Đề tài Thực trạng và một số giải pháp thực hiện công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay

mục lục

Lời nói đầu 1

Chương 1

Lý luận chung về bảo hiểm xã hội và công tác chi trả BHXH 3

1.1Sự cần thiết khách quan của BHXH trong đời sống kinh tế xã hội. 3

1.2. Sự ra đời của BHXH. 5

1.3. Những nội dung cơ bản về BHXH. 6

1.3.1. Bản chất, chức năng và nhiệm vụ của BHXH. 6

1.3.2. Quỹ Bảo hiểm xã hội. 10

chi đầu tư cơ sở vật chất. 12

1.3.3. Vấn đề chi trả BHXH. 13

Chương 2

Thực trạng công tác chi trả các chế độ BHXH ở Việt Nam hiện nay 16

2.1. Vài nét về chính sách BHXH ở Việt Nam 16

2.1.1. Trước năm 1995 16

2.1.2. Thời kỳ năm 1995 đến nay. 19

2.2. Mô hình tổ chức BHXH ở Việt nam hiện nay. 22

2.3. Thực trạng công tác chi trả các chế độ BHXH ở Việt Nam 24

2.3.1. Khái quát chung về quỹ BHXH và hệ thống các chế độ BHXH ở nước ta hiện nay. 24

2.3.2. Tình hình thực hiện chi trả các chế độ BHXH 30

2.3.3. Đánh giá chung về công tác chi trả các chế độ BHXH 36

Chương 3

Giải pháp hoàn thiện công tác chi trả các chế độ BHXH ở việt nam hiện nay 41

3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác chi trả 41

3.1.1. Những thuận lợi 41

3.1. 2. Những khó khăn. 42

3.2. Các giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác chi trả 45

3.2.1. Tiếp tục củng cố và hoàn thiện các mô hình chi trả đang được thực hiện. 45

3.2.2. Đào tạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm và trình độ chuyên môn cán bộ làm công tác quản lý chi trả. 47

3.2. 3. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác chi trả. 50

3.2.4. Đẩy mạnh việc cải tiến quy trình và thủ tục chi trả 52

3.2.5. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền. 53

3.2. 6. Đầu tư phương tiện tin học, nối mạng trong toàn ngành BHXH để quản lý các hoạt động BHXH. 54

3.2.7. Bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH 55

3.2.8. Tăng cường giám sát hoạt động công đoàn cơ sở trong thực hiện chính sách BHXH. 56

3.2.9. Đầu tư cho phương tiện đi lại và công tác đảm bảo an toàn tiền mặt trong quá trình chi trả 57

