Đề tài Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Hồng

Vùng ĐBSH vẫn tiếp tục đóng vai trò là vùng sản xuất lúa gạo của cả nước, do vậy cần tiếp tục hoàn chỉnh thủy lợi để duy trì diện tịch gieo trồng, tăng năng suất để tăng sản lượng. Chuyển đổi cơ cấu phải chuyển mạnh được sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, đa dạng và cơ cấu hợp lý các loại sản phẩm có chất lượng, giá trị lớn, phù hợp với nền kinh tế thị trường. Các sản phẩm nông nghiệp được tập trung phát triển: Lúa – gạo; rau, thực phẩm cao cấp và trái cây; thịt gia súc, gia cầm; hoa và cây cảnh.

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1952 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cạnh tranh thấp Hiện nay, theo các cuộc điều tra riêng rẽ, tỷ trọng công nghệ tiên tiến của các doanh nghiệp trong Vùng hiện chưa được 3%, tỷ lệ tự động hóa dưới 10%. Nhìn chung , hiệu quả sản xuất trong vùng còn tương đối thấp ở trong nhiều lĩnh vực, cụ thể là năng suất ruộng đất thấp, tiêu hao điện cao, năng suất lao động các ngành nghề thấp, hệ số ICOR cao, xuất khẩu ròng thấp (khoảng 30-35%)… Trình độ khoa học công nghệ - kỹ thuật và trình độ quản lý của các cơ sở sản xuất còn thấp xa so với khu vực và thế giới, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều thuộc nhón thay thế nhập khẩu, chu kỳ sản phẩm ngắn, năng lực cạnh tranh yếu. Đi liền với tình trạng đó là phát triển chưa bền vững (phụ thuộc nhiều vào thị trường nước ngoài, thiếu điện, tắc nghẽn giao thông…) và khả năng cạnh tranh thấp. Các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp còn yếu. Trong nền kinh tế thị trường, các cơ sở kinh doanh đều rất cần các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp từ phía các cơ quan công quyền cũng như một thể chế hỗ trợ thị trường mà dựa vào đó, các hoạt động dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển như hỗ trợ thông tin, hỗ trợ pháp lý, tư vấn… Vùng ĐBSH với các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long có thể coi là những nơi có các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khá hơn nhiều vùng khác, nhưng so với yêu cầu hội nhập và phát triển thì còn yếu. Quán tính của cơ chế kế hoạch hóa tập trung có thể là một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình hình này. Giai đoạn vừa qua, trong khi các khu công nghiệp, khu chế xuất phát triển nhanh, nhưng công tác quản lý và quy hoạch của vùng này còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh cả về kinh tế lẫn xã hội. Nếu xét về quy mô vùng ĐBSH hiện có số khu công nghiệp, khu chế xuất đứng thứ 2 trong cả nước nhưng nếu xét về số lao động trên 1ha diện tích đất tự nhiên của khu công nghiệp, khu chế xuất thì ĐBSH thấp hơn trung bình chung của cả nước (25,6 lao động/ha so với 34,2 lao động/ha), Đồng bằng sông Cửu Long (28,3 lao động/ha) và thấp hơn vùng Đông Nam Bộ (41,1 lao động/ha) và Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ (29,4 lao động/ha). Nhiều vấn đề liên quan tới chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tạo công ăn việc làm, quy hoạch kiến trúc đô thị,… đang được đặt ra cần phải có những nghiên cứu hoàn chỉnh, tổng thể nhằm giải quyết những yếu kếm bất cập này. Hình 02: Số lao động bình quân trong một dự án tại khu công nghiệp, khu chế xuất của các vùng và cả nước năm 2008 2.1.4. Tổ chức lãnh thổ đã có bước phát triển nhưng còn tồn tại nhiều bất hợp lý Sự phối hợp liên tỉnh chưa đảm bảo phát triển cân đối và hài hòa trong toàn vùng. Chế độ kế hoạch hóa tập trung gây ra tình trạng trì trệ kéo dài, tâm lý ỉ lại, thụ động, tình trạng hành chính hóa, cát cứ địa phương ở vùng ĐBSH còn rất nặng nề là một chướng ngại cực lớn đối với quá trình đổi mới và mở của, chuyển đổi cơ chế kinh tế hiện nay. Từng tỉnh là một đơn vị kinh tế - xã hội độc lập. Sự liên kết gắn bó giữa các tỉnh với nhau lỏng lẻo, không tạo được sự phân công lao động trong vùng. Do đó, thiếu bổ xung, hỗ trợ lẫn nhau, chưa tạo thành được sức mạnh tổng hợp, làm cơ sở cho tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó sự chênh lệch giàu nghềo của vùng ĐBSH còn rất lớn, đặc biệt giữa hai tiểu vùng: vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Nam ĐBSH. Các tỉnh thành phố ở phía bắc vùng ĐBSH (theo thông báo số 108/TB-VPCP ngày 30/07/2003 của Văn phòng Chính phủ gồm 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh) có các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long là những trung tâm thương mại và giao lưu quốc tế của vùng và cả nước; là địa bàn tập trung lớn các ngành công nghiệp (cơ khí chế tạo, điện tử tin học, sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp) và dịch vụ; tập trung phần lớn cán bộ khoa học, các trường đại học và trung tâm nghiên cứu của vùng. Trong khi đó tiểu vùng phía Nam (gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình) chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển rất ít các trung tâm phát triển. Hiện nay, tiểu Bắc vùng ĐBSH chiếm tới 83,6% GDP của vùng; GDP bình quân đầu người đạt gần 1.200 USD gấp 1,2 lần cả vùng ĐBSH và gấp gần 2 lần các tỉnh Nam vùng ĐBSH, thu chi ngân sách trên 1 đồng GDP gấp 1,1 lần cả vùng ĐBSH và 1,8 lần so với các tỉnh Nam vùng ĐBSH, xuất khẩu bình quân đầu người gấp 1,3 lần cả vùng ĐBSH và 4,8 lần vùng Nam ĐBSH. Tỷ lệ đô thị hóa của vùng ĐBSH thấp hơn so với cả nước nhưng tốc độ đô thị hóa lại nhanh nhất cả nước (9,2% trong thời kì 1995-2008). Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh do các quyết định hành chính là chủ yếu nên thực tế đô thị trong vùng chỉ có sự chuyển biến về lượng nhưng lại gần như không có nhiều thay đổi về chất. Thêm vào đó, hầu hết các trung tâm phát triển đều bám dọc đường giao thông còn lại các khu vực xa tuyến lộ kém phát triển. Do đó, các đô thị phình to theo quy mô, theo chiều rộng mà chưa phát triển theo chiều sâu nên tốn nhiều diện tích tại một vùng đất có mật độ dân cư cao nên chưa phát huy đầy đủ thế mạnh của vùng đồng bằng châu thổ trù phú nhất ở phía Bắc. 2.1.5. Tâm lý phát triển chưa hình thành rõ nét và phát huy tác dụng Vùng ĐBSH với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm 7 tỉnh, thành phố có tiềm lực kinh tế không khác gì so với vùng Đông Nam Bộ. Ngoài ra, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ còn được rất nhiều ưu đãi về vốn đầu tư, về đầu tư cơ sở hạ tầngvà cơ chế chính sách cũng được ưu tiên hơn so với vùng Đông Nam Bộ (vốn nhà nước của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ lớn gần 1,4 lần so với vùng Đông Nam Bộ). Nhưng có thể thấy, vùng Đông Nam Bộ hiện đang có sự phát triển kinh tế tốt hơn vùng ĐBSH. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là: cơ chế, chính sách, và văn hóa. Về yếu tố lịch sử, có nhiều nghiên cứu cho rằng người miền Bắc (vùng ĐBSH) còn nặng tư tưởng phong kiến, giáo huấn, không dám chịu rủi ro nhiều; còn người miền Nam (vùng Đông Nam Bộ) là những người mở cõi nên dám chịu rủi ro, dám mạo hiểm và có cái nhìn rộng hơn. Trong báo cáo “Lịch sử hay chính sách: tại sao các tỉnh phía bắc không tăng trưởng nhanh hơn” đã phản ánh được phần nào nguyên nhân tại sao các tỉnh phía bắc lại không tăng trưởng nhanh hơn các tỉnh miền Đông Nam Bộ trong khi các tỉnh phía bắc có nhiều thuận lợi hơn về cơ sở hạ tầng và vốn đầu tư từ ngân sách. Đó chính là cơ chế cũ của thời kỳ bao cấp đã ngấm quá sâu vào miền bắc, cũng như ở miền bắc đang tồn tại một thứ văn hóa ì, chậm đổi mới ở một số không nhỏ người dân. 2.1.6. Sự cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc Vị trí địa lý thuận lợi cũng đồng thời là một thách thức khó khăn cho chính vùng ĐBSH. Hiện nay các loại hàng hóa của ĐBSH trong thị trường Đông Nam Á có sức cạnh tranh không lớn. Hầu hết các mặt hàng của vùng ĐBSH và của Việt Nam sản xuất đưa ra thị trường thế giới đều giống các mặt hàng được sản xuất ở Trung Quốc, trong khi các sản phẩm của họ có trình độ công nghệ cao hơn. Kể cả sản phẩm nông nghiệp, loại sản phẩm mang nhiều nét đặc thù của mỗi địa phương như hoa quả (nhãn, vải…) các nước trong khu vực như Thái Lan có thể cung ứng ra thị trường với khối lượng lớn, chất lượng cao hơn và giá cả phải chăng. Nhiều hàng hóa của vùng đang bị lấn át bởi hàng hóa Trung Quốc do giá rẻ, phong phú về mẫu mã, chủng loại với nhiều nhóm hàng. Theo đánh giá sơ bộ của các chuyên gia kinh tế, rất nhiều sản phẩm, hàng hóa của Trung Quốc chiếm lĩnh tới khoảng 70% thị phần ở vùng ĐBSH, nhất là máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, thép, dệt may, đồ chơi và các mặt hàng tiêu dùng. 2.2. Tiềm năng và lợi thế của vùng ĐBSH 2.2.1. Vùng ĐBSH có thực lực và trình độ phát triển khá hơn so với nhiều vùng trong cả nước Vùng ĐBSH có quy mô GDP khoảng 20,2 tỉ USD ( năm 2008), chiếm 22,6% và đứng thứ hai trong cả nước (sau vùng Đông Nam Bộ). GDP/người của vùng tuy xấp xỉ GDP/người của cả nước nhưng cũng đứng thứ hai sau vùng Đông Nam Bộ, đạt khoảng 1.025 USD, đặc biệt vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (gồm 7 tỉnh, thành phố) có mức GDP/người cao hơn cả nước khoang trên 1.200 USD. Tương tự kim ngạch xuất – nhập khẩu của vùng ĐBSH năm 2008 ước đạt khoảng 63,6 tỉ USD, trong đó xuất khẩu là khoảng 18,9 tỉ USD, chiếm 30% so cả nước (đứng thứ hai sau vùng Đông Nam Bộ). Tốc độ tăng trưởng thời kì 2001-2008 của vùng ĐBSH là 7,3% tuy chưa đạt kì vọng nhưng đã đóng góp 23,7% cho tăng trưởng của cả nước và tốc độ tăng trưởng công nghiệp và ngành dịch vụ đạt tốc độ khá đã tạo một cơ cấu GDP khá hiện đại cho vùng ĐBSH (tỉ trọng các ngành phi nông nghiệp chiếm trên 80%) trong đó tỉ trọng ngành dịch vụ chiếm lớn nhất: hơn 41%. Hiện nay thu ngân sách của vùng ĐBSH chiếm tới 30,9% tổng thu ngân sách cả nước và là vùng có 4 trong số 11 tỉnh, thành phố của cả nước có số dư ngân sách nộp lại cho nhà nước (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc). Ngân sách nộp lại cho Trung ương chiếm 29,9% tồng thu ngân sách của các địa phương trong vùng ĐBSH và chiếm 24,3% tổng số ngân sách trích nộp lại Trung ương của 