Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN . 5

1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CỦA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN . 5

1.1. Khái niệm nuôi trồng thủy sản. 5

1.1.1. Khái niệm và vai trò của ngành thủy sản. 5

1.1.2.Khái niệm về nuôi trồng thủy sản. 5

1.2. Vai trò của nuôi trồng thủy sản . 6

1.3. Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản. 8

2. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC NGỌT. 9

2.1. Các hình thức nuôi lấy thịt điển hình. 9

2.2. Các hình thức nuôi năng suất cao ở Việt Nam. 10

3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN. 11

4. ĐIỀU KIỆN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở VIỆT NAM. 12

4.1. Tiềm năng nuôi trồng thủy sản ở nước ta. 12

4.1.1. Điều kiện tự nhiên về mặt nước. 12

4.1.2. Tiềm năng về đối tượng nuôi trồng thủy sản. 13

4.1.3. Về khí hậu, thủy văn và lao động. 13

4.2. Một số mô hình và kết quả đạt được trong hoạt động nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam. 14

4.2.1. Mô hình Tôm – Cá ở Bình Sơn (Quảng Ngãi). 14

4.2.2. NuôI cá ao thâm canh ở miền núi Tây Nguyên. 16

4.2.3. Kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản ở Bình Thuận. 18

PHẦN 2- THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯNG NGUYÊN. 20

1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN HƯNG NGUYÊN. 20

1.1. Điều kiện tự nhiên. 20

1.1.1. Vị trí địa lý. 20

1.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 20

1.1.2.1. Về địa hình. 20

1.1.2.2. Về khí hậu. 21

1.1.2.3. Về thủy văn. 21

1.1.3. Về môi trường. 22

1.2. Điều kiện kinh tế xã hội. 23

 

