Đề tài Thực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh – tỉnh Khánh Hòa

Theo số liệu cho thấy huyện Khánh Vĩnh trong những năm gần đây khu vực kinh tế Nhà nuớc hầu như không tạo đuợc lưọng việc làm đáng kể, có sự tăng về số lao động hoạt động trong linh vực này nhưng rất hạn chế. Từ 2007 – 2009 chỉ tăng 137 lao động như vậy là quá thấp so với tốc độ phát triển kinh tế của Huyện hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình cải cách và cổ phần hoá Doanh nghiệp diễn ra khá mạnh vì thế đã làm mới trong thành phần kinh tế này không nhiều. Đối với khu vực kinh tế cá thể tuy số lưọng lao động làm việc chiếm số lưọng lớn (14881 lao động so với tổng số lao động tham gia trong ngành công nghiệp – xây dựng là 17932 năm 2010) như vậy khu vực kinh tế này đã giải quyết một lưọng lớn công việc cho ngưòi lao động địa phưong nhưng việc tạo việc làm mới ở khu vực này cũng còn hạn chế chưa thực sự phát triển so với nhu cầu việc làm ngày càng cao như hiện nay. Hiện nay số lưọng lao động cá thể và lao động Nhà nuớc ở Khánh Vĩnh có số lượng khá lớn chứng tỏ vai trò của khu vực này trong sự phát triển kinh tế và tạo việc làm cho lao động thời kỳ đổi mới. Điều này cũng dễ hiểu vì Khánh Vĩnh chưa thật sự thu hút được sự đầu tư của các Doanh nghiệp trong và ngoài nước vì thế việc tạo việc làm cho lao động trong khu vực này còn hạn chế.

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6867 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh – tỉnh Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
do Khánh Vĩnh là một huyện miền núi, hệ thống thủy văn đa dạng, lượng mưa hàng năm lớn làm mặt đường xói lở, bào mòn đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại của nhân dân trong địa bàn huyện cũng như thông qua các huyện lân cận. Hệ thống thủy lợi Hệ thống thủy lợi của huyện đến 2010 tương đối đã được hoàn thiện, hiện nay toàn huyện có 232 công trình thủy lợi kiên cố, trong đó có 10 đập dâng, 5 trạm bơm… Ngoài ra còn có hơn 150 km mương bê tông và mương đất do sự giúp sức của nông dân. Tuy nhiên do ý thức sử dụng và bảo quản chưa cao của cán bộ quản lý cũng như người sử dụng nên một số công trình đã xuống cấp và chưa phát huy hết công suất của các công trình. Nhưng với hệ thống thủy lợi như hiện tại đã phần nào đáp ứng được nhu cầu sản xuất của người dân trong địa bàn huyện về việc sản xuất nông nghiệp. Ý thức trách nhiệm người dân được nâng cao phần nào các công trình cũng được quan tâm và được nâng cấp kịp thời. Hệ thống phúc lợi Hệ thống phúc lợi của huyện ngày càng được nâng cấp phục vụ nhu cầu của sự phát triển nền kinh tế xã hội hiện nay cũng như việc phát triển giáo dục, y tế, quốc phòng. Tất cả các công trình được xây dựng đã được sử dụng và kiên cố. Đối với giáo dục huyện đã có nhưng công trình như: 65 trường mẫu giáo, 14 trường tiểu học, 04 trường trung học cơ sở, 01 trường phổ thông trung học và 01 trung tâm giáo dục thường xuyên, cùng một trung tâm dạy nghề. Về y tế thì có 01 bệnh viện đa khoa, 14 trạm y tế xã, thị trấn và 2 phòng khám tại xã Liên Sang và xã Khánh Bình đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân vằ đặc biệt huyện Khánh Vĩnh là điểm đỏ của bệnh sốt rét nên đã thành lập một viên nghiên cứu riêng biệt tại xã Khánh Phú để phòng chống sốt rét. Cùng với hệ thống giáo dục y tế, công tác tuyên truyền nâng cao dân trí cũng được huyện chú trọng