Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu ở Công ty xây lắp và phát triển nhà số 1

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG 18

1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA ĐẤU THẦU 18

2. CÁC LOẠI HÌNH ĐẤU THẦU 20

3. CÁC HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU VÀ PHƯƠNG THỨC ĐẤU THẦU 20

4. CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG 25

5. QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐẤU THẦU XÂY LẮP 25

6. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ĐẤU THẦU CẠNH TRANH TRONG NƯỚC VỚI

ĐẤU THẦU CẠNH TRANH QUỐC TẾ 31

7. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM XÂY DỰNG VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

XÂY DỰNG. 36

 

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DỰ THẦU

CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 4 39

I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 39

II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 43

III. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 45

IV. CÔNG TÁC DỰ THẦU CỦA CÔNG TY 49

V. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG DỰ THẦU

CỦA CÔNG TY. 68

1. Công tác Marketing xây dựng 68

2. Cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu tổ chức sản xuất 69

3. Năng lực đội ngũ cán bộ công nhân viên 72

4. Năng lực tài chính: 74

5. Đặc điểm máy móc thiết bị thi công 78

6. Đặc điểm nguyên vật liệu 83

7. Công tác khoa học kỹ thuật và quản lý chất lượng công trình 83

VI. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC DỰ THẦU CỦA CÔNG TY 85

1. Thành tích 85

2. Tồn tại 87

3. Nguyên nhân của những tồn tại 87

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

CÔNG TÁC ĐẤU THẦU Ở CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 4 89

I. NHU CẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG XÂY DỰNG VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN

CỦA CÔNG TY 89

II. CÁC GIẢI PHÁP 94

1. Đẩy mạnh hoạt động marketing xây dựng 94

2. Chiến lược đặt giá thấp 97

3. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề; bố trí, sắp xếp, và sử dụng hợp lý đội ngũ lao động 98

4. Phát huy các biện pháp sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thực hiện đầu tư có

trọng điểm đồng bộ, tăng cường hoạt động kiểm tra chất lượng máy móc,

thiết bị và nguyên vật liệu sản xuất. 101

5. Tăng cường hoạt động tạo vốn. 103

6. Kiểm tra chất lượng công trình 104

7. Kiến nghị với Nhà nước 105

KẾT LUẬN 107

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

 

