MỤC LỤC
TÓM TẮT CÔNG TRÌNH 1
PHẦN MỞ ĐẦU 2
1. Lý do hình thành đề tài 3
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Phương pháp nghiên cứu 3
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4
5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài 5
PHẦN NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÍ LUẬN 7
1. LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG 8
1.1. Mô hình hành vi tiêu dùng 8
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng 8
1.2.1 Các yếu tố thuộc về văn hóa 9
1.2.2. Các yếu tố xã hội 10
1.2.2.1. Các nhóm tham khảo 10
1.2.2.2. Gia đình 11
1.2.2.3. Vai trò và địa vị 11
1.2.3. Các yếu tố cá nhân 11
1.2.3.1. Tuổi tác 11
1.2.3.2. Nghề nghiệp 12
1.2.3.3. Hoàn cảnh kinh tế 13
1.2.3.4. Phong cách sống 13
1.2.4. Các yếu tố tâm lý 13
1.2.4.1. Động cơ 13
1.2.4.2. Nhận thức 16
2. LÝ THUYẾT VỀ MARKETING DỊCH VỤ 17
2.1. Dịch vụ 17
2.2. Marketing dịch vụ 18
2.3. Chiến lược marketing đối với dịch vụ 19
2.3.1. Chuỗi lợi nhuận – dịch vụ 20
2.3.2. Quản trị chất lượng dịch vụ 21
3. LÝ THUYẾT VỀ TUNG SẢN PHẨM MỚI 24
3.1. Khái niệm sản phẩm mới 24
3.2. Tại sao cần phải phát triển sản phẩm mới? 24
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA LOẠI HÌNH CAFE SÁCH Ở TP.HCM 27
2.1. Khái niệm cafe sách 28
2.2. Quá trình hình thành và phát triển loại hình cafe sách ở Tp.HCM 29
2.2.1. Giới thiệu chung 30
2.2.2. Thực trạng cụ thể vể các Cafe sách hiện tại 32
2.2.3. Phân loại các quán cafe sách 40
2.3. Khách hàng của cafe sách 42
2.3.1 Thông tin cá nhân 42
2.3.2 Thói quen sử dụng cafe sách của khách hàng 45
2.4. Chất lượng dịch vụ của loại hình cafe sách hiện tại 48
2.5. Mối liên hệ giữa các yếu tố khác và mức độ thường xuyên sử dụng dịch vụ cafe sách của khách hàng. 53
2.6. Đánh giá nhu cầu của khách hàng hiện nay đối với loại hình cafe sách 56
2.6.1 Lý do khách hàng sử dụng dịch vụ cafe sách 56
2.6.2 Nhu cầu của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của loại hình cafe sách. 58
2.7. Đánh giá thực trạng và nguyên nhân của thực trạng loại hình cafe sách hiện nay 60
CHƯƠNG 3 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA LOẠI HÌNH CAFE SÁCH Ở TP.HCM 66
3.1 Kì vọng của nhà đầu tư 67
3.2 Xu hướng phát triển tương lai dựa vào thực trạng hiện tại 68
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH CAFE SÁCH Ở TP.HCM 70
4.1 Giải pháp cho sản phẩm dịch vụ 72
4.2 Giải pháp cho hoạt động quảng bá thương hiệu 75
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC 81
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7545 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và xu hướng phát triển loại hình cafe sách ở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mô hình cà phê sách với những tủ sách thuộc nhiều chủ đề như văn học, nghiên cứu, hạt giống tâm hồn, giải trí… với số lượng và chất lượng đầu sách đa dạng. Khách có thể đọc tại quán hoặc ký mượn mang về. Có thể nói Cafe sách đom đóm là một phiên bản từ Cafe sách Ylife nhưng có thêm nhiều đặc tính mới, tạo nên nét riêng biệt. Tuy nhiên xét về yếu tố dịch vụ Cafe sách, Đom Đóm Cafe cũng không đáp ứng được nhiều, vì vậy đối với Cafe Đom Đóm nhóm nghiên cứu cũng không xét đến như một Cafe sách thực sự.
