MỤC LỤC
Lời mở đầu . . . . 1
Chương 1: Các lý thuyết về chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp hiện nay trên
thế giới. . . . 2
1.1 Các lý thuyết về chính sách cổ tức . . . 2
1.1.1 Lý thuy ết chính sách cổ tức tiền mặt cao . . 2
1.1.2 Khía cạnh về thuế và tác động của nhóm khách hàng . 2
1.1.2.1 Tác động của nhóm khách hàng. . . . 2
1.1.2.2 Tác động của thuế. . . 3
1.1.3 Lý thuyết chính sách cổ tức không tương thích . . 4
1.1.3.1 Các giả định của MM . 4
1.1.3.2. Nội dung lý thuyết của MM . . . 4
1.1.3.3 Trường hợp các cổ đông cũ bán đi một số cổ phiếu . . 7
1.2 Chính sách cổ tức trong thực tế . . 7
1.3 Một số bài nghiên cứu ở các nước trên thế giới liên quan mật thiết đến đề tài. . 8
Chương 2: Thực trạng chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán Tp.HCM trong thời gian qua. . . 11
2.1 Giới thiệu sơ nét về thị trường chứng khoán Việt nam. . . 11
2.1.1 Các đặc điểm chính của thị trường chứng khoán Việt Nam . . 11
2.1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp niêm y ết. . . 11
2.1.3 Đặc điểm của các nhà đầu tư. . 12
2.2 Thực trạng chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán Tp.HCM (HoSE) qua ba năm 2005-2007 . 12
2.2.1. Đánh giá tổng quan về chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK
Tp.HCM trong thời gian qua. . . . 12
2.2.1.1 Vài nét chung . . . . 12
2.2.1.2 Một vài số liệu tổng hợp . . . 14
2.2.2 chính sách chi trả của các doanh nghiệp . . 15
2.2.2.1. Về hình thức chi trả . . . 15
2
2.2.2.2 Phân tích mối quan hệ giữa cổ tức (DIV) và thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) . 21
2.2.2.3 Tỷ trọng chi trả cổ tức trong thu nhập của doanh nghiệp (DIV/EPS). . 22
2.3 Phân tích chính sách cổ tức theo ngành. . . 26
2.3.1 Tổng quan . . . . 26
2.3.2 Xét về hình thức chi trả cổ tức. . . . 29
2.3.3 Xét về tỷ lệ chi trả cổ tức trên thu nhập mỗi cổ phần (DIV/EPS). . 29
2.3.4 Phân tích chính sách cổ tức của một số ngành tiêu biểu: . . 32
2.3.4.1 Ngành thực phẩm và đồ uống: . . . 32
2.3.4.2 Ngành bất động sản: . . . 36
2.3.4.3 Ngành dược. . . 39
2.3.4.4 Ngành hóa chất: . 42
Chương 3: Một số kiến nghị đối với chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam.
. . . 44
1. Tổng hợp nhận xét đánh giá chung về những tồn tại của chính sách cổ tức trên
TTCK Việt Nam trong thời gian qua. . . . 44
2. Các kiến nghị và giải pháp đối với chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt
Nam . . . . 46
Kết luận. . . . . 48
87 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3379 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số kiến nghị chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán TP HCM trong thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các đợt phát hành, nhà đầu tư nếu còn nắm cổ phiếu (thực tế có
mấy ai hoàn toàn cắt được lỗ?) trước ngày chốt sổ cổ đông thì buộc phải nhận (hoặc mua) cổ phiếu
mới, nếu không phải chịu thêm khoản lỗ do điều chỉnh giá tham chiếu. Ngoài ra, các cổ phiếu mới
phải mất 1-2 tháng mới về tài khoản, do đó lỗ càng thêm nặng. Cổ tức bằng tiền mặt, tuy ít những
cũng trở thành một khoản thu nhập thật sự. Do đó nhiều người từ chối việc phát hành thêm cổ phiếu,
và họ thấy rằng cùng nhau phản đối tại các cuộc họp Đại hội cổ đông mới có hy vọng khiến cho đợt
phát hành không được thực hiện.
