Đề tài Thực trạng và giải pháp trong thu hút vốn đầu tư từ các công ty đa quốc gia của Việt Nam

MỤC LỤC Trang

 

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 1

2.1. Mục tiêu chung 1

2.2. Mục tiêu cụ thể 1

3. Phưong pháp nghiên cứu 2

3.1. Phương pháp thu thập số liệu 2

3.2. Phương pháp phân tích số liệu 2

4. Phạm vi nghiên cứu 2

4.1. Không gian 2

4.2. Thời gian 2

4.3. Nội dung 2

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4

Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TỪ MNC TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2009 CỦA VIỆT NAM 8

2.1. Thành tựu về thu hút nguồn vốn FDI 8

2.2.Những bất cập trong công tác thu hút nguồn vốn FDI 12

2.2.1. Tỉ lệ giải ngân nguồn vốn FDI đang thấp dần, đặc biệt là 2008 12

2.2.2. Khối doanh nghiệp FDI làm nhập siêu tăng 12

2.2.3. Nguồn vốn FDI còn nặng về bất động sản 13

2.2.4. Quản lý thực hiện các dự án FDI còn lỏng lẻo 14

Chương 3: LỢI THẾ VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA VIỆT NAM TRONG VIỆC THU HÚT NGUỒN VỐN FDI 15

3.1. Lợi thế 15

3.1.1. Việt Nam – vị trí chiến lược cho các nhà đầu tư 15

3.1.2. Tình hình chính trị- xã hội ổn định 15

3.1.3. Tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định 16

3.1.4. Tiềm năng thị trường dồi dào 17

3.1.5. Nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ 17

3.1.6. Tài nguyên thiên nhiên phong phú 18

3.1.7. Thành công trong hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực 19

3.1.8. Chính sách đầu tư ngày càng thông thoáng 20

3.2. Khó khăn 20

3.2.1. Cơ sở hạ tầng vật chất kém 20

3.2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý 20

3.2.3. Nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế 21

3.2.4. Công nghiệp phụ trợ còn yếu 21

Chương 4: GIẢI PHÁP 22

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 29

1. Kết luận 29

2. Kiến nghị 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

MỤC LỤC 31

 

