Đồng hành cùng gia đình, nhà trường là cái nôi nuôi dưỡng nhân tài, góp phần hình thành và ổn định nhân cách cho các em học sinh. Đối với các em, nhà trường đóng một vai trò hết sức quan trọng, đây là nơi cung cấp kiến thức khoa học nền tảng, là nơi tạo mọi điều kiện để các em có thể phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, nếu không được đến trường hay nói đúng hơn là bỏ học, thì liệu sẽ đưa đến những hậu quả gì cho bản thân các em, gia đình và xã hội.
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 35984 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp vấn đề bỏ học của học sinh trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trạng bỏ học của học sinh từ cấp tiểu học lên cấp trung học phổ thông trên toàn quốc”. Mặc dù nhìn vào bảng thống kê số học sinh bỏ học qua từng năm có giảm về tỷ lệ nhưng số lượng bỏ học vẫn ở mức cao, đó là chưa kể trên thực tế số lượng học sinh bỏ học còn cao hơn nhiều so với những số liệu được thống kê. Điều này đã được chứng minh trong quá trình nghiên cứu của chúng tôi. Tại hội thảo về chủ đề “Nguyên nhân và giải pháp thực trạng bỏ học của học sinh hiện nay” chúng tôi đã được nghe ông Mai Phú Thanh – Chuyên viên Sở GD-ĐT Thành phố Hồ Chí Minh trình bày về thực trạng bỏ học của học sinh tại Thành phố. Số liệu ông Thanh đưa ra được lấy từ báo cáo tổng kết của Sở GD-ĐT Thành phố đầu năm học 2007 – 2008, trong bảng thống kê số lượng học sinh THCS bỏ học ở địa bàn quận Thủ Đức là 0 học sinh, trong khi đó tại 4 trường THCS (thuộc quận Thủ Đức) chúng tôi khảo sát thì số lượng bỏ học trung bình của mỗi trường từ 3 – 6 học sinh (trong đó có cả trường đạt chuẩn Quốc gia). Qua đó, một lần nữa có thể khẳng định những con số thống kê trong các báo cáo về tình trạng bỏ học mặc dù đã rất cao nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với thực tế. Vậy sẽ có những giải pháp gì nhằm hạn chế và ngăn chặn tình trạng trên, để không đưa đến những hậu quả đáng tiếc sau này cho bản thân các em, gia đình và xã hội.
Nhóm chúng tôi thực hiện đề tài này với mong muốn đưa ra được cái nhìn khái quát về tình trạng bỏ học của học sinh trong cả nước cũng như tại Thành phố Hồ Chí Minh mà cụ thể là tại quận Thủ Đức.
Tình trạng bỏ học của học sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. Để đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của Thành phố, Giáo dục đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực có kiến thức, có tay nghề và trình độ kĩ thuật cao. Trọng trách đó không đơn thuần chỉ từ phía giáo dục Đại học – Cao đẳng, mà nó là của cả ngành Giáo dục, trong đó không kém phần quan trọng là Giáo dục Trung học cơ sở.
Hiện nay, toàn Thành phố có 234 trường THCS và 124 trường THPT được rải đều khắp 24 quận huyện, với 327.652 học sinh THCS và 176.662 học sinh THPT. Mặc dù Tp.Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế phát triển, trình độ phổ cập luôn đạt ở mức cao nhưng trên thực tế vẫn có tình trạng học sinh yếu kém và học sinh bỏ học. Chất lượng đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh những năm gần đây cho thấy: số lượng học sinh khá giỏi hàng năm ổn định từ 46 – 47%, yếu từ 9,4 – 10,3% và kém 0,25 – 0,75%. Số học sinh lưu ban và bỏ học hàng năm khoảng 1,5 – 2,0%. Việc giúp đỡ học sinh yếu kém, hạn chế số học sinh bỏ học từ lâu đã là một chỉ tiêu quan trọng của việc thực hiện nhiệm vụ năm học, nhất là khi hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học năm 2002 và tiến hành phổ cập bậc trung học theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII.
