BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT 1
LỜI NÓI ĐẦU 2
CHƯƠNG I: CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ VẤN ĐỀ TIÊU THỤ 3
I. KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 3
1. Khái niệm 3
2. Các khía cạnh chất lượng sản phẩm 5
3. Các tính chất của sản phẩm 6
4. Những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm 7
5. Quản lý chất lượng 10
5.1. Quản lý chất lượng trong khâu cung ứng 10
5.2. Quản lý chất lượng trong khâu thiết kế 11
5.3. Quản lý chất lượng trong khâu sản xuất 11
5.4. Hoạt động chất lượng 12
5.4. 1. Hoạt động chất lượng 12
5.4.2. Nội dụng của kiểm tra chất lượng 13
5. 4.3. Những yêu cầu cần và đủ của chất lượng 13
6. Các chức năng chủ yếu trong quản lý chất lượng của doanh nghiệp 14
6.1. Hoạch định chất lượng 14
6.2. Tổ chức thực hiện 14
6.3. Kiểm tra chất lượng 15
6.4. Hoạt động điều chỉnh và cải tiến 16
7. Kiểm tra chất lượng sản phẩm 17
7.1. Kiểm tra chất lượng sản phẩm 17
7.2. Nội dung kiểm tra chất lượng sản phẩm 18
7. 3. Các hình thức kiểm tra chất lượng 19
7. 4. Phương pháp kiểm tra 20
7.5. Các phương pháp chọn mẫu 21
7.6. Giới thiệu về hệ thống phân tích các mối nguy và điểm kiểm soát chậm yếu HACCP. 21
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM CHÈ 23
1.Tính thời vụ 23
2. Một số tính chất của sản phẩm chè 23
2.1. Tính chất của lá chè 23
2.2. Thành phần hoá học của lá chè 23
2.2.1. Nước 23
2.2.2. Chất tro 24
2.2.3. Gluxit 25
2.2.4. Hàm lượng polyphenol 25
2.2.5. Cafein 26
2.2.6. Chất diệp lục 26
2.2.7. Các chất sinh tố 26
2.2.8. Dầu thơm 27
2.2.9. Những thành phần khác 28
3. Công nghệ và kỹ thuật (1) 29
4. Tay nghề và trình độ của nhân viên 30
III. CHẤT LƯỢNG CHÈ VÀ VẤN ĐỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 31
1. Khái niệm 31
2. Vai trò của chất lượng sản phẩm 31
3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sản phẩm chè 31
3.1. Nhân tố môi trường (2) 31
3.1.1. Ảnh hưởng của khí hậu 32
3.1.2. Ảnh hưởng của thổ nhưỡng 32
3.2. Nhân tố canh tác (3) 32
3.2.1. Thu hái 32
3.2.2. Xén tỉa (đốn) 34
3.2.3. Bón phân 34
3.2.4.Che nắng 34
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CHÈ THAN UYÊN 35
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CHÈ THAN UYÊN 35
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty chè Than Uyên 36
2. Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội của công ty 36
2.1.Điều kiện tự nhiên 36
2.1.1.Vị trí địa lý 36
2.1.2.Điều kiện thời tiết khí hậu. 36
2.2.Đặc điểm về điều kiện kinh tế xã hôị trong vùng. 37
3.Cơ cấu bộ máy cuả công ty chè Than Uyên 37
3.1.Cơ cấu tổ chức 37
3.2. Ban giám đốc Công ty: 38
3.3. Đảng bộ Xí nghiệp 39
3.4. Công đoàn Công ty 39
3.5. Phòng Kế hoạch 39
3.6. Phòng Tài chính Kế toán: 40
3.7. Phòng Tổ chức Hành chính – Bảo vệ: 40
3.8. Các đơn vị trực thuộc 40
4. Sơ đồ dây chuyền công nghệ và một số thông số kỹ thuật sản xuất chè xanh ở công ty chè Than Uyên 41
4.1. Nguyên liệu 41
4.2. Diệt men 42
4.3. Làm nguội 43
4.4. Ép
89 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty chè Than Uyên – Tỉnh Lai Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tin bị phá vỡ như đã nói ở trên cũng là những phản ứng enzim và do ptotcara và pectara gây ra một cách tương ứng. Những phản ứng khác trong đó có vai trò của các enzim là những biến đổi về cafein, axit amin và phôt phát là sự phát triển mùi thơm và chất diệp lục bị phá vỡ.
Chất lượng cuối cùng của sản phẩm bị ảnh hưởng rất lớn của những biến đổi khác nhau, trong đó nhiệt độ và thời gian sấy có một tác dụng đáng kể.
