Đề tài Thực trạng và những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại Công ty Haprosimex Sài Gòn

LỜI NÓI ĐẦU 3

CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY HAPROSIMEX SÀI GÒN 5

I. VÀI NÉT VỀ CÔNG TY HAPROSIMEX SÀI GÒN 5

1. Sự ra đời của công ty: 5

2. Cơ cấu tổ chức của công ty 6

3. Chức năng và nhiệm vụ của HAPROSIMEX Sài Gòn 9

II. TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA 10

1. Tình hình XNK với thị trường nước ngoài 10

2. Tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ nội địa 12

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA

CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA 16

I. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY 16

1. Về kim ngạch xuất khẩu 16

2. Về giá cả. 18

3. Về thị trường 19

4. Về sản phẩm xuất khẩu 21

II. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY 24

1. Về chiến lược và phương hướng kinh doanh trong thời gian qua 24

2. Về những thành quả đạt được 24

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY HAPROSIMEX SÀI GÒN 25

I. ĐÁNH GIÁ CỤ THỂ MỘT SỐ CÔNG TÁC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA 25

1. Về công tác nghiên cứu thị trường 25

2. Về sản phẩm xuất khẩu 26

3. Với đội ngũ cán bộ nhân viên 27

II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TỪ NAY CHO

ĐẾN NĂM 2010 29

1. Về kim ngạch và giá trị xuất khẩu 30

2. Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu 30

3. Về mặt hàng xuất khẩu 31

III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU 31

1. Các giải pháp về phía công ty 31

2. Một số ý kiến cá nhân : 34

KẾT LUẬN 36

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

 

