Chương I : Lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển ngành thuỷ sản 2
I- Đầu tư, đầu tư phát triển và vai trò của đầu tư phát triển 2
1/ Khái niệm về đầu tư và đầu tư phát triển 2
2/ Vai trò và đặc điểm của đầu tư phát triển : 3
II - Hoạt động đầu tư đối với quá trình phát triển ngành thuỷ sản 9
1/ Vai trò và đặc điểm của ngành thuỷ sản 9
1.1/ Khái quát về ngành thuỷ sản 9
1.2/ Đặc điểm của ngành thuỷ sản: 12
1.3/ Vai trò của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân: 14
2/ Vai trò của đầu tư đối với sự phát triển ngành thuỷ sản 20
2.1/ Đặc điểm của các hoạt động đầu tư trong ngành thuỷ sản 20
2.2/ Các lĩnh vực đầu tư trong ngành thuỷ sản 22
2.3 Vai trò của đầu tư phát triển ngành thuỷ sản 24
Chương II : Thực trạng đầu tư phát triển ngành thuỷ sản Thanh hoá (Thời gian 1996 – 2002 ) 30
I- Các điều kiện tự nhiên, kinh tế –xã hội ảnh hưởng tới đầu tư phát triển ngành thuỷ sản Thanh hoá 30
1/ Điều kiện tự nhiên 30
1.1. Về địa lý: 30
1.2. Về tiềm năng phát triển thuỷ sản 31
2/ Đặc điểm kinh tế - xã hội : 34
2.1 Đầu tư phát triển thuỷ sản trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định. 34
2.2./ Đầu tư phát triển thuỷ sản trong điều kiện tình hình đầu tư chung tuy đã đạt được một số thành tựu nhưng vẫn còn nhiều hạn chế . 37
2.3/ Đầu tư phát triển thuỷ sản trong điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và chưa hợp lý . 41
2.4/ Đầu tư phát triển thuỷ sản trong điều kiện việc làm và mức sống dân cư tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn. 42
II- Thực trạng đầu tư phát triển ngành thuỷ sản thời gian 1996 – 2002 45
104 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp về đầu tư phát triển ngành thuỷ sản Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h hoá sẽ không phát triển nhanh trong thời gian dài bên cạnh đó lại gặp phải vấn đề là phải tập trung đầu tư phát triển nhanh ngành công nghiệp , dịch vụ và đầu tư cho xuất khẩu trong khi phải đảm bảo đầu tư cho sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp. Với nguồn vốn đầu tư eo hẹp trong khi muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh tất yếu sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới đầu tư cho ngành thuỷ sản.
Trước tình hình đó yêu cầu là phải sử dụng một cách đúng đắn và có hiệu quả cao nguồn vốn đầu tư phát triển ngành thủy sản bằng cách sản xuất các mặt hàng xuất khâủ, các mặt hàng có giá trị kinh tế cao và có thể ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế chung ( tác động tới ngành công nghiệp và dịch vụ , giải quyết việc làm, các vấn đề xã hội…)
Để theo kịp bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của cả nước ngành thuỷ sản phải tập chung đầu tư nhiều hơn nhưng cho công nghiệp chế biến , cơ khí dịch vụ hậu cần, trang bị khác , nuôi trồng hiện đại theo hướng CNH- HĐH để ngành thuỷ sản đóng vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh như đã xác định trong nghị quyết XV-XVI- đại hội đảng bộ tỉnh Thanh hoá .
2.4/ Đầu tư phát triển thuỷ sản trong điều kiện việc làm và mức sống dân cư tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn.
Dân số thanh hoá là dân số trẻ , tỷ lệ tăng tự nhiên vẫn còn cao(năm 2001 là 1,319%), do đó lực lượng lao động khá dồi dào. từ những năm 1988 do việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN nên hàng loạt xí nghiệp , hợp tác xã không phù hợp cơ chế mới , hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả buộc phải giải thể. Hàng vạn lao động của các ngành công nghiệp, xây dựng , thương nghiệp …trở về nông thôn sản xuất nông nghiệp để sinh sống. Vì vậy mục tiêu giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng nhanh lao động công nghiệp, dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống không thực hiện được mà còn có xu hướng ngược lại. Lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp hiện nay chiếm tỷ trọng lớn cùng với quỹ thời gian nhàn rỗi còn nhiều ( từ 25 – 30% ) là điều cần phải quan tâm trong quá trình đầu tư phát triển trong ngành này. Trong những năm qua tỉnh đã chú trọng đầu tư nhằm giải quyết việc làm, tận dụng nguồn lực tại chỗ với trình độ , quy mô sản xuất hợp lý cho nên cũng đã giải quyết việc làm cho cho hàng chục vạn lao động trong vòng 5 năm 1996 – 2000 tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế nhất là nguồn lực thiếu, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.
