Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường rau quả của nông nghiệp Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

Chương I : Thực trạng của thị trường rau quả của Việt Nam 2

I. Nguồn cung cấp 2

1. Nguồn sản xuất trong nước 2

1.1 sản xuất rau 2

1.2 Sản xuất quả 4

2. Nguồn nhập khẩu 5

II-Sản phẩm rau quả 5

1.Rau quả không qua chế biến 5

2-Rau quả qua chế biến 6

III-Thực trạng tiêu thụ và điều kiện phát triển 7

1.Tiêu thụ 7

1.1Tiêu thụ trong nước 7

1.1.Xuất khẩu 9

1.1.1.Thời kỳ 1990 trở về trước : 9

1.1.2. Thời kỳ 1991 đến nay . 10

2. Điều kiện phát triển . 13

2.1 Thị trường trong nước. 13

2.2 Một số thị trường xuất khẩu tiềm năng 14

2.2.1 Dự báo thị trường rau quả thế giới 14

2.2.2 . Thị trường khu vực Châu Á- Thái Bình Dương 16

2.2.2.1. Thị trường Trung Quốc 16

2.2.2.2- Thị trường Hông Kông. 18

2.2.2.3 Thị trường Nhật Bản 19

2.2.2.4 Thị trường Đài Loan. 21

2.2.2.5- Thị trường khối ASEAN. 23

2.2.2.5.1Thị trường Singapore 23

2.2.2.5.2 Thị trường Malaysia 26

2.2.2.6 Thị trường Australia. 26

2.2.3Thị trường Châu Âu 29

2.2.3.1 Tại thị trường Tây và Bắc Âu 30

2.2.3.2. Thị trường SNG và Nga 31

2.2.4. Thị trường Bắc Mĩ-Mĩ La Tinh 33

2.2.4.1 Thị trường Hoa Kỳ 33

2.2.5. Thị trường Trung Cận Đông và Châu Phi 38

2.3. Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và hợp tác đầu tư 38

3. Vấn đề thương hiệu rau quả của Việt Nam hiện nay 39

4- Quản lí của nhà nước đối với thị trường rau quả. 41

V- Thành công, hạn chế và nguyên nhân của việc phát triển thị trường rau quả Việt Nam trong những năm qua. 43

1- Thành công 43

2.Hạn chế và nguyên nhân. 44

CHƯƠNG II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM 49

I. Quan Điểm và Mục Tiêu Phát Triển 49

1.Quan điểm 49

2. Mục tiêu 50

II. Biện Pháp 50

1. Phát triển thị trường tiêu thụ 50

1.1. Nghiên cứu thị trường 50

1.2 Nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm rau quả 51

1.2.1.Đẩy mạnh sản xuất nguyên liệu 51

1.2.2. Đẩy mạnh chế biến bảo quản 53

1.3. Đầu tư nhân lực ,vốn, tăng cường hoạt động tiếp thị và xúc tiến thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu rau quả vào một số thị trường chính 55

1.4 Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển sản xuất ,chế biến và xuất khẩu rau quả 56

1.5. Nâng cao vai trò quản lí nhà nước đối với thị trường rau quả 57

1.6 Đẩy mạnh tiêu thụ rau quả trên thị trường trong nước 59

2. Chính sách hỗ trợ của nhà nước 60

2.1 Chính sách thị trường 60

2.1.1. Chính sách cung ứng các yếu tố đầu vào cho nôngdân 60

2.1.2 Hoạch định và thực thi chính sách thị trường tiêu thụ nông sản rau quả rõ ràng, thông thoáng và có lợi cho nông dân. 62

2.1.3 chính sách hỗ trợ và bảo hộ nông dân trong trao đổi hàng hoá. 65

2.2 Chính sách đầu tư 66

2.3 Chính sách tín dụng 67

2.4 Hỗ trợ chế biến 68

2.5 Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn: 69

3- Công tác marketing đối với hàng hoá nông sản rau quả và việc đẩy mạnh phát triển thương hiệu rau quả. 70

KẾT LUẬN 77

 

 