doc37 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại Công ty Haprosimex Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng quát trên chúng ta đã có một cái nhìn bao quát về tình hình kinh doanh XNK của công ty, nhìn chung là rất phát triển, 1 con số đáng mơ ước với nhiều doanh nghiệp XNK đặc biệt là với những công ty còn non trẻ như HAPROSIMEX Sài Gòn. 2. Tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ nội địa Đây là hoạt động thứ yếu, không nằm trong kế hoạch chiến lược cho sự phát triển của công ty nên chỉ hoạt động trong một số lĩnh vực hạn hẹp. Như đã trình bày ở trên, chức năng và nhiệm vụ của Haprrosimex Sài Gòn là nằm trong hoạt động kinh doanh XNK. Song với những con người mới, chủ trương và phương hướng hoạt động mới, công ty thấy rằng không thể bỏ qua thị trường trong nước, do vậy mà 2 năm gần đây công ty đã bát đầu có những hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ nội địa vằ để mở rộng phạm vi hoạt động của công ty, nâng cao đời sống choi cán bộ nhân viên và cũng là để phục vụ cho hoạt động XK. Do vậy ở đây, chỉ xin đơn cử tình hình kinh doanh nội địa trong năm 2000 và 6 tháng đầu năm 2001. a. Năm 2000 tình hình kinh doanh và tiêu thụ nội địa của công ty vẫn ở mức bình thường không có bước phát triển đáng kể. Do vậy ngoài việc đảm bảo việc chi trả lương cho cán bộ công nhân viên, công tác sản xuất kinh doanh và tiêu thụ nội địa chủ yếu là nhằm phục vụ cho XK, quảng cáo, tiếp thị và đảm bảo nguồn hàng liên tục cho XK. Dưới đây là những con số cụ thể. Bảng 2 : Tổng kết hoạt động kinh doanh và tiêu thụ nội địa năm 2000 ĐVT: VNĐ KH 2000 TH 2000 % TH so với KH Gốm MN 500.000.000 310.000.000 62 Gỗ MN 5.034.482.000 4.380.000.000 87 Phòng XNK II 1.500.000.000 949.292.462 63,28 TT XNK máy & thiết bị 90.000.000 Phòng XNK I 200.000.000 111.519.820 52 Tổng 7.034.482.000 5.840.812.282 82 Nguồn: Báo cáo tổng kết 2000; HAPROSIMEX Sài Gòn Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy tất cả các phòng ban thực hiện chức năng tiêu thụ và kinh doanh nội địa đều không hoàn thành chỉ tiêu được đặt ra. Điều này vừa thể hiện năng lực kinh doanh yếu kém của các cán bộ nhân viên trong công tác tiêu thụ nội địa cũng như sự không chú trọng của ban lãnh đạo trong việc phát triển khâu này của công ty. Mặc dù coi trọng công tác XK, song công ty cũng nên có những sách lược hợp lý trong việc kinh doanh và tiêu thụ nội địa vì thị trường trong nước của chúng ta cũng là một nguồn lợi nhuận không nhỏ hơn nữa dây cũng là cơ sở để công ty nâng cao uy tín và tìm kiếm các mối quan hệ làm ăn. Chỉ trừ TT XNK máy và thiết bị cho đến 4/2000 mới được thành lập nên chưa thực sự đi vào hoạt động. Do vậy mới chỉ có doanh thu về mặt tư vấn thương mại ( đạt 90.00.000 đồng ). Chắc chắn sang năm 2001, ban giám đốc công ty sẽ có những biện pháp tích cực để củng cố công tác kinh doanh về tiêu thụ nội địa đặc biệt là với Trung tâm Thương mại - Du lịch - Dịch vụ Bốn mùa mới được sáp nhập vào công ty: tiếp tục duy trì cửa hàng kem bốn mùa, kinh doanh quán bar ... b. 6 tháng đầu năm 2001: Bảng 3: Tình hình kinh doanh và tiêu thụ nội địa 6 tháng đầu năm 2001 : ĐVT: VNĐ KH 2001 TH 6/2001 % so với cả năm Gốm MN 500.000.000 112.405.000 22,48 Gỗ MN 6.000.000.000 2.200.000.000 36,66 Phòng XNK II 1.200.000.000 485.600.000 40,46 TT XNK máy & thiết bị 700.000.000 455.850.000 68,12 Tổng cộng 8.400.000.000 3.253.855.000 38,10 Nguồn: Báo cáo: Sơ kết 6 tháng đầu năm 200; HAPROSIMEX Sài Gòn * Như vậy việc kinh doanh và tiêu thụ nội địa chỉ tập trung vào một số ít mặt hàng và các đơn vị, phòng ban nhất định. - Cửa hàng gốm MN sau khi được chú trọng đầu tư đã bắt đầu hoạt động