MỤC LỤC
TÓM TẮTĐỀ TÀI. . . . 1
LỜI MỞ ĐẦU . . . . 3
Phần 1: Khái quát lý thuyết về cán cân thanh toán . . 4
1.1)Định nghĩa Cán cân thanh toán . . . 4
1.2) Các thành phần của Cán cân thanh toán . . 4
1.2.1) Tài khoản vãng lai (Current Account -CA) . . 4
1.2.2) Tài khoản vốn (Capital Account -K). . . 5
1.2.3) Sai số thống kê (OM) . . . 6
1.2.4) Cán cân bù đắp chính thức (Official Financing Balance -OFB) . 6
1.2.5) Cán cân cơ bản (Basic Balance -BB) . . . 6
1.2.6) Cán cân tổng thể (Overall Balance -OB). . 7
1.2.7) Cách ghi chép mới của Cán cân thanh toán . . 7
1.3) Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán. . . 8
1.3.1) Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai. . 8
1.3.2) Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vốn. . 9
Phần 2: Thực trạng cán cân thanh toán ở VNvàmột số quốc gia trên thế giới . 10
2.1) Thực trạng cán cân thanh toán ở một số quốc gia trên thế giới . 90
2.1.1) Thực trạng CCTT ở Mexico năm 1994. . 90
2.1.2) Thực trạng CCTT ở Thái Lan 1997. . . 94
2.1.3) Thực trạng CCTT ở Argentina 2002 . . . 98
2.2) Thực trạng cán cân thanh toán ở Việt Nam . . 10
2.2.1) Cán cân tài khoản vãng lai. . . . 10
2.2.1.1) Cán cân thương mại . . . 12
2.2.1.2) Cán cân dịch vụ . . . 17
2.2.1.3) Cán cân thu nhập . . . 18
2.2.1.4) Chuyển giao đơn phương. . . 19
2.2.2) Cán cân tài khoản vốn. . . 20
2.2.2.1) Mức độ các luồng vốn vào . . . 20
2.2.2.2) Đầu tư trực tiếp nước ngoài. . . 24
2.2.2.3) Đầu tư gián tiếp nước ngoài . . . 26
2.2.2.4) Vay nợ trung và dài hạn . . . 28
2.2.2.5) Vay thương mại . . . 30
2.2.3) Nhận xét Cán cân thanh toán của VN: . . 31
2.3) Thực trạngcác nhân tố tác động đến CCTT ở VN . . 33
2.3.1) Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai. . 33
2.3.1.1) Lạm phát . . . . 33
2.3.1.2) Thu nhập quốc dân . . . 35
2.3.1.3) Tỷ giá hối đoái . . . . 36
2.3.1.4) Các biện pháp hạn chế của Chính Phủ . . 37
2.3.1.5) Phân tích hồi qui: xác định mối quan hệ giữa sự thay đổi của xuất khẩu, nhập
khẩu của VN và sự thay đổi của tỷ giá, thu nhập quốc dân . . 37
2.3.2) Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vốn. . 39
2.3.2.1) Các biện pháp kiểm soát vốn . . . 39
2.3.2.2) Tỉ giá hối đoái: . . . . 42
2.3.2.3) Tự do hóa tài chính. . . 44
Phần 3: Dự báo khả năng chịu đựng thâm hụt tài khoản vãng lai và
xu hướng cán cân vốn của VN . . . 47
3.1) Khả năng chịu đựng thâm hụt tài khoản vãng lai của VN . . 47
3.1.1) Lý thuyết về khả năng chịu đựng thâm hụt của tài khoản vãng lai . 109
3.1.2) Khả năng chịu đựng thâm hụt tài khoản vãng lai của VN. . 47
3.1.2.1) Nhận xét các chỉ tiêu đánh giá khả năng chịu đựng thâm hụt tài khoản vãng lai
của Việt Nam . . . . 47
3.1.2.2) Áp dụng mô hình của Jaime de Pines . . 51
3.2) Xu hướng cán cân vốn. . . 56
3.2.1) Mục tiêu tăng trưởng. . . 56
3.2.2) Hệ số ICOR . . . . 57
3.2.3) Khả năng tài trợ trong nước. . . 59
3.2.4) Nợ vay trung và dài hạn . . . 59
3.2.5)Dòng vốn FDI . . . . 61
Phần 4: Các biện pháp cải thiện cán cân thanh toán của VN . . 66
4.1) Các biện pháp cải thiện cán cân vãng lai củaVN . . 66
4.2) Biện pháp thu hút các nguồn vốn: . . . 70
4.2.1) Về biện pháp thu hút FDI . . . 70
4.2.2) Về vay trung và dài hạn . . . 73
4.2.3) Dòng vốn đầu tư gián tiếp . . . 76
KẾT LUẬN. . . . 79
PHỤ LỤC 1: BẢNG CCTT CỦA VN . . . 80
PHỤ LỤC 2:Hình . . . . 84
PHỤ LỤC 3: Thực trạng cán cân thanh toán ở một số quốc gia trên thế giới . 90
PHỤ LỤC 4:Các sảnphẩm xuất khẩu chủ lực của VN. . 102
PHỤ LỤC 5:Nguyên nhân thâm hụt tài khoản vãng lai của VN . . 106
PHỤ LỤC 6: Lý thuyết về khả năng chịu đựng thâm hụt của tài khoản vãng lai . 109
PHỤ LỤC 7:CÁCH VIẾT CCTT MỚI. . . 115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . 125
133 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 11873 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và xu hướng cán cân thanh toán của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước ngoài và những năm cuối thập niên 2010-2020 Việt Nam còn là một
nước mắc nợ rất cao.
