Lời nói đầu 1
Chương I: Lý luận chung vế chế độ bảo hiểm hưu trí 3
I . Sự tất yếu khách quan hình thành chế độ bảo hiểm hưu trí 3
1. Sự phát triển của bảo hiểm xã hội trên thế giới 3
2. Cơ sở hình thành chế độ bảo hiểm hưu trí
trong hệ thống BHXH 4
3. Vai trò của chế độ bảo hiểm hưu trí trong hệ thống
các chế độ BHXH 5
4. Tác dụng và đặc trưng của bảo hiểm hưu trí 6
4.1 .Tác dụng của bảo hiểm hưu trí 6
4.2 .Đặc trưng của chế độ bảo hiểm hưu trí 6
II Nội dung cơ bản của chế độ bảo hiểm hưu trí 7
1. Điều kiện để hưởng chế độ hưu trí 7
2. Thời gian đóng bảo hiểm để hưởng chế độ hưu trí 8
3. Phí bảo hiểm hưu trí 8
4. Mức hưởng 9
5. Thời gian hưởng chế độ hưu trí 10
6. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của chế độ hưu trí 11
6.1. Các chỉ tiêu hiệu quả trong hoạt động của
chế độ bảo hiểm hưu trí 12
6.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của
chế độ bảo hiểm hưu trí 15
6.3. Các chỉ tiêu đảm bảo quyền lợi kinh tế
và xã hội của người về hưu 16
III. Kinh nghiệm xây dung các chế độ bảo hiểm hưu trí
ở một số nước trên thế giới 17
1. Về điều kiện tuổi đời 17
2. Về xác định số năm đóng góp BHXH 19
3. Vế mức trợ cấp hưu trí 19
4. Mức đóng góp 20
5. Một số kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện chế độ
hưu trí ở một số nước trên thế giới 21
Chương II. Thực trạng chế độ bảo hiểm hưu trí tại BHXHVN 23
I. Thực trạng về chế độ chính sách bảo hiểm hưu trí 23
1. Giai đoạn trước năm 1995 23
2. Giai đoạn từ 1995 đến nay 34
II. Thực trạng về thực hiện chế độ hưu trí ở nước ta hiện nay 39
1. Tình hình thu phí bảo hiểm của chế độ hưu trí 39
1.1. Mức thu 39
1.2. Số đối tượng tham gia đóng BHXH 40
1.3. Công tác quản lý thu 43
2. Tình hình chi trả cho chế độ hưu trí 43
2.1. Số người hưởng chế độ hưu trí ở Việt Nam 43
2.2. Nguồn , quy mô và tổng chi cho chế độ hưu trí 47
2.3. Quản lý đối tượng và mô hình chi trả lương hưu 50
2.4. Tổ chức bộ máy chi trả 51
3. Quản lý quỹ hưu trí 51
3.1. Nguyên tắc hình thành và cân đối quỹ 51
3.2. Sử dụng quy BHXH nhàn rỗi 53
3.3. Quan hệ thu chi trong quỹ hưu trí 53
4. Bộ máy quản lý chế độ hưu trí 54
III. Một vài nét về thực trạng đời sống của người nghỉ hưu
qua việc thực hiện chế độ chính sách BHXH đối với
người về hưu 55
IV. Những đánh giá về thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển
của chế độ bảo hiểm hưu trí 56
1. Thuận lợi 56
2. Khó khăn 57
Chương III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ chính
sách bảo hiểm hưu trí ở Việt Nam 58
I. Kiến nghị về chế độ chính sách 58
1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHXH 58
2. Mở rộng đối tượng tham gia 56
3. Kiến nghị về tuổi vế hưu 59
4. Kiến nghị vế mức hưởng và cách tính trợ cấp 60
5. Nâng tiền lương cho người về hưu 61
6. Điều chỉnh lại tiền lương hưu để đảm bảo công bằng
giữa những người về hưu 61
II. Kiến nghị về tổ chức thực hiện chế độ hưu trí 62
1. Hoàn thiện bộ máy hoạt động của BHXH 62
2. Nâng cao năng lục hoạt động của ngành BHXH 63
3. Ứng dụng CNTT vào công tác quản lý 64
4. Hoàn thiện cơ chế thu chi BHXH 65
5. Xây dung và hoàn thiện phương án thu để hình thành
quỹ hưu trí đủ trang trải cho mọi chi phí trong chế độ
hưu trí 65
6. Nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ nhàn rỗi 66
III. Một số kiến nghị klhác 67
1. Vai trò nhà nước 67
2. Tăng cường công tác thông tin tuyen truyền vè BHXH
và chế độ bảo hiểm hưu trí 67
3. Hợp tác trong nước và quốc tế về BHXH 68
Kết luận 69
Danh mục tài liệu tham khảo 70
73 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp về chế độ bảo hiểm xã hội hưu trí tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có thể bị ngắt quãng, miễn sao tổng số năm nộp BHXH đủ số năm quy định của nhà nước là được. Riêng thời gian công tác trước ngày 31/12/1993 vẫn phải là thời gian công tác liên tục mới được coi là nộp bảo hiểm xã hội. Việc tính thời gian công tác quy đổi đã được tách biệt ra khỏi những chế độ ưu đãi xã hội khác, không xét đến trong thời gian tính hưởng bảo hiểm xã hội. Như vậy đã xoá bỏ được sự bất hợp lý trong việc quy đổi thời gian, tạo sự công bằng cho các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Mặt khác, NĐ cũng mở rộng hình thức hưởng chế độ hưu trí cho người tham gia bảo hiểm hưu trí nhưng chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng .
+ Tiền lương làm cơ sở tính lương hưu không phải là mức lương của tháng cuối của người lao động trước khi về hưu nữa điều này tránh tình trạng người sử dụng lao động cố tính tăng lương cho người sắp về hưu để họ có mức lương hưu cao hơn. Tiền lương làm cơ sở để tính lương hưu trong nghị định này là tiền lương bình quan nộp BHXH trong 10 năm cuối của quá trình công tác đối với người lao động trong khu vực nhà nước và trong suốt qúa trình đóng BHXH của người lao động trong các khu vực ngoài nhà nước . Mức thời gian tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng là 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, mức này áp dụng chung cho mọi đối tượng nam và nữ ngoài ra còn có thêm số năm đóng BHXH sẽ được tăng thêm tỷ lệ hưởng trợ cấp hưu trí ( một năm đóng BHXH thêm được hưởng tỷ lệ là 2% nữa ). Mức hưởng gốc là 55 % tiền lương đóng BHXH bình quân nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu ( 120.000 đ ). Điều này khắc phục được những hạn chế của chế độ hưu trí trong nghị định 236 /HĐBT trước đây là không công bằng giữa nam và nữ về chế độ đãi ngộ.
+ Các chế độ khác cũng được tách ra khỏi chế độ hưu trí, chế độ trợ cấp mất sức lao động được quy định riêng bằng một chế độ hưởng lương một lần. Mọi chế độ đã được tách bạch, tránh được sự rườm rà trong chế độ BHXH và tránh được trường hợp về hưu non , hưu chui .
Những bổ sung sửa đổi của NĐ 43/CP đã góp phần thồng nhất về luật hoặc tổ chức và quản lý bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên NĐ 43/CP vẫn còn tồn tại một số điểm bất hợp lý sau :
Tiền lương bình quân làm cơ sở tính lương hưu hàng tháng theo NĐ 43/CP là một điểm sửa đổi so với NĐ 236/HĐBT trước đây. Tuy nhiên, thời gian để tính nộp BHXH bình quân 10 năm là quá dài, trong khi NĐ 236/HĐBT lại lấy mức lương của tháng cuối trước khi về hưu làm cơ sở tính lương hưu. Trên thực tế lương hưu của người về hưu theo NĐ 43/CP so với lương hưu của người về hưu theo NĐ 236/HĐBT thường thấp hơn rất nhiều. Như vậy, công bằng mà nói người về hưu theo NĐ 43/CP chịu thiệt thòi hơn người về hưu theo NĐ 236/HĐBT. Đây là điểm yếu trong việc đổi mới chính sách BHXH .
Ngoài ra, trong NĐ 43/CP còn có một điểm quy định còn gây khó khăn cho bộ phận người lao động. Đó là việc quy định thời gian tối thiểu để tính hưởng chế độ hưu trí là 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Với một số lao động ở miền nam sau năm 1975 mới tham gia đóng BHXH ( vì trước năm 1975 miền nam chưa giải phóng ) mặc dù họ cũng đã có thời gian lao động trước đó. Đến nay về tuổi đời họ đã đủ điều kiện về nghỉ hưu, song điều kiện về thời gian đóng BHXH chưa thoả mãn cho nên việc giải quyết chế độ hưu trí cho họ còn nhiều hạn chế.
