MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT VỀ LAO ĐỘNG VÀ CẦU LAO ĐỘNG 2
1.1 Nguồn lao động 2
1.1.1 Khái niệm 2
1.1.2 Đặc điểm 2
1.1.3 Phân loại nguồn nhân lực 3
1.1.4 Vai trò của nguồn lao động 3
1.2 Cầu lao động 3
1.2.1 Khái niệm 3
1.2.2 Phân loại cầu lao động 4
1.2.3 Các nhân tố tác động đến cầu về lao động 4
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CẦU LAO ĐỘNG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY 8
2.1 Thị trường lao động năm 1986 – 1995 8
2.1.1 Đặc điểm: 8
2.1.2 Thực trạng: 9
2.2 Thị trường lao động năm 1996-2000 11
2.2.1 Đặc điểm: 11
2.2.2 Thực trạng: 11
2.3 Thị trường lao động năm 2001-2005 15
2.3.1 Về quy mô 15
2.3.2 Về chất lượng lao động 15
2.3.3 Cơ cấu lao động 16
2.3.4 Việc làm trong các vùng kinh tế trọng điểm 18
2.3.5 Lao động xuất khẩu 18
2.3.6 Về thất nghiệp 19
2.4 Thị trường lao động năm 2006 – 2010 22
2.4.1 Thuận lợi thị trường lao động trong giai đoạn này 22
2.4.2 Hạn chế của thị trường lao động giai đoạn này 23
CHƯƠNG III: MÔ HÌNH PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA 26
CÁC YẾU TỐ KINH TẾ ĐẾN CẦU LAO ĐỘNG 26
3.1 Tổng quan một số mô hình phân tích và đánh giá 26
3.1.1 Phương pháp chuyên gia 26
3.1.2 Phương pháp thống kê và kinh tế lượng 27
3.2 Lựa chọn mô hình dự báo và lý thuyết 33
3.3 Ứng dụng mô hình theo số liệu thực tế thu được 34
3.3.1 Cơ sở số liệu sử dụng trong mô hình 34
3.3.2 Xây dựng mô hình phân tích các nhân tố tác động lên cầu lao động 34
C. KẾT LUẬN 44
47 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4746 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng về cầu lao động từ năm 1986 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là 22,5%, trong đó tỷ lệ tốt nghiệp THCN chỉ đạt 4,4%, tỷ lệ tốt nghiệp CĐ,ĐH chỉ đạt 4,8%. Chất lượng lao động không đồng đều giữa các vùng trong nước, vùng kinh tế đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ lực lượng qua đào tạo cao nhất cả nước( 31,9%), tiếp đến là Đông Nam Bộ(31,8%), tiếp đến là duyên hải Nam Trung Bộ, thấp nhất là Tây Bắc(13,1%).
Bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2005 đã có khoảng 983000 lao động đã qua đào tạo bổ sung vào lực lượng lao động, nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Lao động đã qua đào tạo vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường, đặc biệt là các khu đô thị các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước và kể cả việc xuất khẩu lao động của Việt Nam đi nước ngoài. Khoảng trống việc làm ở các vị trí cần có lao động trình độ cao vẫn chưa được lấp đầy, cho dù trong lực lượng lao động xã hội vẫn tồn tại không ít số lao động đã qua đào tạo nhưng đang thất nghiệp, hoặc phải làm những việc không phù hợp với chuyên môn, kể cả lao động ở bậc cao đẳng đại học.
Nền kinh tế nước ta xét riêng quan hệ cung cầu lao động, hiện đang đứng trước mâu thuẫn nan giải, đó là tình trạng dân số tăng nhanh( tuy tỷ lệ sinh hàng năm đã giảm xuống nhiều so với trước) dẫn đến số lao động tăng nhanh sẽ là nguồn cung lao động lớn cho quá trình đô thị hóa cùng với sự phát triển ngày càng gia tăng của các khu công nghiệp, khu chế xuất; thế nhưng chúng ta vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, do số lượng lao động đã được đào tạo còn chưa đủ và chất lượng lao động đã được đào tạo chưa cao, vẫn còn thiếu nhiều lao động có tay nghề kỹ thuật, nhất là kỹ thuật cao. Đã có tình trạng có doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam nhất quyết phải đưa lao động Nhật sang làm việc cho dù mức lương phải trả tới 5000 USD/tháng vì không tuyển được lao động địa phương. Trong khi nếu tuyển tại chỗ lao động Việt Nam thì vị trí đó, doanh nghiệp chỉ phải trả 500 USD/tháng. Điều này cho thấy hạn chế về trình độ đào tạo của người lao động Việt Nam.