22 “Vốn vay ODA và khả năng trả nợ của Việt Nam” - ThS. Đoàn Kim Thành - Viện nghiên cứu phát triển
TPHCM
23 “Khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai của Việt Nam” - Võ Trí Thành, Đinh Hiền
Minh, Đỗ Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Hồng - Viện nghiên cứu kinh tế Trung Ương - Xuất bản năm 2002-
Trang 60.
- 55 -
Vậy tốt nhất là trong thập niên tới nên duy trì tỷ số b = (1+gmt)/(1+gxt) = 1,02
giống hay nhỏ hơn trong quá khứ để Việt Nam có thể duy trì được thâm hụt tài khoản
vãng lai và nợ nước ngoài của Việt Nam là bền vững.
Cán cân vãng lai của VN đến năm 2015:
Bảng 3.6: Dự báo cán cân vãng lai VN của IMF đến năm 2015
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Current account balance
(U.S. dollars - Billions)
-7.156 -7.123 -6.992 -7.397 -7.728 -8.153 -8.618
Current account balance
(Percent of GDP)
-7.4 -6.907 -6.04 -5.734 -5.388 -5.095 -4.793
Nguồn: Số liệu năm 2009: Asian Development Outlook 2010 - ADB. Số liệu năm 2010-
2015: International Monetary Fund, World Economic Outlook Database, 2010.
Theo IMF dự báo thì thâm hụt cán cân vãng lai của VN năm 2010 ít thay đổi so
với năm 2009, năm 2011 thâm hụt cán cân vãng lai giảm so với năm 2010, từ năm 2012
tới năm 2015 thâm hụt cán cân vãng lai gia tăng; trong khi đó thâm hụt cán cân vãng lai
(% của GDP) giảm từ năm 2010 tới năm 2015.
Nguyên nhân khiến cho cán cân vãng lai của VN thâm hụt cao hơn trong năm
2012 trở đi có thể là do tình trạng phải nhập khẩu than để sản xuất điện, trong khi giá
than trên thế giới là khá cao. “Theo Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, vào năm
2010, Việt Nam sẽ chỉ dư khoảng 10 triệu tấn than để xuất khẩu và từ năm 2012, sẽ phải
nhập khẩu than với số lượng dự kiến 34 triệu tấn.”24
Khu vực tự do mậu dịch lớn nhất thế giới ASEAN-Trung Quốc chính thức hoạt
động vào ngày 1/1/2010, khoảng 9.000 nhóm hàng hóa và dịch vụ, tương đương khoảng
90% tổng lượng trao đổi thương mại song phương, được cắt giảm hoặc bãi bỏ thuế nhập
khẩu, Việt Nam năm 2015 mới thực hiện. Đây là cơ hội cho hàng hóa VN khi xuất khẩu
sang Trung quốc, tuy nhiên đây cũng là thách thức lớn cho các doanh nghiệp VN khi
hàng hóa Trung Quốc dể dàng vào thị trường VN hơn. Với lợi thế cạnh tranh cao hàng
hóa Trung Quốc có thể chiếm ưu thế ngay cả với những mặt hàng vốn là thế mạnh của
VN như: dệt may, giày da, hàng tiêu dùng,…
24 Việt Nam có thể phải nhập than từ năm 2012 -
- 56 -
Theo dự báo của ADB: “xuất khẩu sẽ tăng vào năm 2010 do sự tăng trưởng của
nhu cầu quốc tế. Du lịch và các luồng kiều hối dự kiến tăng lên do tình hình kinh tế của
các nền kinh tế công nghiệp được cải thiện. Tuy nhiên, nhập khẩu sẽ tăng hơn xuất khẩu
do sự gia tăng dự kiến của tăng trưởng trong nước và giá nhập khẩu cao hơn.
Dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ phục hồi, do điều kiện tài chính toàn cầu được cải
thiện. Luồng đầu tư gián tiếp có thể vẫn ở quy mô nhỏ và luồng ra của vốn ngắn hạn sẽ
có thể ở mức vừa phải. Tài khoản vốn được kì vọng sẽ có thặng dư và vị trí cán cân thanh
toán gần với mức cân bằng, với điều kiện duy trì được niềm tin về ổn định kinh tế vĩ mô
trung hạn và mức dự trữ ngoại hối chính thức ít thay đổi.
Trong năm 2011, một sự tăng trưởng nhanh hơn trong xuất khẩu, du lịch và kiều
hối sẽ kéo thâm hụt tài khoản vãng lai ở mức khoảng 5,5% GDP. Luồng vốn cũng tăng
do đà phục hồi toàn cầu. Cán cân thanh toán tổng thể được dự kiến sẽ trong thặng dư vào
năm 2011, nâng cao hơn mức dự trữ chính thức của Việt Nam.”25
Năm 2009 2010 2011
Current account balance (US$ million) -7156 -7748 -5644
Current account balance (% of GDP) -7.4 -7.6 -5.5
Nguồn: Asian Development Outlook 2010 - ADB
3.2) Xu hướng cán cân vốn:
3.2.1) Mục tiêu tăng trưởng:
Việt Nam phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân 5 năm 2011 – 2015
tăng 7 – 8%/năm. Trong cơ cấu GDP của năm 2015, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt
18-19%, công nghiệp và xây dựng khoảng 40 - 41%, dịch vụ 40 - 41%. Chỉ số lạm phát
sẽ nằm trong ngưỡng an toàn. Năng suất lao động phấn đấu gấp 1,5 lần so với năm 2010.
Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 12%/năm. Đến năm 2015, kim
ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt khoảng 1.260 tỷ USD, gấp 1.4 lần so với năm 2010. Kiểm
soát nhập siêu ở mức cho phép.26 Để đạt được mức tăng trưởng trên thì Việt Nam sẽ cần
rất nhiều vốn.
25 ADB “khuyên” Việt Nam đừng vội vàng tăng trưởng kinh tế -
26 Dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, giai đoạn 2011-2015_Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư
- 57 -
3.2.2) Hệ số ICOR:
Chỉ số ICOR là hệ số giá trị sản phẩm gia tăng, nó thể hiện để thu một đồng lợi
nhuận phải bỏ bao nhiêu đồng vốn.
Chỉ tiêu này được tính bằng nhiều cách, song theo cách tính đơn giản mà các
chuyên gia đề cập là lấy tỷ lệ vốn đầu tư/GDP chia cho tốc độ tăng trưởng GDP.
Vai trò:
Hệ số ICOR được tính toán làm cơ sở tham chiếu, xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế trong ngắn hạn (theo quý, nửa năm hoặc một năm). ICOR giúp các nhà lập kế
hoạch tăng trưởng kinh tế xác định để kinh tế kỳ này cứ tăng 1% so với kỳ trước thì cần
tăng vốn đầu tư trong kỳ này lên bao nhiêu phần trăm so với kỳ trước.
Tỷ lệ đầu tư trên GDP của Việt Nam luôn ở mức cao so với các nước trong khu
vực. Tính trung bình từ năm 2007 đến 2008 tỷ lệ đầu tư/GDP của Việt Nam là 39.7%.
Năm 2008, tỷ lệ đầu tư/GDP lên đến 43.1%, năm 2009 là 42,8% GDP.27 Vì nước ta đang
trong giai đoạn phát triển nên cần rất nhiều vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và đề
tạo đà tăng trưởng cho những năm sau. Mức đầu tư cao chủ yếu do vốn đầu tư khu vực
FDI và khu vực ngoài nhà nước tăng mạnh.
Hệ số ICOR còn được sử dụng để so sánh vai trò của vốn với các yếu tố tăng
trưởng khác như: công nghệ, hoặc so sánh hiệu quả sử dụng vốn (hay hiệu quả đầu tư)
giữa các thời kỳ hoặc giữa các nền kinh tế.
Hệ ICOR cao hơn chứng tỏ thời kỳ đó hoặc nền kinh tế đó sử dụng vốn kém hơn.