3. Công nghệ và kỹ thuật (5)
Các biến đổi về phương pháp và công cụ sản xuất có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển nền sản xuất. Trong một tổ chức xã hội, tồn tại các phương pháp sản xuất khác nhau từ đơn giản đến phức tạp hay hiện đại Các phương pháp đó thường cùng tồn tại và mang tính thừa kế sâu sắc. Sự phát triển đa dạng của các ngành sản xuất, đặc biệt do sự thích hợp của các ngành khoa học tự nhiên và xã hội đòi hỏi các nhà sản xuất, các nhà nghiên cứu và các nhà dào tạo đều quan tâm đến phạm trù của công nghệ học. Đó là sự cần thiết phải xác định được các yếu tố của công nghệ và mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố ấy, nhằm xác định được chính xác và tối ưu hoá nhiệm vụ của mình.
Người sản xuất phải quan tâm đến hiệu quả kinh tế bằng cách lựa chọn phương pháp sản xuất thích hợp, tức là phải trực tiếp điều khiển các yếu tố của công nghệ để chọn phương án tối ưu.
Đầu tư vào việc mua sắm cá thiết bị công nghệ hiện đại cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tăng cường năng lực sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường. Sản phẩm làm ra đảm bảo độ chính xác cao hơn, nhiều tính năng hơn, thu hút khách hàng nhiều hơn và tạo chỗ đứng vững chắc trong cơ chế cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên, khi đầu tư mua sắm các thiết bị công nghệ mới, hiện đại phải chú ý một số điểm sau:
- Các thiết bị mua sắm phải phù hợp với tình hình sản xuất chung của doanh nghiệp. Có nghĩa là các thiết bị lắp đạt phải hài hoà với đầu vào, đầu ra. Nguyên nhiên vật liệu phải đảm bảo tối ưu sao cho công suất hoạt động của máy đạt tối đa. Mặt khác, việc tiêu thụ các sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp phải là tốt nhất để thu hồi vốn nhanh, vòng sản xuất của doanh nghiệp không bị gián đoạn.
- Thiết bị công nghệ khi mua sắm phải tương xứng với trình độ hiểu biết và chuyên môn của người lao động trong doanh nghiệp. Có như vậy họ mới vận hành máy móc được chính xác, sản phẩm làm ra đảm bảo yêu cầu chất lượng.
Đáp ứng được hai yêu cầu trên thì việc đầu tư công nghệ của doanh nghiệp sẽ có kết quả tốt, tránh sự lãng phí vốn.
4. Tay nghề và trình độ của nhân viên
Đây là yếu tố quan trọng nhất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Bởi lẽ máy móc thiết bị dù hiện đại mấy cũng do con người làm ra. Người lao động vận hành máy móc chính xác mới tạo ra các sản phẩm hoàn thiện. Bên cạnh đó năng suất lao động của công nhân phản ánh năng suất lao động của toàn doanh nghiệp. trình độ tay nghề chuyên môn của người lao động quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Với cùng các yếu tố đầu vào, các yếu tố môi trường như nhau thì người lao động nào có trình độ hơn sẽ tạo ra được số sản phẩm nhiều hơn, chất lượng hơn. Nâng cao tay nghề, bậc thợ cho người lao động cũng là cách nâng cao chất lượng của doanh nghiệp, là cách duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. để thực hiện điều này có thể qua các cách sau:
- Doanh nghiệp cử một bộ phận lao động của mình đi học, bồi dưỡng thêm kiến thức chuyên môn đang công tác, hoặc đào tạo cho họ một lĩnh vực mới, một chuyên môn mới phù hợp.
- Có thể đào tạo, nâng cao tay nghề tại chỗ do các công nhân có tay nghề bậc cao trực tiếp hướng dẫn, truyền kinh nghiệm cho những người lao động có trình độ thấp.
- Tổ chức sắp xếp lại bộ máy làm việc cho phù hợp, gọn nhẹ, tận dụng tối đa năng suất lao động của từng người. Phân công các công việc phù hợp với khả năng và trình độ của họ.
Tuỳ từng điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp có thể sử dụng biện pháp đào tạo tại chỗ, hoặc cử đi đào tạo.
