MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU - 1 -
CHƯƠNG I - 3 -
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG - 3 -
VỀ THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG - 3 -
1. Khái niệm thanh toán bằng thư tín dụng - 3 -
1.1. Khái quát chung về thư tín dụng - 3 -
1.1.1. Định nghĩa thư tín dụng (Letter of credit – L/C) - 3 -
1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của Thư tín dụng (L/C) - 4 -
1.1.3. Nội dung của thư tín dụng - 6 -
1.1.4. Phân loại thư tín dụng - 10 -
1.2. Thanh toán bằng L/C - 16 -
1.2.1. Khái niệm và những đặc trưng cơ bản của thanh toán bằng L/C - 16 -
1.2.2. Quy trình thanh toán bằng thư tín dụng - 18 -
1.2.3. Vai trò của thanh toán bằng thư tín dụng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 19 -
2. Quan hệ pháp luật thanh toán bằng thư tín dụng - 21 -
2.1. Luật áp dụng cho quan hệ thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) - 21 -
2.1.1. Luật quốc gia điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng thư tín dụng - 22 -
2.1.2. Các thông lệ quốc tế và tập quán ngân hàng quốc tế - 22 -
2.2. Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thanh toán bằng thư tín dụng - 23 -
2.2.1. Bên yêu cầu mở thư tín dụng( Applicant For Letter Of Credit) - 23 -
2.2.2. Bên phát hành thư tín dụng - 23 -
2.2.3. Bên thụ hưởng thư tín dụng - 23 -
2.3.4. Các chủ thể khác có liên quan - 24 -
2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên - 24 -
2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên yêu cầu mở thư tín dụng - 24 -
2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên phát hành thư tín dụng - 25 -
2.3.3. Quyền và nghĩa vụ của bên thụ hưởng thư tín dụng - 25 -
2.3.4. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khác có liên quan - 25 -
CHƯƠNG II - 27 -
THỰC TRẠNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT - 27 -
VỀ THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG - 27 -
1. Thực trạng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng - 27 -
1.1. Thực trạng các quy định về điều kiện chủ thể tham gia thanh toán bằng thư tín dụng - 27 -
1.1.1.Đối với chủ thể cung ứng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng - 28 -
1.1.2. Đối với chủ thể sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng - 29 -
1.2. Thực trạng các quy định về thư tín dụng và quy trình thanh toán bằng thư tín dụng - 31 -
1.2.1. Thực trạng các quy định về thư tín dụng - 31 -
1.2.2. Thực trạng các quy định về thủ tục và quy trình thanh toán bằng thư tín dụng - 32 -
2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng - 35 -
2.1. Lỗi về mặt hình thức và nội dung chứng từ - 35 -
2.1.1. Lỗi khi kiểm tra hối phiếu - 35 -
2.1.2. Lỗi khi kiểm tra hóa đơn thương mại - 36 -
2.1.2. Lỗi khi kiểm tra chứng từ vận tải - 37 -
2.1.3. Lỗi khi kiểm tra chứng từ bảo hiểm - 37 -
2.1.4. Các chứng từ mâu thuẫn nhau - 38 -
2.2. Lỗi trong khi tiến hành kiểm tra chứng từ ngân hàng - 38 -
2.2.1. Ngân hàng không kiểm tra hết lỗi của chứng từ - 38 -
2.2.2. Ngân hàng không phát hiện hết các khác biệt khi kiểm tra chứng từ - 38 -
3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng - 39 -
KẾT LUẬN - 43 -
PHỤ LỤC - 1 -
PHỤ LỤC 1 - 1 -
Giấy đề nghị mở thư tín dụng - 1 -
PHỤ LỤC 2 - 3 -
Thư tín dụng không thể hủy ngang trả tiền ngay - 3 -
PHỤ LỤC 3 - 6 -
Thư tín dụng hủy ngang trả tiền ngay - 6 -
PHỤ LỤC 4 - 9 -
Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận - 9 -
PHỤ LỤC 5 - 12 -
Thư tín dụng không thể huỷ ngang không xác nhận - 12 -
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6213 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oảng cách địa lý là một vấn đề đáng lo ngại nhưng nhờ có kỹ thuật thanh toán bằng L/C mà trở ngại này có thể dễ dàng vượt qua, do cơ chế thỏa thuận đại lý giữa ngân hàng phát hành L/C với ngân hàng thông báo đặt trụ sở ở nhiều nước xuất khẩu. Điều này tỏ ra rất thuận lợi cho các bên xuất nhập khẩu ở các nước khác nhau.