Thực tế, tình hình học sinh bỏ học tại Tp. Hồ Chí Minh tuy vẫn thấp hơn so với các khu vực khác trong cả nước nhưng nó cũng là một con số khiến cho Sở GD-ĐT Thành phố quan tâm và luôn tìm cách hạn chế đến mức thấp nhất.
Qua số liệu khảo sát năm 2007 – 2008, số liệu học sinh bỏ học của Thành phố như sau: Học sinh THCS là 694 em trên tổng số 327.652 học sinh đầu năm học( chiếm 0.21%), học sinh THPT là 1.451 trên tổng số 176.662 học sinh THPT đầu năm học (chiếm 0.82%). Nhìn chung, học sinh bỏ học do nhiều nguyên nhân khác nhau như học sinh bị kỷ luật buộc thôi học, do hoàn cảnh kinh tế gia đình gặp khó khăn, do học lực quá yếu….
Học sinh bỏ học tập trung ở các quận huyện ngoại thành có kinh tế phát triển chậm, đặc biệt là các nơi có tỉ lệ nhập cư cao. Địa phương có biến động dân cư càng lớn thì tỉ lệ học sinh bỏ học càng cao, các địa phương chưa hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học có tỉ lệ học sinh bỏ học cao hơn các địa phương đã hoàn thành phổ cập. Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, tình hình học sinh bỏ học được xem là một trở ngại lớn đối với việc nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục bậc THCS đúng độ tuổi và ảnh hưởng sâu sắc đến việc hoàn thành tiến độ phổ cập giáo dục bậc trung học theo Nghị quyết của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII. Chính vì thế Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố đã tập trung công tác chỉ đạo phổ cập giáo dục bậc trung học, tổ chức các cuộc vận động nhằm hạn chế tình trạng bỏ học với các chỉ tiêu toàn diện, cụ thể như sau: Củng cố, duy trì, phát huy kết quả phổ cập giáo dục THCS , phấn đấu đạt chuẩn phổ cập bậc trung học, tăng tỉ lệ huy động và hiệu quả đào tạo, giảm tỉ lệ lưu ban, bỏ học ở cấp THCS và THPT. Huy động ít nhất 70% số học sinh bỏ học năm học trước ở THCS cũng như THPT tái nhập học.
Nguyên nhân bỏ học của học sinh THCS hiện nay
Nâng cao chất lượng giáo dục là một nhu cầu cấp thiết của thời đại và là chỉ tiêu phát triển của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu. Vì vậy, trước thực trạng bỏ học của học sinh hiện nay đòi hỏi các cấp ban ngành và tổ chức có liên quan phải tìm mọi cách để ngăn chặn và khắc phục. Tuy nhiên, trước hết phải tìm hiểu và xác định được nguyên nhân của tình trạng này là do đâu. Qua quá trình nghiên cứu và thu thập thông tin, nhóm chúng tôi nhận thấy có một số nguyên nhân chính đưa đến tình trạng bỏ học của học sinh THCS như sau:
Thứ nhất, do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, bố mẹ không đủ điều kiện cho con đến trường buộc các em phải bỏ học. Một phần vì bố mẹ phải lo kiếm kế sinh nhai, không có thời gian quan tâm chăm sóc, nhắc nhở các em học hành dẫn đến tình trạng lười học, không muốn đến lớp. Có trường hợp gia đình khó khăn, các em phải bỏ học để ở nhà phụ việc hoặc lao động sớm để phụ bố mẹ trang trải. Tuy nhiên, đây không hẳn là nguyên nhân tuyệt đối vì có những gia đình khó khăn nhưng con em vẫn đến trường và còn học rất giỏi, nó còn phụ thuộc vào thái độ của bố mẹ và cá tính của các em. Điều này giải thích tại sao có những gia đình có điều kiện cho con đi học thậm chí là giàu có nhưng con em của họ vẫn không chịu đến lớp mà chỉ thích đi chơi. Nguyên nhân này cũng đã được cô Lê Thị Ngọc Sương giáo viên trường THCS Trương Văn Ngư nhận định: “Nhiều gia đình khá giả quan tâm đến việc học của con cái nhưng học sinh vẫn nghỉ học, như vậy vấn đề gia đình gặp khó khăn buộc con cái phải nghỉ học theo tôi là không hẳn”.
