Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất cây ăn quả ở ngoại thành Hà Nội

 

Lời Mở Đầu 1

ChươngI: Cơ sở lý luận và thực tiễn 5

về phát triển cây ăn quả 5

I. Vị trí và vai trò của cây ăn quả 5

1. Vị trí cây ăn quả trong kinh tế nông nghiệp hiện nay 5

 2. Vai trò của sản xuất cây ăn quả 7

II. Đặc điểm của sản xuất cây ăn quả 12

2.1 Đặc điểm kinh tế 12

2.2 Đặc Điểm Kỹ Thuật . 13

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cây ăn quả 13

1. Nhân tố tự nhiên 13

2. Nhân tố kinh tế xã hội 14

3. Nhân tố về tổ chức kỹ thuật 16

IV Tình hình sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam và trên thế giới 16

1. Tiềm năng và thực trạng phát triển sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam 16

2. Tình hình sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam 18

3. Tình hình sản xuất cây ăn quả trên thế giới. 21

Chương II: 23

Thực trạng phát triển sản xuất cây ăn quả ở 23

ngoại thành hà nội 23

I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sản xuất cây ăn quả ngoại thành Hà Nội 23

1. Đặc điểm về tự nhiên 23

2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội 25

3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến phát triển cây ăn quả. 35

II. Thực trạng sản xuất cây ăn quả ở ngoại thành Hà Nội 36

1. Tình hình về diện tích, năng suất và sản lượng sản xuất cây ăn quả 36

2. Cơ cấu và bố trí sản xuất cây ăn quả. 46

2. Bố trí sản xuất các loại cây ăn quả chủ yếu 48

3. Các biện pháp thâm canh sản xuất cây ăn quả. 55

4. Một số vấn đề về tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả 59

III. Đánh giá chung về thực trạng phát triển sản xuất cây ăn quả ở ngoại thành Hà Nội

 1. Kết quả và hiệu quả sản xuất cây ăn quả 62

* Tình hình đầu tư chi phí về mặt kinh tế ở Hà Nội 62

* Thu nhập và lợi nhuận của một ha trồng cây ăn quả 64

* kết quả và hiệu quả về mặt xã hội và môi trường 66

 

2. Những ưu diểm và hạn chế.68

2.1. Những ưu điểm.68

2.2. Những hạn chế.69

ChươngIII: Phương hướng và một số giải pháp phát triển sản xuất cây ăn quả ở ngoại thành Hà Nội 71

I. Phương hướng 71

1. Các quan điểm phát triển cây ăn quả ở Hà Nội. 71

2. Khả năng phát triển cây ăn quả ở Hà Nội. 72

3. Phương hướng phát triển sản xuất cây ăn quả ở Hà Nội 73

4. Mục tiêu phát triển 76

II.Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất cây ăn quả ở Hà Nội 77

1. Các giải pháp về tổ chức sản xuất. 77

1.1 Quy hoạch phát triển cây ăn quả.78

1.2 Hình thành và phát triển một số vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, thâm canh cao có tỷ suất hàng hoá lớn.78

1.3 Tăng cường sự liên kết giữa các nhà khoa học, nông dân, doanh nghiệp và Nhà nước.81

2. Các giải pháp về khoa học - công nghệ.82

2.1 Về giống.83

2.2 Kỹ thuật trồng cây ăn quả.85

2.3 Thu hoạch , bảo quản và chế biến sản phẩm.85

3. Giải pháp và tiêu thụ sản phẩm.86

4. Đổi mới hoàn thiện chính sách 87

4.1 Chính sách đất đai.87

4.2 Giải pháp về vốn.88

4.3 Một số giải pháp khác.90

KẾT LUẬN 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

 

 

doc94 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1920 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất cây ăn quả ở ngoại thành Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ tuổi giảm (561,8ha )b so với cây trong độ tuổi 6-10 (1288,8 ha) nhưng tỷ trọng các cây trong độ tuổi tăng lên. Tuy có một số cây diện tích cao hơn nhưng nguyên nhân chính là do cây chuối, đu đủ chiếm tỷ trọng diện tích cao trong cơ cấu cây trồng ở độ tuổi 6-10 thì sang đến tuổi 10-15 cây chuối và đu đủ không còn vì chu kỳ kinh tế của cây chuối là 4 năm cây đu đủ là 2 năm. ở độ tuổi này thì cây nhãn hồng xiêm, bưởi, vải, nhãn, chiếm tỷ lệ cao, còn đối với các cây còn lại vẫn chiếm tỷ lệ thấp. Cũng như độ tuổi 10-15, sang tuổi 15 trở lên các cây hồng xiêm, nhãn, bưởi, táo, chiếm tỷ lệ cao tromg cơ cấu cây trông. Còn các cây cam Canh, hồng, na dai, vẫn chiếm tỷ lệ thấp Nhìn chung đối với các huyện như Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm đất để mở rộng cây ăn quả bị hạn chế, chủ yếu là cải tạo vườn tạp và trồng cây ăn quả trên môt số diện tích chuyển đổi (từ đất luá và màu). Còn lại tới 60-65% diện tích cây ăn quả của thành phố tập trung ở 2 huyên phía bắc là Đông Anh và Sóc Sơn, đó là các huyện có quỹ đất lớn mật độ dân thưa, có điều kiện trồng cây ăn quả tập trung với quy mô lớn hơn. 1.2 Năng suất, sản lượng cây ăn quả dựa theo kết quả xử lý toàn bộ mẫu biểu được điều tra tổng hợp theo xã , cùng với việc đối chiếu với các nguồn thông tin khác kết quả cho ta thấy tình hình về năng suất , sản lượng cây ăn quả theo các đơn vị như sau: Biểu 11: Năng suất và sản lượng cây ăn quả chính ở Hà Nội ( năm 2001) Các loại cây ăn quả Diện tích (ha) Diện tích KD (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Tổng số 3137 2802,5 37226 Cam Canh 77,6 74,6 90,8 677,85 Cam khác 28,2 25 100,6 251,5 Bưởi khác 330 330 131,4 4336,9 Bưởi Diễn 109 72,1 131,2 946,4 Hồng Xiêm 248,7 243,5 113,1 2754 Vải Thiều 320 279,6 51,6 1444,6 Nhãn 843,6 813,6 46,9 3823,1 Hồng 20 12,6 60,0 75,6 Na dai 100 76,5 145,0 1109,3 Đu Đủ 60 57 250,0 1425 Quýt 44,9 30 129,2 387,75 Chuối 680 545 300,0 16350 Táo 275 243 150,0 3645 Qua biểu 11 ta thấy năng suất cây ăn quả đạt mức tương đối khá cao nếu so sánh với năng suất quả chung trên các vùng kinh tế ở phía Bắc Việt Nam. Tuy nhiên cũng thấy rằmg sự khác nhau về năng suất giữa các cây trong cùng loại cây ăn quả là không đáng kể như cam Canh ( 90,8 tạ/ ha) với cam khác (100,6 tạ/ ha), giữa bưởi thường (131,4 tạ/ha) và bưởi Diễn (131,2 tạ/ha). Trong các loại cây ăn quả chính thì cam, bưởi, hồng xiêm, đạt năng suất khá cao so với năng suất trung bình. Trong đó cam Canh 100,6 (tạ/ ha), bưởi 131,4 (tạ/ ha), hồng xiêm 113,1 (tạ/ha) sở dĩ như vậy bởi vì các cây này đang ở chu kỳ kinh doanh thứ 2( từ năm 6-10) và sang đến chu kỳ kinh doanh thứ 3 (năm 11 trở đi) thì còn tăng lên nữa. Khác với cây bưởi cam hồng xiêm, cây vải, nhãn, có năng suất thấp hơn. Trong đó vải 51,6 tạ/ha, nhãn 46,9 tạ /ha, mà nguyên nhân chính là do các cây này đang bước vào chu kỳ kinh doanh thứ nhất ( KD năm1-5). Bên cạnh các cây ăn quả chính, các cây ăn quả phụ đạt năng suất cao so với năng suất trung bình. Trong đó chuối (300tạ/ ha), đu đủ (250 tạ/ha), táo (150 tạ/ha), na dai (145 tạ/ha). Nguyên nhân là do các cây nỳ thích hợp với điều kiện sinh thái của vùng đặc biệt là Sóc Sơn. Mặt khác các cây này dễ trồng, chăm sóc lại không đòi hỏi cao nên người dân dễ áp dụng. Nếu lấy sản lượng qủa sản xuất trên địa bàn chia bình quân đầu người thì mời đạt từ 13-15 kg/người/năm. Bình quân quả như trên còn thấp so với yêu cầu về cân