Đề tài Thực trạng về công tác kế toán vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty xây dựng số 34 - Thanh xuân Bắc - Hà Nội

Lời nói đầu 1

Chương I: Cơ sở lý luận về công tác kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất. 3

I. Những vấn đề cơ bản về vật liệu- công cụ dụng cụ và sự cần thiết phải tổ chức hạch toán vật liệu- công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp. 3

I.1. Khái niệm vật liệu và công cụ dụng cụ. 3

I.2.Vai trò và đặc điểm của vật liệu, công cụ dụng cụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 3

I.3. Sự cần thiết phải tổ chức hạch toán vật liệu- công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất. 5

I.4. Phân loai và đánh giá nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ. 6

I.4.1. Phân loại vật liệu - công cụ dụng cụ. 6

I.4.2. Đánh giá vật liệu - công cụ dụng cụ. 7

I.5. Tổ chức công tác hạch toán kế toán vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp. 10

II. Tổ chức hạch toán kế toán tổng hợp vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất. 12

II.1.Kế toán tổng hợp vật liệu công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên. 12

II.2. Phương pháp kế toán vật tư. 15

III. Tổ chức hệ thống sổ kế toán để hạch toán tổng hợp vật liệu - công cụ dụng cụ. 22

III.1. Hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ. 23

III.2. Hình thức sổ kế toán nhật ký chung. 23

III.3. Hình thức sổ kế toán nhật ký sổ cái. 23

III.4. Hình thức chứng từ ghi sổ. 24

Chương II: Thực trạng về công tác kế toán vật liệu- công cụ dụng cụ tại Công ty xây dựng số 34 - Tổng công ty xây dựng Hà Nội. 25

I. Khái quát quá trình phát triển và đặc điểm chung của doanh nghiệp. 25

I.1. Lich sử hình thành và quá trình phát triển. 25

I.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. 27

I.3. Tổ chức bộ máy hoạt động của doanh nghiệp. 27

I.4. Tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp. 29

II. Thực trạng công tác kế toán vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty xây dựng số 34. 32

II.1. Đặc điểm, phân loại và đánh giá vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty xây dựng số 34. 32

II.2. Hình thức sổ kế toán sử dụng. 34

II.3. Kế toán tổng hợp vật liệu - công cụ dụng cụ ở Công ty xây dựng số 34. 36

Bảng kê chứng từ chi phí vật liệu 46

Trích sổ Nhật ký chung 47

Sổ cái 49

Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán vật liệu -công cụ dụng cụ tại Công ty xây dựng số 34. 50

I. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán vật liệu - công cụ dụng cụ: 50

II.Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty xây dựng số 34. 51

Kết luận 54

 