thông qua hệ thống phát thanh với 14 trạm truyền thanh và 01 đài cấp huyện 1kw, nâng tỷ lệ dân số được phủ sóng phát thanh lên hơn 90%. Toàn huyện hiện có một trạm truyền hình tại thị trấn Khánh Vĩnh. Tuy công suất nhỏ nhưng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của người dân trong địa bàn huyện Khánh Vĩnh. Những năm trước đây, tỉ lệ hộ sử dụng nước sạch chỉ đạt dưới 30%. Đến nay, nhờ làm tốt công tác đầu tư chương trình nước sạch bằng Nhà máy nước Thị trấn, các hệ thống nước tự chảy, giếng đào, giếng khoan nên đã nâng tỉ lệ này lên 75%. Hiện nay đã có 13/13 xã – thị trấn đã được đầu tư xây dựng trụ sở làm việc kiên cố, nhà sinh hoạt cộng đồng ở thôn, xây dựng nhà công vụ cho cán bộ y tế và giáo viên, xây dựng 02 Trung tâm cụm xã ở cánh Tây và cánh Bắc của huyện. Hệ thống điện Hoàn thành chương trình phủ điện nông thôn vào năm 1999 và tiếp tục đầu tư phủ điện vùng sâu, hỗ trợ đường dây, Công tơ điện cho hộ đồng bào dân tộc, tỉ lệ hộ dùng điện hiện nay đạt 98%, một số hộ bà con dân tộc đã biết sử dụng điện vào sản xuất. d. Văn hóa – xã hội Ngoài những tiềm năng về tài nguyen khoáng sản, huyện Khánh Vĩnh còn có tiềm năng to lớn về phát triển du lịch lịch sử văn hóa, như: Kgu di tích lịch sử Hòn Dù tại xã Khánh Trung, Khu di tích Hòn Dữ tại xã Khánh Đông… Bên cạnh những tiềm năng về tài nguyên, một số địa danh được thiên nhiên ưu đãi trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh có khả năng phát triển du lịch thác và khu du lịch sinh thái, như: Thác YangBay tại xã Khánh Phú, Khu du lịch sinh thái Nhân Tâm tại xã Khánh Đông, Suối Khoáng nóng Nhân Tâm tại xã Khánh Hiệp,…phát huy thế mạnh này huyện Khánh Vĩnh đã tiến hành lập đề án phát triển du lịch – dịch vụ đến năm 2020. Huyện Khánh Vĩnh hiện nay đang có 15 dân tộc anh em sinh sống và làm việc trong đó dân tộc Kinh chiếm 26,62%, các dân tộc khác chiếm 73.82% đó là: Raglai, Ede, T’Rin, Mường, Tày, Nùng, Dao, Khơ Me, Chăm, Hoa, Thái, H’Rê, Thổ, M’Nông. Sự đa dạng về dân tộc làm cho Khánh Vĩnh có nét độc đáo về phong tục tập quán. Nếu khai thác những tiềm năng này Khánh Vĩnh có thể đưa ngành du lịch văn hóa phát triển, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn tại địa bàn huyện Khánh Vĩnh, đặc biệt là dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn. 2.1.2.3. Tình hình p hát triển kinh tế của huyện Khánh Vĩnh Kinh tế của huyện Khánh Vinh hiện nay tăng trưởng khá nhanh; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; năng lực sản xuất cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất bước đầu đã được coi trọng, các thành phần kinh tế phát triển ngày càng đa dạng; khai thác tốt hơn các nguồn lực địa hương hiện có. Tổng sản hẩm nội địa (GDP) tăng bình quân tăng 8,79%/ năm giai đoạn 2006 – 2010. Trong đó ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,49%; ngành công nghiệp xây dựng tăng 14,84% và ngành dịch vụ tăng 9,71%. GDP bình quân đầu người đạt 8,6 triệu đồng/năm. Tỷ trọng ngành nông nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm, ngành công nghiệp và dịch vụ tăng trong cơ cấu kinh tế, trong đó ngành công nghiệp – xây dựng tăng nhanh nhất. Năm 2010, nông nghiệp chiếm tỷ trọng 34,14%; công nghiệp – xây dựng chiếm 23,31% và dịch vụ chiếm 42,55%. Bảng 3: Tình hình tăng trưởng GDP các ngành kinh tế của huyện Khánh Vĩnh Ngành kinh tế Năm 2006 Năm 2010 Nông – Lâm – Thủy sản 