2.3.3 Cơ cấu lao động
Cơ cấu lao động có việc làm theo khu vực thành thị và nông thôn
Bảng 2.8: Cơ cấu lao động có việc làm theo khu vực thành thị và nông thôn
Đơn vị: triệu người
Cả nước
Thành thị
Nông thôn
Tổng số
Nam
Tổng số
Nam
Tổng số
Nam
2001
39.0
19.7
8.8
4.5
30.2
15.2
2002
40.2
20.4
9.3
4.8
30.9
15.6
2003
41.2
21.0
9.6
5.1
31.6
15.9
2004
42.3
21.6
10.0
5.3
32.3
16.4
Tốc độ TB(%)
2.744
3.117
4.358
5.612
2.266
2.744
Nguồn: Niên giám thống kê.
Nhận xét: tốc độ tăng lao động thành thị nhanh hơn so với tốc độ tăng lao động của cả nước. Tốc độ tăng lao động nam ở thành thị tăng nhanh hơn tốc độ tăng lao động chung ở khu vực thành thị. Như vậy cơ cấu lao động theo khu vực thành thị, nông thôn đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa.
Cơ cấu lao động theo vị thế công việc:
Bảng 2.9: Phân loại lao động theo vị thế công việc
Đơn vị: triệu người
2001
2002
2003
2004
Tổng số
39,0
40,2
41,2
42,3
Chủ sử dụng lao động
0,1
0,2
0,1
0,2
làm việc cho bản thân
15,7
16,2
16,9
17,4
Làm công
8,1
8,2
9,0
10,8
Làm việc cho gia đình
không công
14,5
15,2
14,8
13,8
Khác không phân loại
0,6
0,3
0,3
0,0
Nguồn: Niên giám thống kê.
Nhận xét: số lượng chủ sử dụng lao động tăng lên. Số làm việc cho bản thân cũng tăng lên từ 15.7 triệu người năm 2001( 40,27%) lên 17.4 triệu người( 41.13%). Số lao động làm công cũng tăng lên từ 8.1 triệu người năm 2001( tương ứng 20.77%) lên 10.8 % năm 2004 ( tương ứng 25.53%). Lượng lao động làm việc cho gia đình không công đã giảm.
Việc làm trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: ước tính tạo ra được 3345 nghìn việc làm, với tốc độ tăng trưởng việc làm hàng năm trên 10- 31%. Tuy nhiên khu vực này luôn trong tình trạng thiếu lao động kỹ thuật.
Bảng 2.10: Lao động kỹ thuật của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Đơn vị : người
Năm/ giới
Lao động PT
Sơ cấp/ CNKT
Trung cấp
CĐ-ĐH trở lên
Tổng
2002
155
86
19
30
290
Nữ
113
57
8
15
193
2003
188
87
20
33
328
Nữ
141
58
9
16
224
6 tháng đầu 2004
195
92
21
35
343
Nữ
149
61
10
16
236
Nguồn : Kết quả điều tra doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Lao động bình quân một doanh nghiệp có xu hướng tăng khá từ 2003-2004, nhưng cơ cấu lao động kỹ thuật không thay đổi nhiều. Lao động phổ thông chiếm đa số trong tổng số lao động. Cơ cấu lao động có trình độ sơ cấp/CNKT năm 2002 là 1/ 2.88, thấp hơn so với cơ cấu này của lao động nữ 1/ 3.95. Cơ cấu lao động trung cấp so với lao động CĐ-ĐH trở lên lại có xu hướng ngược lại là số lao động trung cấp thấp hơn.
