MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
MỤC LỤC 3
CHƯƠNG I 4
LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẠM PHÁT 4
1.1. Những quan điểm về lạm phát. 4
1.2. Đo lường lạm phát. 5
1.2.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): 5
1.2.2. Chỉ số giá điều chỉnh GDP (DGDP). 6
1.3. Nguyên nhân của lạm phát. 6
1.3.1. Theo mô hình tổng cung – tổng cầu. 6
1.3.2. Các nguyên nhân của lạm phát từ phía tiền tệ. 8
1.4. Tác động của lạm phát tới nền kinh tế. 9
1.4.1. Tác động tích cực. 9
1.4.2. Các hiệu ứng tiêu cực. 10
1.5. Giải pháp kiềm chế lạm phát. 12
1.6. Những biện pháp chiến lược. 13
CHƯƠNG II 14
TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM 14
GIAI ĐOẠN 2000-2008 14
2.1. Tình hình lạm phát giai đoạn 2000 – 2001. 15
2.1.1. Thực trạng. 15
2.1.2 Nguyên nhân của lạm phát. 15
2.1.3 Giải pháp. 17
2.2. tình hình lạm phát giai đoạn 2002-2006. 18
2.2.1. Nguyên nhân. 19
2.2.2. Các giải pháp kiềm chế lạm phát. 22
2.3. tình hình lạm phát giai đoạn 2007 – 2008. 25
2.3.1. Thực trạng: 25
2.3.2. Nguyên nhân. 26
2.3.3. Giải pháp. 29
CHƯƠNG III 36
NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ HOÀN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP 36
3.1. Diễn biến kinh tế. 36
3.2. Giải pháp cho thời gian tiếp theo. 37
3.2.1. Các giải pháp trước mắt: 37
3.2.2. Các giải pháp dài hạn: 39
KẾT LUẬN 41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
42 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5884 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp về vấn đề lạm phát của Việt Nam trong những năm vừa qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bắt đầu hội nhập sâu rộng với nền kinh tế quốc tế, nên lạm phát của Việt Nam không chỉ bị tác động bởi các nhân tố trong nước mà còn bị ảnh hưởng bởi các nhân tố từ ngoài nước, và có diễn biến phức tạp, các yếu tố tác động đan xen nhau, nên việc phân tích, đánh giá và tìm ra nguyên nhân để có giải pháp phù hợp là rất cần thiết.
Qua dãy số liệu về chỉ số giá CPI tại biểu đồ trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay có thể được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 2000-2001 là giai đoạn thiểu phát; Giai đoạn 2002-2006 là giai đoạn lạm phát vừa phải; và giai đoạn 2000-2008 là giai đoạn lạm phát tăng cao. Việc chia ra làm 3 giai đoạn để phân tích xác định những nguyên nhân chủ yếu và giải pháp đối với lạm phát của mỗi giai đoạn.
Mặc dù có nhiều phương pháp phân tích nguyên nhân của lạm phát như đã nêu ở Phần I, nhưng nhóm phân tích lựa chọn cách tiếp cận dựa trên mô hình tổng cung - tổng cầu là phương pháp cơ bản để phân tích và đánh giá. Đồng thời, do hệ thống thống kê số liệu của Việt Nam còn nhiều hạn chế, nên nhóm phân tích coi CPI là chỉ tiêu lạm phát và coi dãy số liệu CPI là thuần nhất, mặc dù trên thực tế, rổ hàng hoá và tỷ trọng của từng nhóm hàng trong CPI có nhiều thay đổi qua các thời kỳ.
2.1. Tình hình lạm phát giai đoạn 2000 – 2001.
2.1.1. Thực trạng.
Trong khi tốc độ tăng GDP đã được cải thiện, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 6,77%, cao hơn so với mức 5,3% của bình quân 2 năm trước đó, nhưng nền kinh tế trong thời gian này lại rơi vào trạng thái thiểu phát. Trong nhiều tháng của 2 năm này chỉ số giá tiêu dùng CPI giảm so với tháng trước. Đây là hiện tượng chưa từng xảy ra đối với nền kinh tế Việt Nam.