doc77 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệc làm cho lao động tại chỗ. Sự phát triển của ngành này bước đầu đã thu hút đuợc một lực lượng lao động của Huyện tham gia. Đặc biệt các ngành nghề truyền thống được khôi phục và củng cố. Một số ngành nghề được đẩy mạnh như sản xuất nón, mũ, đan lát, may mặc,…, góp phần khôi phục lại những làng nghề cổ truyền đang bị mai một, đồng thời giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp nhàn rỗi, chuyển dịch lao động theo hướng tích cực. Tuy nhiên sức hấp dẫn đối với lao động chưa cao, do thu nhập của ngành mang lại còn thấp vì thế cần đầu tư nhiều và có hướng phát triển đúng đắn. 1.2.3.3. Dịch vụ. Hưng Nguyên có vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán, du lịch từ thành phố Vinh đến các huyện phụ cận, giá trị dich vụ ngày càng tăng từ 127,5 tỷ đồng (năm 2000) lên 355,86 tỷ đồng (năm 2004). Ngành này ngày càng phát triển góp phần mở rộng ngành nghề và tạo việc làm cho lao động nông nghiệp. 1.3. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế – xã hội của huyện Hưng Nguyên ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản. 1.3.1. Khó khăn. Là một Huyện chủ yếu phát triển về nông nghiệp nên đời sống của nhân dân trên địa bàn còn tương đối thấp, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 87.000 đồng/người/tháng vì vậy vốn tích luỹ trong dân là rất ít dẫn đến khó khăn về nguồn vốn trong quá trình đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Bên cạnh đó còn là khó khăn về trình độ nhận thức, trình độ của người lao động còn thấp, kỹ thuật về nuôi trồng thuỷ sản còn kém nên người dân chưa thực sự phát huy được những tiềm năng sẵn có để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài ra do địa hình sâu trũng nên trên địa bàn cũng thường xảy ra lũ lụt, nước tràn bờ ao gây khó khăn cho hoạt động nuôi trồng. 1.3.1. Thuận lợi. Trong những năm gần đây, kinh tế – xã hội trên địa bàn Huyện đã có những bước phát triển vượt bậc, ngoài sự phát triển của các ngành truyền thống thì trên địa bàn huyện đã phát triển những ngành mới, đặc biệt là ngành dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi về thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm thuỷ sản, thúc đẩy hoạt động nuôi trồng thuỷ sản phát triển. Mặt khác do sự phát triển nhanh chóng và toàn diện của Huyện đã thực sự nâng cao đời sống của người dân từ đó nhận thức của người dân cũng dần được cải thiện. Trong hoạt động sản xuất người dân đã biết hướng đến sản xuất các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường, mang lại giá trị kinh tế cao. Cùng với những chính sách hỗ trợ cho vay vốn phát triển sản xuất đã càng làm cho người dân mạnh dạn hơn trong việc đầu tư vốn phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Bên cạnh đó là các thuận lợi về điều kiện tự nhiên cũng góp phần vào phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn Huyện trong thời gian tới. 2. Thực trạng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Hưng Nguyên. 2.1. Tiềm năng và lợi thế. Hưng Nguyên là một huyện đồng bằng thấp trũng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hệ thống sông ngòi dày đặc, có tới 76 km đường sông chảy qua bao gồm sông Lam và hệ thống sông cụt đào bao quanh huyện tạo nên tiềm năng lớn để Hưng Nguyên phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là thủy sản nước ngọt. Theo con số thống kê diện tích mặt nước trên địa bàn Huyện là khoảng 1700 ha con số này được tăng lên hàng năm do phong trào đào ao nuôi cá trong những năm qua rất lớn, do hệ thống sông ngòi và lượng mưa hàng năm lớn nên diện tích ao hồ chứa nước nhiều. Người