Chủ đầu tư của dự án là Công ty Cổ phần sữa Hà Nội (Hanoimilk), được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có Giấy phép kinh doanh số 0103000592 do Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 02/11/2001 và cấp thay đổi kinh doanh vào ngày 01/04/2002 với ngành nghề kinh doanh là:
+ Sản xuất và buôn bán sữa bò, sữa đậu nành và các sản phẩm từ sữa.
+ Chế biến các sản phẩm nông sản thực phẩm, các loại nước uống, nước trái cây.
+ Buôn bán nguyên liệu, thiết bị vật tư và các sản phẩm ngành sữa, ngành chế biến thực phẩm.
+ Tư vấn đầu tư công nông nghiệp
+ Xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Công ty có trụ sở chính tại số 87 Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội.
=> Chủ đầu tư có đủ tư cách pháp nhân để có thể vay vốn tín dụng ĐTPT
108 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tín dụng Đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỉ tiêu T cũng được sử dụng để đánh giá hiệu quả dự án. Dự án chỉ được coi là có hiệu quả tài chính nếu T < số năm trong vòng đời dự án, tức là dự án có khả năng thu hồi đủ vốn đầu tư trước khi kết thúc.
Phân tích độ nhạy dự án:
Để vay được vốn, các chủ đầu tư luôn tìm cách chứng minh dự án của mình là hiệu quả, là có đủ khả năng thu hồi vốn và trả nợ. Nhưng ngay cả khi dự án của chủ đầu tư là kết quả của một quá trình lập dự án nghiêm túc thì với thời gian thực hiện dự án kéo dài trong nhiều năm cũng chưa thể loại trừ hết mọi rủi ro phát sinh do những nguyên nhân khách quan. Số liệu đầu tiên để thẩm định dự án chỉ là những giá trị ước đoán và giả định. Để điều chỉnh những số liệu này cho phù hợp với tình hình thực tế khi dự án đi vào thực hiện, trong quá trình thẩm định cần phân tích độ nhạy của dự án. Cơ sở của phương pháp này là dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai như sản lượng sản xuất đạt thấp, giá các chi phí đầu vào tăng, giá tiêu thụ sản phẩm giảm, sau đó xem xét hiệu quả và khả năng trả nợ vay của dự án bị ảnh hưởng như thế nào, việc thu nợ và lãi có đảm bảo khi xảy ra các tình huống này hay không.
Khi phân tích độ nhạy dự án, các cán bộ thẩm định thường chọn những yếu tố dễ biến động như giá cả, sản lượng, vốn đầu tư... cho những yếu tố này thay đổi xoay quanh giá trị ban đầu của chúng, sau đó xem xét biên độ dao động của các chỉ tiêu NPV và IRR của dự án. Nếu NPV và IRR có biên độ dao động nhỏ thì dự án có tính khả thi và vững chắc, từ đó có thể xem xét để cho vay vốn. Trong trường hợp ngược lại, cần phải tính toán lại phương án tài chính hoặc có biện pháp khắc phục hay hạn chế sự biến động của các yếu tố trên nhằm đảm bảo hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án. Với sự trợ giúp của kỹ thuật tin học, phân tích độ nhạy là một phương pháp đơn giản, dễ sử dụng và có thể áp dụng trong thực tiễn.
Về mặt kỹ thuật phân tích độ nhạy, Chi nhánh Quỹ áp dụng các bảng phân tích độ nhạy một chiều và hai chiều.
Bảng một chiều: phân tích độ nhạy của từng yếu tố đối với hiệu quả dự án. Bảng này thuận tiện cho việc đánh giá nhưng có nhược điểm là không đánh giá được tác động đồng thời của nhiều yếu tố.
Bảng hai chiều: dùng để phân tích sự biến đổi hiệu quả dự án khi có 2 yếu tố đồng thời cùng thay đổi (ví dụ: giá bán sản phẩm và sản lượng tiêu thụ, giá bán sản phẩm và giá mua nguyên liệu chính...). Để phân tích tác động đồng thời của nhiều hơn 2 yếu tố, có thể quy về các bảng phân tích một chiều và hai chiều (xem ví dụ minh hoạ).