So với các nước khác trong khu vực, thì có sự khác biệt rất lớn, ví dụ cơ cấu lao động CĐ-ĐH, trung cấp, công nhân kỹ thuật của Hàn Quốc khoảng 1:4:18, còn ở nước ta là 1:0,26:2,27, cơ cấu này chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Một trong những nguyên nhân khiến cơ cấu lao động theo trình độ, tay nghề ở nước ta còn thấp là do công tác dạy nghề chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
2.3.4 Việc làm trong các vùng kinh tế trọng điểm
Về quy mô việc làm:
Tính chung cả 3 vùng KTTĐ, tại thời điểm 01/07/2005 có 17.919.059 người từ đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, chiếm 41% so với cả nước và tăng 8,77% so với thời điểm 01/07/2004. Trong 3 vùng, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tốc độ tăng việc làm rất cao( 18,83%- kể cả tăng cơ học), hai vùng còn lại tăng chậm( 2,4-2,6%).
Về cơ cấu việc làm và xu hướng biến động:
Chia theo 3 khu vực ngành: tính chung cả 3 vùng, có 7.402.504 người làm việc chính ở khu vực 1( nông, lâm nghiệp và thủy sản), chiếm 41,31%; 4.657.206 người làm việc chính ở khu vực 2( công nghiệp và xây dựng), chiếm 25,99% và 5.859.349 người làm việc chính ở khu vực 3( dịch vụ), chiếm 32,7%.
Chia theo loại hình kinh tế: Tính chung, có 13,77% trong tổng số lao động có việc làm đang làm việc ở khu vực kinh tế nhà nước, 82,79% làm việc ở khu vực kinh té ngoài nhà nước, 3,44% làm việc ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Chia theo quan hệ lao động :Tính chung cả 3 vùng, có 34% trong tổng số lao động có việc làm đang làm công ăn lương.
2.3.5 Lao động xuất khẩu
Thị trường được mở rộng, số người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng lao động cũng tăng lên, chất lượng lao động xuất khẩu ngày càng cao. Tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm giai đoạn 2001-2005 khoảng 3,42%. Tuy nhiên tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu về chất lượng lao động có xu hướng gia tăng, đặc biệt là chuyên gia và kỹ thuật viên cũng như công nhân kỹ thuật bậc cao.
Bảng 2.11: Lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng:
Đơn vị: người
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng
2001-2005
Tổng
36.168
46.122
75.700
67.442
57.500
282.937
Hàn quốc
3.910
1.190
4.226
4.779
3.850
17.955
Nhật bản
3.249
2.202
2.264
2.752
2.500
12.967
Malaixia
23
19.965
39.624
14.567
19.500
93.679
Đài loan
7.782
13.191
27.981
37.144
20.750
106.849
Các nước khác
21.204
9.574
1.605
8.205
10.900
51.488
Nguồn: Số liệu thống kê Bộ lao động thương binh và xã hội.
Qua bảng trên cho thấy số lao động đi làm việc ở nước ngoài nhìn chung đã tăng lên so với giai đoạn trước, số lao động đi làm việc ở nước ngoài cao nhất vào năm 2003.
Hiện tượng lao động đi làm việc ở nước ngoài giảm vào năm 2004 - 2005 một phần là do
lao động tự ý phá vỡ hợp đồng và lao động bất hợp pháp ở nước ngoài nên làm mất uy tín.
2.3.6 Về thất nghiệp
a. Thực trạng
Bảng 2.12: Tỷ lệ thất nghiệp của LLLĐ trong độ tuổi ở khu vực thành thị cả nước và các vùng lãnh thổ giai đoạn 2000-2005(%)
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Cả nước
6,42
6,28
6,01
5,78
5,6
5,31
1. ĐBSH
7,34
7,07
6,64
637
6,03
561
2. Đông Bắc
6,49
673
6,10
5,95
5,45
5,2
3. Tây Bắc
6,02
5,62
5,11
5,1
5,3
4,91
4. Bắc Trung Bộ
6,87
6,72
5,82
5,45
5,35
4,98
5. Duyên hải
Nam Trung Bộ
6,31
6,2
5,5
5,46
5,7
5,52
6. Tây Nguyên
5,16
5,6
4,9
4,39
4,53
4,23
7. Đông Nam Bộ
6,16
5,9
6,3
6,08
5,92
5,62
8. ĐBS Cửu Long
6,15
6,10
5,5
5,26
25,03
4,87
Nguồn: Niên giám thống kê.