doc22 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2150 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp trong thu hút vốn đầu tư từ các công ty đa quốc gia của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a nó ở một số nước khác (ví dụ: Adidas). Công ty đa quốc gia “nhiều chiều” có các cơ sở sản xuất ở các nước khác nhau mà chúng hợp tác theo cả chiều ngang và chiều dọc (ví dụ: Microsoft). Một số công ty đa quốc gia ở Việt Nam: Siemmens AG: có 6 lĩnh vực kinh doanh: tự động hóa & điều khiển, điện lực, vận tải, y tế, thông tin và liên lạc và chiếu sáng. Honda : động cơ ,xe máy. Toyota Motor Corporation: sản xuất ô tô. Unilever : sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy, kem đánh răng, dầu gội,thực phẩm.... Toshiba: sản xuất sản phẩm dạng số, điện thoại dạng số, thiết bị và thành phần điện tử, dụng cụ điện dùng trong nhà, … Sony: Mặt hàng: tivi, máy ảnh, máy tính xách tay và một số đồ điện và đồ dân dụng khác. Intel: sản phẩm như chip vi xử lý cho máy tính, bo mạch chủ, ổ nhớ flash, cạc mạng và các thiết bị máy tính khác. Google: Internet, phần mềm máy tính. Tác động của MNC đối với nền kinh tế Các công ty đa quốc gia sử dụng khoảng 90 triệu lao động (trong đó khoảng 20 triệu lao động ở các nước đang phát triển) tạo ra đến 25% tổng sản phẩm của thế giới, riêng 1.000 công ty hàng đầu đã chiếm đến 80% sản lượng công nghiệp của thế giới. Với những đặc điểm về qui mô hoạt động, lượng vốn mà các MNC nắm giữ thì các MNC này có một vai trò và ảnh hưởng lớn đến kinh tế, văn hóa và chính trị của các quốc gia. Lĩnh vực văn hóa là lĩnh vực mà thể hiện sự ảnh hưởng rõ sức ảnh hưởng của các MNC, vì các MNC thống lĩnh hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm truyền thông (chỉ có 6 công ty bán đến 80% tổng số băng đĩa nhạc trên toàn thế giới). Họ du nhập những ý tưởng và hình ảnh khiến cho một số chính phủ và tôn giáo lo ngại về sự bất ổn cho xã hội. Bên cạnh những ảnh hưởng không tốt thì các công ty đa quốc gia lại mang lại một lợi ích to lớn cho các quốc gia sở tại như đóng thuế, tạo công ăn việc làm, cung cấp sản phẩm và dịch vụ mà trước đó không có, trên hết là nguồn vốn, công nghệ và kiến thức. Với vai trò cung ứng vốn cho nền kinh tế thì các MNC càng thể hiện sự ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế các quốc gia mà nó có trụ sở. Chính sự quốc tế hóa hoạt động kinh doanh của các công ty đa quốc gia mà nguyên nhân chủ yếu tác động đến sự hình thành và phát triển của các luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Forgeign Direct Invesment). Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư mà chủ sở hữu vốn đầu tư sẽ trực tiếp quản lý và điều hành vốn đầu tư. Trong các chủ thể của đầu tư trực tiếp nước ngoài thì các công ty đa quốc gia chiếm tỷ trọng cao nhất rồi mới đến các tổ chức chính phủ và phi chính phủ khác. Theo số liệu thông kê cho thấy, có hơn 90% vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới là do các công ty đa quốc gia. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, FDI được xem là giải pháp hỗ trợ vốn cho các nước nghèo và là một trong những thành phần không thể thiếu của nền kinh tế hiện đại. Thông qua hình thức đầu tư FDI đã chuyển cho nước tiếp nhận đầu tư kỹ thuật, công nghệ, bí quyết công nghệ mới, năng lực quản lý marketing, kinh nghiệm quản lý và điều hành, nguồn nhân sự với trình độ cao... thông qua các hợp đồng kinh tế, các hợp đồng liên doanh, liên kết hay các hợp đồng chuyển giao công nghệ. Thông qua cách thức đầu tư của các MNC mà FDI sẽ có các hình thức biểu hiện như sau: -Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài: đây là hình thức các MNC đầu tư vốn vào nền kinh tế của một nước để lập công ty 100% vốn nước