11 tỉnh, thành của cả nước có trích nộp lại Trung ương. Đây chính là một thế mạnh hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư kinh doanh tại vùng ĐBSH. 2.2.2. Vùng ĐBSH có lợi thế về quy mô dân số, lực lượng lao động dồi dào và tay nghề khá ở trong những ngành nghề quan trọng Tính đến thời điểm 31/12/2008 vùng ĐBSH có dân số xấp xỉ 19,7 triệu người, đứng thứ hai trong cả nước (sau vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ), chiếm 22,8% dân số trong cả nước. Vùng có khoảng 10,73 triệu lao động đang làm việc trong vùng và 85% số này trong độ tuổi 15 – 44. Trình độ học vấn của các nhóm dân cư, trình độ văn hóa chung của vùng ĐBSH ở mức cao hơn so với các vùng khá trong cả nước. Hình 03: quy mô dân số (tỷ người) và tỉ trọng dân số (%) của các vùng so cả nước Một trong những nguyên nhân chính lý giải về trình độ học vấn của lao động vùng ĐBSH là: hiện tại 64% các trường đại học và cao đẳng của cả nước, hầu hết các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học đầu ngành của đất nước đều tập trung ở vùng ĐBSH. Năm 2008, vùng ĐBSH tập trung tới 26 -27 % cán bộ có trình độ cao đẳng và đại học, 72% các bộ có trình độ trên đại học của cả nước. Tổng số lao động kỹ thuật của vùng là khoảng 2 triệu người, chiếm 22,8% lao động kỹ thuật của cả nước. Đặc biệt, vùng thủ đô Hà Nội là nơi tập trung nguồn nhân lực khoa học – công nghệ được đào tạo có bằng cấp cao. Tại đây, có mạng lưới gần 600 cơ quan khoa học và công nghệ kể cả của Trung ương và tỉnh, thành phố trong tổng số cả nước có trên 1200 cơ quan khoa học và công nghệ (Viện, Trung tâm,…). Ngoài ra, vùng thủ đô Hà Nội còn có 63 trường đại học trong tổng số 230 trường đại học của cả nước (chiếm 30%). Trong bối cảnh mở cửa, hội nhập, xây dựng nền kinh tế trí thức và nâng cao năng lực cạnh tranh, lợi thế to lớn trên về nguồn nhân lực so với các vùng khác đã tạo ra một sức mạnh cạnh tranh hấp dẫn cho vùng ĐBSH. 2.2.3. Vùng ĐBSH có vị trí và địa hình thuận lợi để phát triển Với một địa hình đa dạng và phong phú, bao gồm đồng bằng, đồi núi, biển và rừng, vùng ĐBSH có đầy đủ cơ sở để phát triển một hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy, cảng biển và sân bay. Với vị trí của ngõ của khu vực Đông Nam Á với Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á, vùng ĐBSH có thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trở thành một đầu mối giao thông đi thế giới bằng tất cả các loại hình giao thông một cách dễ dàng. Hiện nay từ cảng biển Hải Phòng, cảng Cái Lân (Quảng Ninh) đi sang Singapore, Hồng Kông chỉ mất 3-5 ngày và từ cảng hàng không Nội Bài (Hà Nội) đi tới Bắc Kinh, Tokyo, Seoul cũng chỉ khoảng 4-6 giờ. Ngoài ra, vùng ĐBSH hình thành hai hành lang và một vành đai kinh tế trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Vùng Tây Nam Trung Quốc, Đông Bắc Thái Lan, các nước Lào, campuchia đang điều chỉnh kinh tế và đường lối ngoại giao. Các nước khu vực này đang đề ra những mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và hòa nhập vào thị trường thế giới. Khu vực Tây Nam Trung Quốc trước đây có hai con đường thông ra biển đi qua miền bắc Việt Nam (qua Lạng Sơn và Lào Cai). Hiện nay, khu vực này đã mở thêm 3 con đương ra biển của Tây Nam Trung Quốc tạo thành những vòng cung bao phía Bắc, phía Tây miền Bắc Việt Nam và ĐBSH. Cho đến