Đề tài Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ tại xã Tiền Phong - Huyện Thường Tín - Tỉnh Hà Tây

PHẦN I 1

MỞ ĐẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II 4

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4

2.1. Một số lý luận về kinh tế hộ nông dân 4

2.1.1. Một số khái niệm về hộ nông dân và kinh tế nông hộ 4

2.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông hộ ở một số nước trên thế giới 11

2.2.1. Tình hình chung về kinh tế hộ trong khu vực và trên thế giới 11

2.2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ ở một số nước trong khu vực 12

2.3. Quá trình phát triển kinh tế nông hộ ở nước ta 14

2.3.1. Quá trình phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam 14

2.3.2. Xu hướng phát triển kinh tế hộ nông dân ở nước ta 15

2.4. Hệ thống chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu đề tài 16

2.4.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất kinh doanh của nông hộ 16

2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh đời sống thu chi của nông hộ 16

2.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh 16

PHẦN:III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 18

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 18

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 19

3.2. Phương pháp nghiên cứu 28

3.2.1. Phương pháp nghiên cứu chung 28

3.2.2. Phương pháp chuyên môn 29

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31

4.1. Thực trạng sản xuất kinh doanh của nông hộ. 31

4.1.1. Khái quát chung về nhóm hộ điều tra. 31

4.1.2. Điều kiện sản xuấ kinh doanh của nông hộ. 34

4.1.3. Mức độ đầu tư chi phí cho sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra 39

4.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của nhóm hộ điều tra. 43

4.1.5. Tình hình chi tiêu và tích luỹ của nhóm hộ điều tra 52

4.2. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ xã Tiền Phong 54

4.2.1. Các nhân tố về nguồn lực 54

4.2.2. Về thị trường 57

4.2.3. Về khoa học công nghệ 58

4.2.4. Vấn đề cơ sở hạ tầng 58

4.3. Đánh giá chung về kinh tế nông hộ ở xã Tiền Phong 59

4.3.1. Nhận xét chung về kinh tế nông hộ 59

4.3.2. Khó khăn và vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế nông hộ ở xã Tiền Phong 60

4.4. Định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ xã Tiền Phong 62

4.4.1. Định hướng phát triển kinh tế nông hộ ở xã Tiền Phong 62

4.4.2. Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ xã Tiền Phong 62

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66

5.1. Kết luận 66

5.2. Kiến nghị 67

 

