LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TƯ VẤN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI 3
I. Quá trình thành lập và phát triển của công ty 3
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 3
2. Những đặc điểm kinh doanh chủ yếu 3
II. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 3
1. Đặc điểm thị trường và sản phẩm của công ty 3
1.1. Đặc điểm và sản phẩm ngành xây dựng 3
1.2. Về thị trường và một số hạng mục công trình đã thi công và kiến trúc trong thời gian qua. 5
2. Đặc điểm về bộ máy quản lý của công ty. 6
2.1. Đặc điểm về bộ máy tổ chức hiện nay của công ty 6
CHƯƠNG II: CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở NƯỚC TA VÀ THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI 9
I. Hoạt động đấu thầu xây dựng cơ bản ở nước ta trong những năm qua 9
1.Đấu thầu giữa các nhà thầu trong nước 9
2. Đấu thầu với các nhà thầu quốc tế 10
II. phân tích thực trạng công tác đấu thầu tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc và xây dựng Hà Nội trong mấy năm qua 11
1. Các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu của Công ty 11
1.1. Phân tích về vốn 11
1.2. Tài sản và thiết bị thi công 12
1.3. Phân tích về đội ngũ lao động của công ty 15
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây 17
3. Những thành tích mà công ty đã đạt được trong công tác đấu thầu 19
4. Những vấn đề tồn tại trong công tác đấu thầu 20
4.1. Giá bỏ thầu một số công trình chưa hợp lý 20
4.2. Hoạt động marketing chưa được quan tâm đúng mức 22
4.3. Tính cạnh tranh trong công tác đấu thầu chưa cao 22
5. Nguyên nhân những tồn tại trên 23
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THẮNG THẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI 25
1. Hoàn thiện quy trình trong công tác đấu thầu 25
2. Thành lập phòng Marketing trong công ty 25
3. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn 26
4. Đổi mới nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị thi công 28
5. Mở rộng liên doanh, liên kết với các nhà thầu. 29
KẾT LUẬN 30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
33 trang |
Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu trong xây dựng cơ bản tại Công ty tư vấn kiến trúc và xây dựng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoàn thành. Các tổ chức lao động, tổ chức sản xuất, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể khoán sản phẩm tới từng công trình, từng tổ sản xuất.
Chương II
Công tác đấu thầu trong xây dựng cơ bản
ở nước ta và thực trạng tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc và xây dựng Hà Nội
I. Hoạt động đấu thầu xây dựng cơ bản ở nước ta trong những năm qua
Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đang phát triển với tốc độ tăng trưởng mạnh. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng rất bức xúc cho lộ trình tăng trưởng và phát triển. Từ đó Nhà nước dành cho xây dựng cơ bản ngày một tăng. Để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản người ta lựa chọn phương thức đấu thầu để tìm đối tác. Hình thức này mở ra rất nhiều cơ hội cho các nhà thầu xây dựng.
Nhà nước đã ban hành những qui chế đấu thầu và đang tiếp tục hoàn thiện giúp cho công tác đấu thầu thật sự trở thành sân chơi bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp. Các nhà thầu, giá trúng thầu có cơ hội sát hơn với giá dự toán được duyệt. Tuy nhiên, công tác đấu thầu và giao thầu các công trình xây dựng ở nước ta vẫn còn rất nhiều vấn đề gây không ít bức xúc cho các chủ đầu tư cũng như nhà thầu đây là một đề tài đang được dư luận xã hội quan tâm.
1.Đấu thầu giữa các nhà thầu trong nước
Những năm qua, hoạt động đấu thầu giữa các nhà thầu trong nước diễn ra khá sôi nổi thể hiện bằng nhiều dự án được thi công trên khắp các tỉnh, như công trình giao thông huyết mạch đã được đầu tư nâng cấp xây mới góp phần phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng. Nhờ có đấu thầu nhiều dự án được thi công cơ bản cho Nhà nước nhưng hiện nay, một số dự án đấu thầu chỉ mang tính hình thức, mọi công việc liên quan đến đấu thầu đã có sự chuẩn bị sắp xếp từ trước tình trạng liên kết một số ít nhà thầu chỉ để một nhà thầu có đủ tiêu chuẩn thắng thầu, còn các nhà thầu còn lại cố tình thua.
