LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 3
1. Khái niệm cơ bản 3
1.1Thương mại 3
1.2 Thương mại điện tử 4
1.3 Các đặc trưng của thương mại điện tử: 6
2. Các điều kiện để phát triển thương mại điện tử 8
2.1 Hạ tầng kĩ thuật 8
2.2 Hạ tầng pháp lý 8
2.3 Cơ sở thanh toán điện tử an toàn, bảo mật 9
2.4 Hệ thống an toàn bảo mật cho các giao dịch 9
3. Các loại hình giao dịch Thương mại điện tử 9
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thương mại điện tử 10
4.1 Nghiên cứu thị trường thương mại điện tử 10
4.2 Kỹ năng marketing trực tuyến 11
4.3. Vấn đề bảo mật an ninh mạng 12
4.4. Vấn đề thanh toán trong thương mại điện tử 13
5. Sự cần thiết phải phát triển thương mại điện tử 13
Phần 2: THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 15
1.1 Hiệu quả ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp đã rõ ràng và có xu hướng ngày càng tăng 21
1.2 Thanh toán điện tử phát triển nhanh chóng 22
1.3 Hoạt động phổ biến, tuyên truyền và đào tạo về thương mại điện tử tiếp tục được coi trọng và bắt đầu đi vào chiều sâu 23
1. Các giải pháp đã áp dụng để phát triển thương mại điện tử 24
2.1 Quảng bá webside 24
2.2 Xây dựng thương hiệu 28
3. Các hạn chế và nguyên nhân khiến thương mại điện tử chưa phát triển mạnh 31
4. Phương hướng đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử 32
4.1 Định hướng phát triển 32
4.2 Giải pháp để phát triển 35
LỜI KẾT LUẬN 39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
42 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và phương hướng phát triển thương mại điện tử cho các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i dung hay mã chương trình nguy hiểm? Làm sao biết được Web sever không lấy thông tin của mình cung cấp cho bên thứ 3?
Từ góc độ doanh nghiệp: Làm sao biết được người sử dụng không có ý định thay đổi hay phá hoại nội dung của trang web hoặc webside? Làm sao biết được gián đoạn hoạt động của sever
Từ cả hai phía: Làm sao biết được không bị nghe trộm trên mạng? Làm sao biết được thông tin từ máy chủ đến user không bị thay đổi
Một số khái niệm về an toàn bảo mật hay được dùng trong TMĐT:
Quyền được phép (Authorization): Quá trình đảm bảo cho người có quyền này được truy cập vào một số tài nguyên của mạng
Xác thực (Authentication): Quá trình xác thực một thực thể xem họ khai báo với cơ quan xác thực họ là ai
Auditing: Quá trình thu thập thông tin về các ý đồ muốn truy cập vào một tài nguyên nào đó trong mạng bằng cách sử dụng quyền ưu tiên và các hành động ATBM khác
Sự riêng tư (Confidentiality/privacy): là bảo vệ thông tin mua bán của người tiêu dung
Tính toàn vẹn: (Integrity): Khả năng bảo vệ dữ liệu không bị thay đổi
Không thoái thác (Nonrepudiation): khả năng không thể từ chối các giao dịch đã thực hiện
Vấn đề thanh toán trong thương mại điện tử
Theo đánh giá của các doanh nghiệp tham gia điều tra thì thanh toán điện tử liên tục là trở ngại lớn thứ hai đối với sự phát triển của thương mại điện tử trong giai đoạn từ năm 2005 tới 2007. Vấn đề quan trọng của hệ thống thương mại điện tử là có một cách nào đó đê người mua kick vào phím mua hàng và chấp nhận thanh toán. Thực tế đang dung 3 cách thanh toán bằng tiền mặt, séc, và thẻ tín dụng. Các cơ chế tương tự cũng được sử dụng cho kinh doanh trực tuyến.
Sự cần thiết phải phát triển thương mại điện tử
TMĐT giúp cho các Doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường và đối tác
TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất
TMĐT giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị.
TMĐT qua INTERNET giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chí phí giao dịch.
TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành phần tham gia vào quá trình thương mại.
Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hoá.