doc56 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng về công tác kế toán vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty xây dựng số 34 - Thanh xuân Bắc - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khi hàng về nhập kho hoặc chuyển thẳng cho các bộ phận sản xuất hay chuyển cho khách hàng , kế toán ghi Nợ 157, 152,153, 621,627,641,642,632 Có 151: -Giá trị thực tế của hàng đang đi đường . Các chi phí có liên quan đến mua nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ như :vận chuyển ,bốc rỡ ,kế toán ghi : Nợ 152,153: -Giá trị thực tế . Nợ 133 : - Thúê GTGT đầu vào Có 111,112,331: -Tổng giá trị thanh toán -Trường hợp kiểm kê phát hiện thừa : +Nếu xác định số vật liệu - công cụ dụng cụ thừa là của doanh nghiệp nhưng còn chờ giảI quyết , kế toán ghi : Nợ 152,153 Có 338: -Giá trị tài sản thừa chờ giải quyết Khi có quyết định xử lý phảI tuỳ thuộc vào từng trường hợp kế toán ghi giảm chi phí hay tính vào thu nhập bất thường Nợ 338: -Giá trị tài sản thừa chờ giải quyết Có 621,627,641,721 + Nếu quyết định xử lý ngay thì không cần phải phản ánh qua TK338 mà ghi thẳng như sau : Nợ 152,153 Có 621,627,641: -Giá trị tài sản thừa + Nếu vật liệu – công cụ dụng cụ thừa không phải của doanh ngiệp thì kế toán phản ánh giá trị vật liệu –công cụ dụng cụ thừa vào tài khoản 002 “ Vật tư ,hàng hoá nhận giữ hộ “ - Trường hợp doanh nghiệp được hưởng chiết khấu hàng mua, kế toán ghi: Nợ: 331(111, 112, 138…) Có: 711 - Số chiết khấu được hưởng. - Nhập vật liệu thuê ngoài gia công, tự chế, kế toán ghi: Nợ 152,153: Có 154: - Giá thành thực tế vật tư nhập kho. - Nhập vật tư nhận góp vốn liên doanh, kế toán ghi: Nợ: 152, 153 Có 411 - Giá trị thoả thuận giữa các bên liên doanh - Nhập lại vật tư xuất kho, bán hàng, quản lý doanh nghiệp … không dùng hết, kế toán ghi: Nợ: 153,153 Có:621, 627, 641, 642 - Giá trị thực tế nhập kho. - Trường hợp doanh nghiệp được giảm giá hàng mua, kế toán ghi: Nợ 111, 112,138, 331 - Tổng số thu hồi từ giảm giá hàng Có 152, 153 - Trị giá vật tư giảm giá. Có 133 - Thuế GTGT tương ứng với giá trị giảm giá. - Trường hợp trả lại hàng cho người bán, kế toán ghi: Nợ 111, 112, 138, 311… - Số tiền thu hồi do trả lại hàng mua. Có 152, 153 - Giá trị vật tư trả lại người bán. Có 133 - Thuế GTGT tương ứng với hàng trả lại. * Kế toán giảm nguyên vật liệu: - Xuất nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm, kế toán ghi: Nợ 621 Có 152 - Giá trị thực tế xuất dùng. - Xuất nguyên vật liệu cho quản lý phân xưởng, kế toán ghi: Nợ 627 Có 152 - Giá trị thực tế xuất dùng. - Xuất nguyên vật liệu cho bộ phận bán hàng, quản lý doanh nghiệp, kế toán ghi: Nợ 641, 642 Có 152 -Giá trị thực tế xuất dùng. - Xuất nguyên vật liệu cho xây dựng cơ bản, kế toán ghi: Nợ 241 Có 152 - Giá trị thực tế xuất dùng. - Xuất nguyên vật liệu góp vốn liên doanh căn cứ vào giá trị vật liệu do các bên tham gia liên doanh đánh giá, kế toán ghi: Nợ 128, 222 - Giá trị thoả thuận giữa các bên liên doanh. Nợ( Có ) 412 - Chênh lệch giữa giá trị thực tế xuất kho và giá trị đánh giá. Có 152 - Giá trị thực tế xuất kho. - Xuất nguyên vật liệu thuê ngoài gia công, chế biến, kế toán ghi: Nợ 154 Có 152 - Giá trị thực tế xuất dùng. - Xuất nguyên vật liệu tiêu thụ, phản ánh giá vốn hàng tiêu thụ, kế toán ghi: Nơ 632 Có 152 - Giá trị thực tế xuất dùng. - Xuất nguyên vật liệu gửi bán, kế toán ghi: Nợ 157 Có 152 - Giá trị thực tế xuất kho. - Nguyên vật liệu thiếu hụt chưa rõ nguyên nhân, đánh giá giảm, hao hụt trong định mức, kế toán ghi: Nợ 138, 412, 642 Có 152 - Giá trị thực tế giảm, chênh lệch đánh giá giảm. - Nguyên vật liệu thiếu hụt trong định mức đã rõ nguyên nhân thì tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ 642: Có 152: -Giá trị thực tế giảm - Nguyên vật liệu thiếu hụt ngoài định mức đã rõ nguyên nhân, do người chịu trách nhiệm gây lên: Nợ 111,138,334,642 Có 152: -Giá trị thực tế giảm * Sơ đồ kế toán nguyên vật liệu TK: 152 TK:111, 112, 141, 331 TK: 621 NVL tăng do mua ngoài Xuất chế tạo sản phẩm VAT đầu vào P2 trực tiếp TK:133 TK:627, 641, 642 P2 khấu trừ Xuất cho QLPX, BPBH, BPQL TK:154 TK:222 NVL nhập từ GC, tự chế… Xuất góp vốn LD TK:241 TK:411 Xuất cho XDCB Nhận cấp phát, tặng thưởng Nhận góp vốn liên doanh TK: 632, 157 Xuất bán, xuất gửi bán * Kế toán xuất dùng công cụ, dụng cụ: - Đối với công cụ dụng cụ phân bổ 1 lần khi xuất hàng tính toàn bộ giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí, kế toán ghi: + Nếu xuất cho phân xưởng sản xuất: Nợ 627 Có 153 - Giá trị thực tế xuất dùng + Nếu xuất cho bộ phân bán hàng, quản lý doanh nghiệp: Nợ 641, 642 Có 153 - Giá trị thực tế xuất dùng. - Đối với công cụ dụng cụ phân bổ nhiền lần: Khi đưa vào sử dụng phải tình giá trị phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của