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4290 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường rau quả của nông nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạch trên cánh đồng…kể cả trứng nhộng và cả ấu trùng của chúng cũng bị cấm nhập (trừ phi vì mục đích khoa học) nhưng phải theo những quy định riêng của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ.Các gói, các kiện hàng có chứa sâu bọ sống, trứng nhộng hoặc ấu trùng thuộc loại không nguy hại cho mùa màng hoặc cây cối thì chỉ được mang vào Hoa Kỳ khi có giây phép của cơ quan giám định động thực vật( APHIS) thuộc Bộ nông nghiệp với điều kiện là các loại này cũng không bị cấm bởi cơ quan quản lí nghề cá và cơ quan quản lí động vật hoang dã ở Hoa Kỳ. + Về thủ tục xin giấy phép nhập khẩu các hàng rau quả tươi vào Hoa Kỳ: Muốn nhập khẩu rau quả tươi vào Hoa Kỳ phải được phép của cơ quan giám định động-thực vật Hoa Kỳ.Hiện nay cơ quan này vẫn chưa chính thức cho phép nhập khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam vì họ chưa có các thông tin và những nghiên cứu đày đủ về các loại sâu bọ có trên các sản phẩm rau quả tươi đến từ Việt Nam, trong khi theo các thông tin có được thì các sản phẩm rau quả của Việt Nam không đủ độ an toàn vệ sinh và có nguy cơ đưa vào Hoa Kỳ các loại sâu bọ có hại. Cơ quan APHIS chỉ cho phép nhập khẩu các sản phẩm rau quả từ Việt Nam sau khi nhận đựơc các thông tin chính thức từ phía Việt Namvà sau khi nghiên cứu , xác định rằng các sản phẩm đó có thể được nhập khẩu mà không du nhập vào Hoa Kỳ các loại sâu bọ có hại. APHIS sẽ xem xét và xác định các sản phẩm đó chưa bị nhiễm sâu bệnh ( kể cả các bệnh thực vật) ở nước xuất xứ và có thể xử lí được để loại sâu bệnh, hoặc đã được trồng, thu hoạch và giao hàng từ những khu vực đã được APHIS phê chuẩn- là khu vực hoặc địa phương không có sâu bệnh ở tại nước xuất xứ. APHIS sẵn sàng tiến hành các nghiên cứu cần thiết nói trên với các sản phẩm rau quả từ Việt Nam dựa trên những thông tin từ phía Việt Nam cung cấp. Các thông tin vè sâu bệnh phải do Bộ nông nghiệp va phát triển nông thôn Việt Nam cung cấp cho phía Hoa Kỳ về các loại sâu bệnh đã từng có tại Việt Nam trên từng loại rau quả. Để làm được điều nay, các công ty xuất khẩu rau quả của Việt Nam cần phối hợp với các đối tác( các nhà nhập khẩu )Hoa Kỳ để thu thập và cung cấp thông tin cho APHIS: 1. Tên khoa học( loài và chủng loại) để xác định nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm, vì thường một loại cây có thể có nhiều tên gọi khác nhau ở các nước khác nhau. 2. Mô tả các bộ phận của hàng sẽ giao( gốc, thên, ống, quả,hạt, lá, cuống…) do các loại sâu bệnh có thể nhiễm vào các sản phẩm khác nhau của cây. 3. Tên của nước trồng loại cây và tên nước mà từ đó sẽ giao hàng sang Hoa Kỳ do các nước này có các loại sâu bệnh không giống nha, khi chuyển sang nước thứ 3 có thể nhiễm các loại sâu bệnh của các nước trung gian đó. 4. Mô tả địa phương nơi trồng loại cây đó, vì một số loại bệnh không tồn tại ở một số khu vực của nước đó.Tại những khu vực, địa phương được coi là không có sâu bệnh thì cũng có thể chấp nhận được. 5. Tên hay địa chỉ của bất kì một hợp tác xã, công ty hay bất kì một tổ chức tương tự nào đó của người trồng loại cây đó, vì APHIS muốn sơ bộ chấp nhận những lô hàng qua sự tín nhiệm của một tổ chức hơn là qua từng cá nhân.6. Dự kiến tổng trọng lượng(kg) và các chuyến hàng sẽ giao hàng năm cùng số lượng của từng chuyến sẽ giao hàng qua Hoa Kỳ. 7. Dự kiến các cảng sẽ đến tại Hoa Kỳ và các khu vực địa lí sẽ phân phối, tiêu thụ hàng tại Hoa Kỳ. 9. Phương thức vận chuyển(đường hàng không hoặc đường biển). Các mục từ 6-9 là cần tiết để xác định việc giám định và xử lí các chuyến hàng nhập khẩu. Đối với một số sản phẩm