ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ
A. LỜI NÓI ĐẦU:
B. NỘI DUNG:
I- CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM:
1/ KINH TẾ TƯ NHÂN LÀ THÀNH PHẦN KINH TẾ NHƯ THẾ NÀO?
1.1_ Khái niệm về kinh tế tư nhân:
1.2_ Bản chất của kinh tế tư nhân:
1.3_ Đặc điểm của kinh tế tư nhân:
1.3.1- Một số đặc trưng cơ bản của kinh tế tư nhân:
1.3.2- Đặc điểm của kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay:
2/ TẠI SAO PHẢI PHÁT TRIỂN THÀNH PHẦN KINH TẾ TƯ NHÂN?
2.1_ Vai trò của thành phần kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân:
2.2_ Gía trị chân chính của kinh tế tư nhân:
II- THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM:
1/ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN:
2/ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN:
2.1_ Thực trạng về ngành nghề, cơ cấu loại hình doanh nghiệp:
2.2_ Thực trạng về phân bổ các loại hình kinh tế tư nhân trong vùng miền:
2.3_ Thực trạng nguồn nhân lực:
2.4_ Thực trạng về nguồn vốn:
2.5_ Thực trạng về kết quả sản xuất- kinh doanh:
3/ MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN:
3.1_ Hạn chế của khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta:
3.2_ Nguyên nhân của những hạn chế của khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta:
III- GIẢI PHÁP:
C. KẾT LUẬN:
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1755 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và hướng phát triển kinh tế tư nhân theo định hướng XHCN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoá cũng được phát triển nhanh chóng . Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá. ở đây kinh tế hàng hoá đã thực sự thay đổi về chất gắn liền với sản xuất lớn hiện đại. Cơ cấu của kinh tế thị trường chủ yếu dựa trên sơ sở của mô hình tổ chức doanh nghiệp có mục tiêu cao nhất và cuối cùng là tạo ra giá trị thặng dư . Cơ chế hoạt động tất yếu của nó là không ngừng chuyển giá trị thặng dư thành tích luỹ tăng thêm của sự phát triển kinh tế . Đó là mô hình tổ chức kinh doanh có hiệu quả nhất thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, nó có hiệu quả phù hợp với cơ chế thị trường hiện đại.
*Ba là: kinh tế tư nhân là bộ phận quan trọng của kinh tế thị trường . Cơ chế thị trường là cách thức duy nhất và tốt nhất để một nền kinh tế vận hành có hiệu quả cao . Kinh tế thị trường là phương tiện để đạt đến một nền sản xuất hiện đại . Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã cho chúng ta thấy rằng các quốc gia đều không thể không sử dụng cơ chế thị trường. Ngược lại kinh tế thị trường khó có thể tồn tại và phát triển nếu không có sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân nói cách khác cơ chế thị trường hiện đại chính là dạng sinh tồn của kinh tế tư nhân mà điển hình là mô hình tổ chức doanh nghiệp . Bất kỳ nền kinh tế nào hoạt động theo cơ chế thị trường đều phải thừa nhận và khuyến khích mô hình doanh nghiệp này . Ngược lại mô hình này tự nó ứng xử theo cơ chế thị trường và có sức sống mãnh liệt trong môi trường của kinh tế thị trường.
Tóm lại sự tự do tham gia kinh doanh của kinh tế tư nhân , chủ yếu là các doanh nghiệp, vào bất kỳ lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ nào cũng là cơ sở của cơ chế thị trường –ở đó có sự cạnh tranh của những người bán và người mua. Và đó chính là động lực quan trọng để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
1.3.2- Đặc điểm của kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay:
Kinh tế tư nhân ở nước ta đang tồn tại và phát triển trong những điều kiện chủ yếu sau:
*Một là: kinh tế tư nhân mới được phục hồi và phát triển nhờ công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
*Hai là: kinh tế tư nhân hình thành và phát triển trong điều kiện có nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản. Về mặt kinh tế nhà nước nắm trong tay một lực lượng vật chất to lớn có khả năng chi phối mọi hoạt động kinh tế xã hội của đất nước. Nhà nước có thể chi phối định hướng sự phát triển của các thành phần kinh tế thông qua hệ thống chính sách, công cụ quản lý kinh tế vĩ mô như chính sách tài chính, tiền tệ, kế hoạch hoá, chính sách kinh tế đối ngoại ...
