Đề tài Thực trạng và một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng tại các cụm xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La

Khi thực hiện chương trình này, vẫn theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", đối với khu vực biên giới là vùng khó khăn, dân cư¬ thư¬a thớt nên Nhà nước đầu t¬ư là chủ yếu, huy động nhân dân đóng góp thực hiện phát tuyến, đào rãnh đất, giải toả mặt bằng thi công và thực hiện công tác quản lý sửa chữa các tuyến đường khi khai thác sử dụng. Các đường tuần tra biên giới sử dụng nguồn vốn quốc phòng phối hợp với huy động sức dân. Các vùng thuộc khu tái định cư¬ thì có thêm vốn tái định cư thuỷ điện Sơn la (xin ứng trư¬ớc vốn). Trong quá trình quản lý đầu tư xây dựng các tuyến đường này, Uỷ ban nhân dân huyện đã phối hợp tốt với Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Sơn La trong quá trình thi công , các dự án thực hiện đúng tiến độ, đúng nguyên tắc đầu tư, chất lượng công trình đảm bảo. Tuy nhiên, trong quá trình thi công thì vấn đề huy động sức dân vào xây dựng công trình còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả lao động không cao.

* Ngoài ra còn tiến hành cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới một số tuyến đường giao thông nông thôn (cấp phối, đường đất,.) từ trung tâm xã đi các bản, liên bản, liên xã. Với nguồn vốn từ dân, do dân tự làm (dân làm là chính). Một số cụm xã đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân làm đường giao thông.

 

doc126 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1671 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng tại các cụm xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh tế hàng hoá phát triển tại các trung tâm cụm xã. Vốn để thực hiện chương trình này được sử dụng từ ngân sách tập trung và vốn của các chương trình mục tiêu chủ yếu là chương trình 135. Cụ thể, đã và đang triển khai những dự án sau :( Bảng 11) Phần lớn những dự án này trong quá trình thi công đều phải chỉnh lại cho phù hợp với giá cả, tổng mức mới và nhiệm vụ di dân tái định cư. * Chương trình làm đường giao thông đến các xã chưa có đường (triển khai năm 2001). Trong đó có vốn đầu tư cho một số xã thuộc các cụm xã trọng điểm như Chiềng Khừa, Làng Chếu, Cò mạ là 65,804 tỷ chiếm 18,4% tổng số 339 tỷ dự kiến đầu tư cho làm đường giao thông đến các xã chưa có đường. Trong đó vốn thuộc Ngân sách Nhà nước là 46,063 tỷ và 19,741 tỷ từ các nguồn khác. Vốn Nhà nước được huy động từ các chương trình dự án trên dịa bàn cho từng công trình năm 2001 như sau: (Bảng 12) Bảng 11 : vốn đầu tư cho nhựa hoá đường đến 13 trung tâm cụm xã trọng điểm tỉnh Sơn La đến năm 2001 Đơn vị: Triệu đồng: Số TT Tuyến đường Chủ đầu tư khối lượng (km) Tổng dự toán Thực hiện năm 2000 Thực hiện năm 2001 Nguồn vốn 1 Đường101 đến bản Mòng xã Tô Múa Sở GTVT 22 23.892 5.628 1.227,5 ngân sách tập trung 2 Đường108 - trung tâm bản Co Mạ - xã Cò Mạ Sở GTVT 13 19.000 3.200 3.748,8 ngân sách tập trung 3 Đường107 - trung tâm bản khoang - xã Chiềng.Khoang Sở GTVT 34 38.000 2.837 721 135 4 Đường114 - trung tâm Bản lằn - Mường Do Sở GTVT 22 25.000 - 600 747 5 Đường105 - trung tâm cụm xã Sốp cộp Sở GTVT 34 78.000 - 700 135, Khác 6 Đường103 - trung tâm Kim Chung xã Phiêng Khoài Sở GTVT 42 22.448 13.580 3.445 Khác 7 Đ.QL 43 - Chiềng ve đến TTCX Chiềng Sơn. H.Mộc Châu 4 1500 - 800 135, Khác 8 Đường Trung tâm