2. Đấu thầu với các nhà thầu quốc tế
Đối với các dự án tiến hành đấu thầu quốc tế như công trình 100% vốn nước ngoài, công trình viện trợ không hoàn lại, công trình bằng vốn viện trợ cho vay dài hạn ưu đãi, công trình có vốn liên doanh. Việc xuất hiện các nhà thầu nước ngoài và các nhà thầu nước ngoài đã làm cho thị trường sôi động hơn và tạo ra sự cạnh tranh gay gắt. Các nhà thầu Việt Nam đã gặp phải rất nhiều khó khăn khi tham gia các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.
Một thực tế là hầu hết các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đều do phía nước ngoài đứng ra mời thầu hoặc chọn nhà thầu từ tư vấn giám sát đến thi công xây lắp. Các nhà thầu Việt Nam khi được chọn thường chỉ là những nhà thầu phụ, thậm chí là nhà thầu phụ của những nhà thầu phụ ở những hạng mục công trình khó khăn nhất. Hơn thế nữa do nguồn gốc của các loại vốn đầu tư phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, nên việc đấu thầu xây dựng bị chi phối bởi phía nước ngoài.
Khó khăn nữa mà các nhà thầu trong nước gặp phải đó là: các nhà thầu nước ngoài vào Việt Nam với một sức mạnh nổi trội về năng lực tài chính, về năng lực quản lý, trang thiết bị họ có kinh nghiệm thị trường dày dạn, có lợi thế trong việc xây dựng dự toán công trình ở Việt Nam, bằng cách nhờ bất kỳ một nhà thầu trong nước với lời hứa hẹn sẽ nhận làm thầu phụ, với tiềm lực tài chính họ có thể mua được thông tin kinh tế các công ty tư vấn và các văn phòng đại diện của công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tóm lại, họ có đủ các điều kiện để thắng thầu các công trình xây dựng lớn ở nước ta. Trong mối tương quan này rõ ràng các nhà thầu Việt Nam mất đi lợi thế nước chủ nhà. Chấp nhận làm thầu phụ cho các nhà thầu nước ngoài nhận phần trăm. Tình trạng đấu thầu mang tính chiến lệ, gây tốn kém không ít cho các nhà thầu cũng như làm thất thoát vốn của Nhà nước.
Thêm vào đó là hiện tượng có những nhà thầu tham gia đấu thầu với giá cực thấp làm bất ngờ các đối thủ khác, hiện nay tiềm lực kinh tế, kỹ thuật, kinh nghiệm các nhà thầu xây dựng không còn chênh lệch quá lớn. Mức điểm cho giá dự thầu chiếm tỷ trọng khoảng 60% tổng số điểm bởi vậy việc đưa ra giá thấp hơn hẳn so với các đối thủ khác sẽ đảm bảo 70% khả năng thắng thầu thực trạng này tồn tại bởi một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Nhà thầu cố gắng trúng thầu để sau khi trúng thầu thì tìm cách xoay sở để làm được chủ đầu tư nâng giá dự toán lên bằng các biện pháp như: phát sinh khối lượng, thay đổi thiết kế
Thứ hai: Khi trúng thầu với giá thấp nhà thầu sẽ cho ra sản phẩm kém chất lượng, không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật rồi lại dùng các hoạt động tiêu cực khi nghiệm thu công trình để được chủ đầu tư chấp nhận. Đây là lý do có những công trình vừa bàn giao đưa vào sử dụng chưa được bao lâu đã hư hỏng phải sửa chữa tốn kém.
Ngoài ra, tình trạng đưa ra giá dự thầu thấp để trúng thầu bởi các nhà thầu này chấp nhận hòa vốn (có thể lỗ) để có việc làm cho công nhân viên trong công ty mặt khác để có các khoản kinh phí tạm ứng theo hợp đồng thanh toán một khoản nợ đáo hạn với ngân hàng.
Trước tình trạng trên, Nhà nước cần phải có sự quản lý, giám sát chặt chẽ hơn nữa với các công trình xây dựng cần đấu thầu để quá trình đấu thầu diễn ra nghiêm túc công bằng hơn, thực hiện đúng luật đấu thầu đã ban hành.
II. phân tích thực trạng công tác đấu thầu tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc và xây dựng Hà Nội trong mấy năm qua
1. Các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu của Công ty
1.1. Phân tích về vốn
Bảng 1: Tình hình vốn và tài sản của công ty từ 2003 – 2005
Stt
Danh mục
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1
Nguồn vốn cố định
32.157.018
40.469.31
46.950.934
2.
Nguồn vốn lưu động
29.520,671
33.059,321
48.768,000
3.
Nguồn vốn chủ sở hữu
31.271,358
45.900.000
59.450.934
4.
