Đề tài Thực trạng và một số kiến nghị về công tác giám định và xét giải quyết bồi thường trong bảo hiểm xây dựng tại Bảo Việt - Hà Nội

MỤC LỤC

PHẦN I: LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÂY DỰNG (BHXD) VÀ GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG TRONG BẢO HIỂM XÂY DỰNG 2

I.Tầm quan trọng của bảo hiểm xây dựng 2

1.Rủi ro trong hoạt động xây dựng 2

2.Tác dụng của bảo hiểm xây dựng 4

II.Nội dung cơ bản của bảo hiểm xây dựng 6

1. Người được bảo hiểm 6

2. Đối tượng bảo hiểm 6

3. Địa điểm công trình 8

4. Phạm vi bảo hiểm 8

4.1.Các rủi ro chính thuộc phạm vi bảo hiểm 8

4.2. Các điểm loại trừ 8

5. Thời hạn bảo hiểm 9

6. Giá trị bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng 10

6.1.Giá trị bảo hiểm của phần công tác thi công xây dựng 10

6.2. Giá trị bảo hiểm của máy móc xây dựng 10

6.3. Giá trị bảo hiểm đối với trang bị xây dựng 11

6.4.Giá trị bảo hiểm đối với chi phí dọn dẹp 11

6.5.Giá trị bảo hiểm của tài sản trên và xung quanh công trường 11

7. Giấy yêu cầu bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng 11

III. Giám định và xét giải quyết bồi thường trong bảo hiểm xây dựng. 12

1. Nguyên tắc chung của việc giám định và xét giải quyết bồi thường 12

2. Các bước cơ bản trong giám định và bồi thường tổn thất 12

2.1. Nhận thông báo tổn thất và yêu cầu giám định 12

2.2. Tiến hành giám định 13

2.3.Giải quyết khiếu nại và bồi thường 13

3.Giám định bảo hiểm 14

3.2.Những nội dung cụ thể trong việc giám định 16

3.3. Hướng dẫn cụ thể về việc đánh giá và tính toán toán thiêt hại trong bảo hiểm xây dựng 22

4. Giải quyết bồi thường 28

4.1. Qui trình của việc giải quyết bồi thường 28

4.2. Các vấn để trong giải quyết bồi thường thông thường 31

IV.Một số chỉ tiêu đánh giá về hoạt động giám định - bồi thường bảo hiểm. 34

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TRONG BHXD TẠI BẢO VIỆT HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2000-2005 35

I. Đánh giá kết quả kinh doanh nghiệp vụ BHXD tại Bảo Việt Hà Nội 35

1. Khái quát về thị trường bảo hiểm xây dựng 35

2. Thực trạng triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm xây dựng tại BVHN. 36

2.1.Về chính sách sản phẩm 36

2.2. Chính sách giá cả bảo hiểm (phí bảo hiểm) 37

2.3. Chính sách phân phối 39

2.4. Hoạt động thu phí bảo hiểm: 40

II. Thực trạng công tác giám định và giải quyết bồi thường trong bảo hiểm xây dựng tại Bảo Việt Hà Nội. 41

1. Việc thực hiện chức năng quản lý và chỉ đạo của công ty 42

2. Thực trạng công tác giám định 43

3. Về công tác bồi thường 44

3.1. Qui trình áp dụng 44

3.2. Tình hình giải quyết bồi thường giai đoạn 2000-2005 46

4. Khả năng phát triển nghiệp vụ BHXD tại Bảo Việt Hà Nội trong thời gian tới 47

4.1.Tình hình xây dựng ở Hà Nội trong tương lai 47

4.2. Khả năng phát triển nghiệp vụ BHXD trong thời gian tới của Bảo Việt Hà Nội 49

PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ XÉT GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TRONG BHXD TẠI BẢO VIỆT HÀ NỘI 51

I. Các nhân tố tác động đến kinh doanh nghiệp vụ BHXD tại BVHN 51

1. Về công tác quản lí nhà nước. 51

2. Nhân tố xã hội 51

3. Đối thủ cạnh tranh 52

II. Một số kiến nghị trong quá trình thực hiện công tác giám định và xét giải quyết bồi thường trong bảo hiểm xây dựng tại Bảo Việt Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng công tác này 53

1. Các kiến nghị mang tính chiến lược. 53

1.1. Làm tốt công tác đánh giá và quản lí rủi ro 53

1.2. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng 53

1.3. Lựa chọn và giám sát chặt chẽ các công ty, các tổ chức giám định. 54

2. Các kiến nghị mang tính sách lược: 54

2.1. Đào tạo và thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho các giám định viên. 54