doc76 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ tại xã Tiền Phong - Huyện Thường Tín - Tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế mà chúng ta có thể biết được đơn vị đó sản xuất có hiệu quả không và có nên tiếp tục sản xuất, mở rộng hay thu hẹp quy mô. Trong đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp này để tính thu nhập cho 3 loại hộ : Hộ khá, hộ trung bình, hộ nghèo. Phần IV Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Thực trạng sản xuất kinh doanh của nông hộ. 4.1.1. Khái quát chung về nhóm hộ điều tra. Tiền phong là một xã thuộc vùng nông thôn, cũng như các xã khác, sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng, với 74,17% diện tích đất tự nhiên được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Cây trồng chính của xã vẫn là cây lúa nước, vì vậy cây lúa là một trong các nguồn thu lớn của nông hộ. Trong những năm gần đây cùng với sự tiến bộ của xã hội, các nông hộ không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Đồng thời các nông hộ cũng tìm thêm các nguồn thu nhập khác ngoài nông nghiệp nhằm tăng thu cho hộ. Kết quả là những năm gần đây nhiều ngành nghề truyền thống được khôi phục và phát triển như nghề làm chăn bông, nghề điêu khắc gỗ, nghề thêu... góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân trong xã. biểu 5 thể hiện một số thông tin cơ bản nhất về các hộ điều tra. - Về trình độ văn hoá của chủ hộ. Trong một gia đình quyết định của chủ hộ là rất quan trọng. Trong sản xuất kinh doanh sự thành bại phụ thuộc rất nhiều vào chủ hộ và những lao động chính trong gia đình. Điều này càng thấy rõ khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, nó đòi hỏi người sản xuất kinh doanh không chỉ có sức khỏe mà cần phải có trình độ, có kiến thức văn hoa, để có thể tiếp thu nhanh chóng với tiến bộ khoa học kỹ thuật, từ đó đổi mới được tư duy, cách nghĩ, cách làm thì tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh mới mang lại hiệu quả cao. Bảng 5: Một số thông tin cơ bản về nhóm hộ điều tra. Diễn giải ĐVT HK HTB HN Tính chung SL CC% SL CC% SL CC% SL CC% I.Tổng số hộđiều tra hộ 32 100 62 100 6 100 100 100 1.Hộ thuần nông hộ 7 21,86 17 27,42 5 83,33 29 29 2.Hộ kiêm ngành nghề dịch vụ Hộ 25 78,14 45 72,57 1 16,67 71 71 II. Chủ hộ. 1.Tuổi bình quân Tuổi 48,25 49,26 51,17 51,17 49,05 2.Trình độ văn hoá. Cấp I người 9 28,13 35 56,45 5 83,33 49 49 Cấp II " 13 40,63 15 24,16 1 6,67 29 29 Cấp III " 8 25,00 10 16,13 0 0 18 18 Trên cấp III " 2 6,25 2 3,23 0 0 4 4 III.Nhà ở -Nhà kiên cố nhà 20 62,5 33,87 0 0 41 41 -Nhà bán kiên cố " 12 37,5 62,90 4 66,66 55 55 Nhà trạm " 0 3,23 2 33,34 4 4 IV.TNSH bìnhquân/hộ - Tivi cái 1 0.95 0,33 0,93 -Xe đạp " 1,78 2.26 1,5 2,09 -Xe máy " 0,75 0.33 0 0,44 - Đầu vidio " 0,44 0.19 0 0,26 - Caset-radio " 0,81 0.63 0,5 0,68 -Bàn ghế " 1 0 0,66 0,99 - Điện thoại " 0,13 0.97 0 0,042 - Nồi cơm điện " 0,86 0,33 0,71 Nguồn số liệu: tổng hợp từ phiếu điều tra. Qua biểu 5 ta thấy ở nhóm hộ khá trình độ văn hoá của chủ hộ là cao hơn ở nhóm hộ trung bình và hộ nghèo, do có trình độ cao hơn nên việc ra quyết định trong sản xuất kinh doanh tốt hơn, dẫn đến cơ hội làm giàu nhiều hơn. Còn ở nhóm hộ nghèo và hộ trung bình có trình độ văn hoá thấp nên thường tiếp thu chậm với các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, ít hoặc không có kinh nghiệm trong quản lý sản xuất nên sản xuất kém hiệu quả dẫn đến thu nhập của hộ thấp. - Về nhà ở và tiện nghi sinh hoạt. Tìm hiểu về thực trạng nhà ở và tiện nghi sinh hoạt của các nhóm hộ chúng tôi thấy các nhóm hộ khác nhau thì có tỷ lệ này cũng khác nhau. ở nhóm hộ khá do thu nhập và tích