bản Háng xã Làng Chếu H.Bắc Yên 22 13.000 - 750 ngân sách tập trung, 135, Khác 9 Trung tâm Bản Phày xã Ngọc Chiến H.MườngLa 34 34.000 - 1550 ngân sách tập trung , 747, Khác, 135 10 Trung tâm Đường bản Cang Mường - xã Mường Chanh Sở GTVT 15 32.500 4300 1400 Khác 11 Đường trung tâm bản Mường La xã Mường Lầm H.SôngMã 30 30.000 - 500 Khác Tổng : 29.545 15.442,3 Nguồn Sở Kế hoạch và Đầu tư Sơn la Bảng 12: Vốn đầu tư cho đường giao thông đến các xã chưa có đường thuộc cụm xã trọng điểm từ chương trình mục tiêu Đơn vị : Triệu đồng. STT Tuyến đường Khối lượng (km) Tổng dự toán Thực hiện năm 2001 Tổng số 135 Sự nghiệp kinh tế 1 MườngSang - Chiềng Khừa 20 29.527 450 400 50 2 Long Hẹ - ét Tòng 8 6.170 350 300 50 3 Cò Mạ - Pá Lông 18 10.107 350 300 50 4 Liệp Muội - Nậm ét 10 5.000 350 300 50 5 Làng Chếu - Xím Vàng 14 7.700 300 250 50 6 Xím vàng - Hang chú 20 14.000 300 250 50 Tổng số: 2.100 1800 300 Nguồn : Sở kế hoạch và đầu tư Sơn la * Chương trình xây dựng đường giao thông khu vực biên giới: Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội gắn với công tác tăng cường an ninh quóc phòng khu vực biên giới Quốc gia, khai thác tốt tiềm năng khu vực biên giới. Nên kế hoạch xây dựng các tuyến đường giao thông khu vực biên giới được đẩy mạnh bao gồm : Hệ thống đường giao thông nối từ trục chính đến trung tâm các xã, các bản, khu tái định cư công trình thuỷ điện Sơn la, đường phục vụ tuần tra, kiểm soát biên giới, khu vực biên giới có quốc lộ 43, đường tỉnh lộ 105 và 103. Hiện các tuyến đường này đã có dự án khả thi được duyệt và đang triển khai thi công, đã mở mới được 17,5 km đường giao thông nông thôn với vốn đầu tư thực hiện ( tính đến 31/12/2001) là 1073 triệu đồng . Bảng 13: vốn đầu tư cho các tuyến đường biên giới thuộc cụm xã trọng điểm Đơn vị : triệu đồng Tuyến đường Hình thức đầu tư Quy mô dự kiến Khốilượng (km) Thực hiện năm 2001 Ghi chú khốilượng (km) vốn đầu tư Mường Cai - Mường Hung Mở mới Giao thông nông thôn 9 5 1073 Đang thi công Mường Hung - Chiềng Khương Mở mới Giao thông nông thôn 15 2,5 120 Đang thi công Phiêng Khoài - Lao - Khô Nâng cấp Giao thông nông thôn 10 10 6000 Đang làm thủ tục thanh toán Tổng 34 17.5 7193 Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Khi thực hiện chương trình này, vẫn theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", đối với khu vực biên giới là vùng khó khăn, dân cư thưa thớt nên Nhà nước đầu tư là chủ yếu, huy động nhân dân đóng góp thực hiện phát tuyến, đào rãnh đất, giải toả mặt bằng thi công và thực hiện công tác quản lý sửa chữa các tuyến đường khi khai thác sử dụng. Các đường tuần tra biên giới sử dụng nguồn vốn quốc phòng phối hợp với huy động sức dân. Các vùng thuộc khu tái định cư thì có thêm vốn tái định cư thuỷ điện Sơn la (xin ứng trước vốn). Trong quá trình quản lý đầu tư xây dựng các tuyến đường này, Uỷ ban nhân dân huyện đã phối hợp tốt với Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Sơn La trong quá trình thi công , các dự án thực hiện đúng tiến độ, đúng nguyên tắc đầu tư, chất lượng công trình đảm bảo. Tuy nhiên, trong quá trình thi công thì vấn đề huy động sức dân vào xây dựng công trình còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả lao động không cao. * Ngoài ra còn tiến hành cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới một số tuyến đường giao thông nông thôn (cấp phối, đường đất,...) từ trung tâm