5 - kết luận chung về dự án sau khi thẩm định:
Sau khi tiến hành thẩm định dự án một cách tương đối toàn diện trên các mặt, một vấn đề được đặt ra là: trong trường hợp mỗi khía cạnh được thẩm định lại đưa đến một kết luận khác nhau về tính khả thi của dự án, không phù hợp, thậm chí mâu thuẫn với nhau thì cần phải tổng hợp các kết luận thẩm định trên như thế nào để đưa quyết định cuối cùng đối với dự án: cho vay hay không cho vay?
Về nguyên tắc, công tác thẩm định của Chi nhánh đòi hỏi phải xem xét toàn diện về mọi mặt của dự án. Tuy nhiên cho, do thẩm quyền có hạn, do khả năng chuyên môn không cho phép đi sâu phân tích về những nội dung kỹ thuật, công nghệ, thị trường... nên công tác thẩm định của Chi nhánh thường tập trung đi sâu phân tích, đánh giá về phương án tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Kết quả thẩm định về phương án tài chính, khả năng trả nợ của dự án kết hợp với những đánh giá về năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh và uy tín của chủ đầu tư sẽ là những cơ sở, những căn cứ chủ yếu để quyết định cho vay (đối với dự án được phân cấp) hoặc đề nghị cho vay (đối với dự án thuộc quyền quyết định của Quỹ Trung ương).
Còn về những nội dung thẩm định kinh tế - kỹ thuật của dự án, cán bộ thẩm định có thể đưa ra ý kiến nhận xét dựa trên kinh nghiệm, sự hiểu biết của mình trên cơ sở đi khảo sát tình hình thực tế của chủ đầu tư trên địa bàn, kết hợp với việc tham khảo các ý kiến đánh giá của các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia trong ngoài ngành để có đầy đủ hơn những căn cứ cần thiết phục vụ cho việc ra quyết định cho vay.
Ví dụ minh hoạ:
Thẩm định dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,
sữa đậu nành và nước quả
1 - kiểm tra sơ bộ hồ sơ dự án:
Căn cứ vào hồ sơ dự án do chủ đầu tư gửi đến, có thể tóm tắt một số nội dung chủ yếu của dự án như sau:
Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng, sữa đậu nành và nước quả.
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội (Hanoimilk)
Mục đích đầu tư: đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị chuyên dùng, đầu tư các hạng mục, thiết bị phụ trợ khác để hình thành nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng, sữa đậu nành và nước quả.
Hình thức đầu tư: đầu tư mới.
Địa điểm xây dựng: thôn Gia Trung - xã Quang Minh - huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc.
Sản phẩm chủ yếu của dự án là sữa tươi, sữa chua, sữa đậu nành, nước hoa quả dạng tiệt trùng (UHT) bảo quản được lâu dài (1 năm).
Hình thức quản lý thực hiện dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án.
Về đối tượng vay vốn của dự án
Ngành nghề của dự án là sản xuất các sản phẩm sữa chế biến từ sữa tươi nguyên liệu thu mua trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận, thuộc nhóm ngành chế biến nông sản, thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại Luật khuyến khích đầu tư trong nước.
Dự án đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, trong đó các ưu đãi mà dự án có thể được hưởng là:
+ Miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ nhập khẩu để tạo TSCĐ.
+ Miễn tiền thuê đất trong 6 năm kể từ khi ký hợp đồng thuê đất
+ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%/năm, thuế này được miễn trong 2 năm đầu và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế.
+ Được Quỹ HTPT xem xét để cho vay vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước.
Mặt khác theo quyết định số 167/2001/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 26/10/2001, tại điểm 2 điều 7: “ việc đầu tư xây dựng địa điểm thu mua sữa, chế biến sữa được vay vốn tín dụng từ Quỹ HTPT”. Do vậy, dự án thuộc đối tượng được vay vốn tín dụng ĐTPT của nhà nước.
2 – thẩm định năng lực, uy tín của chủ đầu tư:
Tư cách pháp nhân của chủ đầu tư:
Chủ đầu tư của dự án là Công ty Cổ phần sữa Hà Nội (Hanoimilk), được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có Giấy phép kinh doanh số 0103000592 do Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 02/11/2001 và cấp thay đổi kinh doanh vào ngày 01/04/2002 với ngành nghề kinh doanh là:
+ Sản xuất và buôn bán sữa bò, sữa đậu nành và các sản phẩm từ sữa.