III. CHẤT LƯỢNG CHÈ VÀ VẤN ĐỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
1. Khái niệm
2. Vai trò của chất lượng sản phẩm
Cơ chế thị trường cho phép các doanh nghiệp tự do cạnh tranh với nhau trên mọi phương diện. người tiêu dùng được tự do lựa chọn các sản phẩm theo yêu cầu, sở thích, khả năng mua của họ. Do đó, doanh nghiệp nào thu hút được khách hàng sử dụng sản phẩm của mình nhiều nhất thì doanh nghiệp đó sẽ tồn tại và phát triển. Điều này đã tạo động lực to lớn buộc các doanh nghiệp ngày càng phải hoàn thiện để phục vụ khách hàng được tốt nhất.
Nâng cao chất lượng sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm tòi nghiên cứu tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ nhằm giảm lao động, tiết kiệm nguyê nhiên vật liệu nâng cao năng suất lao động. Do đó giảm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao lợi nhuận. Đây là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Sự thành công của một doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào sự phát triển sản xuất có năng suất cao, tiêu thụ với khối lượng lớn mà còn được tạo thành bởi sự tiết kiện và đặc biệt là tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu. Để làm được điều này chỉ có thể thực hiện bằng cách luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, tuân thủ đúng quy trình công nghệ sẽ hạn chế được những chi phí do có phế phẩm.
Đối với cả nền kinh tế quốc dân, việc tăng chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với việc người tiêu dùng được tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng tốt hơn góp phần làm giảm đầu tư chi phí cho sản xuất sản phẩm và hạn chế phế thải gây ô nhiễm môi trường khi sản phẩm có tuổi thọ lâu dài hơn.
3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sản phẩm chè (2)
3.1. Nhân tố môi trường
Ngoài những nhân tố di truyền quyết định chất lượng nội tại của chè thành phẩm, những điều kiện môi trường có ảnhhưởng đến sự phát triển tự nhiên của cây chè, trong đó có các chồi xanhnon, và do đó ảnh hưởng đến thành phần của chúng và các tính chất của lá, những điều kiện đó có một ảnh hưởng rất lơn đến chất lượng của chè. cả thổ nhưỡng cũng như khí hậu đều có liên quan ở đây, đặc biệt là các điều kiện khí hậu, trong đó có nhiệt độ, độ ẩm, không khí, nắng thời gian bao nhiêu lâu, mưa và ngày dài hay ngắn như thế nào, những điều kiện đó đều rất quan trọng. Hơn nữa những thay đổi hàng ngày theo mùa, tất cả đều có một vai trò quan trọng không những ở vườn chè mà còn ở cả trong nhà máy.
3.1.1. Ảnh hưởng của khí hậu
Những điều kiện làm cho cây chè phát triển không đều như tại những vùng có mùa thu hoạch thất thường do có những thay đổi về độ ẩm và nhiệt độ, có xu hướng làm gia tăng chất lượng của chè. Tình trạng các búp chè non cứ sau một thời kỳ lại phát triển chậm lại vẫn thường xảy ra tại những vùng có khí hậu nhiệt đới, mưa phân bố không đồng đều và ở những vĩ độ cao tại những vùng có thời kỳ là mùa đông. Cây chè được trồng ở những vùng này có nồng độ cao hơn về những thành tố quan trọng so với những loại chè sản xuất trong mùa mưa. Khi thời tiết ẩm, chè cũng mọc chậm và nhiệt độ thấp không phải là những nhân tố duy nhất thuận lợi để đạt được chất lượng cao. Độ ẩm trong không khí cũng đóng một vai trò quan trong về thành phần hoá hoá và vật lý của lá chè. Cây chè được trồng ở độ cao sẽ có chất lượng cao và hương vị đặc biệt hơn so với chè trồng ở nơi đát cao trung bình hoặc thấp. Sở dĩ như vậy là trên vùng cao nhiệt độ thấp hơn và do đó chè mọc chậm hơn.
3.1.2. Ảnh hưởng của thổ nhưỡng
Nguyên nhân hưởng tới chất lượng chè nguyên nhân một phần là do những tính chất khác nhau về khoáng chất và tình hình dinh dưỡng của đất.
3.2. Nhân tố canh tác
Ngoài những tính chất di truyền và môi trường, đặc biệt trong đó có khí hậu, công việc canh tác có ảnh hưởng rất lơn đối với chất lượng của chè thành phẩm. Trong các nhân tố có thể kiểm soát được, chắc chắn nhân tố duy nhất lớn nhất là tiêu chuẩn hái chè.
