MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 5
1. Tính cấp thiết của đề tài 5
2. Mục đích nghiên cứu 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4. Phương pháp nghiên cứu 6
5. Nội dung kết cấu của bài nghiên cứu: 6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BAO THANH TOÁN 7
1.1. Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ bao thanh toán 7
1.1.1. Cơ sở ra đời của bao thanh toán 7
1.1.2. Khái niệm, bản chất của bao thanh toán 7
1.1.2.1 Quan điểm của FCI 7
1.1.2.2. Theo công ước UNIDROIT 8
1.1.2.3. Theo quyết định số 1096/2004/QĐ – NHNN 8
1.1.2.4. Theo quan điểm nhà nghiên cứu 8
1.1.3. Phân loại bao thanh toán 9
1.1.3.1. Phân loại theo ý nghĩa bảo hiểm rủi ro thanh toán 9
1.1.3.2. Phân loại theo phạm vi thực hiện 9
1.1.3.3. Phân loại theo phương thức bao thanh toán 10
1.1.3.4. Căn cứ vào cách thức thực hiện 11
1.1.4. Quy trình thực hiện bao thanh toán phổ biến trong thực tế 11
1.1.4.1. Hệ thống một đơn vị bao thanh toán 11
1.1.4.2. Hệ thống hai đơn vị bao thanh toán 13
1.1.5. Tiện ích và rủi ro khi sử dụng công cụ bao thanh toán 15
1.1.5.1. Tiện ích của bao thanh toán 15
1.1.5.2. Rủi ro khi thực hiện bao thanh toán 20
1.2. So sánh bao thanh toán và các hình thức tín dụng khác 21
1.2.1. So sánh bao thanh toán với cho vay thông thường 21
1.2.2. So sánh bao thanh toán và chiết khấu giấy tờ có giá 22
1.2.3. So sánh bao thanh toán với nghiệp vụ bảo lãnh 23
1.2.4. So sánh bao thanh toán và cho thuê tài chính 24
1.3. Kinh nghiệm về hoạt động bao thanh toán trên thế giới 25
1.3.1. Kinh nghiệm thành công của Pháp 25
1.3.2. Kinh nghiệm thành công của Đức 25
1.3.3. Kinh nghiệm thành công của Mỹ 26
1.3.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc 26
1.3.5. Kinh nghiệm của Nga 27
1.3.6. Kinh nghiệm Ấn độ 27
1.3.7. Kinh Nghiệm của Nhật Bản 28
1.3.8. Kinh nghiệm của Đài Loan 28
1.3.9. Kinh nghiệm Thái Lan 28
Tổng kết chương I 29
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM CỦA VIỆT NAM 30
2.1. Quy định về bao thanh toán tại Việt Nam .30
2.1.1. Các văn bản pháp luật hiện hành 30
2.1.2. Đối tượng thực hiện và sử dụng bao thanh toán 30
2.1.3. Lãi và phí trong hoạt động bao thanh toán 32
2.1.4. Các khoản phải thu không được bao thanh toán 32
2.2. Tình hoạt động của các NHTM tại Việt Nam 33
2.2.1. Năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại 33
2.2.1.1. Vốn điều lệ 33
2.2.1.2. Mức độ an toàn vốn 36
2.2.1.3. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ 37
2.2.1.4. Hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời 38
2.2.1.5. Tổng mức huy động vốn của hệ thống ngân hàng 39
2.2.1.6. Tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng 40
2.2.2. Tình hình chung thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt Nam 43
2.3. Tình hình bao thanh toán cụ thể tại các NHTM 48
2.3.1. Thực trạng bao thanh toán tại VCB 48
2.3.1.1. Nhu cầu phát triển hoạt động bao thanh toán tại VCB 48
2.3.1.2. Nguyên tắc bao thực hiện bao thanh toán 50
2.3.1.3. Thực trạng hoạt động bao thanh toán tại VCB 57
2.3.2. Thực trạng bao thanh toán tại VIB 60
2.3.2.1. Nguyên tắc thực hiện bao thanh toán tại VIB 60
2.3.2.3. Thực trạng hoạt động bao thanh toán tại VIB 66
2.4. Đánh giá việc thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt Nam 67
2.4.1. Kết quả đạt được 67
2.4.1.1. Nghiệp vụ bao thanh toán cơ bản đã hình thành và đang dần phát triển theo hướng đa dạng và chuyên nghiệp hơn 67
2.4.1.2. Nghiệp vụ bao thanh toán góp phần thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ khác của ngân hàng 68
2.4.1.3. Nghiệp vụ Bao thanh toán góp phần thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam 69
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 69
2.5.2.1. Hạn chế còn tồn tại 69
2.4.2.2. Nguyên nhân xuất phát hạn chế 70
Tổng kết chương II: 74
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM CỦA VIỆT NAM 75
3.1. Giải pháp về mặt vĩ mô 75
3.1.1. Nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động bao thanh toán. 75