3.2.10. Có kế hoạch hợp tác với các ngành, các cấp trong việc tổ chức thực hiện. 57

kết luận 59

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3483 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp thực hiện công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quản lý quỹ BHXH bị phân tán và thiếu chặt chẽ. Quỹ BHXH được phân cho hai cơ quan là Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam quản lý mang tính chất hành chính rất cao, do đó làm cho việc quản lý lỏng lẻo. Tình trạng nộp chậm, thiếu ở giai đoạn này khá phổ biến đã làm cho quỹ BHXH ở giai đoạn này thất thu nghiêm trọng. Thứ ba, việc quy định điều kiện hưởng trợ cấp BHXH cho người lao động chưa có căn cứ khoa học và thực tiễn dẫn đến nhiều vướng mắc và bất hợp lý trong thực hiện chính sách. * Giai đoạn từ 1995 đến nay Từ năm 1995 đến nay, thi hành những quy định trong Bộ luật lao động về BHXH, Chính phủ đã ban hành Điều lệ BHXH kèm theo Nghị định 12/CP. Theo Nghị định này, cơ chế hình thành, quản lý và chi trả trợ cấp BHXH đã được đổi mới một cách căn bản so với thời kỳ trong cơ chế bao cấp trước đây, tập trung ở những điểm sau: · Quỹ BHXH được hình thành trên cơ sở sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động là chính, Nhà nước hỗ trợ cho nguồn quỹ chỉ là thứ yếu khi cần thiết. Mức đóng góp hàng tháng được quy định bắt buộc thuộc trách nhiệm của cả người lao động và người sử dụng lao động là 20%. Trong đó: người lao động đóng 15% so với tổng quỹ lương của đơn vị. Do việc quy định mức đóng rõ ràng đã làm cho người lao động và người sử dụng lao động thấy được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc đóng góp vào quỹ BHXH. · Quỹ BHXH được tách khỏi NSNN Nhà nước, hạch toán độc lập. Nguồn thu BHXH được thực hiện các biện pháp để bảo tồn và tăng trưởng quỹ. Quỹ bảo đảm thu đủ chi và có phần quỹ dự phòng bảo đảm cho việc thực hiện chính sách BHXH ổn định. Như vậy, kể từ năm 1995, chính sách BHXH đã gắn quyền lợi hưởng BHXH với hướng không lấy NSNN để chi trả trợ cấp BHXH cho người lao động như trước đây, tiến tới thực sự xã hội hoá nguồn quỹ BHXH. · Mức chi trả các chế độ trợ cấp BHXH như: hưu trí, ốm đau, thai sản, TNLĐ- BNN quy định cụ thể, hợp lý, phù hợp với mức đóng góp của người lao động. Đặc biệt mức hưởng lương hưu được quy định là 45% so với mức lương theo ngạch bậc cho người có 15 năm làm việc và đóng BHXH, sau đó cứ thêm 1 năm làm việc được thêm 2% và tối đa là 75% cho người có 30 năm làm việc. Ngoài ra, người lao động nếu có số năm làm việc từ năm thứ 31 trở đi thì một thêm được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 1/2 tháng lương, từng bước thu hẹp chênh lệch thu và chi. · Thành lập BHXH để thực hiện các chức năng hoạt động BHXH theo luật lao động quy định, xoá bỏ tính hành chính trong hoạt động BHXH thông qua cơ quan lao động và các tổ chức công đoàn. Do có tổ chức thống nhất quản lý, sử dụng quỹ, bảo tồn phát triển quỹ và thực hiện việc chi trả cho các đối tượng được hưởng chính sách đúng quy định, khắc phục được các tồn tại trước đây. Tuy nhiên, qua một vài năm thực hiện cơ chế hình thành, quản lý và chi trả, trợ cấp BHXH mới theo quy định của Bộ Luật lao động, chúng ta thấy còn một số điểm tồn tại cần nghiên cứu hoàn thiện như: + Nhà nước quy định lao động làm việc trong các doanh nghiệp từ 10 lao động trở lên đều được tham gia BHXH, có nghĩa vụ đóng BHXH. Tuy nhiên, thực tế hiện nay tham gia BHXH chủ yếu vẫn chỉ là người làm việc trong các doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà nước. Còn lao động ở khu vực ngoài quốc doanh hầu hết chưa tham gia BHXH. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu BHXH và quyền lợi hưởng BHXH của người lao động. Như chúng ta đã biết, một trong những yếu tố để tồn tại, đủ chi trả là số đông đóng để cho số ít hưởng. Việc tham gia BHXH ít sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn quỹ, mức độ an toàn quỹ đảm bảo việc chi trả giảm. + Việc tính toán, cân đối nguồn thu và chi quỹ BHXH chưa thực gắn giữa đóng và hưởng, nên làm cho độ tin cậy về an toàn quỹ không chắc chắn. Các biện pháp để duy trì và làm tăng trưởng quỹ BHXH còn hạn chế, chủ yếu là do Nhà nước vay hoặc một số Ngân hàng quốc doanh vay. Do đó nguồn quỹ BHXH về lâu dài khó có thể cân đối giữa thu và chi được. Mặt khác vẫn phải dùng các chế độ BHXH vào việc giải quyết đối với người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước, sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan hành chính sự nghiệp nên nguồn quỹ BHXH trong các năm sau này sẽ gặp khó khăn lớn nếu không có sự hỗ trợ tích cực của NSNN Nhà nước. 2.3.1.2. Hệ thống các chế độ BHXH · Chế độ ốm đau: - Đối tượng: là mọi người lao động đang tham gia BHXH. - Trường hợp được hưởng: Do ốm đau, tai nạn rủi ro hoặc có con dưới 7 tuổi bị ốm, mẹ (bố) nghỉ trông con. Loại trừ các trường hợp tự huỷ hoại sức khoẻ, say rượu, ma tuý... - Điều kiện: đã đóng phí BHXH đủ 3 tháng trở lên. Có dấu xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền do Bộ Y tế xác nhận . - Mức và thời hạn hưởng: Từ 85% đến 100% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tuỳ từng trường hợp và tuỳ vào nhóm đối tượng. Nếu ốm quá thời hạn quy định 180 ngày đối với các bệnh cần điều trị dài ngày thì được hưởng bằng mức tiền lương tối thiểu thời hạn hưởng phụ thuộc vào điều kiện làm việc, thời gian đóng phí BHXH và tình trạng bệnh tật từ 30 đến 60 ngày (trừ các bệnh dài ngày) ngoài ra, người lao động còn hưởng chế độ nghỉ ngơi dưỡng sức. · Chế độ thai sản: - Đối tượng: Lao động nữ trong độ tuổi sinh đẻ . - Trường hợp được hưởng: khám thai sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh; thực hiện kế hoạch hóa gia đình. - Điều kiện hưởng: đã đóng phí BHXH 3 tháng . - Mức hưởng và thời hạn hưởng: + Mức trợ cấp thai sản bằng 100% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. Ngoài ra, khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi sơ sinh được trợ cấp một lần bằng 2 tháng tiền lương tối thiểu. + Thời hạn hưởng: Nghỉ khám thai tối đa 3 lần, mỗi lần từ một đến hai ngày tuỳ theo tình trạng thai; xảy thai được nghỉ từ 30 ngày nếu thai dưới 3 tháng 40 ngày nếu thai từ 3 tháng trở lên. Khi thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình được nghỉ từ 7 ngày đến 30 ngày tuỳ theo từng trường hợp. Thời gian nghỉ thai sản từ 4 đến 6 tháng tuỳ theo điều kiện lao động. · Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. - Đối tượng: là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không bao gồm quân nhân, công an hưởng sinh hoạt phí, cán bộ xã, phường. - Trường hợp được hưởng: bị tai nạn lao động ở nơi làm việc (cả trong và ngoài giờ theo yêu cầu của người sử dụng lao động); tai nạn lao động ngoài nơi làm việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; bị tai nạn rủi ro trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc; bị bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế. - Điều kiện: phải có giám định khả năng lao động. - Mức hưởng và thời gian hưởng: trợ cấp một lần được áp dụng cho các trường hợp suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% với mức từ 4 đến 12 tháng tiền lương tối thiểu tuỳ theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động. Trợ cấp hàng tháng được áp dụng cho các trường hợp suy giảm khả năng lao động trợ cấp hàng tháng cho các trường hợp suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên với mức hưởng từ 0,6 đến 2,0 tháng tiền lương tối thiểu, tuy theo tỷ lệ suy giảm lao động. Ngoài ra còn tuỳ trường hợp người