doc110 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu ở Công ty xây lắp và phát triển nhà số 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần đây TT Tên dự án hoặc gói thầu Giá gói thầu được duyệt Giá trúng thầu So sánh (%) 1 Dự án cải tạo sông Kim Ngưu 42 tỷ VNĐ 34 tỷ VNĐ 80 2 Dự án cải tạo hành lang Lê Duẩn 49 tỷ VNĐ 32 tỷ VNĐ 65 3 Đê chắn sóng - Nhà máy lọc dầu số 1 - Dung Quất 60 tr USD 43 tr USD 71 4 Dự án cải tạo xi măng Bỉm Sơn (gói xây lắp) 55 tỷ VNĐ 36 tỷ VNĐ 65 5 Đường Xuyên á 80 tr USD 30 tr USD 37,5 6 Hầm đường sắt Hải Vân (1 gói) 15 tr USD 4,5 tr USD 30 7 9 cầu đường sắt 2,4 tỷ Yên 1,15 tỷ Yên 48 8 San nền khu thể thao quốc gia 26,6 tỷ VNĐ 17,9 tỷ VNĐ 67 9 Dự án R500 (Ngập Lục Quảng Ngãi - Nha Trang - 1 gói) 9700 tỷ VNĐ 7143 tỷ VNĐ 73,6 10 Dự án ADB 2 N2 Lạng Giang - Cầu Lường 343,4 tỷ VNĐ 222,4 tỷ VNĐ 64 11 Dự án WB2 (Vinh Đông Hà) HĐ2 (Sông Họ - Sông Gianh) 353,4 tỷ VNĐ 247,8 tỷ VNĐ 70 (Nguồn: Viện kinh tế - Bộ xây dựng) Ba là: Hầu hết các dự án xây dựng các công trình từ nguồn vốn ODA đều được điều chỉnh tăng khối lượng sau khi bỏ thầu Tiến độ xây dựng hạ tầng giao thông thường hay bị chậm do có sự ách tắc "mang tính kỹ thuật" trong quá trình triển khai việc vay vốn từ các nhà tài trợ. Khi lập dự án tiền khả thi, do đơn giá xây dựng cơ bản của Việt Nam thường cao hơn so với các quốc gia trong khu vực nên số lượng vốn vay cần thiết sẽ cao hơn định mức vốn mà nhà tài trợ có thể cho vay. Thực tế là hầu hết các dự án sau khi bỏ thầu đều được điều chỉnh tăng khoảng từ 30% khối lượng trở lên cá biệt có dự án đã tăng tới 70% khối lượng thi công so với quy mô ban đầu. Nếu không tính đến những ách tắc trong khâu giải phóng mặt bằng thì đây là lý do chủ yếu khiến thời gian thi công các dự án thường bị kéo dài hơn so với dự kiến ban đầu. Ví dụ: Sau gần 5 năm tiến hành xây dựng, dự án cải tạo nâng cấp hơn 1.500 km của quốc lộ 1A bằng nguồn vốn ODA của ADB và WB đã cơ bản hoàn thành. Tiểu dự án thi công đoạn thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang, đoạn ngập nặng Đông Hà - Quảng Ngãi đã được hoàn tất và đoạn thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ đã có khối lượng thi công tương đương với giá trị phần vốn vay và Bộ tài chính đã thẩm định song các hạng mục cần thanh toán để trình nhà tài trợ nhằm đảm bảo thời hạn hiệu lực qua, khoảng 70% các cuộc đấu thầu quốc tế tại Việt Nam có kết quả trúng thầu là các nhà của Hiệp định vay vốn. Tuy nhiên, đoạn Vinh - Đông Hà do khối lượng tăng tới 70% nên cho đến nay mới hoàn thành khoảng hơn 70% khối lượng, dự kiến phải đến cuối năm 2001 mới được thông xe. Bốn là: Sự có mặt ít ỏi, chủ yếu ở vị trí thầu phụ của các doanh nghiệp Việt Nam trong các dự án lớn, đặc biệt là các dự án có đấu thầu quốc tế là một thực trạng đáng lo ngại về khả năng hội nhập và tìm kiếm cơ hội tăng doanh thu của các doanh nghiệp Việt Nam. Thực tế cho thấy, trên 1.300 doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế của Việt Nam đang hoạt động trong các lĩnh vực tư vấn, thiết kế, xây lắp, đầu tư phát triển nhà,... rất ít doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh, số đông còn lại, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, tuy hạn chế về khả năng tài chính nhưng không thiếu năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án. Trong khi đó tài lực yếu là nguyên nhân chính làm rất nhiều nhà thầu Việt Nam đã bị "knock out" ngay từ vòng đầu. IV. Công tác dự thầu của công ty Công ty tham dự đấu thầu trên danh nghĩa công ty hoặc danh nghĩa Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị. Trong