Chương 1 1
Giới thiệu đề tài nghiên cứu 1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. 2
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 2
1.4. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI. 2
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 2
1.6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI. 2
Chương 2. 3
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 3
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 3
2.1.1. Chi phí sản xuất. 3
2.1.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất. 3
2.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất. 3
2.1.1.2.1. Phân loại theo yếu tố nội dung kinh tế của chi phí. 4
2.1.1.2.2. Phân loại chi phí theo mục đích công dụng của chi phí. 4
2.1.1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với mức độ hoạt động (khối lượng sản phẩm, dịch vụ sản xuất trong kỳ). 5
2.1.1.2.4. Phân loại chi phí theo mối quan hệ sản phẩm. 5
2.1.1.2.5. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả. 5
2.1.2. Giá thành sản phẩm. 6
2.1.2.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm. 6
2.1.2.2. Bản chất (nội dung kinh tế) của giá thành. 6
2.1.2.3. Chức năng của giá thành. 6
2.1.2.3.2. Chức năng lập giá. 7
2.1.2.3.3. Chức năng đòn bẩy kinh tế. 7
2.1.2.4.1. Căn cứ vào phạm vi của chi phí được sử dụng để tính toán giá thành sản phẩm. 8
2.1.2.4.2. Căn cứ vào thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành sản phẩm. 8
2.1.3. Phân biệt giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 9
2.2. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 10
2.2.1. Sự cần thiết của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp. 10
2.2.2. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 10
2.2.3. Thực hiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. 11
2.2.3.1. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm. 11
2.2.3.1.1. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. 11
2.2.3.1.2. Đối tượng tính giá thành. 13
2.2.3.2. Xác định kỳ tính giá thành. 14
2.2.3.3. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất. 14
2.2.3.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 14
2.2.3.3.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 17
2.2.3.3.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung. 19
2.2.3.5. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang. 23
2.2.3.4.1. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp). 23
2.2.3.4.2. Xác định sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. 24
2.2.3.4.3. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương. 24
2.2.3.6. Phương pháp tính giá thành sản phẩm. 24
2.2.3.5.1. Phương pháp tính giá thành trực tiếp (giản đơn). 25
2.2.3.5.2. Phương pháp tính giá thành theo quy trình sản xuất. 25
2.2.3.5.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. 25
2.2.3.5.4. Phương pháp tính giá thành theo hệ số. 25
2.2.3.5.5. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ. 25
Chương 3 26
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG SÔNG CON 26
3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 26
3.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY. 28
3.2.1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh. 28
3.2.2. Đặc điểm về vốn kinh doanh. 28
3.2.3. Đặc điểm về lực lượng lao động. 30
3.2.4. Chức năng và nhiệm vụ. 31
3.2.5. Đặc điểm về thị trường. 31
3.2.6. Những thuận lợi khó khăn của Công ty. 32
3.2.6.1. Thuận lợi: 32
3.2.6.2. Khó khăn: 32
3.3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY. 33
3.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý. 33
3.3.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy. 33
3.3.1.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 35
3.3.2. Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm. 37
3.3.3. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. 40
3.4. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY. 40
3.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty. 40
3.4.1.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán. 40
3.4.1.2. Các phần hành kế toán. 41
3.4.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán. 43
3.4.2.1. Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ. 43
3.4.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản. 44
3.4.2.3. Tổ chức vận dụng chế độ sổ kế toán. 44
3.4.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán. 46
3.4.2.5. Tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán. 46
3.4.3. Tổ chức trang thiết bị và ứng dụng kỹ thuật tính toán vào công tác kế toán. 46
Chương 4 47
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG SÔNG CON. 47
4.1. ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY. 47
4.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty. 47
4.1.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Công ty. 47
4.1.3. Kỳ tính giá thành tại Công ty. 47
4.2. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY. 48
4.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty. 48
4.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 53
4.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung. 57
4.2.3.1. Hạch toán chi phí kiểm tu bảo dưỡng, sửa chữa lớn. 60
4.2.3.2. Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng. 61
4.2.3.3. Hạch toán chi phí vật tư, công cụ, dụng cụ và trang bị đồ dùng cho quản lý và nhân viên phân xưởng. 62
4.2.3.4. Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ. 63
4.2.3.5. Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. 64
4.2.4. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang. 67
4.3. TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 68
Chương 5 72
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY. 72
5.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY. 72
5.1.1. Những ưu điểm. 72
5.1.2. Những hạn chế và tồn tại cần được khắc phục, cải thiện. 74
5.2. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 74
5.2.1. Những ưu điểm. 74
5.2.2. Những hạn chế và tồn tại cần được khắc phục, cải thiện. 75
5.3. CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY. 76
5.3.1. Đối việc tổ chức công tác kế toán. 76
5.3.2. Đối với công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 77
Chương 6 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
6.1. KẾT LUẬN. 80
6.2. KIẾN NGHỊ. 81
85 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số biện pháp cải thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty mía đường sông con, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Loại tài sản cố định
Nguyên giá
KHCB
Giá trị còn lại
I
Nhà cửa vật kiến trúc
3,544,733
924,247
2,620,486
II
Thiết bị dụng cụ quản lý
114,367
25,037
89,330
III
Máy móc thiết bị
233,284,900
62,978,575
170,306,325
IV
Tài sản cố định khác
110,100
77,070
33,030
Tổng cộng
237,054,100
64,004,929
173,049,171
Bảng 03: Tình hình tài sản cố định của Công ty năm 2005.