*Ba là: kinh tế tư nhân nước ta ra đời và phát triển trong điều kiện quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội không phải là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Kinh tế tư nhân ra đời gắn liền với sự thủ tiêu của quan hệ sản xuất phong kiến và xác lập sự thống trị, chi phối của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phục vụ giai cấp tư sản và nhà nước tư sản. ở nước ta kinh tế tư nhân được coi là công cụ, là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh theo mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, là bộ phận cấu thành của quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa.
*Bốn là: kinh tế tư nhân nước ta ra đời ở một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phát triển kém trong bối cảnh thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa, giải phóng sức sản xuất, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Như vậy, kinh tế tư nhân ở nước ta có nhiều điểm khác so với các nước tư bản chủ nghĩa. Những đổi mới ở nước ta trong những năm qua thực chất là chuyển đổi mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung và hình thành mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
2/ tại sao phảI phát triển thành phần kttn?
2.1_Vai trò của thành phần KTTN trong nền kinh tế quốc dân:
Kinh nghiệm ở nhiều nước cũng như ở nước ta cho thấy: sự thành công về kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của khu vực KTTN, nhất là giai đoạn đầu của quá trình chuyển sang nền KTTT. KTTN có vai trò tích cực:
*Thứ nhất: KTTN khai thác và tận dụng có hiệu quả tiềm năng về vốn, các nguồn nguyên liệu, vật tư có sẵn trong nước, kể cả thiết bị cũ.
*Thứ hai: KTTN tạo công ăn việc làm cho lượng lớn lao động. Trong giai đoạn 2001- 2005 khu vực KTTN đã tạo ra 6,75/7,5 triệu việc làm(chiếm 90%). Trong điều kiện nước ta vấn đề lao động và việc làm đang là vấn đề cấp bách. Khu vực kinh tế tư nhân là nơi thu hút ,tạo việc làm mới cho xã hội. Vai trò này càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong điều kiện nước ta, khi mà khả năng thu hút lao động khu vực kinh tế nhà nước còn hạn chế. Phát triển kinh tế tư nhân làm mở rộng nhanh thị trường lao động theo lĩnh vực, ngành và lãnh thổ, nó làm tăng sự lựa chọn cho người lao động khi tham gia thị trường lao động. Sự phát triển của kinh tế tư nhân không chỉ góp phần tạo việc làm mà còn có tác dụng thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu lao động vốn đang mất cân đối ở nước ta hiện nay, do đó góp phần đáng kể cho việc ổn định xã hội.
*Thứ ba: KTTN sản xuất ra nhiều hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát bảo đảm tính ổn định và bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội.
Đóng góp quan trọng vào GDP và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Trong các ngành, lĩnh vực kinh tế tư nhân đều chiếm tỷ trọng bán hàng hoá rất lớn. Do đó nó đóng góp rất lớn vào GDP và trong những năm gần đây khu vực kinh tế tư nhân có tốc độ tăng trưởng rất nhanh góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng của kinh tế Việt nam. Kinh tế tư nhân có đóng góp đáng kể trong trồng trọt, chăn nuôi đặc biệt là chế biến, xuất khẩu. Nhờ đó mà kinh tế nông nghiệp đã có sự chuyển dịch quan trọng theo hướng sản xuất hàng hoá, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
*Thứ tư: KTTN giữ vai trò hỗ trợ, bổ sung cho khu vực kinh tế nhà nước, tạo thành mối liên kết, hợp tác, cạnh tranh để cùng phát triển, góp phần vào công cuộc CNH- HĐH đất nước.
