LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
Chương I: Cơ sở lý luận về đầu tư vốn cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp nông thôn 3
1. Khái niệm về đầu tư 3
2 Khái niệm, đặc điểm của đầu tư vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật 3
2.1 Khái niệm 3
2.2 Đặc điểm của vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật 4
3. Các loại vốn và khả năng khai thác cho đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn 5
3.1. Vốn ngân sách nhà nước 5
3.2 Vốn huy động từ các nguồn lực trong dân. 6
3.3 Nguồn vốn từ quỹ đất công ích. 7
3.4 Nguồn vốn từ hoạt động đầu tư kinh doanh. 9
3.5 Nguồn vốn tín dụng. 10
3.6 Nguồn vốn từ các chủ thể kinh tế, xã hội khác. 12
3.7 Nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài 13
4. Sử dụng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn. 14
4.1 Xác định tổng vốn đầu tư 14
4.2 Xác đinh cơ cấu loại vốn . 14
5. Quản lý nguồn vốn huy động. 16
5.1 Vốn đầu tư không hoàn trả. 16
5.2 Vốn vay đầu tư 18
6. Quản lý sử dụng vốn. 18
7. Sự cần thiết phải đầu tư và sử dụng vốn cho phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ nông nghiệp nông thôn 19
7.1 Sự cần thiết phải phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp nông thôn 19
7.2 Sự cần thiết phải đầu tư và sử dụng vốn cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp nông thôn 20
Chương II: Thực trạng đầu tư và sử dụng vốn cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp nông thôn tháI bình 22
I. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Thái Bình 22
1. Vị trí tỉnh Thái Bình 22
2. Địa hình và đất đai 22
3. Dân số và lao động 23
4. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình 1991 - 2005. 24
II. Thực trạng đầu tư và sử dụng vốn cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp nông thôn tỉnh Thái Bình những năm vừa qua 28
1. Tình hình đầu tư nói chung tại tỉnh Thái Bình. 28
2. Tình hình huy động vốn cho đàu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn 32
3. Cơ cấu vốn đầu tư và tình hình sử dụng của vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ nông nghiệp nông thôn 33
3.1 Tình hình sử dụng vốn 33
3.2 Phân bổ vốn đầu tư theo từng lĩnh vực 34
4. Hiệu quả kinh tế xã hội vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong nông nghiệp nông thôn 37
5. Đánh giá chung 39
5.1 Một số kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng 39
5.2 Một số những khó khăn hạn chế còn tồn tại trong quá trình đầu tư nông nghiệp nông thôn tỉnh Thái Bình thời gian qua. 40
Chương III: Định hướng và Giải pháp thu hút, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn TháI Bình 43
I. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn Thái Bình 43
II. Giải Pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn Thái Bình 49
1. Các giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn tỉnh Thái Bình. 50
1.1 Chính sách tạo vốn. 50
1.2 Chính sách đầu tư bằng nguồn ngân sách Nhà nước cho nông nghiệp nông thôn tỉnh Thái Bình trong thời gian tới. 51
1.3 Giải pháp tín dụng. 52
1.4 Huy động vốn từ trong dân và các doanh nghiệp . 54
1.5 Huy động nguồn vốn từ nước ngoài. 56
1.6 Tuyên truyền phổ biến kiến thức về đầu tư. 58
1.7 Ổn định và hoàn thiện môi trường đầu tư. 58
1.8. Đào tạo đội ngũ cán bộ có kiến thức tốt về đầu tư. 59
1.9. Cung cấp rộng rãi và đầy đủ thông tin định hướng để người đầu tư lựa chọn. 59
2. Các giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng. 60
2. 1. Chỉ đạo quản lý và giám sát thực hiện. 60
2.2. Đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn 61
2.3. Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn có trọng điểm 63
2.4. Mở rộng thị trường tiêu thụ. 64
2.5 Biện pháp sử dụng hiệu quả vốn đầu tư từ tín dụng. 65
Kết luận 66
Tài liệu tham khảo 67
70 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp về đầu tư và sử dụng vốn cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yếu của tỉnh hiện nay là gạo tẻ, lợn sữa, hàng mây tre đan, gang tay da, ...
Tổng giá trị hàng nhập khẩu 5 năm qua dự kiến đạt 141,2 triệu USD, trong đó năm 2000 nhập khẩu khoảng 32,6 triệu USD. Những mặt hàng chủ yếu nhập khẩu là thép , bông, men sản xuất gạch, nguyên liệu may mặc,...