Nguồn vốn vay
30.406.331
27.628.631
36.268.000
5.
Tổng vốn
61.677,689
73.528,631
95.718.934
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2003 - 2005)
Qua số liệu trên cho thấy tình hình vốn và tài sản của công ty tăng qua các năm. Chỉ tiêu tổng tài sản có của công ty tăng điều đó chứng tỏ công ty đầu tư vốn vào mua sắm tài sản phục vụ cho sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều. Ba chỉ tiêu nguồn vốn tăng qua các năm chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của công ty cao.
- Về chỉ tiêu nguồn vốn năm 2005 đạt 120% so với năm 2004 hay vượt mức 20% (tương ứng gần 11.850.94 triệu đồng). Trong năm này cơ cấu nguồn vốn đã có sự thay đổi; vốn của công ty tăng lên chủ yếu là do nguồn vốn chủ sở hữu tăng. Điều này xuất phát từ lợi nhuận của công ty năm 2005 cao hơn so với năm 2004 do đó phần lợi nhuận bổ sung vào vốn chủ sở hữu tăng.
- Nguồn vốn năm 2004 đạt 130% so với năm 2005 vượt mức 30% tương ứng (22.2190.303 triệu đồng). Bước sang năm 2004 cơ cấu nguồn vốn của công ty đã có sự thay đổi rõ nét hơn. Vốn chủ sở hữu chiếm đa số còn vốn vay đang có xu hướng giảm xuống điều đó chứng tỏ công ty kinh doanh ngày càng có hiệu quả, khả năng độc lập tự chủ ngày càng cao, ít phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài. Có được điều đó là do năm 2004 lợi nhuận của công ty thu được cao hơn hẳn so với năm 2004 và 2005 nên phần lợi nhuận bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên làm cho cơ cấu nguồn vốn thay đổi (số liệu bảng lợi nhuận).
1.2. Tài sản và thiết bị thi công
Bảng 2: Biểu tài sản cố định của công ty cổ phần cổ phần tư vấn kiến trúc và xây dựng Hà Nội năm 2005
ĐVT: Triệu đồng
Stt
Tên danh mục
Nguyên giá
Giá trị còn lại 31/12/2005
Tỷ trọng
1
Nhà cửa vật kiến trúc
4.001.743.95
3.332.180
6%
2
Máy móc thiết bị
28.674.203.13
25.321,830
60%
3
Phương tiện vận tải
13.222.592.2
11.771,600
32%
4
Thiết bị quản lý
1.868.700
1.110.700
2%
Tổng
40.496.310
Nhận xét: Thiết bị máy móc chiếm 60% tổng giá trị tài sản cố định của Công ty phương tiện vận tải chiếm 32% trong khi thiết bị quản lý chiếm 2%. Điều này chứng tỏ công ty đã chú trọng vào mua sắm máy móc trang thiết bị của công ty để phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty.Thiết bị quản lý chỉ chiếm 2% tổng giá trị tài sản cố định, như vậy là chưa phù hợp so với vị trí và khối lượng công việc của công ty.Trong tương lai công ty cần chú ý đầu tư vào trang thiết bị quản lý nhằm nâng cao trình độ, năng lực quản lý của công ty để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 3: Thiết bị Công ty cổ phần cổ phần tư vấn kiến trúc và Xây dựng Hà Nội hiện có đến ngày 30/12/2005