Việc quản lý thực hiện bảo hiểm hưu trí vẫn còn phân hoá ( do cả Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Tổng liên đoàn lao động Việt Nam - Bộ tài chính quản lý ) chưa có sự thống nhất quản lý của Nhà nước .
Tóm lại : NĐ 43/CP đã khắc phục được một số điểm hạn chế của chính sách BHXH cũ như về đối tượng tham gia, việc quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, thời gian đóng bảo hiểm xã hội, mức lương hưu hàng tháng... Những sửa đổi này đã đóng góp một phần vào việc thống nhất, luật hoá tổ chức và quản lý bảo hiểm xã hội, làm cơ sở cho việc hình thành điều lệ BHXH kèm theo NĐ 12/CP sau này. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện dù chỉ là thời gian ngắng nhưng NĐ 43/CP đã thể hiện một số điểm bất hợp lý. Mặt khác, do nền kinh tế nước ta chuyển đổi nhan, số người hưởng BHXH ngày càng đông, đòi hỏi các chính sách bảo hiểm hưu trí phải luôn luôn được sửa đổi điều chỉnh lại cho ngày càng hoàn thiện và phù họp voứi nhu cầu mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của BHXH .
2. Giai đoạn từ 1995 đến nay.
ư Nghị định 12/CP (26/1/1995).
Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, hàng loạt các chính sách của Nhà nưởctong đó có chính sách BHXH cũng phải thay đổi cho phù hợp. Vào giai đoạn này, nhiều văn bản pháp luật về BHXH được banh hành và thực hiện, được đánh dấu bởi Nghị định 43/CP. Tuy vậy, chỉ khi Bộ luật lao động Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua vào ngày 15/6/1994 và được thực hiện từ 1/1/1995, cùng với đó Điều lệ về BHXH kèm theo nghị định 12/CP ban hành ngày 26/1/1995 và Nghị định 45/CP ban hành ngày 15/7/1995 cho các đối tượng hưởng BHXH là người lao động trong các thành phần kinh tế và lực lượng vũ trang mới thực sự ghi nhận những đổi mới của BHXH Việt Nam. Từ đây BHXH ở Việt Nam được chính thức thực hiện theo cơ chế thị trường.
Trên cơ sở kế thừa những điểm ưu việt của các chính sách trước đây và những thách thức đặt ra trong thời kỳ mới. Nghị định 12/CP ra đời có nhiều sửa đổi, bổ sung ngay cả trong BHXH nói chung và chế độ bảo hiểm hưu trí nói riêng. Nhưng chế độ hưu trí vẫn đóng một vai trò rất quan trọng Nghị định 12/CP ra đời có nhiều điểm khác biệt hơn so với trước đây . Cụ thể là :
- Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi nghỉ việc phải có một trong các điều kiện sau :
+ Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên.
+ Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi mà có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, mà trong 20 năm đó có thời gian làm việc thuộc 1 trong các trường hợp sau đây:
Đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại.
Đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên.
Đủ 10 năm công tác ở miền Nam, ở Lào trước ngày 30/4/1975 hoặc ở Campuchia trước ngày 31/8/1989.
- Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức lương thấp hơn mức lương qui định ở trên khi có 1 trong các điều kiện sau :
+ Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm đến dưới 20 năm.
+ Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
+ Người lao động có ít nhất 15 năm làm công việc nặng nhọc đặc biệt độc hại (theo danh mục 10 Bộ lao động - Thương binh và xã hội và Bộ Y tế quy định) đã đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên (không phụ thuộc vào tuổi đời).
- Đối tượng tham gia đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí gồm :
+ Người lao động làm trong các doanh nghiệp Nhà nước.
+ Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên.
+ Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp, trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước ta kí kết hoặc tham gia có qui định khác.
+ Người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ thộc cơ quan hành chính sự nghiệp cơ quan Đảng, đoàn thể.
+ Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp các tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ trang.
+ Người giữ chức vụ dân cử, bầu cử làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện.
+ Công chức, viên chức Nhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể từ Trung ương tới cấp huyện.
+ Ngoài ra các đối tượng trên đi học, thực tập, công tác, điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiển lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đối tượng thực hiện BHXH bắt buộc.
Qua những điều trên ta thấy đối tượng tham gia BHXH đó được mở rộng, đáp ứng nhu cầu của người lao động, khắc phục được một vài hạn chế ở các vẳn bản, chính sách trước đây.
