LỜI MỞ ĐẦU 1
I.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ 2
1.Công nghệ và đổi mới công nghệ 2
1.1.Công nghệ 2
1.2.Đổi mới công nghệ 2
2.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đổi mới công nghệ 4
2.1.Chỉ tiêu định lượng 4
2.2.Chỉ tiêu định tính 5
II.TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY 5
1.Vai trò và vị trí của ngành dệt may trong nền kinh tế 5
2. Đặc điểm của ngành dệt may 6
III.THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 9
1.Khái quát về thực trạng sản xuất kinh doanh ngành dệt may (2001-2005) 9
1.1.Thực trạng sản xuất kinh doanh ngành dệt may (theo số liệu của tổng công ty dệt may VN tới 31/12/2005) 9
1.2.Thực trạng về năng lực thiết bị, công nghệ sản xuất 10
1.3.Thực trạng về nguồn nhân lực dệt may 12
2.Thực trạng về đầu tư đổi mới công nghệ ngành dệt may giai đoạn 2001-2005 14
2.1.Khối lượng vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ 14
2.2.Phương thức đầu tư đổi mới công nghệ 16
2.3.Nguồn vốn đầu tư đổi mới công nghệ 17
3.Một số kết luận từ thực trạng 19
3.1.Đánh giá kết quả 19
3.2.Hạn chế và nguyên nhân 19
3.3.Những bài học kinh nghiệm 19
IV. GIẢI PHÁP 20
1. Phuơng huớng đổi mới của ngành dệt may đến năm 2010 20
1.1.Định huớng và quy hoạch phát triển ngành dệt may đến năm 2010 20
1.2.Phuơng huớng đầu tu đổi mới công nghệ ngành dệt may đến năm 2010 20
2.Giải pháp đầu tư đổi mới công nghệ của ngành dệt may giai đoạn 2005-2010 23
2.1.Giải pháp huy động vốn đầu tư 23
2.2. Lựa chọn giải pháp công nghệ phù hợp 25
2.3. Tạo môi truờng thuận lợi để phát triển công nghệ 27
2.4. Giải pháp quản lý ngành 27
2.5.Đào tạo nguồn lực 29
2.6.Các giải pháp khác 31
V.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
33 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3376 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp về đầu tư đổi mới công nghệ ngành dệt may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệp, trong đó 307 doanh nghiệp Nhà nước, 1170 doanh nghiệp tư nhân và 470 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo công ăn việc làm cho gần 2tr lao động, giá trị sản xuất ~29.144 tỷ đồng(chiếm 10% công nghiệp chế biến) và kim ngạch xuất khẩu đạt 4.386 tr đôla(chiếm 16.5% kim ngạch xuất khẩu cả nước)
Hình vẽ
1.1.2.Tổng công ty dệt may Việt Nam-Vinatex
Trong tổng công ty dệt may Việt Nam hiện nay ngành kéo sợi chiếm 7%, sản phẩm dệt chiếm 50% và nhuộm hoàn tất chiếm trên 7% năng lực ngành dệt Việt Nam và sản phẩm may chiếm khoảng 30-35% năng lực toàn ngành may. Cho nên vai trò cuả Vinatex có tác động rất lớn đến chiến lược của ngành dệt may Việt Nam. Nhà nước đã đặt trọng trách vô cùng nặng nề lên vai Vinatex trong việc tập hợp lực lượng cùng các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các liên doanh mà Vinatex đang chi phối hoặc tham gia cổ phần để phát huy sức mạnh toàn ngành, đảm bảo mục tiêu mà ngành dệt may đã đề ra đến năm 2010.
1.2.Thực trạng về năng lực thiết bị, công nghệ sản xuất
Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp có lịch sử phát triển lâu đời nhất nước ta. Trong quá trình phát triển, việc đầu tư nhiều giai đoạn làm cho thiết bị và công nghệ ngành dệt may rất đa dạng. Hiện nay, vẫn còn những cơ sở sử dụng những thiết bị được sản xuất từ những năm 1930-1940.
Theo đánh giá chung của Bộ công nghiệp, phần lớn giá trị máy móc thiết bị sản xuất công nghiệp chỉ còn 30% so với giá trị ban đầu đã lạc hậu hơn 30 năm. Đối với ngành dệt may, thiết bị máy móc cũ khá nhiều, 45% thiết bị máy móc cần phải nâng cấp và 30% cần thay thế. Trình độ công nghệ của từng lĩnh vực trong dệt may lại không đồng đều, lĩnh vực dệt kim và may mặc có trình độ công nghệ khá trong khi đó công nghệ kéo sợi chủ yếu từ lạc hậu đến trung bình, phần lớn máy móc dệt thoi ở mức công nghệ trung bình.