2.2. Chuẩn hoá giám định viên 55

2.3. Hoàn thiện qui trình giám định và cơ sở vật chất trước khi tiến hành giám định 56

2.4. Các kiến nghị khác 56

 

doc59 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1761 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số kiến nghị về công tác giám định và xét giải quyết bồi thường trong bảo hiểm xây dựng tại Bảo Việt - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện thực tế có vượt so với dự toán ban đầu hay không để quyết định có áp dụng bồi thường theo tỉ lệ giá trị hay không. Lưu ý: khi đề nghị người được bảo hiểm cung cấp thông tin chứng từ không được nói lí do cụ thể vì sao phải cung cấp các thông tin chứng từ yêu cầu để tránh trường hợp khách hàng cung cấp các thông tin sai lệch. b, Đánh giá thiệt hại và nêu biện pháp khắc phục Trước hết cần mô tả chi tiết về kích thước, kết cấu và những đặc điểm khác của công trình bị thiệt hại bao gồm tổng diện tích xây dựng, chiều cao, chiều rộng, chiều dài, năm xây dựng, loại kiến trúc, kết cấu nền móng, sàn, tường ngăn bên trong và bên ngoài, diện tích và vật liệu trần lợp, mái lợp, kết cấu khung, hên thống kiến trúc mở như cửa ra vào, cửa sổ bên trong và bên ngoài, tình trạng của công trình ngay trước khi bị thiệt hại. Mô tả mức độ thiệt hại (kèm theo ảnh chụp thể hiện mức độ thiệt hại của công trình): Nêu rõ các phần công trình và kết cấu bị hư hỏng hoặc phá huỷ, có sửa chữa được hay phải xây dựng lại toàn bộ, có khả năng thu hồi tận dụng được nguyên vật liệu như gạch,đá, sắt thép…hay không. Nêu phương án khắc phục cụ thể, ví dụ hư hại nào người được bảo hiểm có thể tự khắc phục được, hư hại nào phải thuê sủa chữa …Nếu người được bảo hiểm tự sửa chữa thì phải theo dõi giám sát quá trình sửa chữa và các chi phi trên cơ sở dự toán sửa chữa đã thống nhất. Nếu phải thuê đơn vị khác sửa chữa hoặc khôi phục lại thì để đảm bảo việc sửa chữa hay khôi phục vừa đạt yêu cầu về chất lượng vừa hợp lí về giá cả, giám định viên phải phối hợp và bàn bạc với người được bảo hiểm để thống nhất một phương án khắc phục tối ưu và tổ chức đấu thầu sửa chữa hoặc thay thế để chọn giá thấp nhất, sau đó phối hợp với người được bảo hiểm theo dõi giám sát chặt chẽ quá trình sửa chữa khôi phục. c, Xác định trách nhiệm của công ty bảo hiểm Để xác định được trách nhiệm bảo hiểm phải nêu được nguyên nhân xảy ra tổn thất và trên cơ sở các thông tin đã được xác định đối chiếu với các điều kiện, điều khoản, các điểm loại trừ và các điều khoản bổ sung (nếu có) để đưa ra đánh giá.Trong trường hợp phức tạp thì có thể nhờ cơ quan giám định độc lập thực hiện việc giám định nguyên nhân tổn thất. d, Tính toán tổn thất Yêu cầu lập dự toán sửa chữa với các yếu tố sau: - Dọn dẹp hiện trường - Chủng loại, số lượng và giá cả nguyên vật liệu - Chi phí lao động - Số ca kíp cần bố trí làm việc - Chi phí vận chuyển và các chi phí liên quan khác. Trên cơ sở dự toán sửa chữa có thể tiến hành đấu thầu sửa chữa hoặc chủ thầu tự khắc phục và trong trường hợp nào cũng phải đề nghị chủ thầu mở sổ kế toán riêng biẹt để quản lí và theo dõi công việc sửa chữa, khôi phục và các chi phí có liên quan như: - Số lượng và chi phí về lao động, thiết bị máy móc đã sử dụng - Chi phí về nguyên vật liệu đã sử dụng trong các công việc khôi phục và phục hồi. - Chi phí quản lí hành chính khác Tất cả các chi phí liên quan đến tổn thất đòi bồi thường đều phải được chứng minh qua hoá đơn, chứng từ biên nhận rõ ràng. Đối với các tổn thất phức tạp thì trong trường hợp cần thiết có thể mời các cơ quan tư vấn độc lập lập phương án và dự toán khắc phụcvà thay mặt cho công ty bảo hiểm theo dõi, giám sát quá trình khắc phục. Tuy nhiên, một lần nữa cần nhấn mạnh rằng việc