Tuy nhiên, từ những qui định trên ta thấy vẫn còn nhiều điểm phải xem xét :
Về điều kiện tuổi nghỉ hưu : đây là một trong những điều kiện cần đối với người lao động khi nghỉ hưu. Người lao động cần phải đạt tới một độ tuổi nhất định theo qui định mới được về nghỉ hưu. Theo điều lệ thì nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, tuỳ từng trường hợp mà tuổi về hưu có thể giảm từ 5 đến 10 năm. Những qui định này chưa thể hiện đúng mục tiêu của chế độ hưu trí là bảo hiểm tuổi già, nghĩa là người lao động phải đạt đến một độ tuổi gọi là tuổi già. Quy định chung về tuổi nghỉ hưu đói với nam là 60, nữ là 55 tuổi là chưa có cơ sở khoa học nào khẳng định được tuổi đời của nữ giới thấp hơn nam giới trong khi tuổi thọ của nữ giới lại cao hơn nam giới.
+ Việc qui định giảm tuổi về hưu đối với những người làm nghề hoặc công việc nặng nhọc độc hại hoặc làm việc trong những khu vực có khí hậu xấu cũng cần được làm rõ. Thực chất những người này không phải già về mặt tuổi đời mà do khả năng lao động bị giảm sút, như vậy căn cứ để xác định điều kiện về hưu phải là sự giám định suy giảm khả năng lao động chứ không phải chỉ bằng việc giảm tuổi đời.
Vì vậy, việc giảm tuổi đời cho đối tượng nghỉ hưu chỉ là thể hiện một phần ưu đãi xã hội thì không phải là nội dung vốn có của BHXH. Thực chất những người này phải nghỉ việc để hưởng trợ cấp cứu tế xã hội cho đến khi đủ tuổi sẽ được hưởng hưu mới đúng ý nghĩa của chế độ hưu trí.
+ Đối với những trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà được giảm tuổi để hưởng chế độ hưu trí cũng chưa thể hiện đúng mục đích của chế độ hưu trí. Chế độ bảo hiểm hưu trí chỉ áp dụng cho những người già, không còn khả năng lao động nữa. Do đó, nếu chưa đạt đến một độ tuổi qui định để nghỉ hưu mà bị mất sức lao động hoặc trợ cấp tàn tật, chúng ta không nên lẫn lộn giữa các đối tượng này gây ra những vướng mắc về tiêu chuẩn chế độ mà các đối tượng được hưởng. Tuy nhiên, do thực tế chúng ta chưa xây dựng được các chế độ trợ cấp tàn tật và lại bỏ chế độ mất sức lao động vốn có trước đây nên có những trường hợp mất khả năng lao động từ 61% trở lên phải xen ghép vào chế độ hưu trí.
- Về thời gian tham gia đóng BHXH : Đây là điều kiện đủ để người lao động được quyển hưởng trợ cấp hưu trí. Quy định phải có đóng góp BHXH (phí BHXH ) là một bước tiến quan trọng trong hệ thống BHXH ở nước ta, nhờ đó mà ngân sách Nhà nước không bị thâm hụt vì phải chi phí quá lớn cho BHXH. Hơn nữa qui định phải đóng BHXH thể hiện được các mối quan hệ trong BHXH thể hiện rõ trách nhiệm của các bên khi tham gia BHXH.
Theo qui định hiện hành thì phải có thời gian đóng góp BHXH tối thiểu 15 năm trở lên. Thời gian như vậy vừa là điều kiện đủ để người lao động hưởng lương hưu, để cân bằng giữa đóng và hưởng BHXH ; vừa là cơ sở để tính các mức lương cho người lao động. Tuy nhiên, thời gian đóng tối thiểu 15 năm cũng cần phải xem xét lại vì nếu đóng ít nhất 15 năm mà mức hưởng thấp nhất cũng bằng mức lương tối thiểu và thời hạn hưởng trung bình 18 năm thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của quỹ BHXH. Nếu đa số người hưởng BHXH mà chỉ phải đóng BHXH ở mức 15 năm thì quỹ dễ bị lạm chi.