Qua bảng trên ta thấy: tỷ lệ thất nghiệp của LLLĐ từ 15 tuổi trở lên của khu vực thành thị cả nước là 5,13%, giảm 1,2% so với thời điểm 1/7/2000, bình quân hàng năm giai đoạn giảm được 0,24%. Tỷ lệ thất nghiệp của LLLĐ trong độ tuổi lao động là 5,31%( giảm 1,11%) so với thời điểm 1/7/2000, bình quân năm giai đoạn 2001- 2005 giảm được 0,22%. Tỷ lệ thất nghiệp của LLLĐ trẻ(15-24 tuổi) là 13,4%, giảm 13,4% so với thời điểm 1/7/2000, bình quân giai đoạn 2001-2005 giảm được 1,13%.
Trong 8 vùng lãnh thổ, vùng đang có tỷ lệ thất nghiệp của LLLĐ trong độ tuổi lao động khu vực thành thị cao nhất là ĐNB và ĐB sông hồng(5,6%), tiếp đến là Đông Bắc và D.H Nam Trung Bộ.(5,1%-5,5%), các vùng khác tỷ lệ này dưới 5%, so với 1/7/2000, tỷ lệ thất nghiệp của LLLĐ trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị đều giảm rõ rệt ở tất cả các vùng.
Tình trạng thất nghiệp đối với nhóm lao động mới tốt nghiệp trong các cơ sở đào tạo luôn là vấn đề bức xúc. Nguyên nhân của tình trạng này là do: (1) đào tạo không đúng ngành nghề mà thị trường lao động địa phương đang cần. (2) không đáp ứng được kỹ năng và tay nghề. (3) tiền lương doanh nghiệp trả quá thấp so với những chi phí mà người lao động bỏ ra để mưu sinh.(4) cường độ làm việc cao, điều kiện lao động không đảm bảo, tiền lương không thỏa đáng khiến lao động phải bỏ việc. (5) thị trường lao động chưa thống nhất còn mamg tính cục bộ, thiếu bình đẳng trong thu nhập, trong việc thụ hưởng các dịch vụ xã hội giữa người địa phương với người ngoại tỉnh
b. Nguyên nhân
Trong giai đoạn này nước ta đạt được những thành tựu lớn về giải quyết việc làm, có thể kể đến một số nguyên nhân sau:
- Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm của đảng và nhà nước đã góp phần to lớn vào việc tạo thêm nhiều chỗ việc làm mới, giải quyết tình trạng thất nghiệp, tăng tổng cầu về việc làm của cả nước. Cụ thể chương trình đã đạt được những kết quả về giải quyết việc làm như sau:
+ Chương trình đã góp phần giải phóng sức sản xuất, giải phóng sức lao động, tạo môi trường lành mạnh để nhân dân đầu tư phát triển sản xuất, tạo nhiều việc làm. Thông qua việc thực hiện các dự án của Chương trình đã góp phần tăng trưởng liên tục kinh tế, từng bước cải thiện thu nhập cho người lao động, góp phần ổn định chính trị xã hội. Vì vậy trong 5 năm đã tạo được việc làm cho 7,5 triệu người, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị, thiếu việc làm khu vực nông thôn. Khu vực kinh tế tư nhân, hộ gia đình, làng nghề, trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng đóng vai trò tích cực trong tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động( thu hút trên 90% lao động tham gia hoạt động kinh tế);
+ Quỹ quốc gia về việc làm đã góp phần tích cực, tạo cú huých kích thích dân đầu tư vốn tạo việc làm. Từ hoạt động của Quỹ đã xuất hiện nhiều mô hình tạo việc làm có hiệu quả từ nguồn vốn vay như: cho vay phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở Đồng Kỵ, Bắc Ninh; dệt thổ cẩm ở Ninh Thuận, Hòa Bình; gốm sứ ở Đồng Nai; các dự án phát triển kinh tế trang trại ở Bình Phước, Tây Ninh, Lâm Đồng, Bến Tre, Hậu Giang; hỗ trợ dự án nuôi cá lồng bè,trên biển đạt hiệu quả ở Hải Phòng, Quảng Ninh… Thông qua Quỹ quốc gia về việc làm đã tạo việc làm mới cho 1,7 triệu lao động trong tổng số 7,5 triệu việc làm được tạo ra trong 5 năm 2001-2005; chính sách cho vay vốn tín dụng đã góp phần quan trọng giúp các hộ chuyển sang sản xuất hàng hóa; hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang trại, làng nghề một lượng vốn mà thiếu nó sẽ gặp nhiều khó khăn trong thu hút thêm lao động vào làm việc tạo thu nhập.
+ Cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế, Nhà nước đã từng bước thiết lập các thể chế thị trường lao động phù hợp với nền kinh tế thị trường. Các mối quan hệ trong thị trường lao động mang hình thái của quan hệ kinh tế, trong đó tôn trọng tự do của người lao động và sự hoạt động của các quy luật kinh tế thị trường. Vai trò của Nhà nước đã chuyển từ tạo việc làm trực tiếp sang thực hiện trợ giúp giải quyết việc làm và khuyến khích tự tạo việc làm như hỗ trợ các tổ chức hoạt động giới thiệu việc làm, cải các thể chế tiền lương, bảo hiểm xã hội… Kết quả cầu lao động đã tăng lên cả về số lượng và chất lượng.
+ Công tác xuất khẩu đã được đẩy mạnh, thị trường xuất khầu lao động và tổ chức kinh tế tham gia xuất khẩu lao động phát triển mạnh, đa dạng về hình thức ngành nghề; chính sách đầu tư cho đào tạo lao động về tay nghề, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật đã được xây dựng; việc đào tạo lao động và chuyên gia xuất khẩu được đưa vào chương trinh đào tạo nghề của cán bộ, ngành, địa phương và doạnh nghiệp; chất lượng đào tạo từng bước được nâng cao.
+ Nhận thức, năng lực, thách nhiệm về tạo việc làm được nâng cao, người lao động đã đứng vào vị trí trung tâm, năng động và chủ động tự tạo việc làm cho mình và cho người khác, không thụ động, trông chờ Nhà nước; người sử dụng lao động được khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tạo việc làm; Nhà nước tập trung ban hành luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo môi trường và cơ hội thuận lợi để mọi người tự tạo việc làm cho mình va cho xã hội; trách nhiêm của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong tổ chức thực hiện, các chỉ tiêu tạo việc làm mới đều được cụ thể hóa trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Sự phục hồi của nền kinh tế sau khủng hoảng, tốc độ tăng GDP lại tăng lên, năm 2005 đạt trên 8%.
- Xuất khẩu hàng hóa tăng mạnh, đặc biệt là ngành dệt may, nông sản và thủy sản, tạo thêm nhiều việc làm trong các ngành này.
- Nhà nước chú ý đến khuyến khích giữ gìn, phát triển các làng nghề truyền thống, các ngành tiểu thủ công nghiệp để tạo nhiều công ăn việc làm.
2.4 Thị trường lao động năm 2006 – 2010
2.4.1 Thuận lợi thị trường lao động trong giai đoạn này
Quy mô dân số lớn:
Hơn 86 triệu người (2009), đứng thứ 13 thế giới và thứ 2 khu vực ĐNÁ. Trẻ em 1-16 tuổi chiếm 40% tổng số dân. Mức tăng trưởng dân số cao (xấp xỉ 2%/năm).
Dân số trong độ tuổi lao động có xu hướng tăng:
Năm 2004, Việt Nam có hơn 43,255 triệu lao động (52,7% tổng dân số).Năm 2006 có trên 45,277 triệu lao động (tăng 2% so với 2005). Năm 2008 đạt xấp xỉ 48 triệu người.Lực lượng lao động dồi dào, lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao (số lao động từ 15-34 tuổi chiếm hơn 50% trong tổng số)
Trình độ học vấn, dân trí và chuyên môn kỹ thuật ngày càng nâng cao:
Nhờ những cải cách và đổi mới về giáo dục, đầu tư nâng cao dân trí, nước ta không những đã xóa mù chữ mà trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực ở nước ta tăng dần theo các năm. Theo thống kê từ năm 1996-2004 số người lao động có chuyên môn kỹ thuật đã tăn từ lên 12,31% năm 96 lên 15,51% năm 2000 và 22,52 % năm 2004. Trong đó công nhân kỹ thuật tăng từ 4,38% năm 96 lên 6,78% năm 2000 và 12,34% năm 2004, trình độ cao đẳng đại học năm 96 là 2,3% tăng lên 4,81% vào năm 2004.
