MỤC LỤC
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM 1
1) Khái quát về bảo hiểm 1
1.1) Bản chất và định nghĩa về bảo hiểm 1
1.2) Các nguyên tắc cơ bản trong bảo hiểm 5
1.3) Phân loại bảo hiểm 7
2) Khái quát về trục lợi bảo hiểm 8
2.1) Khái niệm về trục lợi bảo hiểm 8
2.2) Đặc điểm về trục lợi bảo hiểm 10
2.3) Phân loại các hình thức về trục lợi bảo hiểm 12
3) Khái quát về bảo hiểm nhân thọ. 14
3.1) Khái niệm về bảo hiểm nhân thọ 14
3.2) Đặc điểm về bảo hiểm nhân thọ 15
3.3) Phân loại các dạng bảo hiểm nhân thọ 17
3.4) Tổng quan thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam năm 2010 20
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM TẠI PRUDENTIAL. 24
1.Giới thiệu về công ty bảo hiểm Prudential 24
1.1)Lịch sử hình thành và thành tựu của Prudential 24
1.2) Các hoạt động kinh doanh và thành quả của Prudential tại thị trường bảo hiểm Việt Nam 27
2.Quy trình xử lí vi phạm và giải quyết trục lợi bảo hiểm của Prudential 31
2.1) Quy trình xử lí vi phạm tại Prudential. 31
2.2) Giải quyết vi phạm đối với các chủ thể tham gia. 33
3) Một số vụ trục lợi bảo hiểm điển hình tại Prudential 36
3.1) Vụ việc thứ nhất: (Vũ Quang Uông). 36
3.2) Vụ việc thứ hai: (Nguyễn Văn Nghĩa) 41
3.3) Vụ việc thứ ba (Hợp đồng số 72021288) 44
CHƯƠNG III : MỘT SỐ BIỆN NHẰM GIẢM THIỂU TRỤC LỢI BẢO HIỂM TẠI PRDENTIAL. 48
1) Nguyên nhân tồn tại trục lợi bảo hiểm tại Prudential. 48 1.1)Nguyên nhân chủ quan 48
1.2) Nguyên nhân khách quan 50
2)Một số biện pháp hạn chế trục lợi bảo hiểm tại Prudential. 55
2.1) Các biện pháp bên trong công ty Prudential 55
2.2) Các biện pháp với các bên liên quan cải thiện môi trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam 59
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4963 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp về trục lợi bảo hiểm tại Prudential, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh doanh theo nhu cầu của thị trường bằng cách mở rộng thêm mạng lưới chi nhánh với 4 chi nhánh nữa trong đó có 3 chi nhánh tại Hà Nội và 1 chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp đến năm 2001, Prudential mở rộng tầm hoạt động của mình tới các thành phố lớn, trọng điểm kinh tế trong cả nước là Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nghệ An cùng với một chi nhánh nữa tại Thành phố Hồ Chí Minh. Không dừng lại ở đó, năm 2002, công ty mở thêm 6 chi nhánh nhằm trọng điểm phát triển thị trường bảo hiểm miền Nam tại các tỉnh Biên Hòa, Khánh Hòa, An Giang, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đăk Lăk và một chi nhánh tại Quảng Ninh. Từ năm 2003 đến năm 2007, Prudential liên tục mở thêm các chi nhánh tại các tỉnh Kiên Giang, Đà Lạt, Long An, Bình Dương Cà Mau, Huế, Thanh Hóa, Quy Nhơn, Thái Nguyên, Bình Thuận. Đến cuối năm 2007, công ty có trên 70 trung tâm phục vụ khách hàng, Văn phòng chi nhánh, văn phòng Tổng đại lí trên toàn quốc, nâng tầm hoạt động của công ty rộng khắp các tỉnh thành ở cả 3 miền.