Bảng 1: Chỉ số giá tiêu dùng năm 2000, 2001
Tháng
Năm
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
2000
0,4
2,0
0,9
0,2
-0,4
-1
-1,6
-1,5
-1,7
-1,6
-0,7
-0,6
2001
0,4
0,7
0
-0,5
-0,7
-0,7
-0,9
-0,9
-0,4
-0,4
-0,2
0,8
2.1.2 Nguyên nhân của lạm phát.
2.1.2.1. Các nguyên nhân tác động đến tổng cầu:
P ASSR
P0 A
P1 B
AD0
AD1
Y1 Y0 Y
- Nền kinh tế thế giới ở thời kỳ suy thoái do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ liên tiếp xảy ra ở các khu vực Châu Á (1997-1998), một số nước Châu Âu (1998) và Châu Mỹ La tinh (1999), đặc biệt sau sự kiện ngày 11/9/2001 ở Mỹ, làm thị trường hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam bị thu hẹp. Việc xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực tuy tăng lượng nhưng giá thế giới lại giảm làm giảm giá trị xuất khẩu, như cà phê tăng 24% về lượng nhưng giảm 23% về giá trị, gạo tăng 2,1% về lượng nhưng giảm 11,8% về giá trị. Việc giảm giá trị xuất khẩu tác động đến xuất khẩu ròng, đường tổng cầu dịch trái và giá cả giảm.
LM*2 LM*0 LM*1
r
r
IS*1 IS*o
Y2 Yo Y1 Y
- Đồng thời, trong giai đoạn này, lãi suất trên thế giới tăng, nhiều khi cao hơn lãi suất trong nước, làm giảm đầu tư (năm 2000 thâm hụt 754 triệu USD), đường IS* dịch chuyển sang trái, r* tăng làm giảm cầu tiền, đường LM* dịch phải. Tỷ giá giảm xuống. Tuy nhiên, để khuyến khích xuất khẩu, NHNN vẫn cần thực hiện duy trì tỷ giá ổn định nên phải can thiệp thị trường làm LM* dịch trái. Thu nhập giảm và tỷ giá không đổi. Điều này tác động làm giảm tổng cầu, giá cả giảm.
- Chi tiêu của Chính phủ chậm do nhiều dự án chậm được giải ngân, trong khi đó chi ngân sách của Chính phủ vượt dự toán trong 4 năm liên tiếp (1998-2001) cũng là những nhân tố làm đường tổng cầu dịch trái và giá cả giảm.
2.1.2.2. Các nguyên nhân tác động đến tổng cung:
P AS0 AS1
P0 A
P1 B
AD
Y0 Y1 Y
- Giá cả các nguyên liệu đầu vào trên thế giới như giá dầu mỏ, giá lương thực thực phẩm giảm mạnh do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Đặc biệt là chỉ số giá lương thực thực phẩm trong 2 năm này liên tục âm như Biểu đồ CPI ở trên, trong khi tỷ trọng của nhóm hàng này chiếm đến 47,9% trong “giỏ” hàng hoá tiêu dùng của Việt Nam. Giá dầu cũng liên tục giảm, từ mức khoảng 30 USD/thùng đầu năm 2000 xuống còn 19,5 USD/thùng vào cuối năm 2001. Giá cả chi phí đầu vào giảm là nhân tố tác động làm tăng tổng cung, đường AS dịch phải, nền kinh tế di chuyển từ điểm A tới điểm B, kết quả là giá cả giảm.
- Việc áp dụng các chính sách thuế mới như VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp đã loại trừ được chồng chéo trong tính toán, điều tiết thu nhập khoa học, từng bước khuyến khích các thành phần kinh tế điều tiết sản xuất kinh doanh, làm tăng cung, đường AS dịch chuyển phải và giá cả giảm nhưng nền kinh tế đạt mức tăng trưởng (đồ thị trên).