2.2.2.7.Cafe sách KAFFE
Địa chỉ: 463B/63 Cách Mạng Tháng 8, Q.3, TP.Hồ Chí Minh
Nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Cách Mạng Tháng Tám, Kaffe là một quán cà phê với không gian nhỏ nhưng vẫn chứa đựng nhiều nét riêng độc đáo. KAFFE được thành lập dựa trên ý tưởng là một hình thức kết hợp hài hòa giữa Cafe, Cafe sách, Cafe game, trà sữa hay kem...có thể phục vụ đa dạng nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là khai thác tiềm năng của nhóm khách hàng tuổi teen.
Diện tích quán khoảng 130m2 số sách tại quán vào khoảng 600-700 đầu sách, đa số là truyện tranh và truyện chữ. Trước đây, tại quán có cả thể loại về chính trị, xã hội, nghiên cứu nhưng do nhu cầu của khách , đã có sự thay đổi như hiện giờ. Điều ấn tượng nhất với khách hàng khi đến quán đó chính là lối trang trí cực kì bắt mắt, dễ gây ấn tượng với các họa tiết dễ thương, nhiều màu sắc.
KAFFE cũng không phải là một Cafe sách thực sự, đó là một hình thức kết hợp hài hòa, thỏa mãn được đa dạng nhu cầu của khách hàng mục tiêu, mang đến lợi nhuận tương đối cho quán. Nhưng xét về yếu tố dịch vụ Cafe sách, KAFFE cũng không đáp ứng được nhiều, vì vậy đối với KAFFE, nhóm nghiên cũng không xét đến như một Cafe sách trong quá trình nghiên cứu.
2.2.2.8.Cafe sách Snowbell
Địa chỉ: 24 Đoàn Thị Điểm, Q.Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh
Tọa lạc gần ngã tư Phú Nhuận, Café Sách - SnowBell Cafe mang đến một khoảng không gian đặc biệt tạo nên cảm giác bình an thư thái. Cafe được trang trí đơn giản, đậm tính nghệ thuật và thanh lịch. Tùy theo tâm trạng và sở thích, khách có thể dùng thức uống từ nhiều góc thưởng lãm khác nhau: góc nghệ thuật với chủ đề gốm; góc xanh với điểm nhấn là gốc cây bồ đề; góc tri thức với tủ sách phong phú nhiều thể loại.
Thức uống nơi đây cũng khá đặc biệt với nhiều món lần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam. Tủ sách không thật đồ sộ nhưng có nhiều lựa chọn. Khách có thể tìm đọc những tác phẩm văn học nước ngoài cổ điển và đương đại, văn học Việt Nam, sách khảo cứu, sách quản trị kinh doanh, sách nghệ thuật sống, tạp chí và rất nhiều sách tiếng Anh cho những ai muốn trau dồi ngoại ngữ.
Snowbell cũng là một loại hình Cafe kết hợp như KAFFE, nhóm nghiên cứu cũng chỉ đề cập đến Snowbell như một mô hình tham khảo.
Hiện nay, Cafe sách Snowbell không còn hoạt động nữa.
2.2.2.9.HUB Book-Cafe
Địa chỉ: 18A Cộng Hòa, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Hub cafe là Cafe sách mới đi vào hoạt động gần đây nhất và được cộng đồng xã hội đánh giá là Cafe sách chất lượng nhất hiện giờ.Chính thức mở cửa vào ngày 16/05/2009, Hub Cafe là một mô hình kết hợp hoàn toàn giữa Cafe và sách, mọi hoạt động của Hub đều xoay quanh sách, lấy sách làm trung tâm. Hub Cafe thành lập nhằm mục đích chính là tạo một không gian phù hợp cho việc đọc sách, có thể chia sẻ kiến thức về sách cho những ai có cùng đam mê.
Với 10.000 bản sách in và 100.000 ấn bản e-book, Hub Cafe HCM hứa hẹn là nơi lý tưởng để người yêu sách tìm đến, chia sẻ về văn hóa đọc.Hub Cafe có tổng diện tích hơn 800 m2,có thể chứa được khoảng 200 khách, được chia làm 3 không gian chính. Trong đó, không gian lớn nhất là nơi đọc sách với những kệ ngang dọc được bài trí theo cách thuận tiện nhất cho khách có thể thả mình vào tác phẩm mà mình tự chọn tại kệ. Những kệ sách tại đây chứa nhiều ấn bản chuyên ngành đa dạng, phong phú, chọn lọc về nội dung. Ngoài 10.000 quyển sách phân bố đều trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội, triết học, ngoại ngữ, chính trị... người đọc cũng có thể đọc sách trực tuyến trên máy vi tính với một thư viện online liên kết nhiều nguồn tài liệu khác nhau.