- Hoạt động tài chính ngân hàng đã đảm bảo được cân đối thu chi phục vụ tốt cho các mặt công tác của tỉnh.
- Các hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao đều có bước phát triển. Công tác giáo dục đã được chú trọng đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất cho công tác giảng dạy và học tập. Đến nay cả tỉnh Thái Bình đã có 295 trường mẫu giáo và 608 trường phổ thông các cấp, lực lượng giáo viên và học sinh cũng tăng lên khá nhiều, chất lượng giảng dạy được nâng lên đáng kể. Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ và kế hoạch hoá gia đình đã có nhiều tiến bộ. Các cơ sở vật chất của ngành y tế từ xã đến các trung tâm y tế đều được nâng cấp. Cán bộ ngành y tế cũng tăng lên đáng kể. Có 98,9% số trẻ em dưới 4 tuổi được tiêm chủng đủ loại vác xin, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 33,6%. Các năm qua những bệnh dịch xảy ra đều được dập tắt kịp thời.Công tác khám chữa bệnh có nhiều tiến bộ, việc quản lý bảo hiểm y tế được chặt chẽ đã giảm bớt khó khăn cho người bệnh.
Sự phát triển kinh tế xã hội trong những năm qua mà tỉnh Thái Bình dã đạt được là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố: Bên cạnh sự chỉ đạo, hướng dẫn của UBND tỉnh, ý thức người dân còn có sự đóng góp quan trọng của nguồn vốn ngân sách, các nguồn hỗ trợ chính thức (ODA), xuất nhập khẩu ...
Tuy nhiên ngoài những nét chung, sự phát triển kinh tế xã hội vẫn mang những đặc điểm của một tỉnh mà sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ yếu (56%), điểm xuất phát của sản xuất công nghiệp và dịch vụ rất thấp. Sản xuất nông nghiệp trong những năm qua phát triển ổn định và đat được mục tiêu phấn đấu của tỉnh, nhưng nhìn chung vẫn chưa có những đột phá quan trọng và mới đạt được mục tiêu số lượng bảo đảm an toàn về lương thực nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao. Sản phẩm nông nghiệp tiêu thụ ở dạng thô là chủ yếu. Trồng trọt và chăn nuôi vẫn còn mất cân đối. sản xuất công nghiệp và dịch vụ tuy có tốc độ phát triển cao nhưng chưa ổn định. Giá trị hàng hoá xuất khẩu bình quân đầu người mới đạt 19,7 USD dạt thấp hơn tiềm năng hiện có...
Để giải quyết vấn đề trên, tỉnh Thái Bình cần phải có một chính sách đầu tư thoả đáng, hợp lý. Nguồn vốn dùng để đầu tư ngoài nguồn ngân sách ra còn có thể khai thác từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA của các Chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ (NGO), huy động nguồn vốn từ dân.
II. Thực trạng đầu tư và sử dụng vốn cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp nông thôn tỉnh Thái Bình những năm vừa qua
1. Tình hình đầu tư nói chung tại tỉnh Thái Bình.
Trong những năm vừa qua, với những chính sách đầu tư được cụ thể hoá, chi tiết hoá và được phân cấp nhỏ quản lý, do vậy mà vai trò về quản lý, huy động vốn của tỉnh Thái Bình nói riêng và 61 tỉnh thành trong cả nước nói chung được nâng cao. Đối với tỉnh Thái Bình, tỉnh đã thực hiện đúng đắn và nghiêm túc các chính sách của Chính phủ về huy động và sử dụng các nguồn vốn đã được huy động. Tỉnh đã cụ thể hoá các chính sách và áp dụng chi tiết sao cho phù hợp với những điều kiện, những hoàn cảnh của tỉnh đặc biệt là những chính sách khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực như nông - lâm - ngư nghiệp, thuỷ sản ... Đó là những chính sách miễn giảm thuế, giá cả, tín dụng, tiêu thụ... nhằm ngày càng thu hút được nhiều nguồn vốn với số lượng vốn hơn nữa đầu tư trong tỉnh. Tỉnh đã giao nhiệm vụ và chỉ đạo sát sao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện tốt kế hoạch thu hút và sử dụng vốn đầu tư, thực hiện các nhiệm vụ như thẩm định, lập kế hoạch, quản lý dự án... Một vấn đề quan trọng nữa là các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, xin thành lập doanh nghiệp , đăng ký kinh doanh, đã được Tỉnh chỉ đạo nhanh chóng, nghiêm túc và đúng quy định. Đồng thời, giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà không cần thiết gây nản lòng cho chủ đầu tư. Nhờ vậy, trong những năm qua tỉnh Thái Bình đã thu hút được nhiều nguồn vốn với số lượng đáng kể (vốn ngân sách, vốn tín dụng, vốn đầu tư từ dân, đặc biệt là vốn đầu tư cuả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh...). Cụ thể các nguồn vốn được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 2:Thực hiện vốn đầu tư XDCB toàn xã hội địa bàn tỉnh Thái Bình.