Song song với việc mở rộng phạm vi hoạt động công ty cũng liên tục mở rộng chất lượng và số lượng các dịch vụ mà mình cung cấp, nhằm xứng tầm một công ty bảo hiểm lớn. Năm 2002 công ty cho ra mắt cổng thông tin chính thức của mình www.prudential.com.vn phục vụ cho người dân có thể dễ dàng tiếp cận thông tin nhiều hơn. Cũng năm đó công ty triển khai dịch vụ nhắn tin tự động SMS và dịch vụ Pru-connect để nâng cao và đa dạng hóa các dịch vụ hỗ trợ đại lí. Kèm theo đó để tạo việc thông thoáng hơn trong việc đóng phí của người tham gia bảo hiểm bằng các công cụ bankassurance liên kết với các ngân hàng lớn của Việt Nam như ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, ngân hàng ACB. Năm 2008 với sự thông thạo và am hiểu thị trường, công ty đã chính thức đưa ra sản phẩm mới: PRUlink - Phú - Bảo Gia Đầu Tư. Đây là sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư đầu tiên tại Việt Nam kết hợp ba yếu tố quan trọng trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân của khách hàng là : Bảo vệ, Tiết kiệm và Đầu tư.
Không những thế với cam kết gắn bó lâu dài đối với thị trường bảo hiểm nhân thọ nói riêng và thị trường tài chính nói chung công ty liên tiếp thành lập các quỹ và công ty con khác. Ngày 15/01/2003:Thành lập quỹ Prudence, cam kết đóng góp 1,3 triệu USD trong 4 năm hoạt động đầu tiên nhằm hỗ trợ các chương trình trọng điểm về giáo. Ngày 24/05/2005, Được cấp giấy phép thành lập Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Prudential Việt Nam với số vốn đầu tư là 23 tỷ đồng. Ngày 09/10/2007, Tập đoàn Prudential đã khai trương Công ty TNHH một thành viên Tài chính Prudential Việt Nam (gọi tắt là Công ty Tài chính Prudential Việt Nam - PruFC), đánh dấu một bước ngoặt trong chiến lược kinh doanh của Prudential tại Việt Nam.
Nhận thấy được sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam, công ty liên tục tăng vốn điều lệ của mình cụ thể, năm 2001 tăng vốn đầu tư từ 15 triệu đô la Mĩ lên 40 triệu đô la Mĩ, năm 2002 lên mức 60 triệu đô la Mĩ, năm 2003 lên tới 75 triệu đô la Mĩ. Qua đó nâng tầm mình lên thành công ty bảo hiểm lớn nhân thọ có thị phần lớn nhất tại Việt Nam.
Thành tựu trong quá trình kinh doanh tại Việt Nam.
Với khả năng am hiểu về thị trường bảo hiểm cũng như sự thích ứng nhanh chóng về kinh doanh bảo hiểm đã tạo cho Prudential một bước tiến mãnh mẽ và vượt bậc trong thị trường bảo hiểm so với các công ty trong nước. Chúng ta có thể nhận thấy điều này tại phần trên của bài khóa luận. Do đó công ty đã đọat được rất nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý từ các tổ chức, cá nhân, ban ngành tại Việt Nam. Sau đây là một số thống kê về các danh hiệu đó:
- 8 lần liên tiếp nhận giải thưởng Rồng Vàng "Dịch vụ bảo hiểm nhân thọ được người tiêu dùng ưa chuộng nhất" năm 2009 do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp cùng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KHĐT) tổ chức
- 3 lần liên tiếp Prudential Việt Nam nhận giải thưởng "Thương mại Dịch vụ Việt Nam - Top Trade Service 2009" do Báo Công thương phối hợp Bộ Công Thương tổ chức.
- Huy chương Hữu nghị cấp Nhà nước do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm trao tặng cho các ông Mark Turker – cựu Tổng Giám đốc Tập đoàn Prudential Toàn cầu, ông Peter Williams – cựu Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam và ông Jack Howell – Tổng Giám đốc Prudential Việt Nam vì những đóng góp của họ tại Việt Nam.
- Prudential Việt Nam nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Nhân dân TP.HCM ghi nhận Prudential có nhiều thành tích trong công tác phối hợp, hỗ trợ thu hút đầu tư nước ngoài và tham gia đầu tư tại TP HCM.
- Prudential Việt Nam nhận giải thưởng “Thương mại Dịch vụ Việt Nam – Top Trade Service 2008” do Báo Công thương phối hợp Bộ Công Thương tổ chức.
- Prudential Việt Nam nhận giải thưởng “Doanh Nghiệp phát triển bền vững – 2008” do Bộ Công thương phối hợp Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia HCM tổ chức.