những năm qua, công ty đã thắng thầu nhiều công trình lớn, nhỏ. Với danh nghĩa Tổng công ty, năm 2000, công ty lần đầu tiên đấu thầu quốc tế dự án R6 đường quốc lộ 10 và đã trúng thầu. Năm 1999, công ty dự thầu 106 công trình, trúng thầu 39 công trình trị giá 161,7 tỷ đồng, tỷ lệ thắng thầu đạt 37%. Năm 2000, công ty dự thầu 110 công trình, trúng thầu 52 công trình (tăng 0,3 lần so với năm 1999) với giá trị 257,361 tỷ đồng (tăng 0,59 lần so với năm 1999), tỷ lệ thắng thầu đạt 47%. DANH mục các công trình thi công Tên dự án Giá trị (Tr.đ) Thời gian Xây dựng địa điểm Nhà khách TW Đảng 15.000 1988- 1993 Tây Hồ- HN Trung tâm điều hành hướng dẫn du lịch 2.000 1990- 1992 Đường Giải Phóng- HN Văn phòng Công ty XNK với Lào 1.500 1990- 1992 Đường Giải Phóng- HN Nhà ở tập thể Bộ Tài chính 3.000 1991- 1993 Đường Giải Phóng- HN Nhà ở tập thể Đài tiếng nói VN 3.800 1991- 1993 Đường Giải Phóng- HN Nhà 5 tầng Công ty dầu lửa VN và khách sạn Queen 4.000 1991- 1993 Đường Giải Phóng- HN Nhà ở tập thể TCT lắp máy VN 10.000 1992- 1994 Đường Giải Phóng- HN Nhà ở 2-5 tầng khu Đầm Trai 1.400 1992- 1996 Đường Giải Phóng- HN Khu nhà ở cục A29- Tổng cục phản gián 900 1992 Hai Bà Trưng- Hà Nội Các công trình phụ trợ XN Dược HN 2.500 1992 La Thành- Hà Nội Bưu điện Hai Bà Trưng 1.000 1994 Đường Giải Phóng- HN Khu nhà VP Chính Phủ 11.000 1994- 1996 222A Đội Cấn- HN Nhà VP Ngân hàng NNVN 7.000 1994- 1996 Đường Giải Phóng- HNĐường Giải Phóng- HN Nhà ở tập thể trường ĐHKTQD 1.200 1995-1997 Đường Giải Phóng- HN Khu nhà trụ sở và văn phòng cho thuê 7.000 1996-1997 Đường Giải Phóng- HN Cột ăng ten viba trạm biến áp Phủ lý 700 1996 Thị xã Phủ Lý Nhà B5 Giáp Bát 3.000 1997-1998 Đường Giải Phóng- HN Căn hộ cao cấp 9 tầng cho người nước ngoài 12.000 1997-1998 Hai Bà Trưng- HN Chung cư 9 tầng CT4 Linh Đàm 9.000 1998-1999 Linh Đàm- Thanh Trì- HN Công viên Linh Đàm 1.600 1998-2000 Linh Đàm- Thanh Trì- HN Hệ thống đường và thoát nước Linh Đàm 5.600 1999-2000 Linh Đàm- Thanh Trì- HN Hệ thống đường và thoát nước Định Công 4.000 1999-2001 Định Công- Thanh Trì- HN Nhà văn hóa, đường thôn Hoàng Liệt 850 2000 Linh Đàm- Thanh Trì- HN Bưu điện Đại Từ, Linh Đàm 700 2000 Linh Đàm- Thanh Trì- HN Nhà thi hành án huyện Gia Lâm 500 2000 Gia Lâm- HN Thi công cải tạo kênh B1 Nam Định 550 2000 Nam Định Dự án A1 số 2 Giảng Võ 4.000 2000-2001 Giảng Võ- HN Chung cư 9 tầng CT5 Định Công 9.000 2000-2001 Định Công- Thanh Trì- HN Hạ tầng đường 5 3.200 2000-2001 Đường 5 HN- HP Hạ tầng Xh Linh Đàm 2.600 2000-2001 Linh Đàm- Thanh Trì- HN Trụ sở làm việc Huyện ủy Ngân Sơn 2.500 2000-2001 Ngân Sơn- Bắc Kạn Công ty dược phẩm B.Braun Hà Nội 1.800 2000-2001 La Thành- HN Trụ sở Công ty dịch vụ vui chơi giải trí 1.000 2001 Thanh Trì- HN Trụ sở UBND xã Hoàng Liệt 1.700 2001 Thanh Trì- HN Bãi xe Linh Đàm 700 2001 Thanh Trì- HN Công ty vật tư kỹ thuật xi măng 600 2001 Đường Giải Phóng- HN Trụ sở TCT Mía Đường I 1.600 2001 Hai bà Trưng- HN Trung tâm y tế- Lạng Sơn 1.500 2001 Hữu Lũng- Lạng Sơn Trường học Hoàng Tiến, Hoàng Hóa, TH 900 2001-2002 Hoàng Hóa- TH Nhà ở CBCNV TCT Dược 5.800 2001-2002 Hà Nội Nhà ở CBCNV Thanh Trì 12.000 2002-2003 Thanh Trì- HN Nhà ở CBCNV các ban thuộc TW Đảng, 261 Thụy Khuê 20.300 2002-2003 Thụy Khuê- HN Khu Pháp Vân- Tứ Hiệp 4.000 2002 Thanh Trì- HN Xưởng SX thuốc viên 6.000 2002 Đường Giải Phóng- HN Lơ 2 khu Pháp Vân 1.000 2002-2003 Thanh Trì- HN Sân vườn Lô VP1- Bán đảo Linh Đàm 12.000 2002-2003 Thanh Trì- HN Khu ĐTM Mỹ Đình 2 1.300 2002 Mỹ Đình- HN Bưu điện bán đảo LĐ 1.500 2002-2003 Thanh Trì- HN Khu X1 Bắc LĐ 1.100 2002 Thanh Trì- HN Chung