bằng dinh dưỡng cho người (bình quân cần đạt từ 60-70kg/nguời/năm) tức là sản xuất tại chỗ mới chỉ đáp ứng khoảng 15-18% nhu cầu về qủa cho dân cư thành phố. Biểu 12: Năng suất và sản lượng cây ăn quả các huyện ngoại thành Hà Nội năm 2001 Táo quýt Chuối Đu Đủ Na dai Hồng Nhãn Vải Thiều Hồng Xiêm Bưởi Cam khác Cam Canh Các loại cây 53,6 13,0 481,6 30,2 61,0 4,3 131,7 203,5 18,5 88,5 15,8 12,9 Diện tích (ha) Sóc Sơn 128,6 127,3 300 112,0 48,1 21,6 76,8 51,6 93,2 145,5 65 41,8 Năng suất (tạ/ha) 400,0 54,7 14448 776,9 288,9 8,4 579,0 334,7 91,3 1009,8 69,6 11,7 Sản lượng (tấn) 50,2 5,3 60,9 4,1 2,9 3,7 219,7 7,8 46,3 44,7 3,3 10,6 Diện tích (ha) Gia Lâm 202,4 61,3 274 350,0 39,3 17,1 110,5 78,6 108,8 77,7 65,0 61,68 Năng suất (tạ/ha) 799,5 12,3 1669 143,5 11,4 4,1 1970,4 22,0 103,8 244,6 16,3 58,0 Sản lượng (tấn) 58,9 11,3 61,3 9,8 20,0 2,7 326,3 53,2 64,7 209,9 4,0 20,3 Diện tích (ha) Đông Anh 259,6 353,3 200 300,0 93,8 61,4 111,0 82,7 97,5 130,3 110,1 144,67 Năng suất (tạ/ha) 1189,1 300,3 1226 204,4 103,2 8,6 1137,3 156,4 508,9 1127,0 44,0 215,6 Sản lượng (tấn) 12,4 3,1 48,6 2,5 2,9 0,7 67,5 3,4 46,8 17,1 1,0 1,7 Diện tích (ha) Thanh Trì 132,4 110,0 266 211,0 46,6 39,2 90,4 76,6 91,3 89,1 102,5 102,4 Năng suất (tạ/ha) 94,0 34,1 1293 52,5 13,5 2,0 520,0 22,2 405,2 73,0 10,3 9,2 Sản lượng (tấn) 99,2 3,7 23,3 3,5 3,3 1,2 68,4 12,1 60,4 42,2 2,1 29,6 Diện tích (ha) Từ Liêm 112,1 184,8 472 235,0 56,5 56,8 88,9 54,1 110,2 81,3 66,9 121,8 Năng suất (tạ/ha) 823,9 46,2 1100 82,3 13,0 6,3 373,2 41,6 584,2 266,6 13,4 199,8 Sản lượng (tấn) Về năng suất của từng cây khi so sánh ở các huyện khác nhau, nói chung có sự khác nhau nhưng không nhiều . Những loại cây có năng suất khá đồng đều giữa các huyện là bưởi, hồng xiêm, chuối, táo, nhãn, vải. Đây là những loại cây về mặt sinh học chúng có khả năng thích ứng khá rộng, sinh trưởng phát triển khoẻ và khả năng chống chịu với điều kiện xấu, bất lợi của khí hậu là khá cao so với các loại cây ăn quả khác, ít yêu cầu điều kiện thâm canh cao. Sự biến động về năng suất là khá lớn ở các cây trong nhóm: quýt, cam Canh và các loại quýt khác, các loại cam khác, na dai, hồng xiêm, đu đủ. Những loại cây này là những loại trong quá trình sinh trưởng phát triển có yêu cầu những điều kiện chăm sóc, đất trồng thích hợp riêng. Ví dụ: na dai trồng ở Gia Lâm năng suất chỉ đạt 7,8kg/cây so với khi trồng ở Đông Anh là 23kg/ cây, Sóc Sơn là 13,2kg/ cây, bởi vì na dai yêu cầu đất trồng cao, thoát nước nhanh; hoặc cam canh năng suất quả đạt cao ở Từ Liêm, Đông Anh thì ngoài yếu tố đất đai thì còn phụ thuộc kỹ thuật chăm sóc cho cây. Từ kết qủa về năng suất các loại cây ăn quả có thể thấy khả năng, trình độ của người nông dân về trồng trọt và chăm sóc cây ăn quả ở 5 huyện của địa bàn thành phố. Năng suất trung bình đạt cao ở Đông Anh, Từ Liêm (bình quân 34-37,6 kg/ cây), Sóc Sơn (13,2kg/ cây), bởi vì na dai yêu cầu đất trồng cao, thoát nước nhanh; hoặc cam Canh năng suất đạt cao ở Từ Liêm, Đông Anh, thì ngoài yếu tố đất đai còn phụ thuộc vào kỹ thuật chăm sóc cho cây. Từ kết quả về năng suất quả các loại cây ăn quả có thể cho thấy khả năng, trình độ của người nông dân về trồng trọt và chăm sóc cây ăn quả ở 5 huyện của địa bàn Thành phố. Năng suất quả trung bình đạt cao ở Đông Anh, Từ Liêm (34- 37,6kg/cây bình quân ) cũng là 2 nơi có phong trào làm vườn khá và người nông dân bước đầu đã biết chăm sóc cây, đầu tư tập trung vào sản xuất cây ăn quả so với các huyện khác. Từ số liệu cho thấy năng suất các loại cây ăn quả ở Hà Nội mới chỉ đạt ở mức trung bình khá, ở một số cây đạt khá. Năng suất cây ăn quả ở