xã đi các bản, liên bản, liên xã. Với nguồn vốn từ dân, do dân tự làm (dân làm là chính). Một số cụm xã đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân làm đường giao thông. Bảng 14: Các công trình giao thông đã và đang triển khai thuộc cụm xã trọng điểm stt công trình năng lực thiết kế nguồn vốn sử dụng 1 Đ. giao thông nông thôn Chiềng En - Pú Pẩu 8,4 km định canh định cư, 135 2 Đ. giao thông Nà Ngựu - Mường Lầm 3 km chương trình mục tiêu 3 Nâng cấp rải nhựa trung tâm cụm xã Phiêng Khoài 1km xây dựng cơ bản tập trung 4 Đ. trung tâm cụm xã Làng Chếu - Xím Vàng 14 km xây dựng cơ bản tập trung 5 Đ. Chiềng Khay - Mường Giôn 8,9 km xây dựng cơ bản tập trung 6 Đ. Bó Hin - Chiềng Khừa 8 km 135 7 Đ. Long hẹ - é Tòng 6 km 135 8 Đ. giao thông nông thôn MườngBám-Púng Lao 5 km 135 9 Đ. Co mạ - Long Hẹ 9,2 km chương trình mục tiêu 10 Đ. giao thông Tà Xùa- Làng Chếu 8,2 km 135 11 Đ. giao thông nông thôn Làng Chếu- Xím Vàng 5 km 135 12 Đ. giao thông nông thôn Pắc Ma- Mường Giôn 4,5 km 135 13 Đ. Kim Chung - Lao Khô 11,7 km 135 14 Đ. giao thông nông thôn trung tâm cụm xã Sốp Cộp 6 km 135 15 Đ. giao thông nông thôn Cò Mạ - Pá Lông 17 km chương trình mục tiêu 16 Đ. giao thông nông thôn ChiềngKhoang-Nậm ét 13 km xây dựng cơ bản tập trung 17 Đ. Pá Lông - Co Tòng 8 km chương trình mục tiêu 18 Đ. Sốp Cộp - Mường Và- Mường Lạn 28 km xây dựng cơ bản tập trung 19 Đ. giao thông nông thôn Pá Cúng- Chiềng Khừa 8 km 135 20 Đ. giao thông nông thôn ChiềngEn -Mường Lầm 7km 135 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hàng năm, nhiều xã đã chủ động tu sửa nâng cấp đường với vốn đóp góp từ dân, Nhà nước và các tổ chức sản xuất kinh doanh hỗ trợ vật tư máy móc làm đường. Một số nơi đã tổ chức phân cấp các tuyến đường cho các xã, các bản trên địa bàn quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa hàng năm. Cấp nào quản lý đường cấp ấy. Tuy nhiên, đầu tư phát triển giao thông trên địa bàn các cụm xã trọng điểm còn chưa tập trung dứt điểm, chất lượng đường chưa được chú ý. Một số vướng mắc còn tồn tại như: - Phát triển giao thông đã có bước chuyển biến tốt, tuy nhiên còn chưa đều, một số huyện, cụm xã chậm triển khai thực hiện chỉ đạo của tỉnh, thiếu chủ động trong việc triển khai phong trào, thiếu sự phối hợp, thiếu sự kiểm tra đôn đốc. - Việc phân cấp quản lý hệ thống đường giao thông chưa tốt, chưa phân rõ trách nhiệm giữa các ngành, trách nhiệm giữa các cấp, việc tổ chức cam kết và thực hiện công tác bảo vệ, duy tu, bảo dưỡng các công trình giao thông một số xã chưa được duy trì hàng năm. - Sự phối hợp giữa các xã trong việc triển khai làm đường giao thông liên xã còn chưa tốt, việc này đòi hỏi lãnh đạo các huyện phải có biện pháp để tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các xã. - Địa bàn các cụm xã địa hình phức tạp, đất rộng người thưa, nên trong quá trình thi công gặp rất nhiều khó khăn như vận chuyển nguyên vật liệu. Các cán bộ làm công tác xây dựng giao thông nông thôn ở các huyện còn quá mỏng có huyện, có xã không có cán bộ giao thông chuyên trách nên đã làm hạn chế rất nhiều trong việc tham mưu chỉ đạo thực hiện phong trào xây dựng giao thông nông thôn ở cơ sở dẫn đến việc tổ chức xây dựng đạt hiệu quả không cao. - Khối lượng các dự án lớn, vốn đầu tư thấp lại phân tán không dứt điểm, các xã chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý đầu tư xây dựng lại thêm điều