Đơn vị sản lượng: chiếc
STT
Loại thiết bị
Nước sản xuất
Số lượng
Giá trị còn lại
A
Trạm trộn
1
Trạm trộn bê tông
Hàn quốc
03 chiếc
80%
2
Trạm nghiền
Nga
01 chiếc
80%
3
Máy trộn bê tông
Nga
06 chiếc
80%
B
Ô tô vận chuyển
chiếc
4
Ô tô MazBen
Nga
07 chiếc
80%
5
Xe KAMA 2 ben
Nga
20 chiếc
80%
6
Xe AsiAn
Hàn Quốc
06 chiếc
80%
7
Xe tải thùng KAMAZ
Nga
02 chiếc
80%
8
Ô tô cấu KPAZ
Nga
02 chiếc
80%
9
Xe bom chở bê tông
Nga
02 chiếc
80%
10
Xe tưới nhựa
Hàn Quốc + Trung Quốc
02 chiếc
80%
11
Xe Stex chở nước
Trung Quốc + Nga
02 chiếc
80%
12
Xe chỉ huy LANDCULISER
Nhật
02 chiếc
80%
13
Xe MAZDA 626
Nhật
01
80%
14
Xe MERSEDES
Đức
01
80%
15
Xe POR bán tải
Nhật + Mĩ
01
80%
16
Xe FOR 4 chỗ
Mỹ
01
80%
17
Xe TAFOOR 25 tấn
Nga
01
80%
C
Thiết bị thi công
80%
*
Máy rải
18
Máy rải đá răm
Nhật
01
80%
19
Máy rải bê tông
Nhật + Đức
03
80%
20
Máy rải cấp phối
Đức
01
80%
*
Máy nén khí
21
Máy nén khí
Tiệp + Nga
03
80%
22
Máy lu rung
Nhật
02
80%
23
Máy phun bê tông
Trung Quốc
01
80%
*
Máy plam bêtông búa đóng cọc
24
Búa rung 45 kw
Nhật
01
80%
25
Búa đóng cọc 2,5 tấn
Trung Quốc
01
80%
26
Cọc thép L=6-12 tấn
Việt Nam
01 chiếc
80%
*
Máy xúc
27
Máy xúc
Nhật + Hàn Quốc
13
80%
28
Máy xúc lật
Đức
01
80%
*
Máy ủi
29
Máy ủi
Nga + Nhật
13
80%
*
Máy san
30
Máy san
Nhật
08 chiếc
80%
*
Máy Lu
31
Máy lu bánh thép
Nhật
15 chiếc
80%
32
Lu rung yz 14
Trung Quốc
03 chiếc
100%
33
Lu SAKAI 4 tấn
Nhật
02 chiếc
100%
34
Lurung SAKAI 16 tấn
Nhật
03 chiếc
80%
35
Lu rung BOMAX
Đức
02 chiếc
80%
36
Lu bánh lốp 20-25 tấn
Nhật + Việt Nam
02 chiếc
80%
37
Máy Plun bê tông
Trung Quốc
01 chiếc
80%
38
Máy bơm nước
Nhật
07 chiếc
80%
39
Máy phát điện
Nhật
04 chiếc
80%
40
Máy hàn
Nhật + Việt Nam
05 chiếc
80%
41
Máy đầm
Nhật, Nga, Trung Quốc
25 chiếc
80%
*
Máy kỹ thuật
42
Máy kinh vĩ
Đức, Nhật
5 bộ
80%
43
Máy thủy bình
Nhật + Thụy Sĩ
10 chiếc
80%
*
Các thiết bị khác
44
Van khuôn các loại
Việt Nam
06 chiếc
80%
45
Kích các loại 5-10 tấn
Trung Quốc
5 chiếc
80%
Qua bảng kê khai thiết bị của công ty trên ta thấy lượng máy móc thi công của công ty tương đối lớn sau 3 năm thành lập chứng tỏ công ty đã đầu tư nhiều vào việc mua sắc máy móc, thiết bị. nhưng phần lớn máy móc thiết bị có giá trị còn lại > 80% chứng tỏ những loại thiết bị mới và hiện đại phục vụ cho thi công công ty chưa có vì vậy trong công tác hoạch định chiến lược cho giai đoạn tới công ty cần phẩi có kế hoạch đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới tăng cường công tác nghiên cứu và phát triển để có được những máy móc kịp thời cho công tác thi công.