ổn định nhưng hiệu quả chưa cao 6 tháng đầu năm 2001 mới hoàn thành 22,48% kế hoạch được giao cả năm. Như vậy cả năm 2001 sẽ không đạt được mức 62% kế hoạch như năm 2000. - Cửa hàng gỗ MN tiêu thụ nội địa một số mặt hàng như Xuân Hoà, Sơn Mài, khoá Việt Tiệp,... nhưng có doanh thu khá lớn 2,2 tỷ VNĐ - 36,66% kế hoạch. Tuy nhiên để đạt được mức 6 tỷ VNĐ nội địa đối với mặt hàng này theo như kế hoạch của cả năm 2001 thì quả là một nhiệm vụ không đơn giản chút nào. - Phòng XNK 2 tập trung chủ yếu vào sản xuất, kinh doanh mặt hàng khung xe và xe đạp và một số ít hàng sắt mỹ nghệ. Ngoài ra phòng còn tổ chức giao nhận, vận chuyển mặt hàng bàn ghế Xuân Hoà. - Trung tâm XNK máy và thiết bị do mới được thành lập nên kinh doanh chưa có hiệu quả cao, mới đạt mức 455.800.000 tiêu thụ nội địa mặc dù số vốn đầu tư vào rất lớn. Đây là lĩnh vực cần nhiều sự quan tâm và đầu tư hơn. Trong khi đó TT Thương mại - Du lịch - Dịch vụ Bốn mùa vẫn tiếp tục trong quá trình sửa chữa, nâng cấp và thay đổi cơ cấu tổ chức nên chưa thực sự đi vào hoạt động. Song nhìn chung năm 2001 công ty có triển vọng sáng sủa hơn trong việc tiêu thụ và kinh doanh nội địa so với năm 2000 bởi cuối năm bao giờ lượng tiêu thụ, mua sắm cũng cao hơn so với nửa đầu năm. * Nhận xét chung: Như vậy, công ty HAPROSIMEX Sài Gòn đã và đang đi đúng trên con đường đã chọn. Công ty đã biết tận dụng lợi thế và những ưu điểm của mình để khắc phục những khó khăn và vượt qua thử thách trên thương trường để ngày càng có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và bạn hàng nước ngoài. Chương II Thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian qua I. Thực trạng xuất khẩu của công ty 1. Về kim ngạch xuất khẩu Để có một cái nhìn rõ nét về hiệu quả và thực trạng tình hình xuất khẩu của công ty trong những năm qua chúng ta cần xem xét những con số cụ thể. Bảng: Kim ngạch xuất khẩu qua từng năm 1998 1999 2000 6/2001 P. Thủ công mỹ nghệ 1.150.845 1.316.783 2.394.023,64 1.539.000 P. Gốm mỹ nghệ 278.087 276.800 498.734,36 323.487 P. Gỗ mỹ nghệ 205.980 3.215.851 382.710,32 180.000 P. XNK 1 4.715.500 1.105.360 1.363.681,00 669.000 P. XNK 2 415.500 480.000 477.800,00 350.000 P. tập phẩm 668.900 908.950 1.314.561,94 800.000 P. nông sản 1.988.035 2.566.950 3.669.748,00 2.650.000 Tổng 5.067.847 6.923.698 10.131.256,00 5.462.487 Nguồn: Báo cáo tổng kết 1998, 1999, 2000, HAPROSIMEX Sài Gòn Nhìn vào bảng ta thấy kim ngạch xuất khẩu năm 1999 tăng gần gấp đôi so với năm 1998 điều đó thể hiện sự phát triển lớn mạnh của công ty trong những năm qua. Đây là một thắng lợi to lớn của toàn bộ công ty sau khi vừa bước vào một giai đoạn mới với toàn bộ cơ cấu tổ chức mới, cách thức làm việc mới và cả những con người mới. Cũng nhìn vào những con số khả qua của 6 tháng đầu năm 2001 thì chắc chắn kim ngạch xuất khẩu của công ty trong cả năm 2001 sẽ tăng từ 10-20% so với năm 2000 bởi 6 tháng cuối năm bao giờ cũng là thời điểm hàng hoá được tiêu thụ mạnh mẽ. Nhìn chung thì 2 mặt hàng nông sản và thủ công mỹ nghệ vẫn là 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty. Giá trị xuất khẩu của 2 mặt hàng này luôn chiếm từ 60-70% giá trị xuất khẩu của toàn công ty. Điều đáng nói ở đây là 2 mặt hàng này cũng chính là 2 mặt hàng luôn chịu sự biến động mạnh mẽ về giá cả do nhu cầu, thị hiếu luôn thay đổi. Chẳng hạn như 6 tháng đầu năm 2000 xuất khẩu chỉ 663 tấn Hồ tiêu đã có trị giá 2.836.689 USD, thì 6 tháng đầu năm 2001, xuất gấp đôi là 1254 tấn nhưng chỉ có trị giá 2.236.140 USD. Chứng tỏ đây là mặt hàng luôn gặp phải những sự cạnh tranh gay gắt về giá cả. Song tựu chung lại với mức kim ngạch xuất khẩu hơn 10 triệu USD/năm thì công