- Về mức trợ cấp hưu trí : Theo qui định hiện hành nếu người nghỉ hưu có trên 30 năm đóng BHXH thì ngoài tiền lương hưu hàng tháng ra khi nghỉ hưu được nhận trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính từ năm thứ 31 trở đi, mỗi năm đóng BHXH thêm được nhận bằng 1/2 tháng lương bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, nhưng không quá 5 tháng. Thực tế cho thấy đa số người lao động làm việc trong điều kiện bình thường nếu đi làm từ năm thứ 18 thì đến khi nghỉ hưu họ sẽ đóng góp trên 40 năm đối với nam và trên 37 năm đối với nữ. Thế nhưng theo qui định thì gồm 10 năm đóng BHXH sau cùng họ chỉ nhận được trợ cấp một lần tối đa cũng chỉ baừng 5 tháng tiền lương, và như vậy những người có thời gian công tác từ năm thứ 41 trở đi cũng sẽ không được hưởng quyền lợi gì mặc dù vẫn phải tham gia đóng BHXH do chưa tuổi về hưu.
Đây là một điều bất hợp lý không thể hiện được nguyên tắc đóng và hưởng trong bảo hiểm.
- Về mức độ suy giảm khả năng lao động : Theo qui định hiện hành thì một số đối tượng bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên cũng được xét hưởng chế độ hưu trí. Điều này không hợp lý vì nhiều người tuy bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên nhưng họ vẫn có thể lao động được. Vì vậy, trường hợp người lao động bị mất sức lao động trước tuổi nghỉ hưu thì nên giải quyết cho họ được hưởng chế độ trợ cấp mất sức lao động hoặc hưởng trợ cấp tàn tật nếu họ muốn nghỉ sớm hoặc chuyển họ sang làm những công việc khác nếu như họ vẫn có nhu cầu làm việc.
Trước đây chúng ta đã thực hiện chế độ mất sức lao động để giải quyết cho các đôi tượng chưa đủ điều kiện nghỉ hưu nhưng trong quá trình thực hiện có quá nhiều sự lạm dụng, số người thực sự hưởng chế độ MSLĐ chỉ chiếm 1/3 trong số những người hưởng chế độ này. Vì vậy từ năm 1993 trở đi chế độ MSLĐ từ 61% trở lên được nghỉ việc và hưởng trợ cấp hưu chưa phù hợp với thực tế. Tuỳ thuộc vào tính chất của công việc mà có người tuy bị MSLĐ từ 61% trở lên nhưng vẫn có thể làm công việc khác phù hợp hơn. Quy định chung như vậy cho tất cả các trường hợp một mặt sẽ gây lãng phí lao động, mặt khác sẽ làm tăng chi BHXH do phải chi trả trợ cấp hưu trong một thời gian khá dài cho những đôí tượng về nghỉ hưu mà tuổi đời còn trẻ.
Trên đây là một số qui định cụ thể về chế độ hưu trí theo Nghị định 12/CP và điều lệ BHXH. Nhìn chung khi áp dụng điều lệ mới này có những bước tiến bộ rõ rệt đó là lương hưu hàng tháng cao hơn so với thực hiện theo Nghị định 43/CP ; lương hưu và trợ cấp không quá cao so với người đang làm việc. Điều này không khuyến khích người lao động nghỉ hưu sớm nhưng vẫn đảm bảo mức sống tối thiểu cho người nghỉ hưu và bảo tồn được quĩ BHXH.
Tuy điều lệ BHXH còn điểm chưa hoàn thiện vì về mặt chính sách như chế độ trợ cấp bảo hiểm hưu trí một lần không được tán thành trong công ước 102 của ILO nhưng nó vẫn mang tính khả thi đối với những người lao động về hưu trước tuổi, nếu họ cố chờ cho đến khi đủ tuổi thì trong khoảng thời gian chờ đợi họ không có thu nhập để trang trải cho những nhu cầu của cuộc sống và như vậy sẽ ảnh hưởng xấu đến xã hội.
Cũng trong năm 1995, cùng với việc ban hành Nghị định 12/CP (26/1/1995) về việc ban hành Điều lệ BHXH, thì chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 19/CP (16/2/1995) về việc thành lập cơ quan BHXH Việt Nam. Đây chính là mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của BHXH Việt Nam trong thời kỳ đổi mới cả về cơ chế và tổ chức. Theo đó BHXH Việt Nam được thành lập trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH hiện nay ở Trung ương và điạ phương thuộc hệ thống Lao động - Thương binh và xã hội và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam để giúp Thủ tướng chính phủ chỉ đạo công tác quản lý quỹ BHXH và thực hiện các chế độ, chính sách BHXH theo pháp luật của Nhà nước.
ư Nghị định 93/CP (12/11/1998).