1.3. Phân tích về đội ngũ lao động của công ty
Bảng 4 : Số lượng công nhân viên biên chế thường xuyên
ĐVT: Người
2003
2004
2005
Tổng số
100
116
151
- Biên chế quản lý hành chính
15
20
22
- Số kỹ sư
20
25
29
- Công nhân chuyên nghiệp
65
71
100
Qua số liệu trên cho thấy số lượng biên chế thường xuyên trong công ty tăng qua các năm. Năm 2005 tổng số nhân viên tăng 51 người so với năm 2003, điều đó chứng tỏ quy mô của công ty ngày càng mở rộng, số kỹ sư, số công nhân lành nghề, công nhân chuyên nghiệp tăng qua các năm và lực của cán bộ CNV trong công ty được thể hiện qua biểu đồ sau:
Bảng 5: Năng lực cán bộ chuyên môn và kỹ thuật của công ty 2005
STT
Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật theo nghề
Số lượng
> 5 năm
Thâm niên > 10 năm
> 15 năm
I
Đại học
33
1
Kỹ sư đường bộ
9
2
4
3
2
Kỹ sư cầu hầm
5
2
1
2
3
Kỹ sư cầu đường
4
2
1
1
4
Kỹ sư xây dựng
3
1
1
1
5
Kỹ sư cơ khí
3
2
1
0
6
Kỹ sư kinh tế xây dựng
5
3
2
0
7
Cử nhân kinh tế
4
2
1
1
II
Cao đẳng
5
8
Cao đẳng giao thông
5
4
1
0
III
Trung cấp
13
9
Trung cấp cầu đường
4
0
1
3
10
Trung cấp xây dựng
3
0
2
1
11
Trung cấp khảo sát
3
1
1
1
12
Trung cấp cơ khí
3
1
1
1
Tổng cộng
51
20
17
14
Nhận xét: Nhìn vào bảng trên ta thấy công ty rất chú trọng đến trình độ năng lực của bộ phận các bộ, cụ thể là cán bộ có trình độ đại học chiếm 75%, đồng thời có đội ngũ cán bộ có thâm niên trong khoảng từ 5-10 năm chiếm gần 50%. Chứng tỏ công ty rất chú trọng vào đội ngũ cán bộ có năng lực và trẻ tuổi. Đó là tiền đề quan trọng khi cần giới thiệu về năng lực sơ bộ của công ty trong đấu thầu.
Bảng 6 : Bảng mức lương cơ bản của cán bộ CNV
Chức vụ
Thu nhập (VNĐ)
Kỹ sư trưởng
3.000.000 VNĐ
Kỹ sư giám sát
2.000.000 VNĐ
Kỹ sư kinh tế xây dựng
1.500.000 VNĐ
Kiến trúc xây dựng
1700.000 VNĐ
Kỹ sư xây dựng
1700.000 VNĐ
Kỹ sư xây lắp
1700.000 VNĐ
Kỹ sư thủy lợi
1700.000 VNĐ
Kỹ sư cầu đường
1700.000 VNĐ
Trưởng bộ phận kinh doanh thương mại
2.000.000 VNĐ
Điều hành kinh doanh
1800.000
Nhân viên kinh doanh thủy lợi
1.000.000
Trưởng bộ phận tài vụ tổ chức, hành chính
1.500.000 VNĐ
Nhân viên bộ phận tài vụ, tổ chức hành chính
1.000.000 VNĐ
Công nhân xây dựng
900.000 VNĐ
Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán
Qua bảng lương cơ bản trên ta thấy mức lương cơ bản của cán bộ công nhân viên trong công ty là tương đối cao, thậm chí còn cao hơn mức lương của một số đơn vị xây dựng của các tổng công ty xây dựng lớn như: Công ty xây dựng Sông Đà, Vinaconex Ngoài mức lương cơ bản ở trên công ty còn đề ra chính sách thưởng phạt hợp lý nhằm động viên cán bộ CNV làm việc tốt hơn, do đó đời sống người lao động trong công ty ngày càng được đảm bảo.
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây
Trong 3 năm qua công ty đã đạt được 1 số thành tích thông qua các chỉ tiêu sau:
Bảng 7: Tình hình sản xuất kinh doanh và nộp ngân sách Nhà nước
năm 2003 - 2005
Đơn vị: Triệu đồng
Stt
Các chỉ tiêu
2003
2004
2005
2004/2003
2005/2004
Lượng
Tỷ lệ
Lượng
Tỷ lệ
1
Giá trị sản lượng
21.037,5
26.085,5
28.691,9
5046
123,99
2608,4
110
2
Tổng doanh thu
30.660
37711,8
38.843,2
7051,8
123
1131,4
103
3
Tổng chi phí
29,993
36891,8
37779,2
6898,8
123
887,4
102,41
4
Lợi nhuận gộp
667
820
1046
153
122,94
226
127,56
5
Nộp ngân sách Nhà nước
112
210
250
98
187,50
40
109,05
6
Lợi nhuận sau thuế
555
610
814
55
109,9
204
133,44
Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán
Chỉ trong vòng 3 năm không chỉ số lượng lao động của công ty tăng gấp đôi mà doanh thu cũng như lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng tỉ lệ thuận với đội ngũ lao động điều đó chứng tỏ công ty đã có những thành tựu rất lớn lao.
- Về giá trị sản lượng: Năm 2004 tăng 5046 triệu đồng so với năm 2003 đạt 123,9%. Năm 2005 tăng 2608,4 triệu đồng so với năm 2004 đạt 110%.
- Về tổng doanh thu: Năm 2004 tăng 7051,8 triệu đồng so với năm 2003 đạt 123%. Năm 2005 tăng 1131,4 triệu đồng đạt 103%.