Về chất lượng lao động: năm 1994 số lao động có chuyên môn kỹ thuật của tỉnh so với nguồn lao động mới đạt 12,18%; trong đó: đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ: 7,13%, công nhân kỹ thuật có tay nghề : 5,05%. Đến năm 2000 lực lượng lao động có trình độ chuyên môn của tỉnh đã tăng lên 19,18%; tróng đó: đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp chiếm 9%, công nhân kỹ thật: 10,18%. Nói chung chất lượng lao động chỉ ở mức trung bình.
Có một thực tế là lao dộng có trình độ kỹ thuật cao trong ngnàh thuỷ sản Thanh hoá chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số lao động của ngành và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển theo hướng CNH – HĐH của ngành . Chẳng hạn theo cuộc điều tra dân số và lao động 1 – 4 – 1999 ngành thuỷ sản Thanh hoá chỉ có 38 người có trình đại học, 10 người trình độ cao đẳng trong tổng số hơn 40.000 lao động trong ngành.
Mặc dù việc lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế, trợ giúp xã hội cho xoá đói giảm nghèo đã được tiến hành tích cực, tập trung được các nguồn vốn đầu tư thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án đầu tư nước ngoài cho các vùng đặc biệt khó khăn, nhưng mới là bước đầu nên sự phát triển của các vùng này vẫn còn nhiều bất cập. Tính ổn định của việc làm và có thu nhập đều đặn chưa được khẳng định; tỷ lệ lao động thất nghiệp vẫn còn cao đang là một áp lực lớn; chất lượng lao động thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế và cạnh tranh trên thị trường sức lao động. Công tác đào tạo nghề chưa tạo ra sự chuyển biến tích cực cả về quy mô, hình thức chất lượng và hiệu quả, phần lớn các trường dạy nghề chỉ đào tạo được một số nghề, không thể đáp ứng được đa ngành, đa nghề mà xã hội yêu cầu .
Về mức sống của dân cư:
Mức sống chung của dân cư trong tỉnh tính theo thu nhập bình quân đầu người hiện tại đạt mức trung bình của cả nước (năm 2002 : 342$ so với 420$ của cả nước ) , Thu nhập bình quân của các tầng lớp dân cư, giữa các khu vực thành thị và nông thôn, giữa các vùng đồng bằng và miền núi có khoảng cách chênh lệch khá lớn. Năm 1996 toàn tỉnh có 176.451 hộ đói nghèo ( 789.000 khẩu ), chiếm tỷ lệ 23,77% so với tổng số hộ. Tỷ lệ hộ đói nghèo chủ yếu ở nông thôn và các huyện miền núi ( chiếm tới 36,46% số hộ miền núi). Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo đến cuối năm 2000 tỷ lệ hộ đói nghèo giảm xuống còn 14% (giảm 9,7% so với năm 1996).
Tổng kết tình hình về lao động, việc làm và mức sóng dân cư ta thấy có một số điểm ảnh hưởng tới đầu tư phát triển ngành thuỷ sản Thanh hoá như sau :
+ Do áp lực của việc giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo hiện nay cho nên nguồn lực phát triển, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư phải ưu tiên cho vấn đề này do đó nó có ảnh hưởng tới hướng phân bổ và sử dụng vốn cho ngành thuỷ sản.
