MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM 4
I/_BẢN CHẤT, VAI TRÒ CỦA MỸ PHẨM 4
1)Bản chất: 4
2)Vai trò: 7
II/_NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM: 8
1)Thương hiệu: 8
2)Hệ thống phân phối và chiến lược xúc tiến hỗn hợp: 9
3)Chất lượng của mỹ phẩm: 12
4)Cầu của thị trường: 13
III/_CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM: 14
1)Nhân tố về thu nhập: 14
2)Nhân tố về nhân khẩu và địa lý 15
3)Nhân tố thị hiếu và văn hóa: 16
4)Nhân tố về môi trường chính trị - luật pháp: 16
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM VIỆT NAM 18
I) ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦATHỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM: 18
1)Đặc điểm kinh tế kỹ thuật: 18
2)Quá trình phát triển của thị trường mỹ phẩm Việt Nam: 20
II/_THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM Ở VIỆT NAM: 23
1)Thương hiệu: 23
2)Cầu của thị trường: 27
3)Hệ thống phân phối và chiến lược xúc tiến hỗn hợp: 31
4)Chất lượng của mỹ phẩm trên thị trường Việt Nam: 36
III) NHỮNG KẾT LUẬN,đánh giá rút ra từ nghiên cứu thực trạng: 43
1)Những mặt tích cực và tiềm năng càn khai thác: 43
2)Những hạn chế gặp phải và cách khắc phục: 45
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CHO THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM 48
I) MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI: 48
1)Mục tiêu phát triển: 49
2)Phương hướng phát triển của thị trường mỹ phẩm Việt Nam trong những năm tới: 50
II) GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 51
1)Đối với các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước: 51
2)Đối với các doanh nghiệp: 52
3)Đối với người tiêu dùng: 55
KẾT LUẬN 56
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
60 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13324 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp thị trường mỹ phẩm Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệu. Thêm vào đó,theo con số điều tra thị trường thì người Việt Nam chi cho mỹ phẩm mới chỉ đạt mức bình quân là 4 USD/người/năm, thấp hơn 4-5 lần so với các nước cùng khu vực, nhưng với trên 80 triệu dân, Việt Nam sẽ là một thị trường đầy tiềm năng.Đó chính là lý do mà các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng lựa chọn thị trường Việt Nam. Các chuyên gia về mỹ phẩm cho biết, hầu như các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng trên thế giới đều đã xuất hiện tại Việt Nam. Trong đó có dòng mỹ phẩm cấp cao như Lancôm, Shiseido, Fendi, Lower, Clairins, LOreal, loại trung bình như Avon, Debon, Nevia, Essane, Pond, Hezaline.Người tiêu dùng ngày càng có thêm nhiều cơ hội để sử dụng những sản phẩm cao cấp,kể cả những khách hàng khó tính cũng sẽ được đáp ứng đầy đủ những nhu cầu khắt khe nhất cả về chất lượng,kiểu dáng cũng như mức độ nổi tiếng của thương hiệu.
_Tương tự như những dòng sản phẩm tiêu dùng khác, các hãng mỹ phẩm (kể cả nước hoa) cũng được xếp vào những đẳng cấp khác nhau, dựa trên những yếu tố khác nhau.
Thông thường, thị trường mỹ phẩm được phân khúc với 4 cấp độ căn bản: Thượng hạng (Prestige), Cao cấp (Premium), Trung bình (Middle) Bình dân (Mass) với các mức giá rất khác nhau.
Tuy nhiên, điều thật sự tạo nên sự khác biệt này không hẳn chỉ dựa trên giá cả mà là chất lượng và doanh số của từng nhãn hiệu được đánh giá tại các trung tâm mua sắm sang trọng (Deparment Store) của từng quốc gia.
Tại Việt Nam, mặc dù chưa thật sự rõ ràng nhưng những người quan tâm và có sự am hiểu về mỹ phẩm thì đều có thể nhận ra sự khác biệt về đẳng cấp của các nhãn hiệu trong thời gian gần đây trên thị trường, đặc biệt là tại hai Deparment Store sang trọng bậc nhất Việt Nam - Diamond Store và Parkson.
Các nhãn hiệu Prestige và Premium với đối tượng khách hàng là những người có thu nhập cao và phong cách sành điệu như Estee Laude, Lolita Lempicka (nước hoa), Shiseido, Clinique, Laneige, Guerlain, Kose, Kanebo… đã dần chiếm hết các vị trí trung tâm ngay tại tầng trệt của các Deparment Store này.