Đóng góp của các khu vực dân doanh vào ngân sách nhà nước đang có xu hướng tăng nhanh. Đó là do việc nộp thuế môn bài, VAT trong nhập khẩu, thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh và các phí khác. Khu vực kinh tế tư nhân có đóng góp rất lớn trong việc thu hút các nguồn đầu tư xã hội nó đóng vai trò là nguồn vốn chủ yếu đối với sự phát triển của kinh tế địa phương.
*Thứ năm: KTTN góp phần duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống, kinh nghiệm sản xuất- kinh doanh, kinh nghiệm quản lí đã được tích lũy qua nhiều thế hệ của từng gia đình, dòng họ. Phát huy truyền thống gắn liền với hiện đại.
*Thứ sáu: KTTN tạo lập sự cân đối và phát triển kinh tế giữa các vùng, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn.
*Thứ bảy: KTTN tuyển chọn cán bộ quản lí, phát triển kĩ năng lao động cho một bộ phận người lao động. Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường trong và ngoài nước. Đối với những nước đang trong quá trình phát triển KTTT thì khu vực KTTN thực sự là động lực tăng trưởng kinh tế.
2.2_Gía trị chân chính của KTTN:
Chúng ta đang chứng kiến một thời đại các rào cản đầu tư, thương mại hàng hóa và dịch vụ dần bị dỡ bỏ, nền kinh tế thị trường mở đang tạo điều kiện dễ dàng cho KTTN lớn mạnh không ngừng. Trong quá trình phát triển, KTTN đã tồn tại dưới nhiều dạng như cá thể, tiểu chủ, công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và ngày nay là những công ty đa quốc gia. Sự lớn mạnh của các công ty đa quốc gia trong những năm cuối của thế kỉ XX cho thấy KTTN đã có sự phát triển vượt bậc với những thay đổi về chất. Các công ty đa quốc gia chính là biểu hiện của KTTN được quốc tế hóa, nó trở thành lực lượng hùng mạnh nhất của KTTN.
KTTN không chỉ có tiếng nói quyết định đến sức mạnh kinh tế của hầu hết các quốc gia mà còn trở thành một lực lượng kinh tế có ý nghĩa chính trị toàn cầu. Phát triển khu vực KTTN có ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn tính đa dạng phong phú của đời sống kinh tế:
*Một là: giá trị nhân văn của KTTN. Thực tế KTTN có vai trò đắc lực tạo ra sự phát triển của xã hội, tạo cho mỗi cá nhân vô số cơ hội có việc làm để khẳng định mình, để mưu cầu cuộc sống và hạnh phúc, tức là góp phần tạo ra con người vói nhiều phẩm chất tốt đẹp hơn. Phát triển kinh tế, suy cho cùng không phải là mục tiêu mà chỉ là phương tiện. Mục tiêu tối thượng của nhân loại là xã hội phát triển, con người phát triển. Có thể nói rằng KTTN là một phương tiện quan trọng để con người có cơ hội hoàn thiện mình trong quá trình phát triển hướng thiện của nhân loại. Con người đã sáng tạo ra và quyết định lựa chọn KTTN để phát triển, nhưng đồng thời với KTTN lại là môi trường tốt để con người tự thân phát triển, con người có cơ hội tự hoàn thiện vì sự phát triển của chính nó và thông qua đó phát triển toàn xã hội. Đó chính là giá trị nhân văn chân chính của KTTN.
*Hai là: Phát triển năng lực con người. KTTN có cội nguồn từ cá nhân, vì vậy phát triển KTTN phải dựa trên nền tảng phát triển các giá trị cá nhân, phát triển năng lực cá nhân, phát triển con người. Có thể nói, không có sự phát triển năng lực cá nhân thì sẽ không có sự phát triển KTTN. Một trong những yếu tố cạnh tranh của một cộng đồng xã hội chính là tính đa dạng của sự sáng tạo, mà tính đa dạng của sự sáng tạo là hệ quả tất yếu của sự đa dạng của những năng lực cá nhân. Như vậy, có thể nói lí thuyết phát triển KTTN bắt nguồn từ lí thuyết phát triển con người.
