Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng ngắn hạn tại BIDV Phòng giao dịch Sa Đéc

Đối với thành phần kinh tế là doanh nghiệp nhà nuớc, thì doanh số thu nợ luôn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số nợ tại PGD, vì doanh số cho vay đối với thành phần này cũng tương đối thấp do doanh nghiệp nhà nước nguồn vốn chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp, còn nguồn vay từ ngân hàng có nhưng chiếm tỷ trọng thấp hơn. Mặt khác các doanh nghiệp nhà nước thường hoạt động kém hiệu quả hơn các thành phần kinh tế khác nên đôi khi có những nhu cầu vay không đáp ứng được yêu cầu từ ngân hàng. Cụ thể là năm 2009 doanh số thu nợ đạt 500 triệu đồng, giảm so với năm 2008 là 8.926 triệu đồng, số tương đối giảm 94,7%. Sang năm 2010 thành phần kinh tế này không phát sinh trong doanh số thu nợ trong năm. Do đó doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ đối với thành phần này tương đối thấp.

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3768 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng ngắn hạn tại BIDV Phòng giao dịch Sa Đéc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
09.569 55,91 48.966 104,73 13.850 14,47 6. Tiền gửi tiết kiệm trên 12 tháng 11.061 10,6 10.087 6,04 15.164 7,74 -974 -8,81 5.077 50,33 7. Phát hành giấy tơ có giá - - 390 - - - - - - - Tổng vốn huy động 104.355 100 166.945 100 195.975 100 62.59 59,98 29.030 17,39 (Nguồn: Tổ tín dụng PGD Sa Đéc) Như ta đã phân tích nguồn vốn huy động được của Ngân hàng là nguồn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Thông qua bảng số liệu cho thấy cụ thể sự thay đổi trong các chỉ tiêu gửi như sau: Ä Tiền gửi của các TCTD: Năm 2009 tiền gửi của TCTD đạt 173 triệu đồng, giảm 227 triệu đồng tương đương 57,76% so với năm 2008. Trong năm 2010 tổng tiền gửi đạt 319 triệu đồng tăng so với năm 2009 là 146 triệu đồng tương đương 83.39%. Ä Tiền gửi thanh toán: Năm 2009 tiền gửi thanh toán đạt 52.362 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 15.548 triệu đồng tương đương 42,23%. Trong năm 2010 đạt 28.282 triệu đồng, giảm 23.534 triệu đồng tương đương 44,94% so với năm 2009. Ä Tiền gửi không kỳ hạn: Năm 2009 tiền gửi không kỳ hạn đạt 214 triệu đồng, giảm 113 triệu đồng, tỷ lệ giảm 34,56% so với năm 2008. Trong năm 2010 đạt 95 triệu đồng, giảm 119 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 55,61% so năm 2009. ð Cả hai loại hình tiền gửi thanh toán và tiền gởi không kỳ hạn là nguồn tiền gửi không ổn định do đó khi sử dụng Ngân hàng cần có một tỷ lệ dự trữ thích đáng. Trong năm 2010 hai loại hình trên đều giảm là do lãi suất tiền gửi thấp hơn các loại hình tiền gửi khác nên khách hàng ít chọn loại hình tiền gửi này, chủ yếu khách hàng có gửi chỉ dùng cho việc thanh toán tiền trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mua bán hàng. Ä Tiền gửi có kỳ hạn: Năm 2009 tiền gửi có kỳ hạn đạt 8.000 triệu đồng, giảm 1.000 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm 11,1% so với năm 2008. Trong năm 2010 đạt 42.000 triệu đồng, tăng 34.000 triệu đồng, tỷ lệ tăng 425% so với năm 2009. Năm 2009 tiền gửi có kỳ hạn giảm hơn so với năm 2008 là do lãi suất huy động tiền gửi giảm nên khách hàng hạn chế gởi tiền vào ngân hàng, mà khách hàng lại chuyển sang loại hình kinh doanh khác bằng việc mua vàng, vì giá vàng trong