Việc đổi mới các chế độ chính sách BHXH theo NĐ 12/CP đã đáp ứng được nhu cầu của đông đảo tầng lớp lao động, đồng thời tạo điều kiện cho sự nghiệp BHXH cũng như bảo hiểm hưu trí phát triển. Tuy nhiên, để bắt kịp công cuộc đổi mới đất nước, BHXH nói chung và bảo hiểm hưu trí nói riêng cần phải tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện hơn nữa. Nhận thấy điều này, ngày 12/11/1998 chính phủ đã ban hành NĐ 93/CP nhằm sửa đổi bổ sung một số điều trong điều lệ BHXH ban hành kèm theo NĐ 12/CP ngày 26/11/1995. Cụ thể là :
- Đối với người lao động nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điều 25 - Điều lệ BHXH được sửa đổi bổ sung theo khoản 1 điều 1 NĐ 93/CP qui định như sau : Đối với người lao động bình thường nam đủ 55 tuổi có thời gian đóng BHXH đủ 30 năm trở lên, có nguyện vọng về hưu thì được hưởng lương hưu như cách tính tại điểm a khoản 1 - Điều 27 _ Điều lệ BHXH, nhưng mỗi năm nghỉ việc hưởng lương hưu trước tuổi giảm 1% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH chứ không phải giảm 2% như trước đây.
Người lao động hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức lương hưu thấp hơn theo qui định tại khoản 2, 3 Điều 26 _ Điều lệ BHXH thì cách tính lương hưu như qui định tại điểm a khoản 1 _ Điều 27_ Điều lệ BHXH, nhưng cứ mỗi năm nghỉ việc hưởng lương hưu trước tuổi so với qui định tại các khoản 1, 2 _ Điều 25 _ Đièu lệ BHXH thì giảm đi 1% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH chứ không phải 2% như trước đây.
- Riêng đối với người đã có thời gian đóng BHXH theo các mức tiền lương thuộc công việc nặng nhọc, độc hại hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại đủ 15 năm trở lên mà chuyển sang làm công việc khác đóng BHXH theo tháng, bảng lương do Nhà nước qui định có mức lương thấp hơn thì khi nghỉ hưu được lấy các mức lương cấp bậc của 5 năm liền kề làm công việc nặng nhọc, độc hại để tính mức bình quân làm cơ sở tính hưởng lương hưu.
- Người lao động khi nghỉ việc có đủ 3 điều kiện dưới đây thì được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, tỷ lệ lương hưu tính theo quy định tại điểm 1_khoản 1_Điều 27_Điều lệ BHXH, không tính giảm tỷ lệ %
+ Nam đủ 50 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi, không phải qua giám định khả năng lao động.
+ Có thời gian đóng BHXH đủ 30 năm trở lên
+ Có đơn tự nguyện nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí.
Từ khi NĐ 93/CP ra đời đã khắc phục được một số điểm tồn tại như :
- Giảm độ tuổi nghỉ hưu cho những người làm việc nặng nhọc, độc hại...phù hợp với mức suy giảm khả năng lao động.
- Cho về hưu trước tuổi khi đã đủ 30 năm đóng BHXH, có nguyện vọng muốn nghỉ. Điều này đã giúp cho một số đơn vị giảm bớt biên chế, tạo điều kiện củng cố lại, sắp xếp lại tổ chức bộ máy cho gọn nhẹ nhằm nâng cao năng xuất lao động.
Giảm bớt tỉ lệ trừ lương hưu của những người nghỉ hưu trước tuổi nhằm đảm bảo cho người lao động đã có đủ 30 năm đóng BHXH đỡ bị thiệt thòi.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề tồn tại : đó là NĐ 93/CP ra ngày 12/11/1998 có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ban hành vì vậy những người về hưu sau ngày 28/11/1998 mới được áp dụng theo nghị định này và chỉ bị trừ 1% mức lương bình quân nếu về hưu trước tuôỉ qui định. Còn những người về hưu trước 28/11/1998 thì vẫn phải tính theo mức cũ ( giảm 2%) như vậy đứng về diện công bằng xã hội thì đây là một vấn đề chưa thật công bằng ; mặt khác NĐ 93/CP còn qui định đối với những người về hưu trước tuổi đã có đủ 30 năm đóng BHXH, tuổi đời của nam từ 50 đến dưới 60 tuổi và nữ từ 50 đến dưới 55 tuổi và bản thân lao động có nguyện vọng về hưu thì họ sẽ được giải quyết như qui định tại điều a_khoản 1_điều 27_ Điều lệ BHXH.