Hà Nội liên quan tới các yếu tố: điều kiện sinh thái, giống cây trồng, mức đầu tư và khả năng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật canh tác, đặc biệt là các kỹ thuật đặc thù. Như vậy để đáp ứng nhu cầu quả cho thành phố, trong các năm tới hướng phát triển sản xuất cây ăn quả là đầu tư thâm canh trên diện tích đã có và mở rộng diện tích, tăng sản lượng và giá trị để đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu quả tươi của Thành phố, dự tính đạt từ 30- 35% tổng nhu cầu quả. 2. Cơ cấu và bố trí sản xuất cây ăn quả. 2.1. Cơ cấu sản xuất cây ăn quả. Cơ cấu diện tích và sản lượng của các loại cây ăn quả được trồng trên địa bàn thành phố Hạ Nội như sau: Biểu 13: Cơ cấu diện tích và sản lượng cây ăn quả của thành phố Hà Nội. Loại cây ăn quả Cơ cấu về diện tích Cơ cấu về sản lượng 2000 2001 2002 2000 2001 2002 DT (ha) % DT (ha) % DT (ha) % DT (ha) % DT (ha) % DT (ha) % Tổng số 3076,5 100 3235 100 3558 100 37426,3 100 38641 100 42731 100 Cam Canh 82,5 2,68 83 2,57 110 3,09 524,9 1,38 488 1,28 647 1,51 Cam khác 28,2 0,92 25 0,77 40 1,12 162,3 0,43 98 0,03 166 0,39 Bưởi Diễn 330,3 2,69 110 3,40 240 6,75 543 7,3 720 7,62 1670 4,65 Bưởi khác 82,9 10,07 330 10,20 220 6,18 2800 1,45 2914 1,88 1986 3,91 Hồng Xiêm 259,7 8,44 255 7,88 300 8,43 2366,5 6,23 1927 5,03 2467 5,77 Vải Thiều 280,0 9,10 343 10,60 460 12,93 576,9 1,52 1260 3,29 1789 4,19 Nhãn 832,6 27,06 859 26,55 900 25,30 4732,4 12,46 3240 8,47 3594 8,41 Hồng 14,6 0,47 24 0,74 38 1,07 32,5 0,09 54 0,14 87 0,2 Na dai 92,1 2,99 100 3,09 110 3,09 433,3 1,14 900 2,35 1000 2,34 Đu Đủ 53,1 1,73 56 1,73 80 2,25 1329,7 3,50 1400 3,66 2100 4,91 Chuối 691,2 22,47 705 21,79 755 21,22 20467 53,9 21150 55,28 22650 53,0 Táo 278,1 9,04 274 8,47 305 8,57 3344,5 8,8 4110 10,74 4575 10,71 Cùng với sự tăng lên về diện tích thì sản lượng quả qua các năm không thay đổi. Năm 2000 có 37996,9 tấn thì sang năm 2001 tăng lên 38261 tấn và năm 2002 là 42731 tấn. Ngoài cây bưởi khác diện tích giảm qua các năm nên sản lượng giảm xuống còn các cây khác diện tích có xu hướng tăng lên, nên sản lượng theo đó cũng tăng lên. Mặc dù sản lương tăng theo các năm nhưng xét về cơ cấu sản lượng thì tăng lên không đáng kể. Chẳng hạn như cam Canh năn 2000 chiếm 1,38% thì sang năm 2002 tăng lên 1,51 %; bưởi Diễn từ 1,45% ( năm 2000) tăng lên 3,91% (2002) giá trị sản lượng; vải thiều năm 2000 chiếm 1,52% giá trị sản lượng, năm 2002 chiếm 4,19%. Như vậy, các cây cam, bưởi, hồng xiêm, nhãn, vải là các cây chính, chủ lực của Thành phố Hà Nội. Mặc dù chuối chiếm diện tích khá cao trong cơ cấu cây ăn quả, nhưng nó vẫn là cây ăn quả phụ vì tính hàng hoá của nó không cao. Còn các cây cam, bưởi, hồng xiêm, nhãn là cây trồng chính vì nó thích hợp với các vùng đất đồi, gò ở các huyện như Sóc Sơn, Đông Anh- nơi có khả năng tập trung các loại cây ăn quả phục vụ nhu cầu quả của Hà Nội. Những loại cây trồng có quy mô diện tích khá lớn là: các loại bưởi khác: năm 2000 có 330,3 ha chiếm 10,74%, năm 2001 là 330 ha chiếm 10,20%, năm 2002 là 220 ha chiếm 6,18%; hồng xiêm 259,7 ha (năm 2000) chiếm 8,44%, vải thiều 280 ha chiếm 9,1%, nhãn 832,6 ha chiếm 27,06%, chuối 691,2 ha chiếm 22,4% và táo 278,1 ha chiếm 9,04% (năm2000). Hai loại cây đặc sản là cam Canh: 82,5 ha chiếm 2,7% (năm 2000), năm 2002 có 110 ha chiếm 3,09% và bưởi Diễn: 80,9 ha chiếm 2,69% năm 2000, 240 ha năm 2002 chiếm 6,75%. Như vậy quy mô diện tích các loại cây ăn quả đặc sản của Hà Nội chỉ chiếm khoảng 12- 13% tổng diện tích cây ăn quả, đó là tỷ lệ thấp so với yêu cầu và mong muốn. Dựa vào biểu 13 ta thấy diện tích cây ăn quả qua các