MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
I.Tổng quan về rác thải 2
1.Khái niệm- phân loại: 2
2. Đặc điểm 3
3. Các phương thức xử lý rác thải 4
4. Quy định của Nhà nước về rác thải sinh hoạt 4
II. Thực trạng rác thải sinh hoạt Hà Nội 6
1. Tình trạng chung 6
2. Quá trình thu gom( phân loại và vận chuyển) rác thải sinh hoạt 8
3. Quá trình xử lý rác thải sinh hoạt 10
4. Nguyên nhân 10
III. Giải pháp 12
1. Khâu thu gom 12
1.1. Phân loại 12
1.2. Vận chuyển 15
2. Khâu xử lý 16
3. Các biện pháp khác: 17
KẾT LUẬN 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
20 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 13982 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp rác thải sinh hoạt Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thải cống từ các khách sạn, các cơ quan và các hộ gía đình có đường cống nối với hệ thống cống thoát nước thành phố. Các chất thải nguy hiểm chủ yếu phát sinh từ các bệnh viện và khu vực luyện kim hoặc xử lý kim loại.
Rác thải có thể chia thành 3 loại chính sau đây: rác thải sinh hoạt (chất thải từ các hộ gia đình), rác thải sản xuất kinh doanh (phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của các nhà máy, xí nghiệp, cửa hàng…), rác thải nguy hiểm( các chất độc hại, nguy hiểm cho con người và sinh vật như chất thải y tế, chất phóng xạ…)
2. Đặc điểm
Không phải tất cả các loại rác thải đều ảnh hưởng xấu đến môi trường, có những loại rác thải nếu nắm được đặc tính của nó, ta có thể biến nó thành các nguồn năng lượng mới hay tái chế để sử dụng.
Trong rác thải sinh hoạt có rất nhiều thành phần, mà sự ảnh hưởng đến môi trường của chúng cũng khác nhau. Rác hữu cơ dễ phân hủy (thực vật, chất thải động vật, giấy…) có thể đem chế biến thành phân bón, ủ kín phân hủy nhờ vi sinh vật, tạo khí thiên nhiên làm nhiên liệu. Rác vô cơ (nilon, thủy tinh, chất dẻo…) có thể thu hồi tái chế hay xử lý theo từng loại.
Hiện nay, lượng rác thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại tăng lên rất nhanh. Điều đáng lo ở đây là các thành phần của loại rác thải này lại ảnh hưởng nhiều đến môi trường và nguy hiểm đến đời sống con người ví dụ như các loại rác thải từ các khu công nghiệp hóa chất, cao su, chế biến thực phẩm, da, vật liệu xây dựng…hay rác thải y tế gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nước rỉ rác ngấm vào mạch nước ngầm, hoặc theo côn trùng xâm nhập vào thực phẩm, muỗi đốt từ người này sang người khác làm lây lan bệnh dịch. Đặc biệt rác thải y tế là loại rác thải rất nguy hiểm, nếu không được xử lý tốt sẽ là nguyên nhân gây mầm bệnh.
Với những đặc điểm trên, chúng ta phải biết và tìm ra các cách xử lý rác hiệu quả sao cho hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến môi trường và con người được đồng thời tiết kiệm được tài nguyên.
3. Các phương thức xử lý rác thải
Trên thế giới có 3 phương pháp xử lý rác chủ yếu là: thiêu đốt, ủ sinh học và chôn lấp.
Ủ sinh học: đối với các loại rác thải chứa các chất hữu cơ.
Chôn lấp:đối với các loại rác thải không thể chế biến được nữa.
Thiêu đốt: đối với một số loại rác thải độc hại.