luỹ hàng năm cao nên loại hộ này có khả năng xây dựng nhà ở và hầu hết các hộ không phải ở nhà tạm. qua nghiên cứu chúng tôi thấy ở nhóm hộ khá có số nhà kiên cố trung bình chiếm là 62,5%, ở nhóm hộ trung bình mặc dù sự tích luỹ hàng năm cũng chưa cao song do ảnh hưởng của phong tục tập quán miền Bắc, nhà nào cũng cố gắng để xây dựng nên một ngôi nhà ổn định vì vậy ở nhóm hộ này cũng hầu như không còn tình trạng ở nhà tạm nữa mà chủ yếu là nhà bán kiên cố, ở nhóm hộ này tỷ lệ nhà bán kiên cố là 62,9%, nhà kiên cố là 33,87%. Chỉ còn 2 hộ còn sống trong nhà tạm, nhưng theo chúng tôi tìm hiểu thì 2 hộ này cũng đang có kế hoạch xây lại nhà. ở nhóm hộ nghèo: Do sự tích luỹ thấp nên việc xây dựng nhà kiên cố là không thể, chủ yếu vẫn là nhà bán kiên cố và một số nha tạm. Số nhà bán kiên cố là 4 nhà trong 6 hộ điều tra chiếm 66% còn lại 2 hộ ở trong nhà tạm. - Về tiện nghi sinh hoạt, chúng tôi chỉ nghiên cứu và đánh giá một cách tương đối bởi xe máy, tivi, bàn ghế... đều có nhiều loại. Do trong mấy năm gần đây, nền kinh tế phát triển mạnh, quá trình giao lưu hàng hoá diễn ra thuận tiện nên nhiều hộ có điều kiện mua sắm tiện nghi sinh hoạt phục vụ văn hoá, giải trí, thông tin. Đây là sự đổi mới tích cực của các hộ trong việc trang bị các phương tiện để nâng cao mức sống vật chất và tinh thần, góp phần thay đổi mức sống của hộ. Theo kết quả điều tra của chúng tôi trong 100 hộ có tới 44 hộ có xe máy, 4 hộ có điện thoại và 93 hộ có tivi... với những hộ khá do thu nhập cao nên nhu cầu mua sắm các tiện nghi sinh hoạt thường cao hơn, tiện nghi tốt hơn và hiện đại hơn, những tiện nghi như xe máy, đầu vidio, điện thoại chủ yếu ở hộ khá, còn hộ nghèo và hộ trung bình hầu như không có. 4.1.2. Điều kiện sản xuấ kinh doanh của nông hộ. 4.1.2.1. Điều kiện về đất đai. Bảng 6: Tình hình đất đai của nhóm hộ điều tra. Diễn giải ĐVT Tính chung Theo nhóm hộ HK TB HN I. Tổng diện tích đất bình quân/hộ m2 2208,41 2096,65 2260,32 2268,13 1.Đất canh tác m2 1917,75 1791,15 1917,51 2035,61 - Đất 2 lúa m2 1917,75 1791,5 1917,51 2035,61 2. Đất thổ cư m2 290,66 305,15 288,81 232,52 - Đất ở m2 153,02 165,04 148,00 140,74 - Đất vườn m2 76,22 79,88 75,66 62,47 - Đất ao m2 61,43 60,23 65,15 29,31 II.Một số chỉ tiêu bình quân 1. Diện tích đất canh tác/NK m2 436,03 408,09 448,07 460,55 2. Diện tích đất canh tác/LĐ m2 685,56 713,75 778,18 988,16 3. Hệ số sử dụng ruộng đất Lần 2 2 2 2 Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phiếu điều tra. Đất đai ở xã Tiền Phong tương đối màu mỡ, hầu hết toàn bộ diện tích canh tác cấy được 2 vụ lúa trên 1 năm và 27,15% số đó có thể trồng được cây vụ đông song nhìn chung đất canh tác bình quân trên hộ là thấp, trung bình 1917,75 m2/hộ, diện tích đất bình quân trên hộ là 2208,41m2,. Ta thấy diện tích đất canh tác bình quân trên hộ là chưa lớn, nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của nông hộ. Hơn nữa đất đai của hộ bị chia cắt manh mún, không tập trung gây khó khăn cho quá trình chăm sóc, thu hoạch. Qua kết quả điều tra chúng tôi thấy tình hình sử dụng đất giữa các nhóm hộ là không chênh lệch mấy, đất canh tác ở nhóm hộ nghèo là cao nhất, bình quân 2035,61 (m2) trên hộ, hộ trung bình là 1917,51m2, và hộ khá là 1791,50m2. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy một thực trạng là các hộ khá đang có xu hướng tách dần khỏi hoạt động trồng trọt, tập trung vào hoat động sản xuất chăn nuôi và làm ngành nghề, dịch vụ. Trong 32 hộ điều tra trong nhóm hộ khá thì có 2 hộ cho thuê hoàn toàn ruộng đất của mình và 9 hộ cho thuê những mảnh ruộng ở xa, các hộ còn lại thì vẫn giữ nguyên diện tích song một số khâu quan trọng như cấy, gặt là khoán hoặc thuê lao động làm, nên thu nhập từ cây lúa là rất thấp. Với nhóm hộ trung bình và hộ nghèo có trình độ dân trí thấp, sự nhanh nhậy kém, nên cây lúa vẫn là thu nhập chính của hộ, chăn nuôi thì chủ yếu là nuôi tận dụng, hiệu quả không cao nên thu nhập bình quân hộ của 2 nhóm hộ này thấp hơn. Tóm lại Tiền Phong là một xã đông dân với mật độ dân số cao, diện tích vườn và ao bình quân 76,22 m2 ao trên 1 hộ. Mặc dù đất đai của xã khá màu mỡ song hệ số sử dụng ruộng đất là thấp, bình quân 2 lần /năm chủ yếu là trồng 2 vụ lúa. Tính trên toàn xã không có hoạt động sản xuất vụ đông trong khi đó thì 27,15% tổng diện tích đất canh tác của xã có thể tiến hành sản xuất cây vụ đông. Đây là một sự lãng phí tài nguyên đất, xã cần có chính sách khuyến khích hộ nông dân tiến hành sản xuất cây vụ đông để nguồn lực đất đai của xã được sử dụng có hiệu quả hơn, tránh lãng phí như hiện nay. 4.1.2.2. Tình hình về nhân khẩu và lao động. Biểu 7: Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ diều tra Chỉ tiêu ĐVT Tính chung HK HTB HN 1.Tổng số hộ điều tra Hộ 100 32 62 6 2.Tỷ lệ số hộ điều tra % 100 32 62 6 3.Phân tổ theo nhân khẩu -Số hộ có 2 nhân khẩu Hộ 5 1 3 1 -Số hộ có 3 đến 4 NK Hộ 50 23 25 2 -Số hộ có 5 đến 6 NK Hộ 38 8 27 3 -Từ 6 nhân khẩu trở lên Hộ 7 0 7 0 4. Phân tổ theo lao động -Số hộ nhỏ hơn 2 lao động Hộ 3 0 1 2 -Từ 2 đến 3 lao động Hộ 87 30 54 3 -Lơn hơn 3 lao động Hộ 10 2 7 1 5. Phân tổ theo ngành sản xuất -Hộ thuần nông Hộ 32 7 20 5 -Hộ NN kiêm ngành nghề- DV Hộ 68 25 42 1 7.Một số chỉ tiêu BQ - Số NK bình quân/hộ NK 4,40 4,39 4,40 4,42 - Số lao động bình quân/ hộ LĐ 2,36 2,41 2,37 2,06 - Tỷ lệ nhân khẩu/LĐ Lần 1,78 1,82 1,86 2,25 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Tính đến tháng 12/2002 tổng số lao động trong độ tuổi của toàn xã là 4077, trong đó lao động nông nghiệp là 3315 chiếm 43,36% tổng dân số và chiếm 78,86% tổng số lao động toàn xã. Do đó việc sử dụng lao động nông nghiệp một cách hợp lý là điều kiện quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tạo tiền đề để phân công lao động xã hội đáp ứng được nhu cầu lao động cho các ngành khác. Qua điều tra khảo sát thực tế nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra (thể hiện ở biểu 7). Qua biểu ta thấy bình quân cho các nhóm hộ có 4,40 khẩu/hộ và 2,36 lao động/hộ. Trong đó nhóm hộ khá bình quân mỗi hộ 4,39 khẩu và 2,41 lao động, nhóm hộ trung bình bình quân mỗi hộ có 4,4 nhân khẩu và 2,37 lao động, nhóm hộ nghèo là 4,42 nhân khẩu/ hộ và 2.06 lao động/hộ. khi tỷ lệ nhân khẩu/lao động càng cao đồng nghĩa với thu nhập bình quân đầu người sẽ giảm xuống. ở nhóm hộ khá tỷ lệ này là 1,82 lần, hộ trung bình là 1,86 lần và hộ nghèo là 2,15.lần., nghĩa là ở nhóm hộ khá 1 lao động phải nuôi1,82 người, hộ trung bình 1 lao động nuôi 1,86 người và hộ nghèo thì 1 lao động có tới 2,15 người ăn theo. Nếu dựa theo sự phân tổ theo ngành nghề sản xuất kinh doanh thì có 29 hộ (29%) là hộ thuần nông và 71% là hộ kiêm ngành nghề, buôn bán dịch vụ, ngành nghề ở đây chủ yếu là các nghề phụ trợ giúp cho kinh tế hộ những lúc nông nhàn như mộc, xây dựng, nấu rượu, say xát, làm chăn, chạm gỗ, buôn bán và làm dịch vụ vận chuyển... Sự phân chia lao động giữa các ngành là không rõ ràng, họ chỉ tham gia hoạt động sản xuấ này lúc nông nhàn, duy chỉ có nghề chăn bông, tuy chưa trở thành làng nghề song hoạt dộng sản xuất loại hàng hoá này khá mạnh và liên tục từ tháng 6 đến tháng 12 hàng năm. 4.1.2.3. Điều kiện về vốn của nông hộ. Ngoài hai yếu tố đất đai và lao động thì vốn cho sản xuất cũng là một yêú tố quan trọng, vốn là một trong những điều kiện