3.1.2. Xây dựng trung tâm điều tiết quản lý thông tin tín dụng, đánh giá chất lượng các bên nhằm cung cấp những thông tin xác thực cho các đơn vị BTT. 78
3.2. Giải pháp vi mô 79
3.2.1. Xây dựng sản phẩm phù hợp và chiến lược marketing 79
3.2.2. Chính sách hỗ trợ về giá và phí khi tham gia hình thức BTT 81
3.2.3. Xây dựng quy trình lựa chọn và kiểm soát bên bán 82
3.2.4. Xây dựng quy trình lựa chọn và kiểm soát bên mua 85
3.2.5. Quá trình quản lý khách hàng 87
3.2.6. Quản lý các khoản phải thu 88
3.2.7. Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng 88
3.2.8. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kinh doanh về dịch vụ BTT 89
3.2.9. Cải thiện và nâng cao mức độ hiện đại hóa công nghệ trong đơn vị BTT 90
3.2.10. Mở rộng các mối quan hệ và xây dựng hệ thống đại lý 91
3.3. Các kiến nghị 92
Tổng kết chương III: 92
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6270 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng
Bảng 6: Tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN)
Cũng tương tự như tổng mức huy động vốn từ nền kinh tế, tồng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế cũng ngày càng tăng
Năm 2009: Tổng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế của hệ thống ngân hàng tăng 37,53% cao hơn nhiều so với mức tăng 23,38% của năm 2008 chủ yếu là do chính sách kích thích nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế của đất nước. Trong đó tín dụng bằng VND tăng 43,51%, cao hơn nhiều so với năm 2008( tăng 25,02%), tín dụng bằng ngoại tệ tăng 15,12% thấp hơn so với năm 2008 (tăng 17,62%).
Trong 2 tháng đầu năm 2009, tăng thấp theo xu hướng từ nửa cuối năm 2008. Từ tháng 3 đến tháng 9/2009, tín dụng đã tăng mạnh trở lại để hưởng ứng và tranh thủ chính sách kích cầu, hỗ trợ lãi suất của chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, mức tăng đã chậm lại trong 3 tháng cuối năm 2009 do mức độ hỗ trợ lãi suất đã giảm dần.
Cơ cấu tín dụng phân theo ngành kinh tế thay đổi không nhiều so với tỷ trọng của năm 2008. Tỷ trọng tín dụng phục vụ phát triển nông thôn chiếm 22.8% (năm 2008: 28,84%), ngành thương nghiệp chiếm 19,2% (năm 2008: 18,67%). Tỷ trọng tín dụng đối với ngành khác như công nghiệp chiếm 26,5%, xây dựng chiếm 12,9%, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc chiếm 5,4%, ít biến động so với năm 2008.
Năm 2010: Đến tháng 6/2010 tín dụng tăng khoảng 10,52%, nhưng tín dụng bằng VNĐ chỉ tăng 4,6%, tín dụng ngoại tệ tăng 27%. Tuy nhiên, đến hết năm 2010, tín dụng tăng 27,65% (đã loại trừ hư số tăng của tỷ giá vàng), tín dụng bằng VND tăng 25,34%, bằng ngoại tệ tăng 37,76%. Tốc độ tăng trưởng tín dụng theo các phân vùng đã có những chuyển động hợp lý: khuyến khích tín dụng cho sản xuất kinh doanh, hạn chế tín dụng trong lĩnh vực phi sản xuất: hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán, bất động sản và tín dụng tiêu dùng. Và điểm nổi bật trong năm 2010 là sự lên ngôi của tín dụng phục vụ khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs)
Năm 2010 đã có sự tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ rất lớn so với các năm trước đó. Năm 2010, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ lên tới 37,76%, so với năm 2009 là 15,12%.
Năm 2011: nhằm thực hiện mục tiêu phát triên nền kinh tế ổn định và kiềm chế lạm phát, HNN đã định hướng nhiệm vụ cho ngành ngân hàng năm 2011 là tín dụng đối với nền kinh tế tăng khoảng 23%.
Bảng 7: Tín dụng ngân hàng trên GDP
Đơn vị: %
(Nguồn: chỉ số phát triển thế giới)
Tỷ lệ tín dụng ngân hàng trên GDP có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng, thể hiện quy mô tương đối của hệ thống tài chính so với GDP, được xem như là một trong những bằng chứng của sự phát triển của khu vực tài chính trong một quốc gia. Từ 35% năm 2000 lên đến 94,99% năm 2008 và 107% năm 2009. Năm 2010, dự kiến đạt 115%, ngang mức bình quân của khu vực Đông Nam Á như Thái Lan và Malaysia.