Ngoài ra, Hub Cafe còn thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu giới thiệu sách, giới thiệu tác giả nhằm giúp việc đọc sách trở thành cầu nối thú vị giữa người đọc với nhau, cũng như giữa trang sách với cuộc sống.
2.2.3. Phân loại các quán cafe sách
Trong phạm vi đề tài, qua quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu chia ra hai nhóm đối tượng khác nhau.
Nhóm thứ nhất là nhóm Cafe sách đúng nghĩa – Các Cafe sách này đã phần nào đáp ứng được các tiêu chí về Cafe sách mà trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã đưa ra được. Trong bài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu tập trung chủ yếu vào nhóm Cafe sách này, từ phần này trở về sau, khi nhắc đến Cafe sách, nhóm nghiên cứu chỉ nhắm đến nhóm Cafe sách thứ nhất.
Nhóm thứ hai là nhóm Cafe sách chưa đúng nghĩa – Các quán này không đơn thuần là Cafe sách mà có thể đó là một hướng đi khác hay một hình thức kết hợp nhưng vẫn lấy tên là Cafe sách – Các quán Cafe này ít đáp ứng được các tiêu chí về Cafe sách nêu trên. Nhóm Cafe này, trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu chỉ đưa vào nhằm mục đích so sánh đối chứng là chủ yếu.
Cafe sách chưa đúng nghĩa
Cafe – Kem sách Bố Già (đã ngưng hoạt động)
Era Cafe
KAFFE Cafe
Ciao Cafe
Ylife Cafe
Firefly Cafe
Snowbell Cafe (đã ngưng hoạt động)
Cafe sách PNC Hùng Vương
Cafe sách PNC Phú Mỹ Hưng
Cafe sách PNC Lê Duẩn (đã ngưng hoạt động)
Cafe sách đúng nghĩa
Hub Cafe
Cafe sách PNC Nguyễn Oanh
Cafe sách PNC Trần Hưng Đạo
Như đã phân tích ở trên của nhóm, hiện nay tại TP. Hồ Chí Minh có hai dạng cafe sách: đúng nghĩa và chưa đúng nghĩa. Để phân tích thực trạng của nhóm cafe sách đúng nghĩa, nhóm sẽ dựa trên các tiêu chí sau đây:
Về khách hàng của cafe sách, nhóm nghiên cứu hai khía cạnh đáng quan tâm là:
Thông tin cá nhân của khách hàng bao gồm giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập cùng một số thông tin cá nhân khác.
Thói quen sử dụng cafe sách bao gồm số lần đến/tuần, thời gian đến trong ngày, mục đích đến với cafe sách...
Về chất lượng dịch vụ của cafe sách, nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận bằng hai phương pháp:
Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng hiện tại thông qua bảng hỏi về các dịch vụ nhận được như sách (chất lượng, sự đa dạng...), thức uống, không gian đọc, sự phục vụ của nhân viên...
Thông qua thực nghiệm, phỏng vấn trực tiếp, nhóm nghiên cứu thu thập được nhiều thông tin cụ thể về chất lượng dịch vụ hiện tại.
Như vậy, để khảo sát được thực trạng của loại hình Café sách hiện nay, nhóm nghiên cứu sẽ bắt đầu từ thực trạng của các Café sách đúng nghĩa thông qua các đối tượng khách hàng của Café sách và đánh giá của họ về chất lượng dịch vụ tại đây.
Khách hàng của cafe sách
Về phần khách hàng của Café sách, nhóm nghiên cứu thực hiện thu thập dữ liệu về thông tin cá nhân cũng như thói quen sử dụng dịch vụ Café sách của khách hàng. Từ đó, nắm bắt nhu cầu và chất lượng cảm nhận của khách hàng đối với loại hình Café sách hiện tại.