thời điểm đó giá vàng tăng mà lãi suất Ngân hàng lại có xu hướng giảm. Qua năm 2010 tiền gửi có kỳ hạn tăng vượt bậc chiếm tỷ lệ 425% so với năm 2009, là do nền kinh tế có sự tăng trưởng, dẫn đến thu nhập của khách hàng tăng lên, tỷ lệ vốn nhàn rỗi cũng tăng, nên khách hàng chọn gửi tiền vào Ngân hàng, trong khi đó lãi suất huy động Ngân hàng tăng mà giá vàng đã bình ổn trở lại. Ä Tiền gửi tiết kiệm dưới 12 tháng: Tính đến cuối năm 2009 tiền gửi tiết kiệm đạt 95.719 triệu đồng, tăng 48.966 triệu đồng tương đương tỷ tăng là 104,73% so với năm 2008. Cuối năm 2010 đạt 109.569 triệu đồng, tăng so với 2009 với số tiền là 13.850 triệu đồng, tỷ lệ tăng 14,47%. Ä Tiền gửi tiết kiệm trên 12 tháng: Năm 2009 đạt 10.087 triệu đồng, giảm với số tiền 974 triệu đồng tương đương 8,81% so với năm 2008. Năm 2010 tổng số tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng đạt 15.164 triệu đồng, tăng 5.077 triệu đồng tương đương 50,33% so với năm 2009. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn là nguồn tiền gửi có tính chất ổn định ở Ngân hàng do đó Ngân hàng cần tập trung tăng cường huy động tối đa nguồn tiền này để có thể dùng cho vay trung dài hạn. Ä Phát hành giấy tờ có giá: Qua ba năm 2008, 2010 tại Ngân hàng không phát sinh nghiệp vụ này. Có năm 2009 có phát sinh 390 triệu đồng phát hành các giấy tờ có giá, với số lượng không đáng kể. è Nhìn chung tổng nguồn huy động vốn của PGD Sa Đéc tăng không đều qua ba năm. Tính đến hết ngày 31/12/2009 tổng nguồn vốn huy động được là 166.945 triệu đồng với số tăng tuyệt đối là 62.590 triệu đồng, tương đương tỷ lệ 59,98% so với năm 2008. Năm 2010 tổng nguồn vốn huy động được là 195.975 triệu đồng tăng so với 2009 với số tăng tuyệt đối 29.030 triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng là 17,39%. Nguồn vốn huy động được thay đổi qua các năm nhưng đều theo hướng tăng. 2.4 Thực trạng tín dụng ngắn hạn tại BIDV chi nhánh Đồng Tháp – PGD Sa Đéc: 2.4.1 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn giai đoạn (2008 – 2010): 2.4.1.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn tại PGD: Doanh số cho vay là tổng nguồn vốn mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng. Nếu ngân hàng có nguồn vốn mạnh thì doanh số cho vay có thể cao hơn nhiều lần so với các ngân hàng có nguồn vốn nhỏ. Do bản chất của hoạt động tín dụng là đi vay để cho vay, vì thế với nguồn vốn huy động được trong mỗi năm ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó thật quả nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn. 2.4.1.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn vay: Bảng 3: Doanh số cho vay theo thời hạn vay ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2008/2009 So sánh 2010/2009 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1. Ngắn hạn 786.467 860.951 992.113 74.484 9,47 131.162 15,23 2. Trung dài hạn 7.298 21.270 5.465 13.972 191,45 -15.805 -74,31 Tổng doanh số cho vay 793.765 882.221 997.578 88.456 11,14 115.357 13.08 (Nguồn: Tổ tín dụng của PGD Sa Đéc) Nhìn chung doanh số cho vay của PGD Sa Đéc đã không ngừng tăng lên qua các năm. Đây là kết quả của sự nỗ lực hết mình cùng với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, tập huấn nâng cao trình độ làm việc cán bộ tín dụng ngân hàng trong công tác phục vụ khách hàng. Điều đó cho thấy quy mô tín dụng