Chi trả cổ tức cổ phần là một phương thức tiên tiến và thông dụng quốc tế nhằm gia tăng khả năng
đầu tư cho doanh nghiệp cổ phần, tăng giá trị doanh nghiệp, song tại thị trường chứng khoán Việt
Nam thì các doanh nghiệp áp dụng hình thức này chủ yếu là nhằm tận dụng khoản thặng dư vốn khi
giá cổ phiếu đang tăng cao chứ không phải chỉ vì nhu cầu vốn cho đầu tư. Việc huy động vốn một
cách thiếu cân nhắc như thế vừa tốn kém chi phí phát hành vừa không tận dụng được tối đa hiệu quả
nguồn vốn, từ đó gây ra lãng phí và hiệu suất sử dụng vốn kém. Hơn thế nữa, phát hành cổ phần
nhiều lại góp phần gia tăng áp lực chi trả cổ tức cho những năm sau. Điều này thì doanh nghiệp là
người hiểu rõ hơn bất cứ ai khác. Vậy cần phải xem lại vai trò của ban quản trị khi mà họ là người
đại diện cho cổ đông nhưng dường như giữa họ và cổ đông không có sự thông hiểu lẫn nhau. Lỗi là
do cổ đông thiếu hiểu biết hay tại ban quản trị thiếu năng lực quản lý ?
Một số doanh nghiệp tuy làm ăn thua lỗ (xem ví dụ về LAF trong phần phân tích ngành thực phẩm
và đồ uống), kinh doanh kém hiệu quả nhưng vẫn tiến hành chi trả cổ tức, (LAF chi trả 10% - năm
2006). Cần phải xem xét nguồn tiền để tài trợ cho hoạt động chi trả này vì nếu công ty lấy từ nguồn
vốn điều lệ để chia thì không đúng quy định của luật Doanh Nghiệp, cần phải có chế tài xử phạt
nghiêm những công ty này.
3.2. Các kiến nghị và giải pháp đối với chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam
Cần có chính sách tuyên truyền cho nhà đầu tư, doanh nghiệp và các bên tham gia thị trường vốn
hiểu rằng việc trả cổ tức thấp là có lợi cho sự phát triển doanh nghiệp, có lợi cho nhà đầu tư trong
tương lai. Hạn chế hình thức trả cổ tức bằng tiền đối với các doanh nghiệp đang cần huy động vốn để
thực hiện các dự án đầu tư lớn trong nhiều năm. Bản thân doanh nghiệp cần minh bạch thông tin và
51
ban quản trị doanh nghiệp cần thể hiện vai trò là người đại diện cổ đông thực hiện các dự án mang lại
lợi ích tối đa cho cổ đông. Chắc chắn doanh nghiệp sẽ thuyết phục được cổ đông tham gia đầu tư
bằng cách chứng tỏ cho cổ đông thấy tiềm năng trong các dự án đầu tư của mình, sức khỏe tài chính
cũng như là cơ hội phát triển, tăng trưởng của mình.
Về phía doanh nghiệp cần phải có chính sách cổ tức riêng mang đặc điểm của ngành và của riêng
giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần lưu ý không nên để cổ tức trở thành gánh
nặng cho doanh nghiệp (chi trả nhiều dẫn đến không có vốn cho tái đầu tư hoặc số kỳ chi trả ít nhưng
tập trung có thể khiến gây ra tình trạng thiếu vốn tạm thời ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp). Doanh nghiệp có thể làm giảm áp lực này bằng cách thực hiện việc chi trả
theo quý thay vì nửa năm một lần như hiện nay.
Về phía Nhà nước cần có nhiều giải pháp mạnh để tập trung phát triển thị trường chứng khoán, tăng
nhanh tính thanh khoản của cổ phiếu, đây là tiền đề quan trọng để thực hiện các hình thức trả cổ tức
không phải bằng tiền mặt. Cần có biện pháp hướng mọi luồng vốn nhàn rỗi vào thị trường vốn. Điều
chỉnh phương thức đánh thuế với hoạt động đầu tư chứng khoán (phương thức này chỉ được áp dụng
khi thị trường chứng khoán đã phát triển) theo hướng: thu thuế cổ tức theo mức độ tăng dần song ở
mức độ hợp lý để khuyến khích mọi đối tượng đầu tư vào thị trường vốn. Phương thức này sẽ hướng
doanh nghiệp giảm mức trả cổ tức bằng tiền mặt, tăng cường áp dụng các hình thức trả cổ tức phi vật
chất cho cổ đông và người lao động trong doanh nghiệp (Luật thuế Thu nhập hiện hành chưa tính
đến việc đánh thuế cổ tức cho mọi đối tượng đầu tư). Đi đôi với việc áp dụng thuế cổ tức, cần phải
giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở phương diện công ty cổ phần và nhà đầu tư để hướng
nguồn vốn vào thị trường chứng khoán, tạo tích luỹ cho doanh nghiệp tái đầu tư.