2.1.3 Giải pháp.
Nền kinh tế thiểu phát sẽ kéo theo sản suất đình trệ và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Vì vậy, trong giai đoạn này, Chính phủ đã thực hiện các giải pháp để khắc phục tình trạng thiểu phát, cụ thể:
2.1.3.1. Thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng thông qua một loạt các biện pháp:
Tác động của tăng cung tiền
r LM0 LM1
r0 A
r1 B
IS
Yo Y1 Y
P AS
P1 A
P0 B
AD1
AD0
Y0 Y1 Y
- Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND từ 5% xuống còn 3% vào tháng 5/2001 để khuyến khích tăng lãi suất huy động VND. Đồng thời, trong khoảng thời gian từ tháng 11/2000 đến tháng 5/2001, để hạn chế tác động của lãi suất quốc tế đối với thị trường Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước (sau đây viết tắt là NHNN) đã tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng USD 3 lần từ 5% lên 15%. Đến tháng 12/2001, do tình trạng lãi suất VND thấp hơn lãi suất ngoại tệ, NHNN đã điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ xuống 10%.
- Liên tục điều chỉnh giảm lãi suất tái cấp vốn của NHNN đối với các tổ chức tín dụng (sau đây viết tắt là TCTD) xuống còn 0,4%/tháng. Thực hiện 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản từ mức 0,75%/tháng xuống còn 0,6%/tháng. Điều chỉnh giảm mạnh 2 lần đối với trần lãi suất huy động ngoại tệ của pháp nhân tại các TCTD từ mức 3,5%/năm loại trên 6 tháng xuống mức 1%/năm.
2.1.3.2. Thực hiện các biện pháp kích cầu của Chính phủ:
- Điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu, qua đó làm tăng thu nhập khả dụng của dân cư, tăng tổng cầu làm đường AD dịch phải, làm tăng thu nhập và tăng mức giá cả chung. Đồng thời, việc điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu cũng làm tăng chi phí sản xuất, tác động làm đường AS dịch trái làm tăng giá.
- Bên cạnh việc điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu, Chính phủ thực hiện biện pháp giảm giờ làm từ 48 tiếng/tuần xuống còn 40 tiếng/tuần. Như vậy, chi phí thực tế trả lương cho người lao động tăng lên, làm tăng chi phí sản xuất chung, đường IS dịch trái làm tăng giá.
2.2. Tình hình lạm phát giai đoạn 2002-2006.
Trong giai đoạn 2002-2006, lạm phát Việt Nam duy trì mức tăng 1 con số. Đây là mức tăng trưởng có thể nói là phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, nhờ vậy đã góp phần tích cực làm kinh tế Việt Nam giai đoạn này duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2002-2006 là 7,7%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 6,45% của 5 năm trước 1997-2001.
Bảng 2: Tốc độ tăng CPI và GDP 2000-2006
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
CPI
-0,6
0,8
4,0
3,0
9,5
8,4
6,6
GDP
6,75
6,84
7,04
7,24
7,69
8,43
8,17
2.2.1. Nguyên nhân.
Có thể phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát trong thời kỳ này theo mô hình tổng cung- tổng cầu cụ thể như sau:
2.2.1.1. Các nhân tố tác động tổng cầu:
- Trước hết, khi xem xét các nhân tố tác động đến tổng cầu của nền kinh tế thì các chỉ tiêu tiền tệ, trong đó có cung tiền và tốc độ tăng trưởng tín dụng là những nhân tố quan trọng. Trong giai đoạn 2002-2006, do nguồn vốn đầu tư tư nhân trong giai đoạn này chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân hàng thì tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đã đóng góp đáng kể để tăng đầu tư, góp phần làm tăng cầu của nền kinh tế, ảnh hưởng nhất định đến lạm phát. Mức tăng tổng phương tiện thanh toán (M2) bình quân đạt 27,25% và tín dụng tăng ở mức bình quân 26% mỗi năm được coi là tương đối phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng, nhưng cũng có tác động nhất định đến mức lạm phát vừa phải trong giai đoạn này. Qua biểu đồ trên cho thấy mặc dù trong giai đoạn 2000-2003, CPI và các chỉ tiêu tiền tệ hầu như không có mối quan hệ, nhưng trong giai đoạn 2004-2006, CPI và các chỉ tiêu tiền tệ có quan hệ khá chặt chẽ. Và tốc độ tăng trưởng cao của M2 và tín dụng trong giai đoạn 2004-2006 đã có tác động nhất định đến tăng tổng cầu và tăng chỉ số giá tiêu dùng.