cư 11 tầng B7 Kim Liên 65.000 2002-2003 Kim Liên- HN Chung cư 12 tầng CT2 Bắc LĐ 12.000 2002-2003 Thanh Trì- HN Nhóm nhà ở 12- 15 tầng CT2 khu Mỹ Đình 2 65.000 2002-2003 Mỹ Đình – Hà Nội Chung cư 12 tầng NO 3 Khu ĐTM Pháp vân 25.000 2003-2004 Thanh Trì- HN Doanh trại, kho C26- Tổng cục cảnh sát 1.000 2003 Hà Nội Tất cả các công trình do Công ty thi công đều đảm bảo chất lượng, tiến độ, ATLĐ và được chủ đầu tư đánh giá cao đã được Bộ Xây dựng và Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam tặng nhiều bằng khen và huy chương vàng chất lượng. Nhờ việc luôn đảm bảo tốt chất lượng của các công trình nên doanh nghiệp ngày càng có uy tín trên thị trường và khả năng thắng thầu các công trình ngày càng cao. Công ty đã xây dựng nhiều công trình trên khắp mọi miền của Tổ quốc từ Lào Cai, Bắc Kạn đến các công trình ở Thành phố Hồ chí Minh... Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển, nhu cầu xây dựng ngày càng nhiều, số lượng các Công ty xây dựng ngày càng gia tăng và phát triển do đó thị trường xây dựng khá là sôi động và náo nhiệt. Để thắng được thầu một công trình nó không chỉ đòi hỏi các điều kiện về trí lực, năng lực tài chính mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Năng lực nhận thầu thi công của Công ty được dựa trên 3 yếu tố cơ bản: - Yếu tố con người (nhân lực). - Yếu tố công nghệ (thiết bị và khoa học kỹ thuật). - Yếu tố kinh tế (nguồn vốn). Để tồn tại được trên thị trường các Công ty phải có một đội ngũ nhân viên giỏi, năng lực tài chính ổn định và đặc biệt nó phụ thuộc khá lớn vào các mỗi quan hệ của Giám đốc Công ty. 1. Tiếp nhận và nghiên cứu các thông tin về dự án Phòng kinh tế thị trường hoặc giám đốc xí nghiệp có liên quan tiếp nhận bất kỳ thông tin nào về 1 dự án xây dựng và ghi vào sổ thông tin về dự án của phòng hoặc của giám đốc xí nghiệp. Phòng hoặc giám đốc xí nghiệp sẽ tiến hành các buổi tìm hiểu, nghiên cứu sơ bộ về dự án gồm quy mô, địa điểm dự án và tính khả thi của dự án. Nếu thấy dự án có tính khả thi và thuộc phạm vi hoạt động thường xuyên của công ty hoặc xí nghiệp thì phòng kinh tế thị trường hoặc xí nghiệp sẽ gửi đơn xin dự thầu. 2. Tiếp nhận thư mời thầu hoặc thư chỉ định thầu Thư mời thầu hoặc thư chỉ định thầu sẽ được chuyển về phòng kinh tế thị trường hoặc xí nghiệp liên quan. Sau đó, phòng hoặc xí nghiệp sẽ mua bộ hồ sơ mời thầu tiến hành xem xét yêu cầu trong hồ sơ mời thầu hoặc chỉ định thầu để đảm bảo hiểu rõ các yêu cầu của bên mời thầu và khả năng thực hiện của công ty, xí nghiệp. Nếu bên mời thầu yêu cầu lập hồ sơ dự thầu thì phòng kinh tế thị trường kết hợp với phòng dự án hoặc xí nghiệp liên quan sẽ làm hồ sơ dự thầu theo hướng dẫn trong hồ sơ mời thầu. Trong quá trình xem xét các yêu cầu của bên mời thầu, cần chú ý các điểm chưa rõ, các điểm mâu thuẫn, các điểm có nhiều cách hiểu khác nhau. Các điểm đó phải được trao đổi với bên mời thầu để thống nhất và lập thành văn bản. Khi đã hiểu rõ các yêu cầu của bên mời thầu, cần đánh giá khả năng của công ty trong việc đáp ứng các yêu cầu này dựa trên các nội dung chủ yếu sau: phạm vi kinh doanh của công ty, xí nghiệp; khả năng kỹ thuật; tiến độ thi công và nhân lực thực hiện. Phòng kinh tế thị trường, giám đốc xí nghiệp có thể kết hợp với các phòng chuyên môn khác có liên quan để đảm bảo xác định đúng khả năng của công ty trước khi làm hồ sơ dự thầu hay ký kết hợp đồng. Nếu chủ đầu tư không yêu cầu lập hồ sơ dự thầu, trường hợp chỉ định thầu, thì phòng kinh tế thị trường sẽ thực hiện việc đàm phán với khách hàng về các nội dung của hợp đồng. 3. Công tác lập hồ sơ dự thầu Bước 