bị TNLĐ- BNN còn được phụ cấp phục vụ, trang cấp thiết bị trợ giúp sinh hoạt. Nếu người lao động bị chết do TNLĐ- BNN, kể cả trường hợp chết trong thời gian điều trị lần đầu, thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần bằng 24 tháng tiền lương tối thiểu và được hưởng chế độ tử tuất. · Chế độ hưu trí : - Đối tượng: người lao động tham gia BHXH. - Trường hợp được hưởng: đạt đến độ tuổi và thời gian đóng BHXH theo quy định. - Điều kiện: để hưởng trợ cấp hàng tháng có hai điều kiện cơ bản là độ tuổi và thời gian đóng phí BHXH. Về tuổi đời nam đủ 60 tuổi nữ đủ 55 trong điều kiện lao động bình thường; có giảm tuổi đối với các đối tượng làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại và một số nhóm đặc thù. Về thời gian đóng BHXH: có 20 năm đóng BHXH trở lên. - Mức hưởng: + Trợ cấp hàng tháng từ 45 đến 75% mức tiền lương bình quân (tuỳ theo số năm đóng BHXH) 5 năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu của các đối tượng hưởng lương hệ thống thang lương Nhà nước; bình quân gia quyền của các thời gian đóng BHXH theo từng mức lương khác nhau đối với các đối tượng khác. + Những người không đủ các điều kiện chuẩn thì cứ thiếu một tuổi đời trừ đi 1% theo mức chuẩn. + Đối với những người trên 30 năm đóng BHXH ngoài trợ cấp hàng tháng được trợ cấp một lần bắng 0,5 tháng lương bình quân. + Những người không đủ điều kiện trợ cấp hưu hàng tháng được trợ cấp một lần, cứ mỗi năm đóng BHXH được tính bằng 1,5 tháng mức lương bình quân. · Chế độ tử tuất: - Đối tượng: người đang lao động có tham gia BHXH, người nghỉ hưu chết. - Trường hợp được hưởng: thân nhân của người chết; bao gồm con, con nuôi hợp pháp chưa đủ 15 tuổi (hoặc đang đi học thì đủ 18 tuổi); bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ (chồng) đã hết tuổi lao động, vợ chồng đã hết tuổi lao động. - Điều kiện: đã đóng phí BHXH đủ 15 năm trở lên; người bị TNLĐ- BNN, người đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng... thì thân nhân được trợ cấp hàng tháng; nếu có dưới 15 năm đóng BHXH (trừ TNLĐ- BNN) thì chỉ nhận trợ cấp 1 lần. - Mức trợ cấp: trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần cứ mỗi năm đóng BHXH được tính bằng 1,5 tháng mức tiền lương bình quân (cách tính như chế độ hưu). 2.3.2. Tình hình thực hiện chi trả các chế độ BHXH 2.3.2.1. Đôi nét về công tác thu BHXH BHXH Việt nam được thành lập theo Nghị định 19/CP trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH ở Trung ương và địa phương thuộc hệ thống LĐ-TB & XH và TLĐL Việt nam, kèm theo đó là sự thay đổi trong quản lý đối tượng tham gia BHXH thông qua việc cấp sổ BHXH đã tạo ra những yếu tố rất thuận lợi cho công tác thu BHXH. Đến cuối quý IV- năm 1995, BHXH Việt nam có 2.276.000 người tham gia BHXH với số tiền thu được là 776,2 tỷ đồng. Sau một thời gian, hoạt động thu BHXH đã đạt được những kết quả ban đầu khả quan. Quá trình thực hiện thu BHXH đăc biệt từ khi có Chỉ thị 15/CT ngày 2/5/1997 của Bộ chính trị về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH đã có sự phối-kết hợp với các ngành LĐ-TB& XH, LĐLĐ trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, có nơi, có lúc đã có sự hỗ trợ của cơ quan giám sát pháp luật như: Cảnh sát kinh tế, Viện Kiểm sát Nhân dân để yêu cầu đơn vị chấp hành đóng BHXH theo điều 141-149 Bộ Luật Lao động, vì vậy mà có nhiều chuyển biến tích cực, kết quả năm sau cao hơn năm trước, số đối tượng tham gia BHXH ngày càng tăng. Qua bảng 2 ta thấy rằng: Số đối tượng tham gia BHXH cùng với số thu BHXH luôn tăng năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng của số người tham gia BHXH qua các năm luôn thấp hơn tốc độ tăng thu BHXH chứng tỏ rằng đời sống của người dân lao động đang ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên tốc