dân đào ao thả cá truyền thống nhiều, hiện nay lượng ao đào đó đang được cải tạo phù hợp với việc nuôi trồng thủy sản một cách tâp trung và có hiệu quả. Trên hơn 20 xã, thị trấn thì không có xã, thị trấn nào là không có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Tạo điều kiện cho việc phát triển hoạt động nuôi trồng trên địa bàn huyện một cách đồng bộ. Bảng 5: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của các xã trong huyện tính đến năm 2005. TT Xã, thị trấn Cá chuyên canh (ha) Cá xen lúa (ha) Cá Rô phi đơn tính (ha) Cá vụ 3 (ha) Tổng (ha) 1 Hưng Lĩnh 14 10 0 15 49 2 Hưng Long 20,2 6,5 2 13 41,7 3 Hưng Xá 10,3 0 2 1,3 33,8 4 Hưng Xuân 13,5 4 0 5 22,5 5 Hưng Lam 18,3 0 0 4 22,3 6 Hưng Phú 6,5 3,5 0 36 56 7 Hưng Khánh 6 4 0 12 32 8 Hưng Nhân 1 3 0 0 4 9 Hưng Châu 20 12 2 15 59 10 Hưng Lợi 74 12 2 26 114 11 Hưng Phúc 16,5 16 0 6 38,5 12 Hưng Thịnh 36 19 2 18 95 13 Hưng Mỹ 9,3 12 2 5 28,3 14 Hưng Thắng 7 15 0 15 47 15 Hưng Tiến 18 37 1 39 95 16 Hưng Thông 12,7 10 0 15 37,4 17 Hưng Tân 16 17 7 40 97 18 Thị Trấn 45 35 5 33 118 19 Hưng Đạo 34 34 5 39 112 20 Hưng Chính 12,5 10 2 10 44,5 21 Hưng Tây 50 50 6 40 146 22 Hưng Yên 45 25 2 65 137 23 Hưng Trung 17 18 0 25 80 Tổng 503 353 40 477 1.500 (Nguồn số liệu: Phòng NN&PTNT huyện Hưng Nguyên) Mặt khác, với dân số 120.401 người (2005) trong đó 58.395 người trong độ tuổi lao động nên lực lượng lao đông hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản là rất lớn và tăng lên hàng năm về cả số lượng và chất lượng. Là một huyện tiếp giáp với thành phố Vinh – trung tâm kinh tế của tỉnh Nghệ An đang trên đà phát triển với tốc độ cao, quy mô dân số ngày một gia tăng, nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn. Chính đặc điểm này đã thúc đẩy phong trào nuôi trồng thủy sản của huyện. Người dân ngày càng nhận thức rõ hơn vai trò của hoạt động nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là những sản phẩm thủy đặc sản và các sản phẩm tươi sống để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường thành phố Vinh, các vùng phụ cận và cho chính địa bàn huyện. Có thể nói Hưng Nguyên là một huyện có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Tuy nhiên, để hoạt động nuôi trồng thủy sản ở Hưng Nguyên phát huy tốt được lợi thế tiềm năng tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, cần có sự quan tâm đúng mức của cơ quan chính quyền, nhận thức đúng đắn của người dân trong quá trình thực hiện hoạt động nuôi trồng, từ việc cải tạo ao hồ, chọn giống phù hợp, thị trường tiêu thụ, khắc phục những ảnh hưởng của tự nhiên. 2.2. Thực trạng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Hưng Nguyên. 2.2.1. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản nước ngọt chung của toàn Huyện. Nuôi trồng thủy sản phát triển ở huyện Hưng Nguyên đã chứng tỏ được khả năng đem lại lợi ích cho người nuôi trồng. Nhận biết được tiềm năng và thế mạnh về nuôi trồng thủy sản của huyện người dân Hưng Nguyên đã phát triển nuôi trồng thủy sản đưa nuôi trồng thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Huyện. Trong những năm gần đây phong trào nuôi trồng thủy sản ngày một phát triển với nhiều hình thức khác nhau trên khắp cả nước. Hưng Nguyên cũng không phải là một ngoại lệ đặc biệt là thủy sản nước ngọt, với các hình thức như nuôi cá chuyên canh, xen lúa, cá Rô phi đơn tính, cá vụ 3, các loại đặc sản như Baba, cá Quả, ếch,…. Diện tích nuôi trồng thủy sản ngày một mở rộng, các mô hình nuôi trồng thủy sản đưa lại giá trị kinh tế cao ngày càng được nhân rộng, phát triển trên khắp toàn huyện. Bên cạnh ý thức phát triển của người dân là sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ đúng hướng, của các cấp lãnh đạo như các chính sách ưu tiên, hỗ trợ, các đề án phát triển, các thông tư hướng dẫn,…, của Tỉnh, Huyện. Cụ thể như đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện 2001- 2005 là đề án mở rộng diện tích và chất lượng nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn Huyện dựa trên tiềm năng về lực lượng sản xuất, điều kiện tự nhiên, thị trường tiêu thụ tương đối ổn định và tiếp tục phát triển đề án trong giai đoạn tiếp theo 2006 – 2010. Nuôi trồng thủy sản ở huyện Hưng Nguyên đã thực sự trở thành mũi nhọn kinh tế với sự phát triển vượt bậc về diện tích, năng suất và hiệu quả kinh tế. Chỉ trong vòng 5 năm (2001 – 2005) diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện tăng 1249 ha, tốc độ tăng trưởng, tổng sản lượng, giá trị tổng sản lượng thủy sản năm 2005 lần lượt là 32%, 3.030 tấn, 45,1 tỷ đồng. Phát triển nuôi trồng thủy sản ở huyện đã tạo sự chuyển biến rõ nét về cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp; góp phần thực hiện chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập và nâng cao đời sông cho nhân dân trên địa bàn. 2.2.2. Thực trạng về diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản. Trong vòng 6 năm (2000 – 2005) nuôi trồng thủy sản có những chuyển biến tích cực, đúng hướng tập trung đi vào chiều sâu, tăng nhanh về diện tích. Đến năm 2005 diện tich nuôi trồng thủy sản đạt 1.500 ha tăng 1.249 ha so với năm 2000. Bảng 6: Diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện Hưng Nguyên qua các năm. Diện tích ĐVT Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng ha 276 722 1.148 1.373 1.500 - Nuôi cá chuyên canh ha 67 335 473 543 570 T.đó: - Rôphi đơn tính XK ha 30 40 50 - Nuôi cá lúa ha 209 387 645 830 930 (nguồn số liệu: phòng Nông nghiệp Hưng Nguyên). Qua bảng ta thấy diện tích nuôi trồng thủy sản ở Hưng Nguyên tăng rất nhanh qua các năm, đặc biệt trong thời kỳ này (2001- 2005) do triển khai đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Huyện thời kỳ 2001 – 2005 là đề án về mở rộng diện tích và chất lượng nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn Huyện, trong quá trình thực hiện đã đưa phong trào nuôi trồng thuỷ sản ở huyện ngày càng phát triển, có hiệu quả cao. Chính kết quả mang lại của dự án đã góp phần thúc đẩy nuôi trồng thuỷ sản trên toàn Huyện, khi đề án kết thúc giai đoạn một (2001 – 2005) Huyện đã chủ trương tiếp tục phát triển dự án giai đoạn hai (2006 – 2010), điều này đã dự báo được sự tăng lên về diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện trong những năm sắp tới. Dự tính diện tích nuôi trồng thủy sản trong nhưng năm tiếp theo ở Huyện sẽ là: Bảng 7- Dự kiến diện tích nuôi trồng thủy sản của Huyện trong các năm tới. Diện tích ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng ha 1.780 2.050 2.230 2.500 - Nuôi cá chuyên canh ha 810 1.070 1.240 1.500 T.đó:-Rôphi đơn tính XK ha 85 140 180 200 - Nuôi cá lúa ha 970 980 990 1.000 T.đó cá xen lúa ha 445 450 455 460 Cá vụ 3 ha 525 530 535 540 - Nuôi lồng trên sông Lồng 20 20 22 22 (Nguồn số liệu dự án phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Hưng Nguyên (2006 – 2010) – phòng Nông nghiêp huyện) Theo quy hoạch của Huyện trong những năm tới Huyện sẽ đẩy nhanh diện tích nuôi cá chuyên canh, dự kiến đến năm 2010 diện tích cá chuyên canh sẽ bằng tổng diện tích nuôi trồng năm 2005. Việc phát triển nuôi cá chuyên canh sẽ đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho người nuôi trồng, từng bước ổn định hoạt động nuôi trồng tránh việc dàn trải, manh mún trong quá trình nuôi. Tận dụng được nguồn