- Prudential Việt Nam nhận giải thưởng “Saigon Times Top 40” do Saigon Times Group phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư của Tp. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai tổ chức bình chọn
Prudential vinh hạnh nhận Giải thưởng "Quả chuông vàng" cho quảng cáo "Gương mặt Prudential" - một trong 10 đoạn phim quảng cáo hay nhất trong khuôn khổ Giải thưởng Quảng cáo Sáng tạo Việt Nam do Bộ Văn hóa - Thể Thao - Du lịch tổ chức
- Đạt danh hiệu "Thương hiệu số một trong ngành Bảo hiểm - Tài chính - Ngân hàng", đồng thời được bầu chọn vào danh sách "10 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam" trong số 500 thương hiệu khác thông qua giải thưởng "Tầm nhìn thương hiệu Việt 2006".
- Nhận bằng khen của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cần Thơ và Long Xuyên về những đóng góp của Prudential trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2002
- Nhận bằng khen của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP. Hải Phòng về những đóng góp của Prudential trong việc phát triển kinh tế - xã hội của TP. Hải Phòng trong năm 2002
- Nhận bằng khen của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP. Đà Nẵng về những đóng góp của Prudential trong việc phát triển kinh tế - xã hội của TP. Đà Nẵng trong năm 2001
2.Quy trình xử lí vi phạm và giải quyết trục lợi bảo hiểm của Prudential
Quy trình xử lí vi phạm tại Prudential.
Chính sách xử lí vi phạm xảy ra tại Prudential, dựa trên những nền tảng là các mô hình bảo hiểm nước phát triển, cụ thể với việc phân công xử lí lần lượt từng bước được ghi trong nguyên tắc xử lí của công ty. Trong đó việc xử lí vi phạm của Prudential kéo dài khoảng 10 - 12 ngày đối với những vụ việc xảy ra tại Hà Nội và Hồ Chí Minh và những vùng lân cận. Còn đối với các trường hợp ở khu vực xa, do phải chờ phối hợp nhiều vấn đề khác cho một chuyến công tác hiệu quả hơn, quy trình này có thế kéo dài trên 45 ngày nhưng không vượt quá 60 ngày. Tuy nhiên với các trường hợp ở khu vực xa, luôn luôn có những sự xem xét, báo cáo và nhắc nhở đối với người thực hiện công việc xử lí vi phạm. Thực tế thì vẫn có một số trường hợp ngoại lệ riêng đối với từng trường hợp cụ thể, khi đó nhân viên xử lí vi phạm cần chủ động đến xin ý kiến của người lãnh đạo trực tiếp của mình để nhận được chỉ thị cụ thể. Mặc dù vậy rất ít có trường hợp như vậy, hầu hết các vụ việc xử lí vi phạm tại Prudential đều tiến hành như trên cho phần lớn các vụ vi phạm.
Mặt khác việc thực hiện quy trình xử lí vi pham chỉ nhằm xác định vấn đề vi phạm trong việc kí kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm là do người tham gia bảo hiểm hoặc đại lí môi giới bảo hiểm.Cụ thể việc xử lí vi phạm của Prudential được tiến hành theo 3 bước lớn sau:
Xác định quyền lợi của người tham gia bảo hiểm khi có yêu cầu từ việc đòi quyền lợi.
Sau khi nhận được thông tin từ phòng quyền lợi khách hàng gửi đến trung tâm xử lí vi phạm khách hàng của Prudential kéo dài trong vòng một ngày. Tiếp đó trung tâm sẽ thông báo đến phòng quyền lợi khách hàng nhân viên nào sẽ chịu trách nhiệm xử lí vi phạm để có thể trực tiếp làm việc với phòng quyền lợi khác hàng, thường được chia theo khu vực phụ trách. Nhân viên xử lí vi phạm sẽ có 4 ngày làm việc để có một câu trả lời chính thức cho việc quyền lợi khách hàng sẽ được bồi thường theo nội dung hợp đồng hoặc từ chối bồi thường. Việc tiếp nhận hồ sơ bàn giao giữa phòng quyền lợi khác hàng được phép kéo dài trong một ngày, và vào cuối ngày nhân viên phòng xử lí phải có được bản báo cáo và nhập vào dữ liệu máy tính dưới dạng tệp excel.