của PGD ngày càng mở rộng. Trong đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay trung và dài hạn. Thực tế cho thấy tín dụng ngắn hạn đã và đang được mở rộng và đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sử dụng vốn của chi nhánh. Năm 2008, tổng doanh số cho vay của PGD đạt 793.765 triệu đồng và đã tăng lên đến 882.221 triệu đồng trong năm 2009, về tuyệt đối đã tăng 88.456 triệu đồng, tương đương tăng 11,14% so với năm 2008. Trong đó phần tăng chủ yếu là cho vay ngắn hạn từ 786.467 triệu đồng năm 2008 lên đến 860.951 triệu đồng trong năm 2009 số tuyệt đối tăng 74.484 triệu đồng, tức tăng lên khoảng 9,47%. Đối với doanh số cho vay tín dụng trung và dài hạn từ 7.298 triệu đồng năm 2008 tăng lên 21.270 triệu đồng sang năm 2009 với số tăng tuyệt đối là 13.972 triệu đồng, tương đương 191,45%. Nguyên nhân là nền kinh tế đang dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, kinh tế cả nước nói chung, thị xã Sa Đéc và các huyện lân cận nói riêng có nhiều thuận lợi để phát triển hơn, nhiều lĩnh vực mới có tiềm năng phát triển, nhiều nhà đầu tư mạnh dạn bỏ thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, có tín dụng khá tốt với ngân hàng nên ngân hàng đã mạnh dạn hơn trong đầu tư vốn vay vào các công ty TNHH, công ty cổ phần, và doanh nghiệp tư nhân hoạt động có hiệu quả. Sang năm 2010, tổng doanh số cho vay tiếp tục tăng đến 997.578 triệu đồng, so với năm 2009 thì ngân hàng đã thực hiện cho vay nhiều hơn 115.357 triệu đồng, tương đương tỷ lệ tăng tương đối là 13.08%. Trong đó cho vay ngắn hạn năm 2009 đạt 860.951 triệu đồng, năm 2010 doanh số này đạt 992.113 triệu đồng tăng so với năm 2009 là 131.162 triệu đồng, số tương đối tăng 15,23%, Ngược lại với cho vay ngắn hạn, doanh số cho vay tín dụng trung và dài hạn lại giảm từ 21.270 triệu đồng năm 2008, giảm xuống còn 5.465 triệu đồng trong năm 2009, số tuyệt đối giảm 15.805 triệu đồng, tương đương tăng giảm 74,31%. Nguyên nhân là do năm 2010 PGD đã hạn chế tỷ lệ cho vay trung dài hạn chủ yếu chỉ tập trung vào cho vay ngắn hạn nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng và gia tăng vòng quay vốn tín dụng. 2.4.1.1.2 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Bảng 4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So Sánh 09/08 So sánh 10/09 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1. Doanh nghiệp nhà nước: 6.431 0,82 500 0,06 - - -5.931 -92,23 -500 -100 2. Công ty cổ phần 422.624 53,74 301.733 35,05 469.714 47,34 -120.891 -28,6 167.981 55,67 3. Công ty TNHH 300.710 38,23 480.779 55,84 450.677 45,43 180.069 59,88 -30.102 -6,26 4. Doanh nghiệp tư nhân 18.410 2,34 14.310 1,66 12.850 1,3 -4.100 -22,27 -1.460 -10,2 5. Kinh tế cá thể: 38.292 4,87 63.629 7,39 58.872 5,93 25.337 66,17 -4.757 -7,48 Tổng 786.467 100 860.951 100 992.113 100 74.484 9,47 131.162 15,23 (Nguồn: Tổ tín dụng của PGD Sa Đéc) Nhìn chung tổng doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tăng liên tục qua ba năm, cụ thể như sau: Năm 2008 doanh số cho vay đạt 786.467 triệu đồng. Năm 2009 doanh số cho vay là 860.951 triệu đồng, tuyệt đối tăng 74.484 triệu đồng, tương đương tăng 9,47%, đến hết năm 2010 doanh số cho vay đạt 922.113 triệu đồng lại tăng thêm 131.162 triệu đồng tương đối tăng 15,23%. Được thể hiện qua các thành phần kinh tế như sau: ò Doanh nghiệp nhà nước: Trong thời gian qua, doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng thấp, năm 2008 chỉ đạt 6.431 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,82%, sang năm 2009 đạt 500 triệu đồng tỷ trọng giảm xuống còn 0,06% trong cơ cấu. Đến năm 2010 là doanh số cho vay với doanh nghiệp nhà nước không phát sinh. Do trên địa bàn có rất ít doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế này, thay vào đó là việc tăng doanh số cho vay đối với các thành phần kinh tế khác. ò Công ty cổ phần: Doanh số cho vay PGD cho công ty cổ phần chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 50% doanh số cho vay của doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Điều này là do Thị Xã Sa Đéc có sự hoạt động của khu công nghiệp, các tổ chức cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực xay xát, chế biến, kinh doanh lương thực và chế biến thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản xuất khẩu chẳng hạn như công ty QVD, công ty CP Việt Thắng, công ty Cadovimex…Với hạn mức tín dụng cao, dư nợ lớn, doanh thu hàng năm hàng ngàn tỷ đồng. Đây là khách hàng Vip của PGD. Do đó doanh số cho vay loại hình công ty cổ phần tại Ngân hàng không ngừng tăng cao. Cụ thể là năm 2008 doanh số đạt 422.624 triệu đồng, năm 2009 giảm nhẹ so năm 2008 chỉ đạt 301.733 triệu đồng, tuyệt đối giảm 120.891 triệu đồng, số tương đối giảm 28,6%, nguyên nhân là do năm 2009 nền kinh tế cả nước nói chung và kinh tế địa phương nói riêng dần hồi phục sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, các công ty này không dám mở rộng kinh doanh với quy mô lớn do lương khách hàng mà công ty thiết lập lại quan hệ sau khủng hoảng chưa ổn định nên doanh số cho vay đối với thành phần này có sự sụt giảm, và đây là những khách hàng có quan hệ lâu năm với PGD. Sang năm 2010 doanh số cho vay đạt 469.714 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2009 là 167.981 triệu đồng, tương đương tăng 55,67%. Do nền kinh tế dần phục hồi sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, nhiều công ty mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh nên nhu cầu vốn của công ty trong năm 2010 tăng lên đáng kể, kéo theo doanh số cho vay của PGD tăng vào năm 2010. ò Công ty TNHH: Năm 2009 doanh số cho vay đối với công ty TNHH 180.069 triệu đồng so với năm 2008, số tương đối tăng 59,88%. Nhưng đến năm 2010 lại giảm 30.102 triệu đồng so với năm 2009, chỉ đạt 450.677 triệu đồng, số tương đối giảm 6,26%. Nguyên nhân năm 2009 doanh số cho vay của PGD tăng là do có nhiều công ty TNHH được thành lập, kinh doanh có hiệu quả hơn đến giao dịch với ngân hàng ngày càng tăng. Sang năm 2010 chỉ số này có giảm nhưng không lớn vì do ảnh hưởng phần nào về khủng hoảng kinh tế chưa hồi được nên nhiều công ty không mở rộng sản xuất kinh doanh nên doanh số cho vay không tăng mà có xu hướng giảm xuống. ò Doanh nghiệp tư nhân: Đối với thành phần kinh tế doanh nghiệp tư nhân doanh số cho vay có xu giảm qua các năm. Cụ thể năm 2008 doanh số cho vay đạt 18.410 triệu đồng, đến năm 2009 chỉ đạt 14.310 triệu đồng, giảm so với năm 2008 là 4.100 triệu đồng, tương đương giảm 22,27%. Qua năm 2010 doanh số cho vay lại tiếp tục giảm hơn năm 2009 là 1.460 triệu đồng, số tương đối giảm 10,2%. Nguyên nhân là do trong những năm qua thành phần kinh tế này chưa thật sự phát triển nhiều, nhu