+ Do chất lượng lao động còn ở mức trung bình kém trong khi quá thừa thãi lao động loại này cho nên việc đầu tư phải tính toán đến quy mô, công nghệ hợp lý sao cho vừa giải quyết việc làm cho nhiều người vừa phù hợp với tay nghề lao động hiện nay. Do dó đặt ra yêu cầu là phải đầu tư phát triển nguồn nhân lực ngành thuỷ sản nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
+ Trong điều kiện mức sống dân cư chưa cao thì việc huy động nguồn lực trong dân để đầu tư phát triển còn rất nhiều hạn chế . Đặc biệt là nhân dân các xã , làng có nghề cá, với họ sản xuất trong ngành mang tính thủ công, manh mún, không đầu tư phát triển cho nên tình hình không khấm khá hơn nhiều so với trước, ví dụ như ở các huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương , Hậu Lộc, Nga Sơn đang còn trong tình trạng nghèo đói ở nhiều xã tuy những năm gần đây đã được cải thiện. Do đó hoạt động tạo vốn và các hoạt động đầu tư chủ yếu là do sự khởi xướng của Nhà nước, chứ thực tế dựa vào dân cư sản xuất thuỷ sản thì chưa được là bao, đó là một đặc điểm trong quá trình đầu tư phát triển thuỷ sản cần phải tính tới.
II- Thực trạng đầu tư phát triển ngành thuỷ sản thời gian 1996 – 2002
1- Tổng hợp vốn đầu tư phát triển thuỷ sản Thanh hoá ( thời gian 1996-2002)
1.1/ Tình hình thu hút vốn đầu tư:
Trong thời gian qua tốc độ đầu tư của ngành thuỷ sản có những chuyển biến đáng kể, điều đó được thể hiện ở bảng 6
Bảng 6: Tình hình đầu tư cho ngành thuỷ sản Thanh hoá
(giai đoạn 1996-2002 - giá hiện hành )
Năm
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
1- Đóng góp vào GDP
200,3
256,1
281,3
316,9
355,8
400,0
470,8
2- Vốn đầu tư (tỷ đồng)
30,950
43,906
70,000
71,972
75,000
84,110
98,112
Tốc độ phát triển định gốc (%) ( 1996 )
-
141,8
226,2
232,5
242,3
271,7
317
3- Its/GDPts
15,45
17,14
24,88
22,71
21,08
21,0
20,07
Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư Thanh Hoá
Từ bảng số liệu và biểu đồ về tình hình thực hiện vốn đầu tư của ngành thuỷ sản Thanh Hoá ta thấy trong thời kỳ 1996 - 2002 khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội vào ngành tăng khá nhanh. Năm 2002 vốn đầu tư cho ngành thuỷ sản tăng 317% so với năm 1996, tốc độ phát triển định gốc bình quân năm là 140,42%. Nguyên nhân là do trong những năm trở lại đây, Chính phủ đã dành 104.494 triệu đồng cho chương trình khai thác hải sản xa bờ từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi và tỉnh đã có một số chính sách ưu đãi cho ngành thủy sản như: chương trình xuất khẩu thuỷ sản, khai thác xa bờ, phát triển nuôi trồng thuỷ sản, cho vay dài hạn với lãi suất thấp, không có thế chấp đã khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào ngành.
Thực hiện Quyết định 773/TTg ngày 21/12/1994 ngành thủy sản đã có 20 dự án nuôi trồng thuỷ sản, 15 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng có tổng vốn đầu tư 20,821 tỷ đồng. Đến hết năm 2001, tổng vốn thực hiện là 19,821 tỷ đồng trong đó 13,215 tỷ đồng là vốn ngân sách, đưa được 800 ha vào sản xuất, năng suất nuôi đạt từ 1.000 - 1.200 kg/ha/năm, giải quyết việc làm cho 2.500 lao động.
Trong giai đoạn 1996-2002 ngành thuỷ sản đã cơ bản chuyển hướng sang sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường, chú trọng đúng hướng, tăng cường phát triển các loại thủy sản có giá trị kinh tế xuất khẩu.
Vốn đầu tư vào ngành thuỷ sản tuy đã có bước tăng trưởng rất cao (tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 1996-2002 là 140,42% trong khi tổng vốn đầu tư toàn bộ nền kinh tế tăng có 49,76%), những năm gần đây tăng ngày càng nhanh nhưng chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng vốn đầu tư.
Bảng7: So sánh đầu tư cho thủy sản và toàn bộ nền kinh tế. ( thời gian 1996 – 2002 )
ĐV: tỷ đồng
Stt
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
1.
Tổng vốn đầu tư
*Tốc độ phát triển định gốc (1996)
2148
-
2448,9
14
3281,6
52,7
3343
55,6
3414
58,9
3.000
39,62
3654
70,7
2.