năm có xu hướng tăng lên. Năm 2001, có 3235 ha tăng 158,5 ha so với năm 2000, năm 2002 có 3558 ha tăng 481,5 ha so với năm 2000. Trong đó diện tích cây hồng xiêm, vải thiều, nhãn, chuối tăng lên rõ nét nhất. Năm 2000: hồng Xiêm 259,7 ha, vải thiều 280 ha, nhãn 832,6 ha, chuối 691,2 ha đến năm 2002 tăng lên: hồng xiêm 300 ha, vải thiều 460 ha, nhãn 900 ha, chuối 755 ha. Các loại cây này tập trung chủ yếu ở Đông Anh và Sóc Sơn- nơi có quỹ đất lớn, mật độ dân cư thưa, có điều kiện trồng cây ăn quả tập trung với quy mô lớn. Cùng với sự tăng lên về diện tích thì sản lượng qua các năm hầu như không thay đổi. Năm 2001 diện tích tăng 158,5 ha nhưng sản lượng chỉ đạt được 1214,7 tấn, năm 2000 diện tích tăng 481,5 ha nhưng sản lượng tăng 4090 tấn tức là năng suất giữa các năm ổn định, không có biểu hiện của sự tăng lên về năng suất. 2.2 Bố trí sản xuất các loại cây ăn quả chủ yếu Những kết quả điều tra cụ thể cho từng loại cây ăn quả chính ở ngoại thành Hà Nội được xử lý tổng hợp và trình bày theo thứ tự của các loại cây ăn quả như sau: Cây Bưởi: là cây ăn quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam châu á, thuộc họ cây có múi, được trồng ở địa bàn Hà Nội từ lâu và hiện tại chúng chiếm 13,4% tổng diện tích trồng cây ăn quả của thành phố. Nó được coi là cây ăn quả trồng có tính phổ biến trên địa bàn tất cả 5 huyện điều tra. Kết quả điều tra khảo sát cho thấy, tổng diện tích trồng bưởi của toàn thành phố 413,2 ha; trong đó diện tích trồng các giống bưởi khác (bưởi địa phương, ĐHNNI, Đài Loan) chiếm ưu thế là 330,3 ha, tập trung ở Sóc Sơn, Đông Anh và Gia Lâm. Giống bưởi Diễn chỉ chiếm diện tích thấp là 82,9 ha, tập trung ở huyện Từ Liêm và Đông Anh. Sự phân bố của cây bưởi chủ yếu ở Sóc Sơn, Đông Anh, Từ Liêm và trong từng huyện thì chúng được trồng ở vùng đất cao có liên quan nhiều đến đất thổ cư tức là chủ yếu trồng trong vườn nhà, quanh nơi ở của các hộ nông dân. Cây cam Canh: mặc dù tên gọi là cam nhưng được xếp vào nhóm quýt bởi lá có eo rất nhỏ, hạt tròn, vỏ quá dễ tách và là cây yêu cầu điều kiện ẩm, chịu lạnh không cao. Có nhiều giống khác nhau được trồng ở Việt Nam, song những giống quýt chín muộn không nhiều và phần lớn là các giống đã chọn lọc lâu đời, hình thành những giống nổi tiếng như cam Canh. Qua thống kê toàn Hà Nội hiện có 82,5 ha trồng cam Cam. Số diện tích trồng phân bố ở Từ Liêm (29,6 ha), Đông Anh (20,3 ha), Sóc Sơn (12,9 ha), Gia Lâm (10,6 ha), thấp nhất ở Thanh Trì chỉ có 1,7 ha và ở 3 quận là 7,4 ha. Về phân bố trên diện tích toàn thành phố thì có thể coi Từ Liêm và Đông Anh là 2 vùng cam của thành phố, song xét trên địa bàn ở một số huyện thì cam Canh phân bố ở các xã có địa hình cao trung bình như Mai Đình, Tiên Dược của Sóc Sơn, Trâu Quỳ, Dương Xá của Gia Lâm... tức là những chân đất đảm bảo tầng dầy lớp đất cũng như chế độ nước cho cây. Cây cam, quýt: Thực tế thì các giống quýt đã được khuyến cáo trồng từ lâu ở địa bàn Hà Nội, bao gồm các giống quýt Tích Giang, quýt Bố Hạ, Cam Bù (một dạng quýt), cam Canh. Đặc điểm sinh học của giống quýt này là yêu cầu đất thoáng, tiêu thoát đồng thời giữ nước tốt, mức phân bón cao và đầy đủ đặc biệt là phải tiến hành thâm canh, phòng trừ sâu bệnh ngay từ đầu, kịp thời. Chính những yêu cầu đặt ra như vậy cho nên đã nhiều năm qua nhưng diện tích trồng chưa nhiều, mặc dù có sự chú ý của các chủ vườn. ở Hà Nội các giống quýt được trồng với diện tích không nhiều: 48,9 ha tập trung ở Sóc Sơn và Đông Anh (mỗi huyện trên 10 ha) và ở từng huyện thì các giống quýt được trồng ở các vùng đất bằng trong đê của các xã, đó là các chân đất loại tốt của