Với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, theo khuyến cáo của các định chế tài
chính có uy tín như Ngân hàng Thế giới, ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh
tế phát triển theo hướng bền vững. “Theo con số thống kê qua từng giai đoạn, từ năm
1995, hệ số ICOR của Việt Nam liên tục tăng: từ mức 3,5 giai đoạn 1991 – 1995, tăng
đến 5,24 giai đoạn 2001 – 2003. Năm 2008, hệ số ICOR của nền kinh tế là 6,6 – đã gấp
hơn 2 lần mức khuyến nghị, và đến năm 2009, ICOR lại leo lên con số 8. Điều đáng nói ở
khu vực đầu tư công, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước, thành phần chủ đạo của nền
kinh tế, thì hệ số ICOR lại cao vọt. Nếu hệ số ICOR chung của nền kinh tế là 8, ICOR
của khu vực kinh tế Nhà nước lên tới 12.”28
27 Khám sức khỏe kinh tế Việt từ chỉ số ICOR
28 Nguy cơ từ ICOR tăng vọt_Theo thông tin thương mại
- 58 -
Sự gia tăng các ICOR là xu hướng cần thiết do sự tiến bộ của khoa học và công
nghệ. Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh chóng của ICOR đã luôn luôn không bình thường và
có liên quan đến quá trình phát triển mỗi nền kinh tế. ICOR của Việt Nam thậm chí còn
cao hơn một số khu vực các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc và Ấn
Độ. Một điều ngạc nhiên là Ấn Độ đã đạt được tốc độ tăng trưởng xấp xỉ như Việt Nam
từ năm 2000 đến 2007, trong khi tỉ lệ đầu tư của họ chỉ cao bằng 2/3 của Việt Nam. Điều
đó nghĩa là Ấn Độ chỉ cần 3,5 đơn vị đầu tư để tạo ra một đơn vị tăng trưởng trong khi
Việt Nam cần 5 đơn vị đầu tư để tạo ra một đơn vị tăng trưởng. Trung Quốc chỉ cần 4
đơn vị đầu tư để tạo ra một đơn vị tăng trưởng. Theo giáo sư David Dapice, lí do là do
tham nhũng không đủ để giải thích bởi vì Indonexia có mức độ tham nhũng cao giữa các
nước Đông Á, xếp hạng 130 trong 163 quốc gia và Malaysia có mức độ tham nhũng thấp
nhất Đông Á, xếp hạng 44 trong 163 nước thì gần như có cùng một hệ số ICOR trong
danh sách xếp hạng của tổ chức minh bạch thế giới. Trung Quốc, Ấn Độ và Philippines
có hệ số ICOR thấp, nhưng Ấn Độ và Trung Quốc xếp hạng 70 trong khi Philippines xếp
hạng 121 sau Việt Nam hạng 111. Vì vậy, theo giáo sư David Dapice, sự hợp tác của sức
mạnh tài chính, chi tiêu hạn chế của Chính Phủ và phạm vi của cạnh tranh tín dụng sẽ tác
động đến ICOR. Về khía cạnh này, Việt Nam sẽ tụt hậu sau các nước trong khu vực. Việc
tăng ICOR của cả nền kinh tế kèm theo ICOR tăng trưởng nhanh trong khu vực nhà nước
(3,7-9,4) và khu vực FDI. Các hệ số ICOR khu vực FDI là rất cao bởi vì mức đầu tư cao
(vốn đắt tiền, công nghệ và kỹ thuật trình độ cao) và năng suất lao động cao. Để chính
phủ (bao gồm cả ngân sách nhà nước và doanh nghiệp nhà nước), vấn đề liên quan đến
đầu tư công, đặc biệt là đầu tư cho cơ sở hạ tầng; chất lượng đầu tư, khả năng quản lý ở
các cấp độ vĩ mô cũng như mức độ vi mô và năng suất lao động thấp. Đó là một tình hình
nghiêm trọng bởi vì nó đã xảy ra trong các khu vực kinh tế quyết định và có tiềm năng
phát triển mạnh và vị trí tốt nhất trong nền kinh tế.29
Tuy nhiên, ICOR là một chỉ số không hoàn hảo. Bên cạnh chỉ số này, để tính hiệu
quả tích lũy của đầu tư, chúng ta còn phải phân tích những yếu tố khác, chẳng hạn, năng
suất của cả nguồn vốn công và vốn tư nhân.
29 Financing VietNam’s growth Domestic and Foreign Sources of Development
- 59 -
Để đảm bảo hiệu quả đầu tư, có hai yếu tố cân nhắc: đầu tư đúng đối tượng, và môi
trường kinh doanh liên tục được cải thiện (tính cạnh tranh) để tiền rót vào được sử dụng
hiệu quả.
Mặc dù hệ số ICOR ở Việt Nam trong những năm gia tăng, phần nào thể hiện
hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế thấp. Nhưng ở khía cạnh nào đó thì những vấn đề đang
tồn tại ở Việt Nam cần thời gian để cải thiện, Chính Phủ Việt Nam đang ra sức làm điều
đó. Đặc biệt năm 2010 là năm cuối của kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội 2006-
2010, do đó mọi thành phần kinh tế điều phấn đấu đạt mục tiêu của kế hoạch 5 năm.
3.2.3) Khả năng tài trợ trong nước:
Dự báo hệ số ICOR năm 2010: đạt khoảng 7.73
Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2010: tăng trưởng kinh tế khoảng 6%
- 6,5%30. Do đó sẽ chọn tốc độ tăng trưởng trung bình là trung bình cộng của 6% và 6.5%
để tạo một sự chắc chắn.