nay đã có những dự báo, ý tưởng và dự án về khả năng hợp tác phát triển của khu vực Đông Nam Á. Tuyến hành lang xuyên đi qua lãnh thổ Việt Nam được nhiều nước quan tâm. 2.2.4. Vùng ĐBSH có một hệ thống đô thị và các cơ sở tương đối mạnh Có một sự phát triển lâu đời, vùng ĐBSH từ lâu đã hình thành hệ thống điểm trung tâm (đô thị) và kèm theo đó là nhiều cơ sở kinh tế, các doanh nghiệp có tiềm lực khá, tạo điều kiện cho xã hội có bước phát triển tốt. Với tam giác phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, trong đó Hà Nội và Hải Phòng là 2 trong 5 thành phố lớn của cả nước, vùng ĐBSH đã thu hút được các tập đoàn lớn trong nước và quốc tế đầu tư vốn, công nghệ, ví dụ như Canon, LG, Toyota… Mạng lưới liên kết vùng nông thôn ĐBSH được phát triển mạnh dọc theo các con sông và hệ thống đương quốc lộ và liên tỉnh. Tỷ lệ phần trăm đường được dải nhựa của vùng đạt tới 83,5%, cao nhất và gần gấp đôi tỷ lệ này của cả nước. Các trục đường lớn: Quốc lộ 1, 5, 10, 18 đã hoàn thành việc nâng cấp hoặc đang được cải tạo, đang tiến hành xây dựng tuyến đường mới Láng - Hòa Lạc…xây dựng lại và xây mới một số cầu như cầu Bình, Lai Vu (Hải Dương), cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh)… Vùng ĐBSH là nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp của đất nướcvà cơ cấu công nghiệp tương đối phát triển so với các vùng khác. Hiện vùng có 32 khu công nghiệp trên tổng số 142 khu đã thành lập và đi vào hoạt động của cả nước. Các ngành dịch vụ phát triển với nhịp độ ngày càng tăng và thu hút nhiều lao động, các dịch vụ quan trọng như vận tải, viễn thông, tài chính – ngân hàng, thương mại đều đật tốc độ tăng trưởng cao. Mô hình kinh doanh các loại hình dịch vụ ngày càng được đổi mới theo hướng hiện đại, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao với các trung tâm phát triển dịch vụ lớn của cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,… ĐBSH chiếm vị trí hàng đầu về số diện tích được thủy lợi hóa so với các vùng khác trong cả nước. Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển nhanh. Bên cạnh đó, vùng ĐBSH có vùng nông thôn phát triển nhất cả nước về đời sống văn hóa và xã hội. Vùng ĐBSH có trình độ thâm canh lúa nước cao nhất. Nông dân đã tiếp thu nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, đa dạng hóa giống cây trồng và vật nuôi. 2.3. Thực trạng phát triển kinh tế vùng ĐBSH thời kỳ 2000- 2008 2.3.1. Kinh tế 2.3.1.1. Giá trị sản xuất công nghiệp Trong hai năm 2006 - 2007 giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp và xây dựng đạt kết quả cao nhất. sản phẩm công nghiệp trong giai đoạn này phát triển ngày càng đa dạng và phong phú hơn về chủng loại, chất lượng được cải thiện, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo cung cầu nền kinh tế, giữ vững thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu. Khu vực này cũng là khu vực chịu tác động nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, nên từ cuối năm 2007 tăng trưởng của ngành đã bị chậm lại, có khoảng thời gian bị giảm sâu đó là năm 2008 tốc độ tăng trưởng của riêng ngành xây dựng: -0,4%, tốc độ tăng trưởng cuả ngành công nghiệp và xây dựng năm 2008 đạt 6,1%, năm 2009 đạt 5,5% trong khi năm 2007 đạt 10,2%. Theo số liệu năm 2008, vùng ĐBSH chiếm tỷ trọng 27,1% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2007 