Vốn đầu tư cho TS
*Tốc độ phát triển định gốc ( 1996 )
30,95
-
43,906
41,8
70
126,2
71,972
132,5
75
142,3
84,11
171,7
98,112
217
3.
Vốn đầu tư cho nông – lâm – thuỷ sản
121,8
198
237,9
155,1
195,5
225,8
275
4.
its/I ( % )
1,44
1,8
2,13
2,15
2,2
2,8
2,7
5.
ITS/IN-L-TS (%)
25,41
22,17
29,4
46,4
38,36
37,25
35,63
6.
IN-L-TS/I (%)
5,67
8,11
7,25
4,64
5,72
7,52
7,534
Nguồn: Niên giám Thống kê Thanh hoá 95 – 00, 2001
Như vậy tỷ lệ vốn đầu tư cho thủy sản năm 1996 đã rất thấp thì nay đã tăng nhưng chưa đáng kể (2,7 - 2,8%). Điều đó cho thấy ngành thuỷ sản tuy được coi là kinh tế mũi nhọn nhưng chưa có bước đi cụ thể, chưa có được chiến lược đầu tư đúng đắn (về kế hoạch chiến lược đầu tư, huy động nguồn lực, quản lý, tổ chức).
Nếu so vốn đầu tư cho ngành nông - lâm - thuỷ sản thì tỷ lệ vốn đầu tư cho thuỷ sản không đến nỗi là thấp nhưng biến động thất thường, những năm gần đây có xu hướng giảm. Có thể giải thích là do tỉnh đang thực hiện cùng một lúc phát triển toàn diện ngành nông - lâm - thủy sản, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, trong khi nguồn vốn đầu tư có hạn. Những năm tới vốn đầu tư phát triển thuỷ sản phải trông chờ rất lớn vào khu vực dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Vốn Ngân sách chỉ giải quyết khâu cơ sở hạ tầng, còn lại là vốn tín dụng (bao gồm tín dụng Nhà nước và tín dụng thương mại) phải cáng đáng.
1.2/ Về cơ cấu đầu tư:
1.2.1- Cơ cấu đâù tư theo nguồn:
Vốn đầu tư cho thuỷ sản trong giai đoạn 1996-2002 chủ yếu tập trung vào một số nguồn vốn sau:
* Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước (NSNN):
Như đã biết Thanh Hoá là một tỉnh nghèo đang vươn lên trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế. Tiềm năng thì có nhiều nhưng nguồn vốn đầu tư rất hạn chế. Nguồn vốn Ngân sách luôn là một nguồn vốn quan trọng, là điều kiện, là nhân tố kích thích sự đầu tư từ khu vực khác. Trong giai đoạn 1996-2002 nó không ngừng tăng qua các năm, cơ cấu trong tổng vốn đâù tư và vốn đầu tư cho thuỷ sản là tương đối lớn.
Bảng 8: Nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách cho Thuỷ sản ở Thanh hoá ( thời gian 1996 – 2002 )
ĐV: tỷ đồng
Stt
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
1.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội
Trong đó :
*Vốn NSNN
-Tỷ lệ: (%)
2148
245,37
11,42
2448,9
650,26
26,55
3281,6
522,72
15,9
3343
530,9
15,8
3414
799,2
23,41
3.000
673,6
22,45
3654
865
23,7
2.
Vốn đầu tư cho thuỷ sản
Trong đó:
*VốnNSNN
-Tỷ lệ: (% )
-Chỉ số phát triển định gốc ( 97 )
30,95
-
-
-
43,906
3,906
8,9
-
70
11
15,71
218,6
71,972
21,37
29,7
194,3
75
25
33,3
117
84,11
35
41,6
140
98,112
45,1
46,3
130
Nguồn : Sở KH - ĐT Thanh hoá
Vốn ngân sách cho đầu tư thủy sản tăng rất nhanh (năm 2002 so với năm 1997 gấp 11,6 lần), tỷ lệ huy động vốn đầu tư cho thuỷ sản tăng liên tục. Điều đó cho thấy nguồn vốn này được sử dụng chủ yếu cho cơ sở hạ tầng, cho chương trình kinh tế của Chính phủ tập trung vào một vài năm gần đây.
