Đề tài Thực trạng và giải pháp về vốn phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam

 

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

I. Cơ sở lý luận chung về vốn đối với phát triển kinh tế trang trại 1

1.1. Khái niệm, vai trò đặc điểm của vốn đối với sự phát triển

trang trại 2

2. Các nguồn hình thành vốn phát triển kinh tế trang trại 3

3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng vốn trong các

trang trại 5

4. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả

sản xuất kinh doanh 8

II. Thực trạng về vốn phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam 12

1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở nước ta 12

2. Thực trạng về vốn phát triển kinh tế trang trại 15

3. Cơ cấu vốn phát triển kinh tế trang trại 16

III. Quan điểm và giải pháp về vốn phát triển kinh tế trang trại 17

1. Những quan điểm về vốn với phát triển kinh tế trang trại 17

2. Những biện pháp chủ yếu 18

Tài liệu tham khảo 21

Mục lục 23

 

 

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp về vốn phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thị trường thế giới. Nhưng hiện nay hầu hết các trang trại đều trong tình trạng thiếu vốn giá những giống các những cây con lại rất cao, quy trình sản xuất phức tạp nên hiện nay phổ biến các trang trại ở nước ta sản xuất độc canh cây, còn kém giá trị. Để chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi thì vai trò của vốn là hết sức quan trọng và cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Vai trò của vốn thể hiện việc đẩy nhanh quá trình sản xuất như: sản xuất kịp thời vụ, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất thúc đẩy sản xuất thâm canh, làm tăng năng suất cây trồng vật nuôi, đưa quy mô sản xuất đến tối ưu. Vai trò này của vốn xuất phát từ đặc điểm của sản xuất như tính thời vụ làm cho quá trình luân chuyển vốn có nhiều phức tạp. Ví dụ trong sản xuất nếu trang trại không tiêu thụ được sản phẩm hay chưa tiêu thụ được thì sẽ rất khó khăn cho quá trình sản xuất tiếp theo, nếu có đủ vốn trang trại có thể chăm sóc cây trồng vật nuôi đầy đủ chất dinh dưỡng làm tăng năng xuất, tăng chất lượng sản phẩm. 2. Đặc điểm của vốn sản xuất trong các trang trại Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất gắn liền với các điều kiện của tự nhiên như: thời tiết, khí hậu, sản xuất diễn ra trên không gian rộng lớn: đối tượng sản xuất là những cơ thể sống. Do vậy vốn sản xuất của các trang trại có các đặc điểm sau: + Trong vốn sản xuất của trang trại có thể chia thành vốn cố định và vốn lưu động, trong đó vốn cố định bao gồm: tư liệu sản xuất mang tính sinh học và tư liệu sản xuất mang tính kỹ thuật. Trong đó tư liệu sản xuất mang tính kỹ thuật như: Máy móc, thiết bị, nhà xưởng: tư liệu sản xuất mang tính sinh học: gia sức kéo cầy, bò sữa, gia súc sinh sản... đối với tư liệu sản xuất này trong tổ chức sản xuất cần phải chú ý tới chế độ chất dinh dưỡng, khẩu phần thức ăn ngoài phần phục vụ cho duy trì còn đáp ứng yêu cầu sản xuất do vậy trong tổ chức sản xuất cần chú ý sau: Để cho các tư liệu sản xuất sinh học hoạt động hiệ quả phải chú ý tới chế độ chất dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ. Các tư liệu sản xuất này không thể thay thế các bộ phận khi cần thiết như các tư liệu sản xuất mang tính kỹ thuật. Trong tổ chức sản xuất các tài sản cố định này không phải khấu hao như các tài sản khác. Các tài sản loại này mẫn cảm với thời tiết do vậy trong tổ chức sản xuất phải cần chú ý chế độ chăm sóc, chuồng trại. - Trong sản xuất nông nghiệp chu kỳ sản xuất dài và tính thời vụ một mặt hàng cho sự tuần hoàn của vốn và sự luân chuyển vốn chậm chạp, kéo dài thời gian thu hồi vốn dài, khả năng rủi ro của vốn là cao, trong sản xuất cần một lượng vốn dự trữ lớn .... Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cần chú ý một số điều sau: + Phải đa dạng hoá các loại cây trồng vật nuôi theo phương châm lấy chăn nuôi dài để đảm bảo nâng cao vòng quay của vốn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. + Đối với các tư liệu sản xuất mang tính kỹ thuật thì phải đa dạng hoá công dụng không để máy nghỉ làm ứ đọng vốn. - Trong sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện khí hậu thời tiết... ngoài ra còn phụ thuộc vào thị trường như giá cả... nên rủi ro trong vốn sản xuất là rất lớn, lợi nhuận thấp ngay trong quá trình sử dụng vốn cũng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên như khi mưa nhiều thì khả năng bón phân vô cơ cũng phải hạn chế khả năng sử dụng thuôc trừ sâu cho cây trồng lớn.... làm cho quá trình dự trữ vốn trở nên hết sức phức tạp. Do vậy trong tổ chức sản xuất các trang trại cần chú ý sau: + Trang trại luôn có một khoản vốn lưu động + Phải có quỹ bảo hiểm đề phòng cho những tình huống rủi ro trong quá trình sản xuất. - Trong sản xuất có một bộ phận sản xuất của nông nghiệp như: cây con giống không qua lưu thông mà được chuyển trực tiếp làm tư liệu sản xuất. Do vậy vòng tuần hoàn của vốn có thể được chia thành vòng tuần hoàn đầy đủ và không đẩy đủ. Vòng tuần hoàn không đầy đủ là vòng tuần hoàn của mộ bộ phận vốn không được thực hiện ngoài thị trường mà được tiêu dùng ngay trong nội bộ các trang trại. Vòng tuần hoàn đây đủ yêu cầu vốn lưu động phải trải qua tất cả các giai đoạn của sản xuất trong đó có giai đoạn tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay ở Việt Nam hầu hết các trang trại chưa hạch toán đầy đủ chi phí của quá trình sản xuất nên chưa đánh giá chính xác hiệu quả của quá trình sản xuất, cần chú ý các điểm sau: + Trong sản xuất phải hạch toán chính xác đầy đủ chi phí sản xuất và doanh thu. + Nâng cao trình độ hạch toán kinh tế cho các chủ trang trại. 2. Các nguồn hình thành nguồn vốn phát triển kinh tế trang trại - Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách của Nhà nước Nhìn chung giai đoạn từ 1991 – 2000 vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn ước đạt 65,2 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 10,5% trong tổng nguồn vốn đầu tư xã hội. Trong giai đoạn từ 1991 – 1995 là 8,5% trong tổng nguồn vốn đầu tư, từ 1996 – 2000 là khoảng 11,4%, tốc độ tăng vốn đầu tư trong 5 năm từ 1996 – 2000 là 21%. Vậy nhà nước đã có sự đầu tư cao hơn cho nông nghiệp nói chung và cho kinh tế trang trại nói riêng, đặc biệt là 2 năm gần đây vốn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn tăng lên 15% trong tổng số vốn đâù tư cho xã hội. Nguồn vốn này chủ yếu là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó tỷ trọng vốn đầu tư cho thuỷ lợi chiếm phầm lớn. Ngoài ra nhà nước còn đầu tư cho nông nghiệp qua tín dụng ưu đãi hỗ trợ cho nông dân của các chủ trang trại. Cụ thể như: Ngày 22 – 9- 2000 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã kịp