- Về tổng chi phí: năm 2004 tăng 6898,8 triệu đồng so với năm 2003 đạt 123%. Năm 2005 tăng 887,4 triệu đồng so với năm 2004 đạt 102,41%.
- Về lợi nhuận gộp: Năm 2004 tăng 153 triệu đồng so với năm 2003 đạt 122,94%. Năm 2005 tăng 226 triệu đồng so với năm 2004 đạt 127,56%.
- Về nộp ngân sách Nhà nước: Năm 2005 tăng 40 triệu đồng so với năm 2004 đạt 109,05%.
- Về lợi nhuận sau thuế: Năm 2004 tăng 55 triệu đồng so với năm 2003 đạt 109,9%. Năm 2005 tăng 204 triệu đồng so với năm 2004 đạt 133,44%.
3. Những thành tích mà công ty đã đạt được trong công tác đấu thầu
Trong mấy năm trở lại đây, công tác đấu thầu của công ty có những chuyển biến tích cực. Đặc biệt là lĩnh vực đối ngoại, mở rộng thị trường cũng như nâng cao sức cạnh tranh trong công tác đấu thầu với sự cố gắng vươn lên không ngừng công ty đã ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong ngành xây dựng cơ bản điều đó thể hiện bằng việc công ty đã dự thầu và thắng thầu một số công trình, tạo công ăn việc làm cho CBCNV.
Bảng 8: Công tác đấu thầu của công ty trong năm qua
Giai đoạn 2002 - 2006
Tổng số công trình đấu thầu
Số công trình thắng thầu
Số công trình thua thầu
Tỷ lệ thắng thầu (%)
2002
13
3
10
23,07
2003
12
3
9
25,00
2004
15
4
11
26,27
2005
11
3
8
27,27
2006
13
4
9
30,76
Qua bảng trên ta thấy hàng năm công ty đều tham gia đấu thầu hơn một chục công trình. Tỷ lệ thắng thầu qua các năm đều tăng, tuy nhiên tỷ lệ này so với các công ty trong ngành vẫn còn thấp. Chứng tỏ năng lực thấu thầu của công ty còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên công ty đã trúng thầu và thi công một số công trình được chủ đầu tư đánh giá cao.
Stt
Tên địa điểm công trình
Tổng giá trị triệu đồng
Khởi công hoàn thành
1
Đường vành đai chạy từ khu công nghiệp chạy từ
6.850
2001 -> 2002
2
Khu chung cư nhà ở đều từ thành phố Hà Nội
18.876
2002 -> 2003
3
Đường 353
11.257
2002 -> 2005
4
Khu chung cư nhà ở Trung Dũng Tp. Hải Phòng
9000
2004 -> 2005
5
Khu trung cư nhà ở Đồng Nguyên Từ Sơn
11.237
2004 -> 2006
Những năm qua, công ty trúng thầu và thi công một số công trình trong và ngoài nước. Phần lớn các công trình công ty trúng thầu thi công là những công trình có quy mô vừa và nhỏ (dưới 10 tỷ đồng).
Đạt được thành tích trên là do công ty có đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật lành nghề đã từng thi công nhiều công trình với điều kiện tương tự trong quá trình thi công, công ty khai thác được triệt để nguyên vật liệu tại địa phương, giảm chi phí vận chuyển và rút ngắn thời gian thi công, hơn nữa công ty có mối quan hệ tốt với các đối tác nhiều bạn hàng cung cấp nguyên vật liệu sẵn sàng ký hợp đồng với công ty với số lượng lớn thời gian thanh toán kéo dài.
4. Những vấn đề tồn tại trong công tác đấu thầu
4.1. Giá bỏ thầu một số công trình chưa hợp lý
Thực tế cho thấy, trong tổng số điểm cho toàn bộ hồ sơ thầu thì điểm cho giá dự thầu chiếm tỷ lệ 60% - 70% nhiều doanh nghiệp xây dựng thắng thầu nhưng đã ký hợp đồng hoặc phải bán hợp đồng cho doanh nghiệp khác chấp nhận thua lỗ. Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là việc tính giá bỏ thầu một số công trình của công ty.