Trong 3 ngày còn lại Trong đó phải nêu rõ được vi phạm xảy ra là do lỗi của đại lí bảo hiểm hay người tham gia bảo hiểm. Nếu người tham gia bảo hiểm là người có lỗi, nhân viên bảo hiểm phải tiến hành điều tra phỏng vấn đại lí ngay vì bộ phận quyền lợi khách hàng đang chờ kết quả từ trung tâm xử lí để ra quyết định cuối cùng. Mặt khác nếu đại lí bảo hiểm là người vi phạm thì nhân viên xử lí cần phải chỉ rõ vi phạm của đại lí, mời phỏng vấn đại lí để tìm hiểu về quá trình tư vấn và lập hồ sơ yêu cầu bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm. Nếu sai phạm là rõ ràng thì xử lí kỉ luật đại lí theo quy định. Đối với các trường hợp xa, nhân viên sẽ phải chờ kết hợp phỏng vấn nhiều lần trong cùng một khu vực cho mỗi chuyến công tác. Mặc dù vậy có những trường hợp đặc biệt cần phỏng vấn ngay, trong bất cừ hoàn cảnh nào như đối với các vụ việc nóng, nhạy cảm, lớn và các khu vực lân cận Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
Quy trình phỏng vấn đại lí bảo hiểm trong công tác điều tra
Chuẩn bị: Lên kế hoạch công tác trình lên người quản lí của trung tam xử lí vi phạm để được duyệt và thông báo cho khách hàng về việc đình chỉ hợp đồng đang tồn tại. Tiếp theo nhân viên xử lí phải chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ có liên quan đến đại lí và hồ sơ liên quan đến hợp đồng từ các phòng ban có liên quan. Cuối cùng trước khi phỏng vấn phải gửi thư mời phỏng vấn và các bên liên quan đến ngày cụ thể để thực hiện phỏng vấn. Sau đó nhân viên chịu trách nhiệm mời các nhân viên khác thảo luận nhóm về các vấn đề liên quan cần thiết cho việc giải quyết.
Thực hiện phỏng vấn: Việc phỏng vấn diễn ra với các đối tượng là đại lí, khách hàng, các phòng ban có liên quan cùng với các vật dụng, tài liệu cần thiết khác như máy ghi âm, biên bản cuộc họp, tường trình của đại lí và một số thông tin khác do đại lí cung cấp. Trong buổi phỏng vấn phải làm rõ những thông tin về quá trình lập hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và tư vấn bảo hiểm, quá trình bàn hợp đồng bảo hiểm, quá trình phục vụ của đại lí trong thời gian hợp đồng của hiệu lực, quá trình hỗ trợ khách hàng khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Kết luận về việc thực hiện phỏng vấn đại lí bảo hiểm: kéo dài trong vòng 3-5 ngày làm việc. Các nhân viên xử lí vi phạm phải viết báo cáo cho từng trường hợp và cho từng chuyến công tác của mình, kèm theo các đề xuất kỉ luật đại lí nếu đại lí có hành vi vi phạm.
Kết thúc vụ xử vi phạm của nhân viên bảo hiểm.
Trình người lãnh đạo của đội và trung tâm xử lí vi phạm để duyện lần cuối trước khi chuyển sang phòng quyền lợi khách hàng để đưa ra quyết định cuối cùng về vụ việc. Đối với trường hợp bên vi phạm là các đại lí thì trung tâm xử lí vi phạm gửi kết quả phỏng vấn đại lí, cho BP Claim để có thông tin hỗ trợ quyết định quyền lợi khách hàng. Cuối để hoàn tất vụ xử lí là công việc nhập và lưu hồ sơ băng ghi âm cho người điều phối trực tiếp của trung tâm.
Giải quyết vi phạm đối với các chủ thể tham gia.
Việc giải quyết vi phạm sẽ được diễn ra đồng thời với cả ba đối tượng chính là người tham gia bảo hiểm, đại lí bảo hiểm, và các bên liên quan khác.
Người tham gia bảo hiểm.