(Theo giá hiện hành)
Đơn vị tính: Triệu đồng.
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số vốn
681912
670646
679003
566727
705882
A.Các đơn vị do địa phương quản lý
671412
627519
645500
514218
628021
I. Khu vực trong nước
Chia theo nguồn vốn
1. Vốn ngân sách Nhà nước
98791
53867
52504
56348
96239
Trong đó: Nsách TW trợ cấp
61565
30000
58858
2. Vốn tín dụng ưu đãi
16100
27108
12407
25884
28826
3. Vốn đầu tư của các d.nghiệp ngoài q.doanh
47965
21035
115968
29855
30726
4. Vốn đ.tư XDCB của dân
400000
397000
400000
350000
390000
5. Các nguồn vốn khác
108556
125509
64621
52131
82230
II. Khu vực vốn đầu tư nước ngoài
B. Các đơn vị TW trên lãnh thổ địa phương
10500
46127
33503
52509
77861
Vốn ngân sách Nhà nước
10500
45649
33503
52509
69861
(Ghi chú: Riêng vốn đầu tư XDCB của dân là số liệu suy rộng từ điều tra mẫu. Niên giám thống kê 1999 - 2005 Cục thống kê Thái Bình)
Bảng 3: Cơ cấu vốn đầu tư XDCB toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình .
Đơn vị: %
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số vốn
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
A.Các đơn vị do đ.phương quản lý
98.46
93.57
95.06
90.73
88.97
I. Khu vực trong nước
Chia theo nguồn vốn
1. Vốn nsách Nhà nước
14.49
8.00
7.70
9.90
13.63
Trong đó: Nsách TW trợ cấp
9.00
-
-
5.30
8.30
2. Vốn tín dụng ưu đãi
2.26
4.04
1.82
4.57
4.08
3.Vốn đầu tư các D.N ngoài q.doanh
7.03
3.14
17.08
5.27
4.35
4. Vốn đ.tư XDCB của dân
58.66
59.19
58.91
61.76
55.25
5. Các nguồn vốn khác
15.92
18.71
9.52
9.20
11.65
II. Khu vực vốn đầu tư nước ngoài
B.Các đơn vị TW trên địa phương
1.54
6.88
4.93
9.26
11.03
Vốn ngân sách Nhà nước
1.54
6.81
4.93
9.26
9.90
Theo bảng 2 chúng ta thấy tổng số vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình giảm mạnh trong năm 2004 (giảm 112.276 triệu đồng so với năm 2003) nhưng được phục hồi vào năm 2005 (tăng 139.155 triệu đồng so với năm 2004). Cũng theo bảng này, vốn đầu tư các đơn vị do điạ phương quản lý bị giảm mạnh trong năm 2004 và được phục hồi vào năm 2005, cụ thể là năm 2004 giảm 131.282 triệu đồng so với năm 2003 và năm 2005 tăng 113.803 triệu đồng so với năm 2004. Vốn đầu tư các đơn vị TW trên lãnh thổ địa phương năm 2003 giảm đáng kể và được tăng dần năm kế tiếp. Các điều này xảy ra là do vốn đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm mạnh, đồng thời vốn đầu tư XDCB của dân và các nguồn vốn khác cũng giảm. Cụ thể nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2003 giảm 86.113 triệu đồng so với năm 2004... Như chúng ta đã biết, nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu á trong thời gian qua, đã gây nên sự mất ổn định kinh tế trong khu vực và nước ta cũng không tránh khỏi tầm bị ảnh hưởng làm tâm lý chung của người dân Thái Bình không dám tiếp tục bỏ tiền ra đầu tư và chủ yếu tích luỹ tiền. Do vậy, lượng vốn đầu tư bị giảm đáng kể. Hiện nay cuộc khủng hoảng đã qua, nền kinh tế châu á đang được phục hồi, chúng ta cần có những biện pháp hợp lý nhằm thu hút nhiều hơn nữa các nguồn vốn đầu tư vào mọi lĩnh vực nhằm đưa nền kinh tế của tỉnh phát triển góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước. Tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của dân so với tổng vốn đầu tư là rất lớn. Năm 1998 là 61,76% tăng 2,85% so với năm 1997 nhưng lai giảm mạnh 6,51% so với năm 1999. Điều đó chứng tỏ tiềm lực nguồn vốn trong dân rất mạnh mẽ, vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để dân tích cực, mạnh dạn hơn nữa trong việc bỏ vốn ra để đầu tư. Vốn ngân sách Nhà nước cũng là một trong những nguồn cơ bản, quan trọng. Mặc dù giảm đáng kể trong năm 2002 và 2003 nhưng cũng dần lấy lại tỷ trọng so với tổng vốn đầu tư chứng tỏ sự