Tỉ lệ Vốn đầu tư/GDP = ICORdự báo * Tốc độ tăng trưởng GDPdự báo = 7.7 * 0.0625 =
0.48125
Dự báo GDP theo giá thực tế năm 2010: 1.931,3 nghìn tỉ đồng31
Dự báo vốn đầu tư phát triển toàn xã hội:
= Tỉ lệ Vốn đầu tư/GDP * GDPdự báo theo giá thực tế = 0.48125 * 1.931,3 = 929.438 nghìn tỉ
đồng
Dự báo Tỉ lệ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài/Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội:
20.89% ( Tính trung bình của cả giai đoạn 1995-2008)
Dự báo vốn đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: = 0.2089 * 929.438 = 194.159
nghìn tỉ đồng.
Khả năng tài trợ trong nước = 929.438 - 194.159 = 735.279 nghìn tỉ đồng
Vậy trong năm 2010 nguồn vốn đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 21%
tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.
3.2.4) Nợ vay trung và dài hạn:
“Theo Bộ Tài chính, ở thời điểm 30-6-2009, nợ nước ngoài của Việt Nam bằng 29,8%
GDP (23,6 tỷ USD).
30 Dự báo 2 kịch bản tăng trưởng và lạm phát năm 2010_Nguyễn Văn Giàu
31 Năm 2009, duy trì được tốc độ tăng trưởng hợp lý và bền vững_Lao động Ngày 03/10/2009
- 60 -
Sau tháng 6-2009, Việt Nam ký thỏa thuận vay và bảo lãnh có giá trị tổng cộng gần 4,5 tỷ
USD gồm:
- 1,205 tỷ USD với Ngân hàng Phát triển Châu Á.
- 927 triệu USD với Ngân hàng Thế giới.
- 1,33 tỷ USD với Nhật Bản (chưa kể khoản 290 triệu USD mà nước này vừa ký cho
Việt Nam vay hồi đầu tháng 3-2010).
- Phát hành 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế.”32
Nếu tính thêm 146 nghìn tỷ đồng và 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ trong năm
2010, cùng với số vốn ODA tài trợ mới trong năm này, đến hết năm 2010, tỷ lệ nợ công
sẽ cao hơn nữa, có thể sẽ đạt mức 50% GDP.33
Vay nợ trung và dài hạn cần có sự kiểm soát chặt chẽ hơn nữa. Theo báo cáo bộ
tài chính, tính đến cuối năm 2009, cơ cấu nợ công gồm nợ Chính phủ chiếm 79.3%, nợ
được Chính phủ bảo lãnh chiếm 17.6% và nợ chính quyền địa phương chiếm 3.1%.
Trong nợ chính phủ thì nợ nước ngoài chiếm 60% (trong đó ODA chiếm 85%), còn lại nợ
trong nước chiếm 40%.34
Các cam hết ODA:
“Một xu hướng tích cực cần khẳng định là trong những năm gần đây, số vốn
ODA mà Việt Nam thu hút được năm sau luôn cao hơn năm trước và đạt đến mức kỷ lục
vào năm 2009.
Điều này cũng tạo ra những áp lực không hề nhỏ, phần vì điều kiện vay đã kém
ưu đãi hơn (Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình), phần vì khả năng
hấp thụ và phát huy có hiệu quả nguồn vốn ODA cũng là một thách thức rất lớn. Nhóm
sáu ngân hàng phát triển quốc tế vẫn đánh giá tỷ lệ giải ngân vốn ODA của Việt Nam
thấp hơn mức trung bình của khu vực.”35
“Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam đã bế mạc chiều 4/12/2009
với số tiền cam kết viện trợ kỷ lục từ trước tới nay: hơn 8 tỷ USD cho năm 2010, trong
đó hơn 1,4 tỷ USD là viện trợ không hoàn lại. Đây là kỷ lục mới về cam kết ODA cho
Việt Nam với mức tăng tới hơn 36% so với kỷ lục cũ năm 2009 (5,9 tỷ USD, đã bao gồm
cam kết muộn của Nhật Bản) và vượt ra ngoài dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước
32 Vay nợ nước ngoài: Kinh nghiệm từ Iceland và Hy Lạp
33 Nợ công và ODA
34 Cam kết tài trợ ODA hơn 8 tỷ USD
35 Tiếp cận nguồn vốn ODA: Phải có khả năng "tiêu tiền" hiệu quả
- 61 -
đó (dự báo ODA năm 2010 chỉ tăng từ 10 - 15%). Trong số này, về phía các tổ chức phát
triển, Ngân hàng Thế giới là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam với gần 2,5 tỷ USD; tiếp
đến là Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) với gần 1,5 tỷ USD. 15 quốc gia thuộc cộng
đồng châu Âu (EU) tài trợ 1,082 tỷ USD, trong đó Pháp tiếp tục là nhà tài trợ lớn nhất với
378,26 triệu USD.