thời ban hành quyết định số 423/2000 NĐ - NHNN về chính sách tín dụng ngân hàng đối với các trang trại và có hiệu lực thi hành từ ngày 7 –19 – 2000. Theo đó các trang trại trong ba khu vực: Miền núi, Hải đảo, vùng đồng bào khơ me sống tập trung được giảm 15% so với lãi xuất cho vay thông thường của các tổ chức tín dụng. + Thời gian cho vay phù hợp với thời gian sinh trưởng và phát triển, thời gian thu hoạch tiêu thụ của cây trồng vật nuôi phù hợp với thời gian khấu hao tài sản cố định. Thời gian thuê và khả năng trả của chủ trang trại. Mức vay ngắn hạn là 12 tháng dài hạn là 6 tháng, vay từ 20 đến 50 triệu đồng không phải thế chấp nhưng phải có phương án kinh doanh khả quan hiệu quả và nộp giâý chứng nhận quyền sử dụng đất không có tranh chấp. Ngày 2 – 1 – 2001 Thủ Tướng Chính Phủ lại tiếp tục có ban hành quyết định số 02/ 2001/ NĐ - TGG về chính sách hỗ trợ phát triển đối với trang trại như các dự án sản xuất nông nghiệp. Nhà nước đang dự kiến dành khoảng 1149 triệu USD cho quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn đến năm 2001. Ngoài ra nhà nước đã có nhiều chính sách khác hỗ trợ cho nông nghiệp nông thôn như: Chính sách 135 về xoá đỏi giảm nghèo, chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi trọc, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp... Nhìn chung nguồn vốn đầu của Nhà nước chủ yếu tập chung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng và có ý nghĩa rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung và kinh tế trang trại nói riêng. - Nguồn vốn tự có của trang trại Đây là nguồn vốn chủ yếu nó được tích luỹ trong nhiều năm của các trang trại đặc biệt là từ nghị quyết 10 tháng 4 năm 1988 của TW sản xuất nông nghiệp bắt đầu có sự phát triển người nông dân sản xuất đi vào sản xuất thâm canh quy mô ngày càng tăng đầu tư lớn vào các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh như: Sản xuất lúa gạo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, sản xuất cà phê ở Tây Nguyên: vải thiều ở Lục Ngạn Bắc Giang. Nhiều nơi đã phát triển đàn gia súc, gia cầm với quy mô lớn như ở các vùng ven đô với nguồn vốn tự có là chủ yếu và ngày càng tăng dần cùng với các chính sách phát triển của Nhà nước. Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cũng đang góp phần quan trọng thúc đẩy quy mô tăng trưởng kinh tế ở các vùng phát triển kinh tế hàng hoá tập trung. Phương thức đầu tư chủ yếu là ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ các yếu tố đầu vào như: công nghệ sản xuất, cây con giống, thức ăn, phân bón... ở Việt Nam mô hình tổ chức sản xuất của nhà máy đường Lam Sơn, Lâm trường Sông Hậu là những mô hình sản xuất liên kết với các trang trại, hộ nông dân điển hình là có hiệu. Hiện nay Nhà nước đang có chính sách khuyến khích mô hình tổ chức sản xuất này, đây là mô hình sản xuất hàng hoá văn minh. - Nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Năm 1987 đến 1994 vốn FDI vào nông nghiệp là 784 triệu USD chiếm 8,2% tổng số FDI Việt Nam tỷ lệ vốn thực hiện do sức hấp dẫn đầu tư chưa cao. Trong những năm vừa qua nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích thu hút đầu tư nên dòng vốn đầu tư này vẫn tăng. Cụ thể năm 1998 có 225 dự án với 2,3 tỷ USD chủ yếu đầu tư tập chung vào trồng và chế biến cao su, cà phê, chè, mía đường, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hiệu quả sử dụng vốn FDI