Điều đó chứng tỏ thị trưởng tài chính của Việt Nam đã phát triển rất nhanh và ngày càng thu hẹp khoảng cách so với các nước trong khu vực.
Như vậy, qua những chỉ tiêu trên, chúng ta có thể kết luận được rằng hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian qua đã có sự phát triển hết sức nhanh chóng cả về mặt quy mô vốn, tốc độ… Các chỉ số như: tỷ lệ an toàn về vốn tối thiểu (CAR), hiệu quả kinh doanh, ROA, ROE dần dần được cải thiện. Tuy nhiên, nếu so sánh với các ngân hàng khác thuộc các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Mailaisia… thì hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn một khoảng cách với các nước trong khu vực cả về quy mô vốn, tốc độ tăng trưởng cũng như về chất lượng hoạt động của ngân hàng (CAR, tỷ lệ nợ xấu).
Và khi thị trường tài chính tại Việt Nam ngày càng phát triển nhanh như vậy, thì các hoạt động tín dụng ngày càng được mở rộng. Theo Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam ban hành năm 2010 thì hoạt động tín dụng có 5 hình thức: cho vay, bảo lãnh, cho thuê, chiết khấu và bao thanh toán.
2.2.2. Tình hình chung thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt Nam
Nghiệp vụ bao thanh toán ở Việt Nam bắt đầu manh nha từ những năm 1990, nhưng chưa có điều kiện để phát triển. Ngày 06/09/2004, Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ký quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ban hành quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng. Sự ra đời của văn bản pháp lý này bước đầu đã tạo động lực thúc đẩy các tổ chức tín dụng triển khai và phát triển dịch vụ bao thanh toán. Đến đầu năm 2005, bao thanh toán mới chính thức được triển khai tại Việt Nam. Và đi tiên phong trong việc thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán là Deutsche Bank tháng 1 năm 2005, Far East National Bank (FENB) tháng 03/2005, UFJ Bank, Citi Bank NA, HSBC, ngân hàng Mizuho, NHTM cổ phần Á Châu (ACB), NHTM Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng Quốc Tế (VIB Bank)…
Hiện nay, số lượng ngân hàng thương mại Việt Nam triển khai thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán đã tăng lên: Ngân hàng Kỹ Thương (Techcombank), Á Châu (ACB), Ngoại Thương (VCB), Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Phương Đông (OCB), Xuất nhập khẩu (Eximbank), Quốc Tế (VIB), Đông Nam Á (Seabank), Việt Á, Nam Á, NH phát triển nhà thành phố Hồ Chí Minh (HDB), NH phát triển nhà Hà Nội (Habubank), NH Hàng Hải (Maritime bank),… Trong số này, có 4 ngân hàng đã tham gia vào FCI: Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín.
Bảng 8: Doanh số BTT tại VIệt Nam
Đơn vị: triệu Euro
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Nội Địa
0
2
15
41
81
90
Quốc Tế
0
0
1
2
5
5
Tổng doanh thu
0
2
16
43
85
95
(Nguồn: Báo cáo thường niên của FCI)
Theo số liệu thống kê của FCI, doanh số bao thanh toán của Việt Nam năm 2009 là 95 triệu euro. Từ năm 2004 trở về trước, doanh số bao thanh toán của Việt Nam chỉ là con số 0, nhưng đến năm 2005, con số này đã tăng lên đạt 2 triệu Euro, năm 2006 đạt 16 triệu Euro, đến năm 2007 được 43 triệu Euro, đến năm 2008 con số này tăng đến 85 triệu Euro và năm 2009 thì doanh số bao thanh toán của Việt Nam đạt 95 triệu Euro. Ta thấy doanh số bao thanh toán của năm 2009 tăng gấp 1,11 lần so với năm 2008, và tăng gấp 47,5 lần so với năm 2005. Như vậy ta có thấy tốc độ tăng doanh số bao thanh toán của Việt Nam là hết sức ấn tượng.
Tuy nhiên tỷ trọng bao thanh toán quốc tế vẫn còn khá khiêm tốn so với bao thanh toán nội địa. Năm 2006, doanh thu bao thanh toán nội địa (15 triệu Euro) gấp 15 lần doanh thu bao thanh toán quốc tế (1 triệu Euro). Đến năm 2009, mặc dù tổng doanh số bao thanh toán tại Việt Nam tăng gấp 47,5 lần, nhưng doanh thu bao thanh toán quốc tế vẫn tăng không đáng kể. Năm 2009 bao thanh toán quốc tế chỉ tăng thêm có 4 triệu Euro, trong khi đó bao thanh toán nội địa tăng thêm 75 triệu Euro.