Đặc điểm về lực lượng lao động.
Là một doanh nghiệp tương đối lớn, hoạt động kinh doanh chủ yếu là sản xuất đường với dây chuyền thiết bị công nghệ hiện đại, đòi hỏi lực lượng lao động phải có trình độ và tay nghề cao. Lực lượng lao động của Công ty đa số đã qua các trường lớp đào tạo nghề và nghiệp vụ. Đồng thời Công ty luôn quan tâm đến đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật tại chỗ bằng cách gửi đi đào tạo và mời các chuyên gia kỹ thuật chuyên ngành về giảng dạy để nâng cao trình độ quản lý và tay nghề nhằm đáp ứng kịp thời với trình độ khoa học kỹ thuật trong thời đại mới của Công ty.
Tổng số cán bộ công nhân viên hiện có của Công ty là 348 người, được bố trí, phân công lao động hợp lý, phù hợp với trình độ năng lực chuyên môn của từng người.
Chỉ tiêu
2003 LĐ
2004 LĐ
2005 LĐ
2004/2003
2005/2004
±
%
±
%
Tổng số lao động
351
351
348
0
0
-3
-0.85
I. Phân theo tính chất sản xuất
- Lao động trực tiếp
291
291
289
0
0
-2
-0.69
- Lao động gián tiếp
60
60
59
0
0
-1
-1.67
II. Phân theo trình độ chuyên môn
- Đại học và trên đại học
21
24
28
3
14.29
4
16.67
- Cao đẳng và trung cấp
134
134
130
0
0
-4
-2.99
- Công nhân kỹ thuật
177
177
176
0
0
-1
-0.56
- Lao động phổ thông
19
16
14
-3
-15.79
-2
-12.50
III. Phân theo giới tính
- Nam
261
260
251
-1
-0.38
-9
-3.46
- Nữ
90
91
97
1
1.11
6
6.59
Biểu 04: Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm 2003-2005.
Nhận xét: Qua bảng thống kê ta thấy lao động qua các năm thay đổi không đáng kể và có chiều hướng giảm về số lượng nhưng tăng về chất lượng. Điều này chứng tỏ công tác tổ chức quản lý sử dụng lao động của Công ty là tương đối ổn định, bên cạnh đó Công ty luôn quan tâm đến việc nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên của Công ty.
Chức năng và nhiệm vụ.
Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, mục tiêu chính của Công ty là lợi nhuận và thu nhập cho người lao động, nộp ngân sách đầy đủ . Nhưng để đạt được những mục tiêu đó thì trước hết Công ty phải quan tâm đến lợi ích chung của xã hội. Cùng với chủ trương chính sách xoá đói giảm nghèo của Nhà nước, Công ty phát triển sẽ thực sự đem lại lợi ích chung cho người nông dân. Cây mía thực sự là cây xoá đói giảm nghèo, làm thay đổi suy nghĩ của người nông dân các huyện miền núi vốn xưa nay vẫn mang nặng tính sản xuất nhỏ lẻ lạc hậu, mang tính tự cung tự cấp sang sản xuất cây công nghiệp mang tính hàng hoá cao, tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới.