Thứ tư, thanh toán bằng L/C đôi khi là một hình thức tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng đối với doanh nghiệp. Điều này thể hiện ở chỗ:
Đối với nhà nhập khẩu, nếu khi ký quỹ để mở L/C mà số tài khoản ký quỹ không đủ hoặc khi ngân hàng đã thanh toán L/C cho người thụ hưởng mà nhà nhập khẩu chưa thể hoàn trả lại toàn bộ tiền cho ngân hàng thì coi như ngân hàng đã thực hiện cho vay đối với nhà nhập khẩu. Như vậy, bằng cách này, ngân hàng đã tài trợ nhập khẩu đối với doanh nghiệp nhập khẩu.
Đối với nhà xuất khẩu, trong trường hợp họ thụ hưởng một L/C trả chậm nhưng do doanh nghiệp xuất khẩu chưa thể sử dụng số tiền trên L/C nên ngân hàng có thể chấp nhận hình thức ứng trước số tiền ghi trên L/C cho nhà xuất khẩu để họ sử dụng như một phương thức cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu, trên cơ sở nhà xuất khẩu thỏa thuận chuyển quyền sở hữu L/C cho ngân hàng.
Ở Việt Nam hiện nay, thực tế cho thấy phần lớn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường ít vốn và luôn gặp nhiều khó khăn trong thanh toán quốc tế nên hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu qua thanh toán bằng L/C là tương đối phổ biến.
2. Quan hệ pháp luật thanh toán bằng thư tín dụng
2.1. Luật áp dụng cho quan hệ thanh toán bằng thư tín dụng (L/C)
Hoạt động thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nói chung và thanh toán bằng L/C nói riêng làm phát sinh nhiều quan hệ lợi ích. Những quan hệ lợi ích này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi ích của các bên tham gia, đồng thời cũng ảnh hưởng đến các khía cạnh tăng trưởng của nền kinh tế. Vì lẽ đó, việc Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ này nhằm đảm bảo lợi ích cho các chủ thể, đảm bảo an toàn cho nền kinh tế là điều cần thiết và tất yếu.
Pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng. Xét theo nghĩa rộng, pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng bao gồm hai bộ phận, đó là pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế (thông lệ quốc tế và tập quán quốc tế về tín dụng chứng từ).
2.1.1. Luật quốc gia điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng thư tín dụng
Đây là nguồn pháp luật cơ bản điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng. Bộ phận pháp luật này bao gồm các quy phạm pháp luật được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu như Bộ luật dân sự; Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2003); Luật các tổ chức các tín dụng năm 1997 (được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2004); Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; Quyết định số 226/2002/QĐ- NHNN ngày 20/3/2002 ban hành Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; Quyết định số 1096/2002/QĐ- NHNN ngày 8/10/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán…
Ngoài ra, hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như Luật các công cụ chuyển nhượng 2005, Pháp lệnh ngoại hối 2005…
2.1.2. Các thông lệ quốc tế và tập quán ngân hàng quốc tế
Hiện nay chưa có các điều ước quốc tế nào trực tiếp điều chỉnh vấn đề thanh toán bằng thư tín dụng. Do vậy, các tập quán và thông lệ quốc tế về vấn đề này được áp dụng rất rộng rãi trên toàn thế giới. Các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) là bộ các quy tắc được công nhận rộng rãi điều chỉnh đến việc sử dụng chứng từ trong thương mại quốc tế. Trải qua 6 lần sửa đổi, với số xuất bản số 500 có hiệu lực từ 1/1/1994 là bản sửa đổi hiện tại, toàn diện và sâu sắc nhất (UCP500) đã được các hiệp hội ngân hàng, các ngân hàng riêng biệt ở gần 200 quốc gia áp dụng.