cầu vay vốn của thành phần này để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh chưa cao. Nên dẫn đến doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế là doanh nghiệp tư nhân tại ngân hàng đều giảm nhẹ qua các năm. ò Kinh tế cá thể: Trong thành phần kinh tế này doanh số cho vay có sự tăng giảm không ổn định qua các năm như sau, năm 2008 doanh số này đạt 38.292 triệu đồng, qua năm 2009 đạt 63.629 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 25.337 triệu đồng, số tương đối tăng 66,17%. Đến năm 2010 doanh số cho vay đạt 58.872 triệu đồng, giảm hơn so với năm 2009 là 4.757 triệu đồng. tương đương giảm 7,48%. Tất cả những điều này cho thấy sự tăng lên về doanh số cho vay của thành phần kinh tế cá thể từ năm 2008 sang năm 2009, nhưng lại có xu hướng giảm nhẹ qua năm 2010. Mặt khác trong những năm qua, thành phần kinh tế cá thể này đã và đang làm ăn có hiệu quả hơn, họ tự điều chỉnh mức vốn kinh doanh của mình cho phù hợp, từ đó giảm bớt tình hình nợ tại ngân hàng. Nhìn chung tổng doanh số cho vay của PGD tăng đều qua các năm đã cho thấy sự cố gắng rất lớn của cán bộ tín dụng ngân hàng trong việc đẩy mạnh công tác cho vay, công tác quan hệ khách hàng, xem xét đúng đối tượng khách hàng để đảm bảo khi cho khách hàng vay có khả năng trả nợ đúng hạn theo quy định, cải thiện bớt các thủ tục xin vay vốn cũng như công tác phục vụ khách hàng nên doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên liên tục. 2.4.1.2 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn: Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà Ngân hàng đã thu hồi từ các khoản giải ngân trong một thời gian nhất định. Do đó việc thu nợ được xem là công tác quan trọng trong hoạt động tín dụng góp phần tái đầu tư tín dụng và đẩy mạnh tốc độ luân chuyển trong lưu thông tiền tệ, khi doanh số thu nợ tăng đó là dấu hiệu tốt cho sự an toàn của nguồn vốn tín dụng, đồng thời cho thấy khách hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả. 2.4.1.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn vay: Bảng 5: Doanh số thu nợ theo thời hạn vay ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2008/2009 So sánh 2010/2009 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1. Ngắn hạn 706.985 859.019 870.583 152.034 21,5 11.564 1,35 2. Trung dài hạn 23.733 17.188 12.521 -6.545 -27,58 -4.667 -27,15 Tổng 730.718 876.207 883.104 145.489 19,91 6.897 0,79 (Nguồn: Tổ tín dụng của PGD Sa Đéc) Nhìn chung, tình hình thu nợ tại Ngân hàng diễn ra khá tốt, tổng doanh số thu nợ qua ba năm đều tăng. Như bảng số liệu trên cho thấy doanh số thu nợ ngắn hạn điều chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng, đây là khoản mục chủ yếu tạo nên sự gia tăng của doanh số thu nợ của ngân hàng trong những năm qua. Cụ thể, năm 2008 Ngân hàng thu nợ 730.718 triệu đồng, sang năm 2009 doanh số nợ đã tăng lên đạt 876.207 triệu đồng, tăng so với năm 2008 là 145.489 triệu đồng, tương đối tăng 19,91%. Trong đó chủ yếu là do thu nợ từ các khoản cho vay ngắn hạn, cụ thể năm 2009 thu nợ ngắn hạn đạt 859.019 triệu đồng tăng 152.034 triệu đồng, tương đương tăng 21,5% so với 2008. Ngược lại, doanh số thu nợ trung dài hạn có xu hướng giảm, năm 2008 đạt 23.733 triệu đồng, sang năm 2009 doanh số này giảm xuống chỉ còn 17.188 triệu đồng, số tuyệt đối giảm 6.545 triệu đồng, tương đương giảm 