Lời nói đầu 2
Chương I- Vai trò của kinh tế thuỷ sản trong hệ thống kinh tế Hà Tĩnh 8
I. Kinh tế thuỷ sản ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. 8
1. Kinh tế thuỷ sản 8
1.1. Khái niệm 8
1.2. Sản phẩm xuất khẩu 8
2. Vị trí, vai trò của kinh tế thuỷ sản trong hệ thống kinh tế 9
3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế thuỷ sản 11
3.1. Nhân tố kinh tế 11
3.2 Nhân tố xã hội 11
3.3. Nhân tố khoa học - Công nghệ 11
3.4. Yếu tố tự nhiên 12
3.5. Các chính sách 12
II. Sự cần thiết thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản ở Hà Tĩnh 12
1. Đánh giá chung về kinh tế thuỷ sản ở Hà Tĩnh 12
2. Lợi thế của Hà Tĩnh trong việc phát triển mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu 14
2.1. Điều kiện tự nhiên và tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản Hà Tĩnh. 14
2.2. Yếu tố sản xuất: 16
2.3. Nhu cầu thị trường 16
2.4. Vấn đề liên kết ngành, đặc biệt là liên kết quốc tế 17
3. Yêu cầu của hội nhập 17
Chương II- Thực trạng ngành kinh tế thuỷ sản Hà Tĩnh 21
I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Hà Tĩnh 21
1. Điều kiện tự nhiên 21
1.1. Vị trí, địa lý 21
1.2. Địa hình 21
1.3. Khí hậu 21
1.4. Đất đai 21
2. Điều kiện kinh tế xã hội 22
2.1. Dân số và lao động 22
2.2. Cơ sở hạ tầng 22
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản Hà Tĩnh 23
1. Môi trường vĩ mô 23
2. Môi trường vi mô 26
III. Thực trạng phát triển kinh tế thuỷ sản Hà Tĩnh 27
1. Tình hình phát triển kinh tế thuỷ sản trong 5 năm (1996-2000) 27
1.1. Về khai thác hải sản 29
1.2. Về nuôi trồng thuỷ sản 31
1.3. Về chế biến và xuất khẩu thuỷ sản 32
1.4. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của ngành 34
2. Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2002 37
2.1. Đánh giá chung 37
2.2. Đánh giá tình hình hoạt động của ngành năm 2002 39
3. Đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế 45
4. Tác động của một số chính sách thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian qua 48
5. Thị trường xuất khẩu 51
6. Cơ hội và thách thức 52
6.1. Cơ hội 52
6.2. Thách thức 53
Chương III- Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của Hà Tĩnh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 55
I. Quan điểm và định hướng phát triển 55
1. Quan điểm phát triển 55
2. Mục tiêu phát triển 56
2.1. Mục tiêu tổng quát 56
2.2. Mục tiêu kinh tế 56
2.3. Mục tiêu xã hội 57
2.4. Mục tiêu về môi trường 57
3. Định hướng phát triển 57
3.1. Tăng nhanh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản 57
3.2. Tiếp tục đang dạng hoá thị trường xuất khẩu thuỷ sản 59
3.3. Phát triển thêm nhiều mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu mới 59
3.4. Tăng giá thuỷ sản xuất khẩu trong điều kiện đảm bảo cạnh tranh 60
3.5. Đầu tư cho ngành thuỷ sản 60
II. Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của Hà Tĩnh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 60
1. Nhóm giải pháp khuyến khích phát triển nuôi trồng thuỷ sản 61
1.1. Giải pháp về sử dụng đất đai, mặt nước 61
1.2. Giải pháp về góp vốn 61
1.3. Giải pháp về thuế 63
1.4. Giải pháp về nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu 63
1.5. Giải pháp về công tác khuyến ngư 64
1.6. Giải pháp về bảo hiểm cho người sản xuất kinh doanh 65
1.7. Giải pháp về hỗ trợ đầu tư đánh bắt xa bờ 65
2. Nhóm giải pháp thúc đẩy chế biến xuất khẩu 66
2.1. Giải pháp đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu 66
2.2. Giải pháp về thị trường 67
2.3. Giải pháp tăng cường năng lực công nghệ chế biến 68
2.4. Giải pháp tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng 69
2.5. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đầu tư 71
2.6. Giải pháp về khoa học công nghệ 72
2.7. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 72
2.8. Giải pháp về tổ chức bộ máy 73
Kết luận và đề xuất 74
Tài liệu tham khảo 76
75 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của Hà Tĩnh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uồn vốn dự án IPAX nhằm nâng cao năng suất và chất lượng con giống phục vụ cho các cơ sở nuôi trồng trong toàn tỉnh.