Trong nguồn vốn Ngân sách thì có vốn ngân sách Trung ương và vốn ngân sách địa phương tỷ lệ vốn ngân sách TW năm 1996 là 23% đến năm 2002 là 45,8%, tốc độ tăng bình quân là 61,35%, chủ yếu tập trung vào phát triển các chương trình kinh tế trong ngành như: chương trình chăn nuôi thủy sản, chương trình 773, chương trình đánh bắt xa bờ, chương trình phát triển cơ sở hạ tầng nghề cá ...
* Nguồn vốn tín dụng Nhà nước (vay ưu đãi và vay thương mại)
Nguồn vốn tín dụng ở Thanh Hoá là nguồn quan trọng thứ hai trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội sau nguồn vốn ngân sách. Trong ngành thủy sản thì nó lại đứng trên nguồn ngân sách (từ năm 2001 đến nay có giảm xuống thấp hơn). Đối với ngành thủy sản nguồn vốn này được hình thành chủ yếu từ Quỹ hỗ trợ phát triển hoặc các quỹ tài chính khác. Đối với tín dụng thương mại thì các Ngân hàng thương mại như: Ngân hàng nông nghiệp & PTNT, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng đầu tư & phát triển là nguồn cung cấp chính. Nhưng trong vài năm trở lại đây tình hình sử dụng vốn tín dụng không đạt hiệu quả cho nên có xu hướng giảm, nhất là nguồn tín dụng thương mại (bản thân từ trước dư nợ cũng đạt mức thấp - bình quân chỉ chiếm dưới 15%) trong khi đó nguồn vốn ưu đãi Nhà nước sử dụng rất kém hiệu quả nhưng vẫn giữ mức ổn định tương đối.
Bảng 9: Nguồn vốn tín dụng Nhà nước cho đầu tư phát triển thủy sản Thanh hoá
ĐV tính: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
1- Tổng vốn đầu tư
2148,7
2448,9
3281,6
3343
3414
3000
3654
Trong đó: - Vốn tín dụng nhà nước
133,59
156,9
301,92
149,6
249,25
478,97
590,5
- Tỷ lệ (%)
6,22
6,4
9,2
4,47
7,3
15,9
16,2
- Chỉ số phát triển
(năm trước = 100)
-
117,4
192,4
49,6
166,6
192,2
123,3
2- Vốn đầu tư cho TS
30,95
43,906
70
71,972
75
84,11
98,112
Trong đó: - Vốn tín dụng nhà nước
19,1
31,5
47
44,6
40
32,11
30,56
- Chỉ số phát triển
(năm trước = 100)
-
164,9
149,2
94,9
89,6
80,2
95,2
- Tỷ lệ (%)
61,7
71,7
67,14
61,96
53,3
38,17
31,15
Nguồn: Phòng Công Thương Sở KH-ĐT Thanh hoá
Ta thấy các năm 1997 - 1998, nguồn vốn tín dụng Nhà nước chiếm tỷ lệ tuyệt đối trong tổng vốn đầu tư cho thuỷ sản (trên dưới 70%), điều này có thể giải thích là các năm đó chúng ta tập trung hỗ trợ đầu tư cho chương trình đánh bắt xa bờ, chương trình nuôi trồng hướng ra xuất khẩu nhưng cũng từ đó nguồn vốn này giảm liên tục (từ 1999 - 2002 tốc độ tăng - 11,98%), giảm như vậy nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao có thể chấp nhận được. Qua đó cần phải đề ra một số giải pháp thu hút nguồn vốn này (nhất là nguồn tín dụng thương mại, nguôn vốn tín dụng ưu đãi cần phải giảm dần) để nó thúc đẩy sự phát triển của ngành theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong những năm tới.
Nguồn vốn tín dụng chủ yếu là dùng cho đầu tư mua sắm tài sản cố định, làm vốn lưu động và các chi phí khác phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
*Nguồn vốn từ các doanh nghiệp Nhà nước:
Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản chỉ có 7 (trong đó có 4 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu). Tình hình đầu tư ở các doanh nghiệp này chưa đạt được nhiều thành tựu, chủ yếu là đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ chưa được chú trọng vốn đầu tư hàng năm chỉ từ 1- 2 tỷ đồng nên không có sự hỗ trợ của Nhà nước thì tình trạng lạc hậu kém cạnh tranh sẽ vẫn tồn tại trong một sự trì trệ lớn.