+ Chế biến các sản phẩm nông sản thực phẩm, các loại nước uống, nước trái cây.
+ Buôn bán nguyên liệu, thiết bị vật tư và các sản phẩm ngành sữa, ngành chế biến thực phẩm.
+ Tư vấn đầu tư công nông nghiệp
+ Xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Công ty có trụ sở chính tại số 87 Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội.
=> Chủ đầu tư có đủ tư cách pháp nhân để có thể vay vốn tín dụng ĐTPT của nhà nước và vay vốn sản xuất kinh doanh của các ngân hàng thương mại.
Năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của chủ đầu tư:
Công ty mới thành lập ngày 02/11/2001 và vẫn đang trong quá trình huy động vốn góp của các cổ đông trong và ngoài công ty nên đến thời điểm thẩm định dự án (tháng 4 - 2002) công ty chưa tiến hành sản xuất kinh doanh. Do vậy không có cơ sở để đánh giá tình hình tài chính của công ty.
3 - Thẩm định kinh tế - kỹ thuật dự án:
Đánh giá sự phù hợp giữa mục tiêu dự án với quy hoạch phát triển ngành, địa phương:
Với việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sữa gắn với vùng nguyên liệu nhằm khuyến khích phát triển ngành chăn nuôi bò sữa trên địa bàn địa phương, dự án này phù hợp với tinh thần của Quyết định số 167/2001/QĐ - TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng chính phủ về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam. Việc thực hiện dự án sử dụng nguồn nguyên liệu sữa tươi tại chính địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận là hoàn toàn phù hợp với quy hoạch phát triển đàn bò sữa của các địa phương này.
Ngoài ra dự án sẽ tạo công ăn việc làm trực tiếp cho trên 300 lao động có việc làm thường xuyên trong các nhà máy và hàng vạn lao động nông thôn trong vùng quy hoạch nguồn nguyên liệu.
Như vậy, mục tiêu của dự án phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, địa phương.
Phân tích thị trường, khả năng chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm dự án.
a) Thị trường trong thời gian qua và hiện tại: ngành sản xuất sữa nước ta đang trên đà phát triển, tốc độ tăng trưởng đạt 10 - 12%/năm, việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm từ sữa tăng rõ rệt, bình quân đầu người từ 2,7 kg năm 1990 lên trên 5 kg năm 2000.
b) Thị trường trong tương lai: với tình hình dân số hàng năm vẫn tiếp tục tăng, kinh tế tăng trưởng khá, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu về các sản phẩm sữa có tính bổ dưỡng, tiện lợi trong sử dụng (như sữa tươi tiệt trùng, sữa chua, sữa đậu nành tiệt trùng) sẽ phát triển mạnh trong những năm tới, bình quân đạt mức tăng trưởng 20 - 30%/năm.
c) Khả năng đáp ứng của các nguồn hiện có:
Bảng 6: Năng lực sản xuất của ngành sữa Việt Nam
Sữa đặc có đường
Sữa bột
Sữa tiệt trùng UHT
Sữa đậu nành UHT
Sữa chua
Kem
KV miền Bắc
75
_
19
2
5,4
3
KV miền Trung
_
_
9,7
12
7,5
4,5
KV miền Nam
270
16
70,5
51
38,8
5
Cả nước
345
16
99,2
65,0
51,2
12,5
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng nhà máy
sản xuất sữa tiệt trùng, sữa đậu nành và nước quả.
Qua khảo sát năng lực sản xuất của ngành sữa Việt Nam cho thấy: cả nước hiện nay có 13 cơ sở sản xuất có quy mô công nghiệp, tập trung chủ yếu ở miền Nam. Năng lực sản xuất của khu vực miền Bắc (thị trường mục tiêu của sản phẩm dự án) còn thấp so với cả nước. Cả miền Bắc chỉ có 03 cơ sở, trong đó riênh một mình nhà máy sữa Vinamilk Hà Nội đã chiếm tới 95% sản lượng các loại sữa, 2 nhà máy sữa Thảo Nguyên - Mộc Châu và Nestle thì quy mô còn nhỏ.