Đối với việc trả cổ tức bằng cổ phiếu, phương thức này cần trở thành phổ biến cho các doanh nghiệp
cổ phần niêm yết và chưa niêm yết nhằm tăng khả năng tài chính cho doanh nghiệp để nhanh chóng
mở rộng sản xuất và cũng là hình thức huy động thêm vốn từ các cổ đông hiện hữu. Phương thức này
chỉ áp dụng thành công khi thị trường chứng khoán phát triển, cổ phiếu mang tính thanh khoản cao.
Để có thể tiến tới việc trả cổ tức bằng cổ phiếu một cách hiệu quả bước đầu Nhà nước nên có chính
sách khuyến khích một phần về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần cổ tức được tái đầu tư
(không chia cho cổ đông) nếu doanh nghiệp thực hiện việc trả cổ tức bằng cổ phiếu trong một giai
đoạn tối thiểu quy định. Bên cạnh đó, cần khuyến khích thành lập các định chế tạo tập thị trường, các
nhà đầu tư có tổ chức. Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường vốn, nhằm huy động
vốn và khuyến khích tính chuyên nghiệp trong quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế.
Một vấn đề liên quan đến thuế thu nhập cá nhân, nếu mức thuế đánh trên lãi vốn và trên cổ tức không
bao quát, nghĩa là giữa hai hình thức có chênh lệch thì cổ đông và nhà quản trị sẽ lựa chọn hoặc tìm
52
cách đạt được mức thuế thấp nhất. Nhà làm luật cũng cần thận trọng trước khi ban hành một chính
sách hay dự thảo nào đó. Cần phải có sự tham gia đóng góp của các chuyên gia đầu ngành, các nhà
nghiên cứu, chuyên viên của các công ty chứng khoán, của các quỹ đầu tư và đặc biệt cần phải hiểu
bản thân nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân. Phản ứng của họ đôi khi cũng có thể gây ra tác
động dây chuyền đến thị trường khi mà niềm tin giảm sút. Tiêu biểu là Chỉ thị 03 của Ngân hàng
Nhà nước (nay được thay bằng Quyết định 03), bất ngờ được ban hành, không tổ chức lấy ý kiến
hoặc định hướng trước để giới đầu tư có thể chuẩn bị ứng phó. Từ sụt giảm trong niềm tin kéo theo
những đợt sụt giảm sâu của thị trường. Từ đầu năm đến nay chỉ trong vòng khoảng 6 tháng, thị
trường đã sụt giảm gần 50% mới thấy ảnh hưởng của việc mất niềm tin khủng khiếp như thế nào.
Như vậy vai trò của nhà làm luật cũng góp phần làm cho thị trường trở nên minh bạch và thông tin
cân xứng hơn, và trong trường hợp ngược lại nếu nhà làm luật không bao quát thì phản ứng của thị
trường có khi lại còn đi ngược lại những gì mong đợi.
KẾT LUẬN
Chính sách chi trả cổ tức từ lâu đã là một tranh những vấn đề gây tranh cãi trong tài chính doanh
nghiệp. Trong hơn một nửa thế kỷ các nhà tài chính-kinh tế học đã rất nỗ lực trong việc mô hình hóa
và kiểm định các mô hình về tỷ lệ chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Cách đây hơn 30 năm Black (
1974) đã viết rằng “ càng nhìn kỹ bức tranh cổ tức chúng ta càng thấy rằng nó càng giống một câu
đố với các mảnh ghép không khớp với nhau”. Kể từ đó, hàng loạt các nghiên cứu đã được thực hiện.
Ấy thế mà, sau gần bốn mươi năm nghiên cứu vẫn chưa có lời giải cho câu đó này.
Thời gian vừa qua, cùng với sự phát triển của TTCK Việt Nam, chính sách cổ tức của các doanh
nghiệp Việt Nam ngày càng đóng một vai trò quan trọng, nhưng đã để lộ ra nhiều vấn đề, bất cập còn
tồn tại. Qua đề tài nghiên cứu này, hy vọng sẽ vẽ lên được bức tranh thực trạng chính sách cổ tức của
các doanh nghiệp trên TTCK Tp.HCM trong ba năm vừa qua và qua đó chỉ rõ ra được vấn đề đang
tồn tài cũng như có những đề xuất hợp lý cho thị trường.