kiện khó khăn về đi lại vận chuyển nguyên vật liệu, về thời tiết chỉ khởi công được vào mùa khô nên các dự án triển khai chậm, chất lượng không cao. - Các nguồn vốn lồng ghép không tốt, phân tán, vốn dân góp không nhiều phần lớn là lao động thủ công nên chỉ làm được những việc có tính đơn giản. - Số công trình có quy mô lớn, thời gian thi công dài chậm phát huy tác dụng còn chiếm tỷ trọng cao. - Đầu tư cho giao thông chưa được chú ý nhiều đến chất lượng đường giao thông, các cụm xã chủ yếu vẫn là đường giao thông nông thôn nền đường hẹp, dốc lớn, các công trình thoát nước hầu như chưa có. Một số vùng chỉ thông xe một mùa, mùa mưa thường bị ách tắc sạt lở. Lượng vốn cho tu sửa rất lớn mà không hiệu quả do không đầu tư dứt điểm được. - Một số địa bàn xã chính quyền địa phương chưa quản lý sâu sát trong việc chỉ đạo công tác phát triển giao thông, đặc biệt là công tác tự vận động nhân dân làm đường chưa cao, phong trào chưa sâu rộng. Công tác chỉ đạo điều hành chưa tốt (số ngày công lớn mà không hiệu quả). Như vậy, đầu tư cho phát triển hệ thống giao thông ở địa bàn các cụm xã thời gian qua được đẩy mạnh, đây là hạ tầng được đầu tư mạnh nhất. Đầu tư cho phát triển giao thông đã huy động được một lượng vốn lớn và kết quả được khả quan, phong trào làm đường giao thông triển khai rộng, toàn diện đầu tư cả các trục đường chính và các trục đường giao thông nông thôn liên xã, liên bản; đầu tư cho cả xây dựng mới và nâng cấp các tuyến. Nhân dân các xã đóng góp chiếm tỷ lệ lớn. 2.1.2. Thuỷ lợi: Sau giao thông là hệ thống thuỷ lợi, các công trình này có ý nghĩa quan trọng phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân. - Trong thời gian qua, tỉnh đã chú trọng nhiều đến đầu tư cho thuỷ lợi. Cụ thể là đầu tư cho kiên cố hoá và sửa chữa các đập đầu mối (đập chắn nước), bán kiên cố các hệ thống kênh mương thuộc các cụm xã. Xây dựng mới nhiều công trình thuỷ lợi quy mô nhỏ, đào ao, làm hồ chứa nước, các kè chắn, đập phai rọ thép và một số trạm bơm đầu mối bước đầu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ cho diện tích lúa khai hoang, thâm canh tăng lúa 1 vụ thành 2 vụ. Tiến hành duy tu bảo dưỡng, sủa chữa các phai đập, kè mương, hệ thống mương dẫn nước và thoát nước. Hai năm gần đây lượng vốn đầu tư cho thuỷ lợi có nhiều hơn và đã chú ý đến chất lượng của hệ thống công trình thuỷ lợi trong việc hoàn thiện thuỷ lợi ở các cụm xã trọng điểm. Các cụm xã hầu như xã nào hệ thống thuỷ lợi cũng thiếu nên cần rất nhiều vốn để xây dựng thêm các hệ thống công trình thuỷ lợi. Trước mắt đầu tư cho thuỷ lợi vẫn theo diện rộng, tỷ lệ vốn đầu tư cho nâng cao chất lượng các công trình hiện có không nhiều mà phần lớn vẫn thiên về số lượng. Ngoài ra, công tác bảo dưỡng, tu sủa các công trình thuỷ lợi hiện có cũng được chú ý, tuy hiệu quả không cao nhưng cũng đáng ghi nhận. Vốn đầu tư cho thuỷ lợi chủ yếu từ nguồn vốn của Nhà nước là nguồn chương trình 135 và vốn xây dựng cơ bản tập trung. Ngoài ra, còn vốn do dân đóng góp, vốn vay tín dụng và từ các khoản thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp. Phong trào toàn dân làm thuỷ lợi đã có hiệu quả, khuyến khích được toàn dân tham gia tích cực, tự giác thường xuyên. đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa đầu tư của Nhà nước và nhân dân. + Vốn Nhà nước : Đầu tư thiết bị và xây lắp chủ yếu các công trình đầu mối, hồ chứa nước, đập, hệ thống kênh cấp I và hỗ trợ đầu tư cho kênh cấp II, ao, bể, kênh mương nội đồng (nếu cần thiết) bằng vật tư, thiết bị xây dựng. + Nhân dân : Đóp góp xây dựng kênh cấp II và tự đầu tư kênh cấp III. Mặt khác, dân nộp thuỷ lợi phí để lập quỹ cho tu sửa, nạo vét hàng năm. + Vốn tín dụng được vay không lãi suất cho kiên cố hoá kênh mương cấp I, II và các đập đầu mối. Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng đầu tư cho thuỷ lợi vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm như: Chất lượng công trình không đảm bảo, tiến độ thi công kéo dài, vốn phân tán, không dứt điểm, cấp nhỏ giọt nên không hiệu quả. Hàng năm, công tác tu sửa làm không thường xuyên liên tục, rất nhiều đập tạm bị sụt lở do mưa lũ phải làm lại sau mỗi mùa mưa nhưng không có điều kiện để kiên cố hoá, những yếu kém trong quản lý xây dựng còn phổ biến. 2.1.3. Điện: Điện hóa tới các vùng cụm xã là một giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở đây.Lưới điện nông thôn thuộc kết cấu cơ sở hạ tầng của xã hội được đầu tư theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm, TW và địa phương cùng làm". Đây là loại hạ tầng rất quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất, thế nhưng đầu tư cho hệ thống điện lưới thời gian qua chưa mạnh. Điện lưới quốc gia chưa lan rộng, mới chỉ có ở các khu trung tâm cụm xã và một vài xã đã bước đầu phát triển. Đa số các địa bàn cụm xã trọng điểm có các xã thuộc vùng sâu, vùmg xa và vùng biên giới nên phần lớn các xã chưa được dùng điện quốc gia, việc đưa điện đến từng bản đòi hỏi lượng vốn rất lớn nên chưa có đủ điều kiện để đầu tư. Hiện mới xây dựng được một số trạm biến áp, các đường dây trung thế, hạ thế ở các huyện và các trung tâm cụm xã. ở các vùng thấp, vùng ven sông suối nhờ dựa vào nguồn thuỷ năng dồi dào nhiều vùng đã phát triển rộng rãi thuỷ điện nhỏ, đáp ứng một phần điện cho sinh hoạt, ở các xã vùng sâu, vùng xã, vùng biên giới hầu như chưa có điện. Trong 13 trung tâm cụm xã trọng điểm mới có /13 cụm xã có điện quốc gia. Phong trào Nhà nước và nhân dân cùng làm chưa mạnh, vốn đầu tư cho điện chủ yếu từ chương trình 135 và vốn đầu tư cơ bản tập trung từ ngân sách tỉnh theo kế hoạch hàng năm chủ yếu là đầu tư hỗ trợ đập nhỏ ở suối, hồ chứa, trạm biến áp, máy phát điện, hệ thống đường dây trục chính (cột, cáp điện,...) nhân dân đóng góp công vận chuyển, lắp đặt vật tư tại chỗ, hệ thống điện từ trục chính đến hộ gia đình. Nhà nước chỉ hỗ trợ đối với các công trình thuỷ điện nhỏ phục vụ chung cho cả bản cong dân tự sắm các máy phát điện mini để lắp đặt ven suối. Nói chung, phát triển hệ thống điện chưa được chú trọng đầu tư, phần lớn là do thiếu vốn vì đầu tư vào đây tốn rất nhiều vốn, các hạng mục kết cấu mang tính đồng bộ rất cao nên các cụm xã chưa có điều kiện để đầu tư, tỉnh và huyện cóhỗ trợ thêmnhưng không nhiều vì phần lớn vốn đã tập trung cho xây dựng hệ thống điệ ở các huyện lỵ thị trấn. Về cơ bản, toàn tỉnh lưới điện vẫn còn rất hẹp kể cả tại các trung tâm huyện, thị trấn.Thời gian tới để mở rộng lưới điện dến các cụm xã, các huyện cần phải phối hợp với nhau cùng đầu tư xây dựng, trước mắt khuyến khích nhân dân phát triển thuỷ điện nhỏ. 2.1.4. Nước sinh hoạt: Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2005 có 80% vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi biên giới và vùng sâu, vùng xa có đủ nước sinh hoạt thì thời gian