Hiện nay do năng lực sản xuất ở miền Bắc còn thấp nên dự báo từ nay đến năm 2005, khu vực miền Bắc còn thiếu 75 triệt lít sữa tiệt trùng, 125 triệu lít sữa chua và 15,6 triệu lít sữa đậu nành. Do đó, nếu dự án có thể sản xuất hết 100% công suất thiết kế, đạt 17,5 triệu lít sữa các loại mỗi năm, thì cũng mới chỉ đáp ứng được 8,1% nhu cầu. Điều đó cho thấy, hiện tại và trong tương lai vẫn còn có khoảng trống thị trường để sản phẩm dự án có thể thâm nhập.
d) Khả năng chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm dự án:
Sản phẩm dự án có khả năng chiếm lĩnh thị trường tương đối cao do những nguyên nhân sau:
1. Chủ trương của Công ty là chỉ sản xuất các sản phẩm sữa tiệt trùng đóng hộp giấy, bảo quản lâu. Đây là mặt hàng rất có tiềm năng với mức tăng trưởng cao nhất trong 2 năm qua (35%).
2. Phần lớn sản phẩm của Công ty sẽ được bổ sung các khoáng vật vi lượng, vitamin dành cho đối tượng người tiêu dùng từ 3 đến 25 tuổi với dạng bao bì mới hình nêm (hiện chưa có trên thị trường). Đặc biệt Công ty sẽ dành gần 30% sản lượng cho lứa tuổi từ 3 đến 7 tuổi, có dung lượng 125 ml và được bổ sung các chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của trẻ em. Trang trí bao bì sản phẩm dành riêng cho trẻ em có sự hấp dẫn cao.
3. Thực tế cho thấy là những năm qua, để đáp ứng nhu cầu về sản phẩm sữa của miền Bắc ngày càng tăng, một lượng sản phẩm lớn đã được vận chuyển từ miền Nam ra miền Bắc và nhập khẩu từ nước ngoài. Nếu dự án được thực hiện thì sẽ tạo ra những sản phẩm để phục vụ ngay tại thị trường miền Bắc. Sản phẩm của dự án có thể cạnh tranh về giá với các sản phẩm cùng loại được chuyển từ miền Nam và sản phẩm nhập khẩu do tiệt kiệm được chi phí vận chuyển, bảo quản và thuế nhập khẩu.
4. Ngoài ra, Công ty cũng đang chuẩn bị triển khai một hệ thống bán hàng trong cả nước với các chiến lược tiếp thị, quảng cáo lớn và đồng bộ. Phương thức bán hàng là tổ chức hệ thống các nhà phân phối, đại lý tới tất cả các tỉnh, huyện, thị tứ lớn và hệ thống bán hàng trực tiếp theo các kênh: siêu thị - trường học - các khu công nghiệp tập trung - các nhà máy - các cơ sở du lịch...
Với những phân tích trên, có thể kết luận rằng dự án khả thi về mặt thị trường.
Khả năng đáp ứng đầu vào cho dự án:
Hiện nay, ngành chăn nuôi bò sữa trong cả nước chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu cho sản xuất, chế biến sữa. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, cả nước đến năm 2005 sẽ có khoảng 100.000 con bò sữa nằm rải rác tại các tỉnh, thành phố trong cả nước nhưng cũng mới chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu cho chế biến. Dự kiến đến năm 2010, nguồn nguyên liệu sữa cũng chỉ đáp ứng được 40% cho nhu cầu chế biến. Như vậy, các cơ sở chế biến sữa hiện vẫn phải sử dụng nguyên liệu nhập khẩu là chủ yếu.
Đối với dự án xây dựng nhà máy chế biến sữa của Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội, nguyên liệu chính để sản xuất, chế biến sản phẩm là sữa tươi nguyên liệu thu mua từ các cơ sở, trang trại bò sữa trong địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và các vùng lân cận.Vào những năm đầu đi vào sản xuất, do đàn bò sữa trong vùng không đủ để đáp ứng nhu cầu dự án nên Công ty sẽ nhập khẩu bột sữa gầy từ các nước Hà Lan, Bỉ, úc, Mỹ, New Zealand... để thay thế.