Về phía các quốc gia tài trợ trực tiếp cho Việt Nam, Nhật Bản vẫn là quốc gia tài
trợ quan trọng nhất, với 1,64 tỷ USD; kế đến là Hàn Quốc 270 triệu USD, Mỹ 138 triệu
USD...”36
Chính phủ khuyến khích sự có mặt của các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh
vực đầu tư hạ tầng, đặc biệt với các ngành giao thông, điện năng, viễn thông và vận tải.
Theo đó, hiện Việt Nam cần phát triển toàn bộ hệ thống hạ tầng, từ đường cao tốc, hàng
không, đường sắt cao tốc, tàu điện ngầm tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM.
Trong đó, Chính phủ đang đặc biệt quan tâm đến phát triển nhanh ngành hàng không.
Trong nhiều năm nay, ngành này có tốc độ tăng trưởng 15-18%. Bên cạnh đó, vận tải và
cảng biển cũng đang cần được đầu tư để mở rộng.
Trong tương lai thì dòng vốn ODA sẽ là một nguồn vốn đáng kể, để xây dựng cở
sở hạ tầng và góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Bởi vì Việt Nam ngày càng
được cộng đồng quốc tế ủng hộ và do ngày càng giải ngân hiệu quả hơn. Do đó nguồn
vốn ODA sẽ có xu hướng gia tăng vào những năm sau 2010.
3.2.5) Dòng vốn FDI:
Khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đã làm cho nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong năm 2009 giảm đáng kể.
Muốn xem xét FDI vào Việt Nam trong năm 2010 và những năm sau đó nữa, thì
chúng ta phải nhìn vào 2 vấn đề. Một là sức mạnh nội tại nền kinh tế Việt Nam như thế
nào để có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Hai là bản thân các công ty đa quốc gia
như thế nào sau khủng hoảng.
Tình hình trong nước :
Thuận lợi:
- Nền chính trị ổn định
36 Hơn 8 tỷ USD cam kết ODA trong năm 2010
- 62 -
- Quy mô thị trường tiềm năng: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy
Việt Nam hiện là nước đông dân thứ 3 Asean và thứ 13 trên thế giới.
Cụ thể, tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009, dân số của Việt Nam là 85.789.573 người, tăng
9,47 triệu người so với năm 1999 (với sai số thuần là 0,3%). Đây là một thị trường tiêu
thụ tiềm năng.
- Chi phí sản xuất thấp:
+Nguồn nguyên vật liệu dồi dào.
+Nguồn lao động trẻ, dồi dào.
Mới đây nhất, Việt Nam đã vượt 9 bậc so với lần xếp hạng trước đó vào năm
2007, và lọt vào tốp 10 trong Bảng xếp hạng 50 nước và vùng lãnh thổ hấp dẫn đầu tư
nhất thế giới của Công ty tư vấn toàn cầu AT Kearney công bố ngày 11/6/2009:
+ Kết quả nghiên cứu của AT Kearney cho biết, Việt Nam là quốc gia có mức tăng thứ
hạng cao nhất trong khu vực châu Á về mức độ hấp dẫn gia công phần mềm .
+ Bảng xếp hạng này dựa trên những yếu tố kích thích và thu hút công ty nước ngoài.
+ Theo bảng xếp hạng mới của AT Kearney, Việt Nam đã vượt Brazil, Mexico và Sri
Lanka trong lĩnh vực cung cấp các hợp đồng tin học. Đứng đầu danh sách này là Ấn
Độ, Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan.
+ “Kinh tế thế giới và Việt Nam cùng chịu tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh
tế toàn cầu bắt đầu từ cuối năm 2008. Với Việt Nam, đáy của khó khăn rơi vào quý
I/2009 khi tăng trưởng GDP giai đoạn này chỉ đạt mức 3,1%, mức thấp nhất trong
hàng chục năm qua. Các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ, xuất khẩu...đồng
loạt gặp khó khăn, rơi vào đình trệ...
Tuy nhiên, sau giai đoạn này, nhờ hàng loạt các giải pháp kích thích kinh tế của
Chính phủ như cho vay hỗ trợ lãi suất; miễn, giảm, hoãn thuế với rất nhiều hàng hoá,
dịch vụ; nới lỏng chính sách tiền tệ..., kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển
nhanh chóng, dần ổn định trong quý II và phục hồi nhanh chóng chóng 2 quý còn lại
để đạt mức tăng trưởng GDP cả năm tới 5,2%. Đây là một trong những mức tăng
trưởng ấn tượng trong khu vực châu Á cũng như trên thế giới.”37
37 Nhìn lại kinh tế Việt Nam năm 2009 (
50397184-624125143-0)
- 63 -
+ Việt Nam đã cắt giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 28% xuống còn 25% và
loại bỏ thuế thu nhập bổ sung đối với hoạt động chuyển nhượng đất đai. Việt Nam
cũng áp dụng một luật thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng mới.