2.3.1. Thông tin cá nhân
Về giới tính, kết quả khảo sát không cho thấy có sự khác biệt đáng kể về giới tính khi sử dụng dịch vụ cafe sách. Theo điều tra, có 48.5% số người được khảo sát là nam và 51.5% còn lại là nữ.
Về độ tuổi, khảo sát cho thấy đa số khách hàng Cafe sách rơi vào độ tuồi từ 18 – 40. Độ tuổi của khách hàng đến Cafe sách được thể hiện qua biểu đồ sau:
Hình 2.2: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN ĐỘ TUỔI CỦA KHÁCH HÀNG
Về hiện trạng lưu trú, có sự khác biệt tương đối giữa số lượng khách hàng đang thường trú và tạm trú tại TP. Hồ Chí Minh. Theo khảo sát, có 60.5% số người được hỏi đang thường trú tại TP. Hồ Chí Minh và 30.5% còn lại đang tạm trú tại TP. Hồ Chí Minh.
Về tình trạng hôn nhân, theo điều tra, có đến 60.1% số người được hỏi trả lời là độc thân và 31.8% trả lời là đang hẹn hò. Chỉ có 8.1% trả lời là họ đã lập gia đình.
Về trình độ học vấn, kết quả khảo sát được thể hiện qua biểu đồ sau:
Hình 2.3: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH TRẠNG HỌC VẤN CỦA KHÁCH HÀNG
Nhìn tổng quan, có thể thấy khách hàng đến với cafe sách chủ yếu là những người có trình độ học vấn tương đối cao trong xã hội. Nhóm khách hàng có trình độ học vấn từ Trung cấp chuyên nghiệp trở lên chiếm đến 96.5% trong tổng số khách hàng được khảo sát. Trong đó, nhóm khách hàng có trình độ Đại học chiếm tỉ lệ cao nhất (64.1%), đứng thứ hai là nhóm có trình độ Cao đẳng (12.1%), kế đến là nhóm khách hàng có trình độ Trung cấp chuyên nghiệp (11.6%) và cuối cùng là nhóm có trình độ trên Đại học (8.6%).
Một yếu tố đáng quan tâm nữa chính là nghề nghiệp của khách hàng.
Hình 2.4: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN NGHỀ NGHIỆP CỦA KHÁCH HÀNG
Theo khảo sát, có đến 48.9% số người được hỏi trả lời nghề nghiệp của họ là sinh viên. Đứng thứ hai là nhóm nhân viên văn phòng (chiếm 24.7%). Thứ ba là nhóm kỹ sư, bác sĩ (chiếm 12.1%). Còn lại là nhóm nghề khác (chiếm 14.3%).
Về thu nhập của khách hàng, kết quả khảo sát được thể hiện qua biểu đồ sau:
Hình 2.5: BIỂU ĐỒ THU NHẬP CỦA KHÁCH HÀNG ĐẾN CAFE SÁCH
Khảo sát cho thấy nhóm khách hàng có thu nhập dưới 2 triệu chiếm tỉ lệ cao nhất (40.9%), đứng thứ hai là nhóm có thu nhập trên 5 triệu (25.9%), thứ ba là nhóm có thu nhập từ 2 – 3.5 triệu (18.7%) và cuối cùng là nhóm có thu nhập 3.5 – 5 triệu (14.5%).
2.3.2 Thói quen sử dụng cafe sách của khách hàng
Về mức độ thường xuyên sử dụng cafe sách, số liệu thống kê cho thấy có 79.0% số người được khảo sát trả lời họ sử dụng dịch vụ cafe sách dưới 3 lần/tuần. Số người sử dụng cafe sách trên 5 lần/tuần chỉ chiếm tỉ lệ 3.1% , còn lại là những người sử dụng cafe sách từ 3 – 5 lần (chiếm 17.9%).