Ở các nước phát triển các phương pháp này được triển khai mang lại hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo an toàn cho môi trường. Tuy nhiên ở các quốc gia đang phát triển thì việc thực hiện đúng các giải pháp này không phải điều đơn giản.Tuy đảm bảo vệ sinh, gọn nhẹ nhưng chi phí lại cao, trang thiết bị rất đắt tiền nên phương pháp thiêu đốt không thích hợp với việc áp dụng đại trà ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Phương pháp ủ sinh học chi phí đầu tư ban đầu thấp, nhưng nhược điểm là quy trình kéo dài 3 – 4 tháng, xử lý bãi nơi chôn lấp để ủ rác khó làm triệt để nên dễ gây thiệt hại tới môi trường. Cuối cùng chỉ có cách chôn lấp là được sử dụng nhiều nhất. Cách này vừa dễ làm, vừa đỡ tốn kém nhưng lại có nhược điểm là không vệ sinh, làm ô nhiễm đất, nước, các loại khí sản sinh khi rác phân huỷ gây ô nhiễm không khí và cháy nổ.
4. Quy định của Nhà nước về rác thải sinh hoạt
Theo điều 53 chương VI Luật Bảo vệ tài nguyên môi trường thì hộ gia đình cần có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường sau đây:
Thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đến đúng nơi do tổ chức giữ gìn vệ sinh môi trường tại địa bàn quy định.
Nộp đủ và đúng thời hạn các loại phí bảo hiểm môi trường theo quy định của pháp luật.
Tham gia hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, đường làng ngõ xóm, nơi công cộng và hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường và cộng đồng dân cư.
Theo điều 54 Chương VI Luật bảo vệ môi trường: Nhà nước khuyến khích cộng đồng dân cư thành lập các tổ chức tự quản bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau:
Tổ chức thu gom tập kết và xử lý rác thải, chất thải;
Giữ vệ sinh đường làng ngõ xóm, khu phố nơi công cộng
Tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường được thành lập và hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, cộng đồng trách nhiệm, tuân theo quy định của pháp luật v.v…
Theo chỉ thị 199/TTg của Thủ tướng chính phủ:
- Về việc quản lý việc phát sinh, thu gom, vận chuyển chất thải
Nghiêm cấm các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bệnh viện…cũng như các hộ gia đình đổ các loại chất thải ra sông, hồ, đường phố làm mất mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường. Tổ chức, cá nhân nào vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật bảo vệ môi trường và các pháp luật liên quan khác của Việt NamTổ chức thu gom kịp thời và triệt để chất thải, tiến hành phân loại chất thải ngay từ nguồn thải để thuận tiện cho việc tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy. Khuyến khích việc áp dụng các công nghệ mới tronmg thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải.
Kiểm soát nghiêm ngặt việc thải và vận chuyển các chất thải theo dúng các quy định về vệ sinh môi trờng.
Tổ chức thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, xóa bỏ các thói quen và tập quán xấu, như vứt rác thải, chất thải bừa bãi… Mỗi đô thị phải có các quy định cụ thể về các việc nói trên.
- Về việc quản lý việc xử lý , tiêu hủy chất thải
Tổ chức và tiến hành việc quy hoạch các bãi chôn lấp chất thải; xây dựng các bãi chôn lấp chất thải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và đáp ứng được yêu cầu chôn lấp chất thải của địa phương mình tối thiểu là 25 năm.
Có các công nghệ phù hợp để xử lý hoặc tiêu hủy chất thải đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường, đặc biệt đối với chất thải công nghiệp nguy hại cần phải được xử lý triệt để.
Có các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường do các bãi chôn lấp chất thải cũ gây ra v.v…
Các quy định, văn bản pháp luật của Nhà nước về vấn đề rác thải sinh hoạt nhìn chung phù hợp với hiện trạng nước ta. Tuy nhiên việc thực hiện chưa tốt nên trên thực tế vẫn chưa hiệu quả. Đội ngũ những người đảm bảo việc thực hiện các quy định này còn thiếu và yếu .
II. Thực trạng rác thải sinh hoạt Hà Nội
1. Tình trạng chung
Nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường đã được hơn 20 năm. Cuộc sống người dân đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực: mức sống được nâng lên rõ rệt, hàng tiêu dùng nhiều hơn cả về số lượng và chủng loại, các dịch vụ tốt hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt thì cuộc sống hiện đại cũng làm nảy sinh những vấn đề nan giải. Rác sinh hoạt là một trong số đó. Cuộc sống được cải thiện cũng có nghĩa là con người tiêu dùng nhiều hơn, các vật dụng đẹp hơn, làm từ nhiều loại chất liệu hơn, bền hơn và cũng khó phân hủy hơn. Ngày càng nảy sinh nhiều loại chất thải rắn có tính chất độc hại cao và phức tạp. Theo kết quả quan trắc về chất thải thì lượng rác thải rắn nguy hại chiếm khoảng 16%, trong đó hơn 10% là chất dẻo PVC và 6% chất thải là các loại: pin, ắc quy, bơm kim tiêm, nhiệt kế thuỷ ngân, bóng đèn hỏng có chứa thuỷ ngân…Khối lượng rác tăng chóng mặt đã gây sức ép lớn cho các bãi rác của thành phố.