Tuy nhiên, những khó khăn về nguồn nguyên liệu của dự án chỉ là tạm thời. Theo Quyết định số 167/2001/QĐ - TTg, dự án nằm trong vùng phát triển chăn nuôi bò sữa gồm các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tây, Tuyên Quang, Bắc Ninh. Tỉnh Vĩnh Phúc có chương trình phát triển bò sữa đến năm 2005 là 7000 con, đến năm 2010 là 20.000 con. Cũng như Vĩnh Phúc, các tỉnh còn lại đều có chương trình phát triển bò sữa. Đặc biệt là Tuyên Quang đã nhập khẩu bò giống và dự kiến phát triển đến năm 2010 là 20.000 con. Nhà máy chế biến sữa của Công ty đặt tại huyện Mê Linh - Vĩnh Phúc, rất gần với các vùng nuôi bò của các địa phương trên nên việc thu mua sữa có nhiều thuận lợi, có thể khắc phục phần nào tình trạng thiếu nguyên liệu khi các cơ sở thu mua trong địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc không đủ để đáp ứng nhu cầu dự án.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư đã có những căn cứ đáng tin cậy về việc đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cho dự án. Ngày 22/07/2002, Công ty đã ký Hợp đồng nguyên tắc tham gia thực hiện dự án cải tạo và nâng cao chất lượng giống đàn bò thịt, phát triển đàn bò sữa tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2002 - 2005 với Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc. Đây là dự án phái sinh nhằm ổn định nguồn cung ứng nguyên liệu cho dự án đang xem xét. Bản thân dự án này cũng đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt theo Quyết định số 1647/QĐ-UB ngày 29/04/2002. Theo đó, về lâu dài, Công ty đang cùng với UBND tỉnh Vĩnh Phúc quy hoạch nhập khẩu đàn bò để phát triển giống.
Theo dự án trên, Công ty sẽ đầu tư hỗ trợ kỹ thuật, trang bị thiết bị thu mua sữa để thu mua toàn bộ sữa trong vùng dự án và các vùng phụ cận; ký hợp đồng dài hạn, trực tiếp với từng hộ nông dân chăn nuôi bò sữa; tổ chức hệ thống thu mua và trả tiền trực tiếp với từng hộ ngay tại địa phương; tổ chức mạng lưới nhân lực thu mua ở ngay từng thôn, xã, không thu mua qua trung gian. Toàn bộ chiến lược tiêu thụ sữa tươi cho nhân dân trong vùng dự án và vùng lân cận Công ty đã và đang làm việc với địa phương để hoàn chỉnh quy hoạch và triển khai thực hiện.
Tóm lại, xét về lâu dài, cùng với chiến lược phát triển đàn bò sữa ở địa phương và các vùng lân cận, nguồn nguyên liệu cung cấp cho dự án sẽ ổn định, đảm bảo việc sử dụng toàn bộ nguyên liệu sữa tươi trong nước để chế biến sản phẩm. Như vậy, khả năng đáp ứng nguồn nguyên liệu chính cho dự án có thể coi là khả thi.
Đánh giá về phương diện kỹ thuật của dự án.
a) Quy mô công suất của dự án: Công suất thiết kế của dự án là 17,5 triệu lít sữa/năm (quy đổi tất cả các loại sản phẩm sữa ra sữa tiệt trùng UHT). Trên thực tế, dự án không thể huy động hết 100% công suất thiết kế. Kể từ năm thứ 4 trở đi, công suất của dự án sẽ đi vào ổn định ở mức 15 triệu lít SP/năm. Qua việc phân tích nhu cầu thị trường ở trên và công suất của hệ thống dây chuyền công nghệ thì quy mô công suất mà dự án lựa chọn được coi là phù hợp.
b) Địa điểm đầu tư xây dựng dự án: được đặt tại thôn Gia Trung - xã Quang Minh - Mê Linh - Vĩnh Phúc (nằm trong quy hoạch chi tiết cụm Công nghiệp Quang Minh). Địa điểm của dự án đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao đất cho Công ty theo Quyết định số 490/QĐ - UB ngày 06/02/2002.
c) Cơ sở hạ tầng phục vụ dự án sau khi đầu tư xong: việc lựa chọn địa điểm xây dựng dự án nằm trong quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp Quang Minh chứng tỏ cơ sở hạ tầng phục vụ dự án là cơ sở hạ tầng phục vụ cho một cụm công nghiệp tập trung, vì vậy dự án sẽ có nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông, nguồn nguyên liệu, điện nước, môi trường...