Mục đích của một doanh nghiệp khi biến đổi đến thương mại điện tử là giảm thiểu chi phí trong doanh nghiệp. Các biện pháp nhằm để giảm thiểu chi phí trước tiên là bao gồm việc tối ưu hóa các quy trình kinh doanh đang tồn tại và thành lập các quy trình mới dựa trên nền tảng của các công nghệ Internet. Thông qua việc tích hợp này của các tính năng doanh nghiệp dọc theo chuỗi giá trị, việc tiến hành kinh doanh có hiệu quả cao hơn. Các lợi thế cho doanh nghiệp có thể là:
Khả năng giao tiếp mới với khách hàng
Khách hàng hài lòng hơn
Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp
Khai thác các kênh bán hàng mới
Có thêm khách hàng mới
Tăng doanh thu
Tăng hiệu quả
Phần 2.
THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Thống kê số liệu phát triển internet Việt Nam và thế giới:
Thống kê số liệu phát triển Internet Việt Nam: Tính đến tháng 05 năm 2008
Tháng 05 năm
Số người dùng
% dân số sử dụng
Số tên miền .vn đã đăng ký
2003
1.709.478
2,14
2.746
2004
4.311.336
5,29
7.088
2005
7.184.875
8,71
10.829
2006
12.911.637
15,53
18.530
2007
16.176.973
19,46
42.470
2008
19.774.809
23,50
74.625
Nguồn: Trung Tâm Internet Việt Nam
Thống kê số liệu phát triển Internet Thế Giới:
Tính đến hết tháng 03 năm 2008
Stt
Quốc gia
Số người sử dụng
% dân số sử dụng
% người dùng thế giới
Dân số 2008
(ước tính)
Tăng trưởng
(2000 - 2008)
1
United States
218.302.574
71,9 %
15,5 %
303.824.646
128,9 %
2
China
210.000.000
15,8 %
14,9 %
1.330.044.605
833,3 %
3
Japan
94.000.000
73,8 %
6,7 %
127.288.419
99,7 %
4
India
60.000.000
5,2 %
4,3 %
1.147.995.898
1.100,0 %
5
Germany
54.932.543
66,7 %
3,9 %
82.369.548
128,9 %
6
Brazil
50.000.000
26,1 %
3,6 %
191.908.598
900,0 %
7
United Kingdom
41.042.819
67,3 %
2,9 %
60.943.912
166,5 %
8
France
36.153.327
58,1 %
2,6 %
62.177.676
325,3 %
9
Korea, South
34.820.000
70,7 %
2,5 %
49.232.844
82,9 %
10
Italy
33.712.383
58,0 %
2,4 %
58.145.321
155,4 %
11
Russia
30.000.000
21,3 %
2,1 %
140.702.094
867,7 %
12
Canada
28.000.000
84,3 %
2,0 %
33.212.696
120,5 %
13
Turkey
26.500.000
36,9 %
1,9 %
71.892.807
1.225,0 %
14
Spain
25.066.995
61,9 %
1,8 %
40.491.051
365,3 %
15
Mexico
23.700.000
21,6 %
1,7 %
109.955.400
773,8 %
16
Indonesia
20.000.000
8,4 %
1,4 %
237.512.355
900,0 %
17
Vietnam
19.323.062
22,4 %
1,4 %
86.116.559
9.561,5 %
18
Argentina
16.000.000
39,3 %
1,1 %
40.677.348
540,0 %
19
Australia
15.504.558
75,3 %
1,1 %
20.600.856
134,9 %
20
Taiwan
15.400.000
67,2 %
1,1 %
22.920.946
146,0 %
TOP 20 Countries
1.052.458.261
25,0 %
74,8 %
4.218.013.579
252,5 %
Rest of the World
355.266.659
14,5 %
25,2 %
2.458.106.709
468,9 %
Total World – Users
1.407.724.920
21,1 %
100,0 %
6.676.120.288
290,0 %
Nguồn: Trung Tâm Internet Việt Nam
Trong bảng xếp hạng của Miniwatts Marketing Group, tính đến hết tháng 3 năm 2008, Việt Nam đứng thứ 17 trong top các quốc gia có nhiều người sử dụng Internet nhất thế giới. Một điểm khá thú vị là Việt Nam có tốc độ tăng trưởng số người dùng internet nhanh số 1 thế giới (giai đoạn 2000-2008), tăng 9.561,5 %, gấp 7,8 lần so với quốc gia đứng thứ hai.