Tổng hợp lượng chất thải phát sinh của thành phố Hà Nội 2006
Nguồn phát sinh
Khối lượng
(tấn/ngày)
Khối lượng
(tấn/năm)
Chất thải sinh hoạt
2.350
803.000
Chất thải công nghiệp (nguy hại chiếm khoảng 15%)
350
128.000
Chất thải xây dựng
950
347.000
Chất thải y tế nguy hại
2
720
Phân bùn bể phốt
370
135.000
(Nguồn: URENCO 2006)
Thành phần chất thải sinh hoạt năm 2006
STT
Thành phần
Tỷ lệ (%)
1
Chất hữu cơ: thức ăn thừa, rau, vỏ quả…
49.03
2
Giấy vụn: giấy, bìa…
2.90
3
Nhựa: chai, lọ, hộp, nhựa vụn…
4.20
4
Nilon
7.48
5
Cao su, da vụn, giả da…
4.15
6
Vải
2.15
7
Cành cây, gỗ
1.03
8
Thuỷ tinh: chai lọ, thuỷ tinh vỡ…
0..79
9
Kim loại: vỏ hộp, sợi kim loại…
1.00
10
Sành sứ
7.36
11
Chất trơ: đất đá, cát, gạch vụn, bê tông, các tạp chất nhỏ khó phân loại khác…
26.22
Tổng cộng
~100
Độ pH trung bình: 6.5-7.0
Độ ẩm: 67-70%
Tỷ trọng 0.4-0.5 (tấn/m3)
( Nguồn: URENCO, 2006)
Theo số liệu thống kê, trong năm 2002, khối lượng chất thải rắn đô thị tính bình quân đầu người một ngày tại các đô thị lớn dao động khoảng từ 1-1,2 kg và ở các đô thị nhỏ khoảng 0,5 kg. Con số này đã tăng lên không ngừng, đặc biệt từ năm 2001 cùng với sự phát triển của các đô thị và điều kiện sống của người dân. Trung bình mỗi ngày người dân Hà Nội thải ra khoảng 2.700 tấn rác gồm rác hữu cơ, vô cơ và rác tái chế, thì chỉ có khoảng 160 tấn rác vô cơ là không thể tái chế được cần phải chôn lấp, hai loại rác còn lại đều có thể tận dụng để chế biến làm phân bón, phục vụ Việc chôn lấp chung các loại rác như vậy vừa gây lãng phí tài nguyên, vừa tốn kém công thu gom, vận chuyển, diện tích chôn lấp sản xuất nông nghiệp hoặc tái chế thành các sản phẩm có ích. Bãi rác Nam Sơn có tổng diện tích chôn lấp rác là 83,5 ha với thời gian hoạt động đến năm 2015 nhưng khả năng đến năm 2010 đã hết chỗ đổ. Ông Phạm Ngọc Hải- Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Môi trường Đô thị lo lắng cho biết: “Với khối lượng rác tăng trung bình hàng năm 15% như trong vòng 5 năm trở lại đây thì chỉ tới 2010, bãi chôn lấp này sẽ đầy. Hiện nay, bãi chôn rác Nam Sơn đang phải tiếp nhận khoảng 2.500 tấn rác/ngày".