cũng đáng khích lệ: năm 1997 doanh thu của các dự án là 60 triệu USD lợi nhuận là 30 USD, hàng năm giải quyết được hàng ngàn việc làm. - Ngoài nguồn vốn đầu tư trực tiếp hàng năm còn có nhiều dự án đầu tư gián tiếp của các tổ chức kinh tế và chính phủ các nước phát triển đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. Nguồn vốn này chủ yếu được đưa vào xây dựng cơ sở hạ tầng và được đưa vào nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho các hộ và các trang trại. 3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng vốn trong các trang trại. - Sản xuất nông nghiệp gắn liền với các điều kiện tự nhiên quá trình tổ chức sản xuất diễn ra trên một không gian rộng lớn đối tượng sản xuất lại là những cơ thể sống mẫu cảm với điều kiện của tự nhiên. Đây là những nhân tố mang tính khách quan, với trình độ khoa học công nghệ như ngày nay thì sự khắc phục của con người vẫn còn rất nhiều hạn chế đặc biệt là trong ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi trồng thuỷ sản trong thực tế nhiều mùa mưa bão lũ lụt đã làm nhiều trang trại nuôi trồng thuỷ sản nhiều vườn cây ăn quả bị thất thu ví dụ điểm hình là năm 1997 sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Những nhân tố này làm cho quá trình quản lý vốn có nhiều phức tạp như quá trình sử dụng máy móc thiết bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, sử dụng máy móc không được liên tục như trong các ngành nông nghiệp. Do đó hiệu quả sử dụng máy thường không cao. Ngay cả quá trình sử dụng vốn lưu động thường biến động hết sức phức tạp nên khả năng thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp không cao. Để khắc phục bớt những rủi ro trong quá trình sử dụng vốn các trang trại cần chú ý một số vấn đề sau + Đối với các loại máy móc thiết bị như máy làm đất các loại máy thu hoạch, gieo trồng.... cần nâng cao hiệu quả sử dụng bằng cách bộ phận phát lực được sử dụng kết hợp với nhiều loại máy công tác trang trại có thể kết hợp sản xuất với làm dịch vụ vụ phụ các hộ nông dân hay các trang trại khác. + Để giảm bớt rủi ro trong sản xuất cần đa dạng hoá các loại cây trồng vật nuôi. + Các đơn vị sản xuất cần có quỹ dự phòng khi có rủi ro xảy ra như tham bảo hiểm cho cây trồng vật nuôi chích một phần lợi nhuận thành lập quỹ bảo hiểm cho doanh nghiệp. - Những nhân tố kinh tế cũng ảnh hưởng đến quá trình sử dụng vốn. Sản xuất nông nghiệp ngoài chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên mà còn chịu ảnh hưởng của cả nhân tố thị trường như giá cả, cung cầu. Trong sản xuất các trang trại không thể dự báo được những sự biến động của thị trường do chạy theo lợi nhuận trước mắt nên thương là xảy ra sản xuất tự phát mà trong thực tế xay ra (trong sản xuất cà phê ở Tây Nguyên, sản xuất thuỷ sản ). Việc không thống nhất giữa hệ thống cơ sở hạ tầng chung với hệ thống cơ sở hạ tầng trong các trang trại do sản xuất thiếu vốn nên không đạt được quy mô tối ưu, không tận dụng hết các hết các nguồn lực trong trang trại. - Những nhân tố xã hội Qua điều tra kết quả cho thấy Các chủ trang trại là công nhân viên chức về hữu sản xuất hiệu quả hơn các nhóm chủ trang trại là nông dân. Chủ trang trại là cán bộ hưu trí về hưu thường là những người có trình độ văn hoá cao hơn, có khả năng hoạch toán kinh doanh, có khả năng nhìn nhận về thị trường do đó mà sản xuất hiệu quả cao hơn. Hiện nay ở nước ta còn rất nhiều chủ trang trại ở trong tình trạng không có khả năng hoạch toán kinh doanh đây là khó khăn cho hội nhập về nền nông nghiệp thế giới. Để nâng cao hiệu quả sản xuất thì chúng ta cần có chương trình đào tạo các chủ trang trại đây là yêu cầu cấp bách của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá. 5. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các trang trại. - Tổng doanh thu của các trang trại: Đây là chỉ tiêu tổng quát phản ánh quy mô sản xuất nó được sử dụng phổ biến ở các trang trại. Theo điều tra tổng giá trị sản xuất bình quân của một trang trại là 105, 426 triệu đồng. Cụ thể ta có bảng sau: Tổng thu bình quân của một trang trại năm 1998 Chỉ tiêu Các tỉnh Tổng thu (trđ) Trồng trọt Chăn nuôi Thuỷ sản Lâm nghiệp Bình quân chung 105,426 60,88 28.776 14.526 1.246 Sơn la 46,05 41,07 4,21 0,48 0,29` 33,25 16,1 10,02 2,28 4,85 24,48 12 4.73 6.86 0.89 Hà Nội 129,74 18,48 52,05 58,64 0,57 Thanh hoá 101,94 51,3 0,23 0,23 1,45 Nghệ An 38.58 20.65 8.96 8.96 3.16 Đắc lắc 162.92 160.97 1.76 1.76 0.0 - Giá trị sản phẩm hàng hoá. Sản xuất hàng hoá là đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại. Từ kinh tế hộ nông dân tự cung tự cấp lên sản xuất hàng hoá nhỏ, các hộ nông dân đã và đang chuẩn bị điều kiện về vốn, đất đai kiến thức và kinh nghiệm, công nghệ, thị trường... để chuyển lên sản xuất hàng hoá lớn – phát triển kinh tế trang trại, để đánh giá trình độ phát triển hàng hoá, có thể sử dụng hai chỉ tiêu sau: quy mô sản phẩm hàng hoá và tỷ xuất sản phẩm hàng hoá. Quy mô giá trị sản phẩm hàng hoá của một số tỉnh Chỉ tiêu Tỉnh Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Thuỷ sản Lâm nghiệp Bình quân chung 91,449 36,40 0,428 13,998 0,0 Sơn la 40,816 12,88 1,997 0,428 0,0 Yên Bái 21,916 7,39 6,533 1,997 0,0 Quảng Ninh 18,056 15,13 56,94 6,53 0,0 Hà Nội 117,55 45,32 6,94 56,94 0,0 Thanh Hoá 90,76 16,6 6,35 38,49 0,0 Nghệ An 28,0 78,32 4,54 5,23 0,0 Gia Lai 82,89 140,35 1,38 0,03 0,0 Đắc Lắc 141,86 114,0 1,847 0,12 0,0 II. Thực trạng về vốn trong các trang trại ở Việt Nam 1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay ở nước ta hiện nay phần lớn các hộ nông dân đều là tiểu nông tuy nhiên hiện nay đã và đang hình thành xu hướng các hộ sản xuất hàng hoá theo mô hình trang trại. Các trang trại suất hiện không những ở những vùng xuất khẩu hàng lớn mà còn suất hiện ở cả những vùng sản xuất hàng hoá chưa phát triển ở vùng có diên tích đất bình quân đầu người thấp. Hiện nay theo số liệu bao cáo của các tỉnh trong cả nước dựa trên sự hướng dẫn sơ bộ về khái niệm các tiêu chí nhận dạng trang trại của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, các địa phương đã vận dụng vào điều tra khảo sát và tập hợp báo cáo về Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn vào khoảng 113 nghìn trang trại, ở nước ta hiện nay diện tích đất canh tác ngày càng có xu hướng giảm và phân tán do vậy theo yêu cầu của công nghiệp hoá hiện đại hoá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì phát triển nông nghiệp theo nhiều hướng trang trại theo nhiều hướng khác nhau như sản xuất thâm canh, nuôi trồng những cây còn có giá trị kinh tế cao. 1.Thực trạng về vốn cho phát triển kinh tế trang trại Nguồn vốn: vốn sản xuất kinh doanh của các trang trại chủ yếu là vốn tự có theo điều tra khoảng 91,03% trong đó các trang trại ở đắc lắc vốn tự có chiếm 96% gia lai và lâm đồng chiếm 