và đứng thứ hai so với cả nước sau vùng Đông Nam Bộ (45,1%). Một số tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng bình quân toàn vùng là: Vĩnh Phúc tăng 19,8%, Bắc Ninh tăng 26,1%, Hưng Yên tăng 18,5%, Nam Định tăng 20,1%, Thái Bình tăng 22,4%, Ninh Bình tăng 31,1%, Hà Nam tăng 20,1%. Hiện nay, vùng đang tập trung phát triển một số ngành, sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, kĩ thuật cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí chế tạo, sinh học, hóa phẩm trở thành ngành, sản phẩm công nghiệp mũi nhọn tiến đến trở thành ngành công nghiệp chủ lực của vùng, phát triển mạnh công nghiệp bổ trợ của trong nước để giảm nhập khẩu, hạ giá thành và nâng dần giá trị nội địa của sản phẩm. Bảng 01: Giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá năm 1994 của vùng ĐBSH và cả nước 2005 (tỷ đồng) 2006 (tỷ đồng) 2007 (tỷ đồng) 2008 (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) 2006/2005 2007/2006 2008/2007 BQ 2005-2008 Cả nước 416.613 486.637 568.141 647.232 116,8 116,7 113,9 115,8 ĐBSH 102.278 124.602 152.116 175.639 121,8 122,1 115,5 119,8 Hà Nội 34.560 41.694 56.213 63.903 120,6 134,8 99,2 114,2 Hà Tây 5.316 6.458 7.388 - 121,5 114,4 - - Vĩnh Phúc 9.706 12.762 17.965 21.523 131,5 140,8 119,8 130,4 Bắc Ninh 4.455 5.683 7.215 9.098 127,6 127,0 126,1 126,9 Quảng Ninh 8.067 9.308 10.860 11.987 115,4 116,7 110,4 114,1 Hải Dương 6.382 7.781 9.437 10.830 121,9 121,3 114,8 119,3 Hải Phòng 17.625 20.776 24.323 28.336 117,9 117,1 116,5 117,1 Hưng Yên 5.384 6.874 8.636 10.233 127,7 125,6 118,5 123,9 Thái Bình 2.918 3.596 4.476 5.479 123,2 124,5 122,4 123,4 Hà Nam 2.471 2.957 3.498 4.201 119,7 118,3 120,1 119,4 Nam Định 3.424 4.255 5.250 6.305 124,3 123,4 120,1 122,6 Ninh Bình 1.972 2.457 2.856 3.744 124,6 116,2 131,1 123,8 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Các kết quả đạt được của một số ngành: Ngành điện: Do các dự án đầu tư phát triển nguồn điện vào chậm và nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất và tiêu dùng của dân cư tăng nhanh hơn so với dự báo nên xảy ra tình trạng thiếu điện khá gay gắt vào mùa khô. Sản lượng điện sản xuất và mua ngoài hàng năm tăng khoảng 11 – 12%/ năm (kế hoạch là 16%). Sản lượng điện sản xuất và mua ngoài (không tính điện nhập khẩu) năm 2006: 57,9 tỷ kwh, năm 2007: 64,2 tỷ kwh, năm 2008: 72,1 tỷ kwh, năm 2009: 78,2 tỷ kwh, dự kiến 2010: 89,1 tỷ kwh tăng 1,7 lần so với thực hiện năm 2005 ( năm 2005 đạt 52,1 tỷ kwh). Tính bình quân 5 năm 2006 -2010 dự kiến tăng 11%. Điện thương phẩm năm 2006 đạt 51,33 tỷ kwh, năm 2008 đạt 77,07 tỷ kwh, năm 2009 đạt 74,68 tỷ kwh, dự kiến 2010 là 86 tỷ kwh, bình quân năm năm tăng 13,86%/ năm. Đến 31/12/2008, đã có 100% huyện có điện lưới và điện tại chỗ, 97,26% số xã và 94,03% số hộ dân nông thôn sử dụng điện lưới quốc gia. Ngành than: Trong ba năm gần đây nhu cầu năng lượng thế giới tăng cao nên sản lượng ngành than khai thác và xuất khẩu than tăng nhanh. Mặc dù đã tính thuế xuất khẩu nhưng sản lượng than xuất khẩu vẫn ở mức cao, đặc biệt năm 2007 xuất khẩu trên 32 triệu tấn. sản lượng than sản xuất năm 2007 đạt 42,3 triệu tấn, năm 2008 đạt 39,8 triệu tấn, năm 2009 đạt 40,2 triệu tấn. Ngành than đã đáp ứng nhu cầu than cho sản xuất điện, phân bón, xi măng và tiêu dùng trong nước. Sản lượng than