ty HAPROSIMEX Sài Gòn có được một vị trí vững vàng trong số các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam và điều quan trọng hơn là từ sau khi cải tổ bộ máy tổ chức, đào tạo lại một số cán bộ nghiệp vụ công ty đã và đang đi đúng hướng. Trước mắt trong 6 tháng cuối năm 2001, công ty sẽ phấn đấu đạt và hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu cho cả năm. Bảng: Kế hoạch 6 tháng cuối năm 2001 ĐVT: USD KH cả năm 2001 Nhiệm vụ 6 tháng cuối 2001 P. Thủ công mỹ nghệ 6.000.000 1.461.000 P. Gốm mỹ nghệ 800.000 480.000 P. Gỗ mỹ nghệ 700.000 550.000 P. XNK 1 1.100.000 431.000 P. XNK 2 800.000 450.000 P. tập phẩm 1.500.000 700.000 P. nông sản 3.000.000 3.350.000 Tổng 13.900.000 6.722.000 Nguồn: Sơ kết 6 tháng đầu năm 2001; HAPROSIMEX Sài Gòn Mục tiêu đặt ra cho cả năm và nhiệm vụ còn lại 6 tháng cuối năm 2001 là tương đối khó khăn nhưng không phải là không thể thực hiện được. Song đòi hỏi Ban Giám đốc cũng như từng thành viên của công ty phải nỗ lực hết mình, phát huy cao tinh thần trách nhiệm và khả năng chuyên môn của mỗi người. Ngoài ra trong thời gian này công ty cần có những phương án để tiếp tục mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác làm ăn lâu dài, có như vậy công ty mới có hướng phát triển bền vững. Bởi lẽ thị trường đầu ra luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp xuất khẩu. Đặc biệt tìm kiếm những thị trường đang có cầu lớn về những mặt hàng xuất khẩu của công ty bởi với sự biến động giá cả lớn trong những năm qua, công ty đã chịu khá nhiều thiệt hại. 2. Về giá cả. Đối với bất kỳ một doanh nghiệp khi tiến hành một thương vụ nào thì yếu tố đầu tiên họ cần phải tính đến đó là giá cả. ở đây trong khuôn khổ bài viết có hạn, chúng ta không thể đưa ra giá cả từng loại mặt hàng của công ty để xem xét và đánh giá được mà chỉ xin đưa ra một số mặt hàng được công ty xuất khẩu thường xuyên với số lượng lớn trong những năm qua. Bảng 6: Giá xuất khẩu trung bình đối với một số mặt hàng ĐVT: USD/tấn 1998 1999 2000 6/2001 Hồ tiên 3588,65 3945,72 4278,56 1783,20 Lạc nhân 758,68 806,43 755,5 416,66 Chè khô 2900,55 2880,85 2550,66 Nguồn: Phòng XNK 1; HAPROSIMEX Sài Gòn Như vậy thông qua giá cả một số mặt hàng nông sản ta có thể rút ra nhận xét giá cả mặt hàng nông sản xuất khẩu trên thị trường thế giới rất không ổn định. Nếu như mặt hàng Hồ tiêu trong các năm 98, 99, 2000 không có biến động gì lớn thì đến 6 tháng đầu năm 2001 đã giảm giá tới hơn một nửa 4278,56 USD/tấn năm 2000 so với 1783,20 USD/tấn 6 tháng đầu năm 2001. Hay như Lạc nhân giá có xu hướng giảm từ năm 1999 đến năm 2000 nhưng sang đến năm 2001 giá tụt hẳn xuống từ 30%-40% làm giá trị xuất khẩu đạt ở mức rất thấp. Chỉ có giá chè khô là tương đối ổn định tuy có giảm nhẹ. Xảy ra tình trạng này trước hết là do những nguyên nhân khách quan của sự biến động giá cả trên thị trường, lượng cầu của những khách hàng truyền thống trong khi mức cung lại lớn,... song cũng cần phải xét tới các nguyên nhân chủ quan khi một số phòng ban, cán bộ hoạt động chưa thực sự hiệu quả. 3. Về thị trường Cùng với sự biến động về giá cả, thị trường xuất khẩu không được mở rộng đang là vấn đề bức xúc cho toàn bộ công ty. Bởi lẽ khi nhu cầu đang giảm dần ở các thị trường truyền thống thì công ty lại chưa kịp hoặc khai thác chưa nhiều những thị trường mới. Nghiên cứu tình hình thị trường xuất khẩu của công ty những năm gần đây chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét. Bảng: Giá trị xuất khẩu trên từng thị trường ĐVT : USD 1998 1999 2000 6/2001 Singapore 1.580.000 2.583.000 3.500.600 1.650.140 Thái Lan 780.000 565.600 558.000 650.000 Nhật Bản - 965.860 1.054.363 580.226 