Đề tài Thực trạng và nguyên nhân thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam hiện nay

 Xuất khẩu:

- Nguyên liệu thô và sản phẩm sơ chế giá trị gia tăng chiếm tỷ lệ lớn. Kim nghạch xuất khẩu khoáng sản từ năm 2000 đến nay vẫn luôn chiếm 30-40%(than đá và dầu thô).

- Những mặt hàng liên quan đến nông nghiệp sơ chế như nông, lâm, thủy hải sản chiếm từ 15-17%(gạo, hồ tiêu, cao su).

- Những mặt hàng chế biến chiếm tỷ trọng từ 43-50%, trong đó một tỷ trọng khá lớn là gia công may mặc, giày da.

- Những mặt hàng có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao chiếm một tỷ lệ khá thấp trong mặt hàng xuất khẩu.

 

docx6 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4888 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng và nguyên nhân thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN THÂM HỤT CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY Vai trò của cán cân thương mại: Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. (Wikipedia) Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế: Xuất khẩu là nhân tố kích thích tăng trưởng , tích cực giải quyết thất nghiệp và cải thiện đởi sống người dân làm tăng GDP và thu nhập quốc dân từ đó làm tăng tiêu dùng nội địa. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển các ngành có liên quan hoặc hỗ trợ, mở rộng thị trường tiêu thụ tạo điều kiện nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Vai trò của nhập khẩu đối với nền kinh tế: Thúc đẩy quá trình CNH-HĐH , bổ sung nguồn tư liệu sản xuất và quỹ hàng hóa tiêu dùng. Nhập khẩu là cầu nối thông suốt nền kinh tế, thị trường trong và ngoài nước với nhau, tạo điều kiện phân công lao động và hợp tác quốc tế, phát huy được lợi thế so sánh trên cơ sở chuyên môn hóa. Nhập khẩu xóa bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ triệt để nền kinh tế đóng. Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam trong những năm gần đây: Từ sau giai đoạn mở cửa kinh tế , thương mại của Việt Nam tăng lên rất nhanh. Tính tring bình từ năm 1990 đến năm 2009 xuất khẩu của VN tăng trung bình 18.7%/năm , trong khi đó nhập khẩu tăng trung bình 20.1%/năm . Tổng kim nghạch xuất nhập khẩu từ mức chỉ bằng 76%GDP vào năm 1990 đã tăng lên 162% năm 2008. Thâm hụt thương mại theo đó cũng ngày càng lớn từ mức 0.35 tỷ USD năm 1990 và lên đỉnh điểm năm 2008 là 18.02 tỷ USD(20%GDP năm 2008), đây là một con số đáng báo động. Theo IMF, mức độ thâm hụt tài khoản vãng lai so với GDP vượt quá 5% được coi là nghiêm trọng, vì vậy vấn đề thâm hụt thương mại VN cần được xem xét thấu đáo. cán cân thương mại Việt Nam 1990-2010. Nguồn: số liệu của tổng cục thống kê và tính toán của tác giả Nguyễn Hữu Tuấn Nhập khẩu: từ năm 2000 đến nay, nhập khẩu mặt hàng tiêu dùng chỉ chiếm từ 6-8%, nguyên vật liệu chiếm từ 60-67%, còn lại là máy móc thiết bị. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu khẩu theo nhóm (trung bình) giai đoạn 1999 - 2010F. Nguồn: Tính toán của tác giả Nguyễn Hữu Tuấn dựa trên số liệu GSO Vấn đề đặt ra là VN còn nhập khẩu theo khuynh hướng thị trường nghĩa là các sản phẩm VN nhập đa số đến từ thị trường Châu Á- Thái Bình Dương. Đây là một điều đáng lo ngại vì sản phẩm từ các thị trường này là nhửng sản phẩm có công nghệ thấp và trung bình (vd: máy móc từ TQ, công nghệ làm thép từ HQ, xe máy TQ, ….). Mặt khác nhập khẩu từ những nguồn có hàm lượng công nghệ cao như Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản lại có tỉ trọng giảm dần. Nguồn ???????? Xuất khẩu: Nguyên liệu thô và sản phẩm sơ chế giá trị gia tăng chiếm tỷ lệ lớn. Kim nghạch xuất khẩu khoáng sản từ năm 2000 đến nay vẫn luôn chiếm 30-40%(than đá và dầu thô). Những mặt hàng liên quan đến nông nghiệp sơ chế như nông, lâm, thủy hải sản chiếm từ 15-17%(gạo, hồ tiêu, cao su). Những mặt hàng chế biến chiếm tỷ trọng từ 43-50%, trong đó một tỷ trọng khá lớn là gia công may mặc, giày da. Những mặt hàng có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao chiếm một tỷ lệ khá thấp trong mặt hàng xuất khẩu. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo nhóm (trung bình) giai đoạn 1999 - 2010F. Nguồn: Tính toán của tác giả Nguyễn Hữu Tuấn dựa trên số liệu GSO Nguyên nhân thâm hụt cán cân thương mại: Y=C+I+G+X-M => S-I = X-M Chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư Đầu tư tăng cao: Chính sách tiền tệ nới lỏng: làm giảm lãi suất trong nước từ đó làm tăng đầu tư trong nước. Tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán trong khoảng thời gian năm 2007 làm cho nguồn đầu tư gián tiếp chảy vào VN(do chênh lệch lãi suất trái phiếu chính phủ VN với các nước khác). Luồng tiền chảy vào VN làm tăng nhu cầu đầu tư và tiêu dùng trong nước, đồng thời tiết kiệm có xu hướng giảm đã lý giải cho việc thâm hụt cán cân thương mại của VN. Tăng trưởng của thị trường BĐS : các dự án đầu tư FDI vào xây dựng cơ sở hạ tầng cũng làm tăng nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam và không tạo ra giá trị gia tăng xuất khẩu trực tiếp. Mức tiết kiệm thấp: VN là một quốc gia đang phát triển nên có tỷ lệ tiết kiệm thấp. Bên cạnh đó việc tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán và bất động sản làm cho người dân có cảm giác giàu hơn từ đó cũng làm tăng tiêu dùng và giảm tiết kiệm. Do lạm phát cao và chính sách tỷ giá “cố định linh hoạt” của Việt Nam gắn với đồng Đô La Mỹ. er= e*p*p Khi er tăng thì khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước tăng (vì p giảm) và ngược lại khi er giảm thì khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước giảm(vì p* tăng). Trong thời gian qua tỷ giá danh nghĩa có xu hướng tăng nhưng tỷ giá thực lại có xu hướng giảm do chênh lệch lạm phát của VN so với Mỹ và các nước có giao dịch thương mại chính với VN từ đó làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa VN trên thị trường thế giới. => làm tăng thâm hụt thương mại. Thâm hụt ngân sách (thường đi kèm với thâm hụt cán cân vãng lai): CA= Sp + Sg – I = (Y-T-C) + (T-G) – I Do Việt Nam theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong những năm qua, đồng thời suy thoái kinh tế cũng buộc chính phủ tăng chi ngân sách. Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt ngân sách là do đầu tư tràn lan(thể hiện sự đầu tư của các DNNN), không hiệu quả thể hiện qua hệ số ICOR Nguồn: tính toán của tác giả Nguyễn Thị Cành từ số liệu của IMF và WB Do cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam: đây là vấn đề thương mại tạo thương mại(tăng tỉ lệ xuất khẩu cũng đồng thời với tăng tỉ lệ nhập khẩu, 2/3 giá trị xuất khẩu là nguyên liệu nhập khẩu) và năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong nước còn thấp. bên cạnh đó VN chưa gia nhập hoàn toàn vào chuỗi giá trị trong khu vực mà chỉ đóng vai trò là nơi lắp ráp. Chính sách giảm thuế nhập khẩu thực hiện theo các cam kết trong thỏa thuận thương mại khu vực và trong WTO. Kết luận Hiện tại thâm hụt cán cân thương mại ở Việt Nam vẫn chưa bị coi là trầm trọng(nghĩa vụ nợ ngắn hạn có thể thực hiện được,dự trữ ngoại hối có khả năng bù đắp chênh lệch cán cân thương mại, luồng vốn có xu hướng quay trở lại) nhưng nhìn từ góc độ dài hạn, tình hình cán cân thương mại Việt Nam chỉ thực sự bền vững nếu có đủ khả năng trả nợ nước ngoài bằng thặng dư thương mại trong tương lai. Vì vậy, chính phủ cần có những chính sách đồng bộ để nâng cao năng lực sản xuất trong nước, cũng như sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước trên thị trường thế giới,và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Có như vậy chúng ta mới có thể thực hiện tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxcan can thuong mai.docx
Tài liệu liên quan