Các kết quả đạt được từ nghiên cứu:
Trước hết ta nhận thấy TTCK Việt Nam mang đặc trưng của một thị trường mới nổi: bất cân xứng
thông tin, tồn tại chi phí đại diện, tâm lý hành vi của nhà đầu tư nhỏ lẻ (đầu tư theo NĐT nước ngoài,
tâm lý bầy đàn, thích lãi vốn hơn cổ tức .v.v…); ngoài ra ở các thị trường mới nổi khi mà các quy
định về pháp luật chưa hoàn thiện thì rủi ro do thay đổi các chính sách, quy định; quy mô vốn thị
trường còn nhỏ bé. Các doanh nghiệp tham gia niêm yết huy động vốn trên thị trường chủ yếu là
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhà đầu tư chủ yếu là cá nhân nhỏ lẽ đầu tư ngắn hạn. Phân tích sâu vào
53
chính sách cổ tức theo hình thức chi trả, vấn đề công bố chi trả cổ tức theo mệnh giá và phân tích chi
trả cổ tức một số ngành tiêu biểu cho kết quả tóm tắt dưới đây:
- Về hình thức chi trả : Năm 2006 có xu hướng thích cổ phần do hai nguyên do khan hiếm hàng
hóa và các doanh nghiệp thích phát hành trong thời điểm giá đang tăng cao. Tuy nhiên sang năm
2007: thích tiền mặt do thị trường sụt giảm, tính thanh khoản của tiền mặt và do thuế
- Cổ tức cao hay thấp: Cổ tức công bố tỷ lệ % trên mệnh giá , có thể gây nhầm lẫn. Các nhà đầu tư
nên tính DIV/EPS để xem DN dùng bao nhiêu % thu nhập để chi trả cổ tức.
- Phân tích CSCT một số ngành tiêu biểu: Phân tích chính sách cổ tức dựa vào đặc điểm riêng biệt
của từng ngành để có thể so sánh tốt hơn về chính sách cổ tức giữa các công ty trong cùng một
ngành và cả những ngành khách nhau so với trung bình toàn thị trường.
Các hạn chế trong quá trình nghiên cứu
Như đã nhận xét trong phần trên, TTCK Việt Nam mang đặc điểm của thị trường mới nổi ( thông tin
không minh bạch, thị trường hoạt động chưa thật sự hiệu quả, vẫn còn tồn tại thuế và chi phí giao
dịch, các giả định của lý thuyết MM về thị trường hoàn hảo bị vi phạm), các nhà đầu tư trong thị
trường đầu tư theo yếu tố “ tâm lý bầy đàn”, yếu tố “hành vi tâm lý” là chủ yếu. Vấn đề chính sách
cổ tức vẫn còn chưa được nhiều doanh nghiệp và bản thân nhà đầu tư coi trọng. Chính vì yếu tố cổ
tức vốn là yếu tố cần thiết cho một thị trường tài chính phát triển trong dài hạn hơn là yếu tố lãi vốn
mang tính ngắn hạn, nên điều đó cũng phản ánh một phần trong những điều chỉnh giảm và sâu thời
gian gần đây của thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Khó khăn trong quá trình tìm kiếm số liệu. Thị trường chưa thật sự phát triển ổn định. Trước năm
2005, chỉ có khoảng 24 công ty tham gia niêm yết trên thị trường và việc tìm kiếm thông tin về chính
sách cổ tức của các công ty trong giai đoạn này không phải là dễ. Số mẫu nghiên cứu ít và thời gian
quan sát ngắn ( ba năm 2005-2007) nên không thể tiến hành kiểm định các lý thuyết trong chương 1
như dự định ban đầu. Ngoài ra việc công bố thông tin cũng không đồng bộ và thống nhất. Các thông
tin về công bố và chi trả cổ tức cũng như thông tin tài chính của các công ty khá rời rạc và không đầy
đủ. Số liệu chủ yếu là các bản tin của HoSE và tổng hợp nhiều nguồn khác nhau nên có thể cũng
chưa phản ánh tốt và đầy đủ nhất tình hình chi trả cổ tức và hành vi của nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Ngoài ra, trong suốt quá trình nghiên cứu thì khó khắn lớn nhất là việc thu thập thông tin đầy đủ và
đảm bảo tính xác thực của các thông tin này. Để đảm bảo tính xác thực các thông tin về công bố và
chi trả cổ tức đều được tổng hợp từ các bản tin của HoSE.