1: Chuẩn bị lập hồ sơ dự thầu a. Chỉ định người chủ trì hồ sơ dự thầu Sau khi nhận được hồ sơ mời thầu, giám đốc công ty hoặc xí nghiệp sẽ chỉ định người phụ trách về lập hồ sơ dự thầu trên cơ sở các yêu cầu sau: - Nếu là dự án lớn, quy mô phức tạp cần chọn 1 phó giám đốc công ty hoặc phó giám đốc xí nghiệp hay chi nhánh làm người trực tiếp chủ trì hồ sơ. - Nếu là dự án có quy mô trung bình thì người chủ trì sẽ là trưởng phòng, phó phòng hoặc các thành viên của công ty, xí nghiệp hay chi nhánh được tín nhiệm. b. Người chủ trì hồ sơ thầu tiếp nhận hồ sơ mời thầu và tiến hành khảo sát hiện trường của dự án bao gồm các công việc sau: - Kiểm tra, hỏi chủ đầu tư về nguồn điện, nước phục vụ thi công. - Kiểm tra hệ thống thoát nước thải, giao thông tại nơi sẽ thi công. - Xác định vị trí công trình có phù hợp với bản vẽ thiết kế hay không, phác hoạ ý định tổ chức thi công để xem xét những vướng mắc cần giải quyết. Bước 2: Tiến hành lập hồ sơ dự thầu. +Người chủ trì hồ sơ dự thầu đã được phân công,nghiên cứu và xem xét hồ sơ mời thầu một cách tổng thể về yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu tài chính,năng lực pháp lý và thời gian nộp hồ sơ để lập kế hoạch triển khai cho phù hợp. +Lập kế hoạch triển khai: a. Căn cứ kết quả xem xét ở trên,người chủ trì lập kế hoạch triển khai hồ sơ dụ thầu theo mẫu sau: Kế hoạch triển khai hồ sơ dự thầu STT Nội dung công việc Tên người thực hiện Ngày hoàn thành Số hiệu bản vẽ Ghi chú 1 ... n - Căn cứ trên kế hoạch đã lập,người chủ trì phân công công việc triển khai cho các thành viên có liên quan và đảm bảo cung cáp các thông tin để có thể lập được hồ sơ dự thầu theo yêu cầu - Các thành viên có liên quan được phân công,xemxét hồ sơ mời thầu có liên quan đến phần việc được giao, phác thảo phương án thực hiện trình người chủ trì xem xét và yêu cầu cung cấp thêm các thông tin hoặc làm rõ các vấn đề vướng mắc dể có thể tiếp tục được công việc - Người chủ trì tập hợp tất cả các yêu cầucủa các thành viên có liên quan để giải đáp hoặc yêu cầu chủ đầu tư trả lời. - Căn cứ vào phương án đã duyệt, các thành viên có liên quan lập phương án thực hiện chi tiết b. Công việc của nhóm kỹ thuật - Một là :Dựa trên bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu bóc tách khối lượng công việc cần làm. Kết quả của công việc này được thể hiện ở bảng tiên lượng dự toán chi tiết.Nó thể hiện xem nhà thầu đọc và hiểu rõ công việc cần làm như thế nào và là cơ sở để tính giấ trị dư toấn xây lắp. Do tiên lượng các công việc được cung cấp trong hồ sơ mời thầu chỉ được coi là để tham khảo nên mọi thiếu sót trong bảng tiên lượng nếu không được kiểm tra sẽ ảnh hưởng tới công tấc xác định giá dự thầu nên khi có sai sót,nhà thầu phải hỏi bên mời thầu để từ đó có biện pháp giải quyết. - Hai là:Tính toán tiến độ thi công Trên cơ sở hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình,khối lượng các công việc,điều kiện thi công, mặt bằng thi công,yêu cầu chất lượng, thời gian hoàn thành công trình, yêu cầu về số lượng máy móc và nguồn nhân lực của nhà thầu, nhóm kỹ thuật sẽ tính thời gian xây dựng tối ưu.Tiến độ thi công được thể hiện chi tiết trên Sơ đồ tiến độ thi công.Tính toán tiến độ thi công chính xác giúp nhà thầu ứng phó với những bất định và thay đổi ; tập trung sự chỉ đạo thi công vào các mục tiêu quan trọng ; tạo khả năng kiểm tra công việc thuận lợi ; tạo khả năng tác nghiệp kinh tế vì nó giúp tạo khả năng cực tiểu hoá chi phí xây dựng và thay thế những phán xét vội vàng bằng những quyết định có cân nhắc kỹ càng - Ba là :Tính toán số lượng máy móc,nhân công huy