3%. Tình hình vốn tự có ở các trang trại ở một số tỉnh Tỉnh Tỷ trọng vốn tự có Đắc Lắc 96% Gia Lai 931 Lâm Đồng 80,65 Thanh Hoá 79,9 Sơn La 75,42 Vốn tự có chủ yếu được tích luỹ từ nhiều năm trong quá trình sản xuất của các trang trại. Do sản xuất nông nghiệp thường gặp rủi do nhiều, khả năng trả nợ thấp nên các trang trại thường e ngại trong vay mượn. Trong các nguồn vốn vay thì chủ yếu là vay trực tiếp từ ngân hàng chiếm 48,08% (bình quân) trong tổng nguồn vốn vay theo dự án10,19% vay khác 34,99%. Vốn vay của các trang trại hiện nay còn nhiều hạn chế trong khi hầu hết các đơn vị thiếu vốn sản xuất, mới chỉ đáp ứng được 50% - 60%. Việc vay vốn từ ngân hàng các tổ chức tín dụng còn nhiều bất cập như thủ tục, thời gian vay trả, lượng vốn vay. Tỷ lệ phần trăm vay vốn ngân hàng trong tổng nguồn vốn vay Tỉnh Tỷ lệ phần trăm Gia Lai 65,37 Đắc Lắc 66,34 Lâm Đồng 63,62 Ninh Thuận 73,83 Long An 68,76 Cà Mau 61,79 - Về quy mô vốn của các trang trại Theo điều tra năm 1999 cho thấy: tổng vốn sản xuất bình quân của các trang trại ở 15 tỉnh (thành phố) là 291,43 triệu trong đó cao nhất là tỉnh Đắc Lắc 619,5 triệu. Tuỳ thuộc vào phương hướng sản xuất kinh doanh khác nhau mà lượng quy mô sản xuất còn nhỏ so với nhiều nước trong khu vực như ở Nhật, Mỹ, Thái Lan, Đài Loan. Quy mô nhỏ gây ra nhiều hạn chế trong việc huy động vốn tối ưu các nguồn lực hiện nay quy mô có xu hướng ngày càng tăng dần cùng với các chính sách ưu đãi của nhà nước. Các trang trại chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thuỷ sản, có vườn cây lâu năm thì quy mô vốn thường là lớn. Giữa các vùng cũng có chênh lệch về quy mô vốn giữa tỉnh cao nhất so với tỉnh thấp nhất gấp nhau là 6,2 lần, giữa các nhóm chủ trang trại cũng có sự chênh lệch này nhóm chủ trang trại là công chức về hưu có quy mô vốn nhỏ hơn nhóm chủ trang trại là nông dân. Vốn bình quân của các trang trại ở một số tỉnh Tỉnh Vốn (Trđ) Tỉnh Vốn (Trđ) Đắc Lắc 619,5 Hà Nội 164,6 Lâm Đồng 552,96 Thanh Hoá 120,36 Bình Dương 489,68 Long An 159,70 Khánh Hoà 360,57 Cà Mau 151 Ninh Thuân 348,68 Nghệ An 113,66 Gia Lai 472.57 Quảng Ninh 112,67 Đồng Nai 209,74 Yên Bái 95,90 2. Cơ cấu của vốn của các trang trại Theo số liệu điều tra cho thấy tỷ trọng giá trị vườn cây lâu năm bình quân của một trang trại là khá cao 62,62% nếu cộng thêm giá trị đàn vật nuôi cơ bản thì tỷ trọng là 64,51%.. còn các tư liệu sản xuất có nguồn gốc kỹ thuật như nhà xưởng máy móc thiết bị... chiếm tỷ trọng thấp 4,48% trong đó các phương tiện vận tải, máy kéo, chiếm 2,4%. Như vậy các yếu tố trên chiếm đại đa số bộ phận giá trị tư liệu sản xuất và tài sản của trang trại là 74,98% từ kết quả nghiên cứu trên ta có nhận xét sau. - Thứ nhất trình độ cơ giới hoá nông nghiệp còn rất thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hoá hiện đại hoá. Hiện nay phổ biến trong nông nghiệp nói chung và trong trang trại nói riêng vẫn sử dụng lao động của con người là chủ yếu nên năng suất lao động là thấp. - Thứ hai trong giá trị tư liệu sản xuất mang tính sinh học thì chủ yếu là cây lâu năm hay nói cách khác trong sản xuất nông nghiệp thì trồng trọt vẫn chiếm đại đa số mà trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải giảm tỷ trọng trồng trọt tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. 