qua rất nhiều hệ thống nước sinh hoạt được xây dựng ở các cụm xã trọng điểm. Vốn đầu tư cho hệ thống nước sinh hoạt cân đối từ nguồn 135 và xây dựng cơ bản tập trung, Nhà nước đầu tư xây dựng các công tình cấp nước sinh hoạt: Giếng khoan, đập, hồ chứa nước, trạm bơm, máy bơm, xử lý nước, đường ống chính ở những điểm tập trung đông dân cư. Dân đóng góp xây dựng bể chứa nước, ống dẫn đến hộ, công lắp đặt vận chuyển toàn tuyến. Trong phát triển hệ thống nước sinh hoạt còn có vốn viện trợ trực tiếp bằng vật tư với UNICEF, nhưng chỉ có thể phân cho những xã nào có đủ vốn để đối ứng thì mới ưu tiên đầu tư. 2.2- Hạ tầng xã hội : 2.2.1. Giáo dục: Trong hệ thống hạ tầng xã hội thì hệ thống hạ tầng phục vụ cho giáo dục được chú trọng đầu tư. Phát triển mạnh phong trào Nhà nước và nhân dân cùng làm, tranh thủ tối đa các nguồn lực để xây dựng phòng học, lớp học cắm bản, nhà ở bán trú cho học sinh và nhà giáo viên. Chương trình xây dựng phòng học 2 tầng (6 phòng học) được triển khai ở tất cả các trung tâm xã. Tăng cường xây dựng thêm các lớp học cắm bản ở các xã bản xa trung tâm, các cụm xã cũng đã có trường PTCS kiên cố, nhà bán trú và nhà ở giáo viên cấp 4. Có thể nói, trường học là những công trình được xây dựng khá rộng ở các cụm xã trọng điểm.Các nguồn vốn nhân dân và Nhà nước đầu tư từ các chương trình có trên địa bàn được sử dụng phối hợp với nhau khá hiệu quả. + Nhà nước đầu tư phòng học, nhà bán trú tại trung tâm xã, và trung tâm cụm xã. + Nhân dân đóng góp công vận chuyển vật liệu tại chỗ, san ủi mặt bằng để xây dựng phòng học nhà bán trú. Các lớp học cắm bản do dân tự làm, Nhà nước hỗ trợ tấm lợp, gạch, xi măng, láng nền. + Ngoài ra, vốn xây dựng và nâng cấp trường học còn được sự trợ giúp rất nhiều từ các doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể, đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn, các nguồn thu từ học phí để xây dựng các trường tiểu học lớp 1 và lớp 2 ở cụm bản, các phòng học kiên cố, nhà ở cấp 4 cho giáo viên và học sinh. Trong công tác quản lý xây dựng các công trình đã có nhiều tiến bộ, thi công đảm bảo tiến độ và các công trình chất lượng tốt nhanh chóng đưa vào sử dụng hiệu quả. Mô hình áp dụng thiết kế định hình được sử dụng rộng rãi và sử dụng lại các thiết kế đã góp phần tiết kiệm được vốn. Các khoản đóng góp của cộng đồng đã được công khai rõ góp phần khuyến khích nhân dân và các tổ chức đóng góp xây dựng và cải tạo nâng cấp hạ tầng phục vụ giáo dục. 2.2.2. Y tế: Phát triển hệ thống y tế thời gian qua nhìn chung chưa hiệu quả. Các trạm y tế ở các cụm xã dù đã phấn đấu song đa số các trạm xá ở các xã hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, có xã chỉ là nhà tạm không đủ tiêu chuẩn khám chữa bệnh, đầu tư xây dựng mới và nâng cấp không đáng kể, hiện mới chỉ là nhà cấp 4, một số Trung tâm cụm xã được xây dựng phân viện y tế với quy mô 120m2 nhà lắp ghép cấp 4 và tiến hành nâng cấp 1 số phòng khám đa khoa ở các Trung tâm cụm xã vùng III (vùng đặc biệt khó khăn). Trong phát triển mạng lưới ytế, phong trào ''Nhà nước và nhân dân cùng làm'' cũng được đẩy mạnh và phối hợp tốt. + Nhà nước đầu tư xây dựng trạm xá xã, các phòng khám và phân viện y tế, nhất là tại các vùng III (vùng đặc biệt khó khăn). + Nhân dân đóng góp công lao động san ủi mặt bằng, khai thác và vận chuyển vật liệu, vật tư, thiết bị và vật liệu địa phương. Một số nơi trạm xá xã đã được nâng cấp và kiên cố hoá để sử dụng lâu năm. Tuy nhiên, một số tiêu cực trong quá trình xây dựng trạm y tế, phòng khám diễn ra rất trầm trọng, nhiều công trình chất lượng quá kém không đảm bảo để đưa vào sử dụng, vốn bị thất thoát nhiều, tình trạng này hiện chưa được xử lý nghiêm chỉnh. 