Đơn vị: Triệu đồng
Stt
Tên địa điểm công trình
Giá bỏ thầu
Giá trúng thầu
1
Quốc lộ 08 - Lào
8.050
7.980
2
Quốc lộ 32A - Phú Thọ
17.606
16.960
3
Quốc lộ 21B - Hà Tây
14.726
14.500
4
Quốc lộ 02 Km 193-197
10.088
9.715
Qua bảng ta thấy, giá bỏ thầu một số công trình của công ty vẫn còn cao so với giá trúng thầu hầu hết các công trình này đều có giá trị hơn 10 tỷ đồng, đặc biệt gói thầu quốc lộ 21B - Hà Tây, địa điểm công trình rất thuận lợi cho công ty tiến lập giá dự thầu để đảm bảo thắng thầu công ty đã gửi thư giảm giá và đưa ra bỏ thầu là 8.045 triệu đồng, trong khi đó còn có nhà thầu bỏ giá thấp hơn.
Hiện nay công tác xác định bỏ thầu của công ty dựa vào phương án và biện pháp tổ chức thi công với các định mức tiêu hao, đơn giá nội bộ của công ty trên cơ sở căn cứ vào hệ thống định mức và đơn giá của Nhà nước công ty lập giá dự thầu theo sơ đồ sau:
Bảng lập giá dự thầu của công ty cổ phần tư vấn kiến trúc và xây dựng Hà Nội
Tiền lương công trình xây dựng
Tính toán mức tiền lương giờ bình quân
Giờ công, các mức chi phí
Số liệu hạch toán của DNXD
Chi phí trực tiếp của các loại công tác
Các mức phân bổ xác định trước
Giá đơn vị, giá dự thầu từng loại công tác
Tổng giá dự thầu
(Nguồn: Phòng KH - HT của công ty)
Để lập giá dự thầu một công trình
Ngoài việc xem xét mặt bằng giá của địa phương mà công trình thi công, định mức tiêu hao nguyên vật liệu để đưa giá bỏ thầu hợp lý, có hiệu quả kinh tế đồng thời vẫn có khả năng trúng thầu công ty đã kết hợp các yếu tố sau đây:
- Nguồn vốn của công trình
- Điều kiện thi công
- Phương pháp thi công, biện pháp tổ chức thi công.
Bên cạnh những điều kiện trên còn một vấn đề vô cùng quan trọng mà nhà thầu cần khai thác. Đó là sự khác nhau giữa hồ sơ mời thầu (bản vẽ hiện trạng) và thực tế hiện trường đó là những điều cần thiết để cấu thành nên giá bỏ thầu của công trình.
Công ty đang từng bước hoàn thiện công tác lập giá dự thầu, làm sao đưa ra được mức giá cạnh tranh linh hoạt mặc dù công ty đã thắng thầu nhiều công trình đưa ra được những giá hợp lý, nhưng vẫn còn không ít những công trình mà công ty đã trúng thầu do đưa ra giá dự thầu quá cao thực tế cho thấy việc xác định giá dự thầu của công ty chưa linh hoạt, hiệu quả chưa thật sự cao
4.2. Hoạt động marketing chưa được quan tâm đúng mức
Hoạt động marketing của doanh nghiệp xây dựng không giống như các doanh nghiệp khác đưa sản phẩm ra thị trường cho khách hàng chọn mua, ngược lại họ dựa vào danh tiếng của mình để nhằm cho khách hàng tìm đến và yêu cầu sản xuất sản phẩm cần thiết. Do vậy hoạt động marketing sẽ tạo ra hình ảnh tốt đẹp giúp doanh nghiệp mở rộng và khẳng định phạm vi ảnh hưởng của mình đến sự lựa chọn của các chủ thực tế tại công ty, hoạt động này vẫn chưa được coi trọng xứng đáng với vị trí quan trọng của nó, điều đó thể hiện một phần bảng công việc công ty gặp nhiều khó khăn trong việc dành thầu thi công các dự án
Hoạt động marketing của công ty vẫn chỉ do phòng kế hoạch đảm nhiệm hoặc do vài cá nhân trong ban giám đốc thực hiện. Hoạt động này chỉ đơn thuần qua hồ sơ năng lực để tham dự thầu chứ không mang tính chiến lược, thực tế này đã gây ra không ít bất lợi trong việc tạo dựng hình ảnh của mình đối với khách hàng mới.