3. Những mặt được và chưa được trong huy động và sử dụng vốn. Trong những năm gần đây chúng ta đã nhận thức được vai trò quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đặc biệt là trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá nhờ vậy mà nông nghiệp được nhà nước không ngừng tăng đầu tư qua ngân sách nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, từ các thành phần trong nước làm sản xuất nông nghiệp tăng trưởng liên tục từ 3 – 4 % một năm nhà nước đã đa dạng hoá các hình thức cung cấp vốn, tháo gỡ nhiều thủ tục phức tạp trong vay vốn, tỷ trọng vốn vay dài hạn và hạn tăng lên như ngày 22 – 9- 2000 Thống Đốc Ngân Hàng Nhà nước đã ban hành quyết định số 423/2000 NĐ - NHNN về chính sách tín dụng ngân hàng đối với kinh tế trang trại, ngày 2 – 1- 2001 thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số02 / 2001/ NĐ - TTg về chính sách hỗ trợ phát triển đối với trang trại như các dự án phát triển nông nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu với số vốn dự kiến là 1149 triêụ USD ngày 30 – 3-1999 Thủ tướng Chính phủ gia quyết định số 67/1999/QĐ - TTg về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. - Nhưng nhìn vào thực trạng hiện nay các nguồn vốn cho vay hiện nay tới người sản xuất còn phổ biến là nhỏ thời gian vay còn nhiều bất cập, nhiều nơi người nông dân còn không giám vay mượn do sản xuất thường đối mặt với nhiều rủi ro. - Nhiều trang trại sử dụng vốn không có hiệu quả do chưa nhận biết được thị trường đã đầu tư mở rộng sản xuất khiến cung cầu sản phẩm vượt quá cầu như giá cà phê đã giảm xuống trong một số năm vừa qua. Ngay trong việc đầu tư vốn của Nhà nước cũng chưa thực sự hiệu quả. Đầu tư còn dàn trải không tập chung, thiếu đồng bộ chưa thống nhất khi các công trình đầu tư vào sử dụng hiệu quả không cao. III. Một số quan điểm và giải pháp về vốn cho phát triển trang trại. 1. Một số quan điểm về vốn đối với phát triển kinh tế trang trại Nhà nước cần tạo cơ sở pháp lý cho các trang trại trong việc huy động vốn. Qua thực tế khảo sát, nghiên cứu cho phép chúng ta có thể khẳng định rằng kinh tế trang trại là mô hình sản xuất tiên tiến hiệu quả trong nông nghiệp đây là kiểu tổ chức sản xuất thực sự đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hoá, kinh tế trang trại có khả năng giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn. Vậy để có các trang trại có thể vay được vốn với lượng đủ lớn, tận dụng từ nhiều nguồn khác nhau đặc biệt là nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư nông thôn thì nhà nước tạo điều kiện về mặt pháp lý cho các trang trại có thể huy động được vốn không phải thế chấp. Trong qúa trình kinh doanh yêu cầu các chủ trang trại tiến hành hoạch toán kinh doanh. Hoạch toán kinh doanh là yêu cầu của cơ chế thị trường, nhờ có hoạch toán kinh doanh mới biết được lỗ lãi, tìm ra nguyên nhân của vấn đề và có biện pháp khắc phục. Hiện nay ở nước ta nhiều trang trại vẫn chưa hoạch toán chu trình trong quá trình kinh doanh đặc biệt là các trang trại nông dân nên các chủ trang trại là cán bộ hưu chí về hưu kinh doanh thường có hiệu quả hơn. Từ vấn đề nghiên cứu trên đòi hỏi trong thời gian tới chúng ta phải có những chương trình đào tạo phổ cập bằng nhiều biện pháp tổng vừa bằng những mô hình thực tế và lý thuyết kinh tế sản xuất nông nghiệp để chuẩn bị cho quá trình hội nhập vào khu vực và thế giới. Hạch toán sản xuất kinh doanh không những là công cụ quản lý của trang trại mà còn là công tụ quản lý