So với các quốc gia trong khu vực Châu Á, tính đến hết năm 2007, Việt Nam chúng ta hiện có số người sử dụng internet nhiều thứ năm, sau Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonexia.
Tuy nhiên, về thời gian truy cập internet, kể cả ở những nước và vùng lãnh thổ đứng đầu về tiêu chí này ở Châu Á như Hongkong, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan cũng vẫn thấp hơn mức trung bình của thế giới.
Dưới mắt bạn bè thế giới, Việt Nam đang được đánh giá là nơi có tiềm năng cho phát triển TMĐT. Tốc độ tăng trưởng sử dụng Internet cao nhất trong khu vực ASEAN là: 123,4% và trên 19 triệu thuê bao Internet là thuận lợi cho sự phát triển TMĐT. Tập đoàn IDG đánh giá về tăng trưởng thị trường CNTT Việt Nam đến năm 2008 đạt mức chi tiêu nằm trong topten các nước tăng trưởng hàng đầu thế giới, với tỷ lệ tăng trưởng đạt 16%..
Thương mại điện tử Việt Nam đang khởi sắc. Cách đây 5 năm, TMĐT vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp VN. Nhưng đến bây giờ, bức tranh TMĐT VN hiện tại đã có rất nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực và đã thể hiện rõ qua những con số thống kê của Bộ Công Thương.
Từ tháng 4 năm 2008, Bộ Công Thương đã hoàn thành báo cáo về thương mại điện tử năm 2007. Bộ đã điều tra trên quy mô lớn về tình hình ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp trong nước và kết quả thu được khá khả quan.
Thứ nhất, gần 40 % doanh nghiệp có doanh thu từ thương mại điện tử, và mức doanh thu ấy chiếm 15% tổng doanh thu. Đây là một con số rất là đáng khích lệ cho thấy thương mại điện tử đã thực sự đem lại những cái lợi ích cụ thể cho các doanh nghiệp bằng những giá trị cụ thể.
Thứ hai, một nửa số doanh nghiệp cho biết đã đầu tư cho những ứng dụng thương mại điện tử trong đơn vị mình. Hơn 60% doanh nghiệp tin rằng doanh thu của họ nhờ thương mại điện tử sẽ còn tăng hơn nữa trong thời gian tới chứng tỏ niềm tin và sự lạc quan của doanh nghiệp đối với việc ứng dụng thương mại điện tử để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Nhằm tăng cường khả năng tiếp cận với thị trường, hơn 40% doanh nghiệp đã lập website riêng và khoảng 15% doanh nghiệp có các hoạt động e-marketing.
Vậy bằng những con số cụ thể, chúng ta có thể đưa ra một cái kết luận là hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp rất là rõ ràng và cái xu hướng ấy ngày càng tăng. Như vậy, có thể thấy rằng các doanh nghiệp bây giờ rất quan tâm tới việc ứng dụng thương mại điện tử, đặc biệt là trong cái bối cảnh kinh doanh hiện tại rất khó khăn và nhiều sự cạnh tranh.