chỉ có thể giao hàng bằng đường biển vì cần có các phương tiện bảo quản lạnh. Thông tin về địa bàn phân phối có thể dùng để giới hạn việc cho phép nhập khẩu. Các thông tin về khối lượng, và các thời gian thu hoạch và giao hàng là để phục vụ cho những phân tích về kinh tế khi xem xét cho phép nhập khẩu. 10. Mô tả cách đóng gói bao bì, loại conteiner sẽ được dùng vào vận chuyển hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Các loại hàng phải được đóng bao sao cho dễ làm giấy giám định. Một số loại bao bì và conteiner sẽ bắt buộc phải khử trùng khi nhập vào Hoa Kỳ. Sau khi nhận được các thông tin trên, APHIS sẽ yêu cầu Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cung cấp các thông tin về các loại sâu bệnh này, APHIS sẽ tiến hành xem xét. Nếu APHIS chấp nhận về mặt kĩ thuật, họ sẽ công bố một phê chuẩn về đăng ký sản phẩm Liên bang (Federal Register Proposal) và đưa ra quyết định cho phép nhập khẩu ( cấp giấy phép nhập khẩu) cho bất kì thương nhân nào ở Hoa Kỳ muốn nhập khẩu mặt hàng rau quả từ Việt Nam. + Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu mặt hàng rau quả chế biến vào Hoa Kì Các sản phẩm này chỉ phải qua thủ tục giám định chất lượng của cơ quan quản lí thực phẩm và thuốc bệnh(FDA) thuộc Bộ y tế Hoa Kỳ, mà không phải qua APHIS như đối với rau quả tươi. Hiện nay Việt Nam đang bước vào thời cơ mới nhất là khi hiệp định thương mại Việt- Mỹ có hiệu lực chắc chắn là các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện thâm nhập sâu rộng hàng hoá của mình vào thị trường Mỹ , trong đó có mặt hàng rau quả. * Tác động của hiệp định thương mại Việt - Mỹ đến xuất khẩu rau quả của Việt Nam.. - Theo các cam kết trong hiệp định , các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước sẽ tham gia xuất khẩu trực tiếp mặt hàng rau quả . Việc đa dạng hoá các đối tượng tham gia xuất khẩu sẽ tăng khả năng cạnh tranh trong nội bộ các doanh nghiệp Việt Nam , làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh và phát triển thị trường. - Hàng rào thuế quan giảm xuống sẽ tạo điều kiện cho hàng hoá nông sản trong đó có rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ có khả năng cạnh tranh cao hơn so với trước đây do giá xuất khẩu rẻ hơn . Do đó ngành hàng rau quả có triển vọng tăng mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ vì thuế nhập khẩu giảm từ 21% xuống còn 5,4%, ngoài ra dự báo nhu cầu nhập khẩu rau quả trong tương lai của Mỹ sẽ tăng mạnh - Do các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tiếp cận thị trường Mỹ từ năm 1994 , sau khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ, nên thị trường này còn rất mới, các công tác tìm hiểu và thâm nhập thị trường, xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác… cưa được triển khai và phát triển để thúc đẩy xuất khẩu rau quả, do đó rau quả của ta chưa tạo được chỗ dứng vững chắc trên thị trường Mĩ. Điều này có thể thấy được phần nào qua việc so sánh kim ngạch xuất khẩu của rau quả Việt Nam sang các thị trường Mĩ,Nhật và EU.Các nước EU và Nhật có mức thu nhập bình quân đầu người tương đương Mĩ, và cũng áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ đối với hàng hoá nhập khẩu không kém gì Mĩ. Mặt khác các thị trương EU và Nhật tuy kém xa về mức tiêu thụ trên đầu người, song nhập khẩu rau quả của Việt Nam từ các thị trường này lớn hơn rất nhiều so với Mĩ Năm 2000 EU:10,4 triệu USD Nhật:9,7 triệu USD Mĩ:0,8 triệu USD Do đó khi thi hành hiệp định thương mại, bên cạnh hàng rào thuế nhập khẩu giảm xuống, cùng với trao đổi thông tin và công tác xúc tiến thương mại được đẩy mạnh, xuất khẩu rau quả sang Mĩ sẽ có hi vọng tăng lên>Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội mở ra đối với các doanh ngiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam thì cũng có nhiều thách thứ. Nguyên nhân bătds nguồn từ chỗ thị trường Mĩ là một thị trường khó tính với những quy định chặt chẽ vè vệ sinh an toàn thực phẩm, về nhãn mác thương mại và xuất xứ hàng hoá. hiện nay các thương nhân Mĩ đã tới Đà Lạt để khảo sát tình hình và muốn hợp tác với các doanh ngiệp Việt Nam tổ chức sản xuất, bảo quản và chế biến rau xuất khẩu sang Mĩ với yêu cầu quy mô ngày càng lớn để hàng năm có thể xuất khẩu sang Mĩ hàng chục ngàn tấn. Chúng ta có cơ sở để vươn tới kim ngạch xuất khẩu sang Mĩ hàng năm từ 150-200 triệu USD,tương đương với các nước trong khu vực. 2.2.5. Thị trường Trung Cận Đông và Châu Phi Có thể nói đây là thị trường còn quá mới mẻ với chúng ta, nhưng với chủ trương mở rộng giao lưu kinh tế, tăng cường công tác xuất khẩu của Đảng và chính phủ nên đây là thị trường tiềm năng cần khai thác mở rộng. Là thị trường có nhu cầu nông sản rất lớn. Tiêu dùng rau quả của khu vực này đòi hỏi chất lượng rất cao, cộng thêm văn hoá ẩm thực khá đặc biệt của Trung Đông nên đây cũng là thị trường “khó tính”. Thời gian qua đã có một số mặ hàng rau quả của Việt Nam xuất sang thị trường này song số lượng không nhiều. Trong tương lai nếu sản xuất và chế biến được những mặt hàng phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân nơi đây, cùng với các biện pháp tiếp cận và xúc tiến thương mại tốt sẽ mở ra cho chúng ta một triển vọng xuất khẩu. 2.3. Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và hợp tác đầu tư Do nhiều lí do, Việt Nam không được sớm tiếp xúc với cuộc cách mạng xanh trên thế giới nên cho đén nay hầu hết các loại rau quả của chúng ta hầu hết là cây truyền thống , tuy có khả năng chống chịu sâu bệnh và thời tiết bất thuận nhưng năng suất rất kém và không ổn định(chuối chỉ đạt 15-16 tấn/ha) số khác bị thoái hoá nghiêm trọng , chất lượng thấp, quả nhỏ, nhiều hạt , mẫu mã xấu bị nhiễm bệnh (bệnh vàng lá, sâu đầu, ruồi đục quả …)trong khi đó ,trên thế giới sau 50 năm cách mạng xanh ,người ta đã lai tạo, lựa chọn được nhiều giống cây có năng suất chất lượng cao( ví dụ giống dứa Cayen cho năng suất bình quân 64 tấn/ha và tỉ lệ thu hồi thịt quả khi đóng hộp đạt 70% màu trắng đẹp, ít đường, độ chua cao phù hợp nhu cầu của các nước phát triển vốn đã thừa lượng đường cho con người;sầu riêng năng suất đạt 30-40 tấn/ha tỉ lệ múi fđạt 60-70%;chôm chôm thì đã có giống chôm chôm nhãn ,có đốoc hạt lớn hơn hản giống truyền thống;xoài cũng đã có các giống chất lượng rất cao như xoài tím xoài hạt lép …)Để khắc phục tình trạng này , theo quyết định số 182/1999/QĐ-TTg năm 1999 của thủ tướng chính phủ, trong những năm qua nhiều công ty kinh doanh đã nhập rất nhiều giống mới từ Đài Loan, Nhật, Trung Quốc… vào Việt Nam.Tuy nhiên việc tổ chức khảo sát , đánh giá điều kiện khí hậu sinh thái đối với từng loại giống, kể cả các giống nội và ngoại nhập, là công việc rất cần phải được tiến hành một cách đồng bộ ,dựa trên sự đầu tư vốn kĩ thuật của nhà nước.Chúng ta cần xây dựng và nhân nhanh những trung tâm nhân giống với quy mô khác nhau, thuộc nhiều thành phần kinh tế và bằng những phương pháp công nghệ tiên tiếnnhư cấy mô, chiết ghép, biến đổi gen…để có thể nhanh chóng mở rộng diện tích, hạn chế dịch bệnh , phát triển độ đồng đều của nông sản,tạo điều kiện cho công nghệ chế biến phát triển.Các trung tâm này sẽ là hạt nhân cho sự nghiệp phát triển rau quả, vừa cung cấp giống vừa hướng dẫn kĩ thuật canh tác tới hộ sản xuất theo các hợp đồng kinh tế có ràng buộc trách nhiệm ,quyền lợi với sản phẩm cuối cùng.Tuỳ theo từng yêu cầu quy hoạch chung trên tầm vĩ mô mà tiến hành sản xuất rau quả theo các phương thức:rau quả sạch rau quả thông thường , rau trong nhà kính nhà lưới… Ngoài ra việc hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp với các tổ chức nước ngoài sẽ là điều kiện tốt để phát triển ngành rau quả từ chọn giống canh tác, bảo quản chế biến tới tiêu thụ hàng hoá, bởi qua hợp tác ta có thể tiếp thu kĩ thuật mới, tiên tiến trên thế giới, học tập kinh nghiệm canh tác bảo quản…và tạo đầu ra chắc chắn cho sản phảm rau quả.Nhà nước ta hiện nay chỉ đầu tư xây dựng mô hình điểm ,nên đạc biệt khuyến khích gọi vốn đàu tư của nước ngoài vào khu vực chế biến bảo quản rau quả đẻ làm tăng hơn nữa giá trị sản phảm rau quả. 3. Vấn đề thương hiệu rau quả của Việt Nam hiện nay Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những thành quả trong việc phát triển ngành rau quả, tạo ra sản lượng lớn rau quả cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, điều đó chưa làm cho người nông dân giàu hơn. Tâm trạng “thát mùa lo thiếu , được mùa lo giá”vẫn là nỗi ám ảnh mà nền kinh tế mà 76% dân số sống bầng nghề nông. Một trong những lí do nông sản Việt Nam không có tên trên thị trường, theo Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn là hầu hết các mặt hàng rau quả của Việt Nam xuất ra nước ngoài thường được bán dưới dạng hàng hoá thô hoạc sơ chế, 90% trong số này phải thông qua trung gian dưới nhũng thương hiệu nước ngoài nên người tiêu dùng thế giới chư biết nhiều về sản phẩm rau quả Việt Nam Tham gia vào thị trường thế giới, rau quả Việt Nam mặc dù cho đến nay có nhịều loại đặc sản nổi tiếng trong nước như xoài Hoà Lộc, vú sữa Vĩnh Kim, bưởi Biên Hoà, măng cụt Lái Thiêu, mãng cầu Bà Đen, sầu riêng Cái Mơn, chôm chôm Long Khánh, thanh long Bình Thuận,vait thiều Lục Ngạn, quýt hồng Lái Vung…nhưng khi đưa ra thị trường thế giới không mang một tên tuổi rõ ràng hoặc phải xuất hiện dưới một thương hiệu của doanh ngiệp nhập.Thực tế hiện nay cho thấy những sản phảm tốt nhất cũng không thể tự tạo cho mình việc xuất hiện đến tay người tiêu dùng được.Quan niệm “hữu xạ tự nhiên hương “ở một khía cạnh nào đó không còn phù hợp với những nhu cầu phát triển thương hiệu hiệu quả nhanh và nhanh chóng trong hiên trạng cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp , muốn bán được hàng hoá, ngoài vấn đề chất lượng , giá cả …thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định, nó ảnh hưởng và tạo ra uy tín cho doanh nghiệp,mà đỉnh cao của nó là nhãn hiệu quốc gia. Thương hiệu bao gồm tên thương mại, tên giao dịch của doanh nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá và chỉ dẫn địa lí.Xây dựng quảng bá thương hiệu , phát triển nhãn hiệu hàng hoá là nội dung quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của rau quả Việt Nam. Sau khi một số mặt hàng của ta bị mất thương hiệu trên thị trường thế giới như:cà phê Trung Nguyên, gấm Thái Tuấn… thì ngành rau quả của ta đã có những sản phẩm đăng kí thương hiệu như:bưởi Năm Roi, và một số sản phẩm đăng ký thương hiệu như: Thanh long Bình Thuận, nho sạch Ninh Thuận, vải thiều Lục Ngạn, mẵng cầu Bà Đen. Sau 2 năm đăng ký thương hiệu và đựoc đưa lên mạng internet, bưởi Năm Roi nổi tiếng đã được người tiêu dung trên khắp thế giới nhận biết, nhưng đến nay nội dung trang Web: www.5roi.com của doanh nghiệp tư nhân chế biến rau quả xuất khẩu Hoàng Gia vẫn còn quá sơ sài, thông tin ít…Tuy nhiên, nỗ lực quảng bá và có phần mang tinh “đăng ký” giữ chỗ của doanh nghiệp Hoang Gia đã góp phần không nhỏ để hình ảnh bưởi năm roi trở nên quen thuộc hơn với thị trường thế giới và nhất là không để cho người khác tranh mất thương hiệu. Trái Thanh Long Bình Thuận là một loại trái cây lành về mặt dinh dưỡng, độc đáo về mã với màu sắc rực rỡ và mang tên của con vật linh thiêngđối với nhiều nước Châu Á, Thanh Long là trái cây duy nhất mà mới chỉ có ở Việt Nam xuất khẩu với khối lượng lớnnên hầu hết khách hàng trên thế giới