*Ba là: Phát triển các quyền cá nhân. S ự phát triển xã hội gắn liền với sự phát triển ngày càng phong phú các quyền cá nhân. Các quyền cá nhân như những động lực của sự phát triển cá nhân, như những không gian xă hội cần thiết cho một cá nhân phát triển. Vì vậy, xây dung khu vực KTTN một cách chuyên nghiệp đồng nghĩa với việc phát triển được cá nhân cũng như quyền cá nhân.
ii- thực trạng về phát triển kttn trong nền kttt định hướng xhcn ở việt nam:
1/ Sự HìNH THàNH Và PHáT TRIểN CủA KHU VựC KTTN:
Quá trình phát triển của kinh tế tư nhân có thể được hệ thống hoá và trình bày khái quát theo các giai đoạn sau:
* Thời kỳ1945-1954:
Ngay sau khi giành được độc lập ngày 13-10-1945,chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố”...để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà, thì giới công thương phải hoạt động để giành lấy một nền kinh tế vững vàng và thịnh vượng”. Trước đó dã có sắc lệnh cho phép các công ty và các hãng ngoại quốc được phép tiếp tục công việc doanh nghiệp, theo nguyên tắc được tự do kinh doanh. Khi này những hoạt động kinh doanh tư nhân giữ một vai trò quan trọng trong việc điều hành, phân phối giữa các vùng và coi kinh tế tư nhân là một bộ phận để xây dựng nền kinh tế kháng chiến .
*Thời kỳ 1954-1986:
Sau năm 1954 kết thúc 9 năm kháng chiến, miền bắc gặp muôn vàn khó khăn. Khi này Đảng chính phủ khuyến khích phát triên nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong đó nhấn mạnh việc hướng dẫn, khuyến khích giúp đỡ kinh doanh tư nhân của tư sản dân tộc. Tư sản ngoại quốc cũng dần được chiếu cố một cách thích đáng. Nhưng sau 1958, miền Bắc bước vào thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa. Khi này kinh tế tư nhân bị hạn chế, cải tạo và đến năm 1860 thì nó bị xoá bỏ. Sau 1975 khi cả nước thống nhất thì mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung ở miền Bắc được áp dụng trong cả nước. Mãi đến 1980 nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, khi đó nhận thức về kinh tế tư nhân từng bước được đổi mới. Khi này thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần:kinh tế quốc doanh,công ty hợp danh, tập thể, cá thể. Khi này việc khoán sản phẩm đến người lao động, nhóm lao động trong hợp tác xã xuất hiện, đồng thời các lĩnh vực công nghiệp, phân phối, lưu thông cũng được thay đổi. Đó là những đột phá bước đầu cho sự xuất hiện, phát triển kinh tế tư nhân. Tuy nhiên nó vẫn còn nhỏ và bị kìm hãm.
*Thời kỳ 1986 đến nay:
Đại hội VII của Đảng đã chấp nhận và vận dụng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, thừa nhận sự tồn tại khách quan của kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế tiểu chủ sản xuất hàng hoá, tiểu thương, tư sản nhỏ. Nhờ đó mà xuất hiện các cơ sở kinh tế tư nhân quy mô nhỏ hoạt động trong các sản xuất công nghiệp, xây dựng, vận tải, dịch vụ và chấp nhận hoạt động kinh doanh của tư bản nước ngoài ở nước ta. Luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân có hiệu lực từ ngay 15-4-1991 tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho các doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn hoạt động, công nhận quyền bình đẳng trước pháp luật của doanh nghiệp tư nhân với các doanh nghiệp khác. Ngày nay đã xuất hiện rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và cả nền giáo dục cũng đã có rất nhiều trường tư thục do tư nhân lập ra, hoạt động có hiệu quả... Tất cả nhằm giải phóng và phát huy mọi lực lượng, mọi tiềm năng, tạo điều kiện cho mọi người, mọi gia đình, mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngày nay kinh tế tư nhân ngày càng có tầm quan trọng lớn trong nền kinh tế, nó được thừa nhận và đưa ra các giải pháp để phát triển nó hơn nữa.