27,58% so với năm 2008. Tuy doanh số thu nợ trung hạn có giảm như không ảnh hưởng nhiều tới tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng vì nó chỉ chiếm tỷ trọng thấp, trong khi đó doanh số thu nợ của ngắn hạn lại tăng lên, nên làm cho tổng doanh số thu nợ tăng. Có được điều đó là do cán bộ tín dụng rất tích cực trong công tác thu hồi nợ, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn, bên cạnh đó cũng cho thấy tình hình hoạt động kinh của doanh nghiệp có hiệu quả tốt, giúp tăng khả năng thanh toán nợ vay của doanh nghiệp. Đến cuối năm 2010, tình hình thu nợ vẫn diễn ra khá tốt, tổng doanh số thu nợ năm sau vẫn cao hơn năm trước. Cụ thể, tổng doanh số thu nợ trong năm đạt 883.104 triệu đồng, tức tăng thêm 6.897 triệu đồng,tương đương tăng 0,79% so với năm 2009. So với cùng năm 2009, thì thu nợ ngắn hạn đã tăng 1,35%, tức tăng thêm 11.564 triệu đồng. Tuy nhiên doanh số thu nợ trung dài hạn đã sụt giảm so với năm 2009 từ 17.188 triệu đồng, giảm còn 12.521 triệu đồng năm 2010, tức giảm 4.667 triệu đồng, tương đương 27,15%. Nguyên nhân là do cuối năm 2010 một số khách hàng chưa đến hạn trả nợ, bên cạnh đó thì vẫn có một số khách hàng còn chậm trễ trong việc trả nợ, mặc dù đã được cán bộ tín dụng của ngân hàng nhắc nhở nhiều lần. Song, trong những năm qua nền kinh tế địa phương đã có những bước phát triển tích cực, các đơn vị làm ăn có hiệu quả hơn, cả đơn vị quốc doanh và ngoài quốc doanh, góp phần gia tăng khả năng trả nợ của đơn vị. 2.4.1.2.2 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế: Bảng 6: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So Sánh 09/08 So sánh 10/09 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1. Doanh nghiệp nhà nước: 9.426 1,33 500 0.06 - - -8.926 -94,7 -500 -100 2. Công ty cổ phần 390.801 55,28 393.322 45,79 369.343 42,42 2.521 0,64 -23.979 -6,09 3. Công ty TNHH 261.255 36,95 398.144 46,35 432.071 49,63 136.889 52,39 33.927 8,52 4. Doanh nghiệp tư nhân 17.460 2,47 12.980 1,51 14.010 1,61 -4.480 -25,66 1.030 7.93 5. Kinh tế cá thể: 28.043 3,97 54.073 6,29 55.159 6,34 26.030 98,82 1.086 2 Tổng 706.985 100 859.019 100 870.583 100 152.034 21,5 9.504 1,11 (Nguồn: Tổ tín dụng của PGD Sa Đéc) Nhìn chung qua 3 năm doanh số thu nợ đều có chiều huơng tăng lên. Điều đó cho thấy công tác quản lý nợ và thu hồi nợ ngày càng có hiệu quả tại PGD. ªDoanh nghiệp nhà nuớc: Đối với thành phần kinh tế là doanh nghiệp nhà nuớc, thì doanh số thu nợ luôn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số nợ tại PGD, vì doanh số cho vay đối với thành phần này cũng tương đối thấp do doanh nghiệp nhà nước nguồn vốn chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp, còn nguồn vay từ ngân hàng có nhưng chiếm tỷ trọng thấp hơn. Mặt khác các doanh nghiệp nhà nước thường hoạt động kém hiệu quả hơn các thành phần kinh tế khác nên đôi khi có những nhu cầu vay không đáp ứng được yêu cầu từ ngân hàng. Cụ thể là năm 2009 doanh số thu nợ đạt 500 triệu đồng, giảm so với năm 2008 là 8.926 triệu đồng, số tương đối giảm 94,7%. Sang năm 2010 thành phần kinh tế này không phát sinh trong doanh số thu nợ trong năm. Do đó doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ đối với thành phần này tương đối thấp. ª Công ty cổ phần: Trong thành phần kinh tế này, doanh số thu nợ ngày càng tăng, có giảm nhưng chỉ giảm