huyện như: Minh Phú, Hồng Kỳ, Khánh Xuân của Sóc Sơn, Đa Tốn, Trâu Quỳ, Thạch Bàn của Gia Lâm. Về cây cam thì nhìn chung tình hình trồng trọt cây cam các giống khác nhau, bao gồm cam Xã Đoài, cam chua Động Đình... ở Hà Nội cũng tương tự như hiện trạng trồng trọt cây quýt các loại. Tổng diện tích các loại cam trồng ở Hà Nội là 28,2 ha, trong đó vùng trồng cam ở Hà Nội chủ yếu là Sóc Sơn và Gia Lâm. Cây cam cũng như cây quýt đang gặp phải những vấn đề khó khăn trong phát triển diện tích là: sâu bệnh, giống và kỹ thuật chăm sóc, bón phân. Cây Hồng xiêm: Hồng xiêm là cây trồng khá phổ biến ở các vườn quả của các hộ gia đình trên địa bàn Hà Nội. Với bản chất là cây nhiệt đới, song Hồng xiêm có tính thích ứng rộng, năng suất ổn định, ít sâu bệnh nên một thời ở địa bàn Hà Nội đã nổi lên phong trào trồng Hồng xiêm. Toàn thành phố hiện tại có 259,7 ha trồng Hồng xiêm, với giống Hồng xiêm Xuân Đỉnh, trong đó diện tích trồng tập trung ở huyện Từ Liên 60,4 ha, Đông Anh 64,7 ha sau đó là Thanh Trì, Gia Lâm. Sự phân bố của Hồng xiêm Xuân Đỉnh phổ biến là ở các vườn nhà, vườn trong khu dân cư, trồng ở vườn không nhiều ngay cả ở xã có diện tích vườn khá rộng ở các huyện như Sóc Sơn, Đông Anh. Cây vải thiều: Vải thiều được xếp vào nhóm cây ăn quả á nhiệt đới, sinh trưởng và phát triển tốt ở những vùng có khí hậu đặc trưng là khô, hạn vào mùa đông xuân, ẩm vào mùa hè, thu. ở nước ta, vải trồng ở vùng đồng bằng (Thanh Hà - Hải Dương) và vùng đồi núi trung du phía Bắc (Lục Ngạn - Bắc Giang) và ngay cả ở miền Trung. ở địa bàn Hà Nội, cây vải thiều cũng là một cây ăn quả được các chủ vườn quan tâm, đặc biệt là các hộ nông dân ở vùng đồi núi phía Bắc của thành phố.Toàn thành phố hiện có 280 ha trồng vải trong đó diện tích trồng vải được tập trung ở huyện Sóc Sơn (203,5 ha), huyện Đông Anh (53,2 ha), các huyện còn lại diện tích không nhiều từ 3 -12 ha. Như vậy có thể nói, hiện nay ở Hà Nội, vùng vải tập trung ở các huyện phía Bắc, đây là nơi có điều kiện khá thuận lợi về đất đai và khí hậu cho cây vải, đặc biệt đất có địa hình cao, thoát nước tốt và tầng đất dày. Cây nhãn: Nhãn được coi là cây ăn quả có khả năng thích ứng khá rộng với nhiều vùng ở nước ta, tuy nhiên các giống nhãn ở miền Bắc trồng là những giống xuất phát từ vùng á nhiệt đới. ở Hà Nội, nhãn là cây ăn quả khá phổ biến ở cả 5 huyện và được trồng từ lâu với nguồn gốc giống từ giống nhãn của Hưng Yên. Cây nhãn phân bố chủ yếu ở các huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm; hai huyện Thanh Trì và Từ Liêm có diện tích tương đương nhau và chiếm số lượng không nhiều. Điều này có thể lý giải là các huyện trồng nhiều nhãn cũng chính là những huyện có lợi thế về diện tích phát triển cây nhãn, như các vùng đất dọc các con sông, đất bãi và các vùng đất có khả năng trồng rau màu, lương thực khó khăn. Tổng diện tích nhãn toàn Thành phố đạt 832,6 ha, trong đó Đông Anh 326,3 ha, chiếm khoảng 40% diện tích, sau đó đến Gia Lâm, Sóc Sơn và Từ Liêm, Thanh Trì. Cây hồng quả: Mặc dù là cây ăn quả quý và được mến mộ song ở địa bàn Hà Nội thì cây hồng quả chỉ là một cây mới đưa vào trồng và mới được khuyến cáo trong vài ba năm trước đây cho vùng đất đồi và bạc màu của 2 huyện Sóc Sơn, Đông Anh, bởi vì hồng quả là cây trồng khá chịu khô hạn, ít sâu bệnh và năng suất ổn định. Những giống hồng được khuyến cáo trồng ở Hà Nội phần lớn là giống hồng Thạch Thất cho vùng đồi và giống hồng Nhân Hậu cho vùng đất thấp có mực nước ngầm cao. Diện tích trồng hồng quả trên địa bàn Hà Nội không đều do đây là cây mới được chú ý và khuyến cáo. Tổng diện tích đạt 14,6 ha, trong đó tập trung ở