Phần lớn doanh nghiệp đã sử dụng thư điện tử: Năm 2007, có tới 86% doanh nghiệp sử dụng email thường xuyên trong giao dịch với đối tác. Đã xuất hiện một số doanh nghiệp sử dụng chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) trong giao dịch
Số Webside tăng nhanh: Số doanh nghiệp có webside vào cuối năm 2004 ước tính vào khoảng 17.500, chiếm khoảng 19% tổng số doanh nghiệp và 35% số webside này đựơc thiết lập từ sau năm 2002. Trong 3 năm 2005-2007, số doanh nghiệp đã xây dựng webside tăng mạnh, đưa tỉ lệ doanh nghiệp có webside lên 38% vào cuối năm 2007. Tỷ lệ webside tăng gấp đôi trong vòng 3 năm cho thấy doanh nghiệp đã thực sự bước vào giai đoạn phát triển khai thác các ứng dụng thực tế mà thương mại điện tử đem lại để cải tiến phương thức kinh doanh của mình
Tăng trưởng tên miền .vn qua các năm
Thời điểm
12/2003
12/2004
12/2005
12/2006
12/2007
Tổng số tên miền.vn được đăng kí
5.478
9.307
14.345
34.924
60.604
Tốc độ tăng trưởng
65%
59%
143%
64%
(Nguồn: Thống kê của trung tâm internet Việt Nam www.vnnic.vn)
Doanh nghiệp tích cực tham gia các sàn TMĐT: Bên cạnh việc thiết lập webside, việc tham gia các sàn TMĐT là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh mức độ ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp. trong bối cảnh nguồn nhân lực triển khai thương mại điện tử của doanh nghiệp còn ít và nguồn tài chính khiêm tốn, tham gia các sàn TMĐT là một giải pháp mang tính chiến lược và hiệu quả cao. Năm 2007, đã có 10% các doanh nghiệp tham gia các sàn TMĐT của Việt Nam và nước ngoài với hơn một nửa số doanh nghiệp này tham gia nhiều hơn một sàn
Nhiều doanh nghiệp bắt đầu ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong quản trị doanh nghiệp: Kết quả khảo sát trình độ ứng dụng CNTT và TMĐT trong quản lý doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp sử dụng các phần mềm quản trị hiện đại ngày càng tăng. Bên cạnh phần mềm kế toán đã được phổ biến gần chục năm nay, hai phần mềm đang được sử dụng và đạt hiệu quả cao là phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng (31%) và phần mềm quản lý nguồn nhân lực doanh nghiệp (11%). Việc kết nối với các đối tác cũng bắt đầu được doanh nghiệp quan tâm. Năm 2007, 14% doanh nghiệp được khảo sát cho biết bước đầu có kết nối để tiến hành trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) với đối tác kinh doanh. Đây là tiền đề phát triển phương thức thương mại điện tử B2Bi (giao dịch trực tuyến doanh nghiệp với doanh nghiệp trên quy mô lớn) trong tương lai
Xuất hiện nhiều doanh nghiệp kinh doanh TMĐT chuyên nghiệp: Hình thức kinh doanh TMĐT phổ biến nhất của các doanh nghiệp hiện nay là xây dựng và vận hành các sàn TMĐT theo các mô hình B2B, B2C, và C2C. Phần lớn các sàn này là do các doanh nhân trẻ, năng động, chấp nhận mạo hiểm đầu tư kinh doanh với tính toán chưa có lãi trong những năm đầu, nhưng sẽ có lợi nhuận cao khi thị trường bùng nổ, đặc biệt là khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO
Bắt đầu xuất hiện vào năm 2003, đến cuối năm 2007, Việt Nam có khoảng 40 sàn thương mại điện tử B2B. 70% các đơn vị quản lý sàn chưa thu phí thành viên tham gia giao dịch, nguồn thu chủ yếu là hoạt động quảng cáo trực tuyến, xúc tiến thương mại và dịch vụ ngoại tuyến cung cấp cho một số đối tác trọng điểm.
Tính đến cuối năm 2007, Việt nam có khoảng 100 doanh nghiệp kinh doanh sàn B2C. Trong khi một số sàn B2B do các tổ chức phi lợi nhuận xây dựng và vận hành với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp làm quen với thương mại điện tử thì hầu như tất cả những sàn B2C đều do các doanh nghiệp kinh doanh với mục tiêu thu lợi nhuận. Phần lớn những sàn B2C này đều hoạt động theo dạng siêu thị điện tử, kinh doanh tổng hợp nhiều mặt hàng
Mô hình sàn thương mại điện tử B2C xuất hiện rầm rộ nhất trong hai năm 2004 và 2005. Năm 2006-2007, số lượng sàn tăng lên chậm hơn nhưng đi vào cải tiến chất lượng theo chiều sâu. Mô hình C2C có sức lan toả cao, góp phần đưa ứng dụng thương mại điện tử tới người dân, tạo thói quen mua bán hiện đại cho xã hội
Hiệu quả ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp đã rõ ràng và có xu hướng ngày càng tăng
Mảng sáng nhất trong năm 2007 là hiệu quả đầu tư cho thương mại điện tử khá cao và có xu hướng tiếp tục tăng. Kết quả điều tra cho thấy trên một phần ba doanh nghiệp có doanh thu nhờ các đơn đặt hàng qua phương tiện điện tử ở mức 15% trở lên so với tổng doanh thu. Nếu so sánh tỷ lệ này với tỷ lệ tương ứng 8% của năm 2005 thì có thể thấy rõ các doanh nghiệp đã thực sự quan tâm tới thương mại điện tử và đã biết cách biến những lợi ích tiềm tàng của nó thành hiện thực. Tín hiệu lạc quan nhất là có tới 63% doanh nghiệp tin tưởng rằng doanh thu có được từ các đơn đặt hàng sử dụng phương tiện điện tử sẽ tiếp tục tăng.