UCP500 là những quy tắc thể hiện đầy đủ các thông lệ và tập quán quốc tế trong giao dịch L/C bao gồm các điều khoản vừa mang tính tổng quát vừa hết sức cụ thể. Có thể hình dung những vấn đề cơ bản được quy định trong văn bản này bao gồm:
Mục A: Những quy định chung và định nghĩa.
Mục B: Hình thức và thông báo tín dụng.
Mục C: Nghĩa vụ và trách nhiệm.
Mục D: Các chứng từ là những điều chỉ dẫn quan trọng, cần thiết khi sử dụng tín dụng chứng từ. Các điều khoản này không chỉ cung cấp cho các ngân hàng, các nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu mà cả các hãng vận tải, bảo hiểm sự giúp đỡ thực hành và trợ lực có liên quan đến thương mại quốc tế.
UCP là tập quán quốc tế áp dụng toàn cầu còn luật quốc gia là luật riêng áp dụng riêng cho từng nước. Trừ Hoa Kỳ và Colombia coi UCP là một bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật quốc gia thì đa số các quốc gia đều nhìn nhận UCP là văn bản trong hệ thống luật lệ và tập quán quốc tế mà các giao dịch quốc tế liên quan đều vận dụng. Tuy nhiên, mức độ vận dụng như thế nào còn phụ thuộc vào hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia.
2.2. Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thanh toán bằng thư tín dụng
Quan hệ pháp luật thanh toán bằng thư tín dụng được xác lập và thực hiện theo một quy trình khá phức tạp, với sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. Các chủ thể này bao gồm:
2.2.1. Bên yêu cầu mở thư tín dụng( Applicant For Letter Of Credit)
Là người mua hoặc nhà nhập khẩu, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành L/C và có trách nhiệm pháp lý đối với việc trả tiền của ngân hàng cho người bán theo L/C này. Trong thực tiễn, để tham gia vào giao dịch này, bên yêu cầu mở thư tín dụng phải thỏa mãn một số điều kiện do ngân hàng quy định phù hợp với pháp luật. Các điều kiện này được gọi là điều kiện mở thư tín dụng.
2.2.2. Bên phát hành thư tín dụng
Ngân hàng phát hành (Issuing Bank) hay ngân hàng mở (Open Bank) là ngân hàng được chỉ định theo yêu cầu của người mua, phát hành một hoặc nhiều L/C cho người bán hưởng. Ngân hàng phát hành thường được hai bên mua, bán thoả thuận trong hợp đồng mua bán. Trong trường hợp không có sự thoả thuận trước thì nhà nhập khẩu được phép lựa chọn ngân hàng phát hành.
2.2.3. Bên thụ hưởng thư tín dụng
Người thụ hưởng L/C (Benefciary) là người được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán. Đó là người bán (Seller) hoặc nhà xuất khẩu (Exporter) hoặc người ký hối phiếu (Drawer) hay người thắng thầu (contracter). Người thụ hưởng thư tín dụng sẽ được chỉ định ngay trong thư tín dụng và có quyền yêu cầu ngân hàng phát hành thanh toán cho mình số tiền đã được ghi trong thư tín dụng, phù hợp với các điều kiện thanh toán đã được ghi trong thư tín dụng.
2.3.4. Các chủ thể khác có liên quan
Các chủ thể này thường là Ngân hàng thông báo (Adrsing Bank) và Ngân hàng xác nhận (Cofirming Bank).
Ngân hàng thông báo là ngân hàng được ngân hàng phát hành yêu cầu thông báo L/C cho người hưởng. Ngân hàng thông báo thường là ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nước mà nhà xuất khẩu mang quốc tịch.
Ngân hàng xác nhận (Cofirming Bank) là ngân hàng được ngân hàng phát hành yêu cầu đứng ra xác nhận L/C trong trường hợp nhà xuất khẩu muốn có sự bảo đảm chắc chắn của L/C bằng thủ tục xác nhận. Thông thường, đó là một ngân hàng lớn, có uy tín và trong nhiều trường hợp nó chính là ngân hàng thông báo.