Với những người đủ 2 điều kiện là tuổi đời và số năm tham gia đóng BHXH nhưng muốn về một lần thì giải quyết ra sao ? Điều này Nghị định không nêu rõ, do đó gây ra ít nhiều khó khăn cho cơ quan thực hiện chính sách.
II . Thực trạng về thực hiện chế độ hưu trí ở nước ta hiện nay.
1.Tình hình thu phí bảo hiểm của chế độ hưu trí.
Mức thu.
Trong thời gian dài của chế độ bao cấp, mức thu của BHXH nói chung rất thấp. Theo qui định tại NĐ 218/CP trong tổng mức đóng góp của các cơ quan xí nghiệp vào quỹ BHXH là 4,7% so với quỹ lương thì chỉ có 1% do Bộ lao động-Thương binh và xã hội quản lý để chi trả cho 3 chế độ: hưu trí, MSLĐ và tử tuất. Tiếp theo đó NĐ 236/HĐBT nâng tỉ lệ đóng BHXH lên 13% của tổng quỹ tiền lương của các cơ quan xí nghiệp và tỷ lệ được trích vào quỹ dùng để chi trả cho các chế độ BHXH dài hạn, trong đó có chế độ hưu trí là 8%. Với mức thu như vậy, thì số tiền thu để chi trả cho chế độ hưu trí là rất thiếu. Chúng ta không tách riêng từng chế độ để tính nhưng việc hàng năm nhà nước phải trích từ ngân sách một số tiền rất lớn để chi trả với tỉ lệ cấp bù hầu hết đều trên 78%, năm 1987 lên tới 97,67% là tình trạng chung cho mọi chế độ và nó còn nghiêm trọng hơn nữa nếu ta tính riêng cho chế độ hưu trí. Vì trong các chế độ thì chế độ hưu trí có số lượng người hưởng đông nhất với tổng số tiền chi trả là lớn nhất.
Qua bảng số liệu sau ta sẽ thấy rõ được vấn đề này, hàng năm NSNN phải bỏ ra một khoản không nhỏ để bù cho BHXH chi trả các chế độ và đây thực sự là một gánh nặng của NSNN.
Bảng số 2: Tỉ lệ % cấp bù từ NSNN cho các chế độ BHXH
Năm
% thu BHXH so với chi
% cấp bù từ NSNN
1985
3,00
97,00
1986
3,30
96,70
1987
2,33
97,67
1988
29,05
70,95
1989
32,59
67,41
1990
26,18
73,82
1991
15,07
84,93
1992
21,90
78,30
1993
20,70
79,30
1994
18,80
81,20
(nguồn BHXH Việt Nam).
Từ năm 1995 chúng ta chuyển sang phương thức thu BHXH trực tiếp để hình thành quỹ BHXH độc lập cho sự phát triển của sự nghiệp BHXH, thi hành luật Lao động về BHXH và NĐ12/CP, chúng ta đã xây dựng một cơ chế hình thành quỹ BHXH, việc quản lý thu chi BHXH và chế độ hưu trí có sự thay đổi căn bản so với trước đây.
Trong việc đóng BHXH, mức đóng góp hàng tháng được quy định bắt buộc là 20% so với tổng quỹ lương thuộc trách nhiệm cuả cả người lao động và người sử dụng lao động. Trong đó 15% ( 5% là đóng góp của người lao động, 10% là đóng góp của người sử dụnglao động) được dùng để chi trả cho các chế độ BHXH dài hạn trong đó có hưu trí. Như vậy, nếu lấy tiền lương là cơ sở để so sánh thì so với trước đây tiền đóng vào BHXH để hưởng hưu trí tăng lên nhiều lần.
1.2. Số đối tượng tham gia đóng BHXH
Nguồn thu chủ yếu của BHXH bao gồm cả 2 đối tượng chính là người sử dụng lao động hay đó là các cơ quan doanh nghiệp và tổ chức có sử dụng lao động thuộc diện phải đóng BHXH và bản thân người lao động. Trước khi có chính sách đổi mới về BHXH, đối tượng đóng BHXH cho chế độ hưu trí chỉ giới hạn trong phạm vi lao động làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và chỉ có người sử dụng lao động đóng, còn người lao động thì không. Trong thời kỳ đó, Nhà nước mà đại diện của mình là các cơ quan doanh nghiệp Nhà nước là đối tượng đóng chủ yếu.