tính toán số tiền bồi thường vẫn là việc của gáim định viên bảo hiểm(trừ khi cơ quan tư vấn giám sát cũng đồng thời cũng là một công ty giám định về bảo hiểm chuyên nghiệp) Trên cơ sở các thông tin thu thập được ở trên, kiểm tra lại đơn giá khắc phục sửa chữa và khối lượng công việc thực tế xem có vượt đơn giá và khối lượng công việc đã tham gia bảo hiểm của hạng mục bị tổn thất không, nếu vượt thì phải áp dụng một tỉ lệ dưới giá trị tương ứng khi tính toán số tiền bồi thường. Tương tự như đối với bảo hiểm tài sản việc tính toán bồi thường cũng phải căn cứ trên giá trị phế liệu có thể thu hồi được và mức khấu trừ ghi trên đơn bảo hiểm. Nếu tổn thất xảy ra đối với bên thứ ba phát sinh từ các hoạt động trên công trường có thể dẫn đến những khiếu nại chong lại người được bảo hiểm và trong đơn bảo hiểm có mở rộng bảo hiểm trách nhiệm đối với bên thứ ba thì cần thu thập ngay tức khắc các thông tin chi tiết về tất cả các nhân chứng có mặt tại hiện trường vào thời điểm xảy ra sự cố và phối hợp với người được bảo hiểm cùng xác định thiệt hại, bàn bạc thương lưọng với bên thứ ba để thoả thuận được một mức bồi thường hợp lí và đề nghị người được bảo hiểm không tự ý thừa nhận trách nhiệm với bên thứ ba nếu chưa nhận sự đồng ý bằng văn bản của Bảo Việt. Cần lưu ý việc tính toán tổn thất ở đây là tính toán số tiền có thể thuộc trách nhiệm bồi thường của Bảo Việt vì vậy trước khi bắt tay vào tính toán, người giám định viên phải kiểm tra lại hạng mục bị tổn thất có phải là hạng mục được bảo hiểm hay không hoặc có bộ phận nào của hạng mục không tham gia bảo hiểm hay không (ví dụ một nhà máy có một nhà xưởng chính và một nhà xưởng phụ nhưng họ chỉ tham gia bảo hiểm cho nhà xưởng chính…) Để tính toán chính xác số tiền bồi thường cần phải ựa trên giá trị bảo hiểm của hạng mục công trình bị tổn thất, giá trị thu hồi và trên cơ sở thu thập các thông tin, hoá đơn, chứng từ, sổ sách, các bản quyết toán sửa chữa(khôi phục) cũng như quyết toán về giá trị gốc của công trình. Những số liệu sau cần được thu thập hoặc xác định: S: số tiền bảo hiểm D: mức khấu trừ s: giá trị thu hồi d: tỉ lệ khấu hao theo thời gian t: thời gian sử dụng của công trình Vr: giá trị thay thế mới của công trình tại thời điểm xảy ra thiệt hại Va: giá trị còn lại thực tế của công trình tại thời điểm xảy ra tổn thất Va=Vr *(1-dt) C1: chi phí sửa chữa, khôi phục công trình bị tổn thất C2: chi phí sửa chữa,khôi phục sau khi trừ đi khấu hao C2 = C1(1-dt) l: Số tiền bồi thường * Tổn thất toàn bộ (C2>=Va hoặc thiệt hại không thể sửa chữa khôi phục được) - Nếu S>=Va-s l=Va-s-D - Nếu S< Va-s l= S-D * Tổn thất bộ phận (C2< Va) - Nếu bảo hiểm đúng hoặc trên giá trị (S>=Va) l=C2-s-D - Nếu bảo hiểm dưới giá trị (S<Va) l={(C2-s)*S/Va}- D Một số điểm cần nhấn mạnh: Theo các công thức trên chúng ta có thể thấy rằng trong mọi trường hợp điều quan trọng là phải xác định cho được giá trị thực tế của tài sản ngay trước thời điểm xảy ra thiệ hại để làm cơ sở tính toán và đối chiếu khi tính toán số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm bảo hiểm vì một số nguyên tắc cơ bản được áp dụng trong các đơn bảo hiểm tài sản tiêu chuẩn hiện nay là số tiền bồi thường không được vượt quá giá trị thực tế của tài sản bị tổn thất ở thời điểm ngay trước thời điểm xảy ra tổn thất. Giá trị thực tế của tài sản ngay trước thời điểm xảy ra tổn thất (Va) được xác định bằng cách lấy gái trị thay thế mới (tức là giá trị khôi phục lại như mới được thể hiện trong các công thức trên là Vr) tại thời điểm xảy ra tổn thất trừ đi một giá trị khấu hao phù hợp trên cơ sở thời gian sử dụng hiện trạng của tài sản đó tính ở thời điểm xảy ra tổn thất. Như vậy nếu tỉ lệ khấu hao theo thời