-Thiết bị công nghệ kéo sợi
Chủ yếu là trung bình và lạc hậu, 10% thiết bị được đầu tư từ các nước có trình độ tiên tiến( Tây Âu và Nhật Bản) và sử dụng trong vòng 5 năm gần đây,11% thiết bị đã được sử dụng từ 5-10 năm được đầu tư từ Tây Âu, Ấn Độ, Nhật Bản,33% thiết bị được sử dụng từ 10-20 năm chất lượng trung bình và tuỳ thuộc vào trình độ quản lý sử dụng của doanh nghiệp.
Thiết bị công nghệ may mặc
Những năm đầu tiên phát triển, ngành công nghiệp dệt may tổ chức may dây chuyền bằng các máy may đạp chân, dần dần được trang bị bằng máy may công nghiệp của Trung Quốc, Liên Xô, Cộng hòa liên bang Đức, Hunggary.Ngành may liên tục mở rộng đầu tư sản xuất và đổi mới công nghệ để đáp ứng yêu cầu chất lượng thị trường thế giới ngày càng nâng cao. Đặc biệt trong vòng 5 năm trở lại đây, cùng với viếc mở rộng thị trường Hoa Kỳ, ngành may đã phát triển khá nhanh và đầu tư lượng khá lớn thiết bị máy móc mới. Hiện nay, toàn ngành có 1446 doanh nghiệp may với ~750000 máy may các loại và trình độ công nghệ đánh giá chung là khá. Lĩnh vực may đổi mới trên 90% thiết bị và công nghệ. Phần lớn thiết bị các công đoạn cắt, may, hoàn tất sản phẩm và sản xuất phụ kiện may... được nâng cấp, đổi mới. Một số công ty đã áp dụng công nghệ tin học vào một số khâu trong sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm.
-Thiết bị công nghệ in nhuộm
Đối với lĩnh vực này, chất lượng sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào thiết bị mà còn phụ thuộc vào công nghệ, bao gồm: hoá chất, thuốc nhuộm, quy trình công nghệ...Không có thiết bị máy móc tốt thì không có sản phẩm tốt nhưng không có công nghệ cao thì cũng không có vải in nhuộm chất lượng cao được. Có thể nói máy móc tốt chỉ chiếm 50% còn công nghệ và bí quyết nghề in nhuộm chiếm tới 50% còn lại trong chất lượng sản phẩm.Thiết bị tẩy, nhuộm, in hoa và hoàn tất chủ yếu nằm ở các DNNN và hầu như 100% đều phải nhập ngoại.
-Thiết bị công nghệ dệt kim
Dệt kim là một trong những mặt hàng chủ yếu xuất khẩu đi Mỹ nên có lợi thế về nguồn vốn đầu tư hơn lĩnh vực dệt thoi và kéo sợi.Lĩnh vực dệt kim đã được nâng cấp được tỷ lệ lớn thiết bị dệt.Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của dệt may nước ta sang Mỹ cao góp phần thúc đẩy dệt kim tăng trưởng khá (trung bình hơn 12%/năm). Chính vì thế trình độ công nghệ của ngành dệt kim được đánh giá ở mức trung bình khá.
1.3.Thực trạng về nguồn nhân lực dệt may
Ngành dệt may Việt Nam hiện đang sử dụng gần 2tr lao động trong các dây chuyền công nghiệp. Tuy nhiên chất lượng lao động lại đặt ra nhiều vấn đề đối với các doanh nghiệp dệt may, nguồn nhân lực trình độ chưa cao , khả năng đào tạo nguồn nhân lực lại hạn chế
1.3.1 thực trạng cơ cấu nguồn lực dệt may
Dệt may là ngành đòi hỏi khéo léo, chăm chỉ nên cơ cấu có sự khác biệt rõ giữa tỷ trọng nam và nữ. Trong toàn ngành dệt may, lao động nam ngành dệt chiếm 5,72%, nam ngành may chiếm 17,30% ; trong khi đó lao động nữ ngành dệt chiếm 12,8% và nữ ngành may chiếm 64,7%.Có thể thấy tỷ lệ lao động nữ ngành dệt gấp đôi lao động nam; trong ngành may thì sự chênh lệch càng lớn, lượng lao động nữ gấp ba lần lao động nam. Điều này yêu cầu các doanh nghiệp ngành dệt may phải tổ chức làm việc hợp lý, phù hợp với điều kiện sức khoẻ của nữ giới.