khi đặt mua trái cây Việt Nam thì trái Thanh Long được yêu cầu đầu tiên. iện nay một số nước như Thái Lan, Trung Quốc ,Đài Loan đang trồng Thanh Long phần lớn lấy giống từ Việt Nam, nhưng đi trước ta trong việc lai với giống Thanh Long khác tạo ra Thanh Long ruột đỏ, ruột vàng khá hấp dẫn và đang có giá cao. Do vậy hiệp hội trái cây Việt Nam đang nhanh chóng làm mọi việc để bảo vệ và phát triển trái Thanh Long trước hết là thương hiệu vì Thanh Long là trái mà ta có khả năng cạnh tranh cao. Nhưng nhãn hiệu địa phương: Thanh Long BÌnh THuận, nho sạch Ninh Thuận, vải thiều Luc Ngạn… được xây dựng thương hiệu là mục tiêu của một dự án: Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam với kinh phí dự trù là 1 tỷ đồng, dự án này nhằm đánh động hỗ trợ để nông sản Việt Nam tiến ra thị trường thế giới với những cái tên mà hinh ảnh của nó sẽ trở nên quen thuộc hơn. 4- Quản lí của nhà nước đối với thị trường rau quả. Trong định hướng chung của đất nước về kinh tế, đó là phát triển kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa,việc phát triển thị trường rau quả cũng cần có sự quản lí của nhà nước,nếu không thị trường này sẽ vẫn còn hình thành và hoạt động một cách tự phát đúng như những gì đã và đang diễn ra. Thời gian qua nhà nước đã đẩy mạnh vai trò của mình trong công tác quản lí thị trường rau quả thông qua các chính sách và sự hoạt động của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và các Bộ cơ quan chuyên ngành có liên quan.Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật về viêc phát triển thị trường rau quả như ban hành quyết định số 80/2002/QĐ-TTg (chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản theo hợp đồng), phê duyệt các đề án phát triển như quyết định số 182/1999/QĐ-TTg(phê duyệt đề án phát triển rau, hoa, quả và cây cảnh thời kì 1999-2010. Nhà nước chỉ đạo các bộ ngành có liên quan trong việc hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, tiêu thụ…cho các hộ,hợp tác xã sản xuất rau quả và các doanh nghiệph kinh doanh rau quả. Đó là hoạt động của các ngân hàng nhà nước đạc biệt là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tạo điều kiện cho nông dân vay vốn để đầu tư mở rộng diện tích gieo trồng và nâng cao chất lượng sản phẩm rau quả Hướng việc sản xuất tự phát của nông dân vào những quy hoạch cụ thể vào những vùng sinh thái, đưa cán bộ kỹ thuật về giúp người nông dân gieo trồng canh tác rau quả phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ,từ đó từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lí. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến rau quả mở rộng được quy mô sản xuất chế biến, đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ tiên tiến hiện đại tạo ra các sản phẩm rau quả chế biến có chất lượng tốt mẫu mã phong phú, bao bì đóng gói bảo đảm.Tổ chức quản lí công tác nghiên cứu khoa học để cải tạo giống, cho ra đời những giống có năng suất cao, chất lượng bảo đảm, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Không chỉ thế nhà nước còn giúp nông dân thu mua tiêu thụ nông sản rau quả sản xuất ra với sự hoạt động của tổng công ty rau quả và các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh mặt hàng rau quả, kết hợp với tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm với các hiệp dịnh được ký kết như hiệp định Nga-Việt, hiệp định Việt Mĩ…,và các hoạt đọng của các cơ quan về khai thác cung cấp thông tin thị trường như phòng thương mại và công nghiệp,các tham tán Thương mại của sứ quán ở các nước…Nhà nước đã thực hiện việc quản lí chất lượng hàng hoá lưu thông trông nước và hàng hoá xuất nhập khẩu bằng việc đề ra các tiêu chuẩn chất lượng cho mặt hàng rau quả như cam quýt đóng hộp,rau…thực hiện việc kiểm tra chất lượng hàng hoá đưa voà