3.2.1. Thu hái
Hái chè cần phải tiến hành cách nhau những khoảng thời gian (từ 7 đến 10 ngày) sao cho không để cho có quá nhiều chồi lá xanh non đẻ lại từ lần hái trước và nay lại được hái ở giai đoạn đã trở nên quá già, cũng như không để có quá ít chồi non phát triển trong thời gian phát triển trong thời gian giữa hai lần hái làm cho lần sau không đạt sản lượng.
Vì mục tiêu của hái chè là sản xuất chè hàng hoá chất lượng cao với sản lượng cao nhất có thể cho nên hái chè và những biện pháp khác để quản lý vườn chè phải được tiến hành một cách có hiệu quả. Không những cần phải hái những búp thích hợp, tiêt chuẩn tốt mà còn phải để lại những búp sắp đến kỳ thu hoạch. Chè tốt trước hết là sản phẩm của búp chè tốt. Chất lượng chè chịu ảnh hưởng gián tiếp của thời gian giữa hai lần hái thông qua ảnh hưởng của thời gian đó đối với thành phần của lá chè hái về. Những búp chè một tôm hai lá nếu hái tốt là nguyên liệu cơ bản tốt nhất vì trong đó có hàm lượng polyphenol và cafein cao. Hơn nữa tính chất vật lý của búp chè nguyên liệu tốt rấtt hích hợp để chế biến thành sản phẩm tốt. Trong thực tế, chè hái về bị trộn lẫn nhữgn búp chè có mầm (búp) và những búp chè có chồi ngủ (búp chè mù). Muốn có nguyên liệu tốt cần phải có những búp chè có chồi ngủ mềm gồm 1 búp ngủ trên một cuống mền và một hoặc hai lá mềm.
Búp (tôm) và lá đầu là những nguồn giàu nhất về polyphenol và cafein, trong những lá dưới và cậng những thành phần này ít hơn. Búp chè hái theo tiêu chuẩn là một tôm hai lá.
Những búp chè được hái vào buổi sáng cho sản phẩm tốt hơn so với búp chè hái lúc chiều tối. Bởi vì hàm lượng polyphenol do các chất đường làm ra và hàm lượng axit amin do các prôtêin làm ra lúc ban đêm cao hơn.
Đối với loại chè có chất lượng kém thì việc hái chè phải tinh hơn, chẳng hạn búp hái loại trung bình giữa loại tinh và loại thô. Ngoài ra hái chè cũng có một số tập quán ảnh hưởng tới chất lượng chè.
3.2.2. Xén tỉa (đốn)
Chất lượng của chè liên quan tới tốc độ phát triển và chịu ảnh hưởng của tuổi chè kể từ ngày xén tỉa. Búp chè thu hoạch ngay sau khi xén tỉa có khối lượng lớn hơn và nhiều nước, hàm lượng polyphenol thấp còn hàm lượng nitơ thì cao chính vì vậy chất lượng sản phẩm kém hơn.
3.2.3. Bón phân
Việc dùng phân bón trong sản xuất và chế biến chè làm cho thành phẩm bị kém chất lượng. Tuy nhiên, nếu coi trọng đúng mức chất lượng của chồi lá thì bón phân theo những tỷ lệ bình thường ít bị ảnh hưởng đến chất lượng. Những khuyết điểm khi chế biến trong thời gian chè chính vụ mà nguyên nhân là do phân bón thường làm cho chất lượng sản phẩm bị giảm. Bởi vì hàm lượng nitơ trong phân bón cao làm cho chất lượng chè xuóng thấp, các chồi lá to hơn, thô hơn là nguyên liệu ít thích hợp để chế biến. Mặt khác nitơ làm giảm sự hình thành lá chồi và tăng phần cuống lá.
3.2.4.Che nắng
Bóng mát có thể có lợi cho chất lượng chè vì sẽ có ít lá chột hơn, cuống lá ít sơ gỗ hơn, chất diệp lục sẽ tăng lên. người ta nhận thấy chè trồng dưới bóng râm có hàm lượng polyphenol thấp hơn, khi sản xuất chè xanh rất thích hợp vì sẽ có hương vị theo ý muốn và màu sắc cánh chè đẹp hơn.
Đánh giá chung: Những nhân tố trên quan trọng nhất là tiêu chuẩn hái chè. Còn về chất lượng của chè trồng ở vĩ độ cao là nhân tố thuận lợi để màu lá nhạt hơn, góp phần làm cho chất lượng tốt hơn.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
CỦA CÔNG TY CHÈ THAN UYÊN
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CHÈ THAN UYÊN
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty chè Than Uyên
Cùng với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 07/ 05/ 1954 của quân và dân Việt Nam buộc thực dân pháp phải kí hiệp định Giơnevơ, kết thúc chin năm trường kì kháng chiến oanh liệt của dân tộc ta.