Ngân hàng chỉ định (Nominated Bank) là ngân hàng xác nhận hoặc ngân hàng nào đó được ngân hàng phát hành uỷ nhiệm để khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với những quy định trong L/C thì thanh toán cho người thụ hưởng, chấp nhận hối phiếu kỳ hạn, chiết khấu hối phiếu hoặc bộ chứng từ; hoặc chịu trách nhiệm trả chậm giá trị của L/C.
Ngân hàng chỉ định có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ của nhà xuất khẩu gửi giấy như ngân hàng phát hành.
Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng là ngân hàng nơi nhà xuất khẩu mở tài khoản giao dịch. Ngân hàng này cũng có thể chính là ngân hàng được các bên chỉ định làm người mở/phát hành thư tín dụng theo yêu cầu của người mua để trả tiền cho người bán theo bộ chứng từ nhận được.
2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên
2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên yêu cầu mở thư tín dụng
Người yêu cầu mở L/C có quyền đưa ra các chỉ thị để xác nhận L/C và kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị đó. Đồng thời với việc hưởng quyền người yêu cầu mở L/C cũng phải thực hiện các nghĩa vụ.
Người yêu cầu mở L/C cũng phải thực hiện ký quỹ trong trường hợp L/C thanh toán ngay và hoàn trả L/C mà ngân hàng đã thanh toán; thực hiện các biện pháp đảm bảo đối với ngân hàng phát hành L/C; trả phí dịch vụ cho ngân hàng.
2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên phát hành thư tín dụng
Ngân hàng phát hành có quyền yêu cầu người mở L/C chuyển tiền kí quỹ đầy đủ trước khi thực hiện mở L/C. Ngân hàng cũng có quyền truy đòi người mở L/C thanh toán cho mình tất cả những khoản tiền mà mình đã thanh toán kèm theo phí dịch vụ và lãi.
Bên cạnh quyền nêu trên, ngân hàng phát hành có nghĩa vụ thực hiện việc thanh toán tiền cho người thụ hưởng theo đúng cam kết trong L/C. Để thực hiện nghĩa vụ này, ngân hàng có quyền kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ mà người thụ hưởng xuất trình để chấp nhận hoặc từ chối thanh toán. Nghĩa vụ này của ngân hàng phát hành hoàn toàn được thực hiện dựa trên cơ sở bộ chứng từ do người thụ hưởng xuất trình chứ không phụ thuộc vào bất cứ sự kiện pháp lý nào liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa.
2.3.3. Quyền và nghĩa vụ của bên thụ hưởng thư tín dụng
Trên nguyên tắc, quyền được thanh toán của người thụ hưởng từ ngân hàng phát hành được xác định dựa vào tập quán thương mại chứ không phải dựa trên cơ sở hợp đồng giữa ngân hàng phát hành với người yêu cầu mở thư tín dụng. Ngưòi thụ hưởng sau khi nhận được giấy mở thư của bên trả tiền do ngân hàng phục vụ mình gửi đến, người thụ hưởng phải đối chiếu với hợp đồng và đơn đặt hàng đã ký, chấp nhận và thực hiện nghĩa vụ giao hàng. Căn cứ vào hóa đơn, chứng từ giao hàng, thụ hưởng lập bảng kê hoá đơn, chứng từ giao hàng gửi đến ngân hàng phát hành (thông qua ngân hàng thông báo) hoặc ngân hàng xác nhận để yêu cầu thanh toán tiền hàng theo thư tín dụng đã mở.
2.3.4. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khác có liên quan
Đối với Ngân hàng thông báo: khi nhận giấy báo thanh toán do bên thụ hưởng nộp vào (đơn, bảng kê hoá đơn, chứng từ giao hàng), ngân hàng có quyền và có trách nhiệm kiểm tra các thủ tục, xem xét thời gian hiệu lực của thư tín dụng, số tiền bên thụ hưởng đề nghị thanh toán trong phạm vi số tiền mở L/C, nếu đúng thì ngân hàng thông báo sẽ tiếp nhận số tiền thanh toán từ tài khoản L/C do ngân hàng phát hành chuyển đến theo các chứng từ thanh toán.