thức ăn một cách hiệu quả, khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất triển khai trên diện rộng, đảm bảo được nguồn giống. Cùng với việc tăng nhanh của diện tích nuôi cá lúa, Hưng Nguyên là một huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp (trồng lúa), nhưng là vùng có địa hình thấp trũng nên phần lớn diện tích trồng lúa là lúa nước, nhận thức được điều kiện đó người dân đã kết hợp việc trồng lúa với nuôi trồng thủy sản, tăng sản phẩm thu được trên đơn vị diện tích nuôi trồng, tăng thu nhập của người dân. Những ruộng trũng ngập úng, trồng lúa không đạt hiệu quả được người dân cải tạo và đưa vào diện tích nuôi trồng làm cho diện tích nuôi trồng không ngừng tăng lên. Diện tích nuôi trồng cá vụ 3 cũng được mở rộng và tăng lên rất nhanh góp phần vào sự gia tăng của tổng diện tích nuôi trồng. Diện tích đất mặt nước có khả năng nuôi trồng được khai thác và đưa vào sử dụng thông qua những chủ trương chính sách khuyến khích của huyện, người dân mạnh dạn đầu tư chuyển đổi sản xuất khiến cho diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Huyện tăng lên một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh đó, là sự triển khai hiệu quả các dự án đầu tư phát triển, xây dựng thành công các mô hình trọng điểm. Trong 5 năm thực hiện đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện (2001 – 2005), đã đưa diện tích nuôi trồng tăng từ 251 ha năm 2000 lên 1.500 ha năm 2005 và các chính sách chuyển đổi phù hợp của chính quyền các cấp nên diện tích được triển khai ở tất cả các xã trong huyện trong từng năm, cụ thể là: Bảng 7- Diện tích nuôi trồng thủy sản ở các xã năm 2006. TT Xã, thị trấn Tổng cộng (ha) Cá chuyên (ha) Cá xen lúa (ha) Cá vụ 3 (ha) Cá rô phi đơn tính (ha) 1 Hưng Lĩnh 41 15 12 12 2 2 Hưng Long 50 20 10 15 5 3 Hưng Xá 13,5 10 2 1,5 0 4 Hưng Xuân 31 17 7 7 0 5 Hưng Lam 22 18 1 3 0 6 Hưng Phú 46 6 8 32 0 7 Hưng Khánh 23 6 5 12 0 8 Hưng Nhân 5 1 4 0 0 9 Hưng Châu 58 20 20 15 3 10 Hưng Lợi 113 75 20 8 10 11 Hưng Phúc 74 20 27 27 0 12 Hưng Thịnh 87 40 20 22 5 13 Hưng Mỹ 35 12 9 10 4 14 Hưng Thắng 45 10 15 20 0 15 Hưng Tiến 92 18 37 37 0 16 Hưng Thông 44 14 15 15 0 17 Hưng Tân 89 16 22 40 11 18 Thị Trấn 144 50 45 40 9 19 Hưng Đạo 130 35 45 45 5 20 Hưng Chính 44 12 15 15 2 21 Hưng Tây 166 47 60 50 9 22 Hưng Yên 126 45 16 65 0 23 Hưng Trung 64 18 25 21 0 Tổng 1.550,5 525 440 520,5 65 ( Nguồn tư liệu: phòng Nông nghiệp huyện Hưng Nguyên ) Các xã triển khai hoạt động nuôi trồng thủy sản một cách đồng bộ, có trọng điểm, cao nhất là Xã Hưng Tây với tổng diện tích nuôi trồng là 166 ha, sau đó là Thị Trấn 144 ha, Hưng Đạo 130, Hưng Lợi 113 ha,…, thấp nhất là xã Hưng Nhân chỉ có 5 ha. Diện tích mặt nước nuôi trồng là một những tư liệu sản xuất không thể thiếu của hoạt động nuôi trồng thủy sản, như tư liệu đất đai đối với trồng trọt. Chính vì vậy để phát triển nuôi trồng thủy sản thì Huyện cần có những chính sách và chủ trương cụ thể để không những tăng nhanh diện tích nuôi trồng mà còn tăng một cách có hiệu quả. 2.2.3. Đối tượng nuôi trồng thủy sản. Để phát triển nuôi trồng thủy sản thì đối tượng nuôi trồng là không thể thiếu, việc lựa chọn đối tượng nuôi trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, khả năng phòng trừ dịch bệnh, khả năng về con giống của từng vùng là một việc làm rất quan trọng, để đảm bảo cho việc nuôi trồng phát triển và đạt hiệu quả cao. Góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân tránh, hạn chế những rủi ro xảy ra trong quá trình nuôi trồng. Là một huyện không tiếp giáp với biển nên nuôi trồng thủy sản ở Huyện là nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Nhưng