động cho công trình Tuỳ theo đặc điểm từng công trình, yêu cầu về thời gian mà nhóm kỹ thuật tính toán số lượng máy móc, nhân công cần thiết huy động cho công trình đảm bảo hoàn thành theo yêu cầu của bên mời thầu, sử dụng hợp lý số lượng máy móc và nhân công của nhà thầu Khối lượng máy móc cần huy động cho công trình được thể hiện trong Danh sách máy móc thiết bị dự kiến đưa vào công trình. Số lượng lao động cần thiết huy động cho công trình được thể hiện trong Sơ đồ tổ chức nhân sự.Việc bố trí tính toán, sử dụng lao động phải đảm bảo huy động tối đa lực lượng vào giai đoạn cao điểm đồng thời tránh việc dư thừa lao động gây lãng phí ở các giai đoạn chuyển tiếp. - Bốn là :Đề xuất biện pháp thi công công trình căn cứ trên hồ sơ thiết kế kỹ thuật, yêu cầu của hồ sơ mời thầu, điều kiện thực tế của công trình và năng lực của công ty, nhóm kỹ thuật sẽ đưa ra biện pháp thi công thích hợp. c. Công việc của nhóm cán bộ dự toán: Chuẩn bị bộ hồ sơ hành chính,pháp lý và đề án tài chính. +Nội dung bộ hồ sơ dự thầu của công ty. Hồ sơ dự thầu được lập theo các yêu cầu của hồ sơ mời thầu và bao gồm các nội dung sau: 1. Đơn xin dự thầu. 2. Giấy uỷ quyền. - Giấy uỷ quyền kèm theo đơn dự thầu, gồm một số điều kiện hợp đồng chính. - Giấy uỷ quyền của giám đốc công ty cho người được uỷ quyền ký hồ sơ dự thầu (nếu có) và ký tắt từng trang hồ sơ dự thầu (nếu có). - Giấy uỷ quyền của giám đốc Sở giao dịch của ngân hàng cho người được uỷ quyền ký các hợp đồng và chứng từ liên quan đến hoạt động tín dụng bảo lãnh của Sở với công ty. 3. Văn bản bảo lãnh dự thầu. 4. Văn bản pháp lý chủ yếu liên quan đến công ty. - Giấy phép đăng ký thành lập. - Danh sách các xí nghiệp, đội trực thuộc và chi nhánh của công ty. 5. Hồ sơ kinh nghiệm. - Tổng số năm kinh nghiệm trong xây dựng dân dụng, chuyên dụng. - Danh sách các hợp đồng xây lắp do công ty thực hiện. - Danh mục các công trình đạt huy chương vàng chất lượng cao. - Bằng chứng nhận Bộ Xây dựng và Công đoàn xây dựng Việt Nam tặng huy chương vàng chất lượng cao công trình, sản phẩm xây dựng Việt Nam. - Giấy đăng ký công trình sản phẩm chất lượng cao ngành xây dựng Việt Nam cho công trình nếu trúng thầu. 6. Bảng kê thiết bị thi công dự kiến của công ty để thi công gói thầu. 7. Tình hình tài chính công ty trong 3 năm gần nhất. - Tóm tắt tài sản có, tài sản nợ trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền). - Tín dụng và hợp đồng các công trình đang thi công. - Bảng cân đối tài sản. - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh gồm: ã Phần 1: Lãi, lỗ. ã Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. 8. Phụ lục: Nhà thầu phụ (nếu có). - Tên nhà thầu phụ. - Nội dung công việc thực hiện. - Tài liệu đính kèm gồm: ã Thoả thuận hợp đồng thầu phụ. ã Các tài liệu pháp lý của nhà thầu phụ. ã Catalogue giới thiệu năng lực nhà thầu phụ. 9. Biện pháp thi công kèm theo thuyết minh biện pháp thi công. - Phần 1: Giới thiệu chung. - Phần 2: Biện pháp thi công. - Phần 3: Biện pháp bảo đảm chất lượng. - Phần 4: Tổng mặt bằng thi công. - Phần 5: Biện pháp bảo đảm an toàn lao động,an ninh và phòng chống cháy nổ - Phần 6: Sơ đồ tổ chức nhân sự. - Phần 7: Biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường. - Phần 8: Thiết bị thi công. - Phần 9: Vật liệu xây dựng. - Phần 10: Biện pháp bảo đảm cho sản xuất của công trình (nếu là gói thầu cải tạo, hiện đại hoá, mở rộng). - Phần 11: Tiến độ thi công. - Phần 12: Kết luận. - Phụ lục kèm theo: Thuyết minh biện pháp thi công. 10. Phân tích giá dự thầu: - Bảng đơn giá chi tiết từng hạng mục. - Bảng tổng hợp giá dự thầu của