2/ thực trạng phát triển của kttn:
2.1_Thực trạng về ngành nghề, cơ cấu loại hình doanh nghiệp :
*Cơ cấu về ngành nghề:
Các số liệu thống kê cũng như kết quả điều tra khảo sát cho thấy: đa số các cơ sở KTTN đều tập trung vào lĩnh vực: thương mại- dịch vụ, kế đó là sản xuất công nghiệp. Sau đó là các loại hình khác( sản xuất nông nghiệp, giao thông…)
Bảng 1: Số lượng công ty tư nhân phân theo loại hình và lĩnh vực hoạt động năm 1995 và 2000:
1995
2000
1995
2000
Hộ gia đình kinh doanh
10 916
23 800
Thương mại-dịch vụ
7 645
18 000
Công ty TNHH
4 242
7 200
Công nghiệp
5 006
6 617
Công ty cổ phần
118
469
Lĩnh vực khác
2 625
6 902
Tổng
15 276
31 519
Tổng
15 276
31 519
Bảng 2: Tỉ trọng (%) các ngành trong giai đoạn 1991- 1996 và năm 2000:
Năm
Ngành
1991- 1996
2000
Số doanh nghiệp
Tỉ trọng (%)
Tỉ trọng(%)
Thương mại-dịch vụ
6 802
39
51,9
Công nghiệp- xây dựng
6 105
35
30,2
Lĩnh vực khác
4 534
26
17,9
Tổng
17 442
100
100
Lĩnh vực thương mại- dịch vụ: khu vực KTTN phát triển nhanh, ngày càng chiếm vị thế chủ yếu trong ngành thương mại- dịch vụ, vượt cả khu vực kinh tế quốc doanh. Năm 1986 cả nước có 568 000 DNTN và các hộ gia đình cá thể tham gia hoạt động thương mại- dịch vụ. Năm 1990 tăng lên 835 800 doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Năm 2002 tăng lên 215 000 doanh nghiệp và doanh nghiệp không phụ thuộc khu vực nhà nước. Ngành thương mại- dịch vụ được thành lập chủ yếu là DNTN va có khoảng 2 381 300 người đăng kí hoạt động kinh doanh. Năm 2000 khu vực KTTN chiếm trên 80,4% doanh thu trong lĩnh vực thương mại bán lẻ hàng hóa và dịch vụ.
Lĩnh vực công nghiệp: giá trị sản lượng công nghiệp của KTTN có tốc độ tăng trưởng toàn ngành công nghiệp. Đặc biệt là DNTN so với khu vực khác. Theo Niên giảm thống kê năm 2004 của tổng cục thống kê về chỉ số phát triển công nghiệp các năm so với năm trước (là 100%) của DNTN: năm 2000 là 138,7%, năm 2001 là 139,9%, năm 2002 là 126%, năm 2003 là 135,8%, năm 2004 là 132,6%. Trong đó chỉ số phát triển của toàn ngành công nghiệp tương ứng các năm là: 117,5%; 114%; 114,8%; 116,8%; và 110%.
Bảng 3: Gía trị sản xuất công nghiệp( gtsxcn) của khu vực KTTN so với giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước qua các năm:
Năm
1986
1990
1995
2000
2002
2003
2004
2005
Gtsxcn của KTTN so với cả nước(100%)
15,6
29,1
27,4
24,6
34,3
27,5
28,5
37
Lĩnh vực nông nghiệp:KTTN tham gia dưới hình thức kinh tế trang trại và hộ nông dân sản xuất trên quy mô lớn. Năm 2002 cả nước có 2 525 DNTN, 69 công ty, TNHH, 13 triệu hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực nông- lâm- ngư nghiệp. Trong đó, 77% hoạt động trong nông nghiệp,hiện nay có tới 95% sản xuất nông nghiệp. Và trên 80% xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp.
Thương nghiệp tư nhân đã và đang làm chủ nhiều ngân hàng, nhất là công nghệ phẩm,lương thực, thực phẩm, thủ công mĩ nghệ … Nhờ phát triển mạnh mẽ của thương nghiệp tư nhân đã làm thay đổi cơ cấu tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ xã hội. Thì đến năm 2002 con số đó là 84%.