Khác với hai đẳng cấp trên, các nhãn hiệu mỹ phẩm thuộc nhóm Middle và Mass thường tập trung vào đối tượng khách hàng là giới trung lưu và bình dân. Nhiều năm qua, những tên tuổi như Revlon, LOreal Paris, Nivea, Maybeline, Bioré, Essance, Ponds… cũng đã có được chỗ đứng và thị trường của mình như siêu thị, cửa hàng, chợ… với mật độ phủ sóng dày và rộng.
Sự xuất hiện của nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới trên thị trường Việt Nam kéo theo là sự cạnh tranh gay gắt của các thương hiệu đó.Hình thức cạnh tranh chủ yếu là thông qua các hoạt động quảng cáo với nhiều hình thức quảng cáo gây thu hút,liên tục cho ra đời các loại sản phẩm với tính năng cũng như mẫu mã mới.Ngoài ra các thương hiệu còn cạnh tranh nhau thông qua việc chon địa điểm trưng bày và bán sản phẩm.Thông thường,những nhãn hiệu nổi tiếng hơn cả như Coréana, Lancôme ,Shiseido Clairins, Estée Lauder, Guerlain…thường chọn những trung tâm thương mại lớn với vị trí đẹp,bắt mắt,vừa để thu hút sự chú ý của khách hàng,vừa để chứng tỏ đẳng cấp thương hiệu của mình.
_Bên cạnh những thương hiệu mỹ phẩm nước ngoài ngày càng được ưa chuộng thì không thể không nhắc đến những thương hiệu Việt với những nỗ lực không ngừng để mở rộng thương hiệu,phát triển thị trường.Ngày càng nhiều công ty sản xuất mỹ phẩm mang thương hiệu Việt Nam ra đời,trong đó có một lượng các thương hiệu được người tiêu dùng biết đến và có một chỗ đứng nhất định trên thi trường trong nước ví dụ như: Thái Dương, Lan Hảo,Bodeta,Sài Gòn…Tuy nhiên,các công ty mỹ phẩm Việt Nam có vẻ không chú trọng đến việc phát triển và quảng bá thương hiệu của mình,nếu có thì cũng không được đầu tư kỹ lưỡng và rất thiếu chuyên nghiệp.Chinh vì lẽ đó mà mỹ phẩm Việt đang yếu thế hơn rất nhiều so với các hãng mỹ phẩm nước ngoài và dường như là đang thua trên chính sân nhà của mình.Thực tế,VN có khả năng sản xuất được các sản phẩm không thua gì các sản phẩm ngoại cùng đẳng cấp,giá thành lại rẻ hơn, song cái khó lớn là không có thương hiệu trong lúc người tiêu dùng luôn có “bệnh hàng hiệu”. Như DeBon chẳng hạn, công ty này thành công là nhờ có chiến lược tiếp thị khôn ngoan. Theo Công ty Nghiên cứu thị trường AC Nielsen có đến 99% người tiêu dùng biết đến DeBon thông qua các hoạt động quảng cáo, tiếp thị. Hoặc nhãn hiệu Essance (LG Vina) chẳng hạn, cũng chỉ ở mức hàng phổ thông nhưng được LG “đẩy” lên như một sản phẩm hàng hiệu đáng chú ý bằng các mẫu quảng cáo hấp dẫn và công phu được phát sóng liên tục trên tivi hằng ngày.Không quảng bá, không đầu tư, mỹ phẩm nội chỉ loanh quanh ở vài sản phẩm thuộc nhóm skin care (chăm sóc da) như sữa rửa mặt, sữa tắm, kem dưỡng da. Năm 2002 Lan Hảo tiên phong sản xuất dòng mỹ phẩm make-up (trang điểm) với phấn trang điểm Thorakao giá 49.500đ/hộp.Theo dánh giá, sản phẩm này có chất lượng rất tốt, không thua gì hàng ngoại nhưng Lan Hảo vẫn không thành công. Hoặc như với Công ty Mỹ phẩm Sài gòn, người tiêu dùng cũng không biết đến sản phẩm nào khác ngoài nước hoa Miss Saigon. Cho đến nay,nhiều dòng sản phẩm đã được ra đời song vẫn chỉ là những sản phẩm chăm sóc da:kem chống nám da,phấn rôm dành cho trẻ em,kem trị vết thâm…Trên các phương tiện thông tin đại chúng đã xuất hiện ngày càng nhiều các đoạn quảng cáo của mỹ phẩm Việt Nam,tuy nhiên mức độ hấp dẫn còn quá thâp và đối tượng khách hàng chủ yếu là những người có thu nhập trung bình
Như vậy, DN VN đã nhường hẳn thị phần mỹ phẩm make-up cho DN nước ngoài. Dường như hiểu rõ đây là cuộc chiến không cân sức, dần dà DN nội chấp nhận một thị trường xương xẩu,kém lợi nhuận hơn là hoạt động ở các tỉnh thành xa xôi trong cả nước - nơi mà người dân còn chưa đủ điều kiện để mơ về thương hiệu.Tuy với xuất phát điểm chậm hơn,còn nhiều thách thức trước mắt nhưng các DN Việt Nam vẫn đang ngày cang cố gắng nhiều hơn nữa trong việc tiếp thi sản phẩm,PR hình ảnh thương hiệu,chiếm lĩnh niềm tin của khách hàng nội địa và dần dần đưa thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam đến với thị trường quốc tế.