- Một trong những nhân tố quan trọng góp phần làm tăng tổng cầu góp phần làm tăng GDP và đưa Việt Nam từ giai đoạn thiểu phát 2000-2001 sang lạm phát thấp vào giai đoạn này là do diễn biến kinh tế quốc tế diễn ra khá thuận lợi. Kinh tế thế giới trong giai đoạn phục hồi mạnh sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu theo báo cáo của IMF tăng mạnh từ mức 1,2% của năm 2001 lên mức 1,9% năm 2002; 2,5% năm 2003; 5,1% năm 2004; 4,3% năm 2005; 5,1% năm 2006. Kinh tế thế giới tăng trưởng tạo điều kiện cho thúc đẩy xuất khẩu, cũng như việc đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, cải thiện cán cân thanh toán, nhất là trong năm 2006. Luồng vốn nước ngoài vào nhiều, nhưng các biện pháp trung hoà của Ngân hàng Nhà nước chưa được thực hiện kịp thời đã góp phần làm tăng M2 gây ra lạm phát.
- Cùng với diễn biến kinh tế thế giới khá thuận lợi, việc thực hiện các hiệp định thương mại Việt-Mỹ và lộ trình cắt giảm thuế để gia nhập AFTA, cùng với việc ký kết hiệp định EU trong năm 2003 và các Hiệp định song phương khác đã tác động tích cực làm tăng tổng cầu nền kinh tế.
- Thu nhập của dân cư đã tăng lên đáng kể, tác động không nhỏ đến tăng tiêu dùng và tăng tổng cầu của nền kinh tế. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng mạnh, từ mức 440 USD/người năm 2002 lên mức 725 USD/người năm 2006. Thêm vào đó, việc cải cách chế độ tiền lương của Chính phủ đã được thực hiện cùng với các biện pháp kích cầu khác của Chính phủ, như giảm giờ làm từ 48 tiếng/tuần xuống còn 40 tiếng/tuần, một mặt làm tăng tiêu dùng của nền kinh tế, nhưng mặt khác cũng làm gia tăng chi phí sản xuất, đã có tác động làm gia tăng giá cả.
- Chi tiêu của Chính phủ là một nhân tố quan trọng góp phần làm tăng giá cả. Chi ngân sách thường xuyên tăng vượt dự toán trên 6%, riêng năm 2004 lên tới trên 20%. Nguồn chi của Chính phủ, đặc biệt là chi vào các công trình dự án lớn như Thuỷ điện Yaly, đường Hồ Chí Minh đã góp phần tích cực trong việc kích cầu và tăng trưởng kinh tế, đồng thời khắc phục tình trạng thiểu phát của Việt Nam.
- Tuy nhiên, trong các nhân tố tác động đến tổng cầu, trong giai đoạn này cũng có nhân tố làm giảm tổng cung. Đó là cán cân thương mại của Việt Nam bắt đầu chuyển từ trạng thái thặng dư sang thâm hụt lớn, tức là xuất khẩu ròng của Việt Nam bị giảm sút.
Như vậy, xét về các yếu tố bên cầu trong giai đoạn 2002-2006, nền kinh tế xuất hiện cả những yếu tố làm tăng cầu và những yếu tố làm giảm cầu, nhưng nhìn chung những yếu tố tăng cầu là chủ yếu, làm cho đường AD dịch chuyển phải, dẫn đến lạm phát tăng.
2.2.1.2. Các nhân tố tác động đến tổng cung:
Qua biểu Tốc độ tăng GDP 2000-2006 nêu trên, có thể nhận thấy tốc độ tăng CPI năm 2004 có mức gia tăng đột biến và tiếp tục duy trì trong những năm tiếp theo. Bên cạnh những nhân tố tác động đến bên cầu làm tăng lạm phát như đã nêu trên, việc tăng CPI năm 2004 còn có những tác động từ phía cung. Đó là:
- Giá nguyên liệu đầu vào như dầu thô, thép, nhựa, phân bón... trên thị trường thế giới tăng cao, làm chi phí sản xuất tăng, ảnh hưởng đến tổng cung của nền kinh tế và làm tăng giá. Giá dầu thế giới tăng từ mức 32 USD/thùng vào đầu năm 2004 lên đến mức kỷ lục 56 USD/thùng vào tháng 10/2004 và tăng dần trong những năm tiếp theo. Trong nước, Bộ Tài chính đã 2 lần điều chỉnh tăng giá xăng dầu vào tháng 2 và tháng 6/2004.