Với xử lí với người tham gia bảo hiểm đối với các hợp đồng vi phạm được Pridential tổ chức xử lí một cách khéo léo thông qua phòng chăm sóc khách hàng của mình. Các nhân viên trong phòng chăm sóc khách hàng sẽ nhận được các chỉ thị về việc thực thi xử lí đối với các hợp đồng bảo hiểm vi phạm. Đầu tiên người tham gia bảo hiểm sẽ được mời đến tham gia một cuộc đàm phán kín trực tiếp với các nhân viên của Prudential. Tại đây người tham gia bảo hiểm sẽ được giải thích và được nghe trình bày những trường hợp có thể xảy ra đối với các hành vi ứng xử của mình đối. Sau khi được trình bày chi tiết, nhân viên bảo hiểm sẽ thỏa thuận các giải pháp với người tham gia bảo hiểm, dựa trên những quyết định được thông báo từ trước. Trường hợp người tham gia bảo hiểm đồng ý với giải pháp đó, sẽ có một biên bản ghi nhớ và vụ việc sẽ chấm dứt tại đây. Thực tế có tới hơn 90% số vi phạm bảo hiểm được giải quyết ở mức này. Còn trường hợp hai bên không đi được đến thỏa thuận thống nhất, Prudential từ chối việc bồi thường thiệt hại, và sẽ không tiếp tục đàm phám trong khuôn khổ kín, vì vậy việc xử lí sẽ được chuyển cho phòng pháp chế xử lí. Người tham gia bảo hiểm thường bị thiệt hại trong những hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bị vô hiệu, vì vậy cách dễ nhất với họ là đem vụ án ra toàn án xét xử. Lúc này phòng pháp chế có nhiệm vụ thu thập chứng cứ và mời các bên liên quan để làm việc với tòa án, do đó mọi giải pháp sẽ được xử lí theo luật pháp Việt Nam và chấp hành theo phán quyết tại toàn án.
Đại lí bảo hiểm
Đối với các đại lí bảo hiểm việc giải quyết vi phạm phụ thuộc vào mức độ vi phạm và lỗi vi phạm trong việc tư vấn, kí kết, và thực hiện hợp đồng. Thực tế trong việc xem xét các hành vi vi phạm của các đại lí được quy định hướng dẫn giải quyết vào tháng 1/2010, Prudential chia ra tất cả thành 25 lỗi vi phạm của đại lí. Trong đó mức độ vi phạm của các đại lí sẽ phụ thuộc mức độ thiệt hại của vi phạm đó với Prudential. Đây là một quy định khá mới của Prudential và rõ ràng sự thực thi của nó chưa được kiểm chứng. Việc giải quyết vi phạm của các đại lí là khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro trong kinh doanh hơn rất nhiều so với việc giải quyết đối với người tham gia bảo hiểm do mối quan hệ kinh doanh lâu dài và khăng khít của đại lí bảo hiểm với công ty.
Cũng theo quy định thì có các hình thức kỉ luật chính như sau đối với đại lí bảo hiểm:
Nhắc nhở trực tiếp
Nhắc nhở bằng văn bản
Cảnh cáo lần cuối cùng bằng văn bản
Chấm dứt hợp đồng đại lí
Trong trường hợp nghiêm trọng, công ty có quyền thông báo và cung cấp hồ sơ, thông tin về việc vi phạm của đại lí cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc xử lí theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thời hạn xóa kỷ luật đối với các đại lí đối với 3 hình thức kỉ luật đầu tiên lần lượt là 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng. Ngoài ra, công ty còn có các hình thức kỉ luật bổ sung với các đại lí:
Các biện pháp chế tài bằng tài chính
Khấu trừ, truy thu, thu nhập, yêu cầu bồi thường thiệt hại
Truất quyền tham gia hoặc hủy bỏ kết quả thi đua
Giáng cấp hoặc đình chỉ tuyển chọn đại lí ( đối với Trưởng ban, Trưởng nhóm)
Đình chỉ họat động có thời hạn
Đưa vào danh sách đem báo cáo cho Hiệp hội bảo hiểm, cơ quan nhà nước
Ngoài ra công ty có quyền đình chỉ hoạt động đại lí và tạm giữ thu nhập ( bao gồm hoa hồng và các khoản phí trả lãi cho đại lí) để hỗ trợ công tác điều tra.
Các bên liên quan khác.
Thực tế các bên liên quan khác ở đây chủ yếu là người giám định thiệt hại cho đối tượng bảo hiểm và người trực tiếp tham gia khắc phục tổn thất. Về quy định thì Prudential không thể có bất kì một hình thức xử lí nào đối với các chủ thể này, do họ là những người độc lập hoàn toàn với hợp đồng bảo hiểm và Prudential cung cấp. Do vậy, Prudential chỉ có thể thông báo, nhận xét, lưu trữ sao cho phù hợp hơn với công việc kí kết hợp đồng bảo hiểm.