2. Quá trình thu gom( phân loại và vận chuyển) rác thải sinh hoạt
Công ty Môi trường Ðô thị cho biết, hiện nay, Hà Nội có 2 lò đốt rác tiêu chuẩn là lò đốt rác y tế tại Từ Liêm và lò đốt rác công nghiệp tại khu xử lý chất thải Nam Sơn, Sóc Sơn. Do bãi xử lý rác Nam Sơn cách Hà Nội tới 56 km, nên trước khi đưa về đây xử lý, rác vẫn được tập kết rải rác ở các huyện ngoại thành gây mất trật tự và vệ sinh. Các bãi rác là nơi kiếm sống của nhiều người thất nghiệp, trẻ lang thang. Họ không hề có bất cứ trang bị gì để đảm bảo sức khỏe khi tiếp xúc với trực tiếp với rác. Không ai dám đảm bảo là sau vài tiếng bới rác kiếm sống ở đây, người bới rác khi mang những thứ kiếm được bán lại cho các chủ đầu mối phế liệu lại không “nhân tiện” phát tán luôn loại bệnh dịch nào đó. Ngoài mối lo phát tán bệnh dịch, các bãi rác cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ với người bới rác, đặc biệt là trẻ em. Các mảnh thủy tinh hay kim loại sắc nhọn, kim tiêm, hóa chất độc hại được đổ lẫn cùng rác sinh hoạt…đều tác động xấu đến sức khỏe thậm chí cướp đi sinh mạng của các em.
Ô nhiễm không chỉ ở các bãi rác mà còn hiện diện ngay từ khâu thu gom do việc thu gom rác hoàn toàn thủ công. Hiện nay Hà Nội chỉ có cách dùng chổi, xẻng gom rác lên xe rồi đưa đến điểm tập kết. Từ đấy rác sẽ lên những chiếc ô tô chuyên dụng chạy ra bãi rác ngoại ô đợi chôn lấp. Rác thỉnh thoảng rơi từ những chiếc xe ra đường phố. Còn ở ngoại thành, người dân đổ rác bừa bãi: bên đường đi, bờ ruộng, xuống ao hồ làm ô nhiễm môi trường sống nghiêm trọng.
Hơn nữa, các xe rác lưu hành trên những con đường nhỏ vào giờ tan tầm gây tắc nghẽn giao thông. Mặc dù đã có sự sắp xếp giờ chạy cho xe chở rác nhưng vấn đề này vẫn chưa được giải quyết và gây nhiều bức xúc trong người dân.
Thêm vào đó, công tác thu gom chủ yếu vẫn là thu hỗn hợp chứ không được phân loại ngay tại nguồn. Việc thu hồi các chất có khả năng tái chế, tái sử dụng như: nilon, giấy vụn, kim loại, nhựa, thuỷ tinh… chủ yếu do những người nhặt rác thực hiện. Tỷ lệ này chiếm từ 15-20% công tác thu gom chất thải. Việc tái chế, tái sử dụng chất thải rắn vẫn còn ở mức thấp, khoảng 2-5% tổng lượng chất thải rắn phát sinh được chuyển hoá thành phân vi sinh compost. Sau một thời gian tiến hành các công việc chuẩn bị, từ cuối tháng 10-2003, Cty Môi trường đô thị Hà Nội đã tổ chức thực hiện thí điểm mô hình phân loại rác thải tại nguồn ở phường Phan Chu Trinh. Dự kiến ban đầu của thành phố là xây dựng mạng lưới thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (tại 9 phường là Tràng Tiền, Phan Chu Trinh, Hàng Bài, Trần Hưng Đạo, Chương Dương, Phúc Tân, Lý Thải Tổ, Cửa Nam, Hàng Bông) gồm 259 điểm thu gom trực tiếp, 180 điểm đặt thùng rác 2 ngăn, 75 xe thu gom và 201 công nhân làm nhiệm vụ thu gom (một số phường không dặt các thùng thu gom phân loại vì có tuyến đường quá hẹp, không có chỗ đặt). Thời gian thu gom từ 18h -20h hàng ngày, việc vận chuyển được thực hiện bằng 20 xe chuyên dùng, trong dó 10 xe chở rác hữu cơ đi nhà máy chế biến phân vi sinh Cầu Diễn, 10 xe chở các chất thải khác đi bãi chôn lấp Nam Sơn. Tuy nhiên khi đi vào thực hiện rác qua sự phân loại của người dân lại bị trộn lẫn trong khâu vận chuyển, bên cạnh đó ý thức và nhận thức người dân chưa cao nên rác không được phân loại triệt để.