Đặc điểm về thị trường.
Thị trường là một yếu tố rất quan trọng với Công ty mía đường Sông Con. Công ty là một đơn vị sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường như hiện nay thì mọi tình hình biến động của thị trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Ngành sản xuất đường từ cây mía phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu đầu vào là cây mía – sản phẩm của người nông dân. Vì vậy để đảm bảo có đủ nguyên liệu cho sản xuất, ngoài các chính sách đầu tư về vốn, hỗ trợ khoa học kỹ thuật cho nông dân trồng mía thì giá thu mua nguyên liệu là một yếu tố quyết định. Giá thu mua mía sẽ ảnh hưởng trực tiếp chi phí đầu vào của Công ty và thu nhập của người trồng mía, giá cao sẽ là động lực thúc đẩy người nông dân trồng mía (hiệu quả từ cây mía cao hơn các cây trồng khác). Nhưng thu mía với giá cao đồng nghĩa với chi phí đầu vào sẽ cao (đối với ngành sản xuất đường thì chi phí nguyên liệu chính thường chiếm >60% tổng chi phí). Vì vậy Công ty phải cân đối giữa lợi ích của Công ty và lợi ích của người trồng mía, đồng thời để bù đắp đủ các chi phí đầu vào và có lãi thì đòi hỏi đầu ra (giá bán) phải cao tương ứng.
Nhưng thực tế trong những năm qua giá đường trên thị trường lên xuống rất thất thường. Vì vậy muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi Công ty phải có chiến lược kinh doanh phù hợp, luôn gắn liền lợi ích của người trồng mía với lợi ích của Công ty và người lao động. Muốn vậy Công ty phải nắm bắt nhanh nhạy với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống mía mới có năng suất cao, chất lượng tốt đến với người nông dân, có cơ chế quản lý sản xuất kinh doanh chặt chẽ để giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm, nắm bắt tốt thị trường để điều chỉnh giá bán sản phẩm phù hợp và có lợi nhất cho Công ty.
Những thuận lợi khó khăn của Công ty.
Thuận lợi:
Công ty mía đường Sông Con là doanh nghiệp có bề dày lịch sử trưởng thành và phát triển hơn 30 năm, cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm và tay nghề cao trong ngành sản xuất mía đường, luôn đồng lòng chung sức xây dựng Công ty ngày càng phát triển, cùng với dây chuyền sản xuất 1,250 tấn mía/ngày với thiết bị công nghệ hiện đại.
Người dân địa phương đã có tập quán trồng mía lâu đời, cùng với sự ủng hộ giúp đỡ mọi mặt của chính quyền địa phương, của Tỉnh và các ngành các cấp từ trung ương đến địa phương. Đặc biệt là những chính sách của Nhà nước trong những năm qua đối với ngành đường của cả nước trong đó có Công ty mía đường Sông Con.
Đồng thời với nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt, cũng giúp cho Công ty ngày càng thích ứng với thị trường, nắm bắt các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ về sản xuất cũng như quản lý.
Khó khăn:
Mặc dù có những thuận lợi như vậy nhưng trong những năm qua Công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn như:
- Vụ ép 2001 – 2002, 2002 – 2003 là những vụ ép đầu tiên dây chuyền 1250 tấn mía/ngày đi vào hoạt động, với vốn đầu tư mua sắm lắp đặt thiết bị hơn 230 tỷ đồng bằng nguồn vốn vay ODA hỗn hợp của Tây Ban Nha và vốn vay đối ứng trong nước. Nhưng lại là những năm giá đường trên thị trường liên tục giảm, giá bán thấp hơn giá thành, Công ty làm ăn thua lỗ, không có vốn để sản xuất trong khi đó các Ngân hàng lại từ chối cho vay vốn, Công ty đứng trước bờ vực phá sản.
- Trong khi giá đường liên tục giảm, mặc dù Công ty đã tìm đủ mọi biện pháp để giảm giá thành, trong đó buộc lòng Công ty phải giảm giá thu mua mía để giảm lỗ. Nhưng do vậy cây mía đối với người dân không có hiệu quả kinh tế bằng các cây trồng khác, người nông dân đã chuyển từ cây mía sang những cây trồng khác có hiệu quả hơn, làm cho vùng nguyên liệu của Công ty bị thu hẹp.
Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý của Công ty.
Tổ chức bộ máy quản lý.
Sơ đồ tổ chức bộ máy.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý, Công ty sắp xếp cơ cấu tổ chức trên nguyên tắc phù hợp với trình độ và năng lực của từng nhân viên để hoàn thành nhiệm vụ. Bộ máy quản lý hành chính gọn nhẹ, hoạt động linh hoạt. Bộ máy của Công ty được tổ chức theo mô hình quản lý trực tuyến chức năng, các phòng ban tham mưu cho Ban giám đốc theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Giúp Ban giám đốc nắm rõ được mọi diễn biến sản xuất kinh doanh của Công ty trong mọi thời điểm để đưa ra quyết định quản lý đúng đắn và phù hợp với điều kiện nền kinh tế hiện nay.
Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty mía đường Sông Con được thể hiện qua sơ đồ sau:
Giám đốc
Công ty
Phó giám đốc Phó giám đốc
sản xuất nguyên liệu
P. KCS Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng
hoá KHCN Kế Kế Tổ Nông
nghiệm môi hoạch toán chức vụ
và phân trường kinh tài hành
tích doanh vụ chính
Nhà máy Xưởng Nhà máy
sản sản sản
xuất xuất xuất
đường cồn, bia phân
vi sinh
Sơ đồ 05: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty.
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
Ban giám đốc:
Ban giám đốc hoạt động theo phương châm “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Song để phân định trách nhiệm và phát huy hết khả năng cá nhân, cũng như tạo điều kiện cho cán bộ thuận tiện trong giải quyết công việc, Ban giám đốc quy định chức năng nhiệm vụ như sau:
+ Giám đốc Công ty:
Trong Công ty đứng đầu là Giám đốc Công ty, là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kế hoạch sản xuất kinh doanh, tài sản, tiền vốn, lao động trong toàn Công ty. Làm việc theo chế độ một thủ trưởng, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động trong Công ty. Giám đốc trực tiếp giải quyết hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính trong Công ty. Có trách nhiệm tạo việc làm, đảm bảo thu nhập và các chế độ khác theo luật định cho người lao động mà mình ký hợp đồng. Tổ chức thanh tra, xử lý các vi phạm nội quy, quy chế, điều lệ của Công ty. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty và thực hiện nộp ngân sách Nhà nước theo quy định.
+ Phó giám đốc:
Là người giúp việc cho Giám đốc Công ty. Phải hoàn thành chuyên môn khi Giám đốc Công ty phân công. Phó giám đốc thực hiện công việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ được phân công. Tuyệt đối không được giải quyết những công việc quá hay trái với chức năng, nhiệm vụ mà Giám đốc Công ty đã phân công.
Phòng KCS – Hoá nghiệm và phân tích.
Dưới sự điều hành và quản lý của Giám đốc Công ty, tuân thủ triệt để các mẫu phân tích và chất lượng sản phẩm. Quản lý chất lượng sản phẩm sản xuất của Công ty.
Phòng Khoa học – Công nghệ – Môi trường.
Phòng làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty và trực thuộc Phó giám đốc sản xuất trong một số công việc do Giám đốc Công ty phân công. Chịu trách nhiệm tư vấn cho Giám đốc Công ty về công tác Khoa học kỹ thuật, công nghệ, môi trường. Đồng thời chỉ đạo kiểm tra các công tác khoa học, kỹ thuật, công tác môi trường. Các tài liệu kỹ thuật về quy trình công nghệ sản xuất và các tài liệu liên quan khác phải được tuyệt đối bí mật.
Phòng Kế hoạch - Kinh doanh.
Mục đích kinh doanh là phải có lãi trên cơ sở tuân thủ pháp luật. Vì vậy phòng Kế hoạch - kinh doanh phải hiểu sâu về thị trường về điều kiện kinh doanh của Công ty, có nhiệm vụ tìm hiểu điều tra thị trường trong và ngoài tỉnh mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thị phần trên thị trường. Trên cơ sở đó lập kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm.