Với sự xuất hiện của ngày càng nhiều các thương hiệu cả trong lẫn ngoài nước đã khiến cho thị trường mỹ phẩm Việt Nam ngày càng phong phú và sôi động.Trong thời gian tới,chắc chắn sẽ có những cuộc soán ngôi thú vị của các nhãn hiệu trên từng thị trường khác nhau một khi các nhãn hiệu đó còn muốn khẳng định vị thế của mình với khát vọng chinh phục người tiêu dùng Việt Nam
2)Cầu của thị trường:
Theo con số điều tra thị trường thì người Việt Nam chi cho mỹ phẩm mới chỉ đạt mức bình quân là 4 USD/người/năm, thấp hơn 4-5 lần so với các nước cùng khu vực, nhưng với trên 80 triệu dân, Việt Nam sẽ là một thị trường đầy tiềm năng.Cùng với sự phát triển chung,thu nhập của người dân Việt Nam ngày càng cao,khả năng tiêu dùng các sản phẩm xa xỉ đã tăng lên đáng kể.Tiêu biểu như mỹ phẩm,trước đây vốn được cho là hàng hóa xa xỉ song đến giờ thì quan điểm đó đã trở lên lỗi thời.“Khách hàng VN giờ đây đã nhận thức hơn về cái đẹp và quan tâm nhiều đến bản thân. Thị trường mỹ phẩm VN được nhìn nhận như một thị trường phát triển nhanh và sẽ còn phát triển mạnh trong những năm tiếp theo” - Bà Trần Phương Hiền, Giám đốc phát triển kinh doanh của Maybelline New York tại VN nhận xét.
Phụ nữ vốn được mệnh dang là phái đẹp,chính vì vậy mà đây chính là nguồn khách hàng chủ yếu và tiềm năng nhất mà các hãng mỹ phẩm đều nhắm đến.Đi đôi với sự nâng cấp về học thức,tầm hiểu biết thì việc giữ gìn và chăm sóc sắc đẹp ngày càng được quan tâm và có một vai trò rất quan trọng.Theo tổng kết nghiên cứu về thị trường Việt Nam của các nhà kinh doanh mỹ phẩm thì phụ nữ Việt Nam ở độ tuổi (20 - 65) dùng mỹ phẩm chiếm trên 70% da mặt xuất hiện nhiều vấn đề xấu - biểu hiện của sự lão hoá ở Hà Nội hoặc ở Sài Gòn chiếm 85% (tàn nhang, nám, nốt đen, nốt đỏ, trứng cá, vết thâm, nhăn, lão hoá nhiều) và đó chính là nguồn khách hàng cơ bản tìm đến với các nhãn hiệu mỹ phẩm.Đối với nhóm khách hàng ở thành thị thì nhu cầu làm đẹp là cao hơn.Thu nhập cao,đời sống phát triển do đó nhu cầu sử dụng mỹ phẩm cao cấp cũng lớn hơn so với nhóm khách hàng ở những vùng nông thôn,miền núi có mức sống thấp hơn.Vì vậy đây là đoạn thị trường mà các nhãn hiệu mỹ phẩm cao cấp tập trung ngày càng đông đảo.
