LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BHTNDS CỦA 3
CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA. 3
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TRIỂN KHAI BHTNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA. 3
1. Đặc điểm hoạt động của xe cơ giới trong giao thông đường bộ. 3
2. Sự cần thiết khách quan phải triển khai BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 5
3. Tác dụng của BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 6
a. Đối với chủ xe. 6
b. Đối với người thứ ba. 7
c. Đối với xã hội. 7
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BHTNDS CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA. 8
1. Đối tượng bảo hiểm: 8
a. Đối tượng được bảo hiểm. 8
b. Điều kiện để phát sinh bảo hiểm trách nhiệm dân sự. 8
2. Phạm vi bảo hiểm. 9
3. Phí bảo hiểm. 11
a. Phí bảo hiểm. 11
b. Phương pháp tính phí. 12
4. Trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia. 14
a. Trách nhiệm và quyền lợi của chủ xe cơ giới. 14
b. Trách nhiệm và quyền lợi của công ty bảo hiểm. 16
5. Công tác giám định và giải quyết bồi thường. 17
CHƯƠNG II 22
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BHTNDS CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX-PJICO GIAI ĐOẠN 1996-2000 22
I. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PJICO 22
II. THỰC TẾ CÔNG TÁC TRIỂN KHAI 23
2. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất. 34
3. Công tác giám định 36
4. Công tác bồi thường. 38
5. Kết quả triển khai nghiệp vụ. 42
III. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ TRONG VIỆC THỰC HIỆN BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA 43
1. Kết quả thực hiện Nghị định 115/CP/1997 44
2. Những hạn chế trong quy tắc BHTN dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 44
3. Nguyên nhân hạn chế 46
CHƯƠNG III 49
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEXX (PJICO) 49
I. NHỮNG KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI VÀ TỒN TẠI CỦA CÔNG TY PJICO 49
1. Những thuận lợi 49
2. Khó khăn cơ bản của Công ty PJICO 50
3. Những tồn tại của PJICO 51
II. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN BẮT BUỘC BHTN DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA CỦA MỘT SỐ CÔNG TY TẠI HỘI THẢO LẦN 2 (20/10/2000). 53
1. Công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện (PTI) 53
2. Giải pháp của Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh 55
3. Giải pháp của The Tokyo Marine and fire insurace Co, Ltd. nhằm bắt buộc các chủ phương tiện xe máy 56
4. Giải pháp của PJICO trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới. 58
5. Đánh giá lại toàn bộ giải pháp của công ty 60
6. Một số kiến nghị 61
KẾT LUẬN 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
68 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao tính bắt buộc trong nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty cổ phần bảo hiểm PJICO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Nguồn: Báo cáo thống kê Công ty pjIco 1996-2000).
Theo số liệu bảng 4 cho thấy số lượng xe cơ giới tham gia vào lưu thông qua các nă tăng dần, năm 2000 lượng xe cơ giới tham gia lưu thông là nhiều nhất đặc biệt là xe máy tăng 150% (thêm 50%). Số xe tham gia bảo hiểm cũng như tỷ lệ xe tham gia bảo hiểm tăng dần từ năm 1996 đến năm 2000 (năm 1996 là 0,51%, đến năm 2000 là 0,685%), còn về số tuyệt đối năm 1996 số xe tham gia bảo hiểm là 23.418 xe, năm 2000 số xe tham gia bảo hiểm là 41.420 xe.
Thực tế lượng xe máy trong lưu thông gấp gần 12 lần xe ô tô nhưng lượng xe máy lại tham gia bảo hiểm ít hơn xe ô tô rất nhiều vì nước ta chưa bắt buộc được trực tiếp xe máy tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự mà chỉ bắt buộc được với ô tô (nhưng với số lượng chưa triệt để vẫn còn rất thấp).
Năm 1997, Công ty đã thu hút được 33.426 chiếc xe tăng 10.008 chiếm 0,61% tổng lượng xe lưu hành trên toàn quóc tăng 42,74% so với năm 1996.
Qua đây ta thấy được sự vươn lên của pjIco trên thị trường bảo hiểm, từ một Công ty mới thành lập nhưng vẫn đủ sức để cạnh tranh với các Công ty bảo hiểm lớn như Bảo Việt, Bảo Minh đang hoạt động mạnh trên thị trường bảo hiểm.
Đến năm 1998 số lượng xe tham gia bảo hiểm so với năm 1997 tăng 13,4%, năm 2000 tăng chậm khoảng 8,84%. Đây là thời kỳ tăng chậm nhất kể từ khi Công ty triển khai nghiệp vụ.