gian là d và thời gian sử dụng tài sản tính đến thời điểm bị tổn thất là t và nếu chưa tính đến hiện trạng thực tế của tài sản đó thì giá trị thực tế của nó ngay trước thời điểm xảy ra tổn thất sẽ là: Va= Vr – Vr*d t=Vr(1-dt) Hầu hết trong các truòng hợp tính toán bồi thường, chúng ta vẫn lấy tỉ lệ khấu hao theo thời gian ghi trong các sổ sách kế toán của người được bảo hiểm làm giá trị để xác định Va. Tuy nhiên không phải lúc nào tỉ lệ khấu hao theo sổ sách kế toán cũng phản ánh chính xác mức độ hao mòn thực tế của tài sản. Chẳng hạn doanh nghiệp A và doanh nghiệp B cùng xây xong và đưa vào sử dụng nhà xưởng của họ vào cùng một thời điểm. Giả sử các nhà xưởng này có cùng kích thước và kết cấu giống nhau nhưng sau 5 năm giá trị thực tế của chúng có thể vẫn khác nhau tuỳ thuộc vào nhiều yếu tốnhư chế đọ bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên đối với các nhà xưởng đó được các doanh nghiệp này thực hiện ở mức độ khác nhau hoặc trong quá trình sử dụng doanh nghiệp A nâng cấp thay mới, cải tạo, trang bị thêm một số thiết bị….cho dù trong sổ sách kế toán của họ vẫn áp dụng cùng một tỉ lệ khấu hao hằng năm đối với các nhà xưởng này. Vì vậy khi tiến hành giám định, người giám định viên phải phân tích đánh giá cẩn thận về hiện trạng thực tế của tài sản trước khi bị tổn thất, tham khảo nhiều nguồn thông tin, bàn bạc thương lượng với người được bảo hiểm để có thể đưa ra một tỉ lệ khấu hao phù hợp mặc dù việc đánh giá này trong nhiều trường hợp không thể chính xác được một cách tuyệt đối. Như đề cập ở trên, trong mọi trường hợp đều phải xác định giá trị thực tế của tài sản ngay trước thời điểm xảy ra thiệt hại là Va mà Va chỉ có thể được xác định khi đã xác định được Vr. Vì vậy trong mọi trường hợp đều phải xác định hoặc đánh giá được Vr tức là giá trị thay thế mới (xây mới) của toàn bộ công trình ngay trước thời điểm xảy ra tổn thất cho dù thiệt hại thực tế chưa tới mức phải khôi phục lại toàn bộ công trình. Giá trị thay thế mới tại thời điểm xảy ra tổn thất Vr là toàn bộ các chi phí cần thiết để khôi phục lại công trình tính tại thời điểm xảy ra tổn thất trong trường hợp xảy ra tổn thất toàn bộ. Giá trị này bao gồm giá trị nguyên vật liệu ( bao gồm cả chi phí vận chuyển đến chân công trình ) tiền công để xây dựng, lắp đặt lại, chi phí giám sát thi công và trong trường hợp nguyên vật liệu hoặc thiết bị phải nhập khẩu từ nước ngoài thì còn bao gồm cả thuế nhập khẩu, thuế hải quan và toàn bộ các chi phí này được tính tại thời điểm xảy ra tổn thất. Một cách đơn giản thì giá trị thay thế mới tại thời điểm xảy ra tổn thất có thể được xác định bằng công thức sau: Vr=Vr1 *k trong đó: Vr: giá trị thay mới của hạng mục tài sản bị tổn thât tại thời điểm xảy ra thiệt hại Vr1:gái trị xây mới ban đầu của công trình k: hệ số tính đến sự thay đổi về giá cả nguyên vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí có liên quan khác.(thường là tăng) Thông thường thì k>1 và được gọi là hệ số trượt giá Trong những trường hợp phức tạp có thể thuê một công ty tư vấn về xây dựng có uy tín để xác định giá trị Vr và việc này cần có sự bàn bạc và nhất trí giữa công ty bảo hiểm và người được bảo hiểm . Ngoài ra theo các công thức trên những vấn đề cũng cần phải hết sức quan tâm khi tính toán tổn thất là phải kiểm tra xem giá trị bảo hiểm của công trình có thấp hơn giá trị thực tế của công trình tại thời điểm xảy ra tổn thất hay không và giá trị những phần có thể thu hồi được là bao nhiêu để lựa chọn công thức tính toán cho phù hợp. Các công thức trên đây chỉ áp dụng trong các trường hợp không áp dụng điều khoản bảo hiểm theo giá trị khôi phục (réintatement Value Clause) trong đơn bảo hiểm. Trong trường hợp