- Giá lương thực thực phẩm cũng tăng mạnh, chủ yếu là do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm và do tăng giá phân bó, dầu thô. Chỉ số giá lương thực thực phẩm so với cùng kỳ năm trước đã có lúc lên đến 17% (vào tháng 9/2004) và cũng là mức tăng cao nhất trong 5 năm trước đó. Trong rổ hàng hoá tính CPI của Việt Nam, quyền số đối với nhóm hàng lương thực thực phẩm lên đến 47,9% theo điều tra năm 2000 (đến cuộc điều tra năm 2005, quyền số đối với nhóm hàng lương thực thực phẩm giảm xuống còn 42,85%). Do vậy, việc tăng giá nhóm hàng lương thực thực phẩm đã có ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng giá trong năm này.
Do lương thực thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong rổ hàng hoá tiêu dùng của Việt Nam, nên việc tăng giá hàng lương thực thực phẩm sẽ có những ảnh hưởng “dây chuyền” đến nhu cầu tăng lương, tăng chi phí sản xuất. Cùng với việc tăng giá các nguyên liệu đầu vào khác đã gây nên tác động “tâm lý” đối với kỳ vọng về lạm phát, làm giá cả tiêu dùng tăng mạnh.
2.2.2. Các giải pháp kiềm chế lạm phát.
Tác động của giảm cung tiền
r LM1 LM0
r1 B
r2 A
IS
Y1 Y0 Y
P AS
P1 A
P2 B AD0
AD1
Y1 Y0 Y
Trước tình hình chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2004 có xu hướng tăng cao, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát đồng bộ, bằng việc ban hành chỉ thị số 30/2004/CT-TTg ngày 05/8/2004 về các biện pháp kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường trong thời gian trước mắt, cụ thể:
Tác động giảm thuế đến CPI
r LM0
r2 B
r1 A
IS0 IS1
Y0 Y1 Y
P AS0 AS1
P1 A
P2 B
AD0
Y0 Y1 Y
- Thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, tích cực, chặt chẽ như điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong tháng 7/2004 từ mức 2% lên 5% đối với tiền gửi huy động bằng VND và tăng từ mức 4% lên 8% đối với tiền gửi huy động bằng ngoại tệ, đồng thời không trả lãi cho tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc để tăng hiệu quả sử dụng vốn của các TCTD; tăng cường thực hiện nghiệp vụ thị trường mở. Các biện pháp này có tác động làm hạn chế cung tiền (đường LM dịch trái sang LM1), giảm tổng cầu (đường AD dịch trái sang AD1) và kiềm chế lạm phát như biểu đồ bên.
- Thực hiện tăng cường quản lý chặt chẽ chi tiêu tài khoá. Cắt giảm 10% kinh phí chi thường xuyên, nâng cao hiệu quả công tác tiết kiệm trong đầu tư. Việc cắt giảm chi tiêu chính phủ có tác động làm đường IS dịch trái, tổng cầu của nền kinh tế giảm và tác động làm giảm lạm phát nhưng cũng làm giảm thu nhập.
- Điều chỉnh thuế giảm đối với các mặt hàng nguyên liệu đầu vào như phôi thép, clanke phù hợp. Ngày 01/3/2004, thuế phôi thép được điều chỉnh giảm xuống 0%, nhưng đến ngày 15/6/2004 tăng lên 10% và đến ngày 31/8/2004 giảm xuống còn 5%. Thuế clanke để sản xuất xi măng cũng được giảm từ 40% xuống còn 10%. Việc điều chỉnh giảm thuế có tác động làm tăng đầu tư, đường IS dịch phải sang IS1, tăng tổng cung (đường AS dịch phải sang AS1) và kiềm chế lạm phát.
- Thực hiện bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu như ban hành Nghị định số 169/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 hướng dẫn việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá nhằm ngăn chặn các hoạt động đầu cơ tăng giá; tăng cường kiểm soát thị trường đối với các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là mặt hàng tân dược. Đây là biện pháp để ổn định tâm lý của người dân (tác động theo lý thuyết kỳ vọng hợp lý của lạm phát).