Nguồn tài chính hoạt động của công ty Môi trường đô thị bao gồm ngân sách do Nhà nước cấp và các hợp đồng vệ sinh với nhân dân. Mức phí vệ sinh hiện nay cho các hộ gia đình là 2000 đồng/người/tháng. Trong những năm qua doanh thu hàng năm của công ty Môi trường đô thị chỉ chiếm khoảng 30% tổng chi phí của công ty.
3. Quá trình xử lý rác thải sinh hoạt
Hiện nay, các bãi rác không đạt tiêu chuẩn. Phần lớn các bãi chôn lấp không có lớp chống thấm ở dưới đáy và thành ô chôn lấp, không có hệ thống thu gom và xử lý nước rác, khí; quy trình đổ rác không đúng kỹ thuật… Vì vậy đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí, rò rỉ, thẩm thấu nước rác, gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. Người dân khu vực xung quanh bãi rác bị ảnh hưởng nặng nề và đã phản ứng tiêu cực bằng cách chặn không cho xe rác vào đổ( bãi rác Nam Sơn tháng 11/1999).
Hầu hết rác thải của Hà Nội được xử lý ở khu xử lý rác Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) và ở Xí nghiệp chế biến rác Cầu Diễn với phương pháp vi sinh có công suất 30.000 m3/năm. Tuy nhiên, bãi rác Nam Sơn đang ở trong tình trạng quá tải, theo dự đoán đến năm 2010 bãi rác Nam Sơn sẽ đầy và Hà Nội lại phải tìm bãi rác mới. Xí nghiệp chế biến rác Cầu Diễn chưa từng hoạt động hết công suất, 2 lò đốt rác tại Từ Liêm và Nam Sơn không đáp ứng được nhu cầu xử lý chất thải rắn của thành phố.
4. Nguyên nhân
Nguyên nhân sâu xa của những thực trạng trên là kinh phí cho việc quản lý và xử lý rác nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng còn thiếu thốn.Ngoài ra Thành phố vẫn chưa huy động được nguồn lực từ trong nhân dân: doanh thu phí vệ sinh còn thấp (nguyên nhân một phần do việc qui định phí đối với dịch vụ vệ sinh còn thấp: 2000 đồng/người/tháng, một phần do chưa có biện pháp thu phí phù hợp nên tỷ lệ phí thu được chỉ chiếm 55% tổng mức phí phải thu trong nhân dân). Công ty Môi Trường đô thị chỉ được thành phố trả tiền cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải sinh hoạt thông qua hợp đồng đặt hàng. Còn việc tái chế rác hữu cơ thành phân compost, URENCO chưa được thành phố thanh toán mà phải lấy tiền bán phân để bù đắp một phần chi phí. Tuy nhiên việc sử dụng phân compost chưa phổ biến đối với người nông dân trước hết là do chi phí sản xuất cao dẫn tới giá thành cao, người nông dân không đủ tiền mua. Hơn nữa người dân chưa quen sử dụng loại phân này do đó URENCO phải vay vốn để sản xuất và sản phẩm chủ yếu là cho, tặng nhằm khuyến khích người dân
Sự thiếu thốn về kinh phí tiếp tục dẫn đén sự thiếu thốn về nhân lực,phương tiện trong ngành môi trường đô thị. Do đó công tác phân loại, tái chế chất thải còn chưa tốt. Trên thực tế công nghệ xử lý rác thải của Hà Nội còn đơn giản, thủ công. Công ty MTĐT chỉ mang rác đến bãi thải và đổ lộ thiên mà thậm chí không hề qua nén ép (công đoạn đơn giản nhất làm giảm thể tích rác thải). Các công nghệ hiện đại như thiêu đốt chưa được áp dụng đối với rác thải ở Hà Nội. Trên địa bàn Thành phố cũng đã có một nhà máy xử lý rác thành phân bón hữu cơ (đặt tại Cầu Diễn), nhưng do các khâu xử lý phân loại còn yếu nên nguyên vật liệu đầu vào không thoả mãn dẫn đến công suất vừa thấp vừa tốn công (chỉ đạt công suất 30% năm). Công nghiệp tái chế chất thải thì vẫn còn manh mún chưa thực sự được coi trọng. Do chưa thực hiện được công tác phân loại rác ngay từ nguồn thải nên Hà Nội vẫn chôn rác sinh hoạt lẫn với các loại rác thải nguy hại khác (trong đó thành phần chủ yếu là rác thải công nghiệp và một phần rác thải bệnh viện). Chính vì vậy khối lượng rác thải đem đi đổ thải tại bãi rác vẫn còn lớn làm tốn diện tích bãi thải và không mang lại hiệu quả kinh tế. Hơn nữa những bãi thải trước đây của Hà Nội trong tình trạng vừa không có đất phủ, vừa là nơi đổ thải hỗn hợp nên đã trở thành nguồn gây ô nhiễm lớn.