3. Một số vụ trục lợi bảo hiểm điển hình tại Prudential 3.1) Vụ việc thứ nhất: (Vũ Quang Uông)
a) Tóm tắt vụ trục lợi bảo hiểm
Ông giáo về hưu Vũ Quang Uông (sinh năm 1946) trú tại xã Hiệp Lực, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương là khách hàng của 3 công ty bảo hiểm nhân thọ lớn với tổng giá trị hợp đồng mua bảo hiểm 3,651 tỉ đồng. Chỉ tính riêng số tiền ông Uông mua bảo hiểm của Công ty Prudential trong vòng 6 ngày (21/3 - 26/3/2001) qua 4 hợp đồng đã là 750 triệu đồng cùng với sản phẩm bổ trợ chết và tàn tật là 1,5 tỉ đồng. Hằng tháng, ông Uông phải đóng một số tiền bảo hiểm khoảng 15 triệu đồng. Ông Uông đóng phí bảo hiểm đầy đủ (trừ công ty Bảo Minh) đến ngày 1/10/2002. Tối 23/3/2002, tại phố Giẽ, xã Tân Trường, Cẩm Giàng, Hải Dương, do tránh ôtô đi cùng chiều, đường mưa trơn, ông bị ngã, chân trái bị gãy. Ông được người đi đường mang tới cấp cứu tại Bệnh viện Cẩm Giàng. Tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, trong vòng 3 giờ cấp cứu, ông Uông được chuyển lên bệnh viện Việt Đức khám và điều trị sau 39 tiếng đồng hồng kể từ khi nhập viện, ông Uông được cắt lọc và bó bột ở chân.
Tại Bệnh viện tỉnh Hải Dương: Ngày 10/4/2002, ông Uông và gia đình có đơn xin cắt chân. Tại Viện Quân y 7: Ngày 2/5/2002, ông Uông ký đơn xin cắt chân, ngày 3/5/2002 bệnh viện mới tổ chức hội chẩn. Ngày 6/5/2002, tại Viện quân y 107, ông bị cắt cụt 1/3 cẳng chân trái do nhiễm trùng hoại tử phần mềm.
Sau khi bị tai nạn, ông yêu cầu công ty bảo hiểm trả tiền theo thỏa thuận đã ký. Vào ngày 7/10/2002, Prudential Việt Nam nhận được tin báo về sự kiện tai nạn giao thông xảy ra dẫn đến hậu quả ông Vũ Quang Uông bị cắt cụt cẳng chân trái. Trước kết luận của Công an tỉnh Hải Dương về tai nạn của ông Vũ Quang Uông, kết hợp với những bằng chứng thu thập được từ các bệnh viện mà ông Vũ Quang Uông đã điều trị cho tai nạn này, cũng như những thông tin mà Công ty Bảo Việt - nơi ông Uông cũng tham gia bảo hiểm- cung cấp, Prudential không chi trả tiền bảo hiểm cho trường hợp này. Yêu cầu trả tiền bảo hiểm. Prudential không chấp nhận vì cho đây là "màn kịch" của ông Uông từ việc mua bảo hiểm tới việc cưa chân... Không thoả thuận được với nhau, ông Uông khởi kiện ra TAND tỉnh Hải Dương.
Gia đình ông Uông đã phát đơn kiện tới Tòa án Nhân dân tỉnh Hải Dương đòi Prudential Việt Nam phải đền bù như trường hợp bị tai nạn giao thông dẫn đến cụt chân. Trong quá trình xét xử sơ thẩm cũng như trong phiên tòa sơ thẩm ngày 21/6/2004, Prudential đã có kiến nghị thay đổi Chủ tọa phiên tòa. Kiến nghị này đã không được TAND tỉnh Hải Dương chấp thuận. Tại phiên xét xử, Tòa án đã dựa vào các bằng chứng được cung cấp , đã nhận định rằng tai nạn giao thông là có thật và là nguyên nhân dẫn đến ông Uông phải cắt bỏ chân, buộc Prudential Việt Nam phải giải quyết quyền lợi bảo hiểm đối với khách hàng Vũ Quang Uông.
Không đồng ý với phán quyết định trên của Tòa sơ thẩm, Prudential đã đề nghị vụ việc được đưa ra xét xử tại Tòa phúc thẩm.
Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 16/12/2004, quan điểm của Prudential; lời khai của các nhân chứng; cùng với các chứng cứ, tài liệu thu nhận được từ các cơ quan chức năng; các bệnh viện nơi ông Uông đã điều trị và thông báo kết quả điều tra của Công an tỉnh Hải Dương v..v được người bảo vệ quyền lợi của Prudential Việt Nam trình bày công khai trước phiên tòa nhằm xóa bỏ quyết định sơ thẩm nhưng cuối cùng vẫn không thay đổi được quyết định của bản án sơ thẩm.