áp dụng điều khoản này thì số tiền bồi thường sẽ được tính toán trên cơ sở gái trị thay thế mới Vr tức là không trừ giá trị khấu hao với điều kiện công việc khôi phục, thay thế mới phải được thực hiện trong vòng 12 tháng sau khi xảy ra sự cố. Dù áp dụng điều khoản này thì nguyên tắc bồi thường theo tỷ lệ dưới giá trị vẫn được áp dụng, chỉ khác là giá trị thay thế mới tại thời điểm xảy ra tổn thất Vr (chứ không phải giá trị thực tế Va) mới là giá trị để so sánh với giá trị bảo hiểm xem người được bảo hiểm có tham gia bảo hiểm dưới giá trị hay không? 4. Giải quyết bồi thường 4.1. Qui trình của việc giải quyết bồi thường Ngay sau khi nhận được thông báo tổn thất của người được bảo hiểm, người bảo hiểm hay đại diện của họ phải lập tức tới ngay hiện trường để giám định tổn thất và tìm cách hạn chế tổn thất cùng với người được bảo hiểm. Nếu tổn thất lớn và cần thiết phải có sự giám định của các chuyên gia có kinh nghiệm (trong khi người bảo hiểm chưa có các chuyên gia này) thì có thể mời các chuyên gia của các tổ chức nước ngoài chuyên làm công tác giám định để giám định và đánh giá tổn thất…. Trình tự giải quyết một vụ bồi thường như sơ đồ kèm theo sau đây: Sơ đồ của việc giải quyết tổn thất Hướng dẫn thông báo tổn thất Thông báo tổn thất Kiểm tra các thông tin về tổn thất Giám đốc Làm rõ phạm vi và nguyên nhân tổn thất Kiểm tra bổ sung thông qua chuyển giao Thông báo bồi thường tổn thất-trả tiền Đề ra các biện pháp đề phòng tổn thất Thống kê số liệu Đánh giá rủi ro Điều chỉnh phí Ghi chú:a, chỉ các công việc bắt buộc phải làm b, chỉ các công việc tiến hành nếu cần. Một số điểm cần chú ý khi tiến hành giải quyết tổn thất: * Tài liệu chứng từ cần thiết để nghiên cứu giải quyết bồi thường: - Đơn bảo hiểm và các điều khoản bổ sung - Hoá đơn thanh toán phí bảo hiểm - Thông báo tổn thất (nêu rõ diễn biến, hậu quả và các biện pháp hạn chế tổn thất) - Biên bản giám định - Báo cáo cảu công an (trong trường hợp cần thiết) * Xác định trách nhiệm bồi thường căn cứ vào: - Thời hạn của đơn bảo hiểm - Địa điểm công trình và nơi xảy ra tổn thất - Phạm vi bảo hiểm (dựa vào nguyên nhân gây ra tổn thất) * Giới hạn trách nhiẹm cao nhất mà người bảo hiểm phải gánh chịu: - Giá trị bảo hiểm - Trách nhiệm đối với người thứ ba - Giới hạn trách nhiệm cao nhất trong các trường hợp tổn thất do các rủi ro thiên tai (động đất, lũ, lụt….) Trong trường hợp cháy nổ mà nguyên nhân chưa rõ ràng cần chú ý đến trường hợp cố tình đốt để thủ tiêu tang chứng, để đòi tiền bảo hiểm …hay nói cách khác là đẻ lừa đảo trong bảo hiểm nhằm kiếm lời. Trong những trường hợp này người bảo hiểm cần phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan công an, toà án để làm sáng tỏ nguyen nhân gay ra tổn thất và trách nhiệm của người được bảo hiểm trong vụ việc này. Trường hợp tổn thất xảy ra trong khu vực công trường nhưng lại do một nhà thầu khác gây ra (nhà thầu này cũng là người được bảo hiểm) thì cũng không được bồi thường, trừ trường hợp NĐBH có bảo hiểm thêm bằng điều khoản bổ sung số 002 (trách nhiệm chéo) 4.2. Các vấn để trong giải quyết bồi thường thông thường a, Công trình dân dụng Thiệt hại do bão Các ví dụ điển hình: - Sói lở trên mặt đường - Nghiêng đường - Sụt lở đê chắn - Lấp đầy những lỗ đào Một số vấn đề cần quan tâm: - Cái đó được dự tính trước không? - Tính toán về khối lượng đó có đúng không? - Về thiết kế và tay nghề - Mực nước ngầm thông thường và mực nước cao nhất b, Sai sót trong thiết kế Ví dụ điển hình: - Thiết kế theo tiêu chuẩn thông thường - Các bức tường chắn - Đóng vào các lớp đá vôi - Lát mặt đường - Phần còn lại của nguyên liệu Một số vấn đề: - Có thiệt hại không? - Có làm tốt hơn không? - Mức khấu trừ c, Sai