Khảo sát cũng cho thấy đa số khách hàng thường đến cafe sách vào thứ bảy và chủ nhật hàng tuần. Số liệu thống kê được thể hiện qua bảng sau:
Hình 2.6: BIỂU ĐỒ TỈ LỆ KHÁCH HÀNG THƯỜNG XUYÊN ĐẾN CAFE SÁCH THEO SỐ NGÀY
Bên cạnh đó, có 4% khách hàng trả lời họ đến cafe sách vào những lúc rảnh rỗi, không có thời gian cụ thể thường xuyên trong tuần.
Kết quả thống kê cũng cho thấy đa số khách hàng thường đến với cafe sách vào khoảng thời gian từ 17 – 21 giờ trong ngày, chiếm 50% trong tổng số khách hàng được khảo sát. Bên cạnh đó, có 22.2% số khách hàng đến cafe sách vào khoảng thời gian 14 – 17 giờ trong ngày. Có 12.9% số khách hàng trả lời là thời gian khác. Số khách này cho biết họ đến cafe sách vào những lúc rảnh rỗi hoặc khi cần thiết, không có thời gian cố định thường xuyên trong ngày. Tiếp theo, có 7.2% số khách hàng được khảo sát đến vào 7 – 10 giờ trong ngày và cuối cùng, chỉ có 5.2% khách hàng thường đến cafe sách vào khoảng 10 – 14 giờ trong ngày.
Về mục đích đến với cafe sách, nhóm nghiên cứu cho rằng có các mục đích chính sau đây:
- Đọc sách
- Truy cập mạng Internet
- Gặp gỡ bạn bè
- Trao đổi công việc
- Bàn luận về sách
- Khác.
* Với điểm chấm 1 là ưu tiên nhất, ta có kết quả thống kê như sau:
Về mục đích đọc sách, kết quả thống kê cho thấy có 68% số người được khảo sát cho biết họ đến cafe sách để đọc sách. Thứ tự ưu tiên trung bình cho việc đọc sách khi đến với cafe sách là 1.6985. Như vậy, việc đọc sách chưa hẳn là điều quan tâm của đa số khách hàng khi đến với loại hình dịch vụ này. Tuy nhiên, khách hàng vẫn có sự quan tâm nhất định đối với việc đọc sách (Mode = 1 chứng tỏ vẫn có nhiều khách hàng trong số các khách hàng có đến cafe sách để đọc sách chọn việc đọc sách là ưu tiên số 1 của họ). Độ lệch chuẩn khá lớn (0.96854) cho thấy có sự phân tán đáng kể trong thứ tự ưu tiên của khách hàng dành cho việc đọc sách.
Về việc truy cập mạng Internet, có 49% số khách hàng cho biết họ đến cafe sách để truy cập mạng Internet. Thứ tự ưu tiên trung bình cho việc truy cập mạng Internet khi đến với cafe sách là 2.6837, độ lệch chuẩn mẫu là 1.33623. Có thể thấy, truy cập mạng Internet không phải là mục đích quan tâm nhất của đa số khách hàng khi đến với cafe sách.
Đối với mục đích đến cafe sách để gặp gỡ bạn bè, có 68% số người được hỏi trả lời họ có đến cafe sách để gặp gỡ bạn bè. Mặc dù có tỉ lệ quan tâm như nhau giữa việc đọc sách và gặp gỡ bạn bè của khách hàng (cùng là 68%), tuy nhiên thứ tự ưu tiên trung bình của việc đọc sách có giá trị lớn hơn so với việc gặp gỡ bạn bè. Thứ tự ưu tiên trung bình của khách hàng dành cho việc gặp gỡ bạn bè là 1.9265 (thấp hơn 1.6985). Như vậy, việc gặp gỡ bạn bè chưa hẳn là mục đích ưu tiên nhất của đa số khách hàng khi đến với cafe sách.
Về trao đổi công việc, có 48.5% số khách hàng trả lời họ đến cafe sách để trao đổi công việc. Thứ tự ưu tiên trung bình của khách hàng dành cho việc trao đổi công việc là 2.4433, độ lệch chuẩn mẫu là 1.18997. Như vậy, trao đổi công việc có thể thấy chỉ là mục đích của một số người khi đến với cafe sách. Và trong nhóm người này, việc trao đổi công việc cũng không phải là ưu tiên số 1 của họ. Đồng thời ta cũng thấy được sự phân tán lớn của thứ tự ưu tiên dành cho mục đích trao đổi công việc thể hiện trong tập dữ liệu.