Nếu so sánh với một số nước Châu Á, thì doanh số bao thanh toán của Việt Nam vẫn còn rất thấp
Bảng 9: Doanh số bao thanh toán của một số quốc gia châu Á
Đơn vị: triệu euro
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Trung Quốc
2640
4315
5830
14300
32976
55000
67300
Singapore
2435
2600
2880
2955
3270
4000
4700
Thái Lan
1425
1500
1640
1925
2240
2367
2107
Malaysia
718
730
532
480
468
550
700
Việt Nam
0
0
2
16
43
85
95
(Nguồn: Báo cáo thường niên của FCI)
Năm 2004, khi nghiệp vụ bao thanh toán còn chưa xuất hiện ở nước ta, thì tại một số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan đã khá phát triển rồi. Tuy rằng tốc độ tăng doanh số bao thanh toán của Việt Nam là khá ấn tượng, nhưng quy mô của nghiệp vụ bao thanh toán Việt Nam so với các nước châu Á khác là rất nhỏ bé.
Từ khi hoạt động bao thanh toán mới được đưa vào hoạt động tại Việt Nam thì VCB một trong những ngân hàng tham gia vào hoạt động bao thanh toán rất sớm.VCB luôn chứng minh mình là một ông lớn trong lĩnh vực bao thanh toán.VCB chủ yếu là thực hiện hoạt động bao thanh toán với những doanh nghiệp lớn và những doanh nghiệp có mối quan hệ hợp tác lâu dài với VCB. VCB là ngân hàng hàng đầu của Việt Nam về lĩnh vực xuất nhập khẩu, nên trong lĩnh vực bao thanh toán không lạ gì khi bao thanh toán của VCB chủ yếu là bao thanh toán xuất nhập khẩu, và VCB cũng chính là ngân hàng thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán xuất nhập khẩu tốt nhất Việt Nam hiện nay. Ngày 7/4/2011, tại Hồng Kông, The Asian Banker – tạp chí hàng đầu thế giới về cung cấp thông tin chiến lược đã trao tặng cho VCB giải “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại” năm 2010. The Asian Banker đồng thời cũng đã trao cho Vietcombank giải thưởng “Phát triển tài năng và lãnh đạo” (The Asian Banker Talent and Leadership Development Award); Ông Phạm Quang Dũng - Phó Tổng giám đốc Vietcombank cũng đã vinh dự nhận giải thưởng “Nhà Lãnh đạo Ngân hàng trẻ và triển vọng năm 2011” (The Asian Banker Promising Young Banker Award, 2011) - Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức HSC bằng việc hình thành khối bán lẻ, khối tài chính, thành lập phòng vốn tín dụng quốc tế,… Về phương diện quản trị, Vietcombank đã bắt đầu triển khai xây dựng hệ thống đánh giá lợi nhuận theo đơn vị nhằm đánh giá sát hơn hiệu quả kinh doanh của từng đơn vị trong hệ thống; bước đầu triển khai thuê tư vấn về core banking; tiếp tục hoàn thiện hệ thống Quy chế nội bộ, ban hành nhiều quy chế mới như: chính sách phân loại nợ theo định tính, chính sách đảm bảo tín dụng, Quy chế người đại diện vốn, quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động… Phát triển nguồn nhân lực được xem là thế mạnh vốn có và là yếu tố quyết định để đổi mới, tạo sự đột phát, làm nên sức mạnh cạnh tranh của Vietcombank. Vì vậy, Ban lãnh đạo Vietcombank xem việc phát triển nhân lực là khâu then chốt; đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng, đổi mới công tác tuyển dụng quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, luân chuyển công việc, tạo môi trường làm việc bình đẳng, kỷ cương, kỷ luật cao. Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân, tư duy đổi mới, dám nghĩ dám làm, tinh thần hợp tác, sẵn sàng hỗ trợ. Mọi đơn vị cá nhân trong hành xử công việc phải xác định đứng trên quan điểm kinh doanh, theo tư duy thị trường, vì lợi ích chung của VCB; bản sắc và các quy chuẩn văn hóa Vietcombank cần được ý thức và tự giác thực hiện trong toàn hệ thống, tạo động lực tích cực thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Các ngân hàng Việt Nam đang được các ngân hàng Nhật Bản mở rộng liên kết. Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui (SMFG) của Nhật Bản đang xem xét khả năng đầu tư 15% vào Ngân hàng xuất nhập khẩu nhà nước Eximbank của Việt Nam. Bên cạnh đó, Ngân hàng Mitsubishi UFJ ã tạo dựng mối quan hệ kinh doanh với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