ngoài. Các công ty này thuộc quyền sở hữu và chịu sự quản lý điều hành của chủ thế là cá nhân hay tổ chức nước ngoài. Các công ty này tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trước pháp luật của nước sở tại. -Tham gia các hợp đồng kinh tế, hợp đồng kinh doanh: là hình thức mà một chủ đầu tư nước ngoài liên kết một một chủ đầu tư trong nước sở tại để thực hiện một hay nhiều hoạt động kinh doanh ở nước sở tại trên cơ sở qui định rõ về trách nhiệm của từng bên cũng như quyền lợi trong việc phân chia lợi nhuận. Đối với hình thức này thì không cần thành lập công ty hay xí nghiệp hay nói cách khác là không ra đời một tư cách pháp nhân khác tại nước tiếp nhận đầu tư. -Mua lại một phần hay toàn bộ một doanh nghiệp đang hoạt động tại nước tiếp nhận đầu tư. -Góp vốn liên doanh liên kết với nước chủ nhà: các bên tham gia góp vốn liên doanh phải có trách nhiệm góp vốn liên doanh, đồng thời phân chia lợi nhuận và rủi ro theo tỷ lệ góp vốn. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN TỪ CÁC MNC TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2009 CỦA VIỆT NAM. 2.1 Thành tựu về thu hút đầu tư từ MNC: Từ khi thực hiện mở cửa nền kinh tế thì luồng vốn FDI đổ vào nước ta ngày càng nhiều, kể cả về mặt số lượng cũng như chất lượng. Cụ thể là năm 2007, Việt Nam đã thu hút được một lượng FDI kỷ lục là 20,3 tỷ USD và trong năm 2008 là 64 tỷ USD. Đây là một kết quả ngoài sự mong đợi. Với sự có mặt của nhiều công ty đa quốc gia tại Việt Nam như Coca Cola, Pepsi, Intel, Microsoft, Unilever, P&G, Nestle, Metro, PWC, Kao, Avon, Mercedes Benz… cùng với sự bành trướng ra khỏi phạm vi chính quốc (Home Country) bằng nguồn vốn FDI. Nếu năm 2007, Việt Nam thu hút được 20,3 tỷ USD từ FDI và được coi là mức kỷ lục từ khi mở của thu hút vốn đầu tư năm 1988 đến năm 2006. Trong năm 2008, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã nâng lên gấp 3 lần năm 2007 và lập mốc kỷ lục mới là 64 tỷ USD. Trong đó đáng chú ý là các dự án dầu khí có tổng giá trị trên 10 tỷ USD và dự án của Formosa với 7,8 tỷ USD. Trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam trong năm 2008 thì Malaysia là quốc gia dẫn đầu với 14,9 tỷ USD với 55 dự án . Kế tiếp là các quốc gia Đài Loan (8,64 tỷ USD) với 132 dự án, Nhật Bản (7,28 tỷUSD) với 105 dự án, Singapore ( 4,46 tỷ USD) với 101 dự án, Brunei (4,4 tỷ USD) với 19 dự án. Các địa phương thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất trong năm 2008 là Ninh Thuận do có dự án liên doanh sản xuất thép với tập đoàn Lion Malaysia với tập đoàn Vinashin có tổng mức đầu tư đăng ký là 9,79 tỷ USD. Đứng thứ hai là tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có 4 dự án với tổng mức vốn đăng ký lên đến 9,35 tỷ USD, TP.HCM, Hà Tĩnh và Thanh Hóa. Như vậy chúng ta có thể thấy cơ cấu các tỉnh thành dẫn đầu trong việc thu hút vốn đầu tư có thay đổi và các tỉnh Miền Trung đã có những bước tiến đáng chú ý. Trong đó đáng chú ý là tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu thu hút đến 9,35 tỷ USD (gần bằng cả năm 2006 thu hút vốn đầu tư của cả nước 10,2 tỷ). Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI từ năm 2006 đến 2008: Năm 2006 2007 2008 Triệu USD 10.2 20.3 64 (theo Vietpartners) Giai đoạn từ năm 2006 đến 2008 là giai đoạn phục hồi và tăng tốc một cách nhanh chóng của việc thu hút vốn FDI. Sau khi cơn bão tài chính qua đi, kinh tế của các nước Châu Á đã vực dậy và phát triển nhanh chóng. Nền kinh tế Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Việt Nam và Trung Quốc trở thành những quốc gia có sức hút mạnh đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, và luôn nằm trong danh sách các quốc gia dẫn đầu thu hút FDI. Năm 2006, Luật Đầu Tư và Luật Doanh Nghiệp mới ra đời