Về mục đích bàn luận về sách, chỉ có 25% số người được hỏi cho biết họ đến cafe sách để bàn luận về sách. Thứ tự ưu tiên trung bình dành cho mục đích này cũng rất thấp (4.2400). Như vậy, cafe sách vẫn chưa phải là một nơi để đa số khách hàng đến bàn luận về sách.
Đối với mục đích khác, chỉ có 24% số khách hàng trả lời họ đến cafe sách ngoài những mục đích nêu trên. Điều đáng lưu ý là trong mục đích khác, tuyệt đại đa số khách hàng cho biết họ đến cafe sách là để học bài. Điều này cũng có thể lý giải do nhóm khách hàng chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số khách hàng được khảo sát là sinh viên (48.9%).
Tỉ lệ quan tâm của khách hàng đối với các mục đích khi đến với dịch vụ cafe sách được thể hiện qua biểu đồ sau
:
Hình 2.7: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỈ LỆ QUAN TÂM ĐẾN CÁC MỤC ĐÍCH CỦA KHÁCH HÀNG KHI ĐẾN VỚI CAFE SÁCH
Có thể thấy, mục đích của khách hàng khi đến với cafe sách rất đa dạng và cũng không có mục đích nào là mục đích mà đa số khách hàng đều quan tâm khi đến với cafe sách. Điều đó có nghĩa là mỗi khách hàng đến với cafe sách với những mục đích khác nhau. Và cho dù có một số khách hàng đến với cùng một mục đích nhưng thứ tự ưu tiên của họ dành cho mục đích đó cũng không giống nhau. Xét theo khía cạnh đặc trưng của loại hình cafe sách, đáng lẽ ra mọi người đến đây đều có điểm chung là để đọc sách, bàn luận về sách. Tuy nhiên, thực tế khảo sát lại cho kết quả không phải như mong đợi dành cho loại hình này. Mặc dù đọc sách là một trong hai mục đích có tỉ lệ khách hàng đồng ý cao nhất (68%), tuy nhiên nó vẫn chưa phải là mục đích đến cafe sách của đa số khách hàng.
2.4. Chất lượng dịch vụ của loại hình cafe sách hiện tại
Để khảo sát chất lượng hiện tại của loại hình cafe sách, nhóm nghiên cứu đã khảo sát mức độ hài lòng cũng như sự đánh giá của khách hàng về một số tiêu chí sau đây:
- Sách
- Thức uống (thức ăn)
- Không gian
- Cách sắp xếp sách
- Nhân viên phục vụ
- Giá cả
- Địa điểm.
Kết quả khảo sát về sự hài lòng về chất lượng sách được thể hiện như sau:
Hình 2.8: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG SÁCH
Về thức uống (thức ăn), kết quả được thể hiện qua bảng sau:
Hình 2.9: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG THỨC UỐNG(ĂN)
Về không gian của cafe sách, sự đánh giá của khách hàng được thể hiện trong bảng sau:
Hình 2.10: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ KHÔNG GIAN CỦA QUÁN PHÙ HỢP VỚI VIỆC ĐỌC SÁCH
Về cách sắp xếp sách, khách hàng đánh giá như sau:
Hình 2.11: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CÁCH THỨC SẮP XẾP SÁCH
Yếu tố tiếp theo là chất lượng phục vụ của nhân viên. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng sau:
Hình 2.12: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ CỦA NHÂN VIÊN QUÁN
Về địa điểm, khách hàng được phỏng vấn cho rằng
Hình 2.13: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ ĐỊA ĐIỂM CỦA CÁC CAFE SÁCH
Đánh giá về giá cả được thể hiện qua biểu đồ sau:
Hình 2.14: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ GIÁ CẢ CỦA CÁC CAFE SÁCH
Nhìn chung, về chất lượng dịch vụ, các khách hàng được khảo sát tỏ ra khá hài lòng về chất lượng dịch vụ hiện tại của loại hình cafe sách đối với các tiêu chí được khảo sát. Tuy nhiên, điều đó vẫn không thể lý giải tại sao khách hàng đến cafe sách nhưng không phải đa số đều để đọc sách. Khảo sát cho thấy mục đích đọc sách chỉ chiếm 68% trên tổng số khách hàng, mặc dù đây là nét đặc trưng chủ yếu của loại hình cafe sách và các khách hàng được khảo sát cho biết họ đã tương đối hài lòng về chất lượng sách, không gian đọc sách cũng như cách bài trí sách hiện tại. Hơn nữa, mức độ thường xuyên sử dụng loại hình dịch vụ này của khách hàng vẫn ở mức thấp so với tiềm năng của nó (số khách hàng đến cafe sách dưới 3 lần/tuần chiếm đến 79%). Vậy nguyên nhân của thực trạng này là do đâu? Có mối liên hệ nào giữa các yếu tố khác và mức độ thường xuyên đến cafe sách của khách hàng hay không? Nhu cầu thực sự của khách hàng hiện tại là gì?