Trong lĩnh vực sản xuất, khu vực KTTN chiếm tỉ trọng còn thấp, tiềm lực còn nhỏ, dễ bị tác động, dễ thua thiệt trước sự cạnh tranh.
*Cơ cấu doanh nghiệp:
Theo thống kê năm 2002: số DNTN chiếm 39,5% trong tổng số các doanh nghiệp trong cả nước. Công ty TNHH chiếm 37,5%, công ty cổ phần chiếm 4,9%. Trong khi đó số doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 8% trong tổng số doanh nghiệp.Hiện nay, loại hình DNTN chiếm 70%, rồi đến công ty cổ phần, tiếp đó là công ty hợp danh trong khu vực KTTN.
Bảng 4: Tỉ trọng doanh nghiệp phân theo sở hữu và một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2002:
Doanh nghiệp
Lao
động
Nguồn
vốn
Doanh
thu
Nộp
ngân
sách
Doanh nghiệp nhà nước
8.0
46.1
55.9
49.1
46.1
Doanh nghiệp quốc doanh. Trong đó:
Doanh nghiệp tư nhân
Công ty TNHH
Công ty cổ phần
Hợp tác xã
88.3
39.5
37.5
4.9
6.5
38.6
7.5
20.5
7.0
3.6
19.6
2.5
9.5
6.7
0.9
31.4
7.8
17.2
5.5
1.0
12.5
1.3
7.6
2.8
0.3
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
37.5
15.3
24.5
19.2
41.4
Tổng cục Thống kê năm 2002
2.2 _Thực trạng về phân bổ các loại hình KTTN trong vùng miền:
Con số thống kê cho thấy, hiện nay KTTN tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long(ĐBS.CL) và miền Đông Nam Bộ. Tiếp đến là đồng bằng sông Hồng(ĐBS.H) và đến duyên hải Miền Trung(DHM.Tr).
Trong tổng số 1 439 683 cơ sở đăng kí kinh doanh thuộc KTTN năm 2000 thì sự phân bố theo vùng như sau:
Vùng
ĐBS.CL
ĐBS.H
ĐNB
Khu bốn cũ
DHM.Tr
Trung du Bắc Bộ
Tây Nguyên
Tỉ lệ phân bố(%)
24
21
19
13
10
9
4
Sự phát triển và phân bố không đều đó vẫn tiếp diễn trong những năm gần đây.
2.3_Thực trạng nguồn nhân lực:
Trong 4 năm kể từ khi luật doanh nghiệp(1999) có hiệu lực. Có tới khoảng 1,6- 2 triệu việc làm được tạo ra từ khu vực KTTN. Đưa số lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước. Theo đánh giá của bộ lao động – thương binh xã hội: năm 2002, số lao động của doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 38,6% tổng số lao động cả nước. Trong khi số lao động doanh nghiệp nhà nước chiếm 46,1%,doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 15,3%. Năm 2003: Trong khu vực KTTN, số làm việc trong ngành nông- lâm- ngư nghiệp(N-L-N) chiếm tỉ trọng cao nhất 58,71%. Sau đó đến thương mại-dịch vụ: 37,62%. Cuối cùng là lĩnh vực khác 3,67%.
Hiện nay, khu vực KTTN chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng số lao động đang làm việc(88,8%), cao hơn nhiều so với tỉ trọng khu vực nhà nước 9,7%. Sau đây là một số ví dụ về cơ cấu lao động phân công theo ngành và theo thành phần kinh tế năm 2003 do bộ Lao động- Thương binh xã hội thống kê: Đơn vị %
Tổng
Nhà nước
Tập thể
Tư nhân
Cá thể
Đầu tư nước ngoài
Hỗn hợp
N- L-N
59.0
38.16
95.98
58.71
80.50
47.03
32.90
CN-XD
16.4
0.36
0.11
3.67
0.59
2.04
1.47
Dịch vụ
24.6
61.48
3.91
37.62
18.91
50.93
65.63
2.4_Thực trạng về nguồn vốn:
Hiện nay, nước ta có hơn 200 000 DN ngoài quốc doanh với tổng số vốn lên tới hàng trăm nghìn tỉ đồng. Nhưng số lượng và quy mô đầu tư nói chung tương đối nhỏ. Một DNTN có tới 95% thuộc quy mô vừa và nhỏ (theo tiêu chí có dưới 300 lao động/ hoặc dưới 10 tỉ đồng). Trong đó khoảng 50% thuộc quy mô nhỏ hoặc cực nhỏ (theo tiêu chí có dưới 100 lao động/dưới 5 tỉ đồng) khu vực này có 85% số doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỉ đồng.