Cầu về lao động tăng mạnh:
Nhu cầu lao động trong nước có xu hướng tăng cả về cả số lượng và chất lượng. Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có xu hướng tăng. Sự gia tăng của các làng nghề, trang trại hộ kinh doanh cá thể.
Công tác xuất khẩu lao động phát triển mạnh mẽ. Mục tiêu phấn đấu trong giai đoạn 2006-2010 là xuất khẩu 80.000 - 100.000 lao động/năm. Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động (15 quốc gia năm 1995, hiện nay gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ).
Hệ thống giao dịch thị trường lao động đa dạng về hình thức, phong phú về hoạt động
Giao dịch trực tiếp: giao dịch trên thị trường lao động chủ yếu vẫn là hình thức trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động (chiếm trên 80% số người tìm được việc làm).
Giao dịch gián tiếp:Giao dịch gián tiếp chính thức (các tổ chức giới thiệu việc làm, hội chợ việc làm và sàn giao dịch việc làm).Giao dịch phi chính thức thông qua các doanh nghiệp, báo chí, đoàn thể.
2.4.2 Hạn chế của thị trường lao động giai đoạn này
Sự mất cân đối lớn giữa cung và cầu lao động
Cung lao động:
Về số lượng: Quy mô và tốc độ cung lao động khá lớn (2,6%) gây khó khăn cho việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động so với dân số trên 15 tuổi còn hạn chế dưới 80%.
Về chất lượng: Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật còn chưa cao, xảy ra tình trạng "thừa thầy thiếu thợ". Theo 1 khảo sát, có 72,4% sinh viên ra trường thiếu kinh nghiệm thực tiễn, 46,3% thiếu kiến thức chuyên ngành, 42,3% có trình độ ngoại ngữ kém. Thể lực hạn chế. Ý thức kỷ luật, tác phong lao động còn thấp.
Cầu lao động:
Về số lượng: Việc tính toán cầu lao động còn thiếu chính xác và thường xuyên. Cơ cấu việc làm trong các ngành nông – công - dịch vụ đã dịch chuyển phù hợp với nền kinh tế nhung tốc độ vẫn còn chậm. Phần đông lực lượng lao động vẫn làm việc trong nông - lâm ngư nghiệp.
Về chất lượng: Cầu về lao động có trình độ, chuyên môn ngày càng cao. Xảy ra tình trạng cung không đáp ứng nổi cầu có trình độ, chuyên môn tốt.
Giá cả sức lao động chưa phản ánh đúng giá trị, chưa tác động đến cung cầu thị trường:
Tiền lương cho một lao động ở các khu vực kinh tế vẫn còn thấp so với mức sống tối thiểu và nhu cầu cuộc sống của 1 người lao động (mức tiền lương tối thiểu năm 2004 là 542 nghìn đồng, năm 2005 là 572 nghìn nhưng lương bình quân giảm từ 1,79 triệu xuống 1,75 triệu). Tiền lương chưa phải yếu tố điều tiết thị trường.
Di chuyển lao động:
Dịch chuyển lao động đang tăng, nhưng tự do hóa lao động còn hạn chế khiến tính linh hoạt của thị trường lao động chưa cao, đặc biệt là sự chuyển dịch lao động trong nước và nước ngoài, giữa các khu vực, các ngành còn bị hạn chế, còn nhiều rào cản do cung lớn hơn cầu, chất lượng, cơ cấu ngành nghề và tổ chức, cung cấp thông tin, cung ứng lao động... chưa phù hợp với cơ chế thị trường.
Top of Form
Bottom of Form
Dedicated to
Về các hình thức giao dịch:
Hình thức giao dịch còn chưa đa dạng và hoạt động hiệu quả. Hoạt động của trung tâm giới thiệu việc làm còn hạn chế về khả năng tư vấn, giới thiệu việc làm và thu thập thông tin về cung - cầu trên thị trường, còn nặng về dạy nghề và dịch vụ thu phí.Các hội chợ mới tập trung ở đô thị lại chưa thường xuyên nên chưa sát với nơi có nhiều lao động Tồn tại những hoạt động dưới dạng môi giới tìm việc làm thu tiền trái phép, kể cả lừa đảo gây hậu quả, tác động xấu đến thị trường, tổn hại đến người lao động.