Thứ hai, do gia đình chuyển nơi ở, đi làm ăn xa nên việc học của các em không được đảm bảo. Đây là một nguyên nhân diễn ra chủ yếu ở các tỉnh lẻ hoặc ở vùng nông thôn vì điều kiện kinh tế ở đây khó khăn nên bố mẹ phải chuyển nơi làm ăn. Trong khi đó con cái đang còn nhỏ, buộc bố mẹ phải cho con đi theo và điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề học tập của học sinh. Nhiều hộ gia đình sau khi chuyển đi cũng tìm cách cho con đi học ở một trường khác nhưng các em vẫn bỏ học vì nhiều lý do: không làm quen được với môi trường mới, không theo kịp bạn bè do việc học bị phân tán trong quá trình gia đình chuyển nơi ở…. Nhưng cũng có nhiều gia đình do hoàn cảnh kinh tế khó khăn và nhiều nguyên nhân khác nên buộc long cho con thôi học: không có hộ khẩu, các em không có giấy tờ tuỳ thân (giấy khai sinh), mất học bạ....
Thứ ba, do chính quyền nhiều nơi chưa thật sự quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và chưa có giải pháp phối hợp nhằm ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học, không có các chính sách khuyến khích học sinh đến trường (như hỗ trợ các gia đình khó khăn). Hoặc có nơi thờ ơ, xem nhẹ vấn đề này. Như chúng tôi đã nói ở trên về vấn đề chênh lệch trong số liệu báo cáo và tình hình thực tế học sinh bỏ học, cụ thể tại quận Thủ Đức, chúng tôi đã trao đổi trực tiếp với ông Mai Phú Thanh và được biết: “Có nhiều nguyên nhân về sự chênh lệch này nhưng chủ yếu do sự chậm trễ của trường hoặc của Phòng Giáo dục quận, khi tiến hành thống kê để báo cáo chúng tôi có đưa ra hạn định và trong thời gian đó nếu quận không báo cáo thì chúng tôi không có số liệu để thống kê và buộc phải để là không có trường hợp bỏ học”. Đây có thể là một minh chứng cho sự thiếu quan tâm từ phía các cấp ban ngành có liên quan, bởi lẽ nếu quan tâm thì sẽ không có tình trạng chậm trễ hay chênh lệch như vậy và một điều dễ nhận thấy là sự thiếu sót này sẽ ảnh hưởng không tốt đến công tác ngăn ngừa và hạn chế tình trạng bỏ học trong học sinh.
Thứ tư, do chương trình giảng dạy nâng cao về kiến thức, sách giáo khoa chưa phù hợp với nhiều nơi nên dẫn tới tình trạng học sinh tiếp thu kém, chán nản và bỏ học. Chương trình học của Bộ giáo dục đưa ra đối với học sinh THCS đang còn “nặng” và chưa phù hợp với những học sinh ở miền núi. Các em không theo kịp chương trình, không tiếp thu được bài vở dẫn đến học lực kém, chán nản và không muốn đi học. Nhiều học sinh dân tộc chưa thành thạo trong việc nói tiếng Kinh nên tiếp thu bài rất chậm, nhiều khi không hiểu khiến cho bản thân học sinh cảm thấy không muốn học.