đánh dấu một bước ngoặc mới và một bước tiến quan trọng trên lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực luật pháp. Chính phủ đã phân cấp cho chính quyền tỉnh, thành phố việc thẩm định và cấp phép. Việc này đã tạo ra sự chủ động trong việc quản lý nguồn vốn FDI tại các địa phương và quan trọng hơn là tạo ra một cuộc thi đua giữa các địa phương thực hiện việc cải cách hành chính thông thoáng, tạo ra điều kiện tốt cho môi trường đầu tư. Từ đó tăng cường việc thu hút đầu tư và tạo cho các nhà đầu tư cảm thấy thuận tiện. Kết quả của việc cải cách hành chính của các địa phương cho ta kết quả hết sức khả quan là năm 2006 đạt mức thu hút vốn FDI là 10,2 tỷ USD vượt qua mức kỷ lục năm 1996. Tiếp tục năm 2007, việc thu hút FDI lại lập ra một kỷ lục mới ở mức 20,3 tỷ USD. Năm 2008, mặt dù tính hình kinh tế thế giới khó khăn, giá dầu và lạm phát tăng cao nhưng việc thu hút FDI của Việt Nam vẫn tăng rất cao và tiếp tục tạo ra một kỷ lục mới tại mức 64 tỷ USD. Điều này chứng tỏ Việt Nam là đang là nơi lý tưởng để thu hút vốn đầu tư, và là môi trường đầu tư cạnh tranh. Bảng 1.10 DỰ ÁN FDI LỚN NHẤT NĂM 2008 Dự án Vốn đăng ký (tỷ USD) Thép của Lion và Vinashin 9,8 Dự án thép của Formosa 7,8 Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn 6,2 Dự án bất động sản New City 4,3 Khu du lịch Hồ Tràm 4,2 Tổ hợp hóa dầu Long Sơn 3,7 Đô thị đại học quốc tế Berjaya 3,5 Liên doanh Gtel Mobile 1,8 Tổ hợp nghỉ dưỡng Starbay 1,6 Khu khách sạn, giải trí Good Choice 1,3 ( Nguồn: Cục Đầu tư Nước ngoài) CHƯƠNG 3. LỢI THẾ VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA VIỆT NAM TRONG VIỆC THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TỪ MNC 3.1. LỢI THẾ 3.1.1. Việt Nam – vị trí chiến lược cho các nhà đầu tư Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía bắc, với Lào và Campuchia ở phía tây, phía đông là biển đông. Trên bản đồ, dải đất liền Việt Nam mang hình chữ S, kéo dài từ vĩ độ 23023’ bắc đến 8027’ bắc, dài 1.650 km theo hướng bắc nam, phần rộng nhất trên đất liền dài chừng 500 km; nơi hẹp nhất dài gần 50 km. Việt Nam có ba mặt đông, nam và tây-nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái ở phía bắc đến Hà Tiên ở phía tây-nam. Phần biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo bao bọc. Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm của Đông nam á, có thể dễ dàng qua lại cả Trung Quốc lẫn các nước ASEAN và có thể trở thành một đối tác sản xuất chặt chẽ cho cả hai. Đặc biệt, miền Bắc tiếp giáp với biển đông và có tiềm năng liên kết được với nhịp độ phát triển của khu vực năng động này và đó là một ưu thế vượt trội của Việt Nam so với các nước ASEAN trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 3.1.2. Tình hình chính trị- xã hội ổn định Nhìn chung, Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị và xã hội ổn định so với các nước khác trong khu vực. Tổ chức Tư vấn rủi ro Kinh tế và Chính trị (PERC) tại Hồng Kông xếp Việt Nam ở vị trí thứ nhất về khía cạnh chính trị và xã hội sau sự kiện 11 tháng 9. So với các nước ASEAN khác như Indonesia, Malaysia, Philippine và Trung Quốc, Việt Nam có ít các vấn đề liên quan đến tôn giáo và mâu thuẫn sắc tộc hơn. Sau khi đưa ta chính sách đổi mới, Việt Nam đã và đang đạt được mức tăng trưởng GDP ổn định, sự ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô đang được duy trì. Việt Nam được đánh giá là nơi an toàn để đầu tư. Đảng cộng sản Việt Nam đã điều hành đất nước trong nhiều thập kỷ qua và không ai mong muốn có những thay đổi throng môi trường chính trị. Các giới chức đã ủng hộ một chính sách cải cách và quá trình chuyển sang một nền kinh tế đang tiếp tục. Trong khung cảnh của những sự kiện diễn ra trong vài năm liên quan đến chủ nghĩa khủng