39,05% 34,14% Công nghiệ - xây dựng 18,30% 23,31% Dịch vụ 42,65% 42,55% (Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Khánh Vĩnh) Ngành nông nghiệp tăng trưởng khá so với mức bình quân chung của toàn tỉnh Khánh Hòa. Lựa chọn cây trồng, vật nuôi gắn liền với yếu tố thị trường. Năng suất cây trồng, vật nuôi, sản lượng lương thực và sản lượng thóc tăng đáng kể. Đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều thay đổi trong tậ quán canh tác, đã dần tiếp cận với kỹ thuật sản xuất nông nghiệp mới, góp phần tích cực ổn định định canh định cư. Công tác trồng rừng cho hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Sản xuất công nghiệp – xây dựng có mức tăng trưởng cao. Cơ cấu ngành nghề ngày càng đa dạng, gắn liền với thế mạnh của vùng nguyên liệu và nhu cầu của thị trường, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, có sức cạnh tranh cao. Công nghiệp phát triển đã phần nào giải quyết việc làm cho lao động, nâng cao thu nhậ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệ và dịch vụ. Thương mại dịch vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định. Hệ thống chợ, cửa hàng tiế tục được đầu tư nâng cấp và mở rộng. Một số ngành dịch vụ mới được hình thành và phát triển như dịch vụ sản xuất nông nghiệp, xăng dầu, vận tải, điện tử. Dịch vụ tín dụng ngân hàng tăng, huy động vốn và cho vay vốn đạt kế hoạch hàng năm, tỉ lệ nợ xấu giảm. Dịch vụ bưu chính – viên thông phát triển khá, tái cơ cấu về mặt tổ chức để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mạng lưới thông tin lien lạc thông suốt ở hầu hết các khu vực trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh. Các thành phần kinh tế , đặc biệt là kinh tế ngoài Nhà nước phát triển mạnh, bao gồm kinh tế tu nhân, kinh tế hộ gia đình, kinh tế cá thể, tiểu chủ… Toàn huyện Khánh Vĩnh hiện có 8 Doanh nghiệp Nhà nước, 36 doanh nghiệ tư nhân và trang trại, 5940 hộ sản xuất nông nghiệ và 1208 hộ kinh doanh công nghiệ, dịch vụ. Kinh tế hộ gia đình được coi trọng đầu tư, là bước đi cần thiết để chuyển nền kinh tế từ tự cung tự cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa. 2.2. Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh 2.2.1. Tình hình sử dụng lao động nông thôn trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh 2.2.1.1. Phân bố lao động và cơ cấu lao động trong các ngành tại huyện Khánh Vĩnh a. Phân bố lao động trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh Tình hình sử dụng lao động trong nông thôn ở huyện Khánh Vĩnh trước hết là được thể hiện qua sự phân bổ lao động trong các ngành nghề kinh tế. Bảng 4: Tình hình phân bố lao động nông thôn theo ngành tại huyện Khánh Vĩnh Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 Tổng lao động 17448 17675 18061 Lao động nông nghiệp Lao động CN – TTCN Lao động Thương mại – dịch vụ 13456 1129 2863 13586 1169 2920 13630 1228 3203 (Nguồn: Phòng thống kê huyện Khánh Vĩnh) Thông qua bảng trên cho thấy số lao động nông nghiệp nông thôn có xu hướng ngày càng tăng nhưng ở mức độ nhẹ (13456 lao động năm 2008 đến năm 2010 tăng lên là 13630). Điều này cho thấy nông nghiệp là khu vự có sự thu hút khá nhiều lao động tham gia. Bên canh đó lao động trong ngành thương mại – dịch vụ tăng cũng khá nhanh từ 2963 năm 2008 lên 3203 năm 2010. Phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn chong của toàn huyện đang chuyển dịch theo