+ Cùng với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản Việt Nam
cũng có những giai đoạn thăng hoa của quý II, quý III, trước khi trầm lắng trở lại
trong quý IV năm 2009.
Các giải pháp chính sách của các chính phủ nhằm giải quyết khủng hoảng tài chính và
phục hồi kinh tế đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo các điều kiện thuận lợi
để phục hồi tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Đồng thời sức phát
triển tiềm năng của nền kinh tế Việt Nam cũng là điều đáng để các nhà đầu tư nước
ngoài quan tâm.
Khó khăn:
- Tuy Việt Nam được đánh giá cao về chi phí gia công rẻ, tuy nhiên chất lượng và sự sẵn
có nguồn nhân lực lại thua một số nước láng giềng.
- Dù gần đây VN có nhiều cải cách như vậy nhưng vì nhiều nền kinh tế khác cải cách
rộng hơn, mạnh mẽ hơn nên VN không thể thăng hạng. Hầu hết các quốc gia đều tập
trung rút ngắn thủ tục thành lập doanh nghiệp và thuế, coi đây là hai lĩnh vực tác động
lớn nhất đến doanh nghiệp và nền kinh tế. Trong khi đó ở VN, việc thành lập doanh
nghiệp vẫn khá rườm rà (cần 11 thủ tục, diễn ra trong 50 ngày...). Trong lĩnh vực thuế,
còn 32 lần đóng thuế trong một năm, tương đương 1.050 giờ và tổng số thuế phải trả
chiếm 40,1% lợi nhuận.
=> Bên cạnh các thuận lợi, thì cũng còn rất nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế bền
vững và ổn định của Việt Nam trong thời gian tới.
Nhưng nhìn chung, với tất cả thuận lợi và tiềm lực bên cạnh những khó khăn, thị trường
Việt Nam vẫn còn sức thu hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư nước ngoài trong trung và dài
hạn.
Tình hình thế giới:
Bức tranh kinh tế thế giới đã có những tín hiệu lạc quan trên hầu hết các mặt sau
một thời gian dài suy thoái. Điều này khẳng định những hành động chống khủng khoảng
và suy thoái kinh tế của các nước trên thế giới đã đúng hướng. Với những dấu hiệu như
vậy, chứng tỏ nền kinh tế thế giới bước đầu đã chạm đáy, đà suy giảm đã chậm lại. Tất cả
đang chờ đợi sự hồi phục của kinh tế trong thời gian tới.
- 64 -
Với những thành quả đạt được để giúp kinh tế phục hồi, đều đó cũng giúp cho các
công ty đa quốc gia có điều kiện phục hồi sau những hậu quả của khủng hoảng tài chính
toàn cầu.
Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế Mỹ suy thoái và kinh tế thế giới tăng trưởng
chậm lại sẽ gặp nhiều khó khăn, không ít công ty đa quốc gia lãi rất ít, thậm chí thua lỗ.
Các nước đều quan tâm đến thị trường trong nước, tập trung vào kích cầu nội địa,
các nhà đầu tư phải có chiến lược toàn cầu, họ không thể thực hiện dự án mạo hiểm và
mạnh tay như trước.
Trước trạng thái mới của thị trường thế giới, các công ty đa quốc gia phải đánh
giá lại chiến lược kinh doanh và đầu tư của họ, chắc chắn tạm thời phải thu hẹp phạm vi
và đình hoãn một số dự án đầu tư không có khả năng thu xếp các khoản tín dụng. Do vậy,
nhiều dự án FDI đã được cấp phép có khả năng giãn tiến độ, thu hẹp quy mô hoặc không
thực hiện, sẽ khó bơm thêm vốn cho các dự án mới cũng như dự án muốn mở rộng sản
xuất, làm cho tỷ lệ vốn FDI thực hiện so với vốn FDI đăng ký giảm so với những năm
trước.
Đối với những nhà đầu tư tiềm năng, Việt Nam vẫn là thị trường hấp dẫn đối với
họ nhìn tầm trung hạn và dài hạn. Họ sẽ đến nước ta tìm hiểu thị trường và cơ hội nhưng
chắc chắn phải cân nhắc kỹ hơn, mất nhiều thời gian hơn để quyết định tiến hành dự án
đầu tư; các ngân hàng cũng không dễ đưa ra quyết định cho vay các dự án lớn trong điều
kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Là các ngân hàng đối mặt với khó khăn sẽ thận trọng hơn với các khoản tín dụng
dành cho giới đầu tư. Thông thường, 70% vốn đầu tư nhờ tín dụng ngân hàng, chỉ có
30% còn lại là do các nhà đầu tư bỏ ra. Các ngân hàng thận trọng và khắt khe hơn với các
điều kiện tín dụng cũng sẽ làm giảm luồng vốn.