_Thị trường mỹ phẩm cho giới trẻ cũng đang là mảnh đất màu mỡ của DN với doanh số 400 tỷ đồng năm 2004 và có mức tăng trưởng dự báo khoảng 30%/năm. Kết quả nghiên cứu thị trường về tiêu dùng mỹ phẩm ở độ tuổi dưới 25 của một công ty nghiên cứu thị trường tại 30 trường phổ thông, cao đẳng, đại học và các trung tâm thương mại, siêu thị lớn tại TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ cho thấy: có 30% số học sinh ở độ tuổi 15 - 16 đã bắt đầu làm quen với một trong các sản phẩm chăm sóc da và trang điểm cơ bản như: sữa rửa mặt, sữa tắm, nước dưỡng cân bằng độ ẩm, kem dưỡng chống mụn, son dưỡng môi… Tỷ lệ này có chiều hướng tăng dầntheo độ tuổi. Đến khoảng 17- 19 tuổi, tỷ lệ có dùng mỹ phẩm là 70%, và trên 19 tuổi thì tỷ lệ này đã gần 90%; số lượng các loại sử dụng từ 3 món trở lên. Một số nhãn hiệu quen thuộc với nhóm khách hàng này có thể kể đến như: Essance, Clear+, Visions, LipIce, Tea Tree, Color Trend, Flavor Savers,Oriflame,Avon,Gohnson’s, …Mỹ phẩm cho giới trẻ đang trở thành một mục tiêu mới và được các công ty mỹ phẩm đầu tư nghiên cứu xu hướng tiêu dùng, sở thích, tâm lý chi tiêu, thói quen mua sắm… khá kỹ. Mỹ phẩm Sài Gòn đã nghiên cứu thị trường hơn một năm để định hình được chủ đề cho Fantasy - nước hoa nữ sinh: "gọn nhẹ, tươi mát, dễ thương". Bà Trần Nguyễn Minh Phương, phó giám đốc phụ trách kinh doanh của công ty nói: "Tâm lý tiêu dùng của lứa tuổi này thích thể hiện trẻ trung, thời trang, sành điệu; họ đứng ở giữa một bên là người trưởng thành, một bên là trẻ em nên muốn tìm một cái gì đó riêng cho độ tuổi của mình. Do vậy sản phẩm cho nhóm khách hàng này vừa phải trẻ, vừa pha chút nhí nhảnh, hồn nhiên theo kiểu rất riêng".
Ông Mai Tấn Dũng, phụ trách kinh doanh của công ty mỹ phẩm Lan Hảo cho biết: "Lứa tuổi từ 15 - 25 là khách hàng mục tiêu của chúng tôi, các sản phẩm dành cho họ đang chiếm khoảng 30% tổng doanh thu của công ty". Theo phân tích của ông Dũng, đây là nhóm khách hàng có nhiều nét khác biệt so với lứa tuổi khác, họ thích xài mỹ phẩm nhưng chưa hiểu biết hết về nó. Có hơn 90% điện thoại, thư thắc mắc nhờ tư vấn sản phẩm gửi đến các dược sĩ của Thorakao là của độ tuổi từ 16 đến 25.
Kết quả khảo sát của các công ty có dòng sản phẩm riêng cho nhóm khách hàng trẻ cùng giống nhau ở một điểm: các quyết định chọn mua một loại sản phẩm nào đó đều bị ảnh hưởng mạnh bởi tác động tâm lý từ bạn bè, quảng cáo, sách báo thời trang… Theo trào lưu của cuộc sống, khách hàng trẻ nhanh chóng thay đổi nhãn hiệu khi có sản phẩm mới hợp với họ. Và trong số các tiêu chí để giới trẻ chọn mua thì màu sắc bắt mắt và mẫu mã bao bì tươi tắn, năng động được quan tâm nhiều hơn là nội dung sản phẩm bên trong.