Nhận xét chung tình trạng cả nước so sánh với pjIco trong nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Mặc dù đã có những chuyển biến tốt trong khâu khai thác bảo hiểm xe cơ giới trong vả nước nói chung và pjIco nói riêng nhưng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng bảo hiểm.
* Đối với xe ô tô các loại:
Dựa trên số liệu lượng ô tô các loại trên toàn quốc từ năm 1996 đến năm 2000 tăng xấp xỉ 9% năm.
Năm 1996 cả nước có 386.946 xe đến năm 2000 là 750.000 xe.
- Số xe ô tô được bảo hiểm trong cả nước năm 1996 là 86.998 xe trong khi tham gia tại pjIco đã là 14.796 xe chiếm gần 6% số lượng xe tham gia bảo hiểm trên toàn quốc.
- Số xe ô tô được bảo hiểm trong cả nước năm 1999 là 167.625 xe, trong khi tham gia tại pjIco là 24/360 xe chiếm gần 7% số lượng xe tham gia bảo hiểm trên toàn quốc.
- Số xe ô tô được bảo hiểm trong cả nước năm 2000 là 199.630 xe, trong khi tham gia tại pjIco là 26.660 xe chiếm gần 13,3% số lượng xe tham gia bảo hiểm trên toàn quốc.
Tỷ lệ xe ô tô được bảo hiểm bình quân trong giai đoạn này (1996-2000) mới chỉ đạt gần 35% tổng số xe ôtô các loại.
Biểu đồ 2: Biểu diễn tỷ lệ xe ô tô tham gia bảo hiểm
* Đối với xe máy:
Số lượng xe máy trên toàn quốc từ năm 1996 đến năm 2000 tăng bình quân gần 15,5% năm.
Năm 1996 trên toàn quốc có 4.208.247 xe máy, đến năm 1999 lên tới 5.610.884 xe máy các loại. Số xe máy trong cả nước được bảo hiểm năm 1996 trên 900.000 chiếc thấp hơn năm 1995 nhưng cao hơn so với năm 1997, đến năm 2000 chỉ còn 678.915 là 8.622 chiếc, năm 2000 là 18.778 chiếc tăng trên 10% số lượng xe tham gia bảo hiểm tại pjIco.
Tỷ lệ xe máy được bảo hiểm bình quân của cả nước trong giai đoạn 1996 đến 2000 mới chỉ đạt khoảng 18% tổng số xe máy các loại, tỷ lệ xe máy được bảo hiểm thấp dần qua các năm:
Năm 1996 là 22,58%; năm 1997 là 16,6%; năm 1998 là 11,6%; năm 2000 chỉ còn 10,6%.
Biều đồ 3: Biểu diễn số xe máy tham gia bảo hiểm trong cả nước va tại Công ty pjIco.
*****
BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là loại hình bảo hiểm bắt buộc theo Nghị định số 115 CP/1997 ngày 17/12/1997 của Chính Phủ ở Công ty pjIco số lượng xe máy và ô tô tham gia bảo hiểm tại Công ty ngày một tăng, còn trong cả nước số xe ô tô tham gia bảo hiểm 2000 giảm; số lượng xe máy tham gia bảo hiểm cũng giảm cho đến năm 2000 chỉ còn 10,6T, chứng tỏ việc khai thác ở các Công ty bảo hiểm khác chưa được tốt. Hiện cho đến năm 2001 còn tới 5,3 triệu xe máy chưa mua bảo hiểm.
* Nguyên nhân làm ảnh hưởng với công tác khai thác của pjIco
- Xét trên giác độ chủ quan là:
+ Công ty cổ phần bảo hiểm pjIco chưa nhậy bén chưa thực sự đổi mới phương thức phục vụ để phù hợp cơ chế thị trường đặc biệt là các dịch vụ có tính chất xã hội cao.
+ pjIco chưa thực sự hợp tác với các Công ty bảo hiểm khác để cùng nhau thành lập hội liên hiệp bảo hiểm tương hỗ lẫn nhau để thực hiện Nghị định 115 CP, mãi cho đến cuối năm 2000 (10/10/2000) thì hiệp hội bảo hiểm gồm có (pjIco, PTI, bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo Việt họp bàn về việc thực hiện Nghị định 115 CP).
+ pjIco chưa biết tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của các cấp, các ngành có liên quan trong việc tạo điều kiện thuận lợi để khai thác hết tiềm năng bảo hiểm.