Hơn nữa cơ chế phân cấp quản lý và chế tài chưa hiệu quả. Do việc phân cấp trách nhiệm quản lý môi trường chưa cụ thể đến những cơ quan có trách nhiệm nên trên thực tế Thành phố vẫn chưa thực hiện được việc xử phạt các hành vi đổ chất thải ra nơi công cộng. Người dân không bị ngăn chặn và xử phạt nên kém ý thức tuân thủ nội quy giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. Điều này khá phổ biến ở các nước đang phát triển. Do tập quán canh tác nông nghiệp, sống dựa vào tự nhiên với nhiều quan niệm sai lầm cổ hủ như “trời sinh voi sinh cỏ…” nên dù đã bước sang nền kinh tế thị trường được hơn hai mươi năm, người dân Việt Nam vẫn chưa có những nhận thức đúng đắn về các vấn đề đang nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Rác thải, cụ thể là rác thải sinh hoạt là một trong số đó. Nền kinh tế nông nghiệp tạo ra nhưng loại rác gần với tự nhiên, dễ phân hủy. Nhưng hiện nay, như đã trình bày ở trên, số lượng và chủng loại của rác ngày càng đa dạng với việc xuất hiện nhiều loại rác độc hại, khó phân hủy. Và chừng nào con người còn chưa nhận thức được vấn đề này để điều chỉnh hành vi tiêu dùng, sinh hoạt của mình thì rác vẫn được sinh ra với tốc độ chóng mặt trong khi việc xử lý lại vô cùng hạn chế.
Thành phố chỉ tập trung vào đầu tư cho một đơn vị hoạt động thu gom rác thải mà chưa huy động được sự tham gia của toàn dân vào công tác làm sạch môi trường, đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến môi trường của Thành phố vẫn chưa được sạch đẹp.
III. Giải pháp
1. Khâu thu gom
1.1. Phân loại
Để đảm bảo rác được xử lý hiệu quả thì phân loại rác là khâu phải làm tốt trước tiên. Nếu phân loại rác được thực hiện tốt thì các công đoạn về sau sẽ dễ dàng, nhanh chóng và tiết kiệm hơn rất nhiều. Muốn làm được điều này cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các sở, ban, ngành liên quan, giữa người dân với các cơ quan quản lý.
Việc đầu tiên là phải nâng cao ý thức người dân về vấn đề rác thải sinh hoạt, từ đó làm cho họ tự giác tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường cũng như tự giác trong việc phân loại rác sinh hoạt.