Với những biện pháp trên, chỉ số giá tiêu dùng sang năm 2005 và 2006 đã giảm. Tuy nhiên, qua phân tích diễn biến lạm phát trong giai đoạn 2002-2006 cho thấy có những vấn đề nổi lên.
* Thách thức cho những năm tiếp theo:
Một là, về chính sách tiền tệ, tốc độ tăng M2 trong những năm 2004-2006 thường xuyên ở mức trên dưới 30%, trong ngắn hạn có tác động nhất định khuyến khích cho phát triển kinh tế nhưng về dài hạn sẽ có ảnh hưởng đến lạm phát của những năm tiếp theo, nhất là khi các yếu tố tiền tệ có tác động trễ đến lạm phát.
Hai là, về chính sách tài khoá, mặc dù trong giai đoạn 2002-2006, GDP tăng trưởng mạnh và liên tục, nhưng bội chi ngân sách nhà nước hàng năm luôn ở mức 5% GDP. Việc ngân sách thâm hụt kéo dài và với khối lượng ngày càng lớn, có khi phải dùng đến tiền phát hành của Ngân hàng Nhà nước để bù đắp. Theo Frederic S.Mishkin, các trường phái trọng tiền của Friedman và quan điểm của Keynes đã chỉ ra rằng lạm phát cao không thể chỉ do một mình chính sách tài chính thúc đẩy nên, nhưng thâm hụt ngân sách có thể là nguồn gốc gây nên lạm phát khi đó là nguồn thâm hụt dai dẳng mà không phải là tạm thời và khi chính phủ trang trải thâm hụt bằng tạo thêm tiền chứ không phải là phát hành trái khoán ra công chúng. Vì vậy, ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách liên tục trong nhiều năm có thể là một phần nguyên nhân dẫn đến lạm phát tăng cao trong năm 2000-2008.
Ba là, nền kinh tế của Việt Nam còn yếu, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế thường “dễ bị tổn thương”. Mặc dù cán cân thanh toán tổng thể từ năm 2002-2006 bội thu cao, nhưng phân tích về cơ cấu thì cán cân vãng lai, đặc biệt là cán cân thương mại thường xuyên thâm hụt ở mức cao và được bù đắp bằng cán cân vốn. Vì vậy, khả năng chống đỡ đối với các cú sốc bên ngoài, như cú sốc về giá dầu, lãi suất quốc tế, đối với lạm phát là khó khăn.
Bốn là, trong kinh tế vĩ mô, mục tiêu lạm phát và tăng trưởng trong ngắn hạn thường có mâu thuẫn nhau. Vì vậy, trong điều hành cần xác định rõ những mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn. Tuy nhiên, do trình độ dự báo cũng như điều hành còn hạn chế, nên Chính phủ chưa chủ động trong việc lựa chọn mục tiêu lạm phát hay tăng trưởng. Nhất là trong điều kiện tài chính quốc tế đang diễn biến phức tạp như hiện nay thì việc lựa chọn mục tiêu trong điều hành càng trở nên phức tạp.
2.3. tình hình lạm phát giai đoạn 2007 – 2008.
2.3.1. Thực trạng:
Đây là giai đoạn lạm phát tăng cao. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2007 là 12,63% (cao nhất kể từ năm 1996 trở lại đây), và đến tháng 10/2008 tăng 21,64% so với tháng 12/2007, tăng 23,15% so với cùng kỳ năm ngoái (cao nhất kể từ năm 1992). Giá cả tăng cao do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Bảng 3: Tình hình tăng chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2007 và 2008
Tháng
Năm
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
2007
1,05
2,17
-0,22
0,49
0,77
0,85
0,94
0,55
0,51
0,74
1,23
2,91
2008
2,38
3,56
2,99
2,2
3,91
2,14
1,13
1,56
0,18
-0,19
2.3.2. Nguyên nhân.
Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2000-2008 là sự kết hợp giữa cả cầu kéo và chi phí đẩy.
2.3.2.1. Các nguyên nhân tác động đến tổng cầu:
Một là, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định trong nhiều năm qua và việc Việt Nam gia nhập WTO đầu năm 2007 đã tạo thêm động lực phát triển cho nền kinh tế. Sự mở rộng mạnh mẽ của nhu cầu chi tiêu cho đầu tư của tư nhân và công cộng là nhân tố làm cho tổng cầu tăng nóng. Tổng đầu tư toàn xã hội năm 2007 khoảng 493,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 43% GDP với số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được phê duyệt đạt 21,3 tỷ USD và vốn thực hiện đạt 6,4 tỷ USD, cao hơn 77% so với năm 2006.