* Nguồn vốn từ dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
Thanh Hoá trong những năm đổi mới, việc huy động các nguồn lực cho phát triển luôn được đặt lên hàng đầu trong đó vốn đầu tư là quan trọng và bức thiết nhất trong giai đoạn hiện nay. Với cơ chế mở ra, mọi người có điều kiện kinh doanh, tự chủ trong sử dụng tài và vật lực cho nên nguồn vốn này trong cơ cấu tổng vốn đầu tư chiếm tỷ lệ cao nhất (năm 1996 chiếm 42%, năm 2002 chiếm 44,45%). Tuy nhiên tốc độ tăng chưa chưa tương xứng với tiềm năng ,đầu tư vào ngành thủy sản ít thấy "bóng dáng" của nguồn vốn này hơn (năm 1996 là 33,9% và năm 2002 chỉ còn 20,9%).
Bảng 10: Nguồn vốn của dân cư và tư nhân đầu tư phát triển thuỷ sản ở Thanh hoá
(giai đoạn 1996-2002)
ĐV : Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
1- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội
2148,7
2448,9
3281,6
3343
3414
3000
3654
Trong đó: - Vốn dân cư và tư nhân
902,57
970,65
975
935
1.137,9
1.483,5
1.642
* Tỷ lệ (%)
42
39,63
29,71
19
33,3
49,45
44,45
2- Vốn đầu tư cho TS
30,95
43,906
70
71,972
75
84,11
98,112
Trong đó: - Vốn dân cư và tư nhân
10,5
8,0
10,5
4,0
9,5
15,0
20,5
* Tỷ lệ (%)
33,9
18,22
15
5,5
12,66
17,83
20,9
- Chỉ số phát triển
(năm trước = 100)
-
76,2
131,25
38
237,5
157,9
136,6
Nguồn : Sở KH - ĐT Thanh hoá
Nguồn vốn dân cư và tư nhân đầu tư cho thủy sản không những nhỏ về quy mô mà còn biến động rất thất thường, cho ta thấy nguồn vốn này chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành. Qua bảng trên ta thấy tốc độ tăng vốn đầu tư của khu vực này bình quân/năm cả thời kỳ là 51,83% tỷ lệ bình quân trong tổng vốn đầu tư cho thủy sản là 17,7%. Sở dĩ là vì một số nguyên nhân sau:
- Đa số các làng xã vùng ven biểu (khai thác và nuôi trồng) còn đang gặp khó khăn về kinh tế (có nhiều xã thuộc diện đói nghèo).
- Thị trường cho sản phẩm thuỷ sản bấp bênh, sản phẩm sản xuất ra không bán được cho nên chủ đầu tư chưa mạnh dạn đầu tư từ nguồn vốn của chính mình.
- Thiếu một cơ chế huy động vốn hiệu quả ví dụ như thành lập các Công ty cổ phần, các hợp tác xã có đủ năng lực để hoạt động tốt.
* Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Như đã nói ở Thanh Hoá là một tỉnh có nhiều tiềm năng để đầu tư nhưng trong giai đoạn 1996-2002 Thanh Hoá thu hút được rất ít các dự án đầu tư nước ngoài, đến nay chỉ thu hút được 13 dự án với tổng vốn đầu tư còn hiệu lực là 443 triệu $
Đối với ngành thuỷ sản hiện nay không có bất cứ dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nào hoạt động. Năm 2000 có cấp giấy phép đầu tư cho 1 dự án nuôi tôm VIKO liên doanh với một đối tác của Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên nhưng sau đó dự án không thực hiện và bị thu hồi giấy phép đầu tư.
Đây là một trong những hạn chế trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh, làm cản trở quá trình phát triển KT – XH của tỉnh, cơ cấu đầu tư lại không hợp lý, chưa phát huy hết tiềm năng của tỉnh Thanh Hoá.
Qua việc phân tích trên ta thấy cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn dành cho thuỷ sản đã có sự thay đổi rõ rệt nhưng không theo hướng có lợi .Vốn ngân sách Nhà nước ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư cho thủy sản, vốn tín dụng lại giảm dần một cách đều đặn từ năm 1997 đến nay, trong khi đó nguồn vốn từ khu vực dân cư và tư nhân lại chưa bù đắp cho sự giảm rút vốn tín dụng Nhà nước (tín dụng ưu đãi và tín dụng thương mại). ( Được thể hiện ở biểu đồ dưới đây )
Với một cơ cấu nguồn vốn như vậy thì việc phát huy các thế mạnh, tự đứng vững và phát triển trong một môi trường có tính cạnh tranh ngày càng cao sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không có sự thay đổi nào thì chắc chắn nó là một những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển nhanh và ổn định của ngành thủy sản Thanh Hoá.