Sóc Sơn 4,3 ha, Gia Lâm 3,7 ha và Đông Anh 2,7 ha. Các huyện còn lại diện tích không đáng kể. Đối với cây hồng, trồng ở địa bàn Hà Nội là một lợi thế, nhất là đối với các giống hồng chín, vừa là cây ăn quả, vừa là cây cảnh, đồng thời có thể trồng xen nhiều loại cây, thích hợp ở đất xấu, đất đá sỏi, vì vậy cây hồng vẫn là một cây được chú ý, nhất là đối với vùng Sóc Sơn và Đông Anh. Cây na dai: Trong họ na dai thì cây na dai là cây được các chủ vườn quan tâm hơn cả do quả ngọt và có hương thơm đặc biệt, nhất là đối với các dân tộc ở Đông Nam á. Khả năng chống chịu khô hạn của na dai rất tốt do có khả năng rụng lá khi điều kiện bất thuận cho sinh trưởng. Vì vậy na dai được trồng phổ biến ở vùng đồi núi trung du của miền Bắc Việt Nam. ở Hà Nội cây na dai cũng được chú ý phát triển trong mấy năm trở lại đây và có thể thấy nhiều vườn quả của ngoại thành Hà Nội. ở Hà Nội cây na dai được phân bố chủ yếu ở 2 huyện Sóc Sơn và Đông Anh. Trong tổng số 92,1 ha trồng thì 2 huyện này đã chiếm hơn 80 ha, với Sóc Sơn 61 ha, Đông Anh 20 ha. Cây đu đủ: Là cây trồng rất được quan tâm phát triển của các hộ nông dân ở hầu hết các huyện, do những ưu thế của cây đu đủ là nhanh cho thu hoạch, sản lượng cao, chiếm diện tích không nhiều, có thể trồng xen với cây ăn quả khác, quả được bán khá chạy ở các thị trường. Mặc dù là cây được các chủ hộ nông dân ở Hà Nội quan tâm trồng trọt song có những vấn đề về sâu bệnh, giống mà người trồng chưa khắc phục được, nên diện tích trồng đu đủ mới ở mức thấp. Toàn thành phố mới có 53,1 ha, phân bố chủ yếu ở Sóc Sơn (30,2 ha), sau đó là Đông Anh (9,8 ha). Như vậy có thể thấy rằng vùng trồng đu đủ của Hà Nội tập trung ở Sóc Sơn và Đông Anh, các huyện còn lại diện tích không nhiều. Hai huyện này có lợi thế về diện tích trồng, địa hình đất cao, ít bị ngập nước là khá thích hợp với cây đu đủ, song do đất chủ yếu là đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng nên cần phải chú ý bón phân cho đu đủ. Cây chuối: Cây chuối là cây ăn quả nhiệt đới rất phổ biến ở các vùng kinh tế nước ta và được coi là loại quả dân dã, hợp thị hiếu của nhiều người. ở Hà Nội chuối được trồng rất phổ biến ở các huyện, song so với nhu cầu, quả chuối vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và một phần lớn sản phẩm quả chuối vẫn do các vùng lân cận cung cấp. Hiện tại ở Hà Nội có 691,2 ha trồng chuối, được trồng tập trung ở Sóc Sơn (69,7% diện tích), sau đó là Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, ít nhất là huyện Từ Liêm (28,1% diện tích) và đây cũng là diện tích chuối kinh doanh của Hà Nội. Vùng phân bố trồng trọt ở địa bàn toàn thành phố là Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm và trong từng huyện thì chuối được trồng nhiều ở các xã dọc các con sông hoặc các vùng đất không quá cao, đất bãi ngoài đê... Như Đông xuân, Bắc Sơn của Sóc Sơn, Kim Sơn, Giang Biên, Yên Viên của Gia Lâm. Đó là những vùng đất đủ ẩm, sâu màu và khá đầy đủ các chất dinh dưỡng. Cây táo quả: Cây táo quả có nguồn gốc nhiệt đới và được trồng lấy quả ăn từ lâu, song mãi đến khi có những tiến bộ trong công tác chọn giống thì cây táo mới được trồng rộng mang tính hàng hoá. Với ưu thế sinh trưởng khoẻ, nhanh cho thu hoạch, thời gian mang quả không dài, lại có thể đốn cắt để làm thêm một vụ cây ngắn ngày, cây táo đã đi vào cơ cấu giống của nhiều vườn đồng ở các huyện Hà Nội. Diện tích trồng táo ở Hà Nội là 278,1 ha, tập trung nhiều ở Từ Liêm và Đông Anh, sau đó đến Gia Lâm, Sóc Sơn, cây táo được trồng trong mô hình trồng xen với các loại rau vụ Đông Xuân khi đã thu quả và đốn táo. Biểu13: Các tiểu vùng chuyên