cần để tiến hành sản xuất kinh doanh, nó là công cụ đắc lực để thực hiện kế hoạch đặt ra của nông hộ, nó tác động đến phương hướng và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của nông hộ Vốn của nông hộ được chúng tôi xem xét, đánh giá dưới hai dạng: hiện vật và giá trị . điều kiện về vốn cho sản xuất kinh doanh của nông hộ được chúng tôi tổng hợp và thể hiện qua biểu 8: Biểu 8: Điều kiện về vốn của nhóm hộ điều tra Diễn Giải ĐVT Phân theo nhóm hộ HK HTB HN I. Dạng hiện vật 1. Máy tuốt lúa Cái 0.03 0.07 0 2. máy xay xát Cái 0.09 0.02 0 3. bình phun thuốc Cái 0.59 0.68 0.32 4. Trâu bò cày kéo Con 0.03 0.19 0.16 5. Xe công nông Cái 0.06 0.03 0 6. Xe tải Cái 0.03 0 0 7. Lợn nái sinh sản Con 0.35 0.31 0 8. Cày bừa Cái 0.44 0.47 0.33 9 cuốc xẻng Cái 1.06 1011 1.33 10. Liềm hái Cái 1.28 2.40 2.67 II. Tiền mặt Nghìn dồng/hộ 4570.25 2125.70 363.87 Nguồn: Ban thống kê xã Tiền Phong Qua biẻu 8 ta thấy : - Dạng hiện vật: Đó là những công cụ sản xuất chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của nông hộ, nó pục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp từ khâu gieo trồng, khâu làm đất, đến khâu thu hoạch. Do nhóm hộ khá có sự tích luỹ cao, nên mức trang bị công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất cũng tốt hơn. Theo kết quả điều tra thì những công cụ có giá trị cao như , công nông, máy tuốt lúa (máy liên hoàn), xe tải, máy xay xát đều tập chung chủ yếu ở nhóm hộ khá. Còn ở nhóm hộ nghèo và hộ trung bình thì mức trang bị công cụ dung cụ thấp hơn. Chính vì vậy, nhóm hộ khá đã giảm được lượng chi phí đi thuê, tăng khả năng dáp ứng kịp thời vụ gieo trồng, đó là cơ sở để nâng cao năng xuất cây trồng. Hộ nghèo do thiếu vốn nên khả năng trang bị công cụ, dụng cụ thấp hơn. Vì vậy nhóm hộ nghèo kém chủ động trong sản xuất, tỷ lệ lao động công việc, lao động thủ công lớn nên hiệu xuất công việc giảm, chất lượng công việc thấp. -Tiền mặt: Do mức trang bị công cụ, dụng cụ phục vụ quá trình sản xuất của nhóm hộ khá cao, nên hộ khá chủ động được trong kế hoạch sản xuất của mình, dẫn đến kết quả, và hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhóm hộ khá là tương đối cao, chính vì vậy khả năng tích luỹ tiền mặt cũng lớn hơn hơn nhóm còn lại. Qua biểu 8 ta thấy tổng số tiền mặt ỏ hộ khá là 4570.25 nghìn đồng, coa gấp 2.15 lần hộ trung bình, và 12.56 lần hộ nghèo. Nhìn chung qua tìm hiểu về điều kiện sản xuất kinh doanh của nông hộ ta thấy tất cả mọi điều kiện sản xuất kinh doanh của nhóm hộ khá đều tốt hơn hẳn nhóm hộ còn lại, vì thế khả năng đem lại thu nhập cao hơn nhóm hộ khác là rõ ràng. Tuy nhiên đối với sản xuất nông nghiệp không đòi hỏi một lượng vốn đầu tư quá lớn nên các hộ trung bình cũng có khả năng đáp ứng hợp lý chi phí cho sản xuất. Để nghiên cứu một cách chi tiết vấn đề này chúng ta xem xét một cách cụ thể trong các phần sau: 4.1.3. Mức độ đầu tư chi phí cho sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra 4.1.3.1 Đối với ngành trồng trọt Nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt với đối tượng sản xuất là các sinh vật. Vì vậy quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng luôn tuôn theo quy luật năng suất giảm dần. Toàn bộ quá trình sản xuất được chia làm 3 giai đoạn căn cứ theo mức đầu tư chi phí và năng suất đạt được. Vì vậy đầu tư đúng thời kỳ ở mức độ hợp lý sẽ cho năng suất cao và ngược lại. Mức độ đầu tư chi phí cho ngành trồng trọt được thể hiện qua Biểu 9 Ngành trồng trọt của xã chủ yếu tập trung vào cây lúa , cây lâu năm là không đáng kể vì thế quá trình hạch toán chi phí chúng tôi tính riêng cho cây trồng chính là cây lúa. Còn các hoạt động trồng