Nhưng đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam cũng sẽ bị chia sẻ, giảm đi do cơ hội
đầu tư vào các nước tương đối rộng.
Nhìn vào tình hình đầu tư nước ngoài năm 2009 thì chúng ta thấy rằng các nhà
đầu tư nước ngoài vẫn đánh giá khá cao về môi trường và triển vọng đầu tư trung - dài
hạn tại Việt Nam. Bởi vậy, thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam sẽ vẫn có triển vọng
trong những năm sau 2010.
- 65 -
Trong tương lai số dự án đầu tư theo hướng lâu dài, bền vững sẽ gia tăng và các lĩnh vực
thu hút sự quan tâm lớn của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục là lọc hóa dầu, khai khoáng và
bất động sản.
Vậy thì FDI của Việt Nam phụ thuộc vào tình hình của các nước đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài mà cụ thể là vào Việt Nam, và bản thân sức hấp dẫn của thị trường Việt
Nam. Theo đánh giá của IMF, triển vọng kinh tế thế giới năm 2010 sẽ không hứa hẹn,
bởi còn nhiều vấn đề đáng lo ngại như cầu về nhà đất và đầu tư vẫn ở mức thấp, và tiếp
cận tín dụng có khó khăn. Nên với dấu hiệu hiện tại của nền kinh tế thế giới, FDI vào
Việt Nam sẽ giảm trong năm 2009, 2010 và sẽ phục hồi về những năm sau 2010.
“Với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, bên cạnh việc tập trung thực
hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế
khoảng 6,5-7% năm 2010, Chính phủ đang chủ trương, tiếp tục thu hút và đẩy nhanh tiến
độ giải ngân các nguồn vốn FDI đã cam kết, có định hướng thu hút FDI vào các vùng
một cách hợp lý và vào các lĩnh vực ưu tiên.
Do dòng vốn đăng ký FDI của các năm trước đều ở mức cao và trong điều kiện
nền kinh tế thế giới có xu hướng phục hồi, vốn thực hiện trong năm 2010 được dự kiến sẽ
tăng hơn năm 2009 với mức 10-11 tỷ USD (tăng 10%).”
Thực tiễn trong những năm qua thì nguồn vốn FDI và ODA vẫn chiếm phần lớn
trong cơ cấu cán cân vốn, và xu hướng đó vẫn sẽ tiếp tục duy trì trong tương lai.
Từ những nhận xét trên trong khoản thời gian từ năm 2010 – 2015, cả dòng vốn
FDI và ODA sẽ gia tăng so với năm 2009. Theo dự báo của IMF cán cân vốn khoảng thời
gian từ 2010 đến 2013 sẽ có xu hướng gia tăng.
Nguồn: April 2009, IMF Country Report No. 09/110
- 66 -
Phần 4: Các biện pháp cải thiện cán cân thanh toán của VN
4.1) Các biện pháp cải thiện cán cân vãng lai của VN
Thâm hụt cán cân vãng lai của VN chủ yếu là do thâm hụt cán cân thương mại
cao, vì vậy cải thiện thâm hụt cán cân vãng lai của VN cần phải có các biện pháp tích cực
cải thiện thâm hụt cán cân thương mại và các biện pháp tích cực đối với các yếu tố ảnh
hưởng tới cán cân vãng lai như: tỷ giá.
Các biện pháp cải thiện cán cân thương mại:
“Chuyển dịch cơ cấu hàng XK theo hướng gia tăng tỷ trọng hàng có giá trị gia tăng cao:
Chuyển dịch cơ cấu hàng XK theo hướng gia tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến dựa
trên lợi thế lao động và công nghệ nguồn. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất dựa vào
nguồn lao động dồi dào và kỹ thuật trung bình để tăng lợi thế về quy mô, đồng thời nhanh
chóng chuyển sang phát triển các ngành sản xuất hàng XK dựa vào vốn và kỹ thuật cao
để gia tăng nhanh giá trị. Chú trọng đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm,
nâng cao giá trị gia tăng của hàng XK, hạn chế XK hàng nguyên liệu thô sơ chế, đặc biệt
đối với hàng nông, thuỷ sản.
Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng XK: Xây dựng chiến lược phát triển các ngành kinh
tế mũi nhọn dựa trên lợi thế cạnh tranh để trong một thời gian nhất định tạo ra những sản phẩm
có khả nă
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và xu hướng của cán cân thanh toán của Việt Nam.pdf