khai thác năm 2007 đã đạt chỉ tiêu Đại hội X. Ngành than vẫn tiến hành đầu tư các dự án điều tra, thăm dò than ở mức -300m; triển khai dự án thăm dò bể than sông Hồng để chuẩn bị khai thác trong thời gian tới. Ngành dầu khí: Do khai thác dầu thô ở các mỏ dầu có trữ lượng lớn giảm nên lượng dầu thô khai thác từ năm 2006 đến 2008 không đạt kế hoạch (18 triệu tấn/năm). Sản lượng dầu thô khai thác năm 2006: 16,8 triệu tấn, năm 2007: 15,9 triệu tấn, năm 2008: 14,9 triệu tấn, năm 2009 16 triệu tấn. Sản lượng khí khai thác năm 2006 đạt 7 tỷ m3, năm 2007: 7,1 tỷ m3, năm 2008: 7,9 tỷ m3, năm 2009: 8,3 tỷ m3. Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã tích cực trong việc tìm kiếm thăm dò dầu khí ở trong nước và nước ngoài (Liên bang Nga, Venezuela, Indonesia, Cuba,…) nhằm gia tăng trữ lượng dầu khí. Tromg ba năm đã hoàn thành dự án đường ống dẫn khí PM3- Cà Mau, Phú Mỹ - Nhơn Trạch, hoàn thành đầu tư và đưa vào vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất và đầu năm 2009. Triển khai các dự án trọng điểm khác như: khu Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, tổ hợp hóa dầu Long Sơn, chuẩn bị đầu tư nhà máy lọc dầu số 3, dự án tơ sợi Hải Phòng, PP, PE tại Dung Quất. TËp ®oµn dÇu khÝ ViÖt Nam ®· tÝch cùc trong viÖc t×m kiÕm th¨m dß dÇu khÝ ë trong n­íc vµ n­íc ngoµi (Liªn bang Nga, Venezuela, Indonesia, Malaysia, Algeria, Cuba,...) nh»m gia t¨ng tr÷ l­îng dÇu khÝ. Trong 3 n¨m ®· hoµn thµnh ®Çu t­ dù ¸n ®­êng èng dÉn khÝ PM3-Cµ Mau, Phó Mü-Nh¬n Tr¹ch, hoµn thµnh ®Çu t­ vµ ®­a vµo vËn hµnh nhµ m¸y läc dÇu Dung QuÊt vµo ®Çu n¨m 2009. TriÓn khai c¸c dù ¸n träng ®iÓm kh¸c nh­: Liªn hîp läc ho¸ dÇu Nghi S¬n, tæ hîp ho¸ dÇu Long S¬n, chuÈn bÞ ®Çu t­ nhµ m¸y läc dÇu sè 3, dù ¸n t¬ sîi H¶i Phßng, PP, PE t¹i Dung QuÊt. Ngành thép: Sản lượng thộp cán tăng bình quân 12%/năm, năm 2006 đạt 3,8 triệu tấn, năm 2007 đạt 4,6 triệu tấn, năm 2008 đạt 5,1 triệu tấn, năm 2009 ước đạt 5,4 triệu tấn. Do nhu cầu thép tăng nhanh nên trong 3 năm qua nhiều dự án đầu tư sản xuất phôi thép, thép được triển khai thực hiện. Đó hoàn thành nhà máy sản xuất phôi thép Cửu Long, Đình Vũ, Vạn Lợi, Thép Việt (công suất 500.000 tấn/năm) và một số dự án thép cán nguội (thép Hoa Sen, Sunsco), cán thép của Cty Thép Việt (công suất 600.000 tấn/năm). Hiện nay ngành đang triển khai đầu tư nhiều dự án sản xuất phôi, thép lớn như: gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 công suất 500 ngàn tấn phôi thép, Tổ hợp gang thép Lào Cai công suất 500 ngàn tấn/năm, Liên hợp luyện kim của Công ty trách nhiệm hữu hạn Tycoons tại Dung Quất công suất 5 triệu tấn/năm, dự án thép cán nguội-cán nóng của Tập đoàn Posco tại Bà Rịa –Vũng Tàu (giai đoạn 1 cụng suất 1,2 triệu tấn thép cán nguội/năm), dự án nhà máy luyện gang thép Cao Bằng công suất 200 ngàn tấn/năm, nhà máy cán thép tấm Cái Lân...