Hai là, thu nhập của người dân tăng do tăng trưởng kinh tế liên tục trong các năm gần đây, tiền lương tăng và thu nhập tăng từ kiều hối, đầu tư tài chính và nguồn thu nhập khác, thể hiện ở Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả năm 2007 tăng hơn 20%. Thu nhập của người dân tăng làm cho thói quen tiêu dùng thay đổi và nhu cầu tiêu dùng tăng lên gây áp lực đối với giá hàng tiêu dùng trong khi GDP năm 2007 chỉ tăng 8,48%, cầu vượt cung dẫn đến lạm phát.
Ba là, chính sách tiền tệ được nới lỏng trong khoảng thời gian dài nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nhưng khi bắt đầu xảy ra lạm phát lại chậm được điều chỉnh. Tốc độ tăng trưởng M2 và tín dụng từ năm 2004-2007 thường xuyên tăng ở mức cao, bình quân hàng năm M2 tăng 23%, tín dụng tăng 38%. Chính sách tiền tệ có tác động trễ làm lạm phát tăng cao vào năm 2007, 2008.
Bốn là, luồng vốn nước ngoài vào nhiều, đặc biệt trong năm 2006 và 2007 do môi trường đầu tư thuận lợi, nguồn vốn nước ngoài chảy vào lớn (cán cân vốn liên tục thặng dư ở mức cao). Việc luồng vốn nước ngoài vào nhiều nhưng chưa được NHNN áp dụng ngay các biện pháp trung hoà, hoặc các biện pháp đã áp dụng (như điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc vào tháng 6/2007) chưa đủ liều lượng, dẫn đến M2 tăng nhanh, ảnh hưởng đến tổng cầu và lạm phát.
Năm là chi tiêu ngân sách ngày càng lớn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như: xây dựng mới đường xá, cầu cống, bến cảng, các khu đô thị; khôi phục lại các công trình nhằm khắc phục hậu quả thiên tai.... Thâm hụt ngân sách liên tục trong nhiều năm trong khi quy mô nền kinh tế ngày càng lớn nhưng chưa đặt ra kế hoạch phấn đấu giảm dần bội chi; do đó không tạo được áp lực đối với việc kiểm soát và tiết kiệm chi tiêu ngân sách. Những khoản chi ngân sách lớn nhưng hiệu quả không cao, thâm hụt ngân sách kéo dài trong nhiều năm và một phần được bù đắp bằng việc phát hành thêm tiền dẫn đến hậu quả lạm phát tăng cao.
Sáu là do tâm lý hoang mang của người dân trước giá cả thị trường tăng cao, dẫn đến hiện tượng "lạm phát kỳ vọng". Trong khi đó, vai trò của Nhà nước trong quản lý thị trường (trong đó có thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản) và quản lý giá cả, quản lý xuất nhập khẩu còn nhiều bất cập, yếu kém; chậm đề ra các chính sách thích hợp, có hiệu quả để quản lý và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của các hoạt động này. Công tác nghiên cứu dự báo và thông tin thị trường chưa được coi trọng đúng mức. Năng lực tham mưu tổng hợp về kinh tế vĩ mô chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý điều hành. Công tác thông tin tuyên truyền, giải thích tình hình vẫn chưa kịp thời, chưa đủ rõ và thiếu nhất quán, nhất là trước những diễn biến mới và khi ban hành các chính sách, giải pháp có tính nhạy cảm, gây tâm tư lo lắng trong xã hội. Lạm phát kỳ vọng là một yếu tố mới xuất hiện, đẩy lạm phát ngày càng tăng cao, và gây khó khăn trong việc kiểm soát lạm phát của Chính phủ.