hướng tăng dần lao động trong lĩnh vực CN – TTCN và dịch vụ. Trong khi giảm dần số lao động trong ngành nông nghiệp. Tuy nhiên sự chuyển biến cũng chưa thật sự ro rệt. Như vậy, với đặc trưng và lợi thế phát triển như hiện nay sẽ tạo ra sự phân bổ lao động khác nhau trong ngành kinh tế. b. Cơ cấu lao động và sử dụng lao động trong địa bàn huyện Khánh Vĩnh Các ngành công nghiệp và xây dựng Bảng 5: Số lao động hoạt động trong ngành công nghiệp – xây dựng của huyện Khánh Vĩnh Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 2010 Tổng số 17092 17448 176675 17932 I. Phân theo thành phần kinh tế 1. Nhà nước 2. Cá thể 3. Tư nhân 2490 14268 334 2453 14544 361 2578 14698 399 2627 14881 424 II. Phân theo ngành công nghiệp Nông, Lâm, Thủy sản Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ 13182 1092 2818 13456 1129 2863 13586 1169 2920 13630 1228 3074 (Nguồn: Phòng LĐ – TB&XH huyện Khánh Vĩnh) Theo số liệu cho thấy huyện Khánh Vĩnh trong những năm gần đây khu vực kinh tế Nhà nuớc hầu như không tạo đuợc lưọng việc làm đáng kể, có sự tăng về số lao động hoạt động trong linh vực này nhưng rất hạn chế. Từ 2007 – 2009 chỉ tăng 137 lao động như vậy là quá thấp so với tốc độ phát triển kinh tế của Huyện hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình cải cách và cổ phần hoá Doanh nghiệp diễn ra khá mạnh vì thế đã làm mới trong thành phần kinh tế này không nhiều. Đối với khu vực kinh tế cá thể tuy số lưọng lao động làm việc chiếm số lưọng lớn (14881 lao động so với tổng số lao động tham gia trong ngành công nghiệp – xây dựng là 17932 năm 2010) như vậy khu vực kinh tế này đã giải quyết một lưọng lớn công việc cho ngưòi lao động địa phưong nhưng việc tạo việc làm mới ở khu vực này cũng còn hạn chế chưa thực sự phát triển so với nhu cầu việc làm ngày càng cao như hiện nay. Hiện nay số lưọng lao động cá thể và lao động Nhà nuớc ở Khánh Vĩnh có số lượng khá lớn chứng tỏ vai trò của khu vực này trong sự phát triển kinh tế và tạo việc làm cho lao động thời kỳ đổi mới. Điều này cũng dễ hiểu vì Khánh Vĩnh chưa thật sự thu hút được sự đầu tư của các Doanh nghiệp trong và ngoài nước vì thế việc tạo việc làm cho lao động trong khu vực này còn hạn chế. Bên cạnh đó hoạt động khai thác phát triển ở trình độ thấp nên yêu cầu về sử dụng thời gian lao động khá lớn nhưng yêu cầu về trình độ cao, chủ yếu là lao động phổ thông đang làm việc tại các cơ sở công nghiệp chế biến sản xuất trong vùng, cả trong khu vực Nhà nước. Đây chính là một tồn tại lớn trong quá trình quản lý, khai thác và phát triển kinh tế công nghiệp của Huyện vốn là tiềm năng và thế mạnh về chế biến và sản xuất lâm sản. Các ngành thương mại – dịch vụ Đê nắm rõ tình hình hoạt động và số lao động tham gia trong ngành thương mại và dịch vụ chúng ta quan sát bảng thống kê sau: Bảng 6: Số lao động kinh doanh thương mại – dịch vụ trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh Đơn vị tính: người Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 2010 Tổng số 1796 1860 1925 2010 1. Phân theo thành phần kinh tế - Nhà nước - Tư nhân - Cá thể 775 22 999 812 24 1024 836 24 1065 841 30 1139 2. Phân theo ngành kinh doanh - Thương mại dịch vụ - Nhà hàng, khách sạn 1643 153 1665 195 1678 247 1695 315 (Nguồn: Phòng thống kê huyện Khánh Vĩnh) Tình hình sử dụng lao động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ tại địa bàn huyện Khánh Vĩnh