- Chương trình đánh cá xa bờ 3 năm 1997 - 1999 được Chính phủ đầu tư 60.920 tỷ đồng để đóng mới 63 tàu với tổng công suất 14.170CV/62.429CV tổng công suất tàu thuyền toàn ngành. Trong đó có 28 tàu công suất 300CV/C làm nghề lưới kéo đôi và 35 tàu có công suất 105-165CV/ chiếc làm nghề vây, rê, câu khơi... Thực hiện quyết định số 1412/1999/UB-NL2 ngày 21/4/1999 của tỉnh, ngành Thuỷ sản đã phối hợp với các ngành liên quan của tỉnh và của huyện đang từng bước triển khai chương trình chuyển đổi nghề đánh bắt hải sản vùng lộng. Đến nay, có 7 dự án đã được đưa vào sản xuất. Năm 2000 UBND tỉnh phê duyệt 14 dự án hiện nay đang triển khai đóng tàu.
- Hai công ty thuỷ sản xuất khẩu của ngành đã đầu tư trên 3 tỷ đồng nâng cấp, cải tạo nhà xưởng. Các cơ sở ngoài quốc doanh cũng đầu tư hàng tỷ đồng bằng nguồn vốn tự có và vay ngân hàng xây dựng các cơ sở hậu cần dịch vụ nhỏ như xưởng nước đá, ô bể nước mắm, các cơ sở chế biến xuất khẩu, sửa chữa tàu thuyền.
- Chương trình xây dựng khu nuôi tôm công nghiệp 578ha tại 2 xã Kỳ Phương, Kỳ Nam huyện Kỳ Anh đã được Bộ Thuỷ sản ra quyết định phê duyệt đề cường, khảo sát lập báo cáo nghiên cứu khả thi với diện tích khảo sát bước 1 là 85 tại Kỳ Nam. Đến nay, đang tiến hành thẩm định khảo sát thiết kế và dự toán, dự kiến trong quý II/2001 khởi công xây dựng.
Chính cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành được nâng lên bằng các nguồn đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 1996 - 2000.
* Những tồn tại chủ yếu
- Trong khai thác hải sản:
Năm 1999 số lượng thuyền đánh cá gần bờ giảm 384 chiếc so năm 1996, năm 2000 giảm 212 chiếc so năm 1999. Song mật độ tàu nhỏ khai thác ven bờ vẫn còn rất cao (3378 chiếc/137km chiều dài bờ biển, kể cả thuyền thủ công). Tài nguyên vùng lộng bị suy giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân chính là do mật độ tàu thuyền dày đặc cộng với hình thức khai thác bừa bãi bằng nhiều loại nghề lạc hậu mang tính chất huỷ diệt. Trong khi đó ở độ sâu 40-50m nước chúng ta chưa có phương tiện và trang thiết bị để tập trung khai thác. Quyết định số 653 của UBND tỉnh đã mở đường cho ngư dân Hà Tĩnh chuyển đổi cơ cấu tàu thuyền và nghề đánh bắt hải sản vùng lộng để mở rộng ngư trường ra khai thác vùng khơi nhằm nâng cao đời sống cho ngư dân cũng là cách tốt nhất để bảo vệ và tái tạo nguồn lợi vùng lộng. Nhưng đến nay tốc độ chuyển đổi còn rất chậm do nhiều lý do khác nhau như: Năng lực tổ chức quản lý và trình độ sản xuất hàng hoá của ngư dân hết sức hạn chế cùng với việc huy động vốn tự có tham gia đầu tư không đảm bảo điều kiện để thực hiện những quy định của UBND tỉnh. Chương trình đánh bắt hải sản xa bờ tuy có bước phát triển khá nhanh, song vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần được tập trung giải quyết để đưa đội tàu vào hoạt động có hiệu quả như: Công tác tổ chức sản xuất, quản lý và hạch toán ... Hầu hết các tàu thiếu vốn lưu động phục vụ sản xuất nên hiệu quả đánh bắt còn hạn chế, ý thức trả nợ của các chủ đầu tư chưa tốt; nhiều dự án đã sản xuất kinh doanh đủ khấu hao và trả nợ song vẫn dựa dẫm và ỷ lại Nhà nước nên đến nay việc trả nợ cả gốc và lãi còn rất thấp.
+ Cơ sở hậu cần và dịch vụ đã có hiện nay chủ yếu là phục vụ tàu thuyền nhỏ ven bờ, chưa đáp ứng yêu cầu dịch vụ cho đội tàu xa bờ đã tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đội tàu.