Việt Nam là một nước có dân số trẻ vì vậy việc nắm rõ nhu cầu của giới trẻ là một việc rất cần thiết và chắc chắn sẽ đem lại lợi ích không nhỏ cho các doanh nghiệp mỹ phẩm trong và ngoài nước
_Không chỉ riêng phụ nữ,nam giới ngày nay cũng đã có sự nhìn nhận khác về mỹ phẩm.Họ ngày càng thể hiện sự quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm làm đẹp. "Trang điểm không chỉ là vì vẻ bề ngoài mà còn vì cái tôi bên trong nữa", Yu Sang Ok, giám đốc điều hành 72 tuổi của hãng Coreana, Hàn Quốc, giải thích. Ông tin tưởng rằng nam giới cảm thấy thoải mái hơn khi làm đẹp. Các sản phẩm cho nam giới hiện mang về cho Coreana 20 triệu USD mỗi năm, khoảng 10% tổng doanh thu của hãng. Nếu trước kia đối tượng mua sản phẩm chăm sóc da chủ yếu là các nghệ sĩ, ca sĩ thì ngày nay giới doanh nhân, nhân viên văn phòng và ngay cả các nam sinh viên … cũng tìm đến những loại sản phẩm chăm sóc da khá nhiều. Vì họ coi đây là một trong những bí quyết quan trọng tạo nên sự tự tin và thành công trong các mối quan hệ.Trước đây, nhu cầu làm đẹp của nam giới chỉ đơn giản là sử dụng bọt cạo râu, nước hoa, lăn khử mùi. Bây giờ, muốn trở thành người đàn ông thanh lịch thì phải biết cách dưỡng và chăm sóc da. Thế nên, dòng sản phẩm trên thị trường cũng rất đa dạng, phong phú không thua kém sản phẩm của phụ nữ. Mạnh nhất vẫn là sản phẩm của các nhãn hiệu có tên tuổi như Shiseido, Clarins, L'Oreal, Debon... các nhà sản xuất đã quan tâm hơn đếnnhững sản phẩm dành cho nam giới.Gần đây nhận thức và đời sống của người tiêu dùng được nâng cao, vì thế nhu cầu chăm sóc da của nam giới cũng tăng. Là đàn ông phải đối đầu với rất nhiều nguyên nhân gây stress do lối sống, áp lực công việc. Bên cạnh đó, môi trường làm việc mở rộng và giao tiếp xã hội gần như là điều không thể thiếu trong các mối quan hệ, vì thế hình thức bên ngoài là điều họ rất quan tâm.Theo thống kê của một số cửa hàng, siêu thị ở Hà Nội thì lượng tiêu thụ nước hoa của nam giới trong hai năm gần đây tăng khoảng 70%. Nước hoa nam giới tuy có giá cao nhưng vẫn tiêu thụ mạnh, đặc biệt là đối với thanh niên tuổi từ 25-35. Mỹ phẩm của nam giới có rất nhiều loại thuộc các hãng như LG, Paris Prance, Shiseido, Amore...
Như sự vậy,với một lượng nhu cầu tương đối lớn của người tiêu dùng,thị trường Việt Nam thật sự là một thị trường đầy hấp dẫn với các nhà sản xuất kinh doanh mỹ phẩm.
3)Hệ thống phân phối và chiến lược xúc tiến hỗn hợp:
_Trên thị trường Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 20000 loại mỹ phẩm được bán trên thị trường.Song song với sự đa dạng về chủng loại là sự đa dạng trong hình thức phân phối cũng như xúc tiến hỗn hợp.
_Đối với những nhãn hiệu Prestige và Premium với đối tượng khách hàng là những người có thu nhập cao và phong cách sành điệu như Estee Laude, Lolita Lempicka (nước hoa), Shiseido, Clinique, Laneige, Guerlain, Kose, Kanebo… đã dần chiếm hết các vị trí trung tâm ngay tại tầng trệt của các Deparment Store sang trọng bậc nhất Việt Nam - Diamond Store và Parkson.Khách hàng đến các trung tâm mua sắm này đều là những người có thu nhập cao,họ đòi hỏi không chỉ về chất lượng mà còn cả về sự nổi tiếng của thương hiệu.Tuy nhiên sự xuất hiện của các sản phẩm thuộc dòng mỹ phẩm thượng hạng tại những trung tâm mua sắm cao cấp này vẫn chưa nhiều,mà phần lớn người tiêu dùng chỉ có thể tìm đến các sản phẩm này taị các Spa nổi tiếng hoặc các Beauy salon sang trọng.Mặc dù bán ít nhưng doanh thu dòng lady rất cao vì giá ít nhất cũng từ 18 - 20 triệu đồng/bộ dưỡng da (gồm 3 chai là dưỡng da, nước hoa hồng và sữa rửa mặt), chưa kể dùng thêm sản phẩm khác. Một số thương hiệu lady là Wigleys, Clinique, Estee Lauder, Lancôm…
Đối với dòng sản phẩm cao cấp như: Shiseido, Carita, L’Oreal, Kanebo, Clarins, Pupa…thì hình thức phân phối có sự đa dạng hơn.Ngoài các Deparment Store ,các spa và các beauty salon ra,các sản phẩm này còn được phân phối tại các siêu thị lớn như Tràng Tiền Plaza,Vincom hay Saigon Square…Các cửa hàng đại diện cho một nhãn hiệu sản phẩm mỹ phẩm đang được mở ra ngày một nhiều,địa điểm thường là trên các con phố trung tâm,tập trung được nhiều sự chú ý của khách hàng.Một điều dễ nhận thấy là sản phẩm thuộc hai dòng này không hề quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.Chính sự nổi tiếng của thương hiệu là mộ quảng cáo hiệu quả nhất cho các sản phẩm này. Đối với mỹ phẩm cao cấp, ngoài chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu thì thương hiệu cũng quyết định đến giá cả nên có giá bán khá cao. Cụ thể: Kem làm trắng da ban ngày Menard Fairlucent: 911.000 đồng/sản phẩm, kem chống nhăn quanh vùng mắt Whoo Qi: 1,6 triệu đồng/sản phẩm, kem nền giúp thu nhỏ lỗ chân lông Clinique: 630.000 đồng – 840.000 đồng/sản phẩm, sữa tẩy nhẹ tế bào chết Clé de peau: 1.490.000 đồng/sản phẩm, các loại son của các nhãn hiệu cao cấp có giá từ 260.000 đồng – 890.000 đồng/cây. Ngoài ra, Lancôme còn bán hai loại nước hoa tại thị trường Việt Nam là Tresor và Miracle.