Đối với Ngân hàng thanh toán: Ngân hàng thanh toán có thể là ngân hàng phát hành L/C hoặc là một ngân hàng được chỉ định, hoặc chính là ngân hàng thông báo. Trách nhiệm của ngân hàng thanh toán cũng giống như ngân hàng phát hành, nghĩa là khi nhận được bộ chứng từ của người xuất khẩu gửi đến, ngân hàng phải tiến hành kiểm tra, nếu phù hợp với điều kiện của thư tín dụng thì thực hiện việc thanh toán, sau đó chuyển bộ chứng từ thanh toán tới ngân hàng phát hành để ngân hàng này yêu cầu thanh toán đối với người xin mở thư tín dụng.
Đối với Ngân hàng xác nhận: Chủ thể này chịu trách nhiệm thanh toán số tiền trong thư tín dụng cho người thụ hưởng, trên cơ sở quan hệ hợp đồng ủy quyền – hợp đồng dịch vụ xác nhận giữa họ với ngân hàng phát hành thư tín dụng. Để bảo đảm có tiền thanh toán cho người thụ hưởng, Ngân hàng này được phép yêu cầu người phát hành phải đặt tiền ký quỹ xác nhận theo tỷ lệ có thể tối đa 100% giá trị tín dụng và được hưởng phí xác nhận.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
VỀ THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG
1. Thực trạng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng
Có thể nói, hình thức thanh toán bằng L/C chủ yếu được thực hiện tại Việt Nam kể từ khi nền kinh tế chuyển đổi theo hướng thị trường, đặc biệt là khi UCP 500 có hiệu lực ngày 1/1/1994. Đến nay, sau hơn mười năm thực hiện, trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế; thanh toán bằng L/C được áp dụng chủ yếu, chiếm khoảng 80% tổng số giao dịch thanh toán quốc tế của các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế. Về cơ bản, ở nước ta hiện nay các giao dịch thanh toán bằng L/C trong thanh toán quốc tế gần như chịu sự điều chỉnh hoàn toàn của tập quán quốc tế và việc áp dụng UCP hầu như tuyệt đối mà không bị bất cứ văn bản nào hạn chế. Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ban hành kèm theo Quyết định số 226 ngày 26/3/2002 của Thống đốc ngân hàng nhà nước quy định: “Thanh toán bằng thư tín dụng thực hiện theo các quy tắc chung về tín dụng chứng từ do ICC phát hành”. Quy định này cho thấy thực tế việc áp dụng các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng L/C ở Việt Nam còn rất hạn chế, đặc biệt là việc áp dụng các văn bản này cho giao dịch thanh toán quốc tế. Lý do có thể rất đơn giản, bởi vì hầu như nội dung điều chỉnh của các văn bản này còn quá đơn giản, trong khi đó các quy tắc thực hành tín dụng chứng từ của UCP 500 thì rất chi tiết, hợp lý và được hầu hết các quốc gia chấp nhận và khuyến cáo các doanh nghiệp chủ động áp dụng.
1.1. Thực trạng các quy định về điều kiện chủ thể tham gia thanh toán bằng thư tín dụng
Các điều kiện này có thể được xác định đối với hai loại chủ thể khác nhau, tuy họ cùng tham gia vào quan hệ thanh toán bằng thư tín dụng, đó là chủ thể cung ứng dịch vụ thanh toán và chủ thể sử dụng dịch vụ thanh toán.
1.1.1.Đối với chủ thể cung ứng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng
Thực tế cho thấy rằng thư tín dụng là công cụ thanh toán khá hoàn hảo và có thể được sử dụng trong thanh toán nội địa và thanh toán quốc tế. Dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng có thể được thực hiện bởi các tổ chức tín dụng và đôi khi là các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng, nếu được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Khi thực hiện thanh toán nội địa, do đồng tiền thanh toán chủ yếu là đồng tiền trong nước nên điều kiện về chủ thể chỉ đặt ra đối với tổ chức không phải là tổ chức tín dụng. Một tổ chức không phải là tổ chức tín dụng để được phép thực hiện thanh toán nói chung và thanh toán bằng thư tín dụng nói riêng cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có giấy phép thành lập hoặc giấy phép hoạt động hoặc đăng ký kinh doanh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp. Các giấy phép này chứng minh năng lực chủ thể của tổ chức xin phép thực hiện dịch vụ thanh toán.