Từ sau năm 1995, BHXH đổi mới đã mở rộng đối tượng tham gia vào BHXH, chủ yếu là chế độ hưu trí. Vì thế, số thu BHXH tăng lên rất nhiều.
Bảng số liệu sau cho ta thấy rõ điều này.
Bảng số 3 : Thu BHXH ( tính đến 31/12 hàng năm )
Chỉ tiêu
Năm
Số người đóng BHXH
Số tiền đóng BHXH ( tỷ VNĐ)
Số người
Tăng
Tổng số
Chế độ dài hạn
% Tăng
1996
3231444
2569,73
1927,28
1997
3572352
340908
3683,86
2762,87
143,3
1998
3765389
193037
3992,61
2994,46
108,3
1999
3860000
94611
4326,7
3245,03
108,4
2000
4127680
267680
5564,08
4173,06
128,6
2001
4422500
294820
6827,01
5120,26
122,7
( nguồn : BHXH Việt Nam )
Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia hoạt động dẫn tới sự chuyển dịch về lao động và quan hệ lao động. Kể từ năm 1993, thực hiện NĐ43/CP (22/6/1993) của Chính Phủ quy định tạm thời về chế độ BHXH theo hướng tập trung thống nhất về nhiệm vụ và quyền lợi của mọi thành phần kinh tế, một số địa phương được giao thí điểm thực hiện BHXH đối với người lao động thuộc khu vực ngoài quốc doanh. Nhất là khi có hướng dẫn thu ngoài quốc doanh 729/BHXH của BHXH Việt Nam, thì hoạt động thu chi của các doanh nghiệp này ngày càng hiệu quả hơn. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 4 : Tham gia BHXH của lao động ngoài quốc doanh
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Số đơn vị tham gia BHXH
30789
34185
49628
59464
61404
64302
Số đơn vị NQD tham gia BHXH
2100
2.300
3138
3626
4012
4901
Số lao động NQD tham gia
16763
19.703
120528
127491
194000
2.31594
Số tiền thu từ NQD (tỷ)
34
70
92
127
181
242
Thu cho hưu từ NQD (triệu)
262
54284
76281
101600
144149
195513
( Nguồn: BHXH Việt Nam)
Như vậy cùng với sự chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia cho nên đã có sự chuyển dịch về lao động. Đặc biệt là mở rộng đối tượng tham gia BHXH ngày càng tăng, góp phần vào tăng trưởng quỹ.
Nhìn chung, BHXH Việt Nam đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Kết quả này bắt nguồn từ việc thực hiện nghiêm chỉnh đúng luật về BHXH, công tác quản lý và đôn đốc tốt hơn.
Mặc dù vậy, BHXH vẫn chưa đạt được những mục tiêu đề đưa ra, số lao động ngoài quốc doanh nhất là lao động trong doanh nghiệp tư nhân tham gia BHXH rất ít. Đó là do các nguyên nhân sau:
Lao động trong khu vực này đại đa số thu nhập và tiền lương thấp nên nhu cầu BHXH với họ chưa phải là nhu cầu cấp bách. Mặt khác, nhận thức của họ về BHXH còn chưa cao, quy trình tham gia và hưởng BHXH lại phức tạp, mức lương thấp.. nên chế độ hưu trí theo hệ thống BHXH chưa thực sự hấp dẫn họ.
Chủ sử dụng lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1 phần vì mục tiêu lợi nhuận, phần chưa hiểu biết rõ về nghĩa vụ và lợi ích của việc tham gia BHXH đối với doanh nghiệp. Vì vậy, chủ doanh nghiệp tìm cách né tránh hay trì hoãn tham gia BHXH.
Ngành BHXH chưa có các biện pháp tích cực trong quản lý và đôn đốc nguồn thu. Ngành BHXH chưa có thẩm quyền pháp lý đủ mạnh trong xử lý các trường hợp vi phạm quy định về BHXH nhất là đối với các doanh nghiệp và chủ sử dụng lao động.
Ngành BHXH chưa sẵn sàng cho hình thức BHXH tự nguyện. Hiện nay, đối tượng tham gia BHXH đã mở rộng nhưng mới chỉ chiếm 11% lực lượng lao động. Lao động trong nông nghiệp (bao gồm cả lâm, ngư nghiệp, diêm điền, lao động tự làm ăn, lao động độc lập). Hay nói cách khác là đại đa số người lao động ở khu vực không có quan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- D0049.doc