KTTN nói chung có nhiều khó khăn về vốn hoạt động, phải vay ở thị trường không chính thức với lãi xuất cao và trong thời gian ngắn. Rất khó tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại, nhất là nguồn vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước.
Theo báo cáo của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam: cuối năm 2003: Dư nợ cho vay hộ sản xuất tăng 95,5% so với đầu năm(63%). Năm 2004: Tổng số vốn của KTTN đạt 274 473 tỉ đồng(theo giá hiện hành). Trong đó: kinh tế hộ gia đình, cá thể tiểu chủ đóng góp 210 690. Doanh nghiệp tư nhân đóng góp: 63 783.
Mức vốn đầu tư vào khu vực KTTN tăng 0,57 tỉ năm 1991- 1999. Tăng 0,96 tỉ năm 2000 và 2,6 tỉ năm 2002.
Chỉ tính trong 4 năm gần đây với 72 061 DN có vốn đăng kí đạt 145000 tỉ đồng. Tỉ trọng đầu tư của các loại DNTN trong đầu tư xã hội từ 23 đến 25%.
2.5_Thực trạng về kết quả sản xuất- kinh doanh:
Tổng sản phẩm trong nước của khu vực KTTN tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây. Năm 1996, GDP của khu vực KTTN đạt 68518 tỉ đồng. Đến năm 2000 tăng lên đạt 86 926 tỉ đồng, tăng bình quân 6,12%/năm. Trong đó,GDP của các hộ kinh doanh cá thể từ 52 169 tỉ đồng năm 1996 tăng lên 66142 tỉ đồng năm 2000. Tăng bình quân 6,18%/năm. Năm 2005, khu vực KTTN chiếm 38,5%GDP, cao gấp 5,4 lần tỉ trọng 7,11% của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và đạt gần bằng tỉ trọng 39,22% của khu vực kinh tế nhà nước.
Riêng tỉ trọng GDP của các DNTN nhìn chung đã tăng lên qua các năm: Nếu năm 2000 mới chỉ 7,31% đến năm 2005 là 8,91%. Đáng lưu ý, tốc độ tăng trưởng GDP do các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN luôn luôn cao hơn gấp rưỡi, gấp đôi tốc độ tăng trưởng chung cũng như cao hơn tốc độ tăng của các khu vực khác. Tốc độ tăng GDP của KTTN nói chung xấp xỉ tốc độ tăng GDP toàn nền kinh tế.
3/ một số hạn chế của khu vực kttn:
3.1_Hạn chế của khu vực KTTN ở nước ta:
Nền kinh tế tư nhân tuy có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế.Tuy nhiên nó vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
*Một là: hầu hết các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta mới được thành lập, hơn 90% là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, kinh nghiệm và năng lực cạnh tranh thấp nên dễ bị tổn thương. Hơn 61% doanh nghiệp mới thành lập thiếu nguồn lực cơ bản như vốn, năng lực quản lý, thị trường, đất đai, khó tiếp cận với nguồn cung ứng hỗ trợ.
*Hai là: khu vực kinh tế tư nhân nước ta có năng lực cạnh tranh thấp, trình độ công nghệ và năng lực quản lý kém.
*Ba là: các doanh nghiệp tư nhân mới chủ yếu tập trung kinh doanh trong các ngành thương mại và dịch vụ sơ cấp. Số lượng doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ cao cấp còn rất ít.