4.3. Tính cạnh tranh trong công tác đấu thầu chưa cao
Hiện nay trên thị trường xây dựng có rất nhiều các doanh nghiệp cả trong nước và ngoài nước cùng tham gia, làm tăng tính chất quy mô cạnh tranh trong ngành làm giảm mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu trên thị trường có một số doanh nghiệp dẫn đầu thì cạnh tranh gay gắt chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp yếu thế hơn. Trong đấu thầu xây dựng các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh mạnh (các doanh nghiệp ở vị trí dẫn đầu) thường sử dụng phương thức cạnh tranh bằng giá dự thầu, chất lượng công trình, tiến độ thi công để giành được dự án thi công. Ngược lại các doanh nghiệp vừa và nhỏ như công ty cổ phần tư vấn kiến trúc và xây dựng Hà Nội sức cạnh tranh sẽ suy yếu đi nếu đối thủ dùng phương thức cạnh tranh bằng giá thành thực tế cho thấy trong những năm qua công ty luôn gặp khó khăn trong đấu thầu các dự án xây dựng có thể đánh giá tổng quát về khả năng cạnh tranh của công ty bằng sơ đồ ma trận SWOT
Sơ đồ cạnh tranh của công ty
Điểm mạnh:
- Chất lượng sản phẩm tốt ấn tượng sản phẩm tốt.
- Quy mô tài chính và khả năng huy động vốn lớn.
- Nhân sự có trình độ đào tạo kỹ thuật và kinh nghiệm
- Năng lực máy móc thiết bị lớn có những công nghệ thi công tiên tiến.
- Tiến độ thi công các dự án hợp lý được đánh giá cao
Cơ hội:
- Nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng tăng.
- Tổng vốn đầu tư của xã hội lớn
- Chính sách ưu đãi nhà thầu trong nước.
- Thị trường xây dựng công trình giao thông phát triển mạnh tại địa bàn công ty.
Điểm yếu:
- Chưa linh hoạt trong định giá chưa có kỹ năng xây dựng các phương án giá.
- Mô hình và thực tế quản lý điều hành dự án còn yếu kém.
- Cán bộ làm công tác đấu thầu của công ty còn non yếu về chuyên môn, thiếu kiến thức về kỹ thuật và pháp luật.
- Còn thiếu một số công nghệ thi công thực tế đang cần.
- Đầu tư trang thiết bị chưa mạnh
Nguy cơ:
- Các đối thủ cạnh tranh trong ngành một lớn mạnh.
- Yêu cầu cao của chủ đầu tư
- Sự biến động của giá nguyên vật liệu
- Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
5. Nguyên nhân những tồn tại trên
Những năm qua công ty đã tham gia đấu thầu và thắng thầu một số công trình xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, tỷ lệ thắng thầu vẫn chưa cao, hoặc thắng thầu nhưng giá cả chưa phù hợp dẫn đến thi công bị thua lỗ nguyên nhân thì nhiều xong phải kể đến một vài nguyên nhân cơ bản như:
Thứ nhất do yêu cầu bức xúc giải quyết công ăn việc làm bằng mọi cách giảm giá các trang mục công việc cũng như khấu hao cơ bản, công ty bị thua lỗ do giá cả không phù hợp một số dự án lập hồ sơ, đấu thầu không kiểm tra xem xét chi tiết dẫn đến bỏ sót khối lượng bỏ sót quy trình công nghệ khi thi công mới phát hiện ra nhiều công trình chưa lắm bắt được nguồn vốn đầu tư ở đâu nên khi trúng thầu thi công hoàn thành và bàn giao, thanh toán rất khó khăn, có công trình kéo dài từ 5 năm đến 8 năm vẫn chưa thanh toán được dẫn đến thua lỗ đôi lúc chưa lường hết đối thủ cạnh tranh hay nói khác là chưa biết mình, biết người nên đấu thầu thất bại.
Thứ hai: Việc lập giá dự thầu một số công trình vẫn còn chưa sát cái thực tế vấn đề lựa chọn mức giá bỏ thầu còn thiếu linh hoạt làm giảm sức cạnh tranh của công ty.
Thứ ba: Công ty chưa có chiến lược đấu thầu phù hợp với cơ chế sôi động phức tạp của thị trường. Công tác marketing chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty.
Thứ tư: Đội ngũ cán bộ công nhân viên trực tiếp làm công tác đấu thầu chưa có nhiều kinh nghiệm, các kiến thức về kinh tế tài chính, pháp luật, nên các đề suất kỹ thuật đề xuất về giá trong quá trình lập hồ sơ dự thầu, chưa thực sự sát với thực tế.
Để khắp phục những hạn chế tồn tại trong công tác đấu thầu công ty cần phải lỗ lực không ngừng về mọi mặt, bên cạnh đó cần có cả sự điều tiết vĩ mô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5422.doc