trọt của hộ bao gồm cả một số diện tích vườn tược trong nhà, hoặc diện tích để chúng tôi thống kê đầy đủ và xếp vào mục chi phí cho hoạt động sản xuất khác. Để thống nhất các chỉ tiêu hộ/năm, việc hạch toán chi phí của chúng tôi được tính bình quân cho cả năm không phân biệt mùa vụ. Nhìn chung mức độ đầu tư chi phí cho cây lúa chiếm cao hơn lúa mùa. Theo kết quả điều ta cho thấy chi phí đầu tư lúa chiêm xấp xỉ 55% tổng chi phí lúa cả năm. Thông thường mức độ đầu tư chi phí tính trên cùng một diện tích lúac là chênh lệch nhau không lớn, lượng chênh lệch tuyệt đối giữa nhóm hộ khá và hộ trung bình là 9700 đồng/sào, hộ khá với hộ nghèo là 65.000 đồng/sào. Trong đó chi phí giống giữa các hộ không có sự khác biệt lớn, do họ đều nhận thức được tầm quan trọng của hạt giống. Về phân bón và lượng bón phân chủ yếu do loại giống chất lượng lượng đất quy định. Đa số các hộ đều ước lượng mức bón phân hợp lý. Vì thế sự chênh lệch giữa các nhóm hộ là không đáng kể. Phân chuồng của các nhóm hộ hoàn toàn do gia đình tự cung tự cấp, lượng bón nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi. ở Tiền Phong phân chuồng chưa trở thành hàng hóa. Giá phân chuồng hạch toán ở biểu 9 là do mức quy định chung của tổng điều tra nông nghiệp nông thôn tháng 11 năm 2001. Nhìn chung, tổng chi phí đầu tư cho cây lúa của các hộ điều tra tương đối hợp lý và đồng đều. Chi phí bình quân ở các hộ khá cao hơn do thuê lao động dịch vụ nhiều hơn. 4.1.3.2. Đối với ngành chăn nuôi Ngành chăn nuôi của các hộ diều tra chưa phát triển mạnh, hầu hết các hộ mới chỉ nuôi để tận dụng các sản phẩm phụ trong sản xuất, dư thừa trong sinh hoạt. Trong 100 hộ điều tra chỉ có 3 hộ chăn nuôi lớn với mục đích sản xuất hàng hóa. Biểu 11 hạch toán chi phí cơ bản của chăn nuôi lợn và gia cầm. Đa số các hộ trong chuồng thường có 1 đến 2 con lợn thịt là chủ yếu, mỗi năm xuất chuồng khoảng 3,05 con lợn thịt và có 0,304 con lợn nái. Số lợn nái tập trung chủ yếu ở các hộ khá và các hộ trung bình còn hộ nghèo không có lợn nái. Trong tổng số chi phí nuôi lợn chỉ có chi phí thú y và tiền giống là các hộ phải trả bằng tiền mặt, một số hộ có lợn nái mới mua cám tăng trọng cho ăn, còn thức ăn cho lợn chủ yếu vẫn là các loại rau bèo, thóc gạo chất lượng kếm. Chi phí cho chăn nuôi lợn còn bao gồm cả chi phí khấu hao chuồng trại và khấu hao cho lợn nái đẻ (khoảng 144.000đ/năm). Tổng các khoản chi này là 2577,91 nghìn đồng trong đó hộ khá 2849,95 nghìn đồng, hộ trung bình là 2570,3 nghìn đồng. Nếu tính trung bình cho hộ điều tra thì chi phí này chiếm 67,48% tổng chi phí ngành chăn nuôi của hộ. Đại đa số các hộ đều nuôi lợn và chăn gà nhưng số lượng không lớn. Trung bình một đàn gà từ 10-20 con và nuôi xen kẽ nhau, các hộ chăn nuôi có quy mô lớn cũng chỉ từ 100-150 đầu gà. Chi phí giống cho gia cầm khá cao 244,54 nghìn đồng do đàn gia cầm dễ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao. Nhưng so với nuôi lợn thì trong khẩu phần ăn của gia cầm (đặc biệt là gà) cũng đã được các hộ mua ngoài nhiều hơn đối với các hộ nuôi với mục đích bán. Còn các hộ nghèo nuôi gia cầm chủ yếu là để phục vụ nhu cầu gia đình nên thức ăn vẫn chủ yếu là thóc gạo kém, cơm thừa...có sẵn trong gia đình. Ngoài ra các chi phí nuôi lợn và gia cầm nông hộ còn tham gia hoạt động sản xuất chăn nuôi khác như cá, trâu bò... Trong 100 hộ điều tra có 11 hộ có diện tích nuôi trông thủy sản tuy nhiên số hộ thực sự đầu tư vào thả cá để thu lợi nhuận là rất ít, còn chủ yếu là nuôi để phục vụ nhu cầu gia đình, vì thế chi phí hoạt động chăn nuôi này chia bình quân trên hộ là không dáng kể, nên chúng tôi không hạch toán cụ thể mà liệt kê