- Trình độ nghiệp vụ khai thác của nhân viên Công ty còn yếu, Công ty pjIco chưa quan tâm đúng mức đến việc khai thác nên chưa thuyết phục được người tham gia bảo hiểm có hiệu quả.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Đứng về phía người tham gia bảo hiểm thì tuyệt đại đa số là không tự giác tham gia bảo hiểm (ý thức của người tham gia bảo hiểm (chủ xe) vẫn chưa cao), các chủ xe luôn muốn trốn tránh việc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự ở các Công ty bảo hiểm nói chung và pjIco nói riêng.
+ Do sự hiểu biết về trách nhiệm bản thân của chủ xe cơ giới còn hạn chế, sự hoài nghi về việc được hưởng quyền lợi chưa cao.
+ Cơ chế kiểm tra, kiểm soát việc mua bảo hiểm chưa rõ ràng, chưa kết hợp được với công an giao thông và các ngành có liên quan.
Những nguyên nhân chủ quan và khách quan đã d ẫn tới hậu quả làm cho khâu khai thác nghiệp vụ kém đi.
b. Về doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới:
Theo số liệu bảng phần (4) cho thấy tốc độ tăng tỷ lệ xe máy tham gia bảo hiểm nhanh hơn tốc độ tăng tỷ lệ ô tô tham gia bảo hiểm. Cụ thể là năm 1997 tỷ lệ xe tăng 38,09%, năm 2000 tăng 3,4%. Nhưng do phí bảo hiểm bình quân/đầu xe máy thấp hơn rất nhiều so với phí bảo hiểm bình quân/đầu ô tô. Các chủ xe máy tham gia bảo hiểm phần lớn là do bắt buộc nên không tham gia bảo hiểm với mức trách nhiệm cao. Trong khi đó chủ xe ô tô tham gia bảo hiểm với mức trách nhiệm cao và có tính tự nguyện bởi họ ý thức được phần nào “nguồn nguy hiểm cao độ” do ô tô gây ra cho người khác.
Do vậy nguồn phí thu được từ ô tô đem lại nhiều hơn, vì có sự tăng giảm không đồng đều giữa số ô tô và số xe máy tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự nhưng số phí thu được từ nghiệp vụ này vẫn tăng dần qua cac năm.
Năm 1996 phí thu được từ nghiệp vụ BHTNDS là 2,415 tỷ đồng
Năm 1997 phí thu được từ nghiệp vụ BHTNDS là 3,5 tỷ đồng
Năm 199 8 số phí thu được từ nghiệp vụ này là 3,76 tỷ đồng
Năm 1999 số phí thu được là: 3,909 tỷ đồng
Năm 2000 phí thu được từ nghiệp vụ BHTNDS là 4,21284 tỷ đồng
Biểu 5: Tình hình thực hiện kế hoạch thu phí BHTNDS tại Công ty cổ phần bảo hiểm pjIco
Năm
Số xe tham gia B H (chiếc)
Phí B.H kế hoạch (triệu đồng)
Phí B.H thực thu (triệu đồng)
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%)
199 6
23.418
2.015
2.414,99
119,8
1997
33.426
2.688
3.449,25
128,32
1998
34.215
2.880
3.760,04
130,6
1999
41.240
3.500
3.909,54
112,0
2000
43.350
3.850
4.212,84
109,4
(Nguồn: Theo số liệu thống kê của pjIco giai đoạn 1996-2000)
Với tinh thần và khả năng thực hiện tốt của cán bộ nhân viên luôn lấy khai thác làm nhiệm vụ hàng đầu để bảo toàn vốn cho Công ty pjIco luôn vượt kế hoạch đề ra về doanh thu phí bảo hiểm gốc, đem lại hiệu quả kinh doanh và ổn định cuộc sống cho cán bộ công nhân viên Công ty.
Nhận xét bảng 5:
Năm 1996 đến năm 2000 số xe tham gia bảo hiểm tại Công ty ngày một tăng từ 23.418 chiếc lên 43.350 (năm 2000) làm cho lượng phí thu được cũng tăng lên và vượt kế hoạch.
- Năm 1996 Công ty thu được 2.414,99 triệu đạt 119,8% kế hoạch, vượt kế hoạch 398,99 triệu đồng.
- Năm 1997 Công ty thu được 3.449,25 triệu đồng đạt 128,32% kế hoạch, vượt kế hoạch là 761,25 triệu đồng.
- Năm 1998 Công ty thu được 3.760,04 triệu đồng đạt 130,6% kế hoạch, vượt kế hoạch 880,04 triệu đồng.
- Năm 1999 Công ty thu được 3.909,04 triệu đạt 112% kế hoạch, vượt kkf là 409,54 triệu.