Phòng Kế toán - Tài vụ:
Làm việc dưới sự điều hành trực tiếp của Giám đốc Công ty, trực tiếp tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý tài chính trong Công ty. Chịu trách nhiệm tổ chức hạch toán về sản xuất kinh doanh của Công ty theo quy định của Pháp luật; Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo tài chính, báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty; Cùng với các phòng Kế hoạch - kinh doanh - vật tư giúp Giám đốc Công ty giao kế hoạch, xét duyệt kế hoạch các đơn vị sản xuất; Xây dựng nguồn tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty.
Phòng Tổ chức - Hành chính.
Tham mưu cho Giám đốc Công ty về tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Quản lý hồ sơ lý lịch của cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Tham mưu cho Giám đốc về việc giải quyết các chế độ tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Xây dựng kế hoạch chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Quản lý lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội và giải quyết chế độ cho người lao động. Theo dõi công tác an ninh trật tự, lập kế hoạch phòng cháy, chữa cháy. Quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách hành chính và con dấu. Lưu trữ công văn tài liệu. Quản lý trang thiết bị văn phòng, phương tiện đi lại của toàn Công ty.
Phòng Nông vụ:
Làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty và trực thuộc Phó giám đốc nguyên liệu. Chịu trách nhiệm quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu bao gồm: Diện tích trồng và chăm sóc, diện tích chưa trồng. Khảo sát kỹ chất đất để có kế hoạch cơ cấu giống phù hợp năng suất cao, tăng cường đầu tư thâm canh. Lên kế hoạch thu đốn hợp lý đáp ứng có mía đều đặn đủ cho công suất hoạt động của nhà máy; Lập kế hoạch vận tải đảm bảo vận chuyển mía theo tiến độ thu đốn mía, không để mía khô trên ruộng; Phân vùng nguyên liệu để thành lập tổ quản lý vùng phù hợp. Thống kế theo dõi và chịu trách nhiệm về các khoản đầu tư cho người trồng mía; Tổ chức tiêu thụ phân vi sinh.
Các Nhà máy và Xưởng sản xuất.
+ Nhà máy sản xuất đường:
Hoạt động dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Công ty. Bộ máy quản lý Nhà máy gồm : 01 Giám đốc nhà máy, 03 phó giám đốc kiêm trưởng ca sản xuất, 3 ca và 11 tổ sản xuất. Nhà máy chịu trách nhiệm toàn bộ về quản lý sử dụng dây chuyền thiết bị công nghệ với công suất 1,250 tấn mía/ngày, quản lý về con người. Tổ chức thực hiện sản xuất theo kế hoạch của Công ty. Phải tuyệt đối tuân thủ về công tác an toàn lao động và an toàn thiết bị.
+ Nhà máy sản xuất phân vi sinh và Xưởng sản xuất cồn, bia hơi.
Hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty. Chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng tài sản, con người được giao. Hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất của Công ty giao và tuyệt đối đảm bảo an toàn cho người lao động và thiết bị.
Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Với dây chuyền thiết bị công nghệ sản xuất đường công suất 1,250 tấn mía/ngày Công ty đã cơ cấu tổ chức các tổ sản xuất và ban chỉ đạo sản xuất khoa học hợp lý để nhằm nâng cao hiệu suất sản xuất.
Quy trình công nghệ sản xuất đường:
Dây chuyền sản xuất đường có công nghệ tiên tiến do Tây Ban Nha chuyển giao, là dây chuyền có tự động hoá cao đạt tiêu chuẩn quốc tế. Toàn bộ quy trình sản xuất đường thông qua 3 giai đoạn thực hiện nối tiếp nhau theo quy trình nước chảy. Thành phẩm của giai đoạn trước là nguyên liệu cho giai đoạn sau.