công trình. - Đơn xin giảm giá dự thầu của công ty. Bên mời thầu có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn xin giảm giá dự thầu của công ty. Khi được chấp nhận, mức giá dùng để đánh giá hồ sơ dự thầu và ký hợp đồng xây lắp sẽ là giá dự thầu sau khi giảm giá. Đơn xin giảm giá dự thầu của công ty là 1 biện pháp làm tăng khả năng trúng thầu của công ty trước các nhà thầu đối thủ. 4. Công tác xác định giá bỏ thầu. Các nhà thầu khi tham dự thầu phải lập đơn giá đầy đủ theo các danh mục trong bản tiên lượng trong hồ sơ mời thầu và nhân với khối lượng tương ứng để hình thành giá dự thầu. 4.1. Cách xác định giá trị dự toán xây lắp công trình. 4.1.1. Khi chưa có 2 luật thuế mới: thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng (VAT). Bảng 1: Bảng tổng hợp dự toán xây lắp hạng mục công trình xây dựng STT Khoản mục chi phí Cách tính Kết quả I Chi phí trực tiếp 1 Chi phí vật liệu VL 2 Chi phí nhân công NC 3 Chi phí máy thi công M Cộng chi phí trực tiếp VL + NC + M T II Chi phí chung P x NC C III Thuế và lãi định mức (T + C) x Tỷ lệ quy định TL IV Giá trị dự toán xây lắp T + C + TL GXL Với: - QJ : Khối lượng công tác xây lắp thứ J (J =) - DJvl ; DJnc ; DJm : Chi phí vật liệu, nhân công và máy thi công trong đơn giá xây dựng của công tác xây lắp thứ J. - F1 : Các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương tối thiểu mà chưa được tính hoặc chưa đủ trong đơn giá xây dựng. - F2 : Các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương cấp bậc mà chưa được tính hoặc chưa đủ trong đơn giá xây dựng. - h1n : Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu của các nhóm lương thứ n. - h2n : Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương cấp bậc của các nhóm lương thứ n. - P: Định mức chi phí chung (%). - TL : Thuế và lãi định mức. - T : Chi phí trực tiếp. - C : Chi phí chung. - Gxl : Giá trị dự toán xây lắp. - Knc ; Kmtc : Hệ số điều chỉnh chi phí nhân công, chi phí máy thi công. - CLvl : Chênh lệch vật liệu (nếu có). a. Chi phí trực tiếp: Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công. + Chi phí vật liệu: Chi phí vật liệu gồm chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, các vật liệu luân chuyển như: ván, giàn giáo,... Chi phí vật liệu được xác định trên cơ sở bản tiên lượng khối lượng công việc xây lắp, định mức sử dụng vật tư và mức giá vật liệu ở từng khu vực. Đơn giá vật liệu gồm: giá mua, cước vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ đến hiện trường, được tính theo mặt bằng tại 1 địa điểm ở 1 thời điểm nhất định. Khi có sự thay đổi về giá cả và cước vận chuyển thì phải xác định phần chênh lệch để đưa trực tiếp vào chi phí vật liệu. + Chi phí nhân công: Chi phí nhân công gồm: tiền lương, tiền lương phụ, các loại phụ cấp trả cho công nhân chính, công nhân phụ tham gia xây lắp công trình. Theo Thông tư số 08/1997/TT-VKT-BXD ngày 5/12/1997 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản thì Knc = 1,2. Đơn giá nhân công gồm: tiền lương cơ bản, lương phụ, phụ cấp lương, các chế độ khác. Đơn giá được tính cho 1 ngày công và khối lượng công tác gồm số công và định mức năng suất. Việc tính toán đơn giá còn phụ thuộc vào mức lương ở từng địa phương, được tính riêng đối với mỗi công trình. + Chi phí máy thi công: Chi phí máy thi công là chi phí sử dụng các loại máy móc, thiết bị thi công, kể cả chi phí phục vụ cho máy móc, thiết bị thi công hoạt động như: chi sửa chữa lớn, chi khấu hao cơ bản, chi tiền lương công nhân điều khiển máy, chi phí nhiên liệu và các chi phí khác. Theo Thông tư số 08 ngày 5/12/1997 của Bộ xây