quan tâm của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Một điều cần thấy rõ là tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài là không có. Do đó, cần có biện pháp để thu hút nguồn vốn này.Bên cạnh đó, để nền kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển, một mặt phải tăng tỷ trọng đầu tư từ ngân sách; mặt khác, quan trọng hơn cần phải có những chính sách cụ thể nhằm khai thác,thu hút ngày càng lớn các nguồn vốn thu hút từ dân và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cố gắng tạo nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất có thể có để giúp các chủ đầu tư an tâm trong việc bỏ vốn ra đầu tư. Đặc biệt trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp và thuỷ sản. Tỉnh phải chủ trương làm nổi bật những ưu thế của các lĩnh vực này, để các chủ đầu tư thấy được khi đầu tư, đồng vốn của họ được đảm bảo và có lãi. Làm như vậy, chắc chắn nền kinh tế tỉnh sẽ phát triển đồng đều và bền vững.
Như vậy, giai đoạn qua là giai đoạn có bước phát triển mới của kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình. Nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng theo nhịp độ chung của cả nước. Tình hình xã hội ở nông thôn đã từng bước được ổn định và chuyển biến nâng cao.
Trên đây là tổng quan về tình hình nguồn vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, để thấy rõ về tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, chúng ta phải nghiên cứu cụ thể cơ cấu nguồn vốn đầu tư và tình hình đầu tư cho lĩnh vực này.
2. Tình hình huy động vốn cho đàu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn
Theo báo cáo tổng cục thống kê năm 2005 xác định lại lượng vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn Thái Bình thì thực trạng như sau: “Tổng lượng vốn đầu tư theo sổ sách kế toán là 517.654 tỷ đồng, theo kiểm kê xác định lại là 527.256 tỷ đồng; với 187.091 tỷ đồng chiếm 35% giá trị vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng tỉnh , gấp 1,43 lần vốn đầu tư cho sản xuất chung .Theo báo cáo trong dự thảo xin vốn đầu tư .Tỉnh Thái Bình thì chiếm dụng 1/2 cho đầu tư đường xá phần còn lại là đầu tư mới và nâng cấp hệ thống điện và thuỷ lợi, hệ số vốn vay và vốn chiếm dụng so với vốn sở hữu là 1/8 lần; tổng số vốn được đầu tư cho Thái Bình năm 2005 là 353.410 tỷ đồng, với 2/3 vốn nhà nước cấp, tăng gấp 2 lần so với năm 2004”.
Trong năm vừa qua để tạo hành lang pháp lí cho các chủ đầu tư khi muốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng tỉnh ( hay nói cách khác đây là giai đoạn mở rộng thu hút vốn đầu tư đẩy mạnh phát triển kinh tế toàn tỉnh). Với kinh nghiệm sau 4 năm tiến hành thí điểm đầu tư cho cơ sở hạ tầng tỉnh trước nhu cầu về vốn của các huyện ,xã trong tỉnh Thái Bình, ngày 7/5/2002 Chính phủ đã chủ trương mở rộng các chính sách đầu tư bằng Nghị định 42/CP với những qui định rõ ràng. Sau hơn 2 năm thực hiện tính đến tháng 6/2004 cả nước đã tiến hành đầu tư vốn cho tỉnh. Việc triển khai thực hiện Nghị định 42/CP vẫn còn khá nhiều vướng mắc bất cập như phương pháp xác định số vốn phải đầu tư, chế độ ưu đãi cho từng tỉnh và mức sống người lao động sau trong tỉnh..., đây chính là những rào cản bước đàu làm chậm tiến trình đầu tư vốn cho cơ sở hạ tầng cho một tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp như Thái Bình
3. Cơ cấu vốn đầu tư và tình hình sử dụng của vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ nông nghiệp nông thôn
3.1 Tình hình sử dụng vốn
Các nguồn vốn khác như ODA, vốn đầu tư qua Bộ (ADB) ngày càng tăng: có dự án giống lúa chất lượng cao, dự án chế biến gạo xuất khẩu Đan Mạch, dự án PAM, EU, UNFA, dự án (ADB) thuỷ lợi, cầu Tân Đệ, nâng cấp đường 10 vốn vay Nhật Bản...