của Nhà nước hạch toán kinh doanh là niềm tin cho các nhà đầu tư. Trong sản xuất nông nghiệp do thường có nhiều rủi ro sức hút vốn từ các thành phần kinh tế khác thấp nên nguồn vốn đầu tư là chủ yếu và hết sức quan trọng. Nguồn vốn này cần tập chung vào xây dựng cơ sơ hạ tầng chung, đầu tư qua tín dụng kinh doanh của các tổ chức tín dụng, Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào các hoạt động tín dụng này. Vốn đầu tư của Nhà nước vào nông nghiệp nông thôn vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội do nông nghiệp là ngành sản xuất ra lương thực thực phẩm nuôi sống con người mặt khác nông nghiệp nông thôn là địa bàn của 80% dân cư, 70% lao động xã hội trong khi hiện nay sức thu hút lao động từ các ngành khác rất hạn chế. Đầu tư vốn phát triển trang trại một mặt đưa các nguồn lực trong nông nghiệp vào vay những người sản xuất giỏi mặt khác trang trại là mô hình sản xuất có khả năng giải quyết lao động trong khu vực nông thôn, tạo thu nhập cho người lao động. Với nguồn cho vay của Nhà nước đối với các trang trại cần có thời gian vay trả linh động đối với các trang trại đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản nếu có nhu cầu vay vốn theo dự án đảm bảo khả năng trả nợ cao để nâng cao tính hấp dẫn trong huy động vốn của trang trại. 2. Một số giải pháp chủ yếu về vốn cho kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay. Trong các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội nông thôn nói chung kinh tế trang trại nói riêng là nguồn lực quan trọng và nó càng trở nên quan trọng hơn trong điều kiện nước ta hiện nay khi mà sản xuất thủ công là chủ yếu, nhiều cơ sở hạ tầng trong trai trại chậm phát triển kém hiệu quả nhất là ở những vùng có lượng vốn thật trong khi khu cầu mua sắm lại rất lớn. Để khắc phục những mâu thuẫn trên cần giải quyết những vấn đề cơ bản sau. Chúng ta cần quy hoạch tổng thể việc phân vùng khu vực sản xuất hàng hoá để kết hợp một cách có hiệu quả giữa nguồn vốn đầu tư của nhà nước với vốn đầu tư của trang trại để tránh những hiện tượng đầu tư tự phát như đã xảy ra trong sản xuất thuỷ sản, cà phê... Mặt khác việc quy hoạch tốt còn tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động vốn từ các thành phần kinh tế,việc quy hoạch vùng sản xuất tốt tạo điều kiện cho người sản xuất đi vào sản xuất thâm canh nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi, giúp cho việc quản lý đầu tư của Nhà nước có hiệu quả hơn. Nguồn vốn đầu tư của Nhà nước trước hết cần tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, thuỷ lợi xây dựng khu công nghiệp chế biến. Vốn đầu tư này có vai trò thúc đẩy nhanh chóng sự ra đời của các trang trai, thu hút vốn đầu tư các thành phần kinh tế khác đặc biệt là các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Ngoài ra nhà nước cần dành một phần vốn để đầu tư qua tín dụng ưu đãi với những vùng còn có nhiều khó khăn, những trang trại khai hoang phục hoá đất để sản xuất. Cần coi trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, cần được bình đẳng trong việc huy động vốn như các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Để làm được điều này nhà nước cần tạo cơ sở pháp lý công nhận tư cách pháp nhân cho các trang trại để có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau đặc biệt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc62352.DOC
Tài liệu liên quan