Kết quả trên có mối tương quan mật thiết với tỷ trọng cũng như cơ cấu đầu tư cho thương mại điện tử. Một mặt, chi phí đầu tư cho thương mại điện tử tăng mạnh, năm 2007 có tới 50% số doanh nghiệp tham gia điều tra (cao gấp ba lần tỷ lệ 18% của năm 2005) cho biết đã dành trên 5% tổng chi phí hoạt động để đầu tư cho thương mại điện tử. Mặt khác, cơ cấu đầu tư trở nên hợp lý hơn với khoảng một nửa chi phí dành cho phần cứng và một phần năm dành cho đào tạo. Cơ cấu đầu tư này cho thấy đã có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức tới triển khai thương mại thương điện tử nếu so sánh với các tỷ lệ tương ứng của năm 2005. Tuy nhiên, tỷ lệ đầu tư cho phần mềm và giải pháp hầu như không thay đổi trong ba năm qua và chỉ dừng ở mức 23%. Rõ ràng, cần phải có sự nỗ lực rất lớn từ nhiều phía để nâng cao tỷ lệ này.
Một trong những thước đo định lượng về đầu tư cho thương mại điện tử là tỷ lệ các doanh nghiệp xây dựng và vận hành website tăng đều qua các năm và đạt tới 38% trong năm 2007, tức là cứ 10 doanh nghiệp tham gia điều tra thì đã có tới 4 doanh nghiệp có website. Đồng thời, trong năm 2007 đã có 10% doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử (e-marketplace), 82% có mạng cục bộ (LAN) và đáng lưu ý nhất là có tới 97% doanh nghiệp đã kết nối Internet với hình thức kết nối chủ yếu là băng thông rộng ADSL.
Thanh toán điện tử phát triển nhanh chóng
Năm 2007 đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng và toàn diện của lĩnh vực này. Trước hết, ở tầm chính sách vĩ mô, đầu năm 2007 một văn bản quan trọng liên quan tới thanh toán điện tử đã có hiệu lực, đó là Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020. Ngay trong năm đầu tiên triển khai Quyết định này ngành ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Trước hết, toàn ngành ngân hàng đã có 15 ngân hàng lắp đặt và đưa vào sử dụng 4.300 máy ATM, 24.000 máy POS. Thứ hai, 29 ngân hàng đã phát hành gần 8,4 triệu thẻ thanh toán và hình thành nên các liên minh thẻ. Trong đó, hệ thống các ngân hàng thành viên của Smartlink và Banknetvn chiếm khoảng 90% thị phần thẻ cả nước và đang liên kết với nhau để từng bước thống nhất toàn thị trường thẻ. Các ngân hàng thương mại đã xây dựng lộ trình để chuyển dần từ công nghệ sử dụng thẻ từ sang công nghệ chip điện tử. Thứ ba, hầu hết các nghiệp vụ từ Ngân hàng Nhà nước tới các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng đã được ứng dụng công nghệ thông tin.