- Năm 2000 Công ty thu được 4.212,84 triệu đạt 109,4% kế hoạch, vượt kế hoạch là 362,84 triệu.
Thông qua bảng 5 trên thì tình hình thực hiện kế hoạch thu phí là một vấn đề mà Công ty đang phải xem xét trong thời gian tới, bởi số lượng xe cơ giới tại Việt Nam tham gia giao thông ngày càng nhiều, thì lượng xe tham gia bảo hiểm sẽ nhiều càng tạo ra doanh thu phí cao cho các Công ty bảo hiểm, cũng như pjIco.
Đối với pjIco thì nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba chưa phải là nghiệp vụ chính nhưng nó đóng góp một phần doanh thu không nhỏ vào trong doanh thu bảo hiểm gốc toàn Công ty.
Biểu 6: Tỷ trọng doanh thu nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
Năm
Doanh thu nghiệp vụ (tr.đ)
Doanh thu bảo hiểm gốc toàn Công ty (tr.đ)
Tỷ trọng doanh thu BHTNDS (%)
1996
2.414,99
62.400
3,87
1997
3.449,25
94.080
3,67
1998
3.760,04
111.360
3,38
1999
3.909,54
118.000
3,33
2000
4.212,84
129.000
3,327
(Nguồn: Theo báo cáo thống kê của Công ty pjIco 1996-2000)
Qua bảng 6 tỷ trọng doanh thu nghiệp vụ thấy được tỷ lệ trong doanh thu từ nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba trong tổng doanh thu từ phí bảo hiểm gốc của toàn Công ty giảm dần qua các năm từ 3,87 (7 năm 1996) xuống còn 3,327% (năm 2000) nhưng về số tuyệt đối thì doanh thu nghiệp vụ này vẫn tăng.
- Năm 1996 doanh thu nghiệp vụ này là: 2,415 tỷ
- Năm 1997 doanh thu nghiệp vụ này là: 3,4993 tỷ
- Năm 1998 doanh thu nghiệp vụ này là: 3,6704 tỷ
- Năm 1998 doanh thu nghiệp vụ này là: 3,90954 tỷ
- Năm 2000 doanh thu nghiệp vụ này là: 4,21284 tỷ
Biểu đồ 4: Doanh thu nghiệp vụ BHTNDS so với doanh thu bảo hiểm gốc toàn Công ty
*****
Một lần nữa ta lại khảng định rằng khâu khai thác với mục tiêu là giành được khách hàng về phía Công ty là mục tiêu hàng đầu. Vì đây là khâu quyết định với sự tồn tại cũng như sự phát triển lâu dài của Công ty, cho nên việc vận đọng tuyên truyền được nhiều khách hàng tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới là càng tốt, đó cũng là quy luật số động bù số ít. Qua những con số thống kê của các năm về số lượng xe cơ giới khai thác được của Công ty pjIco cho thấy số xe tham gia bảo hiểm còn thấp, nhất là BHTNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Đây cũng là ngyên nhân ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu phí Công ty.
- Do sự cạnh tranh gay gắt trđn tr bảo hiểm giữa các Công ty lớn nhỏ. Nên đã đẩy các Công ty bảo hiểm hạ phí xuống một cách tuỳ ý, không theo ạ chung của Bộ tài chính làm cho pjIco rơi vào tình thế bị động, tiềm lực tài chính cũng như kinh nghiệm trong kinh doanh của pjIco cũng bị hạn chế rất nhiều, nên việc cạnh tranh hay thu hút khách hàng chưa đạt hiệu quả cao.
- Ngoài ra mức phí mà Công ty áp dụng chưa linh hoạt, chưa phù hợp với khẳ năng tài chính của chủ xe cơ giới.
2. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất.
Từ khâu khai thác đến giải quyết bồi thường của Công ty luôn trong tình trạng bấp bênh, Công ty bảo hiểm nào cũng muốn chi thì ít nhưng mà thu thì nhiều, tối thiểu ra thì thu phải đủ bù chi. Đó là nguyên lý tồn tại phát triển của bất kỳ một Công ty nào trên thị trường. Vậy thì Công ty pjIco cần phải có một biện pháp hữu hiệu để né tránh tình trạng xảy ra nhiều tổn thất, trong kinh doanh bảo hiểm thì công tác đề phòng hạn chế tổn thất không chỉ mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh mà còn vì sự an toàn và trật tự chung của xã hội, đem lại sự ổn định về tài chính cho người thứ ba và chủ xe cơ giới.