Nhắc đến VCB, chúng ta không thể không nhắc đến ACB, ACB chính là ngân hàng Việt Nam đầu tiên công bố sản phẩm bao thanh toán của mình. ACB là ngân hàng đã được biết đến là ngân hàng hiện đại của Việt Nam, áp dụng công nghệ hiện đại và luôn có những sản phẩm hết sức đa dạng. Và trong lĩnh vực tín dụng nói chung và nghiệp vụ bao thanh toán nói riêng cũng vậy. Tháng 1 năm 2002, ngân hàng ACB thực hiện công cuộc hiện đại hóa ngân hàng bằng việc chính thức vận hành TCBS – The Complete Banking Solution (Giải pháp ngân hàng tổng thể). Và đến năm 2007 Ngân hàng Á Châu ACB ký kết hợp tác và công bố việc nâng cấp lên phiên bản 2007 hệ thống TCBS.Giải pháp này được cung cấp bởi OSI (Open Solutions Incorporation) có trụ sở chính tại Hoa Kỳ. Với việc ứng dụng toàn diện giải pháp TCBS từ năm 2001 đến nay, ngân hàng Á Châu ACB đã trở thành ngân hàng hàng đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam. Giải pháp TCBS có thiết kế mềm dẻo, độ số hóa cao cho phép ACB cung cấp cho khách hàng nhiều sản phẩm đặc thù, có hàm lượng công nghệ cao như: quản lý tiền mặt, sản phẩm bao thanh toán, quản lý số liệu gửi vàng và ngoại tệ, dự thưởng – xổ số, và gần đây nhất là sàn giao dịch vàng…, góp phần giữ vững vị trí hàng đầu của ACB trong khối các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Nói riêng trong lĩnh vực bao thanh toán thì sản phẩm của ACB cũng hết sức đa dạng, từ bao thanh toán xuất nhập khẩu đến bao thanh toán nội địa, từ bao thanh toán đối với doanh nghiệp lớn đến bao thanh toán đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong lĩnh vực bao thanh toán, có thể nói ACB và VCB là 2 ông lớn của ngành ngân hàng Việt Nam. Nhưng điều đó không có nghĩa là các ngân hàng không thể cạnh tranh được với 2 ông lớn này. Và điển hình nhất đó là VIB, chính sách của VIB là bao thanh toán nội địa, hướng đến đối tượng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính nhờ chính sách hết sức hợp lý đấy mà bao thanh toán tại VIB đã thu được những thành tựu hết sức to lớn. VIB đã thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi lớn như: “Bao thanh toán, mùa vàng bội thu 2010”. Đại diện ngân hàng này khẳng định: “Chương trình này nhằm mục đích hỗ trợ DN nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua việc bán hàng trả chậm và tăng cường sức mạnh tài chính do được ứng tiền ngay cho các khoản phải thu”. Đặc điểm nổi bật của dịch vụ bao thanh toán nội địa của VIB cung ứng là không cần có tài sản bảo đảm khi bên mua hàng thỏa mãn các điều kiện theo quy định của VIB. Tiện ích này giải quyết vấn đề khó khăn cơ bản của DN về tài sản bảo đảm, đặc biệt là các DNVVN. Ngoài ra, với thủ tục thực hiện đơn giản cùng đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, tận tâm sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và sử dụng đồng vốn hiệu quả. Hiện nay, VIB được đánh giá là một trong những ngân hàng tiên phong trong cung ứng dịch vụ Bao thanh toán nội địa tại thị trường VN. Sau hơn 5 năm triển khai và cung ứng dịch vụ bao thanh toán nội địa cho các doanh nghiệp, VIB đã đáp ứng nhu cầu về vốn với giá trị hơn 2.000 tỷ đồng mà không yêu cầu tài sản bảo đảm.
Ngoài ra, một vài ngân hàng khác triển khai hoạt động hoạt động bao thanh toán muộn hơn như: Agribank, Vietinbank, NHTMCP Hàng Hải, Sea bank… Cũng có một số NHTM thực hiện hình thức liên kết với ngân hàng nước ngoài hoặc các tổ chức tài chính nước ngoài để thực hiện nghiệp vụ này trên cơ sở học tập kinh nghiệm quản lý, công nghệ cũng như chia sẻ rủi ro có thể gặp phải.
2.3. Tình hình bao thanh toán cụ thể tại các NHTM
2.3.1. Thực trạng bao thanh toán tại VCB
2.3.1.1. Nhu cầu phát triển hoạt động bao thanh toán tại VCB
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của quá trình hội nhập và phát triển kinh tế chung của đất nước và cũng như ngành ngân hàng và Vietcombank nói riêng, việc phát triển thêm loại hình dịch vụ mới là một tất yếu. Như đã phân tích ở trên, việc phát triển thêm dịch vụ bao thanh toán ở Việt Nam cũng là một tất yếu do đó về khách quan thì Vietcombank cũng nên phát triển loại hình dịch vụ này. Còn về mặt chủ quan, Vietcombank phát triển bao thanh toán là hoàn toàn phù hợp, đặc biệt nên chú trọng vào sự phát triển dịch vụ bao thanh toán quốc tế nói chung và bao thanh toán xuất khẩu nói riêng.