- Nuôi trồng thuỷ sản:
Do dân quá nghèo và trình độ sản xuất hàng hoá còn thấp cộng với tư tưởng ỷ lại bao cấp còn hết sức nặng nề trong dân nên đến nay các hộ nuôi tôm cua vẫn chưa dám vay vốn xây dựng nội đầm để nuôi thâm canh và bán thâm canh (mặc dù các đầm nuôi đã được chương trình 773 của Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng đê bao, cống chính) nên các đầm nuôi chưa đưa lại hiệu quả mong muốn. Việc phối kết hợp giữa các doanh nghiệp Nhà nước và các hộ nuôi chưa làm được từ khâu xây dựng hệ thống ao nuôi, dịch vụ con giống, chăm sóc, thu hoạch, tiêu thụ ... cũng là một nguyên nhân làm cho chương trình nuôi nước lợ đạt hiệu quả thấp. Các địa phương chưa tiến hành việc giao đất lâu dài cho các hộ nuôi nên họ không yên tâm bỏ vốn đầu tư sản xuất. Các ngân hàng thương mại không tin tưởng vào ngư dân, không dám bỏ vốn cho dân vay sản xuất. Vì những lý do đó nên đến nay vẫn chưa tạo được vùng nuôi bán thâm canh hay quảng canh cải tiến hoàn chỉnh, chưa tạo được sản xuất hàng hoá tập trung phục vụ xuất khẩu. Hầu hết các đầm nuôi được xây dựng vừa qua mới giải quyết được việc làm cho dân ven sông, ven biển mà chưa tạo được vùng sản xuất hàng hoá xuất khẩu tập trung cho tỉnh.
- Tuy công ty Giống nuôi trồng thuỷ sản và Trung tâm Giống đã cố gắng trong việc tổ chức sinh sản và việc cung ứng con giống cho các hộ nuôi nhưng đến nay vẫn chưa chủ động cung cấp đủ tôm giống, cá giống theo mùa vụ và giá cả chưa đảm bảo.
- Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản:
Về chế biến xuất khẩu từ năm 1996 lại nay mặc dù các Công ty XNK Thuỷ sản đã rất cố gắng thay đổi trang thiết bị nâng cấp nhà máy để sản xuất các mặt hàng có chất lượng cao hơn (mực sasami, mực lột da) nhưng nhìn chung trang thiết bị kỹ thuật còn hạn chế, chưa đủ tiêu chuẩn sản xuất các mặt hàng xuất khẩu sang khối EU và các thị trường khác. Các sản phẩm chủ yếu là xuất khẩu uỷ thác qua các công ty lớn của Bộ Thuỷ sản ở Hà Nội, Đà Nẵng... nên hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty chưa cao. Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có bước phát triển nhưng vẫn ở tình trạng sản xuất nhỏ, chưa đủ uy tín và trình độ để cạnh tranh lành mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Xây dựng cơ sở hậu cần và dịch vụ:
Cơ sở hậu cần và dịch vụ trước đây chủ yếu là cung ứng cho đội tàu đánh bắt ven bờ. Vì vậy, đến nay khi đội tàu đánh bắt xa bờ ra đời thực sự có nhiều bất cập. ở Nghi Xuân đang tiến hành xây dựng cảng cá Xuân Phổ, còn ở Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh trung bình mỗi huyện có 1000 tàu các loại, trong đó Thạch Hà có 17 tàu, Cẩm Xuyên có 15 tàu và Kỳ Anh có 14 tàu xa bờ chưa có bến neo đậu cho đội tàu lớn. Các cửa lạch đều chưa có các cơ sở lớn đảm bảo công tác dịch vụ nước ngọt, xăng dầu, đá lạnh, cơ sở gia công sửa chữa lưới cụ cung ứng cho dân, sửa chữa cơ khí, tiêu thụ sản phẩm cho đội tàu.
2. Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2002
2.1. Đánh giá chung
Bảng 11: Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2002
Hạng mục
Năm 2001
Kế hoạch năm 2002
Thực hiện KH2002
% so với kế hoạch
Tốc độ tăng, giảm
1- Tổng sản lượng
25.100(tấn)
26.400
26.250
97,2
4,6
- Sản lượng khai thác HS
21.000(tấn)
21.200
20.250
95,5
-3,6
- SL nuôi trồng TS
4.100(tấn)
5.200
6.000
103,5
46
2- SL chế biến
2.200(tấn)
2.600
2.600
100
18
3- Giá trị xuất khẩu
11trUSD
12-13
13
100
18
4- Diện tích nuôi trồng
3790 ha
5601
4173
93
10
5- Vốn đầu tư XDCB
36 tỷ đồng
102,25
31,5
-12,5
6- Giá trị GDP
145 tỷ đồng
163
165
100
13,8
Nguồn: Sở Thuỷ sản Hà Tĩnh
Nhìn vào bảng ta thấy năm 2002, ngành thuỷ sản đã có bước phát triển đáng kể, cụ thể là: các lĩnh vực đều có tốc độ tăng khá cao so với năm 2001, chỉ trừ lĩnh vực đánh bắt hải sản do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp và vốn đầu tư XDCB giảm 12,5%, Giá trị GDP năm 2002 là 165 tỷ đồng tăng 13,8% so với năm 2001. Giá trị xuất khẩu cũng có bước tăng trưởng khá cao, năm 2002 tăng 18% so với năm 2001. Một số chỉ tiêu đề ra đã thực hiện được và vượt kế hoạch như sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 103,5% kế hoạch. Tuy vậy, một số chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch đề ra như sản lượng khai thác hải sản diện tích nuôi trồng.