Ông Nguyễn Đức Chương, Phó tổng giám đốc của Prudential phát biểu sau buổi xét xử toàn án phúc thẩm đại diện của Prudential. “Quan điểm của Prudential Việt Nam là cả hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm đều chưa đánh giá một cách khách quan bản chất của vụ việc, do đó đã đưa ra phán quyết không công bằng về mặt pháp lý. Prudential Việt Nam luôn tôn trọng phán quyết của Tòa án và pháp luật Việt Nam, nhưng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình và quan trọng hơn là đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật nhằm trục lợi bảo hiểm, góp phần bảo vệ sự phát triển lành mạnh của thị trường bảo hiểm Việt Nam, Prudential Việt Nam khẳng định sẽ đề nghị vụ việc trên được xem xét theo trình tự Giám đốc thẩm. Ngoài ra, Prudential sẽ cân nhắc đến khả năng kiến nghị xử lý hình sự đối với hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tiền bảo hiểm của ông Vũ Quang Uông theo pháp luật Việt Nam”.
b) Giải quyết vụ trục lợi
Ngày 21/06/2004, phiên tòa xét sơ thẩm vụ tranh chấp quyền lợi bảo hiểm giữa ông Vũ Quang Uông - một giáo viên về hưu tại tỉnh Hải Dương với Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam (gọi tắt là Prudential VN) đã kết thúc với phần thắng lại thuộc về ông Uông. Tuy nhiên, bản án khiến cho phía bị đơn không "tâm phục khẩu phục". Tòa sơ thẩm chỉ chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn (ông Uông), tuyên buộc Prudential VN (bị đơn) phải trả 750 triệu đồng.
Cho rằng bản án không thoả đáng, Prudential chống án.Ngày 16/12, phiên phúc thẩm được mở. Hội đồng xét xử giữ nguyên án sơ thẩm, đồng thời chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn, buộc Prudential phải trả thêm trên 120 triệu đồng là khoản lãi phát sinh từ số tiền mà bị đơn phải bồi thường theo phán quyết của TAND tỉnh Hải Dương.
Quan điểm của Prudential Việt Nam là cả hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm đều chưa đánh giá một cách khách quan bản chất của vụ việc, do đó đã đưa ra phán quyết không công bằng về mặt pháp lý. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử đã không chấp nhận những lập luận ấy. TAND Tối cao tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm về vụ tranh chấp quyền lợi bảo hiểm giữa Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam với khách hàng tại Hải Dương là ông Vũ Quang Uông. Theo đó, Prudential phải trả gần 900 triệu đồng cho nguyên đơn Uông.
c) Nhận xét toàn bộ về vụ việc
Qua vụ việc nêu trên có nhiều vấn đề cần được xem xét về thái độ cũng như cách xử lí của các bên liên qua.
- Thứ nhất về thái độ của công ty Prudential: là bên cung cấp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho ông Uông có nhiều vấn đề xung quanh việc thực hiện hợp đồng. Nhất là khi tai nạn xảy ra đối với ông Uông, Prudential đã chậm trễ ngay trong việc tham gia điều trị của ông Uông. Với khả năng và kinh nghiệm lâu năm của mình trong việc kinh doanh, Prudential hoàn toàn có thể tham gia cũng như tư vấn để chịu trách nhiệm về sức khỏe đối tác của mình. Hơn thế nữa khi tai nạn xảy ra, trước tiên là điều không mong muốn của cả bên bảo hiểm và bên tham gia bảo hiểm, việc chứng minh lỗi của ai là điều không thể. Vì vậy việc khắc phục tai nạn phải được đặt nên hàng đầu sau đó mới xét đến các tình tiết khác. Hơn thế nữa thời gian điều trị bệnh viện của ông Uông trong thời gian tương đối dài nên bên Prudential không thể viện cớ ý kiến xin cắt chân của ông Uông là không có sự tham gia của bên Prudential.