Thông qua các số liệu về hoạt động thanh toán quốc tế (Bảng 10) trong những năm qua có thể thấy rằng Vietcombank luôn chiếm một thị phần lớn trong hoạt động bao thanh toán xuất nhập khẩu, và doanh số thanh toán xuất nhập khẩu cũng không ngừng tăng qua các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước. Do đó có thể thấy rằng nhu cầu và lòng tin của doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu đối với Vietcombank là rất lớn, và còn tiếp tục tăng. Trong khi đó hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng ngày càng phát triển. Do vậy Vietcombank cần phải cung cấp thêm các dịch vụ mang lại tiện ích cho khách hàng để giúp khách hàng của mình thuận tiện hơn trong hoạt động kinh doanh về một mặt để duy trì lòng tin của khách hàng và thu hút được thêm nhiều khách hàng mới.
Bảng 10: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của VCB
Năm
Thanh toán xuất khẩu
Thanh toán nhập khẩu
Doanh số
(tỷ USD)
Thị phần trong nước (%)
Doanh số
(tỷ USD)
Thị phần trong nước (%)
2002
5,571
22,8
6,620
25,9
2003
5,692
28,6
6,756
27,0
2004
6,937
26,7
9,409
39,9
2005
9,375
28,9
11,583
31,3
( Nguồn: Báo cáo của Vietcombank)
Như vậy, việc phát triển dịch vụ bao thanh toán ở Vietcombank là nhu cầu cả chủ quan lẫn khách quan. Vấn đề đặt ra đối với Vietcombank là làm thế nào để triển khai một cách có hiệu quả dịch vụ bao thanh toán.
2.3.1.2. Nguyên tắc bao thực hiện bao thanh toán
a) Nguyên tắc chung
Thứ nhất, Bao thanh toán là việc bên bán/xuất khẩu (sau đây gọi tắt là bên bán) hoặc Đại lý bao thanh toán của bên bán chuyển nhượng cho Vietcombank tất cả các quyền và lợi ích liên quan tới những khoản phải thu có thời hạn thanh toán dưới 180 ngày của bên bán để được Vietcombank và đại lý bao thanh toán của Vietcombank cung cấp tối thiểu 2 trong số các dịch vụ chủ yếu của bao thanh toán:
Theo dõi sổ sách bán hàng của người bán
Ứng trước tới 80 ~ 90% giá trị khoản phải thu
Thu nợ hộ
Bảo đảm rủi ro tín dụng của bên mua/ bên nhập khẩu
Vietcombank có thể cung cấp dịch vụ bao thanh toán cho người bán, người mua hoặc cả người bán và người mua.Việc thực hiện giao dịch bao thanh toán trên cở sở:
Hợp đồng bao thanh toán được ký kết giữa Vietcombank với người bán và thời hạn hợp đồng là 1 năm.
Giấy chuyển nhượng các khoản phải thu – do người bán hoặc đại lý bao thanh toán của người bán ký và có xác nhận của Vietcombank.
Yêu cầu rút vốn tạm ứng kiêm giấy nợ do người bán ký và có xác nhận của Vietcombank.
Cam kết thanh toán do người mua ký và có xác nhận của Vietcombank.
Thỏa thuận đại lý – ký kết giữa Vietcombank và đại lý bao thanh toán nước ngoài.
Các thỏa thuận trên được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam và các quy tắc điều chỉnh dịch vụ bao thanh toán quốc tế (GRIF) của hiệp hội bao thanh toán quốc tế FCI.
Thứ hai, phí cung ứng dịch vụ bao thanh toán được xác định theo biểu phí và lãi suất tạm ứng bao thanh toán của Vietcombank vào ngày ký xác nhận giấy chuyển nhượng khoản phải thu.
Lãi suất tạm ứng bao thanh toán được xác định theo biểu phí và lãi suất tạm ứng bao thanh toán của Vietcombank vào ngày Vietcombank thông báo chấp nhận tạm ứng cho người bán đối với một khoản phải thu bất kỳ. Lãi suất này sẻ được áp dụng cho tất cả các lần rút vốn tạm ứng của cùng một khoản phải thu.