lưu thông qua hải quan, bộ phận quản lí thị trường và cơ quan công an và các cơ quan có liên quan khác nhằm chống lại sự gian lận trong buôn bán hàng hoá rau quả ,tạo sự cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp kinh doanh rau quả. Nhà nước bình ổn giá cả, hạn chế sốt giá ,căng thẳng giả tạo giúp cho nông dân yên tâm sản xuất, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có những biện pháp kích cầu tạo điều kiện đẩy mạnh tiêu thụ nông sản rau quả. Có thể nói có được thị trường rau quả như hiện nay thì nguyên nhân bao trùm là do sự tác động của hệ thống cơ chế chính sách mới trông nong nghiệp và nông thôn, hệ thống đó liên tục được bổ sung và hoàn thiện nhờ đó giải phống mạnh mẽ sức sản xuất trong nông nghiệp nông thôn.Trước yêu cầu mới , trông xu thế hội nhập khu vực và thế giới, cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, vai trò quản lí và định hướng của nhà nước là quan trọng hơn bao giờ hết.Tuy nhiên vai trò của nhà nước hiện nay chưa đạt đến sự sâu rộng cần thiết. Các hoạt động của các cơ quan thực sự chưa có hiệu quả mong muốn từ công tác đầu tư vốn, công nghệ ,nghiên cứu khoa học đến quản lí chất lượng và đầu mối tiêu thụ. Dẫn đến lợi ích cho người nông dân chưa được đảm bảo, người sản xuất bị thiệt thòi vì do bị sụt giá và chậm tiêu thụ nông sản phẩm. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nướcđều trong tình trạng thiếu vốn lưu động, lãi suất vay ngân hàng cao, các doanh nghiệp nhà nước không đủ khả năng tiêu thụ kịp thời phần lớn hàng hoá rau quả, bỏ trống thị trường tiêu thụ ở nhiều vùng, để nông dân trực tiếp đối mặt với tư thương, nông dân bị ép cấp ép giá là hiện tượng thường xảy ra. V- Thành công, hạn chế và nguyên nhân của việc phát triển thị trường rau quả Việt Nam trong những năm qua. 1- Thành công Trong những năm qua thị trường rau quả Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, lượng hàng hoá đưa vào lưu thông đều tăng qua các năm với nhiều chủng loại hàng, số lượng người bán, số lượng người mua ngày càng tăng, do chính sách mở cửa, thông thoáng hàng hoá nước ngoài thâm nhập vào Việt Nam khá phong phú, đến nay Việt Nam có quan hệ buôn bán trao đổi với trên 43 nước trên thế giới về mặt hàng rau quả, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và một phần xuất khẩu. Hiện nay trong nước mỗi năm tiêu dùng khoảng 3,3tr tấn quả và 6,3tr tấn rau, kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2003 là 152tr USD. Mạng lưới tiêu thụ được phân bố rộng khắp cả nước với hệ thống các chợ, cửa hàng, siêu thị, các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ theo các kênh phân phối trực tiếp, gián tiếp. Việc hình thành các công ty chế biến rau quả với dây chuyền công nghệ chế biến hiện đại đã làm phong phú thêm mặt hàng rau quả và làm tăng giá trị của chúng, qua đó một số thị trường truyền thống tiếp tục được duy trì, ổn định và khôi phục từng bước,sản phẩm đã vào được một số thị trường tương đối khó tínhvề chất lượng giá cả. Việc phát triển thị trường rau quả Việt Nam trong những năm qua đã góp phần vào việc phát triển ngành rau quả Việt Nam nói riêng và nên nông nghiệp Việt Nam nói chung, nó giúp tiêu thụ nông sản cho nông dân, giải quyết công ăn việc làm cho bà con và thu ngoại tệ về cho đất nước. 2.Hạn chế và nguyên nhân. Cả sáu tiêu chí về chất lượng rau quả Việt Nam là: đẹp ngon, an toàn, rẻ, chất lượng ổn định, cung ứng ổn định đều không đạt yêu cầu do việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ còn manh mún, chưa chuyên canh, chuyên doang như các nước có thế mạnh sản xuất rau quả trên thế giới , sản lượng rau quả chưa xứng với tiềm năng, giữa sản xuất với tiêu thụ lại chưa đúng tầm. Việt Nam có 2 vùng rau quả Nam-Bắc (ôn đới và nhiệt đới) có rất nhiều loại