Bảng 12: Cơ cấu lao động của ngành năm 2001 – 2002
Đơn vị: Người
Hạng mục
2001
2002
Tốc độ tăng, giảm %
Tổng số lao động
27.300
27.700
1,5
- Lao động đánh bắt hải sản
16.560
16.660
0,6
- Lao động chế biến
5.400
5.600
3,7
- Lao động đóng sửa tàu
640
640
0
- Lao động NTTS
3.100
3.200
3,2
- Lao động dịch vụ
1.600
1.600
0
Nguồn: Sở Thuỷ sản Hà Tĩnh
Bảng 13: Cơ cấu vốn đầu tư XDCB của ngành năm 2001 - 2002
Đơn vị: Tỷ đồng
Hạng mục
2001
2002
Tốc độ tăng, giảm %
Tổng số
36
31,5
-12,5
1- Vốn đầu tư phát triển thuộc NSNN
8,3
6
-27,7
- Vốn trong nước
8,3
6
-27,7
-Vốn nước ngoài
2- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
4,6
2,2
-52,1
3- Vốn đầu tư các DN Nhà nước
2,5
4- Vốn đầu tư của dân cư và các DN ngoài quốc doanh
20,6
21,3
3,4
Nguồn: Sở Thuỷ sản Hà Tĩnh
Trong năm 2002 lao động của ngành cũng có bước tăng trưởng do đã áp dụng các hình thức nuôi trồng mới; xây dựng được đội tàu đánh bắt xa bờ và sự mở rộng quy mô của các cơ sở chế biến. Tuy nhiên tốc độ tăng chưa cao, năm 2002 thu hút được 27.700 lao động tăng 1,5% trong đó lao động chế biến tăng 3,7% và lao động NTTS tăng 3,2%. Còn lao động dịch vụ và lao động đóng sửa tàu không tăng. Trong những năm tới lao động còn tiếp tục tăng, do tác động của chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh của Nhà nước. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản giảm từ 36 tỷ đồng vào năm 2001 xuống còn 31,5 tỷ đồng, giảm 12,5 %. Trong đó các loại hình vốn đều giảm, chỉ có vốn đầu tư của dân cư tăng 3,4%. Nguyên nhân là do một số dự án đầu tư chưa được phân bổ vốn; chưa đưa vào thực hiện. Trong các năm tới vốn đầu tư xây dựng cơ bản tiếp tục tăng mạnh khi các dự án được đưa vào thực hiện.
2.2. Đánh giá tình hình hoạt động của ngành năm 2002
a. Lĩnh vực khai thác hải sản
Trong năm 2002 thời tiết diễn biến khá phức tạp đã ảnh hưởng không tốt đến khả năng đánh bắt của các đội tàu nên sản lượng khai thác không tăng so với cùng kỳ. Nhưng nhờ giá bán tăng 20 - 30% so cùng kỳ nên đời sống của ngư dân vẫn được đảm bảo.
Sản lượng của đội tàu đánh bắt hải sản xa bờ ước đạt 8.500 tấn chiếm 42% sản lượng khai thác, trong đó tỷ lệ xuất khẩu chiểm 19%. Trong 6 tháng đầu năm thời tiết diễn biển xấu ảnh hưởng nhiều đến ngư trường cá đáy, do đó tình hình đánh bắt của đội tàu lưới kéo đôi 300CV/chiếc và đội tàu lưới vây gặp nhiều khó khăn. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc củng cố đội tàu đánh cá xa bờ, đến nay có 4 huyện: Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Kỳ Anh, Nghi Xuân đã triển khai đề án củng cố đội tàu đánh bắt hải sản xa bờ, vào cuối quý II, một số đội tàu đã được củng cố về tổ chức, mở rộng liên kết tạo vốn để đầu tư nhờ vậy 6 tháng cuối năm sản xuất đạt hiệu quả hơn và trả được một phần nợ cho Nhà nước.