Hongkong - 1.000.000 1.170.000 412.200 Malaisia 878.585 1.100.000 865.500 200.000 Trung Quốc - 856.050 510.000 504.954 Inđônêsia 958.000 194.308 450.000 528.600 Tây Âu - 1.055.000 1.283.000 550.000 Bắc Âu 485.000 780.880 339.793 166.035 Trung Đông - - 400.000 300.122 Nam Mỹ 422.262 752.000 - 320.210 Tổng 5.067.847 9.822.698 10.131.256 5.462.487 Nguồn : Báo cáo kết quả 1998 – 2000; Phòng Khu vực Thị trường Nhìn chung, thị trường xuất khẩu của công ty trong những năm gần đây khá ổn định, kim ngạch xuất khẩu trên từng thị trường có xu hướng tăng lên theo từng năm. Tuy nhiên giá trị xuất khẩu trên từng thị trường vẫn còn ở mức khá thấp so với tiềm năng mà ta có thể khai thác được, chỉ có một số thị trường như Singapore, Hongkong, Malaysia là có mức kim ngạch xuất khẩu khá cao. Trong khi đó với những thị trường lớn như Nhật Bản, Tây Âu, Bắc Âu, Trung Quốc là những thị trường rất lớn, rất có tiềm năng thì chúng ta lại chưa khai thác được. Chẳng hạn như giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc - một thị trường có sức tiêu thụ lớn lại chưa vượt quá con số 1 triệu USD/năm, hay thị trường các nước Bắc Âu thì kim ngạch xuất khẩu của công ty vẫn còn rất hạn chế trung bình chỉ vào khoảng nửa triệu USD một năm, trong khi thị trường chủ yếu vẫn tập trung vào khu vực Đông Nam á. Tuy nhiên về mặt số lượng thì kể từ năm 1998 cho đến năm 2001, số lượng các thị trường mà công ty có quan hệ buôn bán đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là việc mở rộng sang thị trường Tây Âu, Nhật Bản, Hongkong, Trung Đông và đặc biệt là Trung Quốc. Do vậy, công ty cần phải luôn xác định được những thị trường nào là thị trường chiến lược và xuất khẩu mặt hàng gì là mũi nhọn. Nhìn vào kết quả của 6 tháng đầu năm 2001 thì có thể dự đoán trong cả năm, giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sẽ đạt mức lớn hơn 1 triệu USD, Tây Âu từ 1,2-1,5 triệu USD, nếu như không có biến động gì lớn trên thị trường trong nước cũng như thế giới. Song điều quan trọng nhất mà công ty phải luôn ý thức được rằng để giữ được uy tín và mối quan hệ lâu dài thì giá cả hợp lý và chất lượng hàng hoá phải luôn được đặt lên hàng đầu. Có đảm bảo được 2 yếu tố này thì công ty mới có thể giữ được bạn hàng cũng như xâm nhập vào một thị trường có đòi hỏi hết sức khắt khe là Mỹ (sau khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được phê chuẩn). 4. Về sản phẩm xuất khẩu Đây chính là yếu tố quyết định cho sự thành bại của bất cứ hoạt động kinh doanh XNK nào. Để đảm bảo cho xuất khẩu chúng ta phải có một nguồn hàng dồi dào cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Bảng: Kim ngạch xuất khẩu 1998, 1999 đối với từng mặt hàng: ĐVT: USD 1998 1999 KH TH % KH TH % Thủ công mỹ nghệ 900.000 1.865.345 205 2.000.000 2.412.143 125 Gốm mỹ nghệ 300.000 275.087 55 250.000 276.800 120 Gỗ mỹ nghệ 300.000 205.980 70 250.000 321.585 128 Nông sản 1.500.000 2.403.535 185 2.500.000 3.471.900 135 Tạp phẩm 1.000.000 905.950 91 1.000.000 905.950 90,5 Tổng 4.500.000 5.067.847 115 6.000.000 6.922.698 118 Nguồn: Báo cáo tổng kết 1998,1999 ; HAPROSIMEX Sài Gòn Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy năm 1998 là một năm công ty thu được những thành tựu và thắng lợi to lớn về kim ngạch xuất khẩu. Nếu như các mặt hàng gốm mỹ nghệ, gỗ mỹ nghệ và các mặt hàng tạp phẩm có giá trị xuất khẩu đạt chỉ tiêu thì 2 mặt hàng thủ công mỹ nghệ và hàng nông sản lại có giá trị xuất khẩu tăng gấp đôi so với kế hoạch đề ra. Ngoài sự đóng góp của 2 phòng chức năng là phòng nông sản và phòng thủ công mỹ nghệ thì phòng XNK 1 và phòng XNK 2 cũng đã thu được những thành quả đáng khích lệ trong việc xuất khẩu 