thông qua bảng trên cho thấy số lao động tham gia trong thành phần kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo nhưng số lượng lao động trong những năm gần đây tăng không đáng kể. Bên cạnh đó khu vực kinh tế khác cũng tăng chưa nhanh vì thế việc làm được tạo ra chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm của người lao động. Bên cạnh đó do trình độ lao động của người lao động chưa cao và phần lớn lao động chưa tốt nghiệp phổ thông trung học. Tồn tại chính của việc sử dụng lao động là việc tay nghề và chất lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của công việc và chưa theo kịp sự phát triển của các hoạt động du lịch trong huyện, trong khi đó kinh tế Nhà nước chưa thúc đẩy được ngành du lịch phát triển. Hoạt động thương mại mang tính chất nhỏ lẻ nên cũng chưa tạo được nhiều việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Các ngành y tế - giáo dục Tình hình về số lao động trong ngành y tế, giáo dục. Thực tế cho thấy , y tế và giáo dục là lĩnh vực công, hầu hết lao động trong ngành y tế và giáo dục đều có trình độ tối thiểu là trung cấp, được tuyển qua các đợt thi công chức. Vì vậy, lao động nông thôn muốn làm việc trong ngành này đều phải đạt được những trình độ tối thiểu theo quy định. Lao động làm việc trong khu vực này đòi hỏi sự khắt khe về thời gian lao động, mặc dù hiệu suất lao động không cao. Trong khi hầu hết lao động nông thôn không đủ điều kiện để nâng cao trình độ, thì cơ hội được làm việc trong khu vực công này là rất nhỏ. Như vậy, lao động nông thôn chỉ có thể tăng cường sử dụng thời gian lao động trong hộ. 2.2.2. Tình hình giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh 2.2.2.1. thu hút lao động trong các ngành nghề kinh tế a. Quy mô lao động trong các ngành công nghiệp Bảng 7: Quy mô lao động bình quân trong cơ sở sản xuất công nghiệp Đơn vị tính: Lao đông/Cơ sở Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 2010 I. Lao động/ Cơ sở theo ngành 1. Công nghiệp khai thác - Khai thác gỗ - Khai thác đá 2. Chế biến - Lương thực - Chế biến gỗ - Công nghiệp sản xuất VLXD - CN sửa chữa xe có động cơ 3. Công nghiệp điện nước 31,37 27,87 3,5 8,67 1,99 2 3,68 1 1 18,06 13,36 4,7 14,36 2,4 1,46 9,0 1,5 1 81,1 75,6 5,5 13,76 2,01 1,61 7,64 2,5 2 67,92 62,92 5 13,64 1,97 1,47 5,2 3 2 II. Lao động/ Cơ sở theo thành phần kinh tế 1. Nhà nước 2. Tư nhân 3. Cá thể 165,35 - 1,5 171 30,5 2 195 27 2,3 236,5 25,5 1,9 (Nguồn: Phòng Lao động – TB&XH huyện Khánh Vĩnh) Khánh Vĩnh là huyện có diện tích đất tự nhiên khá lớn và có trữ lượng gỗ khá lớn diện tích rừng chiếm đến 72,2% vì thế kéo theo ngành công nghiệp khai thác giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển kinh tế của huyện Khánh Vĩnh và tạo việc làm cho lao động nông thôn. Tuy nhiên thời gian gần đây quy mô của ngành công nghiệp khai thác có xu hướng giảm do ảnh hưởng của nguồn nguyên liệu bị hạn chế (81,1 lao động/cơ sở năm 2009 giảm xuống còn 67,92 lao động/cơ sở năm 2010), trong đó đa phần các cơ sở kinh tế chỉ hoạt động với quy mô nhỏ lẻ thu hút từ 3 -30 lao động tham gia làm việc. Bên cạnh đó ngành công nghiệp điện nước cho thực sự phát triển so với nhu cầu ngày càng cao của người dân trong vùng hiện tại toàn huyện mới có 2 cơ sở sản xuất nước đá và một nhà máy nước, thu hút rất ít lao động tham gia. Nhu vậy, dù ngành công nghiệp khai thác đóng vai trò chủ đạo trong