54
PHỤ LỤC LÝ THUYẾT
1. Chính sách cổ tức là gì.
1.1 Lợi nhuận của doanh nghiệp và cổ tức.
Mục đích cơ bản của bất kỳ doanh nghiệp nào là tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu. Lợi nhuận là kết
quả tài chính cuối cùng, là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả kinh tế.
Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất kinh doanh,
tạo ra doanh thu đó. Khi công việc kinh doanh của công ty tạo ra lợi nhuận, lợi nhuận phân được
phân phối như sau :
- Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định
- Chia lãi cho các đối tác góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Trích lập các quỹ dùng cho doanh nghiệp như quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển,
quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi…
- Giữ lại để tái đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chia cổ tức cho cổ đông.
Cổ tức được tính chủ yếu trên cơ sở lợi nhuận chưa sử dụng đến của doanh nghiệp cũng như viễn
cảnh kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm tiếp theo. Sau khi đã được đề xuất bởi hội đồng
quản trị và ban kiểm soát trước đại hội cổ đông hàng năm, cổ tức sẽ được thông báo cho các cổ đông,
là lượng tiền mặt họ nhận được tính theo số cổ phiếu sở hữu hay phần trăm trong lợi nhuận của
doanh nghiệp.
1.2 Khái niệm và tầm quan trọng của chính sách cổ tức
Chính sách tài trợ, chính sách đầu tư và chính sách cổ tức là ba chính sách tài chính quan trọng của
doanh nghiệp. Trong đó :
Chính sách cổ tức là chính sách liên quan tới việc xác định lượng tiền mặt dùng để trả cổ tức cho các
cổ đông thường của công ty, qui định việc dùng bao nhiêu lượng tiền mặt để đầu tư vào sự phát triển
của công ty.
Mặc dù được xếp ưu tiên thấp hơn so với chính sách tài trợ và chính sách, nhưng các nhà quản lý tài
chính thường tỏ ra thận trọng và có những xem xét đặc biệt khi lựa chọn chính sách cổ tức cho công
ty họ, vì những lý do chủ yếu sau :
Thứ nhất, chính sách phân chia cổ tức ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các cổ đông. Bởi lẽ, thông
thường đại bộ phận cổ đông đầu tư vào công ty đều mong đợi được trả cổ tức cao. Vì thế việc tăng
55
giảm hay cắt cổ tức của mỗi công ty sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu của công ty trên thị
trường.
Thứ hai, chính sách chia cổ tức ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của công ty. Vì chính sách cổ
tức sẽ quyết định tỉ lệ tái đầu tư để phát triển công ty và đây sẽ là nguồn vốn quan trọng hơn phát
hành cổ phần mới.
Vì những lý do trên những người lãnh đạo và quản lý công ty luôn cân nhắc, xem xét chính sách
phân chia cổ tức sao cho hợp lý và phù hợp vớI tình hình và xu thế phát triển của công ty. Đối với
Việt Nam, việc xem xét chính sách phân chia cổ tức của các công ty cổ phần ở các nước đã có quá
trình phát triển lâu dài là điều cần thiết để rút ra kinh nghiệm cho sự phát triển của công ty cổ phần ở
nước ta.
1.3 Tác động của chính sách cổ tức đối với doanh nghiệp
1.3.1 Chính sách của cổ tức và tài sản của cổ đông.
Đối với những người nắm giữa cổ phiếu thường của doanh nghiệp, nguồn thu nhập mà anh ta dự
kiến nhận được là từ hai nguồn chính : lãi từ việc bán cổ phiếu công với bất kỳ các khoản phân bổ
nào mà anh ta nhận được tư doanh nghiệp trong quá trình nắm giữ cổ phiếu.
Theo phân tích của các nhà tài chính, sự ưa thích một nguồn thu nhập đều đặn trong hiện tại là lý do
khiến đại đa số các cỗ đông muốn được nhận cổ tức và cổ tức được trả càng cao càng tốt. Một ví dụ
điển hình cho những cá nhân mong muốn một mức thu nhập hiện tại là nhóm những người hưu trí và
những người sống bằng nguồn thu nhập ổn định, thường là bà quá và các trẻ em mồ côi. Tuy nhiên ở
một số nước thuế đánh vào cổ tức bằng hoặc cao hơn thuế đánh vào các khoản lãi vốn. Do vậy các cổ
đông nằm trong khung thuế xuât cao thường thích việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt thấp hoặc không
chi trả cổ tức. Các khoản lãi vốn sẽ được trì hoãn trả thuế cho đến khi cổ đông bán cổ phiếu đi.