Đáng chú ý là nguồn vốn của dân đóng góp xây dựng các cơ sở hạ tầng nông thôn bị giảm sút do tình hình nông thôn mất ổn định, tiền thu từ nguồn bán đất ngày càng quản lý chặt chẽ, kkhông rầm rộ như những năm trước đây.
Theo số liệu phòng Đầu tư và XDCB Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình thì tổng vốn toàn xã hội năm (1996- 2000) là 3.049 tỷ đồng; năm (2001 - 2005) là 3.821,48 tỷ đồng tăng hơn 1,2 lần trong đó vốn đầu tư được phân bổ như sau:
Đối với nguồn vốn ngân sách tập trung: Trong 5 năm qua do nguồn vốn đầu tư ngân sách còn hạn hẹp, tỉnh đã dành vốn đầu tư ưu tiên theo xu hướng sau:
+ Tập trung cho các công trình trọng điểm: công trình tưới tiêu thuỷ lợi, hoàn chỉnh cảng Diêm Điền...
+ Tập trung đầu tư cho các công trình chuyển tiếp dở dang, sớm đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả.
+ Đầu tư cho các công trình cần thiết, cấp bách của tỉnh.
+ Thực hiện các mục tiêu chương trình kinh tế xã hội (Hỗ trợ các vùng khó khăn, vốn khuyến nông...)
3.2 Phân bổ vốn đầu tư theo từng lĩnh vực
Đã ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi từ 9,5% năm 2001 đến 29% năm 2004 và 36,3% kế hoạch năm 2005; Tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông công cộng đô thị, thị trấn: điện chiếu sáng, cấp thoát nước, vỉa hè đường phố... Đặc biệt trong 1 - 2 năm gần đây đã bố trí vốn cho kiên cố hoá kênh mương nội đồng, vốn hỗ trợ các xã vùng khó khăn; Năm 2005 đã bố trí 45 tỷ đồng vốn vay cho kiên cố hoá kênh mương; năm 2004 bố trí 24 tỷ đồng và năm 2005 là 25 tỷ đồng cho các xã khó khăn Những năm gần đây có nhiều tiến bộ trong đầu tư là tập trung vốn cho công trình chuyển tiếp, chỉ để kéo dài chậm nhất là công trình nhóm C hoàn thành trong 2 năm, giảm khá mạnh những công trình khởi công mới.
Là một tỉnh thuần nông, nguồn vốn chi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh chủ yếu từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung của nhà nước và nguồn vốn sửa chữa chống xuống cấp và sự nghiệp kinh tế của tỉnh. Trong đó tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ năm 1991- 2000 vào địa bàn huyện khoảng 224.261,9 tỷ đồng kể cả vốn đầu tư nước ngoài, có xu hướng tăng hàng năm.
Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản
trên địa bàn tỉnh tháI bình
TT
Nguồn vốn
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
Tổng số
Tỷđồng
19700,7
29600,9
141100,3
60500
%
100
100
100
100
1.
Ngân sách
%
23,4
15,2
3,7
4,09
2.
Doanh nghiệp Nhà nước
%
70,8
48
15,1
57,85
3.
Khu vực tư nhân và cá thể
%
5,8
10,24
3,2
8,26
4.
Đầu tư nước ngoài
%
0
26,56
78
29,8
( Nguồn: Cục thống kê Thái Bình)
+ Trong những năm vừa qua đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách dành cho các hoạt động sản xuất kinh doanh giảm từ 57% năm 1986 xuống 30% năm 2004 với sự gia tăng tương ứng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, theo bảng số liệu trên nguồn vốn bằng ngân sách cho huyện gần đây giảm cả về số lượng và cơ cấu, chỉ có nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp là tăng. Khu vực kinh tế tư nhân và cá thể chiếm tỷ lệ nhỏ. Chính vì vậy ngoài đầu tư trực tiếp từ ngân sách, Thái Bình là một trong nhiều địa phương đã có sáng kiến huy động thêm sự đóng góp bằng tiền và sức lao động của nhân dân để xây dựng và cải tạo mới hệ thống cơ sở hạ tầng.