4 - Thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay:
Kiểm tra tổng mức vốn đầu tư:
Theo Báo cáo nghiên cứu khả thi, dự án có tổng mức vốn đầu tư là 77.923,2 triệu đồng. Sau khi nghiên cứu hồ sơ dự án và căn cứ vào Thông tư số 06/1999/TT - BKH ngày 24/11/1999 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư (hướng dẫn về nội dung Tổng mức đầu tư, hồ sơ thẩm định dự án đầu tư), cán bộ thẩm định của Chi nhánh kết luận: trong tổng mức đầu tư của dự án còn thiếu một số khoản chi phí cần thiết để thực hiện đầu tư như: vốn chuẩn bị đầu tư, vốn chuẩn bị thực hiện dự án, chi phí bảo hiểm công trình, chi phí sản xuất...Ngoài ra, chi phí dự phòng cũng chưa được tính đúng theo tỷ lệ quy định (chưa đủ 10% đầu tư vốn cố định).
Trên cơ sở đó, Chi nhánh Quỹ đã có Văn bản số 167/HTPT - TD yêu cầu chủ đầu tư giải trình rõ vấn đề này. Tiếp nhận ý kiến của Chi nhánh Quỹ, chủ đầu tư (Công ty Cổ phần sữa Hà Nội) đã gửi Công văn số 65/CV - XDCB về việc bổ sung dự án, trong đó đã tính thêm những khoản chi phí còn thiếu và xác nhận lại tổng mức đầu tư của dự án là 83.352.5 triệu đồng (vốn cố định là 54.665,5 triệu; vốn lưu động ban đầu là 28.686,7 triệu).
Đánh giá sự hợp lý của cơ cấu nguồn vốn tham gia đầu tư:
a) Cơ cấu vốn cố định, vốn lưu động:
Sau khi thẩm tra, cán bộ thẩm định đã xác nhận: Tổng vốn đầu tư của dự án là: 83.352.5 triệu đồng. Bao gồm:
Vốn cố định : 54.665,5 triệu đồng (chiếm 65,6% tổng vốn đầu tư). Trong đó:
- Chi phí xây lắp: 7.130 triệu đồng (chiếm 13% vốn cố định)
- Chi phí thiết bị: 38.306,5 triệu đồng (chiếm 70 % vốn cố định)
- Chi phí kiến thiết cơ bản (KTCB) khác: 9299 triệu đồng (chiếm 17% vốn cố định).
Vốn lưu động ban đầu: 28.686,7 triệu đồng (chiếm 34,4% tổng vốn đầu tư).
b) Cơ cấu vốn theo nguồn huy động:
Để thựchiện dự án, chủ đầu tư huy động vốn từ 3 nguồn sau:
Vay vốn tín dụng ĐTPT của nhà nước tại Chi nhánh Quỹ: 24.000 triệu đồng (chiếm 43,9% vốn cố định). Thời hạn vay là 8 năm, trong đó thời gian ân hạn (thời gian không phải trả nợ gốc ) là 1 năm (năm đầu tư). Lãi suất ưu đãi 5,4%/năm.
Nguồn vốn tự có, coi như tự có huy động từ các cổ đông trong công ty là 30.665,5 triệu (chiếm 56,1% vốn cố định). Chi phí sử dụng nguồn vốn này (chính là lãi cổ tức hàng năm trả cho các cổ đông) được xác định là 9%/năm.
Hai nguồn vốn trên được sử dụng để đầu tư tạo nên tài sản cố định cho dự án.
Vốn lưu động ban đầu là 28.686,7 triệu đồng, chủ đầu tư đã vay tín dụng thương mại ngắn hạn. Thời hạn vay là 1 năm, lãi suất 9%/năm.
c) Đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn tham gia đầu tư:
Dự án chỉ huy động vốn từ 2 nguồn. Ngoài nguồn vốn tín dụng ĐTPT của nhà nước, Chi nhánh Quỹ phải xem xét tính khả thi của nguồn vốn tự có, coi như tự có của chủ đầu tư.