canh cây ăn quả chủ yếu ở Hà Nội STT Chỉ tiêu Sóc Sơn Gia Lâm Đông Anh Thanh Trì Từ Liêm 1 Cam Canh Mai Đình, Tiên Dược Trâu Quỳ, Dương Xá Cổ Loa, Đông Hội Vạn Phúc Minh Khai, Thuỵ Phương 2 Cam khác 82,5 ha Hồng Kỳ, Bắc Phú, Hiền Ninh Dương Xá, Giang Biên Đông Hội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc Hoàng Việt, Liên Minh, Tả Thanh Oai Mỹ Đình, Xuân Phương 3 Bưởi Diễn 82,9 ha Nam Sơn, Tiên Dược Lệ Chi, Trâu Quỳ Việt Hùng, Vĩnh Ngọc Minh Khai, Phú Diễn, Xuân Phương 4 Bưởi khác 330 ha Tiên Dược, Phú Cường, Trung Giã Kim Sơn, Dương Xá, Lệ Chi Đông Hội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc Tả Thanh Oai, Vĩnh Quỳnh, Vạn Phúc Tây Mỗ, Xuân Phương 5 Hồng xiêm 259,7 ha Phú Cường, Xuân Giang Trâu Quỳ, Thạch Bàn Việt Hùng, Vĩnh Ngọc Thanh Oai, Ngọc Hồi Xuân Đỉnh, Minh Khai, Xuân Phương 6 Vải thiều 280 ha Bắc Sơn, Nam Sơn, Minh Phú Dương Xá, Trâu Quỳ, Phú Thuỵ Bắc Hồng, Đông Hội, Uy Nỗ Yên Mỹ, Vĩnh Tuy Xuân Đỉnh, Vườn quả 7 Nhãn 832,6 Nam Sơn, Minh Phú, Phù Ninh Trâu Quỳ, Kim Lan, Long Biên Bắc Hồng, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc Thanh Oai, Lĩnh Nam, Thanh Trì Vườn quả, Tây Mỗ Đông Ngọc 8 Hồng Nhân hậu 14,6 ha Xuân Giang, Thanh Xuân, Đông Xuân Trâu Quỳ, Yên Thường, Kim Sơn Vân Nội, Tiên Dương Tả Thanh Oai Cổ Nhuế 9 Na dai 92,1 ha Phù Ninh, Nam Sơn, Xuân Giang Đa Tốn, Kim Sơn, Yên Viên Bắc Hồng, Nam Hồng, Vĩnh Ngọc Tả Thanh Oai, Tam Hiệp Xuân Đỉnh 10 Đu đủ 53,1 ha Nam Sơn, Mai Đình, Phù Ninh Đa Tốn, Trâu Quỳ, Thạch Bàn Bắc Hồng, Đông Nội, Vĩnh Ngọc Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Thanh Trì Phú Diễn, Mễ Trì 11 Quýt 48,9 ha Phú Minh, Hồng Kỳ, Thanh Xuân Đa Tốn, Trâu Quỳ, Thạch Bàn Cổ Loa Lĩnh Nam, Vĩnh Tuy Mỹ Đình, Thuỵ Phuơng 12 Chuối 691,2 ha Bắc Sơn, Đông Xuân, Nam Sơn, Tân Minh Kim Sơn, Yên Viên, Giang Biên Đông Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc Thanh Trì, Vạn Phúc, Đại áng Đông Ngọc, Đại Mỗ, Xuân Phương, Tây Mỗ, Vườn quả. 13 Táo 278,1 ha Phù Linh, Sóc Sơn, Minh Phú Cự Khôi, Đông Dư, Trâu Quỳ Đông Nội, Uy Nỗ, Vĩnh Ngọc Thanh Trì, Vĩnh Quỳnh, Vĩnh Tuy Vườn quả, Tây Mỗ, Yên Hoà, Minh Khai Như vậy các cây nhãn, hồng xiêm, chuối, bưởi là những cây được trồng nhiều ở 5 huyện của địa bàn Hà Nội, có thể nói rằng đây là những loại cây ăn quả có thích ứng rộng, yêu cầu điều kiện sinh thái không nghiêm ngặt và về mức độ nào đó ít bị sâu bệnh so với các loại khác. Các loại cây có diện tích ít hơn thì tình hình phân bố của chúng lại có tính chất đặc trưng theo huyện hay có nghĩa là tuỳ từng vùng sinh thái. Ví dụ ở Sóc Sơn thì na dai, đu đủ là cây đặc trưng còn ởvùng Gia Lâm là cam, quýt, táo bưởi; vùng Đông Anh là chuối, táo, cam Canh... Các loại cây có diện tích trồng trung bình phổ biến ở 5 huyện là táo cam quýt và các loại bưởi. Những cây có diện tích trồng không nhiều phân bố ở các huyện phần lớn là các cây mới được đưa vào theo các chương trình, dự án hoặc những cây trồng theo phong trào làm vườn ở từng vùng sinh thái. Các cây ăn quả chính phân bố ở các huyện: -Sóc Sơn: Vải thiều, na dai, nhãn, đu đủ, bưới các loại -Đông Anh: nhãn, bưởi các loại, na dai -Gia Lâm: bưởi các loại, nhãn, chuối, táo -Thanh Trì: bưởi các loại, nhãn, chuối, táo, hồng xiêm -Từ Liêm: cam Canh, bưởi Diễn, hồng xiêm 3. Các biện pháp thâm canh sản xuất cây ăn quả. Thâm canh nông nghiệp là quá trình đầu tư phụ thêm tư liệu sản xuất và sức lao động trên đơn vị diện tích, hoàn thiện không ngừng các biện pháp kỹ thuật, tổ chức và những yếu tố khác của sản xuất với mục đích nâng cao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0020.doc
Tài liệu liên quan