Một tác động khác của chính sách cổ tức đối với cổ đông được thể hiện rõ qua ảnh hưởng của các
thông báo chia cổ tức của một doanh nghiệp đối với giá cổ phần của doanh nghiệp đó. Vì vậy những
thay đổi trong cổ tức sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của công ty. Nghiên cứu thực nghiệm đã ghi
nhận sự tăng nhanh chóng giá của cổ phiếu khi doanh nghiệp bắt đầu trả cổ tức lần đầu tiên hoặc việc
thông báo tăng cổ tức và sự giảm giá cổ phiếu khi doanh nghiệp giảm chi trả cổ tức. Sau đây là một
số ví dụ cụ thể về những thay đổi cổ tức và phản ứng của thị trường:
- Công ty Figgie International thông báo giảm cổ tức quý từ 12,5 cent còn 6 cent mỗi quý vào
ngày 29 tháng 1 năm 1993. Sau thông báo này, ngay lập tức giá cổ phiếu của Figgie giảm 9%
từ 14.25 USD xuống còn 13 USD.
- Công ty thép Bethlehem thông báo không trả cổ tức quý vào ngày 29 tháng 1 năm 1992, cổ
phiếu công ty này giảm giá từ 16 USD xuống 13.75 USD ngay sau khi thông báo.
56
- Công ty Procter & Gamble thông báo tăng mức cổ tức năm từ 1,8 USD lên 2.02 USD vào
ngày 8 tháng 7 năm 1997, và ngay sau đó cổ phiếu công ty tăng từ 72,06 USD lên 74,69
USD.
1.3.2 Chính sách cổ tức và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
Quyết định trả cổ tứ của doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với các quyết định đầu tư. Lợi nhuận
sau thuế và trả lãi vay của doanh nghiệp sẽ được dùng vào việc chi trả cổ tức cho cổ đông và tái đầu
tư. Khi doanh nghiệp có cơ hội đầu tư đem lại lợi nhuận nhiều thì doanh nghiệp có xu hướng giữ lại
lợi nhuận chứ không đem chia cho các cô đông. Nếu doanh nghiệp lựa chọn việc chi trả cổ tức bằng
tiền mặt thì daonh nghiệp phải tiến hành vay nợ hay phát hành cổ phiếu mới để tài trợ cho các kế
hoạch đầu tư. Khi phát hành thêm cổ phiếu mới hay trái phiếu doanh nghiệp phải chụ một khoản chi
phí phát hành.
1.3.3 Chính sách cổ tức và cơ cấu vốn của doanh nghiệp
Các quyết định chi trả cổ tức sẽ có những tác động nhất định tới cơ cấu vốn của công ty. Với việc trả
cổ tức, dù cao hay thấp, thì rủi ro của các khoản nợ sẽ tăng lêndo đòn bẩy của công ty tăng. Khi một
công ty có mức độ nợ thấp, tức là khả năng công ty không trả được nợ thấp, các khoản nợ sẽ hầu như
không có rủi ro vỡ nợ. Như vậy, các quyết định trả cổ tức sẽ ít ảnh hưởng đến giá trị nợ của công ty
nào còn đòn bẫy tài chính thấp. Mặt khác, khi công ty có đòn bẫy vốn cao, tức là rủi ro nợ cao, thì
mỗi một đô la tính vào khoản trả cổ tức đều có thể làm tăng rủi ro nợ của công ty lên nhiều lần.
1.4 Các hình thức chi trả:
Bất cứ sự thanh toán trực tiếp nào của doanh nghiệp cho các cổ đông đều được coi là chính sách cổ
tức.
Thông thường trả cổ tức được hiểu là sự chi trả, phân phối từ phần vốn lợi nhuận của doanh nghiệp
cổ phần cho các cổ đông của doanh nghiệp. Cổ tức là phần lợi nhuận mà cổ đông được nhận từ phần
lợi nhuận có được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do cổ đông góp vốn.
Những sự chi trả từ nguồn khác không phải từ lợi nhuận thì không phải là cổ tức. Chỉ những sự chi
trả từ vốn lợi nhuận làm thay đổi vốn lợi nhuận mà không làm thay đổi vốn góp cổ phần mới được
gọi là cổ tức.
Hình thức phổ biến nhất của trả cổ tức là bằng tiền mặt. Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể chi trả cổ
tức thông qua trả bằng cổ phiếu hay tài sản.