Ưu điểm của các hãng mỹ phẩm nổi tiếng là không chỉ nhắm vào việc bán hàng, mà các hãng còn chú ý đến những dịch vụ cộng thêm và dịch vụ chăm sóc khách hàng.Sở dĩ như vậy là bởi khách hàng tiềm năng của những thương hiệu mỹ phẩm cao cấp là những phụ nữ hiện đại ngoài ra còn có thêm một bộ phận không nhỏ nam giới thành đạt, ngày càng độc lập hơn về kinh tế. Họ có xu hướng lập gia đình trễ hơn, vì thế số tiền họ đầu tư để chăm sóc cho bản thân là không nhỏ,yêu cầu về các dịch vụ đi kèm cũng khắt khe hơn. Shiseido được khách hàng biết đến các trung tâm thẩm mỹ bao gồm đầy đủ các dịch vụ từ chăm sóc da, tóc và các dịch vụ thư giãn... Trung tâm săn sóc sắc đẹp của Lancôme được đặt tại Parkson, với hệ thống soi da có thể đo được tỉ lệ các tố chất của da, độ sâu của nếp nhăn, chất lượng của từng loại da... Thương hiệu Ohui cũng có trung tâm tư vấn dành cho khách hàng với những dịch vụ tương tự. Tại các điểm bán hàng của Estée Lauder, Clinique, Clarins, Clé de Peau..., đều trang bị hệ thống máy móc và đội ngũ chuyên viên trang điểm, tư vấn và hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm... Sau thời gian thành công từ những sản phẩm mỹ phẩm dành cho nữ giới, Shiseido cũng mạnh dạn giới thiệu mỹ phẩm dành cho đấng mày râu. Không chỉ tập trung vào sản phẩm, các hãng còn có nhiều phương thức để lôi cuốn giới nữ. Mỹ phẩm Imedeen thiết kế quán cà phê Venus (31 Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội) với phong cách sang trọng và chỉ dành riêng cho giới nữ, thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, ưu đãi khách hàng Vip, hoạt động vào giữa tháng 5. Mỹ phẩm Dermalogica có trung tâm Wellness Group hàng tháng đều giới thiệu các phương pháp chăm sóc sắc đẹp mới như liệu pháp tái tạo da bằng quang nhiệt, bổ sung tái tạo collagen... Trong một thị trường mà người tiêu dùng hàng ngày phải đối mặt với hậu quả không lường của mỹ phẩm kém chất lượng tràn lan thì nhu cầu về những sản phẩm cao cấp chuyên nghiệp với các chuyên viên tay nghề cao là một nhu cầu có thật. Do đó, hàng loạt cơ sở chăm sóc sắc đẹp chuyên nghiệp như spa và salon đã mọc lên. Kể từ năm 2002 đến nay, mỹ phẩm Dermalogica đã phát triển một hệ thống hơn 300 đại lý trên toàn quốc. Mỹ phẩm Thuỵ Sĩ Swissline có mặt tại Việt Nam từ năm 2005 cũng đã có 15 đại lý trải đều từ TP.HCM đến Đà Nẵng. Các nhãn hiệu mỹ phẩm khác cũng có hệ thống beauty và spa riêng của mình, như Estée Lauder, Qi Shiseido, Hal’s…
Hai phân khúc Trung bình và bình dân là hai phân khúc chiếm lượng lớn ở Việt Nam.Đại diện của hai dòng sản phẩm này là DeBon, Amore, Maybeline, Nevia, Pond, Hezaline, Essance, Rohto… và các nhãn hiệu VN như Lan Hảo (Thorakao), Lana, Kao (Biore), Mỹ phẩm Sài gòn…Sản phẩm của các hãng này thường được bán tại các siêu thị,đại lý,các cửa hàng bán lẻ trong các khu chợ…
Nếu như trong siêu thị,các hãng mỹ phẩm được bố trí một gian hàng riêng để trưng bày sản phẩm,người tiêu dùng dễ dàng tìm được loại sản phẩm mình cần mua thì tại các cửa hàng đại lý,khách hàng có được nhiều sự lựa chọn hơn.Lý do là vì các cửa hàng này chuyên cung cấp đầy đủ các loại sản phẩm của nhiều hãng khác nhau.Cùng một sản phẩm nhưng khách hàng có thể có nhiều sự lựa chọn phù hợp với yêu cầu về sử dụng,bảo quản cũng như cả về giá tiền.Thêm vào đó là sự tư vấn của các nhân viên bán hàng dựa vào kinh nghiệm cũng như hiểu biết của họ về các loại sản phẩm.