Thứ năm, ở một số vùng cao trường học còn quá khó khăn chưa đủ điều kiện nâng cao chất lượng dạy học, không phát huy được tinh thần ham học của các em. Nhiều trường THCS ở vùng cao hết sức nghèo nàn (trường lụp xụp, bàn ghế mục nát…), điều kiện dạy và học nhất là các trang thiết bị phục vụ việc tiếp thu bài giảng (dụng cụ thực hành) hầu như không có nên dẫn đến việc các em cảm thấy chán và xem việc học như là gánh nặng nên không muốn đến lớp. Ngoài ra, còn có nguyên nhân là trường ở quá xa, các em phải đi những quãng đường dài để đến lớp (có trường hợp đi đến 1 – 2 giờ đồng hồ), đặc biệt nếu điều kiện thời tiết xấu trong một thời gian dài (bão, lụt, nước dâng…) thì các em buộc phải nghỉ học.
Thứ sáu, cuộc vận động “hai không” của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành đã siết chặt kỷ cương trong thi cử, đánh giá, nhất là đối với học sinh có học lực yếu khiến các em bị áp lực, không học nổi và không thi được. Vì vậy, từ tâm trạng chán nản, tự ty và xấu hổ với bạn bè, các em ngại đến lớp và vì thế lại càng không theo kịp chương trình, dẫn đến tình trạng bỏ học.
Thứ bảy, do bản thân các em không có ý chí vươn lên trong học tập, ngại khó, ham chơi… Học sinh không muốn học vì nhiều lý do, lại không được sự quan tâm của gia đình nên các em thường bỏ học để đi chơi hoặc chơi game. Bên cạnh đó sự dụ dỗ lôi kéo của bạn bè đã khiến các em không còn quan tâm đến việc học, chỉ biết chơi suốt ngày và lâu dần trở thành thói quen. Mặt khác, tâm lý của các em đang ở lứa tuổi 12 đến 16, đây là lứa tuổi dễ dao động nhất, nếu như có biện pháp uốn nắn tốt thì các em sẽ đi theo hướng tích cực và ngược lại các em sẽ trở nên hư hỏng.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với cô Nguyễn Thị Quý - Hiệu trưởng Trường THCS Linh Trung . Cô đã đưa ra quan điểm của mình về vấn đề này: “Các em học sinh bỏ học phần nhiều là do bản thân của các em, gia đình nhiều khi khuyên bảo các em cũng không được, các em thích được đi chơi hoặc thích đi làm vì vậy nhiều gia đình cũng để mặc con cái, không quan tâm đến nữa. Nhiều khi nhà trường xuống động viên cho em tiếp tục đi học hoặc khu dân phố xuống để nói chuyện với gia đình nhưng các em đã quyết là không đi học nữa vì vậy nhà trường cũng chỉ xuống vài lần nếu không thuyết phục được thì đành chịu”.
Thứ tám, đó là một số học sinh trong độ tuổi lao động vừa học vừa làm. Khi các em đã tiếp xúc với đồng tiền thì vấn đề học tập của các em rất khó khăn.
Nhìn chung có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ học của học sinh trung học cơ sở và ở mỗi vùng miền cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên, khái quát lại thì có tám nguyên nhân như đã nói ở trên và từ việc phân tích những nguyên nhân này chúng ta sẽ tìm ra hướng giải quyết hữu hiệu nhất.
Hậu quả của tình trạng bỏ học
Đồng hành cùng gia đình, nhà trường là cái nôi nuôi dưỡng nhân tài, góp phần hình thành và ổn định nhân cách cho các em học sinh. Đối với các em, nhà trường đóng một vai trò hết sức quan trọng, đây là nơi cung cấp kiến thức khoa học nền tảng, là nơi tạo mọi điều kiện để các em có thể phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, nếu không được đến trường hay nói đúng hơn là bỏ học, thì liệu sẽ đưa đến những hậu quả gì cho bản thân các em, gia đình và xã hội.