- Nghề khai thác hải sản xuất khẩu phát triển khá cả về sản lượng và giá trị. Chương trình chuyển đổi nghề lộng đến nay đã có 21 tàu công suất 60CV/chiếc) đã đi vào hoạt động ổn định, nhiều đơn vị cho kết quả khá, các sản phẩm chủ yếu dùng cho chế biến xuất khẩu. Nhiều nghề đánh bắt lạc hậu năng suất thấp và nghề mang tính huỷ diệt đã được loại bỏ hoặc cải tiến để khai thác các loại hải sản xuất khẩu.
* Khó khăn, tồn tại của nghề khai thác hải sản hiện nay:
- Một số đội tàu đánh bắt hải sản xa bờ gặp khó khăn về vốn lưu động. Đầu tư chưa đồng bộ, một số đơn vị không có ngư lưới cụ chính để sản xuất. Về tổ chức sản xuất và quản lý kỹ thuật của cán bộ, thuyền viên của 1 số đội tàu còn nhiều hạn chế dẫn đến năng suất, sản lượng khai thác hải sản đạt thấp hơn cùng kỳ.
- Do ngư dân thiếu vốn lưu động lại không vay được của các tổ chức tín dụng nên trong vài năm trở lại đây nghề khai thác hải sản chỉ đủ sức đầu tư thay thế, sửa chữa số tàu thuyền và ngư cụ của nghề ven bờ, do vậy năng lực sản xuất hầu như không tăng trưởng, nếu với tình trạng này chỉ vài năm sau nữa thì năng lực khai thác hải sản sẽ giảm nhanh chóng và khó có khả năng hoàn thành mục tiêu đề ra cho kế hoạch 2005.
- Công tác quản lý Nhà nước về các đội tàu còn nổi lên một số vấn đề như: Không chấp hành nghiêm túc luật HTX, luật công ty, các quy định của Nhà nước về kế toán thống kê, nhiều đơn vị làm ăn khá nhưng không trả nợ theo đúng cam kết với cơ quan cho vay.
b. Lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản
Có bước phát triển đáng kể cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, thu hút nhiều thành phần và ngành nghề kinh tế tham gia, loại hình nuôi đa dạng. Đối tượng nuôi phong phú, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương.
Nhờ trợ giúp về kỹ thuật của Sở Thuỷ sản, Trung tâm Khuyến ngư, cùng với sự học hỏi kinh nghiệm của các hộ nuôi nên trình độ tay nghề của nông -ngư dân được nâng lên rõ rệt, đặt biệt là khả năng nuôi tôm Sú, nuôi thuỷ đặc sản, nuôi cua xuất khẩu và nuôi thuỷ sản nước ngọt. Năm 2002 diện tích nuôi tôm Sú và giống tôm thả tăng lên đáng kể, trong năm toàn tỉnh thả 70 triệu tôm giống P15 với diện tích nuôi hơn 1.000 ha, tăng gấp 1,4 lần năm 2001, sản lượng tôm đạt 650 tấn, trong đó tôm Sú 550 tấn tăng hơn 3,6 lần so với năm 2001, sản lượng cua 200 tấn, vụ thu hoạch tôm sú năm nay đạt sản lượng khá, thị trường tiêu thụ thuận lợi, giá bán cao nên bà con NTTS rất phấn khởi, các cơ sở sản xuất giống và ươm giống tôm năm nay có nhiều cố gắng trong việc đáp ứng nhu cầu về con giống, đã tạo điều kiện cho người nuôi. Tuy mới xây dựng nhưng các trại giống tôm trong tỉnh sản xuất được 16 triệu giống tôm sú P15 và đã cung cấp được gần 20% lượng tôm giống vào đầu vụ nuôi. Sở Thuỷ sản đã triển khai kế hoạch đưa cán bộ kỹ thuật bám sát các cơ sở nuôi, hướng dẫn ngư dân từ khâu cải tạo ao đầm, chuẩn bị thả giống đến việc chăm sóc, kiểm soát dịch bệnh và xử lý môi trường. Đầu vụ nuôi năm 2002 có hiện tượng dịch bệnh xẩy ra ở một số vùng, nhưng ngành đã kịp thời phát hiện và xử lý không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng, do vậy mức độ thiệt hại không đáng kể.
- Phong trào nuôi nước ngọt phát triển đều trong 11 huyện, thị đặc biệt ở các huyện: Can Lộc, Hương Sơn, Hương Khê, Đức Thọ. Các cơ sở sản xuất cá giống năm 2002 đã sản xuất khoảng 30 triệu con tăng 1,5 lần so năm 2001, đáp ứng được 40% nhu cầu cá giống của nhân dân trong tỉnh. Năm 2002 mô hình nuôi ba ba thâm canh theo công nghệ Thái Lan, tôm càng xanh, nuôi cá chim trắng phát triển đạt kết quả tốt và được thực hiện tại nhiều huyện, thị trong tỉnh.