2.3.2.2. Các yếu tố bên cung làm tăng lạm phát:
- Trong hai năm qua, nhiều loại nguyên vật liệu thế giới giá tăng rất cao như: dầu mỏ, than đá, sắt thép, phân bón nhựa...., kéo giá trong nước tăng theo. Đặc biệt, giá dầu mỏ đã liên tục tăng trong năm 2007 và đã lên tới mức trên 90 USD/thùng vào cuối năm 2007, và đạt đỉnh mới 125,96 USD vào ngày 09/5/2008. Những loại chi phí tăng lên đó đã tác động tới hầu hết các nền kinh tế, tạo nên chi phí đầu vào rất cao đối với nhiều loại hàng hoá, dẫn tới chi phí sản xuất cao, buộc các doanh nghiệp tăng giá bán hàng hoá của mình. Làn sóng tăng giá này làm giá cả chung trên thị trường tăng mạnh mẽ, đẩy nền kinh tế tới lạm phát. Như vậy chi phí đầu vào sản xuất trong nước tăng mạnh, tất yếu dẫn đến tăng giá cả hàng hóa do chi phí đẩy.
- Nguồn cung lương thực, thực phẩm giảm mạnh do dịch cúm gia cầm, lợn tai xanh, lở mồm long móng bùng phát làm giá thực phẩm tăng mạnh. Các trận lũ lịch sử cũng làm nguồn cung lương thực thực phẩm giảm mạnh. Dịch bệnh, thiên tai, thời tiết và yếu tố đầu cơ đã làm cho giá hàng nông sản tăng vọt. Trên thế giới, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, giá cả lương thực tăng vọt đã tác động đến giá lương thực thực phẩm. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng trực tiếp làm cho giá cả và lạm phát tăng cao.
- Nhà nước chủ động thực hiện lộ trình giá thị trường đối với một số loại vật tư đầu vào cơ bản của nền kinh tế, từng bước xóa bỏ bao cấp qua giá đối với một số nhóm hàng (xăng, điện, than, xi măng, thép) đã tác động lên giá cả các mặt hàng tiêu dùng.
- Công nghệ sản xuất còn lạc hậu, năng suất lao động thấp, tốc độ tăng năng suất lao động chậm hơn tốc độ tăng thu nhập và tăng vốn đầu tư đã làm cho giá thành các sản phẩm, hàng hóa tăng lên.
2.3.3. Giải pháp.
Trước tình hình lạm phát liên tục tăng cao, Chính phủ đã đưa ra hàng loạt các chỉ đạo để kiềm chế tốc độ tăng giá của thị trường tại Chỉ thị số 18/2007/CT-TTg ngày 01/8/2007 về một số biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá của thị trường; Công văn số 75/TTg – KTTH ngày 15/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ để đôn đốc thực hiện Chỉ thị số 18/2007/CT-TTg nêu trên; Chỉ thị số 23/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các giải pháp điều hành giá cả, bình ổn thị trường; văn bản số 319/TTg-KTTH ngày 03/3/2008 về tăng cường biện pháp kiềm chế lạm phát năm 2008; Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP ngày 17/4/2008 về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Các chỉ đạo của Chính phủ đều tập trung vào những nhóm giải pháp chính như sau:
(1) Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, chủ động và linh hoạt, bảo đảm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục tạo điều kiện để huy động các nguồn vốn phục vụ phát triền kinh tế. Theo đó, NHNN đã thực hiện các giải pháp giảm cung tiền, đẩy đường LM dịch trái nhằm tăng lãi suất, giảm đầu tư, làm đường AD dịch trái và giảm lạm phát, cụ thể nêu một số chính sách như sau:
- Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Từ tháng 6 năm 2007 NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên gấp 1,5-2 lần đối với cả tiền gửi DTBB bằng VND và ngoại tệ. Trong tháng 2/2008, NHNN tiếp tục điều chỉnh tăng tỷ lệ DTBB từ 10% lên 11%, đồng thời mở rộng diện tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. Đây là những biện pháp "mạnh" nhằm giảm cung tiền.
Năm
2004
2005
2006
2007
9/2008
1. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
- Kỳ hạn tiền gửi < 12 tháng
2
5
5
10
11
- Kỳ hạn tiền gửi > 12 tháng
1
2
2
4
11
2. Lãi suất cơ bản
7.5
7.8
8.25
8.25
14
3. Lãi suất tái cấp vốn
5
6
6.5
6.5
15
4. Lãi suất chiết khấu
3.5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và giải pháp về vấn đề lạm phát của Việt Nam trong những năm vừa qua.doc