Dù nguyên nhân bỏ học của các em là gì đi chăng nữa thì hậu quả mà nó gây ra là rất lớn. Trước tiên bản thân các em sẽ phải gánh chịu, ngay thời điểm hiện tại các em sẽ bị thiếu hụt một nền tảng tri thức cơ bản cần thiết cho sự phát triển của các em, từ sự mặc cảm, tự ty thua kém bạn bè, không có môi trường để rèn luyện đạo đức… dễ dàng đưa các em đến với những thói hư xấu, những hành vi lệch chuẩn. Hoặc trong một tương lai không xa khi các em trưởng thành, xã hội sẽ đón nhận các em như thế nào khi nền kinh tế đang trong xu thế quốc tế hoá, làm sao các em có thể xin được việc làm khi chưa tốt nghiệp THCS. Và lúc đó, các em sẽ thật sự trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Với những em có hoàn cảnh kinh tế khá giả, bố mẹ có thể bao bọc hoặc lo cho một công việc nào đó nhưng còn những em có hoàn cảnh khó khăn thì sao? Khi không có công ăn việc làm, khó khăn sẽ chồng chất khó khăn và nếu không có bản lĩnh các em sẽ trở thành “tay sai” của tệ nạn xã hội (như trộm cướp, bài bạc, mại dâm….).
Có thể nói, hậu quả từ việc bỏ học là rất tệ hại mà chúng ta không thể lường hết được. Nó tác động xấu đến sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của cả nước nói chung và của địa phương có học sinh bỏ học nói riêng. Thậm chí ở những địa phương có tỷ lệ bỏ học đông sẽ xảy ra tình trạng “khủng hoảng cộng đồng”. Vì một số thanh niên ở địa phương không có trí thức kéo theo không có nghề nghiệp, không có thu nhập, cuộc sống nghèo khó. Không có trí thức rất dễ sinh nhiều con, ảnh hưởng của sự gia tăng dân số. Còn sự nghèo khó nó sẽ dẫn đến con đường tội phạm, làm ăn phi pháp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Vậy các em học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước khi không có trình độ thì đất nước đó sẽ phát triển như thế nào? Hiện trạng bỏ học của học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng không còn là một hiện tượng bình thường để xã hội biết rồi để đó mà phải biến những lời nói thành hành động cụ thể. Cần thiết phải có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội và chính bản thân các em, tìm ra những biện pháp tốt nhất, triệt để nhất nhằm ngăn chặn và hạn chế tình trạng bỏ học, tạo điều kiện cho các em đến trường và học tập với kết quả cao. Phấn đấu đến năm 2010 sẽ hoàn thành phổ cập THPT.
Kết quả nghiên cứu về vấn đề học sinh bỏ học tại các Trường THCS Linh Trung, Trương Văn Ngư, Tân Phú
Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh đang đứng đầu trong cả nước về chất lượng giáo dục. Thành phố phấn đấu đến năm 2008 sẽ hoàn thành xong phổ cập bậc trung học. Tuy nhiên Đảng bộ Thành phố và Sở giáo dục – đào tạo đang nhức nhối về tình trạng bỏ học của học sinh trung học cơ sở. Theo ông Mai Phú Thanh – Chuyên viên phòng giáo dục trung học (Sở GD-ĐT TP.HCM) đã nêu lên vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của Thành phố “TP.HCM muốn phát triển đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trí thức, có tay nghề cao và có mối quan hệ xã hội” (Tại buổi Hội thảo về “Nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn học sinh bỏ học”, ngày 25 tháng 4 năm 2008 tại Trường Đại học Bán Công Tôn Đức Thắng ).