2.5. Mối liên hệ giữa các yếu tố khác và mức độ thường xuyên sử dụng dịch vụ cafe sách của khách hàng.
Để trả lời cho câu hỏi thứ nhất, “Có mối liên hệ nào giữa các yếu tố khác và mức độ thường xuyên đến cafe sách của khách hàng hay không?”, thông qua kiểm định Chi – square về mối liên hệ giữa hai yếu tố định tính với mức ý nghĩa 5%, nhóm nghiên cứu đã tìm ra một số yếu tố có sự tác động đối với mức độ thường xuyên sử dụng loại hình hình dịch vụ cafe sách của khách hàng Ở đây, nhóm nghiên cứu chỉ kiểm định các yếu tố cho rằng có sự khác biệt giữa cafe sách và các loại hình giải dịch vụ giải trí khác
. Có 2 yếu tố cho thấy có mối liên hệ có bằng chứng thống kê đối với mức độ thường xuyên sử dụng cafe sách là giới tính và nghề nghiệp của khách hàng.
- Mối liên hệ đầu tiên là mối liên hệ giữa giới tính và số lần đến cafe sách/tuần, kết quả khảo sát được thống kê như sau:
Khách hàng là nữ giới có xu hướng đến cafe sách nhiều lần hơn trong tuần so với nam giới. Số khách hàng nữ đến cafe sách trên 3 lần tuần chiếm 14.9% so với tổng số khách hàng nữ. Trong khi đó, có 27.7% người được hỏi là khách hàng nam trả lời họ đến cafe sách trên 3 lần/tuần. Điều này chứng tỏ khách hàng nam có xu hướng sử dụng dịch vụ này với mức độ thường xuyên hơn so với nữ. Để lý giải cho điều này, nhóm nghiên cứu cho rằng có các lý do chủ yếu sau:
Thứ nhất, do sự khác biệt về phong cách sống (lifestyle) của nam giới và nữ giới. Theo đó, các khách hàng là nam giới có xu hướng đến các quán cafe nhiều hơn so với nữ giới do nhiều nguyên nhân như thói quen, sở thích... Vì vậy, các cafe sách cũng thu hút được nhiều khách hàng nam hơn với mức độ sử dụng thường xuyên hơn.
Thứ hai, nữ giới thường không có nhiều thời gian dành cho các dịch vụ giải trí nói chung do nhiều yếu tố khác tác động như gia đình, công việc... Hơn nữa, các khách hàng là nữ giới thường không có nhiều thời gian dành cho cafe sách như nam giới do bị chi phối bởi các loại hình khác như mua sắm, làm đẹp, tán gẫu... trong khối lượng thời gian rảnh khá ít ỏi của họ.