Tỷ giá hối đoái được xác định theo thông báo tỷ giá hối đoái của Vietcombank theo từng thời kỳ.
b) Nguyên tắc cụ thể
Lãi suất
a) Lãi suất bao thanh toán là: lãi suất căn cứ theo lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường của Vietcombank tại thời điểm bao thanh toán, lãi được tính trên mức ứng trước cho bên bán và số ngày thực tế kể từ ngày ứng tiền trước đến ngày thanh toán các khoản phải thu
b) Tiền lãi được thanh toán tự động sau khi bên C (người mua- nhà nhập khẩu) thanh toán khoản phải thu và được tính theo công thức:
(số tiền ứng trước * số ngày sử dụng vốn thực tế* lãi suất) / 30 ngày.
c) Trường hợp ngày đáo hạn khoản phải thu là ngày nghỉ, thì ngày đến hạn thanh toán là ngày làm việc kế tiếp và lãi vẩn được tính cho đến ngày thức tế thanh toán khoản phải thu.
Phí
Phí dịch vụ bao thanh toán là số phần % giá trị khoản phải thu. Số tiền phí này bên A (người bán hàng ) thanh toán toàn bộ cho bên B (ngân hàng) một lần vào thời điểm giải ngân.
Bên phía B (ngân hàng) không có trách nhiệm hoàn lại phí và lãi bao thanh toán trong bất kỳ trường hợp bất kỳ nào.
Biểu phí cung ứng dịch vụ bao thanh toán do Vietcombank cung cấp
Bảng 11: Biểu phí/ lãi suất dịch vụ của VCB
STT
DỊCH VỤ
MỨC PHÍ/ LÃI SUẤT
1
Khi Vietcombank là đại lý bên mua
1.1
Phí quản lý
0.10%- 0.20%/ doanh số bao thanh toán
1.2
Phí xữ lý hóa đơn
0-10 USD/ hóa đơn hoặc phiếu ghi có
1.3
Phí đại lý bao thanh toán bên mua
Theo thông báo của đại lý
1.4
Lãi suất ứng trước
1.4.1 đối với trường hợp bao thanh toán có bảo đảm rủi ro tín dụng
Lãi suất chiết khấu do Vietcombank công bố từng thời kỳ biên độ (0%-1%)
1.4.2 đối với trường hợp bao thanh toán không có bảo đảm rủi ro tín dụng
Lãi suất cho vay thương mại ngắn hạn do Vietcombank công bố từng thời kỳ + biên độ (0%- 1%)
2
Bao thanh toán khi Vietcombank là đại lý bên mua
2.1
Phí thu nợ
0.20% -0.50%/ doanh số bao thanh toán thu nợ
2.2
Phí đảm bảo rủi ro ( đã bao gồm phí thu nợ)
0.50% - 1.5%/doanh số bao thanh toán bảo đảm
2.3
Phí xử lý hóa đơn
0-10 USD / hóa đơn hoặc phiếu ghi có
Nguồn:Vietcombank
Thứ ba, hạn mức bao thanh toán đối với khách hàng là một bộ phận của giới hạn tín dụng hay nói cách khác là tổng số tiền tối đa mà khách hàng đó được hưởng cho từng đơn hàng hoặc cho toàn bộ các đơn hàng, cấp cho khách hàng đó trong hệ thống Vietcombank.
Các sản phẩm bao thanh toán của VCB
Hiện nay, Vietcombank cung cấp các sản phẩm bao thanh toán gồm 03 nhóm chính:
Nhóm sản phẩm bao thanh toán xuất khẩu.
Nhóm sản phẩm bao thanh toán nhập khẩu.
Nhóm sản phẩm bao thanh toán trong nước.
Trong mỗi nhóm sản phẩm này có những sản phẩm cụ thể đảm bảo đáp ứng đầy đủ các nhu cầu đa dạng của khách hàng. Cụ thể như sau:
Nhóm sản phẩm bao thanh toán xuất khẩu
Sản phẩm nhập khẩu cơ bản (BASIC IMPORT): cung cấp dịch vụ theo dõi khoản phải thu và thu nợ.
Sản phẩm nhập khẩu tiêu chuẩn (STANDAR IMPORT): cung cấp dịch vụ theo dõi khoản phải thu, thu nợ, cho vay ứng trước và đảm bảo rủi ro tín dụng (do đại lý bên mua cung cấp).
Sản phẩm ưu đãi (PREMIUM DOMESTIC): cung cấp dịch vụ theo dõi khoản phải thu, thu nợ và cho vay ứng trước.
Nhóm sản phẩm bao thanh toán nhập khẩu:
Sản phẩm nhập khẩu cơ bản (BASIC IMPORT): cung cấp dịch vụ theo dõi khoản phải thu và thu nợ.
Sản phẩm nhập khẩu tiêu chuẩn (STANDAR IMPORT): cung cấp dịch vụ theo dõi khoản phải thu, thu nợ và đảm bảo rủi ro tín dụng.
Nhóm sản phẩm Bao thanh toán trong nước:
Sản phẩm Bao thanh toán tiêu chuẩn (STANDARD DOMESTIC): cung cấp dịch vụ theo dõi khoản phải thu, thu nợ cho vay ứng trước và đảm bảo rủi tín dụng.