nhẹ. Năm 2008 con số này là 390.801 triệu đồng, năm 2009 là 393.322 triệu đồng tăng hơn so với năm 2008 là 2.521 triệu đồng, tương đương tăng 0,64%. Năm 2010 do đó một số khoản vay chưa đến hạn trả nợ làm cho doanh số này giảm khoảng 23.979 triệu đồng so với năm 2009, tương đương giảm 6,09%. Qua đó cho ta thấy trong các năm các công ty cổ phần kinh doanh có hiệu quả nên các món nợ vay điều trả đúng hạn cho ngân hàng theo cam kết trong hợp đồng tín dụng. ª Công ty TNHH: Đối với công ty TNHH luôn chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 40% trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng. Cụ thể năm 2008 số tiền thu nợ là 261.255 triệu đồng, đến năm 2009 doanh số thu nợ là 398.144 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 136.889 triệu đồng, số tương đối tăng 52,39%. Tính hết năm 2010 , doanh số này tiếp tục tăng lên đạt 432.071 triệu đồng, tương đương tỷ lệ tăng 8,52% so với năm 2009. Tuy trong giai đoạn này nền kinh tế trong nước có sự sụt giảm do sự khủng hoảng kinh tế thế giới , nhưng những doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế này vẫn duy trì được sản xuất, hoạt động kinh doanh có hiệu quả tạo ra được nguồn thu để trả nợ ngân hàng đúng hạn nên không ảnh hưởng đến tình hình thu nợ của PGD trong 3 năm vừa qua. ò Doanh nghiệp tư nhân: Đối với DNTN doanh số thu nợ có sự thay đổi qua các năm. Cụ thể năm 2008 doanh số thu nợ đạt 17.460 triệu đồng, đến năm 2009 con số này chỉ đạt 12.980 triệu đồng giảm so với năm 2008 là 4.480 triệu đồng, số tương đối giảm 25,66%. Qua năm 2010 doanh số thu nợ đạt 14.010 triệu đồng tăng hơn so với năm 2009 là 1.030 triệu đồng, số tương đối tăng 7.93%. Tuy có sự biến động trong tình hình trả nợ của các DNTN nhưng sự chênh lệch không đáng kể vì trong giai đoạn này nền kinh tế đang trên đà hồi phục sau sự khủng hoảng kinh tế thế giới nên các doanh nghiệp đã từng bước cải thiện được tình hình sản xuất kinh doanh. Từ đó cũng phần nào đảm bảo được khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp tại ngân hàng. ò Kinh tế cá thể: Đối với thành phần kinh tế cá thể doanh số thu nợ qua các năm điều tăng. Năm 2008 doanh số thu nợ là 28.043 triệu đồng, sang năm 2009 doanh số này đạt thêm 54.073 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 26.030 triệu đồng, tương đương tăng 98,82%. Đến cuối năm 2010 doanh số thu nợ là 55.159 triệu đồng tăng hơn so với năm 2009 là 1.086 triệu đồng, số tương đối tăng 2%. Trong 3 năm vừa qua thành phần kinh tế cá thể điều có khả năng trả nợ khi đến vay vốn tại ngân hàng. Qua đó thể hiện được tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ của thành phần cá thể này tương đối ổn định nên tạo ra thu nhập để trả nợ vay ngân hàng đúng thời gian theo quy định. Vì vậy doanh số thu hồi nợ rất khả quan tại PGD. 2.4.1.3 Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn: Dư nợ cho vay có thể được hiểu là hiệu số giữa doanh số cho vay và thu nợ. Như vậy chỉ tiêu dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà Ngân hàng chưa thu hồi về. Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác định để đánh giá về quy mô hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ. Đây là chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của một Ngân hàng. Tuy nhiên, việc phân tích dư nợ kết hợp với nợ quá hạn sẽ cho phép ta phản ánh chính xác hơn về hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nhìn chung, các Ngân hàng có mức dư nợ cao thường là các Ngân hàng có quy mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng. 2.4.1.3.1 Dư nợ theo thời hạn: Bảng 7: Dư nợ theo thời hạn vay ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2008/2009 So sánh 2010/2009 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1. Ngắn hạn 151.053 222.925 348.455 71.872 47,58 125.530 56,31 2. Trung dài hạn 21.847 23.509 18.473 1.662 7,6 -5.036 -21,42 Tổng 172.900 246.434 366.928 73.534 42,53 120.494 48,9 (Nguồn: Tổ tín dụng của PGD Sa Đéc) Với phương châm mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, trong những năm qua doanh số cho vay của Ngân hàng liên tục tăng lên góp phần làm cho tổng dư nợ cũng có sự tăng lên đáng kể. Tổng dư nợ năm 2008 đạt 172.900 triệu đồng và tăng lên thêm 73.534 triệu đồng đạt 246.434 triệu đồng trong năm 2009, tức tăng 42,53% so với cùng kỳ năm ngoái. Đến năm 2010, tổng dư nợ lại tăng lên đến 366.928 triệu đồng, số tuyệt đối tăng 120.494 triệu đồng, số tương đối tăng 48,9% so với năm 2009. Với kết quả trên, PGD đã đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu hàng năm mà trên Chi nhánh Ngân hàng tỉnh đã đề ra. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong ba năm đều tăng trưởng mạnh. Là do nền kinh tế đang dần phục hồi sau khủng hoảng kinh tế thế giới, nên nhu cầu vốn để phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh, mua bán ngày càng phát triển dẫn đến doanh số cho vay tăng, từ đó dư nợ trong những năm qua đều tăng. Trong đó dư nợ ngắn hạn đã liên tục tăng lên qua các năm. Do vai trò của chi nhánh là bổ sung nguồn vốn lưu động cho nền kinh tế, hổ trợ các cá nhân và doanh nghiệp có điều kiện kinh doanh, mua bán, mở rộng sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, nhằm mục đích giúp các cá nhân , tổ chức, doanh nghiệp hồi phục nhanh sau sự khủng hoảng kinh tế, và góp phần thúc đẩy tăng trưởng quá trình sản xuất của các doanh nghiệp. Trong những năm qua chi nhánh đã tập trung cho vay vốn ngắn hạn. Tổng dư nợ ngắn hạn đạt mỗi năm lần lượt là 151.053 triệu đồng năm 2008, 222.925 triệu đồng năm 2009, và sang năm 2010 là 348.455 triệu đồng. Bên cạnh đó dư nợ trung và dài hạn tuy chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ và có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2008 dư nợ đạt 21.847 triệu đồng, qua năm 2009 tăng 1.662 triệu đồng, đạt 23.509 triệu đồng, tương đương tăng 7,6% so với năm 2008. Đến năm 2010 dư nợ trung và dài hạn đã giảm chỉ đạt 18.473 triệu đồng, tức giảm 5.036 triệu đồng, số tương đối giảm 21,42% so với 2009. Nguyên nhân chủ yếu của sự thay đổi này là do PGD chỉ chú trọng đến việc mở rộng cho vay đối với những khách hàng đáp ứng được yêu cầu cho vay của Ngân hàng, khách hàng có nguồn trả nợ và đảm bảo tài sản chắc chắn. Đồng thời tiếp tục duy trì quan hệ tín dụng với những khách hàng truyền thống của Ngân hàng, không cho vay theo số lượng, chạy theo lợi nhuận mà tiến hành sàng lọc thật kỹ khách hàng trước khi quyết định cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So Sánh 09/08 So sánh 10/09 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền %

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng ngắn hạn tại BIDV PGD Sa Đéc.doc
Tài liệu liên quan