ngành sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện thu hút khá nhiều lao động tham gia lam việc nhưng quy mô của các cơ sở còn rất hạn chế mang tính chất nhỏ le, tiểu thủ công nghiệp chưa thể hiện được sự chuyên môn hóa cao trong sản xuất. Nguyên nhân chủ yếu xuất hiện tình trạng này là do vị trí địa bàn không thật sự thuận lợi để tiêu thụ nguồn sản phẩm, vốn sản xuất lại cao, trình độ lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của tính chất công việc, dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa cao và khi ra thị trường thì bị chèn ép. Quy mô lao động trong các ngành thương mại – dịch vụ Bảng 9: Quy mô lao động trong ngành thuong mại – dịch vụ Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2007 2008 2009 2010 I. Tổng số cơ sở 1. Phân theo thành phần kinh tế - Tư nhân - Cá thể 2. Theo ngành kinh doanh - Thương mại – dịch vụ - Khách sản, nhà hàng Cơ sở Cơ sở Cơ sở Cơ sở Cơ sở 235 2 233 179 56 239 7 232 185 54 345 9 236 172 173 419 10 208 205 214 II. Lao động bình quân/Cơ sở 1. Phân theo thành phần kinh tế - Nhà nước - Tư nhân - Cá thể 2. Theo ngành kinh doanh - Thương mại dịch vụ - Khách sản, nhà hàng Lao động Lao động Lao động Lao động Lao động Lao động 45,5 3 1,04 1,18 1,06 19,72 9 1,25 1,24 1,3 10,5 9,5 2 1,32 1,49 10,5 9,67 1,90 1,17 1,25 (Nguồn: Phòng LĐ – TB&XH huyện Khánh Vĩnh) Theo tình hình thực tế ở huyện Khánh Vĩnh cho thấy tuy Khánh Vĩnh có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái nhưng hoạt động này chưa thật sự được khai thác một cách hiệu quả để thu hút một nguồn lao động khá lớn. Tuy vậy lĩnh vực kinh doanh thương mại đã thu hút sự tham gia của các thành phần lao động tham gia. Hoạt động thương mại diễn ra khá phổ biến trên địa bàn huyện đặc biệt các vùng nông thôn chủ yếu là các mặt hàng nhu yếu phẩm cần thiết cho sản xuất nông nghiệp của bà con và các mặt hàng sinh hoạt hàng ngày nhưng với quy mô nhỏ. Số lượng cơ sở kinh doanh tăng từ 179 cơ sở (năm 2007) lên 205 cơ sở (năm 2010). Quy mô lao động bình quân cũng khá ổn định ở mức dưới 2 lao động trên một cơ sở. Bên canh đó lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng đòi hỏi có một số vốn không phải nhỏ nên chỉ thu hút được sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân. Theo thành phần kinh tế có thể thấy kinh tế cá thể đang giữ vai trò quan trọng trong quy mô của các ngành thương mại – dịch vụ và là yếu tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển với hơn 200 cơ sở (năm 2010). Tuy nhiên quy mô lao động bình quân còn thấp dưới 1,5 lao động/cơ sở (năm 2010). Khu vực kinh tế tư nhân mặc dù rất nho ( 10 cơ sở năm 2010) nhưng quy mô lao động thì khá cao và có xu hướng ngày càng tăng đã giải quyết một lượng lao động khá lớn. Qua số liệu trên cho thấy thành phần kinh tế tu nhân đang tạo ra sự phát triển kinh tế lâu dài và tạo ra nguồn việc làm ổn định cho người lao động, điều mà kinh tế cá thể không thể làm được. Do vậy, muốn tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện nên có những chính sách thúc đẩy khuyến khích, ưu đãi sự phát triển của loại hình kinh tế này hơn nữa nhằm khai thác tiềm năng sẵn có của huyện như khai thác du lịch sinh thái. Xu thế chuyển dịch cơ cấu sản xuất và phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng công nghiệp là cơ sở để phát triển ngành nghề nông thôn chất lượng cao. Khi cơ cấu kinh tế được