sót trong tay nghề Ví dụ điển hình: Tạo ra sự đóng cục trên bề mặt của đường Một số vấn đề: - Mức độ thiệt hại? - Công việc sửa chữa? - Thiệt hại hoặc có hại? d,Cháy tại công trường xây dựng Một số vấn đề: - Bồi thường cái gì và tính toán bồi thường như thế nào? - Việc xác định số lượng tính toán đó có đúng không? e,Thiệt hại đối với các phương tiện ngầm Ví dụ điển hình: Việc đào xuyên vào các công trình Một số vấn đề: - Người xây dựng có tiến hành các biện pháp xem xét vị trí của công trình sẵn có hay không ? - Có sự chỉ dẫn trong khi đào đất không? f,Trộm cướp Ví dụ điển hình: - Thiệt hại đối với nguyên vật liệu xây dựng - Thiệt hại đối với các thiết bị về điện - Mất mát máy móc xây dựng Một số vấn đề: - Tính toán số lượng có đúng không? - Vật bị mất có để sai vị trí khong hoặc sử dụng chỗ nào khác nữa - Vấn đề về quản lí thống kê. g, Chấn động, suy yếu bộ phận chống đỡ Ví dụ điển hình: - Công việc đóng cọc - Công việc đào móng Một số vấn đề: - Thiệt hại đã có sẵn từ trước là bao nhiêu? - Trao đổi về kĩ thuật chuyên môn Cần chú ý trong vấn đề giải quyết bồi thường : Sự tăng giá khi sửa chữa không hề ảnh hưởng gì tới người được bảo hiểm tức là trong các trường hợp tổn thất bộ phận, hình thức bồi thường mới hay cũ được áp dụng (người bảo hiểm bồi thường 100% số tiền sửa chữa mà không trừ đi phần khấu hao đã sử dụng). Tuy nhiên các chi phí nhằm hoàn thiện, làm tốt hơn so với hiện trạng ban đầu không được bồi thường. Người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường các chi phí sửa chữa cần thiết, nhằm đưa đối tượng được bảo hiểm trở về trạng thái cũ ngay trước khi xảy ra tổn thất. Trong trường hợp tổn thất toàn bộ, số tiền bồi thường phụ thuộc vào tuổi thọ của công trình (thời gian sử dụng). Phụ thuộc vào loại công trình được bảo hiểm, cho dù nó đã có thời gian sử dụng nhất định, nhưng nếu trong đơn bảo hiểm có qui định rõ thì công trình vẫn có thể được bồi thường trong trường hợp tổn thất toàn bộ bằng giá trị thay thế mới hay bằng với giá trị bảo hiểm. nếu công trình đã sử dụng vượt quá thời gian qui định trong đơn bảo hiểm thì người bảo hiểm sẽ chỉ bồi thường giá trị còn lại của công trình tại thời điểm ngay trước khi xảy ra tổn thất. Bồi thường theo tỉ lệ bảo hiểm dưới giá trị sẽ được áp dụng, nếu số tiền bảo hiểm cho tới thời điểm xảy ra tổn thất nhỏ hơngiá trị mới của công trình. Người bảo hiểm cũng phải bồi thường tổn thất đối với công trình được bảo hiểm trong những trường hợp tổn thất do bên thứ ba gây ra. Ngược lại người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm về các tổn thất đối với tài sản của bên thứ ba. Trong các trường hợp tổn thất do bất kì người thứ ba nào gây ra, người bảo hiểm cố gắng tới mức tối đa khiếu nại người thứ ba gây ra thiệt hại nhằm mục đích thu lại số tiền đã bồi thường, tuy nhiên công việc này thường rất khó khăn, phức tạp, tẻ nhạt và chi phí rất lớn. IV.Một số chỉ tiêu đánh giá về hoạt động giám định - bồi thường bảo hiểm. Là một khâu rất quan trọng trong dịch vụ sau bán hàng, giám định – bồi thường bảo hiểm rất được các doanh nghiệp bảo hiểm chú trọng. Việc hoàn thành tốt công tác này được đánh giá qua một số tiêu chí quan trọng sau: trung thực, khách quan, khoa học, kịp thời, chính xác. - Trung thực: có thể nói trung thực là yếu tố hàng đầu và quan trọng nhất trong quá trình giám định và xét giải quyết bồi thường được đặt ra đối với các giám định viên. Khi một sự kiện bảo hiểm xảy ra, liệu cái rủi ro đó có được bồi thường hay không? trách nhiệm của nhà bảo hiểm đối với rủi ro đó như thế nào…phụ thuộc rất nhiều vào biên bản giám định của giám định viên và kết luận cuối cùng của giám định viên về nguyên nhân xảy ra tổn thất và diễn biến