Về hệ thống thông tin thị trường lao động:
Hệ thống thông tin thị trường lao động chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, thiếu tin cậy.Chưa có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các cơ quan chức năng, giữa trung ương và địa phương. Các cuộc điều tra, khảo sát vẫn còn hạn chế.
Về tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm: vẫn còn phổ biến.
Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động năm 2004 là 5.4%, năm 2005 còn 5.1% (giảm 0.3%). Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm 2004 là 5.6%, năm 2005 là 5.3% (giảm 0.3%). Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trẻ từ 15-24 tuổi là 13.9% năm 2004, năm 2005 là 13.4% (giảm 0.5%).
Bảng 2.13: Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị từ 2006 - 2010 (%)
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
Tỷ lệ thất nghiệp
4,84
4.64
5,1
4,66
4,43
Biểu 2.4: Tỷ lệ thất nghiệp tại thành thị từ 2006 – 2010
Giải quyết việc làm trong thời gian gần đây: năm 2007, khi tăng trưởng kinh tế ở mức 8,48% chỉ tạo đc 1,68 triệu việc làm. Theo báo cáo thống kê của ngành lao động - thương binh và xã hội thì năm 2008 chỉ có 1,535 triệu người đươc giải quyết việc làm. Năm 2008, cho vay giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động chỉ tạo khoảng 450 ngàn chỗ làm việc mới cho người lao động, còn khoảng ¾ tổng dân số lao động tự tìm việc làm thông qua vốn đầu tư phát triển và tốc độ tăng trưởng kinh tế.
CHƯƠNG III:
MÔ HÌNH PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA
CÁC YẾU TỐ KINH TẾ ĐẾN CẦU LAO ĐỘNG
3.1 Tổng quan một số mô hình phân tích và đánh giá
Dự báo được hiểu là những tiên đoán dựa trên phân tích các mối liên hệ qua lại giữa các đối tượng nghiên cứu và phương pháp xử lý thông tin khoa học để phát hiện ra những quy luật của đối tượng, mang tính xác suất và tính phương án trong khoảng thời gian hữu hạn trong tương lai.
Hiện có nhiều phương pháp dự báo các vấn đề kinh tế xã hội nhưng phần lớn vẫn dựa vào phương pháp phân tích định tính, mô hình nhân quả và mô hình chuỗi thời gian.
3.1.1 Phương pháp chuyên gia
Nội dung:
Phương pháp dự đoán khách quan về xu hướng vận động, phát triển của vấn đề nghiên cứu dựa trên việc xử lý có hệ thống các đánh giá của chuyên gia trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
Các bước thực hiện:
Xác định nhóm chuyên gia
Các chuyên gia dự báo yêu cầu có trình độ hiểu biết, kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực dự báo, có lập trường khoa học và định hướng suy nghĩ về tương lai của lĩnh vực mình quan tâm.
Lấy ý kiến của các chuyên gia
Có thể chọn các phương pháp cơ bản như: trưng cầu ý kiến theo nhóm và cá nhân; trưng cầu vắng mặt và có mặt, trưng cầu trực tiếp hay gián tiếp về đầu tư, tăng trưởng kinh tế và việc làm của người lao động.
Xử lý kiến chuyên gia
Sau khi thu thập ý kiến của các chuyên gia, cần phải tiến hành một loạt các biện pháp xử lý các ý kiến này. Đây là bước quan trọng để đưa ra kết quả dự báo.
Một cải tiến của phương pháp này là phương pháp Delphi.
Ưu nhược điểm của phương pháp
+ Ưu điểm: Phương pháp chuyên gia đặc biệt thích hợp trong việc dự báo những vấn đề mang tính định tính và số liệu chưa được đầy đủ, đặc biệt, khi kinh tế xã hội có nhiều biến động, không tuân theo các quy luật trong quá khứ.
+ Hạn chế: Phương pháp chuyên gia dự báo có một số hạn chế như: khả năng tìm kiếm, lựa chọn được nhiều chuyên gia giỏi trong lĩnh vực dự báo; khó khăn thu thập và xử lý ý kiến của chuyên gia đặc biệt khi các ý kiến tản mạn trái ngược nhau hay chưa lượng hóa được mức tác động tới các chỉ tiêu cần quan sát.