Đây là một công tác không thể thiếu được trong quá trình hoạt động kinh doanh của bất kỳ Công ty bảo hiểm nào. Hàng năm Công ty luôn theo dõi thống kê tình trạng tổn thất và tìm ra nguyên nhân gây tai nạn trên cơ sở đó để nghiên cứu đề suất những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhằm giảm chi xuống mức thấp nhất khả năng tổn thất xảy ra.
Cụ thể công tác đề phòng hạn chế tổn thất của Công ty như là:
- Xây dựng các đường lánh nạn ở một số đoạn đường nguy hiểm, cho dựng các Phanô, áp phíc... ở các đèo Măng Găng, Cù Mông, đèo Hải Vân...
- Đối với ngành đường sắt, Công ty cho lắp các lưới chống gạch đá ném qua cửa sổ ở các toa tàu.
- ở các t rạm xăng dầu cho lắp đặt các bình cứu hoả...
- Công ty tích cực trong việc thực hiện chỉ thị UBND thành phố Hà Nội và sắp xếp lại trật tự an toàn giao thông, phối hợp với các ban ngành chức năng tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về luật lệ giao thông nhằm nâng cao ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông.
- Công ty pjIco luôn tạo ra những ấn tượng tốt đẹp với khách hàng. Thông thường Công ty luôn trích 3% tổng phí để cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới. (...)
Bảng 7: Tình hình thực hiện chi đề phòng hạn chế tổn thất giai đoạn 1996-2000.
******
Qua số liêu biểu 7 ta thấy từ năm 1996 đến năm 1999 Công ty pjIco chi cho đề phòng hạn chế tổn thất ngày một tăng (từ 63 triệu đồng vào năm 1996 đến 95 triệu đồng vào năm 1999), trong đó chi cho tuyên truyền quảng cáo chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi đề phòng hạn chế tổn thất.
Năm 1996 chi truyên truyền quảng cáo chiếm 40,64%
Năm 1997 chi truyên truyền quảng cáo chiếm 51,02%
Năm 1998 chi truyên truyền quảng cáo chiếm 52,89%
Năm 1999 chi cho truyên truyền quảng cáo chiếm 50,06%
Năm 2000 chi cho truyên truyền quảng cáo chiếm 42,62% đã bị giảm đi so với những năm 1997 đến năm 1999.
Chi lớn thứ hai trong đề phòng hạn chế tổn thất là chi hỗ trợ và khen thưởng. Năm 1996 chi khen thưởng chiếm 29,12% cao nhất từ năm 1996-2000 và chi hỗ trợ cũng chiếm 27,45%. Ngoài ra còn có các khoản chi khác chiếm một phần nhỏ trong khoản chi đề phòng. Qua trên ta thấy việc chi phí cho đề phòng hạn chế tổn thất của pjIco là hợp lý, pjIco đã chi nặng cho tuyên truyền quảng cáo vì trong giai đoạn đầu khi gia nhập thị trường bảo hiểm tạo uy tín và khắc sâu vào trong đầu khách hàng cái tên “Công ty bảo hiểm pjIco” như là một thứ hàng hoá tiêu thụ công dụng. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền quảng cao để tạo sự cạnh tranh với hai Công ty bảo hiểm đứng đàu “Bảo Việt, Bảo Minh”.
pjIco đã nhận thức được vai trò của công tác đề phòng hạn chế tổn thất trong kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, nhưng hiệu quả vẫn chưa tốt, điều này được thể hiện ở mức độ trầm trọng của các vụ tai nạn giao thông ngày càng tăng, tỷ lệ bồi thường hàng năm còn tương đối lớn thậm chí ở một số văn phòng đại lý số tiền bồi thường cho người thứ ba còn lớn hơn cả phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe thù về.
Ví dụ: pjIco Hải Phòng năm 1999 bồi thường 152,7% số phí thu nghiệp vụ. Quý I năm 2000 bồi thường 198,6% số phí thu nghiệp vụ. Văn phòng 4 bồi thường chiếm 131,5%số phí thu nghiệp vụ.
Vậy đòi hỏi Công ty cần phải có sự quan tâm đầu tư hơn nữa để đưa Công ty đứng trên bảng vàng những Công ty mạnh.
* Nguyên nhân của sự hạn chế công tác đề phòng hạn chế tổn thất:
- Do doanh thu phí của Công ty còn hạn chế nên mức độ chi phí cho công tác này còn ít ỏi, nên hiệu quả chưa cao.
- Trình độ nghiệp vụ cũng như chuyên môn trong khâu này vẫn còn kém, cán bộ nhân viên chưa chịu nghiên cứu kỹ những nguyên nhân gây ra tổn thất để đề ra biện pháp phòng ngừa.