độ tăng không đều. Trong các năm có thống kê ở trên thì năm 1996 có sự biến động lớn nhất cả về số thu BHXH (tăng 231,06% so với năm 1995) và số người tham gia BHXH (tăng 23,96% so với năm 1995). Đây là năm thứ 2 thực hiện Nghị định 12/CP (Nghị định đánh dấu một bước ngoặt lớn của BHXH Việt nam). Tiếp theo, là năm 1997, tốc độ tăng thu BHXH là 38,34%, tốc độ tăng số người tham gia là 12,07%. Nguyên nhân chủ yếu của biến động này là do sự triển khai Chỉ thị 15/CT của Bộ Chính trị ngày 26/5/1997 về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH, Nghị định 06/CP ngày 21/1/1997 và Nghị định 28/CP ngày 28/03/1997 của Chính phủ tăng mức lương tối thiểu từ 120000đ lên tới 144000đ. Đến năm 1998, tốc độ tăng số người tham gia BHXH giảm xuống từ 12,7% (năm 1997) xuống chỉ còn 2,09%. Do đó kéo theo sự giảm xuống của tốc độ tăng thu BHXH từ 38,34% (năm 1997) xuống 7,57%. Một nguyên nhân nữa của sự giảm của tốc độ tăng thu BHXH là sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực làm cho quy mô sản xuất của các doanh nghiệp trong các khối kinh tế trong nước và cả của nước ngoài không thể mở rộng được (chưa nói đến nguy cơ thu hẹp sản xuất, phá sản). Năm 2000, tốc độ tăng thu BHXH tuy rất cao nhưng tốc độ tăng số người tham gia BHXH lại giảm so với năm 1999. Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng tăng thu trong năm 2000 về BHXH là sự tăng lên của tổng quỹ lương ở mỗi cơ quan và sự điều chỉnh của Nghị định 175/CP tăng mức lương tối thiểu từ 144.000đ tới 180.000đ.và từ 180.000 năm 2002 đến 290.000 năm 2003 làm cho tốc tăng thu nhảy vọt từ 7,65% lên 37,87%. Nhờ thực hiện tốt công tác thu BHXH, số đơn vị cố ý không đóng BHXH giảm dần, và công tác truy thu BHXH đối với các doanh nghiệp,tổ chức còn nợ đọng cũng được triển khai một cách có hiệu quả. 2.3.2.2. Công tác chi trả (chi thực hiện 5 chế độ) Việc thành lập Quỹ BHXH đã tạo ra cho hệ thống BHXH Việt nam nguồn kinh phí để đảm bảo lâu dài cho hệ thống trợ cấp BHXH. Nhà nước quy định NSNN cấp phát cho tất cả các cán bộ công chức, quân nhân đã nghỉ việc trước năm 1995 đang hưởng lương hưu và các loại trợ cấp hàng tháng. Quỹ BHXH chi cho những người nghỉ việc từ năm 1995 trở đi. Vì vậy, các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, TNLĐ- BNN từ năm 1995 đến nay đều do Quỹ BHXH chi trả. Trong những năm qua, BHXH Việt nam luôn coi trọng việc đổi mới quy trình và thủ tục hồ sơ xét hưởng chế độ BHXH. Công việc này là một trong những khâu cải cách hành chính nhằm đem lại sự phục vụ thuận lợi nhất cho đơn vị sử dụng lao động. Trước đây, việc giải quyết các chế độ ốm đau, tai nạn lao động, hưu trí thường kéo dài từ 1-3 tháng vì cần nhiều loại giấy tờ để làm căn cứ trả trợ cấp. Đến nay, toàn ngành thực hiện trong thời hạn từ 5-25 ngày, được hầu hết các đơn vị sử dụng lao động và người lao động hoan nghênh. Từ năm 1995 đến nay đã thực hiện chi trả cho các chế độ BHXH, trợ cấp hưu trí và các loại trợ cấp hàng tháng một cách nghiêm túc, thuận tiện, đảm bảo đến tay người hưởng kịp thời, an toàn và không để ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người, đó cũng là mục tiêu phấn đấu của BHXH Việt nam trong công tác chi trả. Bảng 3 cho ta biết cụ thể việc thực hiện chi trả các chính sách BHXH của BHXH Việt nam từ năm 1998-2003 và dự toán cho năm 2004. Ta nhận thấy rằng quỹ BHXH Việt nam chủ yếu chi cho trợ cấp hưu trí, còn chi cho các chế độ khác chiếm tỷ lệ ít hơn trong cơ cấu chi( cả về số đối tượng hưởng và số tiền chi trợ cấp). Bảng 4, trong tổng chi BHXH của BHXH Việt nam ngoài phần chi trợ cấp các chế độ BHXH trong bảng 4 còn có các khoản chi khác( như chi BHYT, lệ phí chi, chi công nhân cao su). Nhìn chung qua gần 9 năm 1995-2003 tốc độ tăng chi BHXH cho việc thực hiện các chế độ luôn