3.1.2 Phương pháp thống kê và kinh tế lượng
a. Dự báo dựa trên mô hình hồi quy đa biến
Dự báo kinh tế lượng dựa trên mô hình hồi quy đa biến để thể hiện mối liên hệ của một hoặc vài biến phụ thuộc với một số biến độc lập.
Nội dung
Phân tích tương quan và phân tích thành phần chính trong thống kê giữa các yếu tố đầu tư, tăng trưởng với việc làm, năng suất lao động và thu nhập nhằm tìm kiếm mối liên hệ thực sự có ý nghĩa giữa các yếu tố, từ đó xác định được các yếu tố cần thiết đưa vào mô hình phân tích.
Đánh giá vai trò của các yếu tố đầu tư, tăng trưởng, việc làm, năng suất lao động và thu nhập trong mối quan hệ tương quan tuyến tính của từng cặp biến. Từ đó tìm ra mối quan hệ cùng chiều hay ngược chiều giữa các yếu tố.
Số liệu sử dụng:
Sử dụng số liệu dạng mảng và theo thời gian của các biến số như: Giá trị gia tăng (VA) hoặc giá trị sản xuất (GO) theo các ngành và hình thức sở hữu; Số lao động có việc làm (Có thể chia theo cấp trình độ, các nhóm) trong các ngành, các thành phần sở hữu; tổng vốn đầu tư theo ngành; biến số về tiền lương bình quân trong các doanh nghiệp theo ngành.
Dạng hàm thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố trong nền kinh tế
Ưu và nhược điểm của phương pháp
+ Ưu điểm:
Phương pháp này xác định được mối quan hệ định lượng giữa các yếu tố của nền kinh tế như đầu tư, tăng trưởng với các yếu tố như việc làm, năng suất lao động và thu nhập thông qua hệ số co giãn.
Đưa ra được xu thế tác động của đầu tư, tăng trưởng tới việc làm, năng suất lao động và thu nhập của lao động
Đưa ra được các dự báo điểm và dự báo khoảng tin cậy dựa trên các mô hình ước lượng.
+ Nhược điểm:
Kết quả dự báo sẽ thiếu chính xác khi các biến độc lập trong mô hình nhận giá trị xa giá trị trung bình của nó.
Các giả định của OLS về tính đồng nhất phương sai dễ bị vi phạm khi ước lượng trên số liệu chéo vì vậy kết quả ước lượng thiếu chính xác.
Các biến số kinh tế cần dự báo thường là biến chuỗi thời gian nên khi sử dụng phương pháp này thường bỏ qua yếu tố xu thế, yếu tố thời vụ, yếu tố chu kỳ và các dao động ngẫu nhiên của chuỗi số liệu cần dự báo.
b. Sử dụng mô hình chuỗi thời gian
Nội dung:
Các số liệu kinh tế - xã hội thường được thu thập, tính toán theo những khoảng thời gian nhất định. Khi các số liệu kinh tế - xã hội được liên tục thu thập, tính toán trong một khoảng thời gian nào đó, ta sẽ nhận được chuỗi số liệu và được gọi là dữ liệu chuỗi thời gian (timeseries data). Trong trường hợp khoảng thời gian đó đủ dài thì có thể dựa vào các số liệu quá khứ và hiện tại để dự báo tương lai. Cách thức dự báo như vậy được gọi là phương pháp phân tích, dự báo dữ liệu chuỗi thời gian. Có nhiều mô hình dự báo chuỗi thời gian như mô hình làm trơn hàm mũ, mô hình ARIMA, mô hình VAR.
Phân tích chuỗi thời gian có nghĩa là chia nhỏ các dữ liệu đã qua thành các thời kỳ nhỏ hơn để phân tích, bốn thành phần đặc trưng của chuỗi thời gian là: xu hướng, theo mùa, chu kỳ và biến đổi ngẫu nhiên.
Một số mô hình dự báo theo phương pháp này:
Đường xu thế tuyến tính
Y= α0+ α1*T
Trong đó: Y là biến số cần dự báo như Đầu tư (K), tăng trưởng kinh tế (GDP), việc làm (L), năng suất lao động (NSLD) hay thu nhập.
Đường xu thế logarith
Y = α0+ α1Ln(T)
Sử dụng mô hình này nếu chung ta giả đị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112623.doc