Đồng thời triển khai dự án mỏ sắt Thạch Khê và Liên hợp luyện kim tại Hà Tĩnh (dự án thép Formosa). Ngành khai khoáng và luyện kim màu: Trong 3 năm qua đó hoàn thành đầu tư và đưa vào sản xuất dự án nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên công suất 10.000 tấn/năm, tổ hợp tuyển, luyện đồng Sin Quyền Lào Cai công suất 10.000 tấn/năm. Đồng thời đang triển khai dự án sản xuất alumin Bảo Lâm, Lâm Đồng công suất 600 ngàn tấn/năm, dự án alumin Nhân Cơ, Đak Nông công suất 600 ngàn tấn/năm. Ngành xi măng: Mục tiêu của ngành là đến năm 2010 sản xuất 50 triệu tấn xi măng, thoả mãn nhu cầu xi măng trong nước và có thể xuất khẩu. Sản lượng xi măng sản xuất trong 3 năm qua liên tục tăng năm 2006 đạt 32,7 triệu tấn, năm 2007 đạt 35,8 triệu tấn, năm 2008 đạt 40,3 triệu tấn. Trong 3 năm qua vẫn phải nhập khẩu từ 4-5 triệu tấn clinker, đến cuối năm 2008 và đầu năm 2009 một số nhà máy xi măng đi vào sản xuất (như xi măng Hạ Long, xi măng Chinfong 2, xi măng Bình Phước,...) nên ước lượng nhập khẩu giảm xuống 2 triệu tấn clinker. Dự kiến một số dự án đầu tư sản xuất xi măng sẽ tiếp tục hoàn thành và đưa vào vận hành trong năm 2009, 2010 (mỗi năm tăng thêm khoảng 10 triệu tấn). Dự báo năm 2010 sẽ đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch sản xuất xi măng nêu trong Đại hội X của Đảng. Ngành giấy: Sản lượng sản xuất giấy bìa các loại tăng chậm, thậm chí còn giảm vào các năm từ 2007-2009. Sản lượng giấy-bìa các loại năm 2006 đạt 1.030 ngàn tấn, năm 2007 đạt 911 ngàn tấn, năm 2008 đạt 1900 ngàn tấn (do thống kê thêm một số doanh nghiệp ngành giấy chưa được tính trong các năm trước), dự kiến năm 2009 đạt 1.453 ngàn tấn. Với tốc độ tăng như những năm vừa qua thì đến năm 2010 sản lượng giấy bìa các loại sẽ đạt 1600 ngàn tấn vượt kế hoạch (kế hoạch đến năm 2010 là 1.200 ngàn tấn). Tuy nhiên sản lượng bột giấy sản xuất trong nước còn thấp, phụ thuộc vào lượng bột giấy nhập khẩu. Trong ba năm qua tập trung đầu tư phát triển vùng nguyên liệu giấy tại Phú Thọ, Yên Bái, Thanh hóa, tổng diện tích rừng nguyên liệu trồng mới đạt 22.500 ha. Các dự án đầu tư sản xuất bột giấy, giấy triển khai chậm tiến độ như Nhà máy bột, giấy Bãi Bằng giai đoạn 2, Nhà máy bột, giấy Thanh Hóa, nhà máy giấy, bột giấy Tuyên Quang, Nhà máy bột giấy Long An (nhà máy bột giấy Kontum dừng triển khai). Ngành phân bón, hoá chất: Trong 3 năm qua ngành đó triển khai đầu tư các nhà máy sản xuất phân bón nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu phân bón cho sản xuất nông nghiệp. Đã thoả mãn 100% nhu cầu phân lân (sản lượng năm 2007 đạt 1,54 triệu tấn, năm 2008 đạt 1,5 triệu tấn). Do việc triển khai đầu tư các dự án sản xuất phân đạm chậm hơn so với kế hoạch (đạm Ninh Bình, đạm Hà Bắc, đạm Cà Mau) nên đến năm 2010 chỉ đáp ứng 50% nhu cầu phân đạm Ure trong nước. Đầu năm 2009 đó hoàn thành đầu tư nhà máy sản xuất phân DAP Hải Phòng công suất 330 ngàn tấn/năm và dự kiến cuối năm 2009 hoàn thành dự án đầu tư nhà máy sản xuất phân lân Lào Cai công suất 100 ngàn tấn/năm. Hiện nay đang triển khai đầu tư dự án nhà máy đạm Cà Mau, đạm Ninh Bình dự kiến hoàn thành vào đầu kế hoạch 5 năm 2011-2015. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết triển khai dự án đầu tư thăm dò, khai thác muối kaly tại Lào, dự án sản xuất hydro xit nhôm hóa chất tại Lâm Đồng, dự án đầu tư nhà máy sản xuất DAP số 2. Ngành dệt may: Do nắm bắt thời cơ và mở rộng thị trường xuất khẩu nên sản lượng sản phẩm dệt may trong 3 năm qua tăng khá. Kim ngạch xuất khẩu tăng cao, năm 2005 đạt: 4,7 tỷ USD, thì đến năm 2007 đạt 7,75 tỷ USD, năm 2008: 9,1 tỷ USD; năm 2010 dự kiến đạt 10 tỷ USD (gấp đôi năm 2005 và đạt chỉ tiêu Đại hội X). Ngành đang tiếp tục đầu tư các dự án sản xuất sợi, vải và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Hồng.doc
Tài liệu liên quan