- Một nguyên nhân quan trọng nữa là cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông cũ kỹ lạc hậu luôn gây ra tai nạn ách tắc giao thông làm tổn thất chung cho Công ty nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Do đó pjIco không nên lơ là trong công tác này, tuy nó không ảnh hưởng trực tiếp đến khâu chi trả bồi thường nhưng nó là khâu quyết định để đi đến rủi ro gay tổn thất cho chủ xe cơ giới.
3. Công tác giám định
Sau khi đã xảy ra tổn thất thì pjIco phải có trách nhiệm cử nhân viên có thẩm quyền liên quan tới xem xét đánh giá mức độ thiệt hại về tài sản cũng như về con người. Công tác giám định vừa bảo vệ lợi ích của khách hàng vừa bảo vệ quyền lợi của Công ty bảo hiểm.
Năm 1996 xảy ra 617 vụ tai nạn thuộc trách nhiệm của Công ty. Công ty đã tiến hành giám định 602 vụ và chuyển hồ sơ cho phòng bồi thường giải quyết, còn lại 15 vụ do chưa rõ ràng về hồ sơ và hoàn thành nốt thủ tục giám định nên chưa được giải quyết bồi thường năm 1997, Công ty đã tiến hành giám định 655 vụ trong đó có 15 vụ từ năm 1996 chuyên sang và 640 vụ phát sinh trong năm cuối năm còn tồn 21 vụ chưa giám định chuyển sang năm 1998.
Năm 1989 trong tổng số 419 vụ công ty giám định ( phát sinh trong năm 398 vụ ), cuối năm còn tồn 11 vụ chuyển sang năm 1999 ).
- Năm 1999 tổng số vụ Công ty giám định là 310 vụ ( phát sinh trong năm 299 vụ và 11 vụ từ năm 1998 chuyển sang ) còn tồn 30 vụ chuyển sang năm 2000 để giản quyết sau.
- Năm 2000 tổng số vụ Công ty giám định là 390 vụ ( phát sinh trong năm 360 vụ và 30 vụ từ năm 1999 chuyển sang ) còn tồn 10 vụ chuyển sang năm 2001 để giải quyết sau.
Qua trên ta thấy, số vụ tai nạn mà công ty giám định chiếm tỷ lệ lớn trong tổng sóo các vụ tai nạn phát sinh thuộc trách nhiệm công ty. Nhưng số vụ còn chưa được giải quyết và còn tồn đọng vẫn khá nhiều. Thế nhưng đây cũng là kết quả đáng mừng thể hiện những nỗ lực và tinh thần làm việc nhiệt tinh của cán bộ nói chung và bộ phận giám định nói riêng. Qua công tác giám định công ty đã phát hiện được rất nhiều vụ tai nạn không thuộc phạm vi bảo hiểm, đem lại lợi ích cho công ty, xử lý thích đáng các hành vi gian lận trục lợi bảo hiểm của một số chủ xe.
* Những hạn chế của công ty trong khâu giám định:
- Là một công ty có tuổi đời hoạt động kinh doanh còn ít, kinh nghiệm chưa nhiều, uy tín chưa lớn cũng như đội ngũ cán bộ giám định trình độ chuyên môn chưa cao và kỹ thuật nghề còn bị hạn chế nên nó cũng ảnh hưởng không nỏ đến tiến độ, chất lượng, đánh giá, kết luận để đi bồi thường trong khâu giám định.
- Do số vụ tai nạn hàng năm lớn mà đội ngũ cán bộ giám định thì ít không đủ để thực hiện giám định, không có mặt tại hiện trường kịp thời. Các hồ sơ biên bản giám định, kiểm tra tính pháp lý... Hầu hết phải dcựa vào hồ sơ của công an, bệnh viện và các ngành cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc giám định thiếu chính xác không đánh giá đúng tổn thất thực tế là boa nhiêu, làm cho phát sinh tiêu cực trong khâu bồi thường.
* Nguyên nhân của hạn chế.
- Thường các vụ tai nạn xảy ra chủ xe (lái xe đối với người thứ ba việc phân định lỗi là rất khó, thông thường khi xảy ra tai nạn thì chủ xe (lái xe) bỏ trốn để lại hiện trường bị thiệt hại giải quyết bằng thương lượng hoà giải, thông cảm cho nhau cho nên trong lúc này áp dụng luật định là rất khó. Chỉ khoảng 5% vụ tai nạn phải đưa ra toà án xét xử để phân định lỗi.