- Có phương án hoạt động thanh toán, trong đó chứng minh:
+ Dịch vụ thanh toán xin phép thực hiện là cần thiết và có liên quan chặt chẽ với hoạt động chính. Quy định này là nhằm loại bớt những chủ thể không đủ điều kiện thanh toán và đảm bảo cho hoạt động thanh toán của các tổ chức này mang tính thường xuyên, đạt hiệu quả cao.
+ Đáp ứng các điều kiện vật chất phù hợp với dịch vụ thanh toán được phép thực hiện.
+ Có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ để quản lý và thực hiện dịch vụ thanh toán xin phép thực hiện.
Các quy định này đều không nằm ngoài mục đích bảo vệ lợi ích của chính các chủ thể cung ứng dịch vụ thanh toán, của khách hàng và của nền kinh tế xã hội.
Khi thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế, do đồng tiền thanh toán chủ yếu là ngoại tệ (với tư cách là một loại ngoại hối) nên pháp luật quy định các ngân hàng và tổ chức không phải là ngân hàng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đối với ngân hàng: Các ngân hàng thực hiện các thanh toán quốc tế phải là “Các ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối và có điều kiện vật chất, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ để quản lý, thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế”.
Việc quy định điều kiện này chính là nhằm đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý cho các giao dịch thanh toán do Ngân hàng thực hiện đối với khác hàng của mình.
- Đối với các tổ chức không phải là ngân hàng, để được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế, phải có đủ những điều kiện như:
+ Được phép hoạt động ngoại hối theo quy định của pháp luật;
+ Dịch vụ thanh toán quốc tế là cần thiết và có liên quan chặt chẽ với hoạt động chính;
+ Đáp ứng các điều kiện vật chất phù hợp với dịch vụ thanh toán quốc tế;
+ Có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ để quản lý và thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế.
Có thể nhận ra rằng pháp luật hiện hành quy định các điều kiện trên đây chính là nhằm hạn chế quyền cung ứng dịch vụ thanh toán nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng của các tổ chức, đặc biệt là đối với những tổ chức không phải là tổ chức tín dụng. Sở dĩ như vậy là bởi vì, thanh toán quốc tế là hoạt động có tính phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao mà các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng rất khó đáp ứng. Quy định như vậy có thể xem là hợp lý, phù hợp với thông lệ chung của thế giới và đảm bảo an toàn cho các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán.
1.1.2. Đối với chủ thể sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng
Chủ thể này được hiểu là các tổ chức, cá nhân là nhà nhập khẩu/người mua trong quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ trong nước và quốc tế. Chủ thể này muốn sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng, cần có đủ những điều kiện sau đây:
- Có tài khoản tại tổ chức cung ứng dịch vụ;
- Có giấy đề nghị mở L/C gửi đến ngân hàng.
Đối với L/C trong thanh toán quốc tế, bên xin mở cần có thêm điều kiện sau:
+ Có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp. Nếu không có giấy phép này thì bên đó phải uỷ thác việc mở L/C qua đơn vị khác và phải chịu phí uỷ thác.
+ Giấy phép nhập khẩu hàng hoá.
Nhà xuất khẩu, người bán, hai bên thụ hưởng để được thanh toán phải có các điều kiện sau:
+ Có tài khoản mở tại ngân hàng cùng hệ thống với ngân hàng mở L/C .
+ Nếu mở tài khoản tại ngân hàng khác hệ thống thì yêu cầu trên địa bàn của ngân hàng đó có ngân hàng cùng hệ thống với ngân hàng mở và giữa ngân hàng này và ngân hàng có tài khoản của người thụ hưởng phải có quan hệ thanh toán bù trừ.