Thực hiện nghị quyết của ban chấp hành TW Đảng khoá II về việc chuyển một bộ phận lực lượng quân đội từ thường trực chiến đấu bảo vệ tổ quốc sang nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị,xây dựng nền kinh tế vùng Biên Giới phía bắc.Nông trường quân đội được thành lập ngày 07/03/1959.(là tiền thân của nông trường Quốc Doanh Than Uyên) và ngày nay là công ty chè Than Uyên.Qua quá trình xây dựng và trưởng thành,ngoài nhiệm vụ chiến lược là giữ vững an ninh trật tự,an toàn xã hội trên địa bàn nông trường còn có nhiệm vụ quan trọng là xây dựng kinh tế,nâng cao đời sống kinh tế cho vùng thượng huyện.
Với hơn 1.400 cán bộ công nhân viên được bố trí từ 21 đơnvị sản xuất công tác trong giai đoạn 1961 đến 1973,cây trồng chính của nông trường là cây cà phê,hàng năm sản lượng của cây cà phê của nông trường đạt 350 tấn trên diện tích 350ha,bên cạnh cây cà phê nông trường còn phát triển chăn nuôi bò sữa,nuôi lợn và trồng lúa ,ngô,lúa nhằm cung cấp lương thực tại chỗ cho cán bộ công nhân viên nông trường,chăn nuôi nhằm cugn cấp thực phẩm cho công nhân.Xong do điều kiện tự nhiên và khí hậu vùng Than Uyên không thích hợp vói cây cà phê,lạnh giá kéo dài ,sương muối dày đặc,điều kiện tự nhiên kinh tế xã hộivà trình độ quản lý còn nhiều hạn chế nên toàn bộ diện tích cà phê của nông trường lúc đó bị sương muối phá huỷ hoàn toàn .
Được chính phủ và Bộ nông Nghiệp đồng ý ,cây chè đã được xác định là cây trồng chính trong chiến lựơc phát triển kinh tế,xã hội của nông trường .Bởi cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao phù hợp với điệu kiện thời tiết khắc nghiệt của vùng núi cao Than Uyên.Sau 3 năm từ 1974 đên 1977 tập trung mọi nguồn lực để khai hoang và trồng chè,diện tích chè của nông trường đã đạt 450 ha ,với các biện pháp tích cực đầu tư thâm canh chiều sâu .Đảm bảo chặt chẽ quy trình kỹ thuật ,bảo vệ thực vật chăm sóc,thu hái sản phẩm nên sau kì kiến thiết cơ bản ,năng xuất sản lượng chè búp tươi của nông trường không ngừng tăng nhanh đến ngày 24/3/1993 theo quyết định 200/NN-TCCD Nông Trường Quốc Doanh Than Uyên được đổi tên thành :Xí nghiệp nông công nghiệp chè Than Uyên và đến tháng 1/2004 đổi tên thành :”Công ty chè Than Uyên” với ngành nghề kinh doanh là trồng ,chăm sóc và kinh doanh xuất khẩu chè.
2. Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội của công ty .
2.1.Điều kiện tự nhiên
2.1.1.Vị trí địa lý
Dưới chân núi Hoàng Liên Sơn là công ty chè Than Uyên nằm trong địa
2 xã thân thuộc và Mường Khoa thuộc huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu.
Cách huyện lỵ than uyên 40 km về phía đông ,cách thị xã Lào Cai về phía tây –tây nam -100km –Cách thị xã yên Bái 260km về phía tây –Tây Bắc –Cách thị xã Tam Đường Lai Châu 40km Tây Nam.
2.1.2.Điều kiện thời tiết khí hậu.
Theo đài quan chắc của trạm Mường Than từ năm 1939 đến nay khí hậu vùng Than Uyên mang tính á nhiệt đới.