Trong báo cáo nghiên cứu khả thi của chủ đầu tư thì nguồn vốn tự có, coi như tự có của Công ty là 25.236,5 triệu đồng được huy động từ các cổ đông của Công ty. Theo Công văn số 39 của Công ty Cổ phần sữa Hà Nội báo cáo về tình hình góp vốn của các cổ đông, tính đến ngày 14/05/2002, Công ty mới huy động được tổng cộng 21.900 triệu đồng, trong đó các cổ đông phổ thông đã góp 14.550 triệu, các cổ đông sáng lập đã góp 7350 triệu (còn thiếu 3.336 triệu nữa mới đủ số vốn điều lệ cam kết là 10.686 triệu).
Tuy nhiên, sau khi thẩm tra xem xét báo cáo nghiên cứu khả thi, Chi nhánh Quỹ đã kết luận: do dự án còn tính thiếu một số khoản chi phí cần thiết nên tổng mức đầu tư của dự án phải tăng từ 77.923,5 triệu lên 83.352,5 triệu, đồng thời, nguồn vốn tự có, coi như tự có của chủ đầu tư phải tăng từ 25.236,5 triệu lên 30.665,5 triệu thì mới đảm bảo đủ chi phí thực hiện đầu tư. Yêu cầu này đã được chủ đầu tư cam kết thực hiện theo Công văn số 65/CV - XDCB. Thế nhưng trong công văn này, chủ đầu tư chưa nêu phương án huy động, bổ sung số vốn còn thiếu là 8765,5 triệu. Do đó, để đảm bảo tính khả thi về nguồn vốn thực hiện dự án, Công ty cần sớm có phương án cụ thể về việc huy động số vốn còn thiếu và những văn bản pháp lý có liên quan gửi đến để Chi nhánh Quỹ kiểm tra, xem xét.
Kiểm tra kế hoạch trả nợ của dự án:
Sau khi kiểm tra kế hoạch trả nợ của dự án, cán bộ thẩm định nhận thấy dự án tính thiếu khoản trả lãi vay vốn cố định đối với nguồn vốn tự có, coi như tự có.Trên thực tế, việc sử dụng nguồn vốn tự có này vẫn phải mất chi phí sử dụng vì đó là vốn cổ phần, hàng năm công ty vẫn phải trích một phần lợi nhuận để trả lãi cho các cổ đông. Vì vậy, số lãi này vẫn phải được đưa vào kế hoạch trả nợ của dự án nhằm đảm bảo tính đầy đủ của số nợ mà dự án phải trả hàng năm nói riêng cũng như dòng tiền trong phân tích tài chính dự án nói chung.
Kế hoạch trả nợ của dự án được xây dựng theo biểu 1 ở trang bên.
Mục đích của việc xây dựng kế hoạch trả nợ là nhằm xác định dòng lãi vay vốn cố định để đưa vào gía thành sản phẩm hàng năm.
Trong biểu 1, các thông số được xác định như sau:
Dư nợ đầu năm = Dư nợ cuối năm trước = Dư nợ đầu năm trước - Trả nợ gốc năm trước.
Lãi vay vốn cố định = Dư nợ đầu năm x Lãi suất.
Tính toán giá thành - chi phí sản xuất và doanh thu hàng năm:
Xác định các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm hàng năm:
Chi phí nguyên vật liệu chính:
Nguyên liệu chính để sản xuất sản phẩm dự án là sữa tươi nguyên liệu. Dự án dự kiến sẽ thu mua nguyên liệu này từ các cơ sở chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và các vùng lân cận. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, do công suất lớn, lượng sữa thu mua không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất nên dự án sẽ sử dụng nguồn nguyên liệu nhập ngoại (bột sữa gầy) để thay thế. Do đó, dự án có 2 phương án về chi phí nguyên vật liệu chính như sau:
Bảng 7: Chi phí nguyên vật liệu chính để sản xuất 1000 lít sữa thành phẩm
Chỉ tiêu
Định mức
Đơn giá
Giá thành
I. Phương án mua nguyên liệu trong nước
1. Sữa tươi nguyên liệu
1050 lít
3550 đ/lít
3.727.500 đ
2. Phụ liệu, hương liệu (1%)
37.275 đ
Cộng
3.764.775 đ
II. Phương án nhập khẩu nguyên liệu
1. Bột sữa gầy nhập khẩu
94 kg
32.310 đ/kg
3.037.140 đ
2. Dầu bơ
35,5 kg
26.500 đ/kg
940.750 đ
Cộng
3.977.890 đ
Nguồn: Công văn số 65 - XDCB của Công ty Cổ phần sữa Hà Nội
v/v bổ sung dự án đầu tư.