đối tượng nuôi trồng ở Huyện cũng rất phong phú và đa dạng với các loại thủy sản truyền thống như Trắm, Mè, Chép,…, còn có nhiều đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, có giá trị xuất khẩu được du nhập và phát triển khá như: cá Rô phi, cá Lóc bông, cá Chim trắng, ếch Thái Lan, Baba, cá Sấu, Tôm he chân trắng,…. Trong những năm qua do nhận thức của người dân về nuôi trồng thủy sản được nâng cao, người dân luôn tìm tòi và tổ chức nuôi trồng các loại thủy đặc sản có hiệu quả kinh tế rất cao như cá Quả, cá Sấu,…. Cụ thể ở mô hình nuôi trồng thủy sản điển hình ở xã Hưng Xuân với đối tượng nuôi trồng là Baba, cá Sấu đã mang lại hiệu quả rất lớn, sự thành công của mô hình đã mở ra một bước phát triển mới cho hoạt động nuôi trồng thủy sản ở Huyện, người dân tích cực học hỏi, tìm tòi và đưa vào nuôi trồng nhiều giống mới phù hợp với điều kiện của huyện, đưa lại hiệu quả cao về năng suất, sản lượng và giá trị. Bảng 8- Đối tượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Huyện qua các năm. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Cá truyền thống Ha 471 503 520 525 Rôphi đơn tính XK Ha 22,7 40 50 65 Cá xen lúa Ha 257,2 380 425 440 Cá vụ 3 Ha 396,8 450 505 520 Cá giống Ha 68 76 79 80 Baba Mô hình 3 4 8 10 ếch Mô hình 4 11 17 20 Cá tra Mô hình 1 1 2 5 ếch kết hợp Rôphi Mô hình 0 1 4 7 Cá sấu Mô hình 1 1 1 3 Trong đó 1 mô hình ứng với diện tích nuôi trồng từ 1 – 2 ha. (Nguồn số liệu: Phòng NN&PTNT huyện Hưng Nguyên) Các loại thủy sản nuôi truyền thống của Huyện vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển, các mô hình nuôi các loại thủy đặc sản khác có giá trị kinh tế cao bước đầu đem lại hiệu quả, đang ngày càng được để ý và phát triển. Cụ thể như mô hình nuôi cá Sấu chỉ mới bắt đầu năm 2003 với 1 mô hình nhưng sau khi có thu hoạch và kết quả khả quan thì đã lập tức tăng lên 3 mô hình năm 2006, dự kiến con số này sẽ tăng lên từ 6 - 7 mô hình năm 2007; mô hình nuôi ếch lồng kết hợp với Rô phi ở trong ao cũng mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn, thời gian thu hồi vốn rất nhanh đang được mở rộng phát triển ở Huyện, dự kiến đến năm 2007 sẽ là 13 mô hình. Ngoài những đối tượng nuôi trồng cụ thể đã được triển khai và cho kết quả bước đầu thì Huyện cũng đang tập trung tìm các đối tượng nuôi trồng phù hợp với điều kiện nuôi ở huyện cũng như chi phí nuôi thấp hơn nhưng hiệu qủa kinh tế lại cao, dự kiến kế hoạch năm 2007 phải tìm và đưa vào nuôi trồng thử nghiệm được 2 giống mới có kết quả, góp phần làm phong phú đối tượng nuôi trồng ở huyện và tăng sự lựa chọn cho người nuôi trồng theo từng điều kiện cụ thể. Với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự tìm tòi học hỏi, sáng tạo, mạnh dạn trong việc đầu tư phát triển những cái mới của người dân, hi vọng ở một tương lai rất gần đối tượng nuôi trồng thủy sản ở huyện sẽ tăng lên nhanh chóng, góp phần vào sự đa dạng, phong phú về đối tượng nuôi trồng ở huyện. 2.2.4. Hình thức và phương pháp nuôi trồng. Hình thức nuôi trồng thủy sản ở huyện phát triển mạnh và ngày một đa dạng, nhiều hình thức phát triển nhanh và đem lại hiệu quả kinh tế khá cao như: nuôi cá Rô phi đơn tính, hình thức nuôi các loại thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao (Baba, ếch,…), phục vụ nhu cầu thị trường trong và ngoài Tỉnh. Hình thức nuôi cá xen lúa phát triển mạnh trong 5 năm qua đã chuyển được 400 ha diện tích trồng lúa sang kết hợp nuôi cá, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích. Hình thức kinh tế trang trại kết hợp nuôi trồng thủy sản với trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm đã và đang được phát