Một thực trạng đáng buồn của ngành dệt may Việt Nam là thu hút lượng lao động lớn nhưng chất lượng không cao. Trong ngành dệt, lượng lao động qua đào tạo chỉ chiếm 35,1%, trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm 7%. Trong ngành may, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp hơn, chỉ chiếm 18,24% tổng số lao động, trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học cũng chỉ dừng lại ở mức 4,16%. Nguồn nhân lực hạn chế về trình độ là một cản trở rất lớn để các doanh nghiệp dệt may tiến hành đổi mới công nghệ. Những công nghệ, thiết bị mới chỉ phát huy hiệu quả khi có lực lượng lao động làm chủ được công nghệ. Không những thế, độ bền của thiết bị cũng bị phụ thuộc vào việc những người lao động vận hành máy móc, việc tu sửa, bảo dưỡng thường xuyên của doanh nghiệp, ý thức bảo vệ tài sản chung của doanh nghiệp...Mặc dù, trình độ ban đầu của lực lượng lao động tham gia vào các doanh nghiệp dệt may còn thấp song tuổi đời của họ còn khá trẻ nên việc đào tạo và đào tạo lại sẽ không gặp nhiều khó khăn. Trong lĩnh vực may, lao động có độ tuổi dưới 30 chiếm đến 64,2%. Lao động dưới 30 tuổi và 34,4% lao động từ 31-40 tuổi.Lực lượng lao động trẻ lại chính là đối tượng cần được đào tạo nhất vì họ chính là tương lai của doanh nghiệp, nhưng lại thiếu kinh nghiệm, chưa phải là những người thợ lành nghề. Lao động trẻ rất cần sự hướng dẫn của những thế hệ đi trước, đặc biệt trong tình trạng đa số các doanh nghiệp vẫn chọn hình thức tự đào tạo.
Thực trạng cơ cấu nguồn lực của dệt may Việt Nam phản ánh rõ đặc trưng của ngành: phần lớn là lao động nữ, độ tuổi lao động trẻ và trình độ còn thấp. Tuy nhiên, trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt ở cả thị trường trong nước và ngoài nước thì các doanh nghiệp dệt may phải đầu tư ngay vào lực lượng lao động, để lực lượng này trở thành nguồn lực công nghệ.
Điều đáng quan tâm trong nguồn nhân lực của các doanh nghiệp dệt may là nguồn nhân lực công nghệ. Họ là một trong những nhân tố quan trọng không những quyết định sự thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn là hạt nhân của quá trình đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp. Đồng thời do hạn chế về trình độ nên năng lực của họ mới chỉ dừng lại ở vận hành và tiếp thu công nghệ một cách thụ động, chưa phát huy được vai trò sáng tạo và đổi mới công nghệ.
1.3.2.Khả năng đào tạo nguồn lực công nghệ ngành dệt may
Trong khi chiến lược phát triển ngành dệt may rất quy mô thì công tác chuẩn bị nhân lực cho ngành lại chưa được các ngành các cấp quan tâm. Ở cấp đại học, hầu như chưa chú ý khôi phục việc đào tạo kỹ sư ngành dệt may; trình độ cao đẳng và trung cấp mới có hai trường của Tổng công ty dệt may Việt Nam trước đây được nâng cấp, số lượng đào tạo chưa được nhiều. Hiện nay toàn ngành dệt may chỉ có 4 trường đại học với năng lực mỗi năm khoảng 2000 công nhân, không thể đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp thậm chí khi về doanh nghiệp phải tự chấp nhận tự đào tạo lại. Chính vì thế, các nhà máy, công ty may vẫn lựa chọn phương thức tự đào tạo tại doanh nghiệp. Vì đào tạo không có bài bản nên số lao động thay thế hàng năm chất lượng không cao, năng suất lao động thấp. Do đó, để hoàn thành các đơn hàng bắt buộc doanh nghiệp phải tuyển dụng nhiều lao động, thực hiện 3 ca và 4 kíp.