dương. Nguyên nhân là do sự tăng lên luỹ kế trong mỗi năm của các đối tượng hưởng các chế độ trợ cấp hàng tháng. Đồng thời Bảng 4 cho thấy năm 1997 và năm 2000 có tốc độ tăng rất cao (18,25% năm 1997 và gần 28,1% năm 2000),năm 2002 và năm 2003 tốc độ tăng chi co sự biến động đột biến [6,49% năm 2002, 44,89% năm 2003 ] lý do cơ bản vẫn là do quyết định tăng mức lương tối thiểu của Chính phủ ở các năm này. Trong cơ cấu chi BHXH do NSNN đảm bảo có tốc độ tăng không cao, thậm chí có năm 1999 có tốc độ tăng là -2,12%,năm 2000 tốc độ tăng chi trong cơ cấu chi do ngân sách nhà nước đảm nhận la: 24% lý do la mức lương tối thiẻu tăng từ 144.000 lên 180.000, năm2003 tốc độ tăng chi 40,22% tốc tăng cao là vì sự tăng lên của mức lương tối thiểucủa chinch phủ từ 210.000 lên 290.000, chi BHXH do quỹ BHXH đảm bảo thì có tốc độ tăng rất cao, Điều này cho thấy rõ một triển vọng là BHXH Việt nam đã dần thoát khỏi sự bao cấp nặng nề của NSNN, bước đầu quỹ BHXH đã đảm bảo ổn định các loại trợ cấp và góp phần vào việc phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, tiến tới sự độc lập tương đối giữa quỹ BHXH với NSNN. Để hiểu rõ tình hình chi trả của giai đoạn này cần đi nghiên cứu tình thu chi của các chế độ thông qua một số bảng số liệu dưới đây: a) Chế độ trợ cấp ốm đau: Qua bảng 5, ta thấy: số lao động tham gia BHXH được hưởng chế độ trợ cấp ốm đau ngày càng tăng cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Năm 1997 là 850.806 người được hưởng chế độ trợ cấp ốm đau; đến năm 2003 đã là 1009378 người. Tỷ lệ lao động bị ốm đau 1997 là 26.93%; năm 1998 là 22,17% năm 1999 là 26.6% đến năm 2000giãm xuống 20,32% đến năm 2004 tỷ lệ lao động ốm đau có xu hướng giảm và ổn định Số tiền chi trả bình quân/ người có xu hướng tăng nhưng tăng không đều đặn: năm 97 là 65108. đồng/ người; năm 98 là 101200 đồng/ người; năm 99 là 101199 đồng/ người; đến năm 2000 là 126500 đồng/ người.năm 2004 là :152733đồng/người . Điều đó chứng tỏ: mức độ nghiêm trọng của người lao động bị ốm đau có xu hướng tăng lên. Điều này mâu thuẫn với thực tế, khi mà đời sống của người dân ngày càng được nâng cao và công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ có điều kiện hơn. Nguyên nhân của thực trạng trên là do: - Mức lương tối thiểu đối với cán bộ công nhân viên chức đã được thay đổi. Năm 1997 tiền lương tối thiểu tăng từ 120000đ tăng lên 180000đ. Và gần đây, đầu năm 2001, mức lương tối thiểu đã tăng lên 210000đ. - Thủ tục hồ sơ để thanh toán cho từng cá thể vẫn có đơn vị thanh toán tiền ốm đau không đúng thực tế. - Các chứng từ thanh toán chế độ ốm đau, các đơn vị BHXH chưa kiểm soát được các đơn vị y tế các cơ sở chưa làm đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như trong Thông tư số 12/LB- Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam ngày 3/6/1971 của Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam. - Các đơn vị y tế cơ sở thành lập theo Thông tư 41/ BHYT-Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam ngày 6/11/1971 của Bộ y tế đến nay không đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Nhà nước như khi mới thành lập, nhưng vẫn có hiệu lực cấp giấy cho người lao động nghỉ ốm dẫn đến nhiều trường hợp cấp giấy nghỉ ốm sai quy định. - Do có nhiều doanh nghiệp hiện nay vì ít việc làm, thu nhập thấp, nên nhiều trường hợp lợi dụng xin nghỉ ốm để trợ cấp của các chế độ BHXH. Chế độ thai sản: Nhìn vào bảng 6, ta thấy rằng: Số lao động nữ hưởng trợ cấp thai sản ngày càng tăng: Năm 1997 là 95202 người; đến năm 2004 là: 132589 người. Tỷ lệ lao động hưởng chế độ thai sản/ Tổng số lao ổn định qua các năm : Năm 1997 là 3.013 lần; Năm 2003, 2004 là 2,3 lần. Số tiền chi trả bình quân/ người năm 1997 là 1253535.041 đồng/ người,năm 2000 là 1974672 đồng /người năm2004 