chuyển đổi khi đo thu nhập của người dân sẽ được tăng lên đối với toàn bộ dân cư nói chung và với lao động nông thôn nói riêng, và như vậy sẽ mở ra cơ hội cho thị trường nội đại ngày càng tăng lên về sức mua và bán. Khánh Vĩnh hiện nay nhìn chung các ngành tiểu thủ công nghiệp chưa thực sự phát triển. Hiện nay trên địa bàn huyện tính ra chỉ có vài cơ sở sản xuất ngành nghề truyền thống như song mây, tre, gò hàn, mộc đa số tập trụng tại thị trấn Khánh Vĩnh và tồn tại ở các hộ gia đình cá thể. Vì thế mà khi tham gia sản xuất các hộ thủ công thường xuyên thuê lao động nhiều hơn là lao động của gia đình. Từ đó cũng tạo thu nhập cho lao động hàng tháng thu nhập bình quân của môi lao động từ 1.200.000 – 1.900.000 đông/ tháng, như vậy thì thu nhập của những hộ gia đình tiểu thủ công nghiệp có mức thu nhập cao hơn từ 3 - 4 lần so với các hộ sản xuất nông nghiệp. Một sơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp có quy mô từ 6 – 9 lao động làm việc ổn định và có thêm một số lao động thời vụ tùy thuộc vào khối lượng công việc, nhưng chiếm đa số cơ sở lao động sử dụng trên 5 lao động trên một cơ sở sản xuất. Nhưng vấn đề không nhỏ ở đây đó là số vốn để đầu tư có thể lên đến 30 triệu đồng, với số vốn này có thể mở một sơ sở sản xuất tạo việc làm cho lao động nhưng với số vốn như vậy so với người nông dân và đặc biệt đối với huyện miền núi Khánh Vĩnh không phải là dễ so với sự phát triển kinh tế hiện nay. Quá trình phát triển các hoạt động ngành nghề ở nông thôn tạo ra những việc làm gián tiếp trong các lĩnh vực khác như giao thông, điện, nước, thị trường…đồng thời, trên cơ sở tạo việc làm, tăng thu nhập, sẽ tạo ra động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, góp phần cải thiện đời sống dân cư nông thôn. c. Quy mô lao động trong các ngành y tế - giáo dục Tại khu vực dịch vụ công cộng như giáo dục, y tế, văn hóa,… nhìn chung vẫn là khu vực do Nhà nước quản lý và điều hành. Do vậy, quy mô sử dụng lao động do biên chế Nhà nước quy định và thường khá ổn định về thời gian dài. Chính vì thế, việc làm do khu vực này tạo ra hầu như là không tăng thêm trong thời gian gần đây. Ngoài các hạng mục dịch vụ công, các hoạt động kinh doanh thương mại, vận tải… cũng chủ yếu do khu vực tư nhân và các hộ dân cung cấp. Việc mở mang các dịch vụ nông nghiệp đã ngày càng đẩy mạnh và tạo nhiều cơ hội việc làm cho lao động nông thôn. Mặc dù số liệu cụ thể chưa được xử lý một cách rõ ràng nhưng qua quá trình thực tế thì cho thấy phần lớn các dịch vụ tưới tiêu, cày bừa, thu gom sản phẩm đều do các hộ kinh doanh thu mua lại từ các hộ sản xuất. Những năm gần đây đời sống kinh tế của người dân được nâng cao từ đó dân trí của người dân cũng được cải thiện đặc biệt đối với các vùng nông thôn, đời sống cỉa thiện nhu cầu học tập được nâng cao dẫn đến quy mô lao động trong ngành giáo dục ngày một tăng. Bên cạnh đó y tế một lĩnh vực không thể thiếu trong khi đời sống ngày một cao đòi hỏi nhu cầu được chăm sóc cũng tăng nhanh thu hút một lượng lao động lớn làm việc với thời gian lao động ổn định. d. Quy mô lao động trong các ngành nghề thủ công, dịch vụ thương mại nông thôn thu hút thêm lao động nông thôn Xu thế chuyển dịch cơ cấu sản xuất và phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng công nghiệp là cơ sở quan trọng để phát triển ngành nghề nông thôn chất lượng cao. Thu nhập của người lao động toàn