Ngành dệt may có lực lượng lao động dồi dào, dễ đào tạo, giá rẻ nhưng năng suất lao động còn thấp. Hàng triệu lao động nhưng chủ yếu là tự đào tạo, thiếu bài bản nên tình trạng thiếu lao động có tay nghề tiếp tục phổ biến. Số lượng công nhân có tay nghề cao còn thấp, số cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật được đào tạo đúng với thực tiễn càng hiếm hơn. Các cơ sở đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn lao động nhằm giúp họ trở thành những người làm chủ công nghệ thực sự là một giải pháp có hiệu quả.
2.Thực trạng về đầu tư đổi mới công nghệ ngành dệt may giai đoạn 2001-2005
2.1.Khối lượng vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ
Trong ngành dệt may, xét về cơ cấu vốn đầu tư phát triển thì có thể nói vốn đầu tư cho máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ chiếm tỷ trọng lớn, thường từ 50-70% trong tổng số vốn đầu tư toàn ngành. Vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ ngành dệt may cũng có xu hướng ngày càng tăng lên cùng với vốn đầu tư phát triển ngành nói chung.
Bảng3: Vốn đầu tư đổi mới công nghệ của Vinatex
Năm
Tổng mức đầu tư
Vốn đầu tư ĐMCN
Tỷ trọng(%)
2000
2.066,8
1.126,0
54,48
2001
3.157,0
1.774,0
56,19
2002
2.111,8
1.036,0
48,89
2003
1.245,3
598,0
48,02
2004
1.514,6
709,6
46,85
2005
1.863,4
808,9
43,41
Tổng cộng
11.948,9
6.052,5
TB:50,65
Giai đoạn 2000-2005, vốn đầu tư đổi mới công nghệ của Vinatex là 6.052,5 tỷ đồng chiếm 50% trong tổng số vốn đầu tư. So với giai đoạn 1996-2000, với tổng số vốn đầu tư là 7.335 tỷ đồng, đầu tư đổi mới công nghệ chiếm 91% tổng số vốn đầu tư. Sự giảm tỷ trọng đầu tư cho đổi mới công nghệ của Vinatex cũng là thực trạng chung của ngành dệt may Việt Nam. Giai đoạn 1996-2000 toàn ngành tập trung mạnh mẽ mọi tiềm lực để đầu tư hiện đại hoá và đổi mới máy móc thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất. Cho nên đến giai đoạn 2000 đến nay, ngành dệt may không phải đầu tư nhiều vốn để đổi mới công nghệ mà bắt đầu đầu tư chiều sâu cho sản xuất.
Theo báo cáo kết quả khảo sát về đổi mới công nghệ tại 64 doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong 3 năm từ 2001-2003 (trong đó, có 53 doanh nghiệp cung cấp thông tin thông tin tài chính về đổi mới công nghệ), mức đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp đã được cải thiện hơn những năm trước đây khá nhiều.
Tính lượng vốn đầu tư đổi mới công nghệ trung bình cho mỗi doanh nghiệp dệt may trong 3 năm là 5,09 tỷ đồng, tuy nhiên lượng vốn đầu tư cụ thể lại rất khác nhau ở mỗi doanh nghiệp bất kể thành phần kinh tế là Nhà nước , tư nhân hay 100% vốn nước ngoài mà chủ yếu dựa vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Trung bình mỗi doanh nghiệp dệt may giành ra 2,9% doanh thu để đầu tư vào đổi mới công nghệ; song lại có sự khác biệt rất xa ở mỗi doanh nghiệp. Không tính những doanh nghiệp mới đi vào hoạt động thì có 12 doanh nghiệp có tỷ lệ đầu tư đổi mới công nghệ trên tổng doanh thu cao trên 5%, Tổng công ty dệt Đông Nam(29,81%), công ty dệt kim Đông Xuân(25%),công ty dệt nhuộm vải Phước Thịnh(24,61%), công ty dệt 8/3(11,2%), công ty dệt may Hà Nội (9%)... Trong đó, chỉ có công ty Phước Thịnh là đầu tư liên tục và đều đặn qua 3 năm. Các doanh nghiệp còn lại chủ yếu do mua máy móc thiết bị, công nghệ tại một thời điểm nên tỷ lệ trung bình trong 3 năm bị đẩy cao lên.
Như vậy, xét về quy mô vốn đầu tư đổi mới công nghệ của toàn ngành hay của từng doanh nghiệp dệt may đều cho thấy có sự tăng lên. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho trình độ khoa học công nghệ của ngành dệt may.