Hiện có khoảng 20 ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán qua Internet (Internet Banking) và tin nhắn di động (SMS Banking). Thanh toán qua thẻ hay POS được đưa vào ứng dụng rộng rãi hơn với các chức năng ngày càng đa dạng. Bên cạnh ngân hàng, đối tượng cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử đang mở rộng sang những loại hình doanh nghiệp khác. Mô hình cổng thanh toán (payment gateway) đã được hình thành và bắt đầu đi vào hoạt động. Đặc biệt, năm 2007 là năm đầu tiên một số website thương mại điện tử Việt Nam triển khai cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến, bao gồm Pacific Airlines, 123mua!, Viettravel và Chợ điện tử.
Hoạt động phổ biến, tuyên truyền và đào tạo về thương mại điện tử tiếp tục được coi trọng và bắt đầu đi vào chiều sâu
Trong năm 2007 hoạt động phổ biến, tuyên truyền và đào tạo về thương mại điện tử tiếp tục được đẩy mạnh một cách toàn diện trên phạm vi cả nước và đã thu được những kết quả cụ thể. Trước hết, nhiều doanh nghiệp không chỉ nhận thức được lợi ích to lớn của thương mại điện tử mà đã thấy sự cần thiết phải tập hợp lại để hỗ trợ nhau trong việc triển khai. Những doanh nghiệp tiên phong nhất trong lĩnh vực này đã trở thành thành viên sáng lập của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) vào giữa năm 2007. Nhiều sự kiện lớn về thương mại điện tử đã được tổ chức và tuyên truyền trên nhiều kênh thông tin đại chúng như Diễn đàn thương mại điện tử Việt Nam 2007 (Vebiz), Hội thảo bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử, Chương trình đánh giá xếp hạng website thương mại điện tử uy tín (TrustVn), Chương trình sinh viên với thương mại điện tử, các sự kiện liên quan tới bình chọn và trao giải thưởng cup vàng về thương mại điện tử của Hội Tin học Việt Nam (VAIP) và Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (Vinasa).
Trong năm 2007, Bộ Công Thương vẫn coi trọng hoạt động tập huấn ngắn hạn cho các cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp về thương mại điện tử. Với sự phối hợp và giúp đỡ của nhiều Sở Thương mại và các đơn vị khác, bao gồm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhiều khóa tập huấn về quản lý nhà nước cũng như kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử đã được tổ chức.
Đào tạo chính quy về thương mại điện tử tiếp tục được nhiều trường đại học quan tâm. Một số trường đại học đã có kế hoạch đầu tư sâu cho việc đào tạo thương mại điện tử với việc hoàn thiện giáo trình và hạ tầng công nghệ phục vụ cho đào tạo, gắn đào tạo với thực tiễn kinh doanh hết sức năng động và đổi mới liên tục của thương mại điện tử.
Các giải pháp đã áp dụng để phát triển thương mại điện tử
2.1 Quảng bá webside
Để quảng bá website của mình, các nhà quản trị web thường áp dụng nhiều phương thức khác nhau. Tôi xin được nêu lên một số phương pháp thường được áp dụng nhất.