bố, Việt Nam được biết đến như là một trong những nước an toàn nhất xét về các tội ác chống con người và quyền sở hữu. 3.1.3. Tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định Đồ thị 2. TỈ LỆ TĂNG TRƯỞNG GDP GIAI ĐOẠN 2000- 2009 ( Nguồn:Tổng cục Thống kê) Trong thời kỳ 2000-2008, kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng. tăng trưởng GDP liên tục tạo nên những con số hết sức ấn tượng. Mặc dù gặp nhiều điều kiện không thuận lợi như hạn hán, lũ lụt, bão,dịch cúm gia cầm, và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Tăng trưởng GDP trung bình trong giai đoạn 2000 - 2007 đạt 7,6%. Năm 2007, tăng trưởng 8,48%, đây cũng là mức tăng cao nhất từ sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. So với các nước trong khu vực và trên thế giới, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm gần đây khá ấn tượng. Dù đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhưng đây không phải là một hiện tượng thần kỳ vì theo tính toán của các nhà kinh tế thì tăng trưởng của Việt Nam đang ở dưới mức tiềm năng. Theo mục tiêu Quốc hội đặt ra, tăng trưởng GDP năm 2009 của Việt Nam là 6,5% 3.1.4. Tiềm năng thị trường dồi dào Với dân số hơn 80 triệu người, Việt Nam có và có thể trở thành một thị trường hấp dẫn đối với các công ty tập trung vào bán hàng trong nước. Tỉ lệ FDI trong các ngành định hướng vào thị trường trong nước như công nghiệp hàng tiêu dung, công nghiệp nặng , bất động sản, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng … đạt ở mức tương đối cao. Tuy nhiên, chính sách bảo hộ do chính phủ Việt Nam áp dụng đã khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trong các lĩnh vực được bảo hộ của chính phủ để hưởng lợi ích từ chính sách bảo hộ của chính phủ hơn là đầu tư vào các ngành mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh. Tóm lại, về khía cạnh thâm nhập thị trường, Việt Nam được đánh giá kém hấp dẫn hơn ASEAN4 và Trung Quốc. Đây là kết quả của chỉ số tổng GDP và GDP trên đầu người tương đối thấp so với ASEAN4 và Trung Quốc. Chỉ số GDP của Việt Nam chỉ bằng 3% của Trung Quốc, 24% của Thái Lan, 29% của Indonesia, 38% của Malaysia và 42% của Philippine. 3.1.5. Nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ Cả nước năm 2006 ước tính 84,11 triệu người, tăng 1,21% so với dân số năm 2005 trong đó dân số nam 41,33 triệu, nữ 42,78 triệu. Số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế tại thời điểm 1/7/2006 ước tính là 43,44 triệu người, tăng 2,1% so với cùng thời điểm năm trước. Ngoài ra, giá nhân công của Việt Nam rất thấp so với giá nhân công đang tăng lên ở các nước trong khu vực. Năm 2008, sau khi trở thành điểm gia công phần mềm hấp dẫn, Việt Nam tiếp tục được Hãng nghiên cứu thị trường Gartner công bố nằm trong tốp 10 quốc gia châu Á – Thái bình dương có giá nhân công rẻ. Tuy nhiên, lợi thế này đang mất dần đi. Bởi dù trẻ và dồi dào nhưng nguồn lao động này của nước ta chỉ có sức mà thiếu kỹ năng, kiến thức; và dù chăm chỉ nhưng thiếu tính sang tạo đột phá trong công việc và nghề nghiệp. Theo đánh giá của BSA, cứ 10 sinh viên ra trường thì may ra mới có một sinh viên có thể đạt trình độ đáp ứng yêu cầu công việc. Chỉ với những khả năng này, nhân lực Việt Nam thường bị đánh giá ở tầm thấp. Điều đáng nói là, chúng ta hầu như xuất khẩu lao động phổ thông (lương thấp), trong khi phải nhập khẩu chuyên gia kỹ thuật và quản lý điều hành (đương nhiên mức lương cao). Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang khát nhân lực cấp cao. Mà chất lượng nguồn nhân lực được coi là yếu tố làm tăng năng lực cạnh tranh. Giờ đây, ngay cả lao động phổ thông không có trình độ, cũng đang mất dần lợi thế ngay trên sân nhà. 3.1.7. Thành công trong hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực Năm 1993 đã khai thông với Quỹ tiền tệ quốc tế(IMF), Ngân hàng Thế giới(WB), Ngân hàng phát triển Châu Á(ADB). Việc đạt được thỏa thuận sớm với EU, một đối tác thương mại lớn có 25 nước thành viên, đã tác động tích cực đối với quá trình đàm phán của Việt Nam. Ngày 25/7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập vào hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN). Tham gia vào AFTA Chương trình Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEFT). Tháng 3/1996 tham gia diễn đàn Á- Âu (ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập 15/6/1996 gửi đơn xin gia nhập diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương( APEC); 11/1998 được công nhận là thành viên của APEC Năm 2000 ký hiệp định thương mại song phương Việt –Mỹ Tháng 1/1995 gửi đơn xin gia nhập WTO; ngày 11/1/2007 tổ chức thương mại thế giới WTO đã tuyên bố Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của WTO. 3.1.8. Chính sách đầu tư ngày càng thông thoáng Kể từ lần ban hành đầu tiên(1987) đến nay, luật đầu tư nước ngoài đã từng bước được hoàn thiện nhằm phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong từng thời kỳ nằm trong tổng thể tiến trình xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quy định của luật đầu tư nước ngoài ngày càng thông thoáng và thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh, xóa bỏ dần sự cách biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài để tiến tới xây dựng một khung pháp luật đầu tư thống nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. 3.2. KHÓ KHĂN 3.2.1. Cơ sở hạ tầng vật chất kém Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho nền kinh tế kém so với các nước, kể cả các nước trong khu vực. Theo nghiên cứu của công ty Price Waterhouse Cooper, chỉ số cơ sở hạ tầng của Việt Nam là 1 trong khi của Trung Quốc là 2, của Malaysia và Thái Lan là 4(1 là kém nhất và 4 là tốt nhất). Hiện nay số máy điện thoại tính trên 100 người dân của Việt Nam là 2,6 trong khi ở Thái Lan là 7,9. Số người sử dụng internet trên 10.000 dân của Việt Nam là 0,02, ở Thái Lan là 6. Tỷ lệ dân số được sử dụng điện ở Việt Nam là 75% còn ở Thái Lan là 87%. Chi phí đầu vào ở Việt Nam vẫn còn cao, cao hơn so với một số nước trong khu vực (như phí cảng biển, cước viễn thông, giá điện, phí đăng kiểm, thuế thu nhập và đặc biệt là chi phí giải phóng mặt bằng). Quy mô nền kinh tế và thị trường Việt Nam còn nhỏ so với hầu hết các nước trong khu vực do thu nhập bình quân đầu người thấp. Quy mô thị trường Việt Nam chỉ bằng 50% của Philippine, 40% của Malaysia, 30% của Thái Lan, 23% của Indonesia và 3% của Trung Quốc. 3.2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý còn nhiều bất cập, tình trạng hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu công nghiệp vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Chậm ban hành một số thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định của Chính Phủ, khiến cho việc triển khai một số chính sách mới gặp khó khăn. Hệ thống pháp luật hay thay đổi và chưa hoàn thiện chẳng hạn như Nghị định 164/2003/NĐ-CP ban hành ngày 22/12/2003 quy định về thuế suất mới của thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp FDI đã làm giảm ưu đãi đối với các dự án mới, nhất là các dự án đầu tư vào khu công nghiệp và khu chế xuất; Nghị định 105/2003/NĐ-CP ban hành ngày 17/9/2003 về việc hạn chế các doanh nghiệp FDI không sử dụng quá 3% lao động nước ngoài và tối đa không quá 50 người trong một doanh nghiệp đã gây khó khăn cho một số doanh nghiệp trong việc triển khai dự án, nhất là các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, giáo dục- đào tạo, do đó làm cho các nhà đầu tư rất khó lập kế hoạch một