* Khó khăn, tồn tại của nghề nuôi trồng thuỷ sản hiện nay:
Mặc dầu đầm nuôi đã được Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng đê bao, cống chính nhưng mức đầu tư còn rất thấp (25 - 30 triệu đồng/ha). Đầu tư xây dựng nội đầm để nuôi bán thâm canh và thâm canh ở các vùng nuôi còn rất hạn chế. Hầu hết các đầm nuôi được xây dựng vừa qua chỉ đủ điều kiện để nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến với năng suất từ 500 - 600kg/ha/vụ. Việc phối kết hợp giữa các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản và các hộ nuôi chưa tốt cũng là một nguyên nhân làm cho chương trình nuôi đạt hiệu quả chưa cao.
Công tác quy hoạch nuôi trông thuỷ sản chưa làm được nhiều (chưa quy hoạch chi tiết các vùng nuôi), hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho các vùng nuôi nước lợ, đặc biệt là vùng cung cấp nước ngọt cho các vùng nuôi chưa có nên đã hạn chế đến năng suất sản lượng các đầm nuôi nước lợ xuất khẩu.
- Vịêc chuyển đổi diện tích các vùng lúa nhiễm mặn, vùng muối năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản còn gặp một số khó khăn và chậm.
- Nguồn vốn vay ưu đãi và tín dụng thương mại chưa được khai thông đối với người sản xuất, mặt khác do nông dân nghèo chưa mạnh dạn vay vố để đầu tư xây dựng nội đầm, nâng cao hình thức nuôi.
Với những hạn chế nêu trên, nếu không tạo ra được nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thuỷ lợi đủ điều kiện để nuôi bán thâm canh và thâm canh thì ngành nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu của tỉnh sẽ có những hạn chế lớn.
Vì nuôi quảng canh cải tiến sẽ là một lãng phí về diện tích (năng suất trên một đơn vị diện tích thấp) trong khi diện tích nuôi trồng nước lợ ít, mặt khác không tạo ra được một khối lượng sản phẩm đủ lớn phụ vụ cho xuất khẩu, hiệu quả của chương trình nuôi tôm xuất khẩu sẽ rất hạn chế.
c. Lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thuỷ sản
- Chế biến xuất khẩu thuỷ sản có bước phát triển khá cả về số lượng và giá trị. Năm 2002 đạt 2.600 tấn, giá trị xuất khẩu 13 triệu USD đạt 100% kế hoạch, tăng 18% so với cùng kỳ. 3 nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh vẫn giữ được nhịp độ phát triển khá, đóng vai trò nòng cốt trong chế biến xuất khẩu thuỷ sản, chiếm gần 50% giá trị xuất khẩu toàn ngành.
- Các cơ sở chế biến xuất khẩu nhân dân phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, các sản phẩm chủ yếu là tôm, cua, cá tươi sống, mực khô, ngao. Đặc biệt trong năm sản lượng ghẹ, cá hố xuất khẩu tại các cơ sở đạt hơn 1000 tấn, thu được giá trị xuất khẩu gần 1,5 triệu USD, khả năng xuất khẩu thuỷ sản của các cơ sở nhân dân tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới.
Chế biến nội địa truyền thống được khôi phục và phát triển. Sản lượng nước mắm đạt 4.000.000 lít và mắm các loại 1000 tấn tăng 6% cùng kỳ. Trong năm nhiều địa phương đã tổ chức chế biến và tiêu thụ sản phẩm tốt, đã hình thành các vùng chế biến nội địa tập trung ở xã Kỳ Ninh - Kỳ Anh; Cẩm Nhượng - Cẩm Xuyên; Cương Gián - Nghi Xuân; Thạch Kim - Thạch Hà.
Mặc dầu các cơ sở chế biến thuỷ sản xuất khẩu đã cố gắng thay đổi trang thiết bị, nâng cấp nhà máy, phân xưởng để sản xuất mặt hàng có chất lượng cao (mực sashimi, tôm luộc, mực lột da...) nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được điều kiện để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có khối lượng lớn và xuất sang thị trường khối EU và Mỹ.
d. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của ngành
Cơ sở vật chất của ngành có bước tăng trưởng, năm 2002 đầu tư phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản với tổng số vốn đầu tư ước đạt 20 tỷ đồng trong đó ngân sách Nhà nước chiếm 5 tỷ đồng. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản xây dựng mới trong năm 2002 đạt 200 ha, trong đó vốn ngân sách xây dựng đê bao, cống chính và hệ thống thuỷ lợi được 80 ha. Khu nuôi tôm công nghiệp Kỳ Nam tiếp tục thi công hoàn thành các hạng mục chính với số vốn đầu tư năm 2002 là 1,5 tỷ đồng. Trại giống tôm Thạch Hải có vốn đầu tư gần 500 triệu đồng đã thi công với công suất 8 triệu con giống/năm, dự kiến đầu tư năm 2003 cho sinh sản tôm giống.