Lớp người xưa bị ảnh hưởng nhiều bởi kiểu suy nghĩ của nền kinh tế nông nghiệp, tính tư hữu, “cha chung không ai khóc” đã ăn sâu vào cách nghĩ, cách sống của người dân. Để thay đổi cách nhìn, quan điểm của họ về một vấn đề như rác thải sinh hoạt là điều không dễ. Với những người này, ngoài các biện pháp cứng rắn như áp dụng các hình phạt nặng thì còn có một biện pháp mềm dẻo hơn, hợp với cách nghĩ, cách sống của họ hơn, đó là sử dụng các tổ dân phố, tổ tự quản như cầu nối giữa người dân với chính quyền, thuyết phục họ tự giác chấp hành các quy định về rác thải sinh hoạt. Các tổ tự quản, tổ dân phố đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp người dân hiểu và thực hiện vai trò, trách nhiệm cua mình đối với lượng rác họ thải ra hàng ngày trong quá trình sinh hoạt. Đây là những người có mối quan hệ quen biết và uy tín nhất định với người dân, do chính người dân mỗi khu vực bầu ra. Do vậy nhà quản lý cần tận dụng, phát huy vai trò của họ trong việc nâng cao nhận thức của người dân về rác thải sinh hoạt. Các tổ chức này có thể áp dung những biện pháp đánh vào lòng tự ái, tự trọng, tình làng nghĩa xóm,sự nể nang,…vốn là những đặc điểm phổ biến của người dân Việt.Sau đây là một vài ví dụ cho các biện pháp làm giảm tình trạng đổ rác bừa bãi:
phân chia trách nhiệm giữ gìn vệ sinh xóm ngõ tới từng hộ dân, cụ thể là phân công việc quét dọn đường đi cho từng nhà;
nhắc nhở các trường hợp vi phạm và tuyên dương các trường hợp thực hiện tốt trên loa phóng thanh của phường;
tổ chức thi đua giữa các hộ gia đình trong việc bảo đảm vệ sinh chung, có thể tổ chức các cuộc thi nhỏ về rác thải sinh hoạt;
cung cấp cho người dân những hiểu biết về mức độ nguy hại của các loại rác thải nếu không được xử lý đúng cách, các thông tin về tình hình môi trường của thế giới nói chung cũng như rác thải sinh hoạt của Việt Nam nói riêng.
Các thế hệ sau này đã có điều kiện hơn cha ông trong việc tiếp thu những cái mới. Và nếu được giáo dục tốt trên ghế nhà trường họ sẽ trở thành những công dân có ý thức trong việc bảo vệ môi trường đồng thời góp phần tích cực thay đổi quan niêm của các bậc phụ huynh, các thế hệ đi trước. sách giáo khoa của học sinh hiện nay có đề cập đến vấn đề môi trường nhưng mới dừng ở mức giới thiệu, cung cấp những nhận thức ban đầu. Nên chăng cần có một môn hoc chính thức cho vấn đề này nhằm cung cấp cho các em cái nhìn đầy đủ về hiện trạng môi trường ngày nay, những vấn đề môi trường mà loài người đang phải đối mặt, tầm quan trọng của từng cá nhân trong việc bảo vệ môi trường để mỗi em có đựoc cách nhìn đúng về vai trò của mình và cộng đồng với môi trường. Những cuộc thi tranh, ảnh, bài viết, tiểu phẩm, thi kiến thức về môi trường tự nhiên…cần được khuyến khích hơn nữa. Những hoạt động này không chỉ cung cấp kiến thức mà còn tạo cho trẻ tình yêu thiên nhiên, sự quý trọng với cảnh quan thiên nhiên, môi trường sống trong lành.
Bên cạnh việc nâng cao ý thức, nhận thức của người dân thì rất cần sự phối hợp của các cấp quản lý, các ban ngành liên quan. Hà Nội đã bắt đầu thực hiện việc này với sự giúp đỡ của Jica. Từ tháng 7/2007, dự án phân loại rác tại nguồn 3R-HN, do Cơ quan Hợp tác Quốc tế của chính phủ Nhật Bản Jica tài trợ cho TP Hà Nội, đã chính thức bước vào giai đoạn ứng dụng thực tế trên địa bàn phường Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm).
Đại diện Jica cho biết kể từ trung tuần tháng 6/2007, các hộ gia đình trên địa bàn phường Phan Chu Trinh đã được hướng dẫn phân loại rác thành 2 loại ngay tại nhà. Thay vì chờ đợi người công nhân tới để thu gom rác, các hộ gia đình có thể chủ động đổ rác trong khoảng thời gian từ 16h-20h30 hằng ngày đối với rác hữu cơ, và 4 ngày/tuần đối với rác vô cơ.