2 nhóm mặt hàng này, đóng góp vào thành công chung của công ty. Với mặt hàng nông sản chủ yếu là chè khô, hạt tiêu, lạc nhân,... ngoài việc tăng được khối lượng xuất khẩu còn thu được kim ngạch lớn do nguồn hàng khan hiếm nên giá được đẩy lên ở một số thị trường truyền thống của công ty. Trong khi đó hàng thủ công mỹ nghệ như hàng mây tre đan, tranh sơn mài,... được đẩy mạnh xuất khẩu thì công ty còn có thêm một số đơn đặt hàng mới như vật trang trí làm từ sản vật biển, đồ điêu khắc, chạm khảm bằng các loại đó,... Như vậy trong những năm tiếp theo đây vẫn là 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty. Với đà thắng lợi của năm 1998, công ty bước vào năm 1999 với niềm tin và sự quyết tâm cao độ. Chính bởi vậy các phòng ban và mỗi cán bộ nhân viên đều hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu đề ra, thể hiện qua giá trị xuất khẩu đối với từng nhóm mặt hàng. Đặc biệt chú ý đây chính là năm công ty có nhiều thay đổi về mặt cơ cấu, bộ máy tổ chức và nhân sự nên việc duy trì và phát triển công ty trong giai đoạn khó khăn này là việc làm không đơn giản chút nào. Việc sát nhập với Xí nghiệp Xe đạp xe máy Lê Ngọc Hân đã gây ra không ít xáo trộn về mặt nhân sự nhưng công ty đã nhanh chóng khắc phục để ổn định đi vào sản xuất kinh doanh. Hai nhóm hàng xuất khẩu chủ lực tiếp tục tăng ở mức cao do việc mở rộng được thị trường sang các nước Tây Âu, Trung Quốc và cả Trung Đông nhất là kim ngạch xuất khẩu sang Tây Âu trong năm này đạt > 1 triệu USD thì chủ yếu là hàng nông sản và thủ công mỹ nghệ. Với những thành tựu khả quan năm 1999 công ty bước vào năm 2000 với những thuận lợi nhưng không phải ít những khó khăn. Bảng: Kim ngạch xuất khẩu 2000 đối với các mặt hàng ĐVT KH TH % TH so với KH Thủ công mỹ nghệ 3.000.000 3.567.137,75 125 Gốm mỹ nghệ 650.000 498.734,36 77,2 Gỗ mỹ nghệ 350.000 382.710,32 115 Tạp phẩm 1.000.000 1.314.561,94 131 Nông sản 3.000.000 4.347.516,63 140 Tổng 8.000.000 10.131.256 126 Nguồn:Báo cáo tổng kết 2000; HAPROSIMEX Sài Gòn Do chính sách đẩy mạnh xuất khẩu của Nhà nước ta những năm gần đây, nên ngày càng có nhiều đơn vị tham gia hoạt động xuất khẩu dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt trong và ngoài nước. Trong khi đó một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Trung Quốc và một số nước Đông Nam á lại tràn ngập với mẫu mã đa dạng và giá cả rất cạnh tranh đã là yếu tố tác động rất lớn đến tình hình kinh doanh của công ty. Song với sự nỗ lực cao, năm 2000 công ty đã có những thành tích đáng khích lệ, có mức tăng trưởng khá cao về kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và nông sản; củng cố vững chắc các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, phát triển thêm một số mặt hàng như hàng tập phẩm, sắt mỹ nghệ. Đồng thời công ty cũng duy trì và hơn thế còn mở rộng được các thị trường mới ở Tây Âu, Bắc Âu đặc biệt là đã có giá trị xuất khẩu sang thị trường Đông Âu. Đây là những dấu hiệu đáng mừng cho công ty. Trước thực trạng này công ty đã nghiêm túc đánh giá tình hình để đưa ra phương hướng kinh doanh cho công ty trong năm 2001. Và ở đây tình hình thực tế của hoạt động xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm của công ty sẽ cho chúng ta một cái nhìn cụ thể. II. Một số đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu của công ty 1. Về chiến lược và phương hướng kinh doanh trong thời gian qua Có thể nói trong những năm gần đây trước những biến động to lớn trong và ngoài nước, những thay đổi sâu sắc trong nội bộ công ty, ban Giám đốc HAPROSIMEX Sài Gòn đã liên tục đưa ra những chỉ đạo kịp thời cho hướng đi của công ty trong từng giai đoạn, từng năm, từng quý, từng tháng. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh XNK nhưng chiến lược của công ty luôn coi xuất khẩu là hoạt động chính, có tính quyết định cho sự phát triển của công ty. Quan trọng hơn là trong từng thời điểm ban Giám đốc công ty đã đưa những quyết định sáng suốt, phù hợp với tình hình thực tế. Chẳng hạn như ngay từ đầu năm 2000, công ty đã chuẩn bị sẵn sàng nắm lấy cơ hội Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết để có thể xâm nhập vào thị trường hết sức béo bở này một cách chủ động và vững chắc; đồng thời cũng củng cố và phát triển từng bước vững chắc các thị trường lớn nhưng còn khá mới mẻ ở Tây Âu, Bắc Âu, Trung Đông, Nam Mỹ,... Hay như việc công ty kịp thời điều chỉnh chiến lược xuất khẩu hàng nông sản trong năm 2001 khi vào đầu năm giá một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực sụt giảm mạnh để chuyển hướng tập trung tiềm lực xuất khẩu sang một số mặt hàng khác. Chính điều này đã giúp công ty trong những năm qua luôn giữ được sự ổn định và nắm được thế chủ động trong từng bước đi của mình. 2. Về những thành quả đạt được Nhìng chung là rất đáng khích lệ, công ty trong mấy năm trở lại đây đã có những sự trưởng thành vượt bậc. Với một bộ máy và cơ chế quản lý điều hành tốt, các phòng ban chức năng hoạt động ngày càng hiệu quả công ty đang vươn lên một vị trí mới tương xứng hơn với tiềm năng của nó. Bên cạnh đó công ty vẫn còn tiếp tục khắc phục một số tồn tại để công ty có thể hoàn thành suất sắc nhiệm vụ năm 2001 cũng như phương hướng và nhiệm vụ của công ty từ nay cho đến 2010. Chương III Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại công ty HAPROSIMEX Sài Gòn I. Đánh giá cụ thể một số công tác và hoạt động của công ty trong thời gian qua Qua quá trình phân tích những kết quả tới số liệu thực tế của hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty trong những năm qua, chúng ta đã có thể đưa ra một cái nhìn cụ thể và chính xác hơn về tình hình hoạt động của từng bộ phận, phòng ban chức năng của công ty HAPROSIMEX Sài Gòn. 1. Về công tác nghiên cứu thị trường Nền kinh tế nước ta đang vận hành theo nền kinh tế thị trường chịu sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, triết lý kinh doanh đã thay đổi từ bán cái chúng ta có sang bán cái thị trường cần. Bởi vậy công tác tiếp cận và nghiên cứu thị trường rất được quan tâm chú trọng. Công việc này thuộc trách nhiệm của phòng khu vực thị trường. Như vậy đây là một phòng chức năng có nhiệm vụ vô cùng quan trọng - nhiệm vụ đối ngoại để tìm hiểu nguồn hàng đầu vào, mở rộng thị trường đầu ra. Có thể nói phòng khu vực và thị trường của công ty trên cả 2 miền Nam và Bắc trong những năm qua đã hoạt động hết sức hiệu quả. ở trong nước phòng liên tục mở rộng được mạng lưới chân nguồn hàng: miền Bắc từ Lạng Sơn, Móng Cái đến Việt Trì, Vĩnh Phúc,... miền Nam từ Cà Mau, Sóc Trăng đến Kiên Giang, Vũng Tàu đều có các đơn vị cung cấp nguồn hàng xuất khẩu. Với thị trường nước ngoài, công ty đã có quan hệ với 50 nước, ở nhiều khu vực và thị trường trên thế giới. Số lượng khách hàng luôn được duy trì và lớn mạnh hơn. Để đạt được kết quả này trong những năm qua ngoài sự đầu tư và quan tâm chỉ đạo của ban Giám đốc phòng còn có một đội ngũ cán bộ giỏi về nghiệm vụ, tận tuỵ với công việc, luôn có phương châm làm việc thích hợp với từng giai đoạn, từng bạn hàng, từng mối quan hệ và cùng với sự giám sát, chỉ đạo kịp thời của ban Giám đốc, trong những năm qua phòng luôn làm việc dựa trên các nguyên tắc: - Coi trọng việc củng cố những bạn hàng lâu đời đáng tin cậy, ra sức xây dựng các cơ sở chân hàng mới trên khắp 3 miền, đảm bảo phục vụ tốt cho xuất