2.1.1 Sử dụng quảng cáo trên báo viết, các loại poster, tờ rơi,...
Phương thức này có ưu điểm là dễ nhận biết, dễ khảo sát, dễ tiếp nhận phản hồi từ đọc giả, khách hàng, và tùy theo khả năng tài chính mà có được sự phổ biến rộng hay hẹp. Các nhà quản trị thường sử dụng phương thức quảng bá web này kèm theo một quảng cáo về doanh nghiệp, sản phẩm hay dịch vụ. Một số website có số truy cập lớn nhất Việt Nam hiện nay như Tuổi Trẻ (www.tuoitre.com.vn), Thanh Niên (www.thanhnien.com.vn) đã tận dụng triệt để lợi thế của mình từ tờ báo viết để thu hút đọc giả đến với báo điện tử. Một website thành công trong quảng bá theo hình thức này là www.24h.com.vn. Nhà quản trị trang web đã sử dụng rất nhiều banner, poster đặt tại những nơi công cộng và tại các trường đại học để thu hút sự chú ý của mọi người. Ngoài ra, hàng tháng - thậm chí hàng tuần, họ đều gửi thư ngỏ (in màu offset) gửi đến các doanh nghiệp. Đây chính là một trong những nguyên nhân tạo ra hiệu quả to lớn để 24h.com.vn tăng đột biến về số lượng truy cập. Có thể thấy, phương thức quảng bá web thông qua báo viết và các loại tờ rơi, thư ngỏ, poster,... có ưu điểm nổi trội, tuy nhiên, nếu xét theo khía cạnh kinh tế thì đây chưa phải là phương thức hay vì mặc dù có rất nhiều khách truy cập vào trang web, nhưng những trang web này không thể lọc ra được lượng khách hàng tiềm năng cho mình. Đó là chưa kể chi phí bỏ ra để quảng cáo là một con số đáng phải suy nghĩ (trừ các báo viết tận dụng triệt để lợi thế sẵn có)
2.1.2 Đặt banner, logo trên các trang web có nhiều người truy cập:
Kiểu quảng cáo này chính thức xuất hiện tại Mỹ năm 1994 bởi tạp chí Wired với công ty thành viên là HotWired (www.hotwired.com). Những khách hàng đầu tiên của kiểu quảng cáo này là AT& T, IBM và Pepsi. Hình thức quảng cáo này như sau: Mỗi tấm banner hay logo của doanh nghiệp cần quảng cáo sẽ được ký hợp đồng và đóng phí để được đặt ở những vị trí thuận tiện trên trang web. Khi khách hàng nhận thấy một tín hiệu lôi cuốn nào đó (nhờ hình thức thiết kế banner động, đẹp mắt, vui nhộn hoặc ẩn dấu nhiều thông tin hấp dẫn) họ sẽ kích chuột vào banner, logo đó. Ngay lập tức, banner hay logo được kích sẽ kích hoạt một đường liên kết đến thẳng website của doanh nghiệp. Phương thức này có hai 3 lợi ích: Một là cho khách hàng thấy website của mình cũng có "tầm cỡ" khi "dám" đặt banner trên những website lớn qua đó quảng bá thương hiệu của mình. Hai là hy vọng có thể lôi kéo được nhiều khách hàng truy cập (nhưng có phải là khách hàng tiềm năng không thì không ai dám chắc). Ba là tạo được một mối liên kết quý giá với một website lớn.
2.1.3 Gửi Email "tự giới thiệu":
Cách đây khoảng 2 năm trở về trước, hình thức quảng bá này có vẻ hiệu quả. Khi đó, số người sở hữu hộp thư điện tử chưa nhiều, số thư nhận trong một ngày cũng không đáng kể, nên mỗi chủ hộp thư thường dành thời gian đọc tất cả thư mình nhận được. Nhưng hiện nay, nhờ công nghệ "Spam" (thư rác), một nhà quảng cáo có thể gửi cùng lúc hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn thư điện tử đến các địa chỉ khác nhau thì "spam" thật sự đã trở thành nỗi ám ảnh của hầu hết mọi cư dân trên mạng. Thư quảng cáo quá nhiều không những gây khó chịu cho người nhận, gây nghẽn mạng giờ cao điểm mà còn gây hậu quả khó lường cho chính người gửi nó vì các Search Engines (Cỗ máy tìm kiếm) sẽ ghi nhận các địa chỉ phát tán "spam" để loại chúng ra khỏi danh mục tìm kiếm của mình.
Tuy có rất nhiều hạn chế và những kết quả không vui như vậy, nhưng nếu biết áp dụng đúng thì Email cũng là một hình thức quảng bá website tốt. Đó là câu chuyện về chàng trai 21 tuổi người Mỹ Alex Tew - chủ nhân của trang web www.milliondollarhomepage.com. Để quảng bá website của mình, Alex đã gửi email cho tất cả bạn bè của mình, đồng thời nhờ họ gửi tiếp thư giới thiệu đến bạn bè của họ. Loại "virus marketing" cứ thế được phát tán miễn phí và kết quả là phát kiến của chàng trai trẻ đã thành công rực rỡ: Hiện trang web đã mang về doanh thu gần 600 ngàn USD - trong khi website chỉ mới chính thức đi vào hoạt động từ ngày 26/8/2005! (tất nhiên, mọi việc không đơn giản như vậy, vì ngoài ý tưởng cực kỳ độc đáo về một trang web quảng cáo lạ lùng thì phải kể đến sự lăng xê không ngớt của báo chí Mỹ).