1.2.2- Cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực:
Trong giai đoạn 1996 - 2002 cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực đã có sự thay đổi theo hướng: ban đầu chú trọng tới khai thác hải sản cho nên nguồn vốn lớn tập trung vào lĩnh vực này nhưng dần về sau đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản đang chiếm ưu thế do nhận thức được vai trò của nó trong quá trình phát triển thủy sản theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hướng xuất khẩu. Bên cạnh đó đầu tư cho cơ sở dịch vụ hậu cần cũng tăng nhanh đặc biệt là xây dựng các cảng, bến cá, các cơ sở đóng sửa tàu thuyền, các cơ sở dịch vụ xăng dầu, đá lạnh và dịch vụ thương mại khác.
Bảng 11: Cơ cấu đầu tư phát triển thuỷ sản theo lĩnh vực.
ĐV : tỷ đồng
STT
Năm
Mục
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Tổng vốn đầu tư thuỷ sản
30,95
43,906
70
71,972
75
84,11
98,112
1
Khai thác
12,191
25,70
47,0
35,6
27,5
15,11
20,112
Tỷ lệ (%)
39,4
58,5
67,1
49,5
36,67
17,96
20,5
2
Nuôi trồng
8,382
9,2
12,35
17,3
20,75
28,3
33,0
Tỷ lệ (%)
27,0
20,9
17,6
24,0
27,6
33,6
33,65
3
Chế biến
3,5
3,706
4,50
11,0
12,3
18,65
22,0
Tỷ lệ (%)
11,3
8,4
6,4
15,3
16,5
22,2
22,4
4
Cơ khí dịch vụ hậu cần
6,877
5,30
6,150
8,072
15,40
22,05
23,0
Tỷ lệ (%)
22,3
12,2
8,9
11,2
19,83
23,7
23,45
Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư Thanh Hoá.
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy vốn đầu tư cho khai thác hải sản biến động theo đường "parabol" quay xuống dưới đỉnh cao nhất là năm 1998, đây là năm chương trình khai thác xa bờ đang được thực hiện dầm rộ, vốn đầu tư cao gấp gần 4 lần so với năm 1996. Nhưng ở các năm tiếp theo giảm liên tục và đến năm 2002 vốn đầu tư chỉ còn cao chưa tới 2 lần (1,67 lần) so với năm 1996. Trong khi đó vốn cho nuôi trồng tăng đáng kể và liên tục kể từ năm 1996 đến nay ( đặc biệt là từ năm 1999) vốn năm 2002 bằng 337% so với năm 1996 .
Vốn đầu tư cho chế biến lâu nay vẫn chưa tương xứng với yêu cầu của nền thủy sản phát triển, tỷ lệ vốn từ năm 2000 trở về trước chưa bao giờ quá 20% tổng vốn đầu tư cho thủy sản. Các cơ sở chế biến ít được đầu tư, cơ sở mới hình thành chưa nhiều, chủ yếu là các cơ sở chế biến tư nhân và hộ gia đình cho nên việc đầu tư vốn manh mún, không đồng bộ hiệu quả thấp. Từ năm 2000 đến nay đã được quan tâm đầu tư từ nguồn vốn ngân sách và vốn tín dụng nhằm thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản của Thanh Hoá giai đoạn 2001-2010.
Vốn đầu tư cho cơ sở dịch vụ hậu cần cũng đã rất thấp làm cho các điều kiện sản xuất liên quan như khai thác, chế biến thủy hải sản gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở bến cảng cá chỉ đếm trên đầu ngón tay, cơ sở dịch vụ xăng dầu, đá lạnh... có quy mô nhỏ, làm ăn theo kiểu "chụp giật" ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động của các dự án đầu tư.