1.4.1 Cổ tức trả bằng tiền mặt.
Hầu hết cổ tức được trả dưới dạng tiền mặt. Cổ tức tiền mặt được trả tính trên cơ sở mỗi cổ phiếu,
được tính bằng phần trăm mệnh giá. Mệnh giá là giá trị được ấn định trong giấy chứng nhận cổ phiếu
theo điều lệ hoạt động của công ty.
57
Ví dụ mệnh giá của cổ phiếu là 10.000 đồng. Tỷ lệ chi trả là 12%. Nghĩa là mỗi cổ phiếu được nhận
cổ tức là 10.000x 12%= 1.200 đồng. Cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được tiền cổ tức là 100x
1.200= 120.000 đồng.
Trả cổ tức bằng tiền mặt dẫn đến giảm tài sản và giảm vốn lợi nhuận, nghĩa là làm giảm vốn cổ phần
cổ đông.
1.4.2 Chi trả bằng cổ phiếu.
Trả cổ tức bằng cổ phiếu là doanh nghiệp đưa ra thêm những cổ phiếu của doanh nghiệp theo tỷ lệ đã
được đại hội cổ đông thông qua. Doanh nghiệp không nhận được khoản tiền thanh toán nào từ phía
cổ đông.
Hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu được áp dụng khi doanh nghiệp dự định giữ lợi nhuận cho các
mục đích đầu tư và muốn làm an lòng cổ đông.
Ví dụ doanh nghiệp tuyên bố trả cổ tức bằng cổ phiếu là 9% một năm. Nghĩa là cổ đông hiện hành sở
hữu 100 cổ phiếu sẽ được thêm 9 cổ phiếu nữa.
Nếu doanh nghiệp tăng trưởng cao mà doanh nghiệp không chi trả cổ tức bằng tiền mặt thì cổ đông
cho rằng trong tương lai doanh nghiệp sẽ chi trả cổ tức cao hơn và doanh nghiệp tăng trưởng hơn nữa
nên giá cổ phiếu sẽ không ngừng tăng lên. Giá cổ phiếu sẽ tăng lên đến một mức độ mà nhà đầu tư
không còn muốn mua nữa. Vì vậy khi doanh nghiệp thông báo trả cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tăng cổ
phiếu lưu hành, giá thị trường mỗi cổ phiếu sẽ giảm xuống.
Trả cổ tức bằng cổ phiếu là chuyển từ vốn lợi nhuận sang vốn cổ phần nên không làm giảm tài sản và
vốn sở hữu cổ phần cổ đông.
Nếu cổ đông nhận thức được phần lợi nhuận giữ lại được chuyển sang vốn góp cổ phần có khả năng
đầu tư, mở rộng sản xuất mang lại lợi tức thu nhập cao hơn trong tương lai thì cổ đông sẵn sang chấp
nhận tỷ lệ chi trả thấp hay chi trả cỗ tức bằng cổ phiếu, thậm chí không chi trả cổ tức. Tuy nhiên nếu
doanh nghiệp không có triển vọng phát triển thì việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu có thể làm giảm giá
cổ phiếu.
Việc doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu để tài trợ tiền mặt sẽ có lợi hơn nhiều so với doanh
nghiệp bán cổ phiếu mới và không mất chi phí phát hành cổ phiếu.
Việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu làm số lượng cổ phiếu lưu hành tăng lên nên khối lượng giao dịch
sẽ lớn hơn. Ngoài ra thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ giảm xuống.
1.4.3 Cổ tức trả bằng tài sản.
Doanh nghiệp trả cổ tức cho cổ đông bằng thành phẩm, hàng bán , bất động sản hay cổ phiếu của
công ty khác do doanh nghiệp sở hữu. Hình thức này hiếm gặp trong thực tế.
1.4.4 Mua lại cổ phần.
Doanh nghiệp tiến hành mua lại toàn bộ hay một phần số cổ phiếu do chính doanh nghiệp phát hành
hiện đang thuộc sở hữu cá nhân của cổ đông.
58
Khi bán lại cổ phiếu cho chính doanh nghiệp, các cổ đông sẽ nhận được một khoản tiền từ phía
doanh nghiệp nhưng họ không còn nắm giữ quyền sở hữu số cổ phiếu đó nữa.
Sau khi quá trình mua lại kết thúc, vốn cổ phần đang lưu hành của daonh nghiệp bị giảm xuống. Hệ
số lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE), hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (EPS) tăng lên.