2.2.3. Các hệ thống hạ tầng khác: Hệ thống này bao gồm: nhà văn hoá, sân vận động, chợ, cửa hàng, trung tâm khuyến nông khuyến lâm... cũng đã được đầu tư xây dựng song chưa đồng bộ và chưa đáp ứng được yêu cầu. Phong trào Nhà nước và nhân dân cùng làm triển khai tốt, chủ yếu là nhân dân tự làm và Nhà nước hỗ trợ để đầu tư xây dựng. Phong trào xây dựng mỗi trung tâm cụm xã một nhà văn hoá đạt kết quả tốt, nhân dân trong cụm xã đóng góp nhiệt tình cả về công lao động , tiền vốn để đầu tư xây dựng nhà văn hoá, Nhà nước chỉ tham gia hỗ trợ thêm về xi măng và máy thi công. 3- Hoạt động đầu tư xét theo các địa bàn cụm xã trọng điểm: Toàn tỉnh Sơn la hiện có 46 Trung tâm cụm xã trong đó có 28 Trung tâm cụm xã cạnh đường Quốc lộ, tỉnh lộ có điều kiện phát triển hơn. Số còn lại nằm trên các đường huyện, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, kinh tế phát triển chậm và lạc hậu. Từ năm 1996 tỉnh đã chủ trương quy hoạch và xây dựng các Trung tâm cụm xã này với nhiệm vụ chính là đẩy mạnh phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng ở toàn cụm xã. Đến năm 2001 tỉnh chủ trương chọn ra 13 Trung tâm cụm xã làm trọng điểm đầu tư để tạo bước phát triển kinh tế xã hội và vì mục đích an ninh - quốc phòng. Phần lớn các Trung tâm cụm xã này thuộc khu vực III (địa bàn khó khăn) và khu vực II( khu vực tạm ổn), trong đó có 1 khu Trung tâm cụm xã Chiềng Khương là khu vực I (khu vực phát triển) nhưng là khu thuộc vùng biên giới nên được tập trung cho phát triển. Danh mục các trung tâm cụm xã trọng điểm STT Cụm xã Huyện Khu vực Ghi chú 1 Chiềng Khương H. Sông Mã Vùng I vùng biên giới 2 Ngọc Chiến h.mường la Vùng III 3 Mường Lầm H. Sông Mã Vùng II 4 Mường Giôn h. quỳnh nhai Vùng III 5 Chiềng Khoang h. Thuận châu Vùng II 6 Mường Chanh h. Mai Sơn Vùng II 7 Làng Chếu h. bắc yên Vùng III 8 Phiêng Khoài h. yên châu Vùng II vùng biên giới 9 Cò Mạ h. thuận châu Vùng III 10 Sốp Cộp h. sông mã Vùng II vùng biên giới 11 Chiềng Sơn h. mộc châu Vùng III vùng biên giới 12 Mường Do h. phù yên Vùng II 13 Tô Múa H. Mộc châu Vùng II Qua một thời gian đẩy mạnh hoàn thiện và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, nhìn chung 46 cụm xã đã tạo dựng được một số hạ tầng cơ sở thiết yếu nhất là ở các trung tâm xã và trung tâm cụm xã. Từ năm 2001, với trọng điểm đầu tư cho 13 Trung tâm cụm xã thì hệ thống cơ sở hạ tầng tại các trung tâm cụm xã này được tập trung đầu tư xây dựng theo các phân khu chức năng để tạo thành khu đô thị. Các nguồn lực được tập trung mạnh cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của cụm. Đặc biệt để tạo hiệu quả đầu tư tập trung, dứt điểm các nguồn vốn, đầu tư cho phát triển hệ thống hạ tầng được thực hiện theo các chương trình : + Xây dựng ở mỗi trung tâm xã một nhà văn hoá. + Xây dựng các nhà lớp học 2 tầng (6 phòng học) cho các xã chưa có trường kiên cố. + Xây dựng nhà quản lý điều hành tại 13 Trung tâm cụm xã trọng điểm. + Xây dựng các trạm xá ở các xã và 13 phòng khám đa khoa ở Trung tâm cụm xã trọng điểm, ưu tiên đầu tư trước cho cụm xã vùng III (vùng đặc biệt khó khăn). + Mở đường