh nghiệp nhà nước vay vốn, nếu không thu hồi được, nhà nước sẽ thực hiện nhiều biện pháp để khắc phục, vì vậy ngân hàng sẽ không lo, còn nếu cho doanh nghiệp tư nhân vay mà không thu hồi được thì ngân hàng sẽ bị xét hỏi về lập trường quan điểm. Nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp tư nhân không vay được vốn là do tài sản thế chấp nhỏ, quy mô doanh nghiệp không cho phép vay cùng với giấy tờ thủ tục phức tạp. Sự thiếu giấy tờ làm giảm đáng kể giá trị thế chấp để vay vốn. Do vậy các ngân hàng quốc doanh nên mở cửa và có những đánh giá đúng đắn về quyết định đầu tư cho vay vốn ở các doanh nghiệp tư nhân có tiềm năng mà giảm bớt các thủ tục cũng như nâng vốn cho vay lên một cách thích hợp nhất.
2.1.2 Về mặt bằng: tình trạng lấn đất của các doanh nghiệp nhà nước rất cao, còn doanh nghiệp tư nhân tìm đất rất khó khăn. Đây là trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp tư nhân. Trong khi các doanh nghiệp tư nhân gặp rất nhiều khó khăn về mặt bằng sản suất thì các doanh nghiệp nhà nước lại có rất nhiều ưu đãi về đất đai sản suất, có cả đát ngoài sản suất (đất nhàn rỗi). Ngoài ra, các doanh nghiệp tư nhân tìm đát ngoài khu công nghiệp thì các quy trình rất phức tạp, nhanh nhất cũng mất 1 năm. Chính vì vậy, việc rà soát và sửa đổi, bổ sung toàn bộ hệ thống, thể chế chính sách cho phù hợp với tư duy mới, loại bỏ các thể chế, chính sách tạo môi trường bất bình dẳng cho doanh nghiệp tư nhân.
2.2 Về phía doanh nghiệp tư nhân: bản thân doanh nghiệp tư nhân chủ yếu vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, bị hạn chế về nhiều mặt, nhất là khả năng tịm hiểu thị trường, trình độ lập dự án, xây dựng chiến lược kinh doanh, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ mớ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7380.doc