+ Nhiệt độ : Trung bình : 20,6 độ C
Cao nhất : 30,0 độ C
Thấp nhất :1,2 độ C
+ Lượng mưa Trung bình : 1,923mm
Cao nhất : 3,480mm
Thấp nhất :0,420mm
Độ ẩm Trung bình : 81%
Cao nhất : 86%
Thấp nhất :79%
Từ những đặc điểm về điệu kiện tự nhiên cho ta thấy công ty chè Than Uyên là một doanh nghiệp nhà nước nằm trên vùng núi cao hẻo lánh.Xa các trugn tâm kinh tế xã hội của địa phương cũng như của cả nước sự cách ly về thời gian,không và cự ly vận chuyển đã trực tiếp làm tăng giá thành sản phẩm do chi phí vận chuyển vật tư,thiết bị phục vụ sản xuất, Mặt khác thời tiết khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của giống chè shan tuyết song lượng mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10 (Đây là giai đoạn sản xuất và tiêu thụ chính )thường xảy ra lở núi dẫn đến tắc đường giao thông nên đã ảnh hưởng đén tắc đường giao thông nên đã ảnh hưởng đến vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ ,cho nên phần nào đã làm mất ưu thế cạnh tranh tiêu thụ và sản xuất trên thị trường
2.2.Đặc điểm về điều kiện kinh tế xã hôị trong vùng.
Than Uyên là một huyện vùng cao vùng sâu, vùng xa của tỉnh Lai Châu,một huyện nghèo gồm 9 dân tộc anh em sinh sống một mặt do phong tục tập quán có nhiều lạc hậu ,mỗi dân tộc đều có một sắc thái riêng, song đa số vẫn mang tập quán du canh, du cư phá nương làm rẫy, trình độ dân trí thấp nên việc áp khoa học kĩ thuật vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác đây cũng là một lực lượng lao động rất dồi dào giúp khắc công ty hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong năm xưa.
3.Cơ cấu bộ máy cuả công ty chè Than Uyên
3.1.Cơ cấu tổ chức
Từ hơn 1400 cán bộ công nhân viên chức với 9 phòng ban chức năng và 21 đơn vị trực thuộc, đến nay sau nhiều lần tinh giảm biến chế và sát nhập các phòng ban, các đơn vị trực thuộc ,đến nay công ty còn 530 cán bộ công nhân viên chức với 3 phòng ban chức năng và 7 đơn vị trực thuộc trong đó có 6 đơn vị sản xuất nông nghiệp và 1 xưởng chế biến sản phẩm.
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty chè Than Uyên (3)
Phòng tổ chức hành chính
Đội CKCB
chế biến chè khô
Công đoàn,
Đoàn thanh niên
Phó giám đốc
phụ trách công nghiệp
Phòng kế hoạch
Phòng kế toán
Đội 1
sản xuất chè tươi
Đội 3
sản xuất chè tươi
Đội 6
sản xuất chè tươi
Đội 7
sản xuất chè tươi
Đội 21
sản xuất chè tươi
Đội 26
sản xuất chè tươi
Đảng uỷ
Giám đốc
Phó giám đốc
phụ trách nông nghiệp
3.2. Ban giám đốc Công ty:
Bao gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách nông nghiệp và Phó Giám đốc phụ trách công nghiệp ( trong đó có hai người tốt nghiệp Đại học khối Kinh tế và một người tốt nghiệp Trung cấp Xây dụng).
Phó giám đốc Xí nghiệp phụ trách ngành nông nghiệp giúp việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về kế hoạch thâm canh chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hái chè búp tươi và chất lượng vườn chè.
Phó giám đốc Công ty phụ trách ngành công nghiệp giúp việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về kế hoạch mua sắm vật tư, máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, kế hoạch thu mua vận chuyển nguyên liệu chế biến sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng và quản lý chất lượng sản phẩm.
* Các phó giám đốc phải chịu trách nhiệm về việc được phân công, báo cáo với Giám đốc công ty những chủ trương, biện pháp và kết quả thực hiện chủ trương đã đề ra, có trách nhiệm phối hợp với nhau trong công tác và yêu cầu các phòng ban chức năng phải thường xuyên bàn bạc, tìm mọi biện pháp hỗ trợ với nhau cũng như giúp các đơn vị trực thuộc, nhằm thực hiện tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
3.3. Đảng bộ Xí nghiệp:
Giám đốc Công ty kiêm Bí thư Đảng uỷ Công ty, Phó bí thư Đảng uỷ thường trực kiêm Chủ tich Công đoàn Công ty.
Định kỳ tháng đầu của mỗi Quý Đảng uỷ Xí nghiệp họp bàn về công tác Lãnh đạo đề ra chủ trương lớn và mục tiêu hành động sản xuất kinh doanh của Công ty, sau đó hàng tháng mở Hi nghị Bí thư các Chi bộ để phổ biến Nghị quyết của Đảng bộ Công ty nhằm thống nhất tư tưởng, thống nhất hành động, tăng cường đoàn kết hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
3.4. Công đoàn Công ty:
Có nhiệm vụ giám sát, thực hiện các chế độ tiền lương, tiền thưởng, nghỉ hưu, mất sức, thôi việc cho người lao động. Ngoài ra Công đoàn còn phối hợp với chuyên môn tập trung chỉ đạo, động viên công nhân viên chức thi đua lao động sản xuất, công tác hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, chăm lo tạo điều kiện cho người lao động có đủ việc làm, nâng cao thu nhập và giúp các Công đoàn bộ phận hoat động tốt theo chức năng của mình.