của sự việc. Sự trung thực của giám định viên sẽ góp phần phản ánh chính xác hiệu quả nghiệp vụ trong quá trình triển khai và trách nhiệm của công ty bảo hiểm đối với tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm của mình. - Khách quan: đây là yếu tố rất nhạy cảm với người được bảo hiểm, liệu họ có lo ngại về việc trung thực của các giám định viên trong kết luận cuối cùng khi trong nhiều tổn thất chính bản thân công ty bảo hiểm là người tổ chức giám định. Các giám định viên có thiên vị cho công ty bảo hiểm trong các kết luận cuối cùng không là câu hỏi mà rất hay được đặt ra đối với công ty bảo hiểm của người được bảo hiểm. Chính vì thế tạo được yếu tố khách quan trong quá trình giám định se rất quan trọng và tạo được lòng tin, sự tín nhiệm tuyệt đối của người được bảo hiểm .Thuê một công ty giám định độc lập là giải pháp tốt trong nhiều trường hợp và giải thích căn kẽ cho người được bảo hiểm rõ về rủi ro gặp phải cũng như trach nhiệm của công ty trong sự cố đã xảy ra trước khi tiến hành bồi thường là điêu rất nên chú trọng ở các công ty bảo hiểm. - Khoa học: đứng trước một tổn thất vừa xảy ra của đối tượng bảo hiểm thì giải quyết ngay như thế nào cho hiệu quả nhất là một đòi hỏi không đơn giản đối với các giám định viên. Xử lí tình huống một cách khoa học và đúng qui trình sẽ tạo điều kiện rất nhiều cho công tác giải quyết bồi thường sau này. - Kịp thời: ngay sau khi được thông báo tổn thất giám định viên cần có mặt nhanh nhất tại hiện trường để đảm bảo ghi nhận được một cách chính xác diễn biến của sự việc. Thu nhận những kết quả thực tế của hiện trường sẽ làm giảm bớt rất nhiều sự phức tạp trong vấn đề giải quyết so với việc khi hiện trường đã bị thu dọn, tác động. Sự kịp thời cũng góp phần tạo cảm giác quan tâm đối với người được bảo hiểm của công ty. Tính kịp thời còn được đặc biệt coi trọng trong khâu giải quyết bồi thường, sau khi có những thông tin thu nhận, công ty bảo hiểm cần phải nhanh chóng xem xét hồ sơ và sự việc để đưa ra những quyết định bồi thường kịp thời giúp người bị hại nhanh chóng ổn định tâm lí và khắc phục hậu quả. Giúp họ có thể sớm tiếp tục công việc, khôi phục sản xuất kinh doanh và trở lại hoạt động bình thường. - Chính xác: mọi quyết định của công ty bảo hiểm đưa ra về việc bồi thường phải được xem xét một cách kĩ lưỡng để đảm bảo tính chính xác trong quyết định. Tổn thất xảy ra có được bảo hiểm hay không? nếu có thì số tiền bồi thường sẽ là bao nhiêu?…có tác động rất lớn đối với người được bảo hiểm cũng như bản thân công ty bảo hiểm. Nếu tính chính xác không cao có thể gây thiệt thòi cho người được bảo hiểm, không đảm bảo quyền lợi cho người được bảo hiểm.Hoặc sẽ làm thất thoát của công ty do bồi thường quá so với thiệt hại thực tế. Điều này sẽ làm giảm tính chính xác trong việc đánh giá kết quả kinh doanh nghiệp vụ . PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TRONG BHXD TẠI BẢO VIỆT HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2000-2005 I. Đánh giá kết quả kinh doanh nghiệp vụ BHXD tại Bảo Việt Hà Nội 1. Khái quát về thị trường bảo hiểm xây dựng Ngày nay trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào, để có thể tiến hành, người ta không thể không nghiên cứu thị trường. Mặc dù có quá nhiều khái niệm về thị trường, nhiều sách vở bàn về thị trường nhưng hiểu một cách chung nhất “thị trường bao gồm toàn bộ các hoạt động trao đổi hàng hoá được diễn ra trong sự thống nhất với các mối quan hệ do chúng phát sinh gắn liền với một không gian nhất định ” Theo thuật ngữ bảo hiểm, thị trường bảo hiểm là nơi mua và bán các dịch vụ bảo hiểm khác nhau. Trong những năm vừa qua nền kinh tế thủ đô tiếp tục tăng trưởng cùng với sự đi lên của