Do thời gian hạn chế, không đủ để cho chúng tôi tìm hiểu những trường ở xa có tình trạng học sinh bỏ học nhiều. Vì vậy, chúng tôi đã có cuộc khảo sát thực tế tại các Trường THCS Linh Trung, Trương Văn Ngư và Tân Phú (Quận Thủ Đức - TPHCM). Qua tiếp xúc và nói chuyện với Hiệu trưởng của các trường, chúng tôi đã hiểu sâu hơn về vấn đề bỏ học của học sinh từng trường. Kết quả nghiên cứu như sau:
Mặc dù đạt danh hiệu là Trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2001 – 2010, Trường THCS Linh Trung vẫn có tình trạng học sinh bỏ học với số lượng là 6 em trên tổng số 1.485 em (chiếm 0,4 % ) (Kết quả thống kê học kỳ I, năm học 2007 – 2008). Từ năm 2005 trở lại đây, tỉ lệ học sinh bỏ học của trường chiếm khoảng 2%, tuy nhiên đến nay trường vẫn chưa tìm ra được biện pháp hiệu quả để hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. Từ thực tế này khiến chúng tôi không khỏi suy nghĩ, đối với một trường đạt chuẩn quốc gia mà tình trạng bỏ học vẫn diễn ra như vậy, liệu các trường THCS ở vùng nông thôn, vùng cao miền núi thì tình trạng học sinh bỏ học sẽ như thế nào khi điều kiện học tập tại những nơi đó vô cùng khó khăn?
Nguyên nhân bỏ học của học sinh Trường Linh Trung chủ yếu là các em có học lực yếu kém, không theo kịp bạn bè. Một câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao một trường đạt chuẩn mà lại có những em có học lực yếu kém để rồi đến nỗi bỏ học, phải chăng trường chưa thực sự quan tâm đến từng em học sinh mà đang còn chạy đua theo bệnh thành tích, chỉ quan tâm bồi dưỡng những em học lực khá giỏi, nhằm mang lại thành tích cho trường trong các cuộc thi.
Để tìm hiểu mức độ quan tâm của nhà trường đối với vấn đề này cũng như biết thêm về những biện pháp mà trường đã thực hiện nhằm đưa các em trở lại lớp học, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Cô Nguyễn Thị Quý và được biết: “Sau khi các em nghỉ học nhà trường cũng rất băn khoăn nên đã đề nghị với ban điều hành khu phố cùng tham gia giải quyết nhưng cũng không có tác dụng. Nhà trường đã đến từng hộ gia đình để động viên các em và khuyến khích gia đình động viên các em trở lại trường”. Nhà trường cũng cố gắng tìm hướng giải quyết đối với các em sau khi vận động mà không quay trở lại trường đó là : “Giới thiệu cho các em đi học phổ cập, học ở trung tâm giáo dục thường xuyên, dạy nghề để kiến thức nhẹ hơn, các em có thể dễ dàng tiếp thu hơn”.
Tại Trường THCS Trương Văn Ngư, chúng tôi đã có dịp trao đổi với Hiệu trưởng của trường là thầy Trịnh Đình Vũ Huy. Thầy đã cho biết số lượng học sinh bỏ học của trường là 3 học sinh trong tổng số 1.138 học sinh. Số lượng học sinh bỏ học của trường rải đều ở 3 khối 6,7,8. Năm học 2005 – 2006, số lượng học sinh bỏ học của trường là 10 học sinh. Nhìn chung số lượng học sinh bỏ học cũng đã giảm so với những năm trước. Cụ thể là tính đến tháng 4 năm 2007 số em bỏ học là 3 em thuộc hai khối 6 ,7. Qua trao đổi với thầy chúng tôi thấy được số học sinh bỏ học của trường là do gia đình chuyển nơi ở, do các em ham chơi và học lực yếu, không theo kịp chương trình nên bỏ học. Nhà trường cũng đã quan tâm động viên gia đình cho các em tới trường nhưng dường như cũng chưa đạt được hiệu quả. Thầy đã chia sẻ về những ảnh hưởng không tốt mà các em phải chịu đó là “các em sẽ không có tương lai, không có trình độ trong bất cứ một công việc gì vì vậy đời sống của các em sẽ gặp nhiều khó khăn”.