2.2.Phương thức đầu tư đổi mới công nghệ
Hiện nay đa số các doanh nghiệp kết hợp một số phương thức đổi mới công nghệ để tạo hiệu quả cao, rất ít doanh nghiệp chỉ sử dụng một phương thức đổi mới công nghệ. Trong đó, phương thức tự tổ chức nghiên cứu triển khai thường được tiến hành song song với vịêc mua công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng và vận hành công nghệ.
Qua khảo sát về đổi mới công nghệ tại 64 doanh nghiệp dệt may làm dẫn chứng. Theo khảo sát này cho thấy phương thức mà các doanh nghiệp dệt may sử dụng để đổi mới công nghệ vẫn đa số mang tính khép kín, sự liên doanh liên kết với bên ngoài đã có nhưng còn ít. Phương thức các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất là mua công nghệ từ nguồn ngoài nước và bắt chước, thiết kế lại theo mẫu, 54% số doanh nghiệp tham gia khảo sát đều lựa chọn hai phương thức này. Đây cũng là đặc trưng nổi bật của một ngành công nghiệp mang tính gia công và phụ thuộc vào đối tác nước ngoài về công nghệ, nguyên liệu và mẫu mã sản phẩm
Bảng4: Phương thức thực hiện đổi mới công nghệ của 64 doanh nghiệp dệt may Việt Nam
STT
Phương thức
Tỷ lệ DN
tiến hành
1
Tự tổ chức NC&TK trong nội bộ DN
32%
2
Hợp tác với các cơ quan khoa học trong nước
26%
3
Hợp tác với các cơ quan khoa học nước ngoài
5%
4
Bắt chước, thiết kế lại theo mẫu
54%
5
Mua công nghệ từ nguồn trong nước
20%
6
Mua công nghệ từ nguồn ngoài nước
54%
7
Liên kết, liên doanh với các DN trong nước
20%
8
Liên kết, liên doanh với các DN ngoài nước
23%
9
Thuê tư vấn trong nước
18%
10
Thuê tư vấn nước ngoài
3%
2.3.Nguồn vốn đầu tư đổi mới công nghệ
4Nguồn vốn trong nước
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, ngành dệt may là một trong những ngành chủ đạo và ưu tiên phát triển, song nguồn vốn ngân sách đầu tư cho ngành và đầu tư cho đổi mới công nghệ chiếm tỷ trọng rất ít ỏi. Dù nguồn vốn này tăng lên qua các năm nhưng vẫn không vượt quá 0,6% lượng vốn đầu tư đổi mới công nghệ của Vinatex.
Nguồn vốn tự có và vốn khấu hao cơ bản của doanh nghiệp dệt may khá nhỏ bé so với lượng vốn cần huy động sản xuất kinh doanh cũng như đổi mới công nghệ. Thực tế này là do hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa cao, tiềm lực còn nhỏ bé nên khả năng tích luỹ thấp.
4Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Trong giai đoạn 1991-1996 đầu tư nước ngoài vào ngành dệt đạt 985, 76 triệu $ với tổng số dự án là 58, trong đó dưới hình thức liên doanh, hợp danh có tổng vốn đầu tư là 126, 77 triệu$ chiếm 12,86%. Cùng thời kỳ, đầu tư nước ngoài vào ngành may là 88 dự án với tổng số vốn đầu tư là 189, 46 triệu $, hình thức liên doanh, hợp danh chiếm 35,13% và hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 64,87%
2.4. Nội dung đầu tư đổi mới công nghệ
Trong 5 năm qua số lượng máy móc thiết bị của toàn ngành có sự tăng lên đáng kể. Thiết bị kéo sợi nồi cọc toàn ngành đã tăng lên gấp đôi từ 1.050.000 cọc sợi năm 2000 lên 2.200.000 cọc sợi năm 2004.
4Thiết bị kéo sợi
Thiết bị công nghệ kéo sợi của ngành được nâng cấp theo từng giai đoạn cụ thể với lượng vốn đầu tư khác nhau. Trong giai đoạn này nhiều dự án đầu tư về sợi đã đưa vào vận hành sản xuất như nhà máy sợi mới 26.000 cọc sợi của công ty dệt Thành Công, công ty dệt Chiến Thắng, dệt Nha Trang
Vào năm 2004 ngành dệt có 2.215.000 cọc sợi (15000 rô to), trong đó đầu tư mới gần 500.000 cọc sợi, sản xuất 220.000 tấn sợi /năm. tiểu ngành kéo sợi đã sản xuất được nhiều chủng loại sản phẩm có chất lượng khá đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và góp phần nâng cao năng suất lao động toàn ngành. Tuy nhiên, theo đánh giá chung của các chuyên gia thì trình độ công nghệ cuả tiểu ngành vẫn ở mức trung bình và lạc hậu do đó cần đầu tư hơn nữa để cải thiện tình hình.