Các hộ gia đình sẽ đổ rác tại các thùng rác thu gom tập kết, theo sự hướng dẫn thân thiện của những người công nhân thu gom. Bên cạnh các hoạt động hội thảo, thăm quan thực tế tại nhà máy sản xuất phân vi sinh Cầu Diễn, các hộ gia đình sẽ được phát các thùng rác có đính tem phân loại, và được hướng dẫn theo dõi sự thay đổi trong khối lượng rác thải mỗi ngày trước và sau khi phân loại rác, từ đó thấy được giá trị đóng góp của mình cho xã hội thông qua hoạt động phân loại rác tại gia đình.
Thực tế ở Việt Nam phân loại rác sinh hoạt không phải là chuyện mới. Từ bao lâu nay nhiều gia đình vẫn có ý thức tích trữ giấy, vỏ lon, chai, lọ… để bán đồng nát ve chai. Đây cũng là một hình thức phân loại rác thô sơ song rất hiệu quả. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại những người bới rác. Cần có quy định để bảo vệ họ khỏi các rủi ro trong khi làm việc. Nếu như việc phân loại rác được thực hiện tốt thì vẫn đề của những người bới rác cũng sẽ được giải quyết. Họ sẽ tự động chuyển sang công việc khác khi không còn làm công việc này được nữa.
1.2. Vận chuyển
Để cải thiện khâu vận chuyển rác thải rắn nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng thì vấn đề kinh phí cần được giải quyết. UBND Thành phố Hà Nội có kế hoạch thay đổi thời gian thu gom chất thải từ giữa tháng 10/2007 nhưng điều này đã gây ra một số tác động không tích cực như làm tăng giá thu gom, tăng lương công nhân đồng thời tăng gánh nặng với những người công nhân phải làm việc ca đêm. Do vậy cần có sự đầu tư nhiều hơn nữa của nhà nước vào công tác thu gom xử lý rác nhằm tạo điều kiện cho người công nhân có thu nhập xứng đáng, đồng thời cải tiến trang thiết bị thu gom vận chuyển nhằm giảm tình trạng ô nhiễm tới môi trường và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe công nhân cũng như người dân. Tăng phí vệ sinh cũng là một biện pháp làm tăng nguồn thu cho công ty Môi trường đô thị Hà Nội. Khi nguồn kinh phí được đảm bảo thì URENCO có thể tiến hành các biện pháp cụ thể như sau:
Thay thế các xe chở rác đã hỏng, xuống cấp
Sử dụng các loại xe mới tiêu tốn ít nhiên liệu, thân thiện với môi trường hơn, thùng xe kín
Cải tiến các loại xe rác (cả xe đẩy và xe tải)
Xây dựng các trạm bảo dưỡng, sửa chữa, rửa xe rác định kỳ
….
2. Khâu xử lý
Xử lý rác nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng ở Việt Nam chưa phải là ngành được tư nhân đầu tư nhiều. Phương pháp xử lý cho phần lớn rác thải sinh hoạt là chôn lấp. Hiện Công ty Môi trường đô thị Hà Nội đang xin thành phố mở rộng thêm 43 ha tại Nam Sơn nữa nhưng đây cũng chỉ là giải pháp tình thế. Trung bình đầu tư xây dựng 1 ô chôn lấp rộng 5 ha phải mất khoảng 5 tỷ đồng, chưa kể trung bình mỗi ngày phải xử lý 1000 m3 nước rác đòi hỏi quy trình kỹ thuật phải rất cẩn thận để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước tại các khu vực dân cư. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế.
Về lâu dài cần có một giải pháp khác. Trên thực tế, đã có một số doanh nghiệp tư nhân thực sự thành công khi đầu tư vào việc xử lý, tái chế rác, cụ thể là tái chế các loại nhựa. Khi việc xử lý rác đem lại lợi nhuận thì việc đầu tư vào ngành này không còn là vấn đề đau đầu của riêng các nhà quản lý nữa. Các doanh nghiệp tư nhân làm việc hiệu quả hơn, kinh tế hơn Nhà nước trong việc thu gom, xử lý rác thải. Họ tự tìm được đầu vào, đầu ra, công nghệ thích hợp để xử lý toàn bộ phần rác có khả năng sinh lợi. Công việc của Nhà nước lúc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và giải pháp rác thải sinh hoạt Hà Nội.DOC