Mặt khác một ý kiến có thể xem xét ở đây đó chính là thái độ bất hợp tác của Prudential trong việc theo đuổi các vụ đưa ra toàn. Với phán quyết ban đầu của toà chỉ là xét thấy chưa chứng minh có mối liên hệ rõ ràng trong việc cắt chân của ông Uông với tai nạn xảy ra, yêu cầu bên Prudential hoàn trả toàn bộ số tiền bảo hiểm của ông Uông chỉ là 750 triệu đồng bỏ qua số tiền phí bảo hiểm bổ trợ và tàn tật. Với mục đích là bảo hiểm nhân thọ, đặt vấn đề con người nên hàng đầu, nhưng qua cách xử lí của Prudential có thể thấy công ty đã chạy theo mục tiêu kinh doanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của công ty.
- Thứ hai về cách hành xử của ông Uông trong việc ỷ lại các hợp đồng bảo hiểm đã kí trước đó. Đây có thể là một việc điển hình trong rủi ro đạo đức khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Hơn ai hết, là một nhà giáo được mọi người nể trọng trong xã hội, ông Uông phải thể hiện mình là một con người chuẩn mực trong các hành vi của mình. Qua đó chúng ta có thể nhận xét rằng ý thức của người tham gia bảo hiểm của Việt Nam còn rất hạn chế, vì vậy các công ty bảo hiểm phải luôn theo dõi và xử lí tình huống sự cố kịp thời.
3.2) Vụ việc thứ hai: (Nguyễn Văn Nghĩa)
a) Tóm tắt vụ trục lợi bảo hiểm
Vụ kiện giữa nguyên đơn là bà Huỳnh Thị Thảo và bị đơn là Công ty TNHH BHNT Prudential Việt Nam (sau đây gọi tắt là Prudential VN). Theo đơn khởi kiện, ngày 7.2.2006 bà Thảo mua BHNT của Prudential VN cho con trai là Nguyễn Văn Nghĩa, thời hạn đóng bảo hiểm 15 năm, giá trị hợp đồng 70 triệu đồng cho sản phẩm “Phú tích lũy định kỳ gia tăng”, kèm theo sản phẩm bổ trợ “chết và tàn tật” là 80 triệu đồng.Bà Thảo đã đóng tiền được 1 năm (7.590.000 đồng). Tối 5.3.2006, trên đường từ Vĩnh Long về Sa Đéc (Đồng Tháp), đến cầu Cái Cam (Vĩnh Long) thì Nghĩa bị tai nạn giao thông, tử vong. Sau đó, bà Thảo yêu cầu Prudential VN xem xét, đền bù quyền lợi bảo hiểm, nhưng Prudential VN từ chối không đền bù vì cho rằng hợp đồng bảo hiểm trước đó đã vô hiệu, không có hiệu lực.Lý do Prudential VN đưa ra là trước khi ký hợp đồng mua bảo hiểm bà Thảo đã vi phạm, không kê khai trung thực về tình trạng sức khỏe của anh Nghĩa. Vì vậy, Prudential VN chỉ trả lại số tiền bà Thảo đã đóng. Không chấp nhận, bà Thảo đưa vụ việc ra tòa nhờ phân xử.
b) Giải quyết vụ trục lợi
Tháng 8.2008, vụ kiện được TAND tỉnh Đồng Tháp đưa ra xét xử sơ thẩm. Tòa sơ thẩm áp dụng Luật Kinh doanh bảo hiểm để xem xét vụ kiện. Theo tòa, hợp đồng BHNT của bà Thảo đã bị vô hiệu vì theo quy định của Prudential VN thì bà Thảo phải kê khai đầy đủ, khẳng định rõ “có” hoặc “không” các câu hỏi trong phần khai chi tiết về sức khỏe, mà cụ thể ở câu số 7(b): bạn đã, đang có sử dụng ma túy hoặc chất gây nghiện không?, bà Thảo đánh dấu chéo vào ô "không"; trong khi ngày 18.12.2001, Trung tâm y tế dự phòng Đồng Tháp ra thông báo anh Nghĩa bị HIV. HĐXX nhận xét bà Thảo đã vi phạm phần cam kết, khai không trung thực được quy định tại điều 18, 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm nên tuyên bác yêu cầu của bà Thảo đòi Prudential VN bồi thường 150 triệu đồng.Tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX nhận định bà Thảo mua BHNT không phải vì mục đích kinh doanh, nên đây chỉ là hợp đồng dân sự. Việc Tòa sơ thẩm áp dụng Luật Kinh doanh bảo hiểm xem x
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khóa luận- Thực trạng và giải pháp về trục lợi bảo hiểm tại prudential.doc