*Bốn là: kinh tế tư nhân nhất là các doanh nghiệp mới tập trung phát triển ở một số thành phố lớn. Còn ở các khu vực nông thôn,miền núi....hầu như mới có rất ít doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân.
*Năm là: nhiều đơn vị kinh tế tư nhân chưa thực hiện tót những quy định của pháp luật về lao động, hợp đồng lao động, chế độ bảo hiểm, tiền lương, tiền công, bảo hộ lao động, giờ làm việc.... đối với người lao động. Nguyên nhân của tình trạng này do cả từ hai phía chủ doanh nghiệp lẫn người lao động. Từ chủ doanh nghiệp hoặc là không biết hoặc là biết mà không thực hiện do tính răn đe của luật không nghiêm hoặc không có chế tài cụ thể để thực hiện luật. Từ phía người lao động hoặc là không biết hoặc do biết mà không dám đòi hỏi.
*Sáu là: một số doanh nghiệp,hộ kinh doanh cá thể vi phạm pháp luật, trốn lậu thuế, kinh doanh trái phép, chưa thực hiện đúng luật doanh nghiệp và các quy định về đăng ký kinh doanh.
*Bảy là: quản trị nội bộ của nhiều doanh nghiệp còn yếu kém, bất cập như: thiếu chiến lược và kế hoạch kinh doanh, chưa thực hiện đầy đủ chế độ báo cấo tài chính theo quy định.
3.2_Nguyên nhân của những hạn chế của khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta:
Kinh tế tư nhân nước ta mới được hình thành và phát triển trong một thời gian ngắn và đang gặp nhiều thách thức. Những vấn đề bức xúc chủ yếu hay những nguyên nhân của khu vực kinh tế tư nhân nước ta hiện nay là:
*Một là: một bộ phận cán bộ, công chức và dư luận xã hội chưa có cách nhìn đồng thuận về vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân cũng như các doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Do tâm lý của họ chưa hết mặc cảm, chưa nhận thức đúng vị trí,vai trò của kinh tế tư nhân. Đây là vấn đề nổi cộm nhất cần được tháo gỡ. Chính vì thế mà làm giảm sự kích thích ý chí kinh doanh và tinh thần lập nghiệp của một bộ phận dân cư, đặc biệt là các doanh nhân.
*Hai là: rào cản do hệ thống cơ chế chính sách chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, nhiều mặt chưa minh bạch như đã trình bày ở trên. Cụ thể vấn đề nổi cộm nhất của kinh tế hiện nay là đất đai, mặt bằng sản xuất ,thuế hải quan, thủ tục hành chính. Đất đai có cơ chế quản lý nhà nước chưa thống nhất từ trung ương đến địa phương. Việc quy hoạch đất còn rất yếu kém chưa có sự bình đẳng về quyền sử dụng đất giữa doanh nghiệp nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân. Về thuế và hải quan là vấn đề có rất nhiều kiến nghị của doanh nghiệp như việc xác định thuế giá trị gia tăng còn chưa rõ ràng chưa hợp lý thời xin hoàn thuế quá dài việc khống chế cho quảng cáo kinh doanh là không hợp lý. Thủ tục hành chính quá rườm rà. Môi trường pháp lý vẫn là vấn đề bức xúc với khu vực kinh tế tư nhân.Chi phí trung gian vẫn đang ớ mức cao ….
*Ba là: công cuộc cải cách hành chính còn nhiều mặt chưa theo kịp với yêu cầu của đổi mới kinh tế. Tổ chức bộ máy nhà nước cồng kềnh kém hiệu lực, cán bộ công chức còn thiếu trình độ năng lực. Khi gia nhập thị trường doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân phải mất nhiều thời gian và chịu chi phí quá cao. Cho đến nay khi gia nhập thị trường doanh nghiệp phải trải qua sáu bước: Đăng kí kinh doanh, khắc dấu đăng kí mã số thuế, đóng thuế môn bài, mua hoá đơn lần đầu và đăng báo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và hướng phát triển kinh tế tư nhân theo định hướng XHCN.DOC