triển. Thời gian gần đây huyện có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích hoạt động nuôi trồng thủy sản, giao đất, cho nhận thầu với thời gian dài, cho vay vốn ưu đãi phục vụ hoạt động nuôi trồng. Hấp dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất. Hiện nay trên địa bàn huyện có tới 15 trang trại, trong đó có 4 trang trại nuôi trồng thủy sản và 11 trang trại nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng trọt và chăn nuôi, để tận dụng các nguồn thức ăn cũng như tăng sản phẩm thu được trên đơn vị diện tích. Đưa lại hiệu quả kinh tế cao, điển hình như trang trại hộ gia đình sản xuất giống và nuôi thương phẩm thủy đặc sản ở xã Hưng Tây, với tổng diện tích 17.000m2, vốn đầu tư 811.400.000 đồng, tổ chức nuôi 15 con bò mẹ lai sin và bò sữa, sản xuất giống cung cấp cho chương trình sin hóa và tạo đàn bò sữa trên địa bàn Huyện. Xây dựng 2 ao với diện tích 4000m2 để nuôi thương phẩm cá Lóc và lưu giống cá Rô Phi đơn tính, 4 ao nuôi ba ba bằng gạch 2000m2, qua đông và đắp bờ bao ruộng nuôi cá xen trồng lúa với diện tích 1 ha. Diện tích còn lại sử dụng trồng các loại cây ăn quả, cây bóng mát kết hợp nuôi các loại gia cầm đặc sản. Với mô hình trang trại nuôi trồng như vậy đã đem lại hiệu quả rất cao, cụ thể kết quả thu được trong năm 2006. Bảng 9- Kết quả điều tra của mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm thủy đặc sản ở xã Hưng Tây 2006. Danh mục Đơn vị Tổng thu Tổng chi Lãi Chăn nuôi Bò Triệu đồng 48,0 21,0 27,0 Cá Rô Phi Triệu đồng 31,5 24,075 7,425 ếch Triệu đồng 63,0 43,425 19,575 ếch giống Triệu đồng 80,0 15,0 65,0 Ba Ba Triệu đồng 353,6 227,4 126,2 Cá Lóc Triệu đồng 61,2 30,064 31,136 Tổng Triệu đồng 637,3 360,964 276,336 (Nguồn số liệu: qua quá trình điều tra thực tế từ mô hình trang trại) Qua bảng trên thấy được hiệu quả kinh tế mang lại từ hình thức kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng trọt, chăn nuôi, ngoài ra việc phát triển mô hình này còn là một hình thức tận dụng những diện tích đất nhỏ, áp dụng khoa học kỹ thuật một cách triệt để nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Từ đó rút ra kinh nghiệm thực tiễn để phát triển và nhân rộng mô hình trang trại hộ gia đình trên địa bàn; nâng cao hiệu suất lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân; tạo ra một khối lượng sản phẩm hàng hóa, góp phần cung cấp tốt hơn sản phẩm thủy sản trên thị trường và nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Phương thức nuôi chủ yếu phụ thuộc vào đối tượng nuôi trồng, đối với các loài nuôi truyền thống thì phương pháp nuôi chủ yếu là nuôi quảng canh cải tiến, nuôi bán thâm canh, nuôi theo kinh nghiệm được truyền lại, thu thập được từ những người đi trước. Nuôi các loại thủy đặc sản thì được áp dụng phương thức nuôi tiến bộ hơn, tuân theo một quy trình nuôi nghiêm ngặt hơn. Bảng 10 - Phương thức nuôi trồng thủy sản TT Chỉ tiêu Phương thức nuôi 1 Rô phi đơn tính XK Nuôi bán thâm canh 2 Nuôi cá xen lúa Nuôi quảng canh 3 Nuôi cá vụ 3 Nuôi quảng canh cải tiến 4 Nuôi thủy đặc sản Nuôi thâm canh Mặc dù phương thức nuôi trồng thủy sản ở huyện chưa thật sự phát triển nhưng với sự nắm bắt, chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp chính quyền, sự nhận thức đúng đắn của người dân thì trong một tương lai không xa, nuôi trồng thủy sản ở huyện sẽ có những thay đổi và tiến bộ vượt bậc. 2.2.5. Về thức ăn. Nhu cầu về thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện ngày càng lớn, nhất là các loại thức ăn phục vụ cho nuôi trồng thủy đặc sản. Do hiệu quả mang lại từ các hoạt động nuôi trồng thủy đặc sản nên diện tích, số lượng con giống thủy đặc sản