Để đơn giản trong tính toán, đồng thời tăng độ vững chắc của phương án tài chính, khi thẩm định, cán bộ thẩm định sử dụng phương án chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu (phương án có chi phí cao hơn). Còn trên thực tế, khi dự án sử dụng phương án nguyên liệu thu mua trong nước thì chi phí sẽ thấp hơn, hiệu quả dự án sẽ cao hơn. Do đó, tính khả thi về mặt tài chính của dự án sẽ chắc chắn hơn (nguyên tắc giảm thiểu rủi ro).
Nguyên tắc trên tiếp tục được áp dụng khi kiểm tra giá nguyên vật liệu chính của dự án: Theo báo cáo của chủ đầu tư, giá bột sữa gầy là 32.310 đ/kg, giá dầu bơ nguyên liệu là 26.500 đ/kg. Khảo sát báo giá của một số cơ sở sản xuất cùng mặt hàng với dự án (Cty TNHH Thanh An và Cty Hoàng Hà) cho thấy: giá sữa bột là 23.820 và 28.152 đ/kg, giá dầu bơ là 20.910 đ/kg và 25.153 đ/kg. Như vậy, giá các nguyên liệu chính của dự án đều cao hơn so với các mức giá tham khảo. Trong khi thẩm định, cán bộ thẩm định sử dụng nguyên các số liệu về giá của chủ đầu tư.
Chi phí nhiên liệu, năng lượng tính cho 1000 lít sữa:
+ Nhiên liệu (dầu F.O): 60 kg * 2200 đ/kg = 132.000 đ
+ Điện: 200 Kw* 800đ/Kw = 160000 đ
Cộng = 192.000 đ
Chi phí bao bì, nhãn mác (tính cho 1000 lít sản phẩm sữa)
Chỉ tiêu
Định mức
Đơn giá
Giá thành
Hộp giấy Terapark nhập ngoại (bao bì chính):
5.725 cái
538 đ/kg
3.080.050 đ
Băng dán hộp
0,32 kg
231 đ/kg
74 đ
ống hút
5.010 cái
22đ/cái
110.220 đ
Thùng Carton
101 cái
2350 đ/cái
244.400 đ
Các phụ kiện khác
100.000 đ
Tổng cộng
3.534.744 đ
Chi phí tiền nước: nhu cầu sử dụng nước cho dự án là nước công nghiệp, nước vệ sinh công nghiệp, nước làm lạnh và nước sinh hoạt. Lượng nước sử dụng là 86,5 m3/h; tương đương 25.950 m3/năm. Giá nước (tính bình quân) là 3500 đ/m3. Chi phí sử dụng nước là 90.825.000 đ/năm.
Chi phí tiền thuê đất: dự án thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư theo Nghị định 51/1999/ NĐ - CP, do đó được miễn tiền thuê đất theo Luật định là 5 năm; theo chủ trương của UBND tỉnh Vĩnh Phúc thì miễn toàn bộ tiền thuê đất trong thời gian thuê (49 năm). Tuy nhiên để tính toán đầy đủ trong giá thành sản phẩm thì chi phí thuê đất được tính với giá là 150 đ/m2/năm. Tiền thuê đất mỗi năm là 150 đ/m2 x 40.000 m2 = 6 triệu đồng. Khi được miễn theo Luật định thì coi đây là khoản thu nhập của Công ty.
Chi phí tiền lương: Quỹ tiền lương của Công ty dùng để trả cho đội ngũ quản lý, nhân viên văn phòng, công nhân phân xưởng và mạng lưới tiếp thị mà Công ty trực tiếp trả lương với tổng số 306 người. Để đơn giản tron
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37064.doc