rau quả ngon nhưng chưa được quy hoạch thành những vùng sản xuất tập trung, phần lớn còn tự phát. Hạn chế trong xuất khẩu là phần lớn các loại giống đều do người trồng tự túc cho sản lượng thấp ,và luôn có nguy cơ bị dịch bệnh,kèm theo đó là sản xuất và chế biến lạc hậu và giá thành sản xuất cao dẫn đến năng lực cạnh tranh của rau quả Việt Nam trên thị trường thế giới là còn thấp. So với thế giới thì mức xuất khâu rau quả của Việt Nam hiện nay còn rất khiêm tốn. Theo tài kiệu của FAO thì giá trị rau quả xuất khẩu rau quả của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 10% so với tổng giá trị nông sản xuất khẩu, trong khi đó số liệu này của một số nước Châu Á là: Trung Quốc 22,8%, Thái Lan 20,9%, Philipin 29,6%... Hơn nữa cho đến nay việc quy hoạch đối với từng loại cây cụ thể ở từng tỉnh , từng địa phương ,tiểu vùng thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ.Vùng nguyên liệu hình thành theo kiểu tự phát mùa vụ, nên các cơ sở chế bién thường bị động về nguyên liệu, sản phẩm rau quả qua chế biến của Việt Nam còn đơn điệu, chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường tiêu dùng, đặc biệt mặt hang chế biến rau quả của ta xuất khẩu ra nước ngoài đều được bán dưới dạng thô sơ hoặc sơ chế nên chư tạo được giá trị cao đẻ có thể tăng lợi nhuận cho người nông dân. Thị trường tiêu thụ rau quả chưa sắp xếp tổ chức chặt chẽ hợp lí.Trong thực tế hiện nay sản phẩm rau quả chủ yếu do tư thương thu gom và tiêu thụ nên có tình trạng tranh mua tranh bán , ép cấp ép giá..(57% chủ vựa mua trực tiếp từ người sản xuất, 37% mua từ người buôn bán khác).Tỷ lệ rau quả qua chế biến chỉ đạt 5-7% cho nên chất lượng còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ thất thoát trong thu hoạch bảo quản và chế biến trong rau quả hiện nay cao (20-25%)nhiều vùng cây ăn quả được hình thành nhưng hệ thống kết cấu hạ tầng ,cơ sở vật chất, đường xá , điện, chế biến… vẫn còn yếu kém ,thiếu các cơ sở chế biến có quy mô vừa và nhỏ.Còn nhiều đầu mối tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, khả năng liên kết rất hạn chế,mạnh ai nấy làm, điều đó càng làm cho sức cạnh tranh của rau quả yếu đi. Việc nhập khẩu rau quả còn rất nhiều hạn chế bởi sự quản lí kém hiệu quả cộng với hệ thống đo lường chất lượng rau quả thiếu đồng bộ dẫn đến việc gian lận thuế trong nhập khẩu đồng thời chất lượng rau quả nhập về không được đảm bảo.Theo báo cáo của công an thành phố Hà Nội cho thấy:từ nhiều năm nay các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu một lượng rau quả rất lớn từ Trung Quốc thông qua cửa khẩu các tỉnh biên giới phía bắc. Chỉ riêng ở Hà Nội đã có hàng chục doanh nghiệp tham gia. Việc nhập khẩu rau quả (chủ yếu là lê, táo, quýt, lựu, tỏi…)để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước là cần thiết nhưng đã có một số doanh nghiệp lợi dụng sự ưu đãi về thuế để có hành vi gian lận thương mại nhằm trốn thuế nhập khẩu , thuế VAT…khiến thị trường rau quả trong nước bị xáo trộn, nhiêu vùng chuyên canh hoa quả thuộc các tỉnh miền núi phía bắc sản phảm bị ế thừa không tiêu thụ được vì có yếu tố cạnh tranh không lành mạnh của hàng loạt các loại hàng hoa quả có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam.Thủ đoạn trốn thuế mà các doanh nghiệp nhập khẩu thường dùng là :tạo dựng bộ hồ sơ nhập khẩu hoàn chỉnh về hình thức để được mở tờ khai hải quan.Những bộ hợp đòng này đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại thông tư 92/1999/TT-BTC (ngày 24/7/1999 của Bộ tài chính ) để được giá tính thuế nhập khẩu theo hợp đồng ngoại thương (có giá ghi trong hợp đồng rất thấp)thay vì phải được áp giá tính thuế theo bảng giá mua tối thiểu đối với n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33783.doc
Tài liệu liên quan