Sản phẩm ưu đãi (PREMIUM DOMESTIC): cung cấp dịch vụ theo dõi khoản phải thu, thu nợ và cho vay ứng trước.
Ngoài những nhóm sản phẩm chính nói trên, Vietcombank linh động trong việc thỏa thuận cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của khách hàng.
Quy trình cung ứng dịch vụ bao thanh toán của VCB
Bao Thanh toán trong nước: là hình thức VCB cấp tín dụng ứng trước cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa trả chậm đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng hóa mà trong đó cả bên bán hàng và bên mua đều là người cư trú theo quy định pháp luật về quản lý ngoại hối.
Sơ đồ 3: Quy trình thực hiện BTT trong nước tại VCB
Bước 1. Bên Bán giao hàng cho Bên Mua.
Bước 2. Bên Bán xuất trình chứng từ tại Vietcombank.
Bước 3. Vietcombank ứng trước cho Bên Bán.
Bước 4. Vietcombank tiến hành các thủ tục thu nợ từ Bên Mua khi đến hạn.
Bước 5. Bên Mua thanh toán tiền hàng cho Vietcombank.
Bước 6. Vietcombank tất toán phần ứng trước và thanh toán phần còn lại cho Bên Bán.
Bao Thanh toán xuất-nhập khẩu: là bao thanh toán dựa trên hợp đồng xuất – nhập khẩu .
Sơ đồ 4: Quy trình thực hiện BTT xuất khẩu tại VCB
Bước 1. Bên Xuất khẩu giao hàng cho Bên Nhập khẩu.
Bước 2. Bên Xuất khẩu xuất trình chứng từ tại Vietcombank.
Bước 3. Vietcombank thông báo cho Đại lý Bao Thanh toán Bên Nhập và ứng trước cho Bên Xuất khẩu.
Bước 4. Đại lý Bao Thanh toán Bên Nhập khẩu tiến hành các thủ tục thu nợ từ Bên Nhập khẩu khi đến hạn.
Bước 5. Bên Nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho Đại lý Bao Thanh toán, Đại lý Bao Thanh toán chuyển tiền cho Vietcombank.
Bước 6. Vietcombank tất toán phần ứng trước và thanh toán phần còn lại cho Bên Xuất khẩu.
“Bao thanh toán nhập khẩu”: là hình thức VCB tham gia vào quy trình bao thanh toán xuất khẩu dưới hình thức cung cấp các dịch vụ bảo lãnh thanh toán, theo dõi và thu hộ các khoản phải thu cho bên đối tác nước ngoài là tổ chức thực hiện bao thanh toán xuất khẩu.
Sơ đồ 5: Quy trình thực hiện BTT nhập khẩu tại VCB
Bước 1. Bên Xuất khẩu giao hàng cho Bên Nhập khẩu.
Bước 2. Bên Xuất khẩu xuất trình chứng từ tại Đại lý Bao Thanh toán Bên Xuất khẩu.
Bước 3. Đại lý Bao Thanh toán Bên Xuất khẩu thông báo cho Vietcombank và ứng trước cho Bên Xuất khẩu.
Bước 4. Vietcombank tiến hành các thủ tục thu nợ từ Bên Nhập khẩu khi đến hạn.
Bước 5. Bên Nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho Vietcombank, Vietcombank chuyển tiển cho Đại lý Bao Thanh toán.
Bước 6. Đại lý Bao Thanh toán Bên Xuất khẩu tất toán phần ứng trước và thanh toán phần còn lại cho Bên Xuất khẩu.
2.3.1.3. Thực trạng hoạt động bao thanh toán tại VCB
Gia nhập hiệp hội bao thanh toán quốc tế FCI từ cuối năm 2005, nhưng đến giai đoạn năm 2007 – 2008 ta thấy tốc độ tăng trưởng của doanh số bao thanh toán đầy ấn tượng, chứng tỏ sự quan tâm của các doanh nghiệp về loại hình tài trợ thương mại này đã có dấu hiệu khởi sắc.
Bảng 12: Doanh số Bao thanh toán của VCB
Đơn vị: EUR
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Doanh số BTT XK VCB
635.132
2124.907
3305.881
Doanh số BTT NK VCB
23.326
54.112
122.649
Doanh số BTT XNK VCB
658.458
2179.019
3428.530
Doanh số BTT XNK VN
1943.950
5024.853
5012.850
Thị phần BTT XNK VCB/ VN
33,87%
44,36%
68,49%
(Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ bao thanh toán của VCB)
Trong số các thành viên tham gia hiệp hội FCI của Việt nam, Vietcombank luôn được nhắc tới với vị trí hàng đầu về doanh số lớn, cũng như lẫn t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và giải pháp phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại của Việt Nam.doc