2. Thực trạng của các hoạt động đầu tư phát triển thuỷ sản Thanh hoá ( thời kì 1996 – 2002 )
2.1 Những kết quả đạt được
2.1.1 Đối với đầu tư khai thác hải sản
a) Tàu thuyền khai thác
Năm 1996 tổng số tàu thuyền khai thác là 4242 chiếc. Trong đó có 2840 tàu thuyền máy với tổng công suất 33.160 CV, bình quân là 11,6 CV / tàu. Tàu thuyền máy chiếm 67% trên tổng số tàu thuyền , thuyền thủ công chiếm 33% ,. Nhìn chung thời kì từ năm 1996 trở về trước tàu thuyền nhỏ chủ yếu tập trung khai thác ở vùng biển ven bờ.
Đến năm 2002 số tàu thuyền là 3.677 chiếc trong đó số tàu thuyền máy là 3.177 chiếc với tổng công suất 84.000 CV, bìmh quân là 26,44 CV/ tàu và 500 thuyền thủ công. Tốc độ tăng trưởng số tàu thuyền cơ giới giai đoạn 1996 – 2002 bình quân là 6,2%/ năm, tổng công suất tầu tăng bình ưquân là 22,4%/năm, loại tàu có công suất máy từ 90CV trở lên năm 1996 chỉ có 4 chiếc ( 760 CV ) đến năm 2000 là 145 chiếc và năm 2002 là 155 chiếc ( tổng công suất 29.450 CV ),, tăng 151 chiếc, trong đó có 136 tàu có công suất từ 90 – 320 CV được trang bị đồng bộ trang thiết bị hàng hải.
Có thể nói tàu thuyền khai thác hải sản Thanh hoá đã được đầu tư theo hướng hiện đại hoá bằng cách tăng nhanh số luợng tàu gắn máy và có công suất lớn ( phục vụ đánh bắt xa bờ ) được trang bị các thiết bị hàng hải có tiêu chuẩn cao, giảm mạnh số tàu thuyền thủ công ( đánh bắt gần bờ ). Điều đó được thể hiện quả bảng số liệu sau :
Bảng 12: Kết quả đầu tư phát triển tàu thuyền khai thác hải sản
( thời gian 1996 – 2002 )
Năm
ĐV
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
1/Tổng số tàu thuyền
Tàu thuyền máy
Thuyền thủ công
Chiếc
“
“
4242
2840
1402
3.387
2.881
500
4357
3889
468
4024
3608
416
4024
3394
630
3788
3267
521
3677
3177
500
2/ Tổng công suất
-Loại < 90 CV
-Loại > 90 CV
CV
“
“
33.160
2.836
4
38.200
2.867
14
47.000
3.841
48
50.000
3.482
126
72.062
3.249
145
78.878
3.112
145
84.000
3.022
155
3/ Số tàu có trang bị máy định vị
Chiếc
30
90
148
307
339
380
400
4/ Số tàu có trang bị máy dò cá
Chiếc
30
90
144
239
249
155
170
5/ Số tàu có trang bị máy thông tin viễn thông
Chiếc
18
64
86
161
181
200
230
Nguồn : Phòng Công thương – Sở KH - ĐT Thanh hoá
Do được đầu tư như vậy mà năng lực khai thác hằng năm cũng tăng nhanh, được thể hiện qua việc tổng sản lượng khai thác hải sản từ 20.000 tấn năm 1996 lên 43.000 tấn năm 2002 ( tăng 215 % ) . Trong đó sản lượng khai thác xa bờ từ 342 tấn năm 1996 lên 8440 tấn năm 2000 và 8500 tấn năm 2002. Đặc biệt là trong tổng sản lượng khai khai thác có phần đóng góp không nhỏ của đội tàu khai thác xa bờ để nâng dần tỷ lệ sản phẩm khai thác cho xuất khẩu từ 10 % năm 1996 lên 18% năm 2001. Như vậy đầu tư đã mang lại kết quả rất tích cực trong việc huy động TSCĐ ngày càng hiện đại vào sản xuất , góp phần thay đổi cơ cấu khai thác , tăng nhanh sản kượng xuất khẩu, đó là một trong những thành công lớn, có ý nghĩa quan trọng.
b) Sản lượng khai thác :
Giai đoạn 1991 – 1995 tổng sản lượng khai thác đạt 104. 750 tấn. Tốc độ tăng sản lượng thời kì này là tương đối chậm, bình quân là 3,52 %/ năm . Nghề khai thác cá thời kì này chưa được đầu tư đúng mức. Đến cuối năm 1995 nghề khai thác thủ công còn chiếm tỷ lệ cao, thuyền cơ gới chủ yếu lắp máy nhỏ loạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37086.doc