+ Công tác huy động vốn phát triển cả về hình thức và công cụ, tổng mức tiết kiệm mà các tổ chức tín dụng huy động không ngừng tăng. Bên cạnh đó, thu ngân sách không những đủ bù đắp chi thường xuyên mà đã bắt đầu có tiết kiệm.
bảng 5: Tình hình thu chi ngân sách của tỉnh TháI bình
Diễn giải
Đơn vị
1997
1998
1999
2000
Thu
Triệu đồng
350.572
390.304
472.137
406.653
Chi
Triệu đồng
346.097
368.252
417.602
502.088
Nguồn: Sở Kế hoạch- Đầu tư tỉnh Thái Bình.
Mặc dù thu ngân sách của huyện trong những năm qua có nhiều tiến triển, song ngân sách của huyện vẫn luôn trong tình trạng căng thẳng không thể đáp ứng đủ các yêu cầu về đầu tư cho phát triển và các yêu cầu bức xúc về xã hội đưa đến tình trạng đầu tư của tỉnh bị phân tán do phải đáp ứng quá nhiều nhiệm vụ không thể thoái thác. Trong khi ngân sách chủ yếu thu từ thuế và phí thì vấn đề thất thu từ thuế và phí lại rất lớn, tình trạng buôn lậu trốn thuế của các xí nghiệp vẫn còn phổ biến. Bên cạnh đó, thu thuế từ đất đai, nhà ở, từ nguồn tài nguyên, thu phí từ các loại dịch vụ công ích như: thuỷ lợi phí, cung cấp điện nước, phí giao thông, vẫn còn để lãng phí và thất thoát lớn. Tình trạng này không chỉ làm thất thu cho ngân sách tỉnh mà còn ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất.
Trong các doanh nghiệp Nhà nước vốn và tài sản chưa được phân bố lại một cách cơ bản phù hợp với cơ chế thi trường, hiệu quả sử dụng còn thấp. Điều đáng nói là tương quan giữa đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn trong tổng đầu tư xã hội nhỏ hơn rất nhiều so với tổng lợi nhuận sau khi nộp thuế và khấu hao cơ bản. Đây mới chỉ là trong doanh nghiệp Nhà nước, còn các nguồn vốn khác cũng rất lớn như nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nguồn vốn huy động trực tiếp từ dân cư và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa kể đến.
Việc quản lý và sử dụng nguồn vốn huy động vào ngân sách chưa hợp lý, thiếu rõ ràng, còn lãng phí và thất thoát lớn. Số vốn huy động được thông qua hệ thống tổ chức tín dụng chủ yếu là ngắn hạn, do đó không đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển và chuyển đổi cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp, đặc biệt là không đáp ứng được nhu cầu đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, số vốn huy động được không phát huy hết hiệu quả sử dụng, vẫn còn một lượng vốn lớn đang bị ứ đọng không chuyển thành đầu tư được.
Vốn đầu tư trực tiếp của khu vực kinh tế tư nhân chủ yếu vẫn theo qui mô nhỏ và tập trung vào các lĩnh vực thương mại, phục vụ tiêu dùng (khoảng 70% vốn đầu tư). Trong khi đó nhiều dự đoán cho thấy có hàng trăm ngàn tỷ đồng tiền tiết kiệm của dân cư đang cất giữ dưới dạng vàng, bạc, đá quý, tài sản có giá trị, tiền mặt, ngoại tệ nhàn rỗi, chưa được chuyển thành vốn để đầu tư và kinh doanh.
Mặt khác, chúng ta vẫn chưa xoá bỏ tâm lý thích hoạt động ngầm hơn công khai theo pháp luật, tâm lý dấu giàu của người dân, tâm lý thích đầu tư ngắn hạn hơn đầu tư dài hạn, thích thu hồi lại vốn nhanh hơn là tái đầu tư tăng giá trị của đầu tư, thích những cái lợi trước mắt hơn là cái lợi lâu dài sau này. Chính vì vậy, vấn đề đầu tư cho cơ sở hạ tầng còn rất nan giải chưa được chú ý quan tâm thích đáng.