Trường thứ ba chúng tôi tìm đến là trường THCS Tân Phú. Tại đây chúng tôi đã gặp được thầy Nguyễn Văn Quí - Hiệu trưởng của trường, Thầy đã trao đổi với chúng tôi về tình trạng học sinh bỏ học của trường. Trong học kỳ I (năm học 2007 – 2008) trường có 5 em học sinh bỏ học và 5 em chuyển trường. Các năm học trước tỉ lệ học sinh bỏ học của trường dưới 1%. Theo lời thầy thì nguyên nhân khiến học sinh ở đây bỏ học là do các em ham chơi game, “nhiều khi các em chơi game và nợ nần phải để gia đình đến trả nợ”. Nhà trường cũng đã có nhiều biện pháp để ngăn chặn tình trạng bỏ học của học sinh như nhà trường kết hợp với phường đến vận động từng gia đình học sinh, nếu do hoàn cảnh khó khăn trường sẽ giảm tiền học phí, tiền sinh hoạt, tiền phụ huynh, giảm những khoản tự thu của nhà trường. Kết hợp giữa nhà trường, gia đình và giám thị quản lý các em về giờ giấc học tập và sinh hoạt. Nhà trường thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh để trao đổi ý kiến với phụ huynh. Với những biện pháp như vậy nên nhà trưưòng cũng đã giảm số lượng học sinh bỏ học đến mức thấp nhất. Nhà trường cũng đã có nhiều hình thức khuyến khích học sinh như có các phần thưởng cho những em học sinh ngoan học giỏi và ở mỗi lớp đều có các phong trào thi đua để gây hứng thú học tập cho các em…. Theo ý kiến của thầy, nếu các em bỏ học thì sẽ có hậu quả to lớn đối với xã hội là làm cho tệ nạn xã hội ngày càng tăng, các em sẽ tham gia vào những vụ cướp giật và vi phạm pháp luật… Ngoài ra thầy còn cho chúng tôi biết thêm thông tin nếu như trường có tỉ lệ bỏ học trên 1% thì nhà trường sẽ không được đạt chuẩn, điều này đã khiến chúng tôi phải suy nghĩ, liệu rằng nhà trường vẫn đang chạy theo thành tích? Đó là câu hỏi luôn đặt ra cho chúng tôi trong chuyến đi khảo sát này.
Mặc dù trong một thời gian ngắn, chúng tôi không thể đi thực tế ở nhiều trường nhưng hi vọng rằng với số liệu này cũng đủ cho mọi người thấy được vấn đề “cấp thiết” về tình trạng bỏ học của học sinh THCS hiện nay. Qua lần đi thực tế này đã để lại cho chúng tôi nhiều bài học kinh nghiệm trong quá trình làm đề tài.
Suy nghĩ về giải pháp đối với vấn đề bỏ học của học sinh THCS
Xuất phát từ nguyên nhân, thực trạng và những hậu quả của tình trạng bỏ học ở học sinh nói chung và học sinh trung học cơ sở nói riêng, qua quá trình tìm hiểu thực tế kết hợp với ý kiến của một số thầy cô hiệu trưởng ở các trường, chúng tôi xin được nêu lên một số suy nghĩ về giải pháp đối với vấn đề này như sau :
Giải pháp tức thời
Thứ nhất, cần có ngay một cuộc vận động “Nói không với hiện tượng học sinh bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn”, không thể để cho các em vì nghèo mà thất học. Cần rà soát lại những chính sách ưu tiên, hỗ trợ học sinh nghèo, bổ sung những ưu đãi mới, có những giải pháp vận động nguồn tài chính cho học sinh nghèo, thực hành tiết kiệm để dành tiền cho học sinh nghèo, đẩy mạnh phong trào từ thiện trong các nhà trường, vận động những học sinh khá giả giúp đỡ bạn nghèo. Hiện học sinh nghèo chỉ được giảm ½ học phí, các khoản đóng góp khác thì bình đẳng như những học sinh khác, báo chí cũng đề cập nhiều đến hiện tượng “lạm thu, loạn thu” trong các nhà trường, một trong những nguyên nhân làm học sinh nghèo phải bỏ học. Có không ít trường học không những không có biện pháp nào để giúp đỡ học sinh nghèo mà còn luôn “sáng tạo” ra những khoản thu để “bòn rút” cuả học sinh. Cần có chính sách cho những gia đình nghèo vay vốn cho con học phổ thông, cũng như có các quy định “xử phạt” những trường, địa phương để học sinh phải bỏ học vì nghèo. Đối với những địa phương khó khăn, cần điều tra khảo sát và xin nhà nước hỗ trợ kinh phí.