3.5. Phòng Kế hoạch:
Gồm năm cán bộ trong đó có ba người tốt nghiệp Đại học, một người tốt nghiệp trung cấp chế biến và một nhân viên thủ kho. Phòng có nhiệm vụ xây dụng và thực hiện kế hoạch kinh doanh.
3.6. Phòng Tài chính Kế toán:
Gồm năm người đều tốt nghiệp trung cấp Tài chính Kế toán phụ trách về mặt tài chính công ty, Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty, cấp trên và Pháp luật về sự đúng đắn của công tác hạch tôảntng nội bộ Công ty, cúng như thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Pháp luật về công tác kế toán, thống kê, Pháp luật về Kế toán trưởng và các quy định khách trong diều lệ của Công ty.
3.7. Phòng Tổ chức Hành chính – Bảo vệ:
Gồm mười một người trong đó có ba người tốt nghiệp trung cấp, hai người lái xe công tác cho Công ty, ba nhân viên bảo vệ và ba nhân viên tạp vụ.
Phòng phụ trách về mọi vấn đề có liên quan đến con người như: Tổ chức cán bộ, bố trí xắp xếp tuyển chọn lao động, kiểm tra giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động. Ngoài ra còn có nhiệm vụ giũ gìn an ninh, trật tự an toãn xa hội trong khu vực Công ty quản lý.
3.8. Các đơn vị trực thuộc:
Hiện tại Công ty có bảy đơn vị trực thuộc bao gồm sáu đơn vị sản xuất nông nghiệp và một xưởng cơ khí chế biến.
Đứng đầu sáu đơn vị sản xuất nông nghiệp là sáu Đội trưởng do Giám đốc Công ty bổ nhiệm theo đề nghị của Trưởng phòng Tổ chức, trong đó cả sáu Đội reưởng đều tốt nghiệp trung cấp. Nhiệm vụ của các đơn vị nông nghiệp là thâm canh chăm sóc, nâng cao chất lượng sản phẩm của vườn chè, bảo vệ thực vật và thu hái chè búp tươi giao cho xưởng chế biến.
Đơn vị cơ khí chế biến có một Đội trưởng và một Đội phó do Giám đốc Công ty bổ nhiệm trong đó có một người tốt nghiệp Đại học Kinh tế và một người tốt nghiệp Trung cấp công nghệ chế biến. Đơn vị có nhiệm vụ quản lý máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất, tổ chức thu mua, vận chuyển nguyên liệu đã thu hái ở các đơn vị sản xuất nông nghiệp để chế biến ra sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
Mô hình tổ chức quản lý của Công ty đã được thử nghiệm trong mấy năm qua và đang tỏ ra có hiệu quả, bằng cách nằy vừa tập trung được sức mạnh của toàn Công ty để giải quyết những vấn đề lớn, những mục tiêu cần tập trung đầu tư như nâng cao chât lượng vườn chè, mua sắm thêm thiết bị dây chuyền công nghệ mới đáp ứng yêu cầu sản xuất vừa đảm bảo chủ động sáng tạo tự chịu trách nhiệm của các đơn vị thành viên, nên bộ máy điều hành của Công ty khá năng động và luôn có sự đoàn kết thống nhất cao.
4. Sơ đồ dây chuyền công nghệ và một số thông số kỹ thuật sản xuất chè xanh ở công ty chè Than Uyên
Sơ đồ 2: Dây chuyền công nghệ sản xuất chè xanh bán thành phẩm
Nguyên liệu diệt men làm nguội ép sàng tơi
vò & sàng tơi sấy sao lăn bán thành phẩm đóng gói & bảo quản.
Với dây chuyền sản xuất trên, các sản phẩm của công ty được chế biến với nhiều công nghệ khác nhau cho nhiều mặt hàng. Nhưng nhìn chung chỉ thay đổi ở công đoạn đầu là diệt men còn các công đoạn sau là giống nhau.