huyện nói chung, lao động nông thôn nói riêng tăng lên sẽ mở ra cơ hội thêm việc làm cũng như cải thiện đời sống cho lao động tại địa phương đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay ở Khánh Vĩnh ngành nghề thủ công nghiệp chưa thực sự phát triển. Chỉ có vài cơ sở ngành nghề truyền thống như Song mây, gò hàn, mộc ở thị trấn Khánh Vĩnh những ngành nghề này tồn tại dưới hình thức chủ yếu là hộ gia đình và cá thể. Trong số hộ làm nghề thủ công thương xuyên thuê lao động hơn là tận dụng lao động của gia đình hiện có, thu nhập bình quân của những lao động này là 900.000 – 2.100.000 đồng/tháng, cao hơn nhiều so với lao động thuần nông. Quy mô sử dụng lao động tại các cơ sở khoảng từ 2 đến 5 lao động có việc làm ổn định trong năm. Số vốn để có thể tạo việc làm thường xuyên trong các cơ sở sản xuất tại nông thôn chỉ cần từ 25 – 30 triệu đồng, trong khi đó chi cần 10 triệu đã có thể tạo việc làm cho lao động trong cơ sở ngành nghề phi nông nghiệp của các hộ gia đình. Vì thế để có một só tiền như vậy đê tạo việc làm đối với những người thuần nông quả là không dễ dàng gì. 2.2.2.2. Hoạt động đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Cùng hòa nhập với tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đặc biệt là khu vực nông thôn, các ngành tiểu thủ công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, gò hàn cơ khí, xây dựng dân dụng, các dịch vụ thương mại phục vụ cho đời sống sản xuất trên địa bàn đang trên đà phát triển. Đây là một lĩnh vực khả quan trong việc giải quyết việc làm cho người lao động rất lớn. Vì thê, các lao động dôi dư chưa tìm tạo được việc làm đã nhanh chóng chuyển sang hướng hoạt động xây dựng, dịch vụ - thương mại. Tuy nhiên do trình độ của lao động còn thấp nên việc làm có nhiều nhưng lao động lại không đảm bảo về trình độ vì thế sự thừa lao động vẫn diễn ra. Giải quyết vấn đề này, huyện đã có chủ trương tiến đến xuất khẩu lao động, giao chỉ tiêu cho từng xã, thị trấn, thành lập ban chỉ đạo xuất khẩu lao động ở các xã, thị trấn, phân công địa bàn cho từng đơn vị xuất khẩu lao động. Trong những năm gần đây vấn đề xuất khẩu lao động đang còn mới đối với lao động của địa bàn huyện nên gặp không ít khó khăn. Thị trường xuất khẩu của huyện giải quyết cho lao động đi làm chủ yếu là Đài Loan, Malaysia,…việc làm chủ yếu là cơ khí, phụ việc nhà, công nhân trang trại… Nhìn chung, những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp và thực hiện chủ trương đào tạo nghề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, vì thế mà số lao động có tay nghề và việc làm ngày càng tăng lên đáng kể, theo thống kê 2010 có 18250 lao động chiếm 52,5% dân số. Giai đoạn 2006 – 2010 cứ mỗi năm tăng lên 800 lao động. Trong đó tỉ lệ có việc làm chiếm 99,8% số người lao động trong độ tuổi lao động. Nhưng chi phí học nghề còn cao so với các xã đặc biệt khó khăn của huyện và hoạt động học nghề của các đối tượng này cũng bị gián đoạn không ít nên gây không ít khó khăn cho công tác quản lý, không chỉ vậy hiện nay huyện chỉ co một trung tâm đào tạo nghề nên gây khó khăn trong việc đi lại học tập của học viên, mà hàng năm trung tâm chỉ đào tạo được khoảng 500 lao động nhóm ngành nghề được đào tạo gồm: Công nghiệp xây dựng, nông – lâm – thủy sản. Bên cạnh đó còn xảy ra tình trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh – tỉnh Khánh Hòa.doc
Tài liệu liên quan