Các cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm trong chợ hiện nay cungx đang là sự lựa chọn của lớp khách hàng bình dân.Riêng đối với các sản phẩm thuộc hai phân khcs này thì việc quảng cáo lại khá được các hãng đầu tư,chăm chút.Với mật độ phủ sóng dày trên các phương tiện thông tin đại chúng như:Pond,Haziline,Olay,Essance…,người tiêu dùng dần trở nên quen thuộc với sản phẩm cũng như thương hiệu,cũng chính vì thế mà thú hút được một lương lớn khách hàng đến với các hãng này.
Ngoài ra, thị trường vẫn còn có một thị phần mỹ phẩm giá rẻ chỉ từ 2.000 - 8.000đ/sản phẩm, loại này phục vụ cho dân lao động và được bán phổ biến ở các tỉnh thành trong cả nước với các nhãn hiệu Thanh Hiền, Phong Lan, A-mon, Ac-cer, Top-gel, Top-sin...Hình thức phân phối chủ yếu là bán tại các tiệm làm tóc,chợ hay truyền tay nhau mua thuốc về tự chế.
Một hình thức phân phối mỹ phẩm khá phổ biến hiện nay chính là hình thức bán hàng độc lập.Tiêu biểu cho hình thức bán hàng này là hai hãng mỹ phẩm Oriflame va Avon.thực tế của hình thức bán hàng này là bất cứ ain cũng đều có thể trở thành phân phối viên cho hãng.Lương tùy thuộc vào doanh số bán và số lượng nhân viên bán hàng giới thiệu đến cho công ty .Ưu điểm của hình thức bán này là người tiêu dùng không cần phải mất công đi lại mà vẫn mua được sản phẩm,cộng thêm với sự tư vân của người bán hàng trực tiếp.Oriflame và Avon đã tỏ ra rất nhanh nhạy trong việc sử dụng hình thức bán hàng này.Bằng cách dựa vào đội ngũ tư vấn viên bán sản phẩm cho bạn bè, đồng nghiệp, người thân… của chính họ, Oriflame và Avon đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí quảng cáo mà doanh thu vẫn luôn tăng trưởng ổn định.Hai hãng này cũng thường xuyên đưa ra các hình thức quảng cáo thông qua các catalo giới thiệu sản phẩm của các tư vấn viên,kèm theo các đợt đưa ra các sản phẩm mới là các hình thức khuyến mại như tặng quà lưu niệm hay giảm giá bán.Đó là một chiến lược xúc tiến bán tỏ ra khôn ngoan và hiệu quả thu được tương đối cao.
Một hình thức phân phối nữa cần kể đến là việc các cửa hàng dược phẩm cũng bán một lượng nhỏ các sản phẩm mỹ phẩm như:kem trị mụn,kem chống sẹo,son dưỡng môi,kem dưỡng da,kem chống nắng…
Nhìn chung,để có thể mua được một vài sản phẩm mỹ phẩm trên thị trường hiện nay thật sự là quá đơn giản.Người tiêu dùng có thể lựa chọn địa điểm mua tại bất cứ đâu,tuy nhiên ranh giới giữa hàng thật và hàng nhái đối với một thị trường còn khá xô bồ như Việt Nam hiên nay vẫn còn là một mối lo ngại lớn
4)Chất lượng của mỹ phẩm trên thị trường Việt Nam:
_Ngoài mối quan tâm về thương hiệu ,dịch vụ chăm sóc khách hàng thì chất lượng của các sản phẩm mỹ phẩm vẫn luôn chiếm vị trí quan trọng nhất khi người tiêu dùng quyết định mua một loại sản phẩm bất kỳ.