Tổng quát lại, mấy năm qua tình hình tiết kiệm và đầu tư đã có những bước chuyển biến tích cực, đạt được điều này chúng ta đã phải cố gắng rất nhiều trong công tác huy động vốn, công tác quản lý thu chi ngân sách, trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Song những kết quả đạt được đó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư mà chúng ta cần phải đảm bảo để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế như kế hoạch dự kiến và để thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà Đại hội VIII của Đảng đã đề ra. Những kết quả đạt được còn rất thấp, nếu chúng ta cố gắng hơn nữa trong công tác quản lý và sử dụng vốn, trong công tác huy động vốn chúng ta sẽ khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đang còn rất dồi dào từ các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, từ nhân dân và qua hệ thống ngân sách Nhà nước. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, triệt để tiết kiệm chi tiêu, chống thất thoát trong việc sử dụng số tài sản hiện có cũng như số vốn đã huy động có ý nghĩa quan trọng không chỉ vào việc huy động thêm vốn mà còn nuôi dưỡng và làm tăng khả năng huy động nguồn vốn trong tương lai.
4. Hiệu quả kinh tế xã hội vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong nông nghiệp nông thôn
- Đối với các công trình giao thông nông thôn:
Nhìn chung, hệ thống giao thông của tỉnh ngày càng được hoàn thiện để phục vụ kịp thời cho sản xuất và đời sống, tuy hệ thống giao thông hiện nay thực tế chưa đáp ứng lưu lượng và những phương tiện có trọng tải lớn, đường giao thông xuống cấp nhanh, vốn đầu tư thiếu, song việc đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông liên xã, liên thôn đã thực sự phát huy tác dụng của nó, tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, đem lại những lợi ích gián tiếp như: lợi ích về môi trường, giảm tiếng ồn, giảm tai nạn giao thông, tăng khả năng giao lưu giữa các vùng, giảm thiểu được thời gian đi lại của nhân dân, thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cải thiện bộ mặt nông thôn ngày càng “văn minh, hiện đại”
- Các công trình đầu tư trong lĩnh vực thuỷ lợi những năm trước đây, nhất là thời kỳ 1995-2000 và 2001 - 2005 đã cơ bản hệ thống thuỷ lợi. Nó góp phần nâng cao và ổn định năng suất cây trồng tạo điều kiện cho 11 năm liền tỉnh ta liên tiếp được mùa. Năm 2005 bằng mọi nguồn đã đầu tư cho xây dựng mới và cải tạo các công trình thuỷ lợi với số vốn gần chục tỷ đồng, chủ yếu là cứng hoá kênh mương phục vụ cho chương trình rau sạch và kênh tưới cho vùng bãi. Tuy nhiên, mặc dù đã được đầu tư song hiệu quả sử dụng các trạm bơm chưa phát huy hết công suất, nhất là đối với vấn đề tưới tiêu vùng bãi. Vấn đề này đã được các cấp, các ban ngành rất quan tâm nhưng chưa được đầu tư thích đáng, thiếu cơ chế chính sách phát triển và biện pháp quản lý hiệu quả. Do đó tác dụng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của hệ thống này còn hạn chế.
- Đối với hệ thống điện nông thôn:
TháI Bình là tỉnh có tốc độ đô thị hoá nhanh thì điện ngày càng phải đáp ứng đủ. Được sự quan tâm đầu tư của Các ban ngành chức năng, chuyên môn của tỉnh, đến nay tất cả các xã, thị trấn đều có trạm biến thế và lưới điện hạ thế, vì vậy 100% hộ nông dân đều có điện... Đây là điều kiện thuận lợi để TháI Bình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Tuy nhiên, ở một số xã vẫn còn một số trạm biến thế đã sử dụng từ trước những năm 70 có công suất nhỏ 180 KVA, những giờ cao điểm vẫn bị quá tải hay mất điện ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất. Khi nhu cầu cuộc sống ngày càng cao, điện tiêu thụ sẽ tăng lên, tập trung đầu tư cho các xã này đáp ứng đủ nhu cầu dùng điện là vô cùng cần thiết. Về vấn đề điện chiếu sáng, hiện chỉ có điện chiếu sáng ở các trục đường chính tập trung ở các đường thị trấn, điện chiếu sáng ở các thôn xóm còn ít. Tuy nhiên với tỷ lệ ít ỏi này cũng đã phần nào ổn định tình hình trật tự thôn, xóm vốn đã còn nhiều vấn đề bất cập trong nhiều năm qua.
- 10 năm qua, bộ mặt của nông thôn ngày càng được đổi mới, các công trình hạ tầng cơ sở và nhà ở nhân dân ngày càng được khang trang, đường xá sạch sẽ hơn nhiều so với những năm trước đây.