- Do xe cơ giới liên quan trực tiếp tới ngành giao thông nên mọi hồ sơ lại do ngành công an trực tiếp quản lý, ắm giữ. Mà sự phối hợp giữa công ty bảo hiểm PJIO với lực lượng cảnh sát giao thông, công an chưa được chặt chẽ và quan hệ mật thiết qua lại với nhau.
- Thông thường khi xảy ra tai nạn chủ xe không thông báo cho công ty bảo hiểm ngay mà để một thời gian sau mới tới để giải quyết. Đặc biệt đối với các vụ tai nạn nghiêm trọng đã gây khó khăn trong việc giải quyết bồi thường cuả bảo hiểm, hầu như bất lợi lại toàn rơi về phía PJICO.
Sau những thực tế, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong khâu giám định đòi hỏi PJICO cần phải có sự xem xét kỹ lưỡng hơn nữa, tăng cường đội ngũ nhân viên giám định cả về số lượng và chất lượng nhằm đảm bảo tính chính xác, kịp thời để tạo uy tín cho PJICO trên thị trường bảo hiểm hơn nữa.
4. Công tác bồi thường.
Bồi thường là một khâu cuối cùng sau ba khâu (khai thác, để phòng hạn chế tổn thất, giám định), nên nó quan trọng đối với sự kiện bảo hiểm xảy ra. Bồi thường không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của người tham g ia bảo hiểm mà còn tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty.
Riêng trong nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba thì khâu này thể hiện rõ nhất tầm quan trọng của nó.
Công ty PJICO rất chú trọng đến công tác bồi thường thể hiện trong lề lối làm việc, chất lượng và số lượng bồi thường, quy trình giải quyết bồi thường.
Bồi thường nhanh cóng hơn đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng. Nhân viên trong khâu bồi thường đã chủ động xuống tận cơ sở để hướng dẫn làm kịp thời thủ tục chu đáo, nhiều hồ sơ được giải quyết ngay được trong ngày đã hạn chế được phiền hà cho khách hàng.
Mỗi năm, xác suất xảy ra tai nạn là khác nhau với mức độ khác nhau, nên công tác bồi thường ở PJICO hàng năm cũng khác nhau.
Để đánh giá công tác bồi thường cụ thể, chính xác hơn ra có bảng tình hình bồi thường nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
Theo bảng 8 thì năm 2000 số vụ tai nạn bị giảm đi rất nhiều so với năm trước, năm 1998 có tới 617 vụ tai nạn nhưng năm 2000 còn 390 vụ nhưng mức độ thiệt hại trong mỗi vụ lớn hơn, nen tổng số tiền bồi thường năm 2000 tỷ; năm 1998 STBT là 2,7 tỷ; năm 1999 STBT là 2,85 tỷ; năm 2000 số tiền bồi thường giảm còn 2,6974 tỷ. Tỷ lệ tai nạn ôtô gây tai nạn nhiều hơn ở xe máy, riêng năm 1999, năm 2000 số vụ tai nạn cũng giảm đi rất nhiều, đây là kết quả đáng mừng cũng là do một phần công tác tuyên truyền, công tác giám định và sự nhận thức của các chủ xe tốt hơn. Song so với gần 5 năm hoạt động thì tỷ trọng doanh thu nghiệp vụ BHTNDS năm 1999 lại bị giảm sút. năm 2001 xảy ra nhiều vụt tai nạn giao thông ngihêm trọng, đến hết quý I năm 2001 tỷ lệ tai nạn giao thông tăng trên 130,3%. Đây là một thử thách rất lớn cho ngành bảo hiểm nói chung và PJICO nói riêng trong năm 2001. Tổng số tiền bồi thường không ngừng gia tăng, mức độ tổn thất/ vụ tai nạn lớn cũng là do công ty bảo hiểm không tham gia giáo dục, tuyên truyền an toàn giao thông. Qua bảng trên ta còn đánh giá được PICO là công ty có tỷ lệ giải quyết bồi thường xe máy cao hơn ôtô vì so công việc giám định tổn thất cdủa các vụ xe máy đơn giản hơn nhiều, mức dodọ thiệt hại nhỏ giấy tờ, hồ sơ giải quyết bồi thường nhanh gọn. Khai thác là đầu vào của bảo hiểm còn bồi thường là đầu ra, cả hai khâu này đều có liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
Bảng 8: Tỷ lệ bồi thường của PJICO (1998 - 2002)
Năm
Doanh thu nghiệp vụ (Tr.đ)
Số tiền bồi thường (Tr.đ)
Tỷ lệ bồi thường (%)
Năm 1998
- Ôtô (chiếc)
- Xe máy
3.760,04
3.462,52
297,5
2.685,6
2.397,096
288,504
71,42
69,23
96,98
Năm 1999
- Ôtô (chiếc)
- Xe máy
3.909,5394
3.612,0342
357,50517
2.854,75
2.509,694
345,056
73,02
69,48
96,51
Năm 2000
- Ôtô (chiếc)
- Xe máy
4.212,84
3.812.034
460,806
2.973,668
2.600,08
271,366
70,59
68,21
48,9
(Nguồn : Theo báo cáo thống kê của PJICO (1998 -2002)
Qua bảng số 9 cho thấy doanh thu nghiệp vụ và số tiền bồi thường nghiệp vụ ngày càng tăng dần.