đất nước, nhiều chỉ tiêu quan trọng đề ra đã đạt được thành tích đáng khích lệ. Tình hình kinh tế khu vực đã bắt đầu có sự phục hồi, tuy nhiên chưa có phát triển ổn định do đó đầu tư nước ngoài chưa có dấu hiệu khôi phục trở lại. Địa bàn Hà Nội là nơi có mặt của tất cả các Công ty bảo hiểm cổ phần và các công ty 100% vốn nước ngoài. Tuy mới tham gia thị trường nhưng các công ty này đã có sự ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm Việt Nam. Các Công ty này đều là cổ đông, là các ngành kinh tế mạnh của quốc gia và đều dùng các biện pháp hành chính để ép buộc các đơn vị kinh tế trực thuộc tham gia bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm của ngành. Đơn cử chỉ riêng trong ngành bưu điện, Bảo Việt Hà Nội đã mất một dịch vụ với công ty bảo hiểm cổ phần Bưu điện (PTI) với tổng doanh thu lên tới 3 triệu đồng. Việc nhà nước cho phép các công ty bảo hiểm lien doanh với nước ngoài mở rộng lĩnh vực kinh doanh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thị phần của công ty, chỉ riêng công ty liên doanh bảo hiểm quốc tế (VIA) được phép mở rộng cung cấp các nghiệp vụ bảo hiểm đã không chuyển dịch vụ cho Bảo Việt nữa làm giảm doanh thu của công ty hơn 2 tỷ đồng. Sự hoạt động của công ty liên doanh Việt-Úc làm cho BVHN mất toàn bộ các dịch vụ của các công trình được đầu tư vốn qua Ngân Hàng đầu tư phát triển Việt Nam. Từ đặc điểm tình hình như nêu ở trên, thị trường bảo hiểm trên địa bàn Hà Nội tuy đã phát triển song cũng gặp không ít khó khăn, Bảo Việt Hà Nội chấp nhận phải cạnh tranh, chia sẻ thị phần với công ty cùng kinh doanh dịch vụ này trên thị trường. 2. Thực trạng triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm xây dựng tại BVHN. Do sớm nắm bắt được tình hình của thị trường và thấy rõ được tầm quan trọng của sự phát triển nghiệp vụ này trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp, trong thời gian qua BVHN đã đưa ra nhiều biện pháp: 2.1.Về chính sách sản phẩm Tất cả các sản phẩm liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng mà Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam có đều được công ty Bảo hiểm Hà Nội triển khai, có những sản phẩm lần đầu tiên xuất hiện ở thị trường Việt Nam. Hàng năm, công ty thường khảo sát, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để kiến nghị lên ban lãnh đạo Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) có chiến lược nghiên cứu thiết kế các sản phẩm mới nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của khác hàng. hiện nay công ty đang triển khai một số sản phẩm liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng như: Bảo hiểm máy móc xây dựng; Bảo hiểm các công trình xây dựng đã hoàn thành; Bảo hiểm trách nhiệm của kiến trúc sư và kĩ sư tư vấn về xây dựng. Để duy trì và triển khai tốt các sản phẩm này trên thị trường không phải là không có những trở ngại, nhất là trong điều kiện như Việt Nam hiện nay, mặc dù các nhà đầu tư khi đầu tư bất cứ một công trình xây dựng nào họ cũng đặt ra những yêu cầu về bảo hiểm cho nguồn tiền của mình, tuy nhiên đó chỉ là những sản phẩm mang tính chất bắt buộc. Còn những sản phẩm mang tính chất tự nguyện như bảo hiểm trách nhiệm của kiến trúc sư và kĩ sư tư vấn về xây dựng thì quả là không hề dễ dàng, bởi thói quen của người dân Việt Nam về bảo hiểm trong nghề nghiệp, do thu nhập của mọi người còn thấp và có những người có nhu cầu bảo hiểm lại không biết tìm nơi cung cấp dịch vụ. Khó khăn thì đã rõ, tuy nhiên cần phải khẳng định đây là công việc mang tính chất ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng công tác giám định và giải quyết bồi thường trong bhxd tại bảo việt hà nội giai đoạn 2000-2005.DOC
Tài liệu liên quan