- Khu vực đô thị, thị xã, thị trấn đã có bước phát triển nhanh về cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi công cộng, vệ sinh nước sạch môi trường ngày càng được quan tâm.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được về đầu tư nói trên, tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn tại Thái Bình vẫn còn những vướng mắc, khó khăn còn tồn tại. Nó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp phát triển kinh tế tỉnh.
5. Đánh giá chung
5.1 Một số kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng
Trong lĩnh vực đầu tư cho nông nghiệp, thuỷ lợi còn hoàn thành hệ thống Cống Lân II (dự án vốn ADB) phục vụ tưới tiêu cho 56.552 ha, trong đó diện tích canh tác là 38.992 ha; Hệ thống Tam Lạc - Nguyệt Lân phục vụ tưới tiêu cho 8.296 ha; nạo vét sông Kiên Giang tưới tiêu cho 32.408 ha. Kết hợp 3 hệ thống công trình ở trên nâng hệ số tưới tiêu từ 2,5 l/s/ha lên 5 l/s/ha, giải quyết cho hệ thống thuỷ nông Nam Thái Bình. Hệ thống cải tạo cống Đào Thành Hưng Hà tưới tiêu cho 1.020 ha của khu vực Hưng Nhân; Hoàn thành hệ thống đê PAM của 2 huyện Thái Thuỵ, Tiền Hải dài 13 km đê biển. Ngoài ra hoàn thành các công trình trên kênh M1 trạm bơm Thống Nhất, công trình sau trạm bơm Minh Tân Hưng Hà, sửa cống Trà Linh II... Toàn tỉnh trong 5 năm xây dựng được gần 200 cống đập dưới đê, gần 1000 cống đập trên hệ thống song trục, phục vụ cho công tác tưới tiêu; nạo vét được trên 30 km sông trục, xây dựng và cải tạo hơn 600 trạm bơm điện, tương ứng với 900 máy bơm, với tổng công suất 1.350.000 m3/h bảo đảm được việc chủ động tưới tiêu cho cây trồng.
Trong lĩnh vực nông nghiệp hoàn thành cơ sở sản xuất giống chất lượng cao với quy mô 4000 tấn/năm phục vụ cho hệ thống giống trong toàn tỉnh và một số công trình hạ tầng nông nghiệp khác đặc biệt là hoàn thành cơ sở chế biến gạo xuất khẩu cầu Nguyễn với công suất thiết kế 27.000 tấn/năm..., xây dựng 2 bến cá Tân Sơn Thái Thuỵ, Nam Thịnh Tiền Hải đảm bảo cho gần 1000 tàu cá ra vào và an toàn trong mùa lũ bão. Trồng hơn 5000 ha rừng phòng hộ ven biển cải tạo môi trường sinh thái...
5.2 Một số những khó khăn hạn chế còn tồn tại trong quá trình đầu tư nông nghiệp nông thôn tỉnh Thái Bình thời gian qua.
Thời gian qua, mặc dù cán bộ và nhân dân tỉnh Thái Bình đã đồng lòng bắt tay xây dựng một nền kinh tế vững chắc mà nền tảng là nông nghiệp nông thôn, nhưng vẫn còn bộc lộ những khó khăn, tồn tại sau:
- Mặc dù đã có những ưu tiên nhất định cho mạng lưới kết cấu hạ tầng xong nhu cầu đầu tư lớn, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách lại hạn chế vì vậy, việc bố trí công trình còn dàn trải, chưa tập trung. Một số công trình nhỏ, nhóm C còn bố trí 2-3 năm mới hoàn thành, vì vậy ảnh hưởng đến việc phát huy hiệu quả vốn đầu tư. Bên cạnh đó trong vấn đề quản lý và sử dụng vốn đầu tư còn xảy ra tình trạng thất thoát và chiếm dụng vốn dẫn đến tiến độ đầu tư không đúng theo kế hoạch và chỉ tiêu đề ra
- Chưa thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư của nước ngoài vào trong tỉnh, không tạo ra được tiềm năng để phát triển, khai thác thế mạnh của vùng kinh tế ven biển.
- Tuy đã chú trọng đầu tư tập trung, nhưng danh mục công trình vẫn còn dàn trải và chậm khắc phục, số công trình chuyển tiếp năm trước còn nhiều.
- Khâu thủ tục chuẩn bị đầu tư một số công trình cấp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5243.doc