là 3812257 đồng/người , số tièn chi trả bình quân có xu hướng tăng lên điêu nay do cuọc sông ngày càng được cải thiện . c) Chế độ TNLĐ- BNN: Từ khi BHXH được thành lập, trên cơ sở quản lý cũ và có sự sửa đổi, bổ sung cơ chế quản lý mới và bộ Luật lao động quy định, do vậy việc chi trả trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đã sửa đổi theo cơ chế phân cấp quản lý chi do BHXH Việt Nam quy định. Cụ thể như sau: Thanh toán trợ cấp chế độ 1 lần đối tượng được hưởng chế độ còn đang làm việc bị tai nạn lao động và nghề nghiệp bị chết thì do BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chi trả. Qua phân tích số liệu bảng trên cho thấy đối tượng hưởng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp do quỹ BHXH và Ngân sách nhà nước tài trợ tăng lên hàng năm. Tuy nhiên xu hướng chung của đối tượng hưởng các chế độ được thanh toán từ Quỹ BHXH tăng nhanh hơn đối tượng hưởng từ NSNN chi trả. Thực tế chế độ chi trả chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp của quỹ BHXH tăng lên quá nhanh. Năm 1996 tổng chi từ ngân sách nhà nước gấp 3,6 lần tổng chi từ quỹ BHXH, đến năm 1999 chỉ còn 1,73 lần và đến năm 2003.1,02 lần điều nay chứng tỏ quỹ BHXH ngày càng đươccải thiện va phát . Theo bảng 7, ta có: Về số tuyệt đối: Số tiền chi trả trợ cấp TNLĐ- BNN từ quỹ BHXH tăng dần từ 2.829.23trđ năm 1996 lên 10539[trđ] năm 2000;và đến năm2004 số tiên tăng lên đến :32217 [trđ]Số tiền chi trả trợ cấp TNLĐ- BNN từ NSNN năm 1996 là 10.191trđ tăng dần đến năm 1998 là 12634trđ sau đó tăng dần đến năm 2000 là 16104trđ. Về số tương đối: Tốc độ tăng chi trả chế độ TNLĐ- BNN có xu hướng giảm dần: l Tốc độ tăng chi từ quỹ BHXH: năm 1997 là 73,76% đến năm 2004còn 32,33% l Tốc độ tăng chi từ NSNN: Năm 1997 là 25,7069% đến năm 1998 còn 1.7332%, thậm chí tốc độ tăng còn – 0,74% năm 1999, -0,46% năm 2004. Nguyên nhân có sự thay đổi nói trên, một phần do thay đổi cơ chế quản lý từ hệ thống Công đoàn quản lý, duyệt dự toán chi hàng năm cân đối chi trả TNLĐ- BNN trong 5% quỹ BHXH sang cơ chế quản lý mới dự toán chi hàng năm căn cứ vào kế hoạch xây dựng đầu năm và cấp nguồn chi theo phát sinh thực tế. Vậy có một số đối tượng hưởng trợ cấp do NSNN bảo đảm, nhưng đến sau năm 1995 mới bổ sung số đối tượng bị tai nạn lao động chuyển cho cơ quan BHXH. Mặt khác, người hưởng trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tăng là do ngày 4 tháng 2 năm 1997, Nhà nước có Quyết định bổ sung thêm 5 bệnh nghề nghiệp vào danh mục các loại bệnh nghề nghiệp được BHXH đưa tổng số lên 21 bệnh nghề nghiệp được BHXH. Hơn nữa, hiện nay doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường, đẩy nhanh tốc độ tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm để tăng lợi nhuận sản xuất. Nhưng thực tế công tác bảo hộ lao động thực hiện chưa nghiêm chỉnh, việc huấn luyện cho người lao động hiểu biết và nắm vững quy trình, quy phạm về ATLĐ, và đầu tư trang thiết bị để phòng BNN-TNLĐ của người sử dụng lao động vẫn còn hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức nên TNLĐ thường xuyên xảy ra, do vậy số người được hưởng tăng lên gây khó khăn cho công tác quản lý và chi trả. Một vấn đề nữa là, công tác An toàn giao thông ở nước ta chưa cao nên nhiều trường hợp người lao động có nhu cầu rời khỏi nơi sản xuất để làm việc khác bị tai nạn đều thuộc đối tượng hưởng trợ cấp của BHXH. Muốn giảm TNLĐ- BNN là một vấn đề cấp bách phải được thực hiện đồng bộ giữa các ngành, các cấp. d) Chế độ hưu trí: Theo số liệu của bảng 8, số lượng đối tượng hưởng chế độ hưu trí có xu hướng tăng: Năm 1995 là 1187409 người; đến năm 2000 tăng lên 1230637 người.