4Thiết bị, công nghệ dệt thoi
Giai đoạn 1996 đến nay toàn ngành đã có khoảng hơn 6000 thiết bị mới được đầu tư với lượng vốn lên tới 78, 5 triệu $. Việc đầu tư đổi mới và hiện đại hoá trang thiết bị dệt thoi đã phát huy tác dụng mạnh mẽ, hiện tại tiểu ngành có 16.750 máy dệt, sản xuất 700 triệu m2 vải, 30.000 tấn khăn bông các loại.
4Thiết bị, công nghệ ngành may
Trong giai đoạn 1996T-2004, toàn ngành lại tiếp tục đầu tư cho máy móc thiết bị ngành may. tính đến năm 2004 toàn ngành có771.447 máy may các loại, phân bổ phần lớn ở các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. trong khi đa, tại các doanh nghiệp tư nhân số máy may rất ít, chỉ khoảng 250 doanh nghiệp là có từ 400 đến 1000 máy may còn lại hơn 300 doanh nghiệp chỉ hầu hết là 100 đến 400 máy.
3.Một số kết luận từ thực trạng
3.1.Đánh giá kết quả
Trong năm 2005 toàn ngành đã thực hiện và triển khai được nhiều dự án đổi mới công nghệ nhờ đó hàng dệt may nước ta trên thị trường thế giới cũng có chỗ đứng vững chắc hơn. Mặc dù hàng dệt may của ta chưa rẻ và đa dạng mẫu mã như nước bạn Trung Quốc song nhiều nước bạn hàng đều có nhận xét là có chất lượng khá tốt. Rõ ràng việc đầu tư đổi mới công nghệ mang lại kết quả cuối cùng là sức mạnh của hàng dệt may tăng lên, song các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế trong công tác này.
3.2.Hạn chế và nguyên nhân
Những hạn chế trong đầu tư đổi mới công nghệ:
lượng vốn đầu tư đổi mới công nghệ còn thấp
đầu tư đổi mới công nghệ vẫn còn thiếu đồng bộ
Hiệu quả của vốn đầu tư đổi mới công nghệ còn thấp
Nguyên nhân:
Khó khăn về vốn đầu tư
Thiếu chiến lược đào tạo nguồn nhân lực công nghệ
Ngành công nghệ phụ trợ còn yếu
3.3.Những bài học kinh nghiệm
Không nhất thiết các công trình đầu tư mới là phải có công nghệ thật hiện đại mà phải tuỳ theo yêu cầu của mặt hàng và thị trường để lựa chọn cho thích hợp:
Công nghệ lựa chọn phải là công nghệ từ tiên tiến trở lên nghĩa là sau khi đưa vào sản xuất từ 4-5 năm công nghệ đó vấn chưa lạc hậu
Công nghệ lựa chọn phải đảm bảo được các yêu cầu đề ra của sản xuất và chất lượng sản phẩm, năng suất, giá thành sản phẩm.
Công nghệ lựa chọn phải phù hợp với trình độ quản lý của ta, tránh đầu tư công nghệ quá hiện đại khi ta chưa đủ người quản lý và điều hành
Công nghệ lựa chọn phải phù hợp với khả năng tiền vốn đầu tư
Công nghệ lựa chọn phải sạch, không gây ô nhiễm môi trường
IV. GIẢI PHÁP
1. Phuơng huớng đổi mới của ngành dệt may đến năm 2010
1.1.Định huớng và quy hoạch phát triển ngành dệt may đến năm 2010
Nhanh chóng tái cơ cấu các doanh nghiệp dệt may Nhà nước, chuyển đổi hình thức sở hữu, phát triển dệt may trên cơ sở mở rộng cho mọi thành phần kinh tế cùng tham gia, cùng có lợi.
Ưu tiên thu hút các nhà đầu tư có vốn và có công nghệ cao tập trung phát triển nguyên phụ liệu cho ngành may xuất khẩu và các ngành công nghiệp khác.
Ưu tiên các dự án đầu tư phát triển dệt may đáp ứng được các mục tiêu của nền kinh tế, đó là chuyển dịch kinh tế, thu hút lao động, phát triển sản phẩm mới có giá trị tăng cao, gia tăng giá trị xuất khẩu.