- Cảng cá Xuân phổ đã khánh thành, năm 2002 tiếp tục được Nhà nước đầu tư 3,614 tỷ đồng để hoàn chỉnh các hạng mục, khu dịch vụ nghề cá trên cảng đang tiến hành đầu tư xây dựng, nhà máy sản xuất thức ăn cho tôm vốn đầu tư hơn 1 tỷ đồng đang lắp đặt thiết bị dự kiến vào đầu vụ nuôi tôm sú 2003 tiến hành sản xuất, cơ sở chế biến bột cá đã đi vào sản xuất ổn định, hiện tại cảng đang tiến hành triển khai dự án thành lập làng cá tập trung để thu hút tàu thuyền tạo điều kiện thuận lợi cho bà con ngư dân yên tâm sản xuất nâng cao hiệu quả đánh bắt và khai thác cảng cá ngày càng có hiệu quả.
Nhiều cơ sở chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu như: chế biến hàng tươi sống, hàng khô cao cấp... ngoài quốc doanh đã được xây dựng và phát huy hiệu quả tốt.
Dự án xây dựng nhà máy chế biến xuất khẩu ở Vũng áng đã được phê duyệt với vốn đầu tư 20,6 tỷ đồng, dự kiến vào đầu năm 2003 tiến hành thi công.
Chính cơ sở vật chất kỷ thuật của ngành được nâng lên bằng các nguồn đầu tư là một những yếu tố quan trọng góp phần vào việc hoàn thành kế hoạch năm 2002 của ngành và tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo.
e. Công tác bảo vệ nguồn lợi và phòng chống lụt bão
Thực hiện chỉ thị 01 CT/TTg-1998 củaThủ tướng Chính phủ. Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức 8 đợt truy quét, bắt giữ, thu hồi và xữ lý 49 trường hợp vi phạm, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ngư dân bảo vệ nguồn lợi hải sản là bảo vệ cuộc sống lâu dài của mình. Nhiều địa phương đã họp dân để bàn bạc và thực hiện viết bản cam kết "không sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc hại để khai thác thuỷ sản", phát hàng trăm áp phích, tờ bướm đến tận tay ngư dân với nội dung tuyên truyền nâng cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ nguồn lơị thuỷ sản của ngư dân.
Tàu kiểm ngư đã thực hiện công tác kiểm tra trên sông biển, vừa làm công tác tuyên truyền, vừa kiểm tra xữ lý các hành vi, vi phạm pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Luôn chuẩn bị sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn trong mùa mưa bão.
Công tác đăng ký, đăng kiểm quản lý tàu thuyền và bảo vệ nguồn lợi được duy trì, 75% tàu thuyền trong tỉnh đã đăng ký đảm bảo an toàn cho tàu khi hoạt động sản xuất, lực lượng dân quân tự vệ trên đội tàu đánh cá xa bờ được củng cố để vừa đảm bảo sản xuất vừa đảm bảo an ninh quốc phòng.
Ngành đã thành lập Ban phòng chống lụt bão đến các cơ sở và địa phương; lập kế hoạch tìm kiếm cứu nạn giảm nhẹ thiệt hại khi có bão lụt xẩy ra, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người, các phương tiện đánh bắt và các cơ sở nuôi trồng, chế biến trong toàn tỉnh. Trong năm 2002 phần lớn diện tích ao đầm nuôi cá nước ngọt gần 900ha tại các huyện. Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ bị hư hỏng nặng do lũ quét gây ra.
f. Khoa học công nghệ
Thời gian qua ngành đã phối hợp với viện nghiên cứu NTTSI, Sở khoa học công nghệ và nuôi trồng và công ty XNK Thuỷ sản nam Hà Tĩnh thực hiện thành công đề tài sản xuất giống tôm sú nhân tạo theo công nghệ mới của Trung Quốc và đã sản xuất được gần 16 triệu tôm sú P15 phục vụ cho người nuôi trong tỉnh.
- Các mô hình nuôi tôm càng xanh với tổng diện tích 3,5ha sau 3 -5 tháng nuôi đạt 25-30 con/kg; năng suất từ 1,2-1,5 tấn/ha, lãi ròng 8-10 triệu/ha.
- Các mô hình nuôi cá trên ruộng lúa: Diện tích 5 ha; đạt năng suất: 1 tấn/ha, lãi gấp 2-3 lần so với trồng lúa: Nuôi cá chim trắng: 3,8 ha đạt năng suất 5 tấn/ha.
- Mô hình lồng bè trên biển: Tại cửa sót - Thạch Hà (nuôi tôm hùm, cá song): Với thể tích 100m3 đạt năng suất 12kg/m3 - lãi ròng 30 triệu/năm.