Thứ hai, nhà trường cần phối hợp với cơ quan công an xã, phường, các tổ chức đoàn thể: Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Ban điều hành tổ dân phố đến từng gia đình học sinh bỏ học hoặc có ý định bỏ học khuyến khích, động viên bản thân các em và gia đình để các em có thể quay lại trường học. Đây cũng là giải pháp mà chúng tôi đã tham khảo được từ các thầy cô ở các trường THCS mà chúng tôi đã khảo sát. Được sự quan tâm của nhà trường, tổ dân phố hay các cơ quan công an, tổ chức đoàn thể cũng như gia đình các em sẽ có những quyết định đúng đắn nhất để có một tương lai tốt đẹp, đồng thời các em cũng thấy được tác hại của việc bỏ học ảnh hưởng như thế nào đến tương lai sau này của mình. Từ đó các em có cách nhìn, cách nghĩ mới và quyết định trở lại trường học.
Thứ ba, để hạn chế học sinh bỏ học, cần có những giải pháp từ các cấp - ban ngành, trong đó ngành giáo dục - đào tạo đóng vai trò quan trọng. Giải pháp căn bản để chống bỏ học đối với học sinh phổ thông là phân luồng học sinh sau trung học cơ sở. Khuyến khích một bộ phận học sinh gồm những em không đủ điều kiện học hết THPT sẽ sang học nghề để sau 3 - 4 năm các em vừa có bằng tốt nghiệp tương đương với bằng tốt nghiệp THPT vừa có tay nghề bậc 3/7.
Thứ tư, mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp phải lên danh sách những học sinh có nguy cơ bỏ học (có hoàn cảnh gia đình khó khăn, học kém) phân nhóm để có biện pháp phù hợp giúp đỡ các em. Đối với những học sinh có nguy cơ bỏ học, giáo viên phải siêng tới thăm gia đình các em, trò chuyện với các bậc phụ huynh để hiểu được những suy nghĩ của học sinh, để kịp thời có biện pháp giải quyết. Đối với những học sinh học kém, học sinh ở lại lớp giáo viên cần tìm hiểu nguyên nhân. Nếu do hổng kiến thức của lớp dưới thì tổ chức bồi dưỡng, phụ đạo để các em theo kịp bạn bè. Với những học sinh có điều kiện kinh tế khó khăn đề xuất các chính sách hỗ trợ như miễn giảm học phí, tạo điều kiện để các em tiếp tục việc học.
Thứ năm, với những học sinh ở vùng sâu vùng xa, bỏ học do điều kiện đi lại khó khăn, trường quá xa nơi cư trú thì tổ chức các trường lớp bán trú, nội trú để tiện cho các em và gia đình. Đồng thời đây cũng thường là những địa phương có kinh tế khó khăn nên cần vận động các cá nhân, tổ chức tài trợ học bổng, giúp các em có bảo hiểm y tế, có đầy đủ quần áo, sách vở để đi học.
Thứ sáu, cần có chế tài với những trường hợp buộc học sinh bỏ học. Nhiều gia đình không thực sự khó khăn nhưng bắt buộc con em mình nghỉ học để lao động. Nhà trường nên phối hợp với chính quyền địa phương kiên trì tuyên truyền, lay chuyển nhận thức của phụ huynh học sinh - học chính là con đường thoát khỏi đói nghèo một cách vững chắc nhất. Ở nước ngoài nếu cha mẹ không tạo điều kiện cho con đến trường sẽ bị pháp luật chế tài. Đối với nước ta việc này chưa được thực hiện nghiêm túc nên tình trạng học sinh bỏ học vẫn ở mức báo động.
Giải pháp dài hạn
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và giải pháp vấn đề bỏ học của học sinh THCS.doc