Phát triển dệt may kết hợp với bảo vệ môi trường bền vững, nghiên cứu phát triển và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm góp phần nhanh chóng đưa dệt may Việt Nam hội nhập vững vàng dệt may thế giới và khu vực.
1.2.Phuơng huớng đầu tu đổi mới công nghệ ngành dệt may đến năm 2010
Phương hướng, mục tiêu và nội dung đổi mới công nghệ
Chiến luợc đuợc chỉ ra rằng các doanh nghiệp nên đầu tư phát triển dệt may theo huớng chuyên môn hoá cao theo loại công nghệ. Có nhu vậy mới tạo ra bước nhảy vọt về chất luợng sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp cần thíêt phải đi chuyên sâu và làm chủ đuợc một vài loại công nghệ để tạo ra những mặt hàng mới chất luợng cao. Xây dựng mối cung cầu giữa các doanh nghiệp trên cơ sở hợp tác thơng mại.
4Lĩnh vực kéo sợi
Hiện nay công nghệ kéo sợi kiểu nồi khuyên vẫn là loại công nghệ cho phép sản xuất sợi có chất luợng cao, với gam sản phẩm và phạm vi sử dụng rộng. Tuy nhiên, đây là phuơng pháp kéo sợi đắt tiền, chi phí cao, nhung nó vẫn tồn tại nhu là phuơng pháp kéo sợi tối uu. Bên cạnh đó, công nghệ kéo sợi OE rô-to hoặc kéo sợi thổi khí là những phuơng pháp kéo sợi rất kinh tế. Năng suất kéo sợi của hai phuơng pháp này lớn gấp 8-10 lần so với phuơng pháp cọc nồi. Chính vì vậy, cần chú trọng đầu tu phát triển 2 loại phuơng pháp này trong những năm tới, nhằm nâng cao tỷ trọng của chúng có thể đạt tới 30-35% của toàn ngành kéo sợi.
4Lĩnh vực dệt vải
Dệt thoi vẫn còn tồn tại ở nhiều doanh nghiệp, song trên thế giới ngày nay hầu nhu không còn chất luợng thấp, năng suất thấp và ô nhiễm môi truờng. Từ lâu trên thế giới đã chuyển sang máy dệt không thoi nhu dệt kiếm, dệt thổi khí, dệt phun nuớc, dệt thoi kẹp. Đó là những phuơng pháp dệt cho năng suất và chất luợng cao, linh hoạt.
4Lĩnh vực dệt kim
Sản phẩm dệt kim ngày càng đuợc nguời tiêu dùng ua chuộng, đặc biệt là sản phẩm dệt kim từ bông hoặc tử các vật liệu mới, sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thể thao và dịch vụ. Trong quá trình đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp nên chú trọng đến các dây chuyền sản xuất T – shirt, Polo – shirt, quần áo lót nam nữ, sản phẩm dùng cho thể thao, truợt tuyết, hoặc áo dệt kim mài lông, có vòng lông,…
4Lĩnh vực in hoa, nhuộm và hoàn tất
Đây là công đoạn công nghệ khó khăn, phức tạp và khó làm chủ nhất, và cũng là khâu quyết định nhiều nhất đến chất luợng và ngoại quan của vải thành phẩm. Chính vì vậy, các doanh nghiệp nên uu tiên lựa chọn thiết bị sản xuất từ Tây Âu hoặc Nhật Bản để đảm bảo chất luợng bền vững và ổn định lâu dài. Các thiết bị mang nhãn mác châu Âu, nhung chế tạo tại các nuớc đang phát triển nhu Trung Quốc, ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Mêhicô có thể chấp nhận đuợc, song doanh nghiệp phải thận trọng khi xem xét, phân tích từng bộ phận hoặc cấu hình của thiết bị.
4Lĩnh vực may mặc
Lĩnh vực may mặc của nuLớc ta vẫn còn gia công là chủ yếu. Vấn đề lại không phải do công nghệ yếu mà do nguồn nhân lực còn kém về trình độ. Do đó thời gian sắp tới, các doanh nghiệp may cần chú trọng đến nâng cao chất luợng nguồn nhân lực để nguời lao động trở thành lực luợng làm chủ công nghệ.
Nhu cầu vốn đầu tNu cho đổi mới công nghệ đến năm 2010
Ngành dệt may là một ngành công nghiệp mũi nh? n xuất khẩu của đất nuớc, góp phần quan trọng vào GDP nhung do còn thiếu vốn và trình độ công nghệ ở mức trung bình trong khu vực nên việc đầu tu đổi mới công nghệ cần phải có tính toán và chọn lọc kỹ càng.