Mối liên hệ thứ hai là mối liên hệ giữa nghề nghiệp của khách hàng và số lần đến cafe sách/tuần, kết quả khảo sát được thể hiện như sau:
Nhóm khách hàng là sinh viên có xu hướng đến cafe sách nhiều lẩu trong tuần hơn so với các nhóm khách hàng khác. Số khách hàng là sinh viên đến cafe sách trên 3 lần/tuần chiếm đến 65.8% trong tổng số khách hàng đến cafe sách trên 3 lần tuần. Trong khi nhóm khách hàng là nhân viên văn phòng chỉ chiếm 13.2% và nhóm khác là 21.1%. Có thể thấy, hiện nay nhóm khách hàng là sinh viên là đối tượng khách hàng đông đảo nhất của cafe sách (xem phần trên) và cũng là nhóm sử dụng dịch vụ cafe sách thường xuyên nhất. Để lý giải cho điều này, nhóm nghiên cứu cho rằng có các lý do chính như sau:
- Thứ nhất, do đặc thù nghề nghiệp, sinh viên là đối tượng rất gắn bó với sách trong suốt quá trình “nghề nghiệp” của mình. Đến với một không gian đọc sách mới lạ (khác với thư viện truyền thống) có lẽ là sự lựa chọn hợp lý. Các cafe sách hiện nay đều có khả năng cung cấp cho khách hàng một số lượng đầu sách lớn. Sinh viên đến đây vừa có thể đọc sách vừa có thể thưởng thức thức uống trong một không gian thoải mái hơn so với thư viện truyền thống. Hơn nữa cafe sách không chỉ là một nơi để đọc sách mà còn là nơi để gặp gỡ bạn bè, truy cập Internet, học bài... Đây cũng là những nhu cầu rất phổ biến trong giới sinh viên nói chung.
- Thứ hai, cafe sách có thể nói là một loại hình còn khá mới mẻ tại TP. Hồ Chí Minh. Trong khi đó, đối tượng sinh viên nói chung nằm trong nhóm khách hàng trẻ, thích khám phá cái mới lạ. Do vậy, việc sinh viên đến với cafe sách cũng là một điều dễ hiểu.
- Thứ ba, giới sinh viên nói chung thường không bị gò ép nhiều về thời gian như các nhóm nghề nghiệp khác (có nhiều thời gian tự học, thời gian trống tiết...). Hơn nữa, họ là nhóm khách hàng chi tiêu khá mạnh tay cho các loại hình dịch vụ giải trí, ăn uống nói chung. Điều đó ắt hẳn đã góp một phần không nhỏ cho việc sinh viên thường xuyên sử dụng loại dịch vụ này.
Nói tóm lại, nam giới và sinh viên là hai nhóm khách hàng cần được sự quan tâm của loại hình cafe sách do mức độ sử dụng thường xuyên dịch vụ này của họ cao hơn các nhóm khách hàng khác. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm nhiều hơn đến các nhóm khách hàng khác nhằm tận dụng tiềm năng của họ.
Mặt khác, các yếu tố khác thuộc về thông tin cá nhân của khách hàng như thu nhập, độ tuổi, trình độ học vấn, nơi ở... đều không cho thấy có mối liên hệ rõ ràng đối với mức độ thường xuyên sử dụng loại hình cafe sách của khách hàng. Như vậy, các yếu tố này đều không có tác động đáng kể đến việc khách hàng đến với cafe sách thường xuyên hay không thường xuyên.
Như phần phân tích nêu trên đã cho thấy một thực tế là mức độ thường xuyên sử dụng loại hình cafe sách của khách hàng chỉ có mối liên hệ với một số yếu tố thuộc về bản thân của khách hàng khi đến với cafe sách. Trong khi đó, các yếu tố thuộc về chất lượng của loại hình cafe sách như chất lượng sách, không gian đọc sách, cách bài trí sách, thức ăn (uống), phong cách phục vụ... đều không cho thấy có sự ảnh hưởng đến mức độ thường xuyên sử dụng loại hình cafe sách của khách hàng. Điều này đã đi ngược lại hoàn toàn so với dự đoán ban đầu của nhóm nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến mức độ thường xuyên sử dụng loại hình cafe sách của khách hàng. Mới nghe qua có lẽ nhiều người sẽ đánh giá điều đó là vô cùng phi lý. Khách hàng đến với dịch vụ cafe sách thường xuyên hay không thường xuyên không phụ thuộc vào bản thân chất lượng của loại hình dịch vụ này mà hoàn toàn phụ thuộc vào sở thích, nhu cầu cá nhân của từng nhóm khách hàng. Quan trọng hơn, kết quả kiểm định cũng cho thấy các yếu tố có liên quan đến sách – nét đặc trưng của cafe sách đều không có liên