Cũng giống như khi trả cổ tức, khi doanh nghiệp mua lại cổ phiếu đã phát hành thì các cổ đông cũng
được nhận một khoản tiền do chính doanh nghiệp trả. Vì vậy về bản chất khi xét xem khía cạnh phân
phối nguồn tiền cho cổ đông, việc mua lại cổ phiếu cũng tuơng tự như trả cổ tức bằng tiền và hành
động này được xem như một cơ chế phân phối tiền cho cổ đông mà một doanh nghiệp có thể lựa
chọn thay thế cho việc trả cổ tức bằng tiền.
Khi doanh nghiệp tiến hành mua lại cổ phiếu, chỉ có những cổ đông bán lại toàn bộ hoặc một phần số
cổ phiếu đang nắm giữ mới nhận được số tiền phân phối.
Khi mua lại cổ phiếu phổ thông, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong năm phương pháp sau đây :
- Chào mua với giá cố định
- Mua lại cổ phiếu trên thị trường mở
- Mua lại cổ phiếu theo hình thức đấu giá kiểu Hà Lan
- Phân phối quyền bán lại có khả năng chuyển nhượng
- Mua lại cổ phiếu mục tiêu
Việc mua lại cổ phiếu doanh nghiệp báo hiệu triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai hoặc
chống lại sự thâu tóm doanh nghiệp từ bên ngoài.
1.5 Cổ tức được chi trả như thế nào?
Chúng ta sẽ tìm hiểu cổ tức được chi trả như thế nào qua ví dụ sau:
BMC: Thông báo trả cổ tức đợt 3 năm 2006 (19/04/2007)
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để tạm ứng cổ
tức đợt 3 năm 2006 Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định như sau:
Tổ chức niêm yết: Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định
Mã chứng khoán: BMC
Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông
Mệnh giá: 10.000 đ (mười nghìn đồng)
- Tỷ lệ cổ tức đợt 3 năm 2006: 10% (1.000 đồng/cổ phiếu)
- Ngày giao dịch không hưởng cổ tức: 04/05/2007
- Ngày đăng ký cuối cùng: 08/05/2007
- Ngày thanh toán cổ tức: Ngày 24/05/2007
59
Ngày công bố 19/04/2007 là ngày Đại hội đồng cổ đông họp và thông qua quyết định chi trả cổ tức,
cổ tức này sẽ được trả cho các cổ đông trong danh sách liệt kê vào ngày ghi sổ - 04/05/2007. Vào
ngày này, công ty lập danh sách từ các sổ chuyển giao cổ phần của các cổ đông được nhận sổ cổ tức
đã công bố.
Các thị trường chứng khoán đòi hỏi vài ngày làm việc (trong trường hợp này là 4 ngày ) trước ngày
liệt kê danh sách để ghi nhận các thay đổi quyền sở hữu chứng khoán. Ngày đầu tiên của thời gian
này (04/05) gọi là ngày không cổ tức, các nhà đầu tư mua cổ phần trước ngày này được hưởng cổ tức
vào ngày 08/05, các nhà đầu tư mua cổ phần sau ngày 04/05 không được hưởng cổ tức. Vào ngày
04/05 là ngày không có cổ tức, giá cổ phần dự kiến sụt giảm một khoản bằng với số tiền cổ tức vì giá
trị này đã được rút ra khỏi doanh nghiệp. Chứng cứ thực nghiệm cho thấy rằng bình quân giá cổ
phần sụt ít hơn số tiền cổ tức vào ngày không có cổ tức.
Ngày chi trả thường từ 2 đến 4 tuần sau ngày ghi sổ, trong trường hợp này là ngày 24/05. Vào ngày
này, BMC gởi các chi trả cổ tức đến những người nằm trong danh sách.
2. Các chính sách cổ tức.
2.1 Hai lý thuyết cơ bản về việc trả cổ tức.
Các công ty cổ phần tuỳ theo tình hình kinh doanh và tình hình tài chính sẽ lựa chọn cho mình một
chính sách cổ tức khác nhau. Tuy nhiên nhìn nhận khái quát có thể thấy công ty cổ phần ở nhiều
nước khi xác định chính sách cổ tức của công ty mình đều dựa vào một trong hai chính sách cổ tức
chủ yếu là lý thuyết ổn định cổ tức và lý thuyết thặng dư cổ tức.
2.1. 1 Lý thuyết ổn địn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai hoan chinh.pdf