Theo quy hoặch tổng thể phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010, ngành đặt ra mục tiêu là cổ phần hoá đa số các doanh nghiệp may, khuyến khích mạnh các thành phần kinh tế tham gia đầu tu vào ngành may. Kinh tế Nhà nuớc chi làm nòng cốt, gánh đỡ, đảm đuơng những mặt hàng đặc chủng, khó khăn, kém hiệu quả nhằm phục vụ là chính. Cơ cấu huy động vốn của ngành may trong giai đoạn tới sẽ thay đổi thành:
Thành phần kinh tế Nhà nuớc: 10 – 20%
Thành phần kinh tế tu nhân: 60 – 70%
Đầu tu nuớc ngoài, liên doanh: 20%
Kế hoạch đầu tu 2005 – 2010 của ngành may có tổng vốn đầu t 2.059 tỷ đồng, trong đó có đầu tu mới 1.794 tỷ đồng và đầu tu chiều sâu 265 tỷ đồng.
Ngành dệt đuợc đánh giá là yêu cầu luợng vốn đầu tu lớn, do đó thành phần đầu tu nuớc ngoài rất đuợc khuyến khích và có dự kiến tỷ trọng nguồn vốn cho từng lĩnh vực:
Các công trình sợi, dệt đòi hỏi luợng vốn lớn, trình độ thiết bị, công nghệ, quản lý yêu cầu cao, nhu các máy kéo sợi cao cấp, dệt và hoàn tất vải may somi, vải tissor len, … nên dành cho đầu t nớc ngoài khoảng 75%, phía Việt Nam 25%.
Các công trình dệt kim tròn, dệt khăn bông công đoạn ngắn, vốn trung bình, phía Việt Nam cũng đã có đợc những kinh nghiệm nhất định, chỉ nên dành cho đầu tu nuớc ngoài từ 30-40%, phía Việt Nam 60-70%.
Các công trình vốn đầu tu thấp, công đoạn ngắn, nhu dệt bít tất, dệt màn tuyn, rèm hoa…tự nuớc ta đảm nhiệm 100%, không phải dựa vào nuớc ngoài.
Theo tổng công ty dệt may Việt Nam, để đảm bảo đuợc các chỉ tiêu của ngành dệt may đến 2010, thì luợng vốn đầu tu lên đến 3.045 triệu $ toàn ngành bao gồm từ khâu nguyên liệu; dệt nhuộm; may mặc; nhà máy phụ tùng, cơ khí; thuơng mại, dịch vụ nghiên cứu và triển khai và đào tạo. Trong đó, dự kiến khoảng 1432 triệu $ giành cho đầu tu đổi mới công nghệ. Tỷ trọng này giảm xuống là do mục tiêu trong giai đoạn tới là ngành dệt may sẽ tự nghiên cứu và triển khai một số dây chuyền thiết bị trong nuớc. Tuy nhiên đây cũng là luợng vốn không nhỏ đối với ngành dệt may do đó đòi hỏi cùng với nỗ lực của các doanh nghiệp thì nhà nuớc cũng có những hỗ trợ kịp thời vể nguồn vốn.
2.Giải pháp đầu tư đổi mới công nghệ của ngành dệt may giai đoạn 2005-2010
2.1.Giải pháp huy động vốn đầu tư
Nhu cầu vốn đầu tu cho phát triển ngành dệt may là rất lớn, dự kiến khoảng 3 triệu $. Để huy động vốn có hiệu quả thì yêu cầu các doanh nghiệp phải sửa đổi ngay từ cách sử dụng vốn và cách thức hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể nhu sau:
-Các doanh nghiệp phải sử dụng hiệu quả nguồn vốn tự có, vốn khấu hao để lại, vốn phát sinh từ bán hoặc cho thuê các thiết bị không sử dụng, bán giảm giá hàng tồn kho, huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ cán bộ công nhân viên, người lao động.
-Trong 10-15 năm tới, thị trường chứng khoán là giải pháp quan trọng để các doanh nghiệp dệt may nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may nói riêng huy động vốn. Do đó, các doanh nghiệp cần tiến hành ngay các nghiên cứu, áp dụng các hình thức phát hành trái phiếu, cổ phiếu để huy động vốn cho đổi mới công nghệ.
-Để tăng tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và giải pháp về đầu tư đổi mới công nghệ ngành dệt may Việt Nam.DOC