2.1.4 Tham gia các diễn đàn trực tuyến:
Đây là một phương thức hay, miễn phí mà tác dụng lại rất lớn. Hiện nay, hầu hết các diễn đàn về thương mại điện tử, tin học, thời trang, ca nhạc hay thể thao đều thu hút được một lượng lớn người truy cập. Với một diễn đàn lớn, như Diễn Đàn Tin Học (www.ddth.net) , www.quantrimang.com , hay www.manguon.com thì có một đường link đến website của mình là một việc làm đầy ý nghĩa. Ngoài việc bạn có thêm ngay nhiều người truy cập, bạn còn được các Search Engines "để ý" và sẽ có thêm nhiều lợi ích từ việc làm này.
2.1.5 Quảng bá web với các cỗ máy tìm kiếm:
Việc quảng bá website thông qua các cỗ máy tìm kiếm - Search Engines đã trở thành một trong những hướng đi chính của rất nhiều website thương mại hiện nay. Theo thống kê của tập đoàn nghiên cứu Georgia Tech/GVU Users Servey, có hơn 80% người dùng internet tìm thấy các website mới bằng cách sử dụng các cỗ máy tìm kiếm - search engines như Yahoo.com, Google.com hay MSN.com. Điều này thật dễ hiểu, bởi các cỗ máy tìm kiếm trên internet hiện đã đạt được yếu tố "thông minh" gần giống với con người - có nghĩa là chúng được lập trình để có thể hiểu được những yêu cầu mà người dùng internet đòi hỏi. Ví dụ, bạn muốn mua một chiếc máy tính IBM mới nhất, thay vì bạn phải lục tung đống báo quảng cáo hoặc gọi điện khắp nơi hỏi thăm, bạn chỉ cần vào Yahoo! hoặc Google, nhập vào từ khóa "máy tính IBM mới nhất" hoặc "latest IBM computer" là ngay lập tức bạn có được hàng trăm thậm chí hàng nghìn, hàng triệu kết quả thỏa mãn yêu cầu của bạn. Điều đáng nói là những kết quả này sẽ dẫn bạn đến những website có chứa nội dung bạn cần tìm. Đây chính là điều mà các công ty muốn quảng bá thương hiệu, sản phẩm và website của mình mong muốn!
Xây dựng thương hiệu
Mục tiêu: Biến đổi, thông qua tự khẳng định mình
Kết quả cuối cùng của nổ lực của chúng ta là biến những người xem website thành khách hàng. Nhưng để đạt được điều đó chúng ta phải lùi lại 1 bước. Nền kinh tế trải nghiệm đòi hỏi cách suy nghĩ mới về khán giả của mình và chính xác về những thứ bạn đang bán.
Từ bây giờ, bất cứ quyết định nào của bạn về marketing nên dành sự ưu tiên cho yếu tố tự khẳng định bản thân. Tìm yếu tố đó, xây dựng chiến lược marketing của bạn xung quanh nó.
Hãy quên giá, chất lượng và dịch vụ đi. Tất cả điều đó không còn là yếu tố chủ đạo trong chiến lược của bạn.
2.2.1 Phải hiểu rằng mục tiêu marketing của bạn là biến những khán giả của bạn từ những người xem khó tính không hài lòng sang khách hàng hài lòng.
Điều kiện tiên quyết: Sự mong đợi
Marketing thành công là tạo ra sự mong đợi thực tế, có thể tin được và sự mong đợi đó có thể được đáp ứng.
Hầu như, mỗi ngày chúng ta đều bị tấn công tới tấp bởi các quảng cáo thái quá, những quảng cáo ngớ ngẩn trên web. Tất cả những thứ đó được xây dựng để đánh vào điểm yếu của người tiêu dùng, nhu cầu của họ để phát triển, để trở thành tốt nhất mà họ có thể, và để đạt được một vài kết quả có thể đo lường sự thỏa mãn, liên quan đến cuộc sống của họ. Tạo ra sự mong đợi sai có thể dẫn tới 1 lần giao dịch nhưng không ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6089.doc