4.1. Nguyên liệu
Công ty phân loại chất lượng nguyên liệu theo tiêu chuẩn TCVN - 93 để đưa vào chế biến, bảo quản nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến. Đây là khâu rất quan trọng, bởi tạo ra chất lượng sản phẩm tôt hay xấu phụ thuộc trước tiên vào khâu này. Công ty đã xây dựng một gian luộc bảo quản với diện tích 620m2, có quạt thông gió đẻ làm giảm nhiệt độ trong khối chè, đảm bảo cho nguyên liệu được tươi, tránh dập nát, ôi ngốt. Do vậy, yêu cầu nhân lực ở khâu này là những công nhân có tay nghề vững, có trách nhiệm cao trong công việc, có ít nhất 3 năm kinh nghiệm.
Một số thông số kỹ thuật: Nguyên liệu là những đọt chè non một tôm hai đến ba lá non, chè trước khi đủ điều kiện hái được che lưới sẽ giảm sơ, chát, màu sắc xanh đậm, sản phẩm tốt hơn. bảo quản trên sàn lưới có thông gió và phun ẩm; độ dày từ 0,2 đến 0,3m; thông gió định kỳ.
4.2. Diệt men
- Diệt men bằng phương pháp hấp: Sử dụng hơi nước ở áp suất thấp để diệt men lá chè.
Một số thông số kỹ thuật:
+ Áp suất (P) = 1,4at = 0,4 kg/ cm2
+ Nhiệt độ: 1020C 1030C
+ lưu lượng hơi: 220 260 kg/ giờ
+ Chiều dày băng tải chè cấp nguyên liệu: 6 7 cm, chè được hấp trong một thùng kín gồm hai thiết bị quay ngược chiều.
+ Nhân lực: công nhân thợ bậc 5/7 trở lên.
- Diệt men bằng phương pháp luộc: bằng cách cho nguyên liệu đi qua máy luộc có chứa nước sôi.
Một số thông số kỹ thuật:
+ Thời gian luộc: 30 45 giây.
+ Nhiệt độ của nước trong máy luộc: 1000C .
+ Chiều dày băng tải chè cấp nguyên liệu: 5 6 cm
+ Nhân lực: công nhân thợ bậc 4/7 trở lên.
- Diệt men bằng phương pháp sào: bằng cách cho chè vào ống sào đang quay và đốt nhiệt ở thành ngoài ống sào. đây là phương pháp diệt men truyền thống.
Một số thông số kỹ thuật:
+ Thời gian sào: 5 7 phút.
+ Nhiệt độ của thùng sào: 2500C .
+ Nhân lực: yêu cầu kỹ thuật ở khâu này là rất quan trọng vì thế nhân lực ở kháau này phải là người có tay nghề cao, có kinh nghiệm và trách nhiệm cao trong lao động, công nhân thợ bậc 6/7 trở lên.
4.3. Làm nguội
Sau khi chè đã qua máy luộc, hấp, sào nhiệt độ tron gbúp chè khoảng từ 950C đến 1250C, tiến hành làm nguội bằng hai cách: dùng quạt để hạ nhiệt độ hoặc cho chè vào bể nước lạnh.
- Thông số kỹ thuật:
+ Thời gian làm nguội: 15 phút.
+ Nhiệt độ trong búp chè: 300C 400C.
- Nhân lực: công nhân bậc thấp, nữ, hoặc hợp đồng.
4.4. Ép
Công đoạn này chỉ áp dụng đối với phương pháp diệt men là: hấp luộc vì khi đó lượng thuỷ phần trong lá chè rất lớn phải làm giảm lượng nước xuống mức quy định.
- Thông số kỹ thuật:
+ Thời gian ép: 57 phút.
+ Lượng thuỷ phần còn lại: 55 65%
- Nhân lực: đây là công việc khá nặng nhọc, yêu cầu cần công nhân có sức khoẻ tôt, thao tác nhanh gọn, thường là thợ bậc bốn trở lên.
4.5. Sàng tơi
Đối với phương pháp diệt men là sào (diệt men bằng thùng quay) sàng tơi có mục đích tách những phần chè bị cháy. Còn đối với phương pháp diệt men là hấp, luộc, sàng tơi có tác dụng làm tơi những khối chè sau khi ép bị đóng thành bánh
- Thông số kỹ thuật:
+ Thời gian: 35 phút.
+ yêu cầu chè tơi, không đóng thành bánh và tách được phần chè bị cháy (nếu có).
- Nhân lực: Lao động hợp đồng, công nhân nữ hoặc thợ bậc thấp.
4.6. Vò
Đây là khâu định hình cánh chè, làm phá vỡ tế bào để dịch bào tiết ra ngoài
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5360.doc