đến 27 xã chưa có đường (trong đó có 7 xã thuộc cụm xã trọng điểm). + Nâng cấp nhựa hóa đường đến các trung tâm của 13 cụm xã trọng điểm. + Đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất thiết yếu ở 13 Trung tâm cụm xã trọng điểm. Cùng trong thời gian này một loạt các phong trào: Toàn dân làm thuỷ lợi, làm đường giao thông nông thôn, nước sinh hoạt và môi trường đã tạo hiệu qủa khuyến khích nhân dân các xã bản tích cực tham gia phong trào bằng ngày công lao động của mình; các tổ chức sản xuất kinh doanh đoàn thể, lực lượng vũ trang tham gia đóng góp tiền vốn vật tư, máy móc và công lao động. Tập trung cho xây dựng hoàn thiện và quản lý các công trình xây dựng trên địa bàn và quản lý sửa chữa, bảo dưỡng hàng năm các công trình hiện có. Đặc biệt là nhân dân một số vùng cụm xã đã thành lập được các tổ quản lý khai thác và sử dụng, bảo dưỡng hoạt động có hiệu quả. Các nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư qua các chương trình mục tiêu Quốc gia và chương trình dự án đầu tư khác được sử dụng lồng ghép với nhau trên một số địa bàn khá tốt. Hoạt động, quản lý đầu tư xây dựng ở các xã cũng đã có nhiều tiến bộ, nhiều huyện đã tiến hành lập dự án và thiết kế kỹ thuật một số dự án quy mô nhỏ kỹ thuật giản đơn (được tỉnh phân cấp) có chất lượng tốt. Triển khai tốt phong trào "Nhà nước và nhân dân cùng làm'', có nơi còn phát động phong trào toàn cộng đồng đầu tư : Nhà nước giúp dân, dân giúp dân để xây dựng cơ sở hạ tầng cụm xã. Cụ thể các hoạt động đầu tư của các cụm xã trọng điểm như sau: 3.1. Cụm xã Chiềng Khương : Là cụm xã thuộc khu vực I (khu vực bước đầu phát triển ) và là cụm xã thuộc vùng cao biên giới của huyện Sông Mã, có địa hình núi non hiểm trở độ dốc lớn, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng còn nghèo. Đời sống dân sinh vùng cụm hiện ở mức khá hơn (số hộ nghèo chiếm 19,8%) so với các cụm xã khác. Đây tuy là cụm xã thuộc vùng I nhưng là vùng biên giới nên được tập trung đầu tư với định hướng sẽ mở rộng cửa khẩu Chiềng Khương để thông thương phát triển kinh tế vùng biên giới. Trong thời gian qua, hệ thống cơ sở hạ tầng tai địa bàn cụm xã và nhất là tại trung tâm cụm xã được đầu tư khá mạnh và đồng bộ. - Giao thông: được đầu tư mạnh, đang nhựa hoá các tuyến đường huyện đến trung tâm cụm xã, đã mở mới và nâng cấp các đường từ trung tâm cụm xã đến các xã, 1 cầu treo qua sông Mã và 2 cầu treo Chiềng Khoong và Mường Hung do dân làm Nhà nước hỗ trợ thép làm cầu và kỹ thuật, các tuyến đường liên bản do dân tự làm - Ytế: Các xã đều được xây dựng bổ sung và nâng cấp hệ thống trạm ytế xã thuộc nhà cấp 4), tại trung tâm cụm xã có xây dựng phòng khám đa khoa khu vực. - Thuỷ lợi và cấp nước sinh hoạt : đã bê tông một số đập, xây dựng được 15 đập phai rọ thép, 89 phai tạm. Thuỷ lợi Mường Hung đã hoàn thành và đã vào hoạt động phát huy hiệu quả tốt. - Hệ thống cấp nước sinh hoạt: ở các xã đã được đầu tư hệ thống nước sinh hoạt, bể chứa và đường ống dẫn. tại các bản được đầu tư giếng xây và bể nước. Bản vùng cao vẫn thiếu nước. - Trường học: các trung tâm xã đều đã được xây dựng trường cấp I, II ( nhà cấp 4 trở lên), đang triển khai thi công trường tiểu học Chi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trang và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng tại các cụm xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh Sơn La.doc
Tài liệu liên quan