cách có hiệu quả. 3.2.3. Nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế: thiếu đội ngũ quản lý doanh nghiệp chuyên nghiệp; chất lượng lao động không cao, thể hiện ở chỗ phần lớn số này thiếu kỹ năng chuyên môn như về luật pháp, thị trường, trong khi một số khác lại bị hạn chế bởi ngôn ngữ; sự phân bổ nguồn nhân lực có trình độ không hợp lý, phần lớn cán bộ có trình độ cao tập trung trong khu vực nhà nước và ở các đô thị. Hơn nữa, cán bộ công chức ở nhiều cấp không bị ép buộc tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật, trong khi thủ tục hành chính rất phiền hà, nạn tham nhũng chưa được kiềm chế một cách có hiệu quả. 3.2.4. Công nghiệp phụ trợ còn yếu Công nghiệp phụ trợ là ngành cung cấp sản phẩm đầu vào cho các ngành công nghiệp khác, đặc biệt là các ngành chế tạo và lắp ráp thành phẩm cơ khí, điện tử. Việc phát triển hiệu quả các ngành công nghiệp phụ trợ không chỉ thúc đẩy, nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn bộ hệ thống công nghiệp mà còn là yếu tố hấp dẫn FDI. Tuy nhiên, hiện nay, các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam vẫn kém phát triển cả về số lượng và chất lượng. Rất ít doanh nghiệp trong nước sản xuất linh kiện, phụ tùng đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư về thiết kế kiểu dáng, tiêu chuẩn chất lượng và thời hạn giao hàng. Do vậy, các dự án gia công, lắp ráp có vốn FDI thường phải nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, dẫn đến giá thành cao, sức cạnh tranh giảm. CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP 1. Hoàn thiện cải cách hành chính và khuôn khổ pháp lý: Lợi thế của Việt Nam là tạo ra được sự ổn định về chính trị và kinh tế nhưng lại mất khả năng cạnh tranh trong việc tạo ra một môi trường chính sách ổn định. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được nhiều lần sửa đổi, bổ sung; qua đó, các quy định của Việt Nam ngày càng sát hợp hơn với thông lệ quốc tế, thậm chí có những quy định còn được nhìn nhận là thông thoáng hơn một số nước xung quanh; song nhìn chung, môi trường này vẫn còn không ít điểm bất cập, khiến các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các công ty MNC, còn dè dặt. Tuy môi trường pháp lý cho FDI đã cải thiện nhiều, đặc biệt là trong vòng hơn 1 năm trở lại đây, nhưng nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn xem Việt Nam là nơi có độ rủi ro cao do chính sách và luật lệ thiếu ổn định, hay thay đổi bất ngờ, không tiên liệu được và vì vậy vẫn chưa thể bằng một số nước ASEAN khác và Trung Quốc. Vì thế mà hoàn thiện khuôn khổ pháp lý là vấn đề trọng tâm. Bên cạnh đó, thực hiện chế độ công khai, minh bạch hóa tài chính và phải được coi là biện pháp then chốt trong việc phát huy sự kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành và nhân dân đối với hoạt động tài chính ở các doanh nghiệp, trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, góp phần chống tiêu cực, chống tham nhũng. Mặt khác, cải tiến lề lối, phong cách làm việc nhằm tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng, có khả năng cạnh tranh với các thị trường đầu tư đầy hấp dẫn như Trung Quốc, Thái Lan, Phi-líp-pin... 2. Tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng cơ sở xã hội: Bao gồm tổng rà soát, điều chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020, huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển, kêu gọi vốn đầu tư vào các cảng lớn của các khu vực kinh tế. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải, v.v...); hệ thống đường bộ cao tốc, trước hết là tuyến Bắc-Nam, hai Hành lang Kinh tế Việt Nam-Trung Quốc; nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt, trước hết là đường sắt cao tốc Bắc-Nam, đường sắt hai Hành lang Kinh tế Việt Nam-Trung Quốc, đường sắt nối các cụm cảng biển lớn, các mỏ khoáng sản lớn với hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt nội đô thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; sản xuất và sử dụng điện từ các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều, nhiệt năng từ mặt trời; các dự án lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin. Mở rộng hình thức cho thuê cảng biển, mở rộng đối tượng cho phép đầu tư dịch vụ cảng biển, đặc biệt dịch vụ hậu cần (logistic) để tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển Việt Nam; kêu gọi vốn đầu tư các cảng lớn của các khu vực kinh tế như hệ thống cảng Hiệp Phước-Thị Vải, Lạch Huyện... 3. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp, nâng cao trình độ khoa học và công nghệ: Do sự tiếp cận đến những thông tin về các ngành công nghiệp hiện nay còn bị hạn chế. Vì thế, xây dựng một cơ sở dữ liệu đầy đủ dữ liệu là rất quan trọng, tạo tiền đề cho Việt Nam có thể hoạch định lộ trình tiến tới công nghiệp hóa để từ đó các MNC có thể hoạch định được kế hoạch chiến lược trung và dài hạn trong đầu tư vào Việt Nam. Điển hình như ngành công nghiệp điện tử, Việt Nam đang ở vào giai đoạn mới bắt đầu và sự đóng góp của ngành này trong ngành chế tạo còn rất nhỏ bé. Trong khi đó ở Malaysia, ngành Điện và Điện tử đóng một vai trò quan trọng với sản lượng hiện nay có giá trị xấp xỉ 30 tỷ USD, chiếm 40% doanh thu của ngành chế tạo và theo đó là có nửa triệu nhân công. Các MNC đang đóng vai trò quan trọng ở Malaysia. Hơn hết, yếu tố quan trọng hàng đầu để có thể thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư lớn chính là sự phát triển mạnh, hiệu quả và bền vững của ngành công nghiệp phụ trợ trong nước. Cụ thể hơn, thúc đẩy các ngành rèn, đúc và ép vì các ngành này có thể thỏa mãn các yêu cầu của các MNC về chất lượng, vận chuyến và chi phí. Bởi vì công nghệ sử dụng trong ngành công nghiệp này có thể áp dụng cho nhiều ngành công nghiệp khác. Ví dụ công nghệ sử dụng trong ngành điện tử có thể khả dụng đối với các ngành sản xuất ô tô, xe máy, máy công nghiệp, máy phát điện… sản phẩm cuối cùng có thể thay đổi thường xuyên và đặc biệt nhanh đối với ngành công nghiệp điện tử. Do vậy, quốc gia nào có đủ công nghệ sản xuất các linh phụ kiện bằng nhựa hay kim khí sẽ có khả năng bảo vệ vị trí cạnh tranh của mình như là một trung tâm sản xuất trong một thời gian dài. Vì thế, cần có chính sách khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đầu tư vào sản xuất nguyên liệu, bộ phận thay thế và các nguồn cung cấp khác. 4. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực: Nếu chính phủ có được chiến lược thực hiện quốc gia dựa trên các đặc điểm của từng ngành công nghiệp, thì chính phủ có thể dễ dàng rõ ràng xác định được làm thế nào để sử dụng các nguồn lực từ bên ngoài và làm thế nào để phát triển các nguồn lực từ bên trong. Vì nâng cao mức sống và theo đó là nâng cao nhu cầu trong nước là bước ngoặt quan trọng đầu tiên mà Việt Nam cần chứng tỏ với thế giới. Một thời gian dài đã qua kể từ khi Việt Nam gây tiếng vang với thế giới về chính sách “Đổi mới”. Việt Nam có một lượng cầu trong nước khá lớn với 80 triệu dân để thu hút sự chú ý của của thế giới tới nền kinh tế thị trường, đấy chính là động lực không nhỏ để các bạn thu hút các MNC. Tuy nhiên, chỉ mời các MNC cho mục đích này thôi vì chi phí lao động Việt Nam khá rẻ thì chúng ta chưa sử dụng được 100% các nguồn lực từ bên ngoài. Trong thời gian các MNC hoạt động tại Việt Nam, các nguồn lực trong nước trong đó có nguồn nhân lực cũng nên được phát huy để Việt Nam có thể xây dựng các doanh nghiệp trong nước cho tương l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCD216.doc
Tài liệu liên quan