- ứng dụng các công trình kỷ thuật mới vào công tác quy hoạch xây dựng hạ tầng ao nuôi, sản xuất giống, ươm tôm giống, nuôi tôm thịt theo hình thức bán thâm canh.
- Năm 2002 toàn tỉnh thả nuôi 56 ha tôm sú bán thâm canh; đạt năng suất 1,2-1,5 tấn/ha; lãi ròng 25-30 triệu/ha; 2,6 ha thâm canh đạt năng suất 2-4 tấn/ha vụ và 1049 ha nuôi tôm sú quảng canh cải tiến; đạt năng suất 500kg/ha.
- áp dụng tiến bộ kỷ thuật trong khai thác: Nghề chụp mực bằng ánh sáng, bóng mực lá theo kỷ thuật của Thái Lan năng suất: 3-4 tấn/thuyền 12CV ở vùng khơi.
- ứng dụng các quy trình sản xuất hàng chất lượng cao tại các xí nghiệp chế biến xuất khẩu đông lạnh như mực su si, sa shi mi...
3. Đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế
Xu thế mở cửa tự do hoá thương mại tạo ra tình huống mới là tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng đậm nét, xu thế toàn cầu hoá đi đôi với khu vực hoá nền kinh tế thế giới diễn ra với nhịp độ ngày càng nhanh. Sự hiện diện của các liên kết kinh tế khu vực như liên minh Châu Âu (EU), Hiệp hội các nước Đông Nám á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC), khu vực mậu dịch tự do Châu á (AFTA), khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), WTO.... và các "tam giác phát triển" là những minh chứng sống động cho xu thế thời đại không đảo ngược này. Để tránh nguy cơ tụt hậu và bị gạt ra ngoài quỹ đạo phát triển chung đó, tất cả các nước đều phải nổ lực hội nhập vào xu thế chung, ra sức cạnh tranh kinh tế vì sự tồn tại và phát triển của mình. Vì vậy hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy mạnh xuất khẩu đang trở thành vấn đề cấp bách của doanh nghiệp và nền kinh tế nước ta.
- Trong những năm qua, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đưa lại cho nền kinh tế đất nước nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng những thuận lợi, cũng như khó khăn nhất định mà trong đó kinh tế thuỷ sản là một trong những ngành chịu ảnh hưởng rõ nét nhất.
- Nhờ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tăng thu hút vốn đầu tư và chuyển giao kỷ thuật, công nghệ cao từ các nước phát triển, đã làm cho năng lực khai thác hải sản tăng lên. Cụ thể năng lực tàu thuyền và trình độ đánh bắt được nâng lên đáng kể, tăng số lượng tàu có công suất lớn và giảm số lượng tàu thuyền thủ công. Đã tổ chức được đội tàu đánh bắt xa bờ, từ đó sản lượng khai thác đã tăng lên đạt 20.038 tấn vào năm 2002. Sản lượng của đội tàu đánh bắt hải sản xa bờ đạt 8.500 tấn chiếm 42% sản lượng khai thác. Nhờ có sự hợp tác với các tổ chức khai thác các nước trong vùng và các công ước chung về bảo vệ môi trường biển, nên những nghề khai thác mang tính lạc hậu, huỷ diệt đã được loại bỏ hoặc cải tiến, từ đó góp phần bảo vệ và duy trì phát triển nguồn tài nguyên biển.
- Về lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản: Để ngành kinh tế thuỷ sản có được một vị thế trên thị trường và cạnh tranh được với các đối thủ khác, đáp ứng được yêu cầu chất lượng và thị hiếu của các thị trường nước ngoài. Thì bắt buộc hàng thuỷ sản của ta phải có chất lượng cao, sản phẩm đa dạng và số lượng lớn, vì vậy nguyên liệu thuỷ sản phải được nâng cao về chất lượng, trong những năm qua do ý thức được điều đó, nuôi trồng thuỷ sản đã có bước phát triển đáng kể cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhiều hình thức nuôi trồng thuỷ sản có chất lượng cao đã được đưa vào áp dụng: Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến, nuôi bán thâm canh đã cho năng suất cao, các hình thức nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nuôi tôm trên cát đang từng bước được đưa vào áp dụng. Nhờ sự trợ giúp về kỷ thuật đã tạo ra nhiều loại con giống mới đạt nắng suất và chất lượng cao, đã làm thay đổi cơ cấu con nuôi một cách tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá, tạo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu.
Để đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập, ngành đã được Chính phủ, Bộ và Tỉnh quan tâm, cơ sở vật chất của ngành được nâng lên: Các cảng cá Xuân Phổ, Kỳ Hà được nâng cấp và xây mới với số vốn đầu tư tương đối lớn.
Các ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37048.doc