(Gải thích sơ đồ quy trình công nghệ ở phụ lục 2 kèm theo đề tài)
Quy trình công nghệ sản xuất đường từ mía
tại Công ty mía đường sông con
Mía cây Cân Bãi mía
Máng
Máy băm
Nước nóng thẩm thấu
Máy Máy Máy Máy Kho
ép 1 ép 2 ép 3 ép 4 bã Lò hơi
Lọc cám Nước mía hỗn hợp
Sơ đồ 06: Sơ đồ qui trình ép mía lấy nước
(Giai đoạn 1)
Nước mía hỗn hợp Gia vôi sơ bộ Gia nhiệt lần 1
Xông SO2 lần 1 Trung hoà Gia nhiệt lần 2
Cô đặc Xông SO2 lần 2 Mật chè
Sơ đồ 07: Qui trình làm sạch nước mía (Giai đoạn 2)
Mật chè
Nấu A Nấu B Nấu C
Trợ tinh Trợ tinh Trợ tinh
A B C
Ly tâm Mật A Ly tâm Mật B Ly tâm
Đường Đường Đường
A B C
Hồi dung
B, C
Sấy Đóng Thành Rỉ
đường bao phẩm đường
Sơ đồ 08: Sản xuất từ mật chè đến khâu thành phẩm (Giai đoạn 3)
Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty mía đường Sông con là một doanh nghiệp tương đối lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh chính là sản xuất đường, ngoài ra Công ty còn tổ chức sản xuất kinh doanh phân vi sinh, cồn thực phẩm, bia hơi. Đối với các nhà máy và phân xưởng sản xuất chịu trách nhiệm toàn bộ về quản lý sử dụng thiết bị công nghệ, con người được Công ty giao dưới sự điều hành trực tiếp của Công ty. Mỗi nhà máy, phân xưởng sản xuất có đặc thù, quy trình công nghệ sản xuất và nhiệm vụ riêng. Vì vậy Công ty đã tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thành hai nhà máy và hai phân xưởng sản xuất độc lập như sau:
Công ty mía đường
Sông Con
Nhà máy Nhà máy SX Phân xưởng Phân xưởng
SX đường phân vi sinh SX cồn SX bia hơi
Ca sản xuất Tổ sản xuất Tổ sản xuất Tổ sản xuất
Sơ đồ 09: Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tình hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty.
Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty.
Hình thức tổ chức bộ máy kế toán.
Công ty mía đường Sông Con là một Công ty có quy mô tương đối lớn, có cơ cấu tổ chức gồm một nhà máy sản xuất chính đó là Nhà máy sản xuất đường và Nhà máy sản xuất phân vi sinh, các Phân xưởng sản xuất cồn, bia hơi tập trung tại Công ty, vì vậy để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất cũng như hệ thống quản lý Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán có cơ cấu gọn nhẹ theo hình thức kế toán tập trung, đứng đầu là kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc.
Toàn bộ công tác kế toán của Công ty đều tập trung tiến hành tại phòng kế toán tài chính của Công ty. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:
Kế toán trưởng
(Kiêm trưởng phòng)
Kế toán tổng hợp
(Kiêm phó phòng)
Kế toán Kế toán Kế toán Thủ
thu chi vật tư, đầu tư quỹ
công nợ lương, vùng
và BHXH, nguyên
thành chi phí liệu
phẩm sản xuất
Ghi chú: Quan hệ lãnh đạo
Quan hệ tác nghiệp.
Sơ đồ 10: Tổ chức bộ máy kế toán Công ty.
Bộ máy kế toán của Công ty gồm 07 người, tất cả đều có trình độ từ trung cấp trở lên, dưới sự chỉ đạo trực tiếp là kế toán trưởng (kiêm trường phòng) có trình độ đại học.
Các phần hành kế toán.
Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng).
Làm việc tuân thủ điều lệ kế toán trưởng. Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý tài chính Công ty, tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác thống kê, thông tin kế toán và hạch toán kinh tế theo quy định của Bộ Tài chính. Kế toán trưởng là kiểm soát viên thay mặt cho Nhà nước kiểm tra chế độ, thể lệ của Nhà nước về lĩnh vực tài chính. Chịu trách nhiệm về tổ chức công tác kế toán thống kê phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua phân công, kiểm tra, kiểm soát để chỉ đạo công tác nghiệp vụ các phần hành, qua công tác tài chính kế toán để tham gia nghiên cứu cải tiến tổ chức sản xuất, xây dựng phương án sản xuất, phương án sản phẩm, cải tiến quản lý trong Công ty. Khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn vay, tự có và nguồn vốn khác huy động vào sản xuất kinh doanh.
Kế toán tổng hợp (kiêm phó phòng).
Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm toàn bộ các số liệu tổng hợp vào sổ tổng hợp tất cả các tài khoản và làm báo cáo kế toán, báo cáo thuế theo định kỳ hàng tháng, quý, năm và cung cấp số liệu khi Giám đốc Công ty yêu cầu. Chịu trách nhiệm lên chứng từ ghi sổ số 11 toàn bộ số liệu điều chỉnh từ chứng từ ghi sổ số 13 liên quan đến quyết toán sau khi thông qua đồng chí kế toán trưởng. Ghi chép sổ chi tiết sự biến động của TSCĐ, hạch toán việc tăng giảm tài sản, hỗ trợ nghiệp vụ cùng kế toán phần hành để kịp thời lên chứng từ ghi sổ phục vụ cho công tác tổng hợp. Giúp việc cho kế toán trưởng và điều hành khi kế toán trưởng đi công tác.
Kế toán thu chi, công nợ và thành phẩm:
Là kế toán chi tiết được phân công theo dõi các khoản tiền mặt TK 111, tiền gửi ngân hàng TK 112, tài khoản 131- thanh toán với người mua, tạm ứng TK 141, phải thu phải trả TK 1388, 3388, thành phẩm TK 155, doanh thu TK 511, thuế TK 133, 333. Mở sổ chi tiết cập nhật hàng ngày từng chứng từ theo dõi chi tiết đến từng khách nợ, chủ nợ. Kiểm tra các chứng từ gốc trước khi làm phiếu thu, chi, nhập, xuất sản phẩm nếu có sai sót phát hiện kịp thời để đảm bảo htính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các chứng từ ghi sổ số 1, 2, 3, 8 và bảng kê chi tiết các tài khoản theo dõi, thuế GTGT đầu ra, phối hợp với phần hành khác để làm bảng kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Kế toán vật tư, tiền lương, BHXH và chi phí sản xuất.
Đây là kế toán chi tiết theo dõi các tài khoản 152, 153, 154, 3311, 334, 338, 621, 622, 627. Do vật tư của Công ty nhiều chủng loại, vì vậy sổ chi tiết phải được cập nhật hàng ngày theo chứng từ thể hiện nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo chủng loại, số lượng và giá cả. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc để lập phiếu nhập, xuất kịp thời phục vụ cho sản xuất.
Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công và kế hoạch tiền lương để làm lương cho các bộ phận. Chịu trách nhiệm chính trong công tác thanh toán tiền mía, tiền vận tải để làm phiếu nhập mía cùng với sự hỗ trợ thanh toán của toàn phòng. Tập hợp chi phí sản xuất kịp thời vào cuối kỳ và khi có nhu cầu của Giám đốc Công ty. Hàng tháng đối chiếu với thủ kho để xác định số liệu lên chứng từ ghi sổ số 5, 6, 7 có các bảng kê kèm theo.
Kế toán đầu tư vùng nguyên liệu.
Do nhu cầu phát triển vùng nguyên liệu nên doanh số đầu tư hơn 10 tỷ đồng, chi tiết chủ nợ nhiều trả dài 3 huyện Tân Kỳ - Đô Lương – Yên Thành, để thu hết nợ tránh sai sót nên phòng phân công 02 kế toán theo dõi.
Hàng ngày soát xét các lệnh đầu tư để làm phiếu xuất phân vi sinh, cuối tháng đối chiếu với Nhà máy sản xuất phân vi sinh để làm phiếu nhập. Căn cứ vào các chứng từ đầu tư, kế toán vào sổ chi tiết đến từng hộ dân trồng mía, cập nhật kịp thời chính xác không sót không nhầm chủ.
Trước khi vào vụ ép phải đối chiếu xong với cán bộ nông vụ phụ trách vùng để có đầy đủ số liệu công nợ, từ đó làm cơ sở cho nông vụ kê nợ vào lệnh nhập mía. Vào vụ ép đối chiếu với các chủ nợ để kịp thời thu nợ qua phiếu thanh toán mía. Hàng tháng lên chứng từ ghi sổ số 6B có bảng kê chi tiết kèm theo. Làm báo cáo kịp thời khi có nhu cầu phục cho Công ty.
Thủ quỹ.
Công tác thủ quỹ là công việc quan trọng liên quan trực tiếp đến tài sản của Công ty, vì vậy đòi hỏi tính thận trọng, hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi kiểm tra khi có đầy đủ chữ ký mới được thu, chi tiền. Nếu có phát hiện sai sót báo cáo ngay trước lúc thu tiền, chi tiền. Phát tiền đúng đối tượng chính chủ ghi trên chứng từ.