đến năm 2004 la 1345213 Số lượng đối tượng hưởng chế độ từ NSNN tương đối ổn định. Tuy nhiên, Số lượng đối tượng hưởng chế độ từ quỹ BHXH có xu hướng tăng rất nhanh, năm 1995 mới chỉ là 622 người đến năm 2004 đã tăng đến 294998 người. Bảng 9 cho ta thấy: Tổng chi cho chế độ hưu trí ngày càng tăng và tăng ngày càng nhanh. % NSNN trong tổng chi là chủ yếu trong việc bảo đảm chi trả các chế độ nhưng có xu hướng giảm và chuyển dần sang quỹ BHXH. Năm 1995 % NSNN trong tổng chi gần như hoàn toàn 96,19% trong khi quỹ BHXH đảm nhiệm 3,81%; đến năm 2004 % NSNN trong tổng chi giảm còn 74.95% và còn tiếp tục giảm mạnh trong những năm tiếp theo, quỹ BHXH đảm nhận là 25,05 và còn tiếp tục tăng. Tốc độ tăng số tiền chi trả từ NSNN năm 1996 là 9.582% đến năm 2004 giảm còn -.1.86%; tốc độ tăng số tiền chi trảquỹ BHXH năm 1996 là 106.684% đến năm2004 giảm còn 17,321%. Theo số liệu của bảng 8 và 9, ta thấy lượng người nghỉ hưu hưởng chế độ ngày càng tăng. Sự gia tăng này làm cho công tác quản lý và chi trả ngày càng phức tạp hơn dẫn đến yêu cầu công tác và phục vụ ngày càng được hoàn thiện hơn. Hơn nữa qua bảng ta thấy: mặc dù NSNN chi cho chế độ hưu trí vẫn là chủ yếu nhưng xu hướng chi này đã giảm dần. Như vậy, Quỹ BHXH phải gánh nhận đối tượng nhiều hơn, do đó đòi hỏi phả i thực hiện tốt công tác quản lý chi trả vì khối lượng tiền nhiều hơn. . Chế độ tử tuất Bảng 10 cho ta thấy: cơ cấu chi của BHXH cho trợ cấp tử tuất theo thời gian và theo nguồn chi đã có sự giảm dần về tỷ trọng chi từ NSNN trong cơ cấu chi BHXH cho trợ cấp tuất. Từ 96,79% năm 1995 xuống còn 75,84% năm 2004. Đây là một dấu hiệu rất đáng mừng của BHXH Việt Nam. Tuy nhiên, sự giảm xuống này biến động không đều qua các năm vì bệnh tật, ốm đau và rủi ro chết là những điều không thể biết trước được. Trong cơ cấu tổng chi BHXH thì tỷ trọng chi BHXH cho trợ cấp tuất và mai táng phí chiếm con số rất nhỏ,nhưng có xu hướng tăng dầnnăm 1997 tỷ trog trong cơ cấu chi là 1,035 % nhưng đến năn 2004 tỷ trong trong cơ cấu chi là 24,165% 2.3.3. Đánh giá chung về công tác chi trả các chế độ BHXH 2.3.3.1. Những kết quả đạt được: Việc giải quyết chính sách và chi BHXH do thay đổi lại phương thức quản lý: người lao động chỉ lập hồ sơ, chứng từ ban đầu đề nghị cho người lao động được hưởng các chế độ BHXH. Cơ quan BHXH phải kiểm tra hồ sơ chứng từ, xác định mức hưởng và tổ chức thẩm định trước khi ra quyết định cho đối tượng được hưởng các chế độ BHXH. Do đó, việc giải quyết các chế độ, chính sách BHXH được chặt chẽ, đúng đối tượng, đúng chế độ. Việc chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH đảm bảo đúng kỳ, đủ số, tận tay, không phiền hà cho người được hưởng. Riêng năm 2003đã giải quyết 1009378 lượt người nghỉ ốm, với số tiền chi trả là 155,5 tỷ đồng; số người hưởng chế độ thai sản 116416 người, với số tiền chi trả là 443.8 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2003, tổng số người hưởng các chế độ: hưu, TNLĐ- BNN, thai sản, mất sức lao động và tuất hàng tháng là 2.763.485 người. Tổng số tiền chi BHXH trong năm 2003là 13937,2 tỷ đồng. Nói chung, công tác chi trả các chế độ BHXH của BHXH Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, cụ thể là: a) Chế độ trợ cấp ốm đau: Chế độ trợ cấp ốm đau có chức năng trả trợ cấp thay lương trong những ngày người lao động nghỉ ốm hoặc nghỉ chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm. - Hàng năm BHXH Việt Nam đã thực hiện chế độ trợ cấp ốm đau đã góp phần ổn định cuộc sống cho những người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro ốm đau, tạo điều kiện để người lao động nhanh chóng phục hồi sức khoẻ, tiếp tục tham gia lao động sản xuất - Mức trợ cấp 75% tiền lương đã gắn với mức đóng góp, đồng thời thể hiện rõ tính cộng đồng chia sẻ rủi ro, người không ốm đau thì không hưởng trợ cấp để bù đắp ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1002.DOC
Tài liệu liên quan