- Năm 1998 doanh thu nghiệp vụ là 2.414,99 triệu, số tiền bồi thường chiếm 71,37% tỷ trọng doanh thu.
- Năm 1999 doanh thu nghiệp vụ tăng lên 3,45 tỷ nhưng số tiền bồi thường 72,86% tỷ trọng doanh thu.
- Năm 1998 doanh thu nghiệp vụ là 3,91 tỷ, số tiền bồi thường chiếm giảm xuống còn 71,42% tỷ trọng doanh thu nghiệp vụ.
- Năm 1999 doanh thu nghiệp vụ tăng lên 3,45 tỷ nhưng số tiền bồi thường 72,86% tỷ trọng doanh thu.
- Năm 1998 doanh thu nghiệp vụ là 3,91 tỷ, số tiền bồi thường chiếm giảm xuống còn 71,42% tỷ trọng doanh thu nghiệp vụ.
- Năm 1999 doanh thu nghiệp vụ là 3,9095 tỷ, số tiền bồi thường chiếm 73,02%.
- Năm 2000 doanh thu nghiệp vụ là 4,2123 tỷ, tỷ lệ bồi thường giảm xuống còn 70,59% thấp nhất từ giai đoạn từ 1998 - 2000.
Tỷ lệ bồi thường của công ty tăng dần theo thời gian do mức độ thiệt hại ở mỗi vụ tai nạn ngày một tăng mà phí bảo hiểm lại rất ít tăng thậm chí lại giảm di và do sự cạnh tranh.
* Hạn chế của công tác bồi thường: Việc bồi thường của PJICO có phần thực hiện tốt hơn, nhưng không thể tránh khỏi rườm rà, tiêu cực trong khâu bồi thường chủ xe phải đi lại mất rất nhiều thời gian và đã tạo ra cảm giác mất tin tưởng vào bảo hiểm, thất vọng cho chủ xe và người bị nạn.
* Nguyên nhân của sự hạn chế.
- Do từ phía người bị nạn, như khi người bị nạn họ đưa ra mức đòi bồi thường vô lý còn người gây tai nạn bao giờ cũng đòi mức thấp hơn nên lúc này nhà bảo hiểm (công ty) rơi vào tình thế đứng giữa hai bên nên phải dùng thương lượng để giải quyết, nếu hai bên hoặc ba nên không tự giải quyết thương lượng được thì phải đưa ra toà án có thẩm quyền giải quyết.
- Những vụ tai nạn không do PJICO trực tiếp đứng ra giám định mà hồ sơ phải thông qua công an, cảnh sát giao thông để làm căn cứ xét bồi thường. Nên dễ gây ra thiệt thòi cho người bị nạn, thiếu chính xác trong khâu bồi thường.
- Những vụ tai nạn hầu hết không xác định đúng mức thiệt hại nưh:
+ Mất thu nhập hiện nay không cơ quan nào xác định được thu chính thức của nạn nhân, hầu hết những người bị tai nạn là buôn bán tự do.
+ Chi phí y tế hiện nay cung cấp hoá đơn chứng từ không được thực hiện được vì nạn nhân không lưu giữ hồ sơ bệnh án, hay có trường hợp gian lận trong việc khai không đúng sự thật. Ngoài ra chi phí điều trị cùng thương tật có thể rất khác nhau do cách điều trị rất khác nhau của bác sỹ. Để thu thập đầy đủ hồ sơ phải chờ đến khi nạn nhân ra viện.
Qua đó ta thấy công tác bồi thường không đơn giản, nó luôn gây ra cho các cán bộ trong khâu bồi thường phải mất nhiều thời gian để thu thập chứng từ, hoá đơn, sổ sách, phân định lỗi, tuy nhiên tình hình bồi thường của PJICO ngày một tăng. Liệu trong thời gian tới mức độ bồi thường của công ty sẽ như thế nào? Thu phí nghiệp vụ và phí toàn thu c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- D0079.doc