dựng thì: Kmtc = 1,15 và không áp dụng hệ số điều chỉnh này cho giá ca máy ban hành riêng không có trong bảng giá ca máy ban hành theo Quyết định số 57/1994/VKT-BXD ngày 31/3/1994 của Bộ xây dựng. b. Chi phí chung: Chi phí chung là chi phí không trực tiếp cấu tạo nên thực tế công trình như chi phí nhân viên quản lý, chi phí dụng cụ đồ dùng sử dụng cho sản xuất,... c. Thuế và lãi định mức: Mỗi nhà thầu phải nộp thuế ở mức cố định, tỷ lệ lãi thay đổi theo từng trường hợp. 4.1.2. Khi có 2 luật thuế mới Luật thuế giá trị gia tăng theo Nghị định 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp theo Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của Chính phủ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/1999. Ngày 16/1/1999, Bộ xây dựng đã có Thông tư số 01/1999/TT-BXD hướng dẫn cách lập dự toán công trình xây dựng cơ bản theo 2 luật thuế mới, áp dụng thống nhất trong toàn ngành xây dựng. Đối với các công trình xây dựng có chuyển tiếp từ năm trước sang năm 1999 thì giá trị khối lượng xây dựng đã thực hiện đến ngày 31/12/1998 không phải tính thuế VAT. Với các công trình, hạng mục công trình chuyển sang thực hiện từ 1/1/1999 thì lập lại dự toán theo hướng dẫn của Thông tư 01/1999/TT-BXD. Bảng 2: Bảng tổng hợp dự toán xây lắp hạng mục công trình xây dựng (Kèm theo Thông tư số 03/2001/TT-BXD ngày 13/2/2001 của Bộ Xây dựng) TT Khoản mục chi phí Cách tính Kết quả I Chi phí trực tiếp 1 Chi phí vật liệu VL 2 Chi phí nhân công NC 3 Chi phí máy thi công M Cộng chi phí trực tiếp VL + NC + M T II Chi phí chung P x NC C III Thu nhập chịu thuế tính trước (T + C) x Tỷ lệ quy định TL Giá trị dự toán xây lắp trước thuế T + C + TL gxl IV Thuế GTGT đầu ra gxl x VAT Giá trị dự toán xây lắp sau thuế (T + C + TL) + VAT Gxl Với: - : mức thuế suất thuế VAT quy định cho công tác xây lắp. a. Chi phí trực tiếp: Nội dung chi phí trực tiếp không có thay đổi gì. Chú ý mức giá các loại vật tư, vật liệu trong đơn giá vật liệu không bao gồm thuế VAT đầu vào mà nhà thầu ứng trả khi mua. Các chi phí phụ thuộc trong giá ca máy và thiết bị thi công như: xăng, dầu, điện,... chưa tính thuế VAT đầu vào theo Thông tư số 08/2001/TT-BXD thì, Knc = 1,46 và Kmtc = 1,07. b. Giá trị dự toán xây lắp trước thuế: Là mức giá để tính thuế VAT c. Thu nhập chịu thuế tính trước: Khoản thu nhập này dùng để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và 1 số khoản chi phí phải nộp, phải trừ khác, phần còn lại được trích lập các quỹ. d. Thuế VAT đầu ra: Gồm thuế VAT đầu vào để trả khi mua các loại vật liệu, vật tư, nhiên liệu, năng lượng,... và phần thuế VAT mà doanh nghiệp xây dựng phải nộp. 4.2. Các nhân tố tác động tới giá trị dự toán xây lắp công trình: a. Các nhân tố thuộc về cơ quan quản lý Nhà nước: - Tính thực tiễn của 1 số văn bản pháp quy còn thấp. - Sự không đầy đủ, không đúng đắn của các định mức kinh tế - kỹ thuật. - Thiếu các tài liệu về quy chuẩn, tiêu chuẩn trong xây dựng. Các nhân tố này làm cho công tác xác định giá trị dự toán xây lắp gặp khó khăn do không có 1 tiêu chuẩn áp dụng thống nhất. b. Các nhân tố thuộc về bên mời thầu: - Yêu cầu về năng lực kỹ thuật, năng lực tài chính: Nếu yêu cầu cao về năng lực kỹ thuật thì nhà thầu sẽ phải đầu tư mua sắm máy móc thiết bị thi công mới, tiền lương trả cho công nhân điều hành máy và cho cán bộ chủ chốt sẽ tăng. Kết quả là giá trị dự toán xây lắp sẽ tăng và ngược lại. Nếu yêu cầu nhà thầu phải có nhiều vốn thì nhà thầu sẽ phải đi vay ngân hàng. Số vốn lớn thì chi phí trả lãi sẽ cao và giá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0105.doc
Tài liệu liên quan