khẩu. - Củng cố, xây dựng công tác đối ngoại, tổ chức hội chợ, tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị, xúc tiến thương mại, riêng trong năm 2000 công ty đã tham gia 7 hội chợ quốc tế, có mặt tại một số hội chợ, triển lãm trong nước nhằm phát triển khách hàng, giới thiệu và chào bán các mẫu mã, sản phẩm của công ty. Mặc dù còn một số khó khăn và tồn tại trong những thành quả mà công tác nghiên cứu thị trường của phòng khu vực và thị trường mang lại là một trong những nhân tố quyết định đem đến sự thắng lợi trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty những năm qua. 2. Về sản phẩm xuất khẩu - Ngay từ công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu công ty đã có thuận lợi như một mạng lưới châng hàng, các đại lý thu mua hàng rộng khắp cả nước. Đó là những đơn vị thu mua, sản xuất, chế biến, cung cấp hàng xuất khẩu cho công ty. Đây là một thế mạnh rất lớn. - Sản phẩm xuất khẩu của công ty ngoài những mặt hàng truyền thống với những bạn hàng lâu năm, còn luôn thay đổi đa dạng hoá cả về mẫu mã và chủng loại đáp ứng tốt mọi nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Nếu như năm 1998, 1999, mặt hàng nông sản của công ty chủ yếu là lạc nhân, hạt tiêu, chè,... thì đến năm 2000, 2001 đã xuất khẩu cả hồi, quế hương, cà phê,... - Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty cũng có những biến đổi mạnh mẽ. Nếu như năm 1998, 1999, tỷ trọng hàng nông sản và thủ công mỹ nghệ của công ty chỉ chiếm ằ 50% giá trị xuất khẩu thì 2 năm gần đây phương hướng đề ra và cả những con số đã thực hiện được cho thấy 70-80% giá trị xuất khẩu là hàng nông sản và thủ công mỹ nghệ. Như vậy công ty đang từng bước thay đổi cơ cấu, tập trung vào những mặt hàng là thế mạnh của mình, những mặt hàng công ty có nhiều bạn hàng và thị trường đầu ra. Song tập trung vào xuất khẩu hai nhóm hàng này cũng đồng nghĩa với việc phải chấp nhận những khó khăn và thử thách to lớn. Thị hiếu về mặt hàng thủ công mỹ nghệ luôn thay đổi nhanh chóng trong khi khả năng đáp ứng mẫu mã mới của các đơn vị cơ sở cung cấp hàng còn chậm, trong khi hàng thủ công mỹ nghệ của Trung Quốc và các nước Đông Nam á có mẫu mã đa dạng, chất lượng tương đối cao còn giá cả cũng rất cạnh tranh. Với hàng nông sản thì luôn có sự biến động rất lớn về giá cả trên thị trường nếu không dự báo và có biện pháp kịp thời thì sẽ rơi vào tình thế bị bất ngờ, bị động, rủi ro sẽ rất cao. Như vậy, những thử thách trên đòi hỏi toàn bộ công ty cũng như từng cán bộ phải có năng lực thực sự, nhiệt tình tận tuỵ với công việc mới có thể giúp công ty đi lên theo đúng phương hướng chiến lược đã đề ra. Và trong giai đoạn hiện nay, công ty đã đi đúng hướng và đạt được những thành công trước mắt làm tiền đề cho sự phát triển ổn định bền vững. 3. Với đội ngũ cán bộ nhân viên Một cách tổng quát, đội cán bộ chuyên môn và nhân viên của công ty có trình độ chuyên môn tương đối tốt, am hiểu về nghiệp vụ, có nhiều cán bộ có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh XNK. Song với từng phòng ban chức năng vẫn còn một số khó khăn về vấn đề con người ở nhiều khía cạnh khác nhau. - Phòng thủ công mỹ nghệ: có đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao,... luôn hoàn thiện tốt nhiệm vụ của công ty giao. Riêng ở Hà Nội với hơn 10 cán bộ nghiệp vụ có năng lực và am hiểu sâu về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, phòng luôn duy trì được vững chắc các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, khai thác thêm nhiều mẫu mã mới để đáp ứng yêu cầu chào bán và trưng bày triển lãm. - Phòng nông sả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0431.doc
Tài liệu liên quan