vào mục các hoạt động chăn nuôi khác. Như vậy tổng chi phí từ các hoạt động chăn nuôi của hộ bình quân là 3947.73 nghìn đồng/ năm, trong đó mức đầu tư của hộ khá là 4634.77 nghìn đồn/ năm, bằng 2,66 lần hộ nghèo và bằng 1,22 lần hộ trung bình. Điều này chứng tỏ với diện tích trồng trọt có hạn, để nâng cao thu nhập nhóm hộ khá đã năng động hơn biết tìm nguồn thu khác bằng cách mở rộng chăn nuôi, phù hợp với đồng vốn và năng lực kinh tế của mình. 4.1.3.3. Đối với hoạt động phi nông nghiệp Nhằm nâng cao thu nhập, tận dụng sức lao động lúc nông nhàn, trong những năm gần đây ngoài việc đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, các nông hộ còn tham gia các hoạt động khác ngoài lĩnh vực nông nghiệp. Đối với các nông hộ ở chỗ có lợi thế về giao thông, địa lý có thể phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt. Bên cạnh đó cũng có thể làm các dịch vụ như xay xát, tuốt lúa, vận chuyển… yêu cầu đối với loại hộ này là phải có nguồn vốn lớn, có lao động và khả năng nắm bắt thị trường. Làm kinh doanh dịch vụ có thể đem lại thu nhập cao song cũng dễ gặp rủi ro, chi phí đầu tư cho dịch vụ chủ yếu là vốn ban đầu. Đối với các hộ buôn bán chi phí còn bao gồm cả khâu vận chuyển, các hao hụt trong dự trữ và nợ đọng của khách hàng, qua điều tra đại đa số các hộ làm dịch vụ buôn bán đều gặp khó khăn trong khâu thu hồi vốn. Những hộ làm dịch vụ xay xát, làm thuê khác, khoản chi phí lớn thứ hai ngoài vốn là chi phí khấu hao tài sản, chi phí nhiên liệu. Loại hình dịch vụ này có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn, vất vả hơn nhưng không bị nợ động vốn. Hoạt động phi nông nghiệp thứ hai là phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống như: nghề làm chăn bông, nghề điêu khắc gỗ, thêu. Mấy năm gần đây nghề làm chăn bông và nghề điêu kắc khá phát triển nhờ phát triển ngành nghề mà trong xã đã xuất hiện nhiều ông chủ lớn với nhiều lao động thuê ngoài, góp phần giải quyết dư thừa lao động lúc nông nhàn, nâng cao thu nhập cho người dân. Ưu điểm của các loại hình nghề nghiệp này là chi phí bỏ ra không lớn (trừ các ông chủ lớn), có thể tận dụng được hầu hết các nông hộ tham gia. Theo kết quả điều tra có tới 59 hộ/ 100 hộ kiêm ngành nghề, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong 3 loại hình nông hộ và hiện nay loại hình này đang có xu hướng phát triển mạnh. 4.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của nhóm hộ điều tra. 4.1.4.1. Kết quả sản xuất ngành trồng trọt. Để thống nhất trong hệ thống chỉ tiêu, để giảm bớt sai số trong các chỉ tiêu kết quả, trong phân tích chúng tôi tính bình quân cho một hộ/năm. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt được tổng hợp từ giá trị sản xuất từ cây lúa, vườn tược. Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi của nhóm hộ điều tra được thể hiện qua biểu 11 Cây lúa là cây trồng chủ yếu của nông hộ, vì vậy nó đem lại thu nhập chính và ổn định hơn so với các ngành khác. Tổng diện tích cây lúa bình quân trên hộ là 2035,61m2. Với năng xuất bình quân 378,92 kg/sào/năm. Trong đó nhóm hộ trung bình và hộ khá có năng xuất cao hơn do hộ có mức đầu tư chi phí tốt hơn, bón phân hợp lý hơn, biết chọn giống phù hợp với chất đất. Với giá bán bình quân 1,90 nghìn đồng/kg lúa thì giá trị sản xuất của hộ thu từ lúa của hộ trong một năm là 4182,81 nghìn đồng. Trong đó hộ khá là 3941,89 nghìn đồng/năm, hộ nghèo là 4259,99 nghìn đồng/năm. Như vậy GTSX từ lúa của hộ nghèo cao hơn là do có diện tích đất canh tác lớn hơn chứ không phải là do năng suất cao hơn. Một thực trạng đang diễn ra trong các nông hộ đó là hiện tượng một số hộ khá đang có xu hướng tánh