Thanh toán bằng L/C không là quá mới mẻ tại Việt Nam, nhưng thực tế luật thực định cho thấy chưa có những quy phạm trực tiếp quy định về chủ thể tham gia thanh toán bằng L/C mà chỉ gián tiếp thông qua việc quy định chủ thể tham gia thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Như vậy có thể thấy, pháp luật thanh toán bằng L/C là rất ít và phân bố rải rác không hệ thống. Văn bản tồn tại chủ yếu dưới hình thức Quyết định của Thống đốc ngân hàng nhà nước, chỉ dừng lại ở mức nêu ra định nghĩa cơ bản, sơ lược. Vì thế việc hiểu và áp dụng không thống nhất, dẫn đến phát sinh những tranh chấp không đáng có. Thực trạng này cho thấy sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng.
Gần đây, sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO mang lại rất nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và cho các hoạt động ngân hàng nói riêng, trong đó có hoạt động thanh toán qua ngân hàng. Trong bối cảnh hiện trạng pháp luật ở Việt Nam về thanh toán bằng thư tín dụng còn quá sơ sài thì việc các bên tham gia quan hệ thanh toán thường áp dụng theo quy định của UCP 500 là điều tất yếu và hoàn toàn dễ hiểu. Một trong những yếu tố rất cần những quy định chặt chẽ của pháp luật đó là quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia giao dịch tín dụng chứng từ đặc biệt là của người yêu cầu mở L/C và của ngân hàng mở L/C. Tuy nhiên, đây là hoạt động nhạy cảm nên việc điều chỉnh những thoả thuận đó theo một khuôn khổ nhất định sẽ tránh được nhiều tranh chấp do không cùng hiểu rõ ràng.
1.2. Thực trạng các quy định về thư tín dụng và quy trình thanh toán bằng thư tín dụng
1.2.1. Thực trạng các quy định về thư tín dụng
Theo quy định hiện hành, số tiền tối thiểu của một thư tín dụng là 10 triệu đồng và thời hạn hiệu lực của một thư tín dụng là 3 tháng kể từ ngày bên mua nhận mở thư tín dụng.
Về giá trị tối thiểu của thư tín dụng, pháp luật hiện hành quy định giá trị tối thiểu của một thư tín dụng là 10 triệu đồng trong bối cảnh hiện nay là không hợp lý. Đưa ra quy định này, có lẽ nhà làm luật cho rằng chỉ những giao dịch có giá trị lớn (từ 10 triệu đồng trở lên) mới được thanh toán bằng L/C, vì phương thức thanh toán này là một quy trình phức tạp, mức phí cao do độ an toàn lớn và có thể làm tăng chi phí giao dịch cho các bên thanh toán. Tuy nhiên, quy định như vậy có thể sẽ làm giảm khả năng tự định đoạt của các chủ thể trong quá trình thanh toán và làm mất đi tính chủ động, linh hoạt của họ trong quá trình lựa chọn dịch vụ thanh toán. Trên thực tế, các chủ thể trong từng giao dịch nhất định đều tự ý thức được hợp đồng nào cần phải thanh toán bằng thư tín dụng, hợp đồng nào không. Vì lẽ đó, việc giới hạn số tiền này là không cần thiết và không hợp lý. Hơn nữa, một số tiền cụ thể là 10 triệu đồng cũng không thể đánh giá được điều gì, bởi số tiền đó có thể là rất lớn đối với người này nhưng lại quá nhỏ bé với người khác. Nên chăng, cần phải có thay đổi về quy định này.
Về thời hạn hiệu lực của thư tín dụng, pháp luật hiện hành quy định thời hạn hiệu lực của thư tín dụng là 3 tháng, kể từ ngày ngân hàng bên mua mở thư tín dụng, nhưng lại không định nghĩa hay giải thích cụ thể nào về khái niệm thời hạn hiệu lực của một thư tín dụng. Trong khi đó, UCP 500 lại đưa ra những quy định khá cụ thể về vấn đề này, theo đó “ngày hiệu lực quy định cho việc trả tiền chấp nhận hoặc chiết khấu sẽ được hiểu là thời gian cần thiết để việc xuất trình chứng từ vẫn còn hiệu lực”. Hơn thế nữa, Điều 42 của UCP 500 còn quy định: “Ngày hết hạn là nơi xuất trình các giấy chứng từ:
a. Tất các các tín dụng phải quy định ngày hết hạn và nơi xuất trình chứng từ để thanh toán, chấp nhận hoặc quy định nơi xuất trình chứng từ để chiết khấu, trừ trường hợp thư tín dụng được chiết khấu tự do. Ngày hết hạn thanh toán chấp nhận hoặc chiết khấu được hiểu là ngày hết hạn xuất trình chứng từ.