Hàng ngày cập nhật sổ quỹ, đối chiếu với kế toán thu chi để nắm chắc số dư báo cáo cho phòng kịp thời để có kế hoạch về tiền mặt. Bảo quản tiền cẩn thận không được nhận, phát các loại tiền kém chất lượng, bảo quản chứng từ gốc đóng theo thứ tự từng tập cuối tháng bàn giao lại cho kế toán theo dõi.
Tổ chức vận dụng chế độ kế toán.
Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ.
Công ty tuân thủ chế độ chứng từ kế toán được ban hành theo Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính. Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều được lập chứng từ theo mẫu quy định thống nhất trong chế độ chứng từ kế toán. Chứng từ phát sinh được phân loại theo nội dung kinh tế mà chứng từ phản ánh: Chứng từ phản ánh chỉ tiêu tiền lương, chứng từ phản ánh chỉ tiêu hàng tồn kho, chứng từ phản ánh tăng giảm TSCĐ hoặc được phản ánh theo tính pháp lệnh: chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn
Chứng từ kế toán được lập phải đảm bảo tính chính xác, đúng đắn về các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh.
Sau khi lập và kiểm tra, các chứng từ được tổ chức luân chuyển qua các bộ phân, phần hành khoa học, hợp lý và đúng trình tự đảm bảo được việc kiểm tra và ghi chép hạch toán theo các chức năng nhiệm vụ được phân công đảm nhiệm và các chứng từ sau khi luân chuyển ghi sổ thì phải được lưu trữ theo đúng qui định, đây là một yêu cầu cần thiết mang tính pháp lý của Công ty.
Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản.
Để hệ thống hoá thông tin kế toán, Công ty đã tuân thủ quy định của Bộ Tài chính ban hành áp dụng thống nhất hệ thống tài khoản theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT vè để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính nội bộ, Công ty đã xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết các cấp để hệ thống hoá thông tin kế toán chi tiết nhằm cụ thể hoá các chỉ tiêu kinh tế, tài chính tổng hợp đã phản ánh trong tài khoản cấp I. Công ty đã mở tài khoản cấp II, cấp III để theo dõi chi tiết như: ở TK 154, 621, 622, 627 Công ty đã mở thêm chi tiết cấp III theo từng nhà máy, phân xưởng.
Tổ chức vận dụng chế độ sổ kế toán.
Do đặc điểm, quy mô và quy trình sản xuất của Công ty và xuất phát từ yêu cầu quản lý bộ máy kế toán, Công ty đã áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ”. Đây là hình thức kế toán có nhiều ưu điểm phù hợp cho cả kế toán thủ công và kế toán máy. Hình thức kế toán này cho phép kiểm tra đối chiếu chặt chẽ, dễ ghi chép, không đòi hỏi nghiệp vụ kỹ thuật cao, dễ phân công công tác kế toán, dễ tổng hợp số liệu phù hợp với yêu cầu quản lý của Công ty, kết cấu các loại sổ đơn giản, gọn nhẹ.
Chứng từ gốc
Các bảng kê, Sổ, thẻ kế
Sổ quỹ bảng tổng hợp toán chi tiết
chứng từ
Sổ đăng ký Chứng từ Bảng tổng hợp
chứng từ ghi sổ ghi sổ chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi định kỳ:
Quan hệ đối chiếu:
Sơ đồ 11: Trình tự ghi sổ tại Công ty mía đường Sông Con.
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ, sau đó đăng ký qua sổ đăng ký chứng từ ghi sổ trước khi làm căn cứ ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ để lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ hoặc các thẻ kế toán chi tiết.
Cuối tháng phải khoá sổ, tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và tính tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư từng tài khoản trên sổ cái, căn cứ vào sổ cái để lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (lập từ sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Các loại sổ kế toán được mở tuân thủ chế độ kế toán hiện hành của Bộ Tài chính như sổ kế toán chi tiết theo dõi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng; sổ theo dõi TSCĐ; sổ, thẻ kho theo dõi vật tư
Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán.
Tuân thủ các quy định của chế độ kế toán hiện hành, hàng quý, hàng năm Công ty đều lập các báo cáo tài chính gồm:
- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01-DN)
- Báo cáo kết quả hoạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3362.doc