dần khỏi hoạt động sản xuất nông nghiệp, để hướng vào đầu tư ở lĩnh vực mang lại thu nhập cao hơn. Qua điều tra cho thấy một số hộ khá cho những hộ khác thuê lại hoàn toàn ruộng đất hoặc một phần ruộng đất canh tác khó và ở xa. Còn nhóm hộ nghèo do không có kiến thức, vốn nên họ lại thường thuê lại ruộng đất đó để sản xuất Biểu 11: Kết quả sản xuất ngành trồng trọt của nhóm hộ điều tra. Diễn giải ĐVT BQC Theo nhóm hộ HK HTB HN I. Lúa 1. Diện tích m2 1917,75 1791,50 1971,51 2030,61 2. Năng xuất Kg/sào 378,92 380,63 379,11 362,53 3. Sản lượng Kg 2017,95 1899,13 2076,19 2049,92 4. Giá bán 1000đ 1,90 1,90 1,90 1,90 5. Thu từ sản phẩm phụ 1000đ 113,50 149,29 144,29 169,63 II. Vườn 1. Diện tích m2 76,22 79,88 75,66 62,47 2. GTSX 1000đ 188,92 192,25 187,14 189,53 III. Tổng GTSX ngành trồng trọt bình quân hộ 1000đ 4182,81 3949,89 4296,14 4253,99 Nguồn thu: Tổng hợp từ phiếu điều tra. Ngoài thu nhập chính từ thóc, trong đề tài còn liệt kê các khoản thu từ sản phẩm phụ như rơm, rạ với mức bình quân 15.000đ/sào. Đối với cây vụ đông trong những năm gần đây do sự phát triển của ngành nghề trong xã, thu nhập từ ngành nghề hấp dẫn hơn nên toàn bộ diện tích trồng màu không được sử dụng có hiệu quả, thay vào đó là 2 vụ lúa/năm. Còn các khoản thu nhập lớn từ các cây lâu năm (như cam, nhãn, bưởi...) hàng năm đem lại cho các hộ có vườn từ 200 nghìn đồng đến 1000 nghìn đồng. Nếu tính bình quân cho các hộ điều tra thì thu nhập từ vườn là 188,92 nghìn đồng, góp phần nâng cao giá trị sản xuất của nông hộ. Bình quân giá trị sản xuất của ngành trồng trọt mang lại cho nông hộ là 4182,81 nghìn đồng/hộ/năm. Nhìn chung trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt thì chủ yếu vẫn là cây lúa. Vì vậy để nâng cao giá trị sản xuất, tránh lãng phí tài nguyên đất, xã cần có chính sách khuyến khích nông hộ sản xuất rau màu vụ đông, tăng nguồn thu cho nông hộ. 4.1.4.2. Kết quả sản xuất nghành chăn nuôi chăn nuôi. Qua điều tra đa số các nông hộ chỉ chăn nuôi lợn, gà vịt là chủ yếu. Xét biểu 12. Đối với lợn thịt mỗi năm các hộ cho xuất chuồng trung bình 3,05 con trọng lượng bình quân mỗi con là 73 kg, trong đó hộ khá có trọng lượng bình quân/con là cao hơn cả, với giá bán trung bình 9,5 nghìn đồng/kg hơi. Chúng tôi xác định được GTSX từ lợn thịt là 2808,11 nghìn đồng đối với hộ khá, hộ trung bình là 2278,80 nghìn đồng và với hộ nghèo là 1418,73 nghìn đồng trên hộ trong năm. Qua đây ta thấy rõ được sự yếu kém của nhóm hộ nghèo trong hoạt động sản xuất chăn nuôi này. Đối với lợn nái thì ở các hộ điều tra chủ yếu do nhóm hộ khá và hộ trung bình chăn nuôi. Nhóm hộ nghèo không chăn nuôi lợn nái. Mỗi lợn nái mỗi năm cho 2 lứa lợn/năm với số con từ 7 đến 12 con một lứa. Trọng lượng khi bán của lợ từ 7 đến 14 kg tuỳ theo nông hộ. Giá bán từ 10 đến 14 nghìn đồng/1 kg tuỳ theo trọng lượng của lợn con xuất chuồng. Bình quân sản xuất chăn nuôi lợn nái mang lại là 625,45 nghìn đồng/hộ/năm. Đối với chăn nuôi gia cầm các nông hộ vẫn chủ yếu là nuôi gà, vịt, ngan... với số đầu gia cầm bình quân/hộ/năm là 39,68 con. Trọng lượng mỗi con khoảng 1,81 kg/con với giá bán bình quân là 17,48 nghìn đồng/1kg. Với hộ khá số đầu gia cầm cao hơn mức trung bình, bình quân 54 con/hộ/năm. Trọng lượng trên 1 con ở nhóm hộ này cũng cao hơn nhưng giá bán lại thấp hơn một chút. GTSX từ chăn nuôi gia cầm của hộ khá là 1940,44 nghìn đồng, hộ trung bình là 1029,13 nghìn đồng và của hộ nghèo là 477,82 nghìn đồng. Bình quân chung của ba loại hộ thì giá trị sản xuất thu từ chăn nuôi gia cầm là 1287,67 nghìn đồng/hộ/năm. Biểu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0031.doc
Tài liệu liên quan