b. Trừ trường hợp như được quy định trong Điều 44 a, phải được xuất trình trong hoặc trước ngày hết hạn hiệu lực của tín dụng đó.
c. Nếu ngân hàng phát hành quy định tín dụng có hiệu lực trong “một tháng” hoặc “sáu tháng”... nhưng không quy định tính từ ngày nào thì ngày phát hành tín dụng sẽ được xem như ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực đó. Các ngân hàng nên ngăn chặn các quy định thời hạn hiệu lực như vậy.
Hiện tại, nếu như luật Việt Nam quy định cụ thể thời hạn hiệu lực của một thư tín dụng là ba tháng kể từ ngày ngân hàng bên mua nhận mở thư tín dụng thì UCP 500 lại quy định thoáng hơn, theo đó các bên có thể tự thỏa thuận ngày có hiệu lực của thư tín dụng. Nếu không có thỏa thuận thì ngày phát hành tín dụng sẽ được xem như ngày bắt đầu tính từ thời hạn hiệu lực đó. Như vậy, về vấn đề này, có thể nhận thấy rằng UCP 500 có hướng quy định tiến bộ hơn so với pháp luật Việt Nam, trên cơ sở đó đảm bảo quyền tự định đoạt của các chủ thể trong quá trình giao dịch thanh toán. Đi xa hơn, thay vì giới hạn thời gian có hiệu lực của thư tín dụng thì UCP 500 còn quy định về gia hạn hiệu lực của thư tín dụng (tại Điều 44) như sau: “Nếu ngày hết lực của tín dụng hoặc ngày cuối cùng của thời hạn xuất trình chứng từ quy định trong tín dụng hoặc được xác định trong điều 43 trùng vào ngày mà vào ngày đó ngân hàng nghỉ việc vì những lý do không phải là những lý do nói ở điều 17, thì ngày hết hiệu lực được quy định đó hoặc ngày cuối cùng của thời hạn xuất trình chứng từ kể từ ngày giao hàng, tuỳ trường hợp sẽ được ra hạn cho đến ngày làm việc đầu tiên tiếp sau đó”.
1.2.2. Thực trạng các quy định về thủ tục và quy trình thanh toán bằng thư tín dụng
Điều 16 Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26-3-2002 của Thống đóc Ngân hàng Nhà nước quy định: “việc mở, phát hành, sửa đổi, thông báo, xác nhận, kiểm tra chứng từ, thanh toán và quyền và nghĩa vụ.. của các bên liên quan trong thanh toán thư tín dụng do các bên tham gia thanh toán thoả thuận áp dụng và theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam”.
Như vậy, theo quy định hiện hành, các bên tham gia quan hệ thanh toán có quyền tự do thỏa thuận mọi vấn đề liên quan đến giao dịch thanh toán bằng thư tín dụng. Điều 15 UCP quy định “các ngân hàng không chịu trách nhiệm về hình thức, tính chính xác, tính chân thực hoặc sự giả mạo hoặc hiệu lực pháp lý của bất cứ chứng từ nào hoặc ghi thêm vào các chứng từ đó, hoặc các ngân hàng cũng không chịu trách nhiệm về tên hàng, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trạng thái, bao bì, việc giao hàng, giá trị hoặc sự hữu hiệu của hàng hoá mà bất cứ chứng từ nào đại diện hoặc về thiện chí hoặc các hành vi hoặc thiếu sót, khả năng thanh toán, sự thực hiện nghĩa vụ hoặc tín nhiệm của những người gửi hàng, những người nhận hàng, những người chuyên chở, những người giao nhận hoặc những người bảo hiểm hàng hoá hoặc của bất cứ người nào khác”. Điều này không phải nói về sự miễn trách của ngân hàng mà chủ ý là để mô tả việc thực hiện trách nhiệm kiểm tra một cách có ý thức theo những tiêu chuẩn về hình thức. Ngân hàng “không được bỏ qua sự cẩn t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Th432 tn d7909ng.doc