Với những sản phẩm thuộc hàng thượng hạng,các sản phẩm không được bán phổ biến trên thị trường,người tiêu dùng muốn mua được sản phẩm thì phải đến đúng địa điểm bán hàng chính hãng,do đó chất lượng sẽ luôn được đảm bảo.Còn lại,nếu không có sự hiểu biết nhiều về sản phẩm cũng như mức độ tác động cua nó đến với sức khỏe thi người tiêu dùng rất dễ lơ là trong việc kiểm định chất lượng sản phẩm trước khi quyết định mua.Điều đó thật sự là một mối nguy hiểm lớn,không chỉ đơn giản là lãng phí tiền bạc mà còn đe dọa tới sức khỏe của chính người tiêu dùng
Xung quanh những vấn đề liên quan đến chất luongj mỹ phẩm đã có rất nhiều chuyện đán tiếc xảy ra.
Nếu như năm 2001, chỉ có 400 chất bị cấm sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm, thì nay đã tăng lên 1.400 chất bị cấm nhưng đối với các mặt hàng trôi nổi, không thể kiểm soát được chất lượng mỹ phẩm và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Cách đây chưa lâu, người tiêu dùng Hà Nội xôn xao việc xuất hiện loại son môi chứa chất độc sudan gây ung thư. Khi dư luận bắt đầu lắng xuống, thị trường này sôi động trở lại.Tại hầu hết các chợ ở Hà Nội, khách hàng có thể dễ dàng mua các loại son rẻ tiền nhãn hiệu Heng Fang Cosmetics và Shilulan Cosmetics - hai công ty Trung Quốc sản xuất ra loại son chứa chất sudan. Theo Cục Quản lý dược Việt Nam, hai công ty trên không có trong danh mục đăng ký lưu hành mỹ phẩm tại Việt Nam. Mỹ phẩm mang “mác” Made in Korean, Taiwan, American bày bán tại các showroom có giá rất cao thì tại chợ giá bán cũng chỉ từ 50 - 120.000 đồng/một sản phẩm. Loại son Bourjois Rouge thật giá 120.000 đồng trong khi hàng giả chỉ 30.000 - 40.000 đồng/thỏi. Còn loại kem tắm “siêu trắng” của Trung Quốc giá 60.000 đồng, của Thái Lan 115.000 đồng, chủ hàng quảng cáo: “sử dụng liên tục trong vòng 10 ngày, đảm bảo sẽ có làn da trắng min màng. Hàng rẻ không phải là hàng đểu mà chẳng qua là trốn thuế”.
Tại chợ Hôm, phố Hàng Ngang, Hàng Đào, mỹ phẩm dởm cũng được bán một cách công khai. Nhiều cửa hàng một bên bày hàng thật, có nguồn gốc của hãng Lancôme, Christian Dior, Nivea, Shiseido, ISA Knox, Essance..., một bên bày hàng giá rẻ, không rõ nguồn gốc, dù đều chung một nhãn mác nhưng giá cả thì một trời một vực. Nhiều khách hàng ưa rẻ đã chọn những mặt hàng không rõ nguồn gốc, hạn dùng. Một hộp phấn nén ISA Knox trị giá gần 500.000 đồng nhưng hàng dởm chỉ có 30.000 đồng (theo giá bán buôn). Tại chợ đêm sinh viên ở Dịch Vọng (Cầu Giấy) hay chợ đêm ở Phùng Khoang (Từ Liêm), những dãy hàng bán đồ mỹ phẩm đủ các chủng loại phong phú như son, phấn má, mascara, nước hoa, sơn móng tay.. với giá cực rẻ. Chỉ cần 60-100.000 đồng, người mua đã có được 1 chai nước hoa Boss, trong khi hàng thật chính hãng từ 700.0000-1triệu đồng/ chai. Theo như lời quảng cáo của người bán hàng thì đây là hàng thật 100%, nhưng là hàng xách tay nên giá mới rẻ. Một số loại son, kem dưỡng da có thương hiệu nổi tiếng như Lipice, Pond’s, Hazeline... hết hạn sử dụng đã được sửa lại hạn dùng và được bày bán công khai. Hiện nay, các sản phẩm phục vụ nhu cầu làm đẹp của giới nữ nhiều đến mức không thể thống kê được có bao nhiêu chủng loại đang được bán trên thị trường. Ngoài những thương hiệu nổi tiếng có mặt tại Việt Nam như Lancôme, L’oréal, Revlon, Christian Dior, Nivea, Laneige, Shiseido, ISA Knox, Essance… mà phụ nữ khá quen thuộc thì hàng trăm loại mỹ phẩm khác chỉ được định danh bằng cách dựa vào mẫu mã, bao bì như
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và giải pháp thị trường mỹ phẩm.DOC