ngày càng tăng mạnh. Tạo nên nhu cầu về thức ăn, lượng thức ăn công nghiệp được tiêu thụ rất mạnh chỉ trong năm 2006 lượng thức ăn công nghiệp được sử dụng là 43,6 tấn tăng so với năm 2000 là 31,3 tấn, đạt mức tăng bình quân 159%/năm. Dự kiến trong tương lai nhu cầu về thức ăn sẽ càng tăng mạnh. Nhưng nguồn cung cấp thức ăn chủ yếu là nguồn thức ăn do người dân tự chế biến bằng các loại như ngô, cám, đậu nành, các loại rau, phân gia súc. Thức ăn công nghiệp thì chủ yếu là nhập từ Đà Nẵng, Sài Gòn, Thái Lan thông qua mua các đại lý trên địa bàn Huyện và Tỉnh. Đối với các hộ nuôi cá chuyên canh, cá vụ 3 chủ yếu thức ăn là các loại thức ăn tận dụng được từ hoạt động trồng trọt và chăn nuôi, kết hợp với một số thức ăn tự chế biến từ ngô, cám. Những hộ nuôi sản phẩm thủy đặc sản thì thức ăn là thức ăn công nghiệp, các loại cá, thịt sống. Trong năm vừa qua trên địa bàn đã xuất hiện một số hộ nuôi cá phục vụ thức ăn cho việc nuôi trồng thủy đặc sản ( Baba, cá Sấu) nhưng vẫn còn rất ít. 2.2.6. Về năng suất, sản lượng nuôi trồng. Cùng với việc mở rộng diện tích, năng suất nuôi trồng thủy sản trong 5 năm từ năm 2001 – 2005 có sự phát triển khá, nhiều hình thức nuôi đạt năng suất cao như nuôi cá Rô phi thương phẩm đạt 4 – 5 tấn/ha, nuôi cá trong ao hồ nhỏ đạt 3 tấn/ha. Trong những năm vừa qua huyện đã có những hoạt động thiết thực nhằm phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, như đề án phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2001 – 2005; thực hiện thành công dự án Sufa về hỗ trợ hoạt động nuôi trồng thủy sản; cơ chế chính sách thoáng hơn trong việc cấp đất; cho nhận thầu đất để phát triển nuôi trồng thủy sản,…. Cùng với những nỗ lực của người dân trong hoạt động sản xuất tạo nên sự gia tăng vượt bậc của sản lượng, năng suất và giá trị nuôi trồng. Bảng 11- Năng suất, sản lượng, giá trị sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện qua các năm. Chỉ tiêu Sản lượng nuôi trồng Giá trị tổng sản lượng nuôi trồng (Tỷ đồng) Năng Suất bình quân (tấn/ha) Cá chuyên canh (tấn) Thủy đặc sản (tấn) Năm 2002 KH 572 73 7 2 TH 781 102 9,2 2,2 Tăng (+,-) 209 29 2,2 0,2 Đạt (%) 136,54 139,73 131,43 110 Năm 2003 KH 798 306 13 2,5 TH 1.439 749 25 2,9 Tăng (+,-) 641 443 12 0,4 Đạt 180,33 244,77 192,31 116 Năm 2004 KH 1.936 1.000 32 3 TH 1.879 975 34,3 3,1 Tăng (+,-) - 57 - 25 2,25 0,1 Đạt(%) 97,06 97,5 107,03 103 Năm 2005 KH 1.900 1.042 30,5 3,5 TH 1.912 1.048 45,1 4 Tăng (+,-) 12 6 14,6 0,5 Đạt (%) 100,63 100,58 148 114,3 Năm 2006 KH 1.976 1.324 52,8 4 TH 2.063 1.437 54,2 4,3 Tăng (+,-) 87 113 1,4 0,3 Đạt (%) 104,4 108,53 102,65 107,5 Nguồn số liệu: (phòng Thống Kê, huyện Hưng Nguyên) Sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng nhanh, năm 2005 sản lượng thủy sản đạt 3.030 tấn trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 2960 tấn tăng 2077 tấn so với năm 2002 (883 tấn). Giá trị tổng sản lượng đạt 45,1 tỷ đồng gấp hơn 6 lần so với năm 2002 (7 tỷ). Qua bảng (11) nhận thấy sự gia tăng của sản lượng nuôi trồng trên địa bàn Huyện trong những năm qua là rất nhanh và có nhiều biến động. Năm 2003 và 2004 sản lượng tăng lên một cách đột biến, thậm chí sản lượng thủy đặc sản năm 2003 đạt 244,77% so với kế hoạch đặt ra do thời gian này người dân nhận thấy được giá trị rất lớn ở các loại thủy đặc sản, và bắt đầu thu hoạch ở những mô hình được mở rộng sau khi có sự thành công của các mô hình nuôi trồng được xây dựng từ năm 2001 từ đề án phát triển nuôi trồng thủy sản (2001 – 2005). Mặc dù nuôi trồng thủy sản ở huyện đã rất phát triển song nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36579.doc
Tài liệu liên quan