các kỳ, khi báo hỏng công cụ dụng cụ thì phân bổ hết số còn lại vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ báo hỏng. Công thức: Trị giá một lần phân Giá trị thực tế công cụ dụng cụ xuất dùng bổ lần đầu vào chi phí Số lần phân bổ + Khi xuất dùng công cụ dụng cụ cho phân xưởng sản xuất, bộ phận bán hàng, quản lý doanh nghiệp, kế toán phản ánh giá trị phân bổ lần đầu vào chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ 627, 641, 642 Có 153 - Giá trị phân bổ 1 lần. Đồng thời phản ánh giá trị chưa phân bổ của công cụ dụng cụ vào chi phí chờ kết chuyển để phân bổ vào chi phí các kỳ sau, kế toán ghi: Nợ 142 Có 153 - Giá trị chưa phân bổ. + Khi phân bổ vào chi phí các kỳ tiếp theo, kế toán ghi: Nợ 627, 641, 642 Có 142 - Giá trị phân bổ 1 lần. * Sơ đồ kế toán công cụ dụng cụ: TK: 153 TK: 111, 112, 331 TK: 627, 641, 642 Mua công cụ dụng cụ Xuất kho SX, BH, QLDN CCDC dùng 1 lần Thuế GTGT đầu vào Xuất dùng phân bổ lần đầu P2 trực tiếp ( PB nhiều lần) TK:142 TK:133 Chưa phân bổ PB dần P2khấu trừ vào CP III. Tổ chức hệ thống sổ kế toán để hạch toán tổng hợp vật liệu - công cụ dụng cụ. Quá trình hạch toán nghiệp vụ bao giờ cũng xuất phát từ chứng từ gốc và kết thúc bằng báo cáo kế toán thông qua việc ghi chép, theo dõi , định khoản, tính toán và sử lý số liệu trên các sổ sách kế toán từ các bảng kê, các báo biểu liên quan người ta lập trên các sổ kế toán tổng hợp vật liệu - công cụ dụng cụ tuỳ thuộc vào hình thức kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng. Hiện nay có 4 hình thức sổ kế toán tổng hợp mà các doanh nghiệp có thể lưa chọn. - Hình thức nhật ký sổ cái. - Hình thức chứng từ ghi sổ. - Hình thức nhật ký chứng từ . - Hình thức nhật ký chung. III.1. Hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ. - Kế toán tổng hợp nhập , xuất vật liệu được thực hiện trên nhiều sổ sách kế toán gồm: Nhật ký chứng từ , Bảng kê, Sổ cái, Sổ kế toán chi tiết. - Nhật ký chứng từ số 6 phản ánh hàng mua đang đi đường đầu tháng đã về nhập kho của doanh nghiệp trong tháng, những nghiệp vụ kiểm kê phát sinh liên quan đến bên có tài khoản 151 được phản ánh trên Nhật ký chứng từ số 6. Cuối tháng cộng sổ ghi vào bảng kê số 3: ” Bảng tính giá trị thực tế nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ”. Những nghiệp vụ kiểm kê phát sinh liên quan đến bên tài khoản 331 và bên nợ tài khoản 331 được phản ánh vào sổ chi tiết tài khoản 331 “ sổ chi tiết thanh toán với người bán”. Cuối tháng ghi chuyển số liệu từ tài khoản 331 vào Nhật ký chứng từ số 5. Khi xuất dùng vật liệu thì giá trị của vật liệu được phản ánh vào bảng phân bổ nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ ( Bảng số 2), giá trị của vật liệu xuất kho được phản ánh theo từng đối tượng sử dụng, số liệu ở Bảng kê số 2 được dùng làm cơ sở để ghi vào Bảng kê số 4: “ Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng ( 154, 631, 621, 622, 627)”, Bảng kê số 5 “ tập hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản( 641, 642, 241)” ngoài ra còn dùng để ghi vào bảng kê số 7 và là cơ sở để ghi vào bảng kê, số chứng từ và nhật ký chứng từ có ghi số phát sinh. III.2. Hình thức sổ kế toán nhật ký chung. Hàng ngày khi có các nghiệp vụ kiểm kê phát sinh ( chứng từ nhập xuất).Kế toán ghi sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian. Bên cạnh đó thực hiện phản ánh theo quan hệ đơn vị tài khoản để phục vụ việc ghi sổ các. III.3. Hình thức sổ kế toán nhật ký sổ cái. Từ chứng từ gốc kế toán lập bảng tổng hợp nhập xuất vật liệu -công cụ dụng cụ căn cứ vào bảng tổng cộng của bảng tổng hợp để ghi vào Nhật ký sổ cái 1 dòng. Chứng từ gốc và bảng tổng hợp sau khi ghi Nhật ký sổ cái được ghi sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết liên quan hàng ngày và căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi vào các sổ hoặc thẻ chi tiết. Cuối tháng hoặc cuối quý phải tổng hợp số liệu và khoá các sổ, thẻ kế toán chi tiết, lập các bảng tổng hợp chi tiết. Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để đối chiếu số liệu với sổ Nhật ký sổ cái vào cuối tháng. III.4. Hình thức chứng từ ghi sổ. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc kế toán phân loại và tổng hợp để lập chứng từ ghi sổ, căn cứ vào số liệu chứng từ ghi sổ đã lập kế toán tiến hành ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi Sổ cái các tài khoản liên quan. Cuối tháng căn cứ số liệu ở các sổ kế toán chi tiết lập bảng chi tiết số phát sinh, căn cứ số liệu ở Sổ cái tài khoản lập bảng đối chiếu số phát sinh. Chương II: Thực trạng về công tác kế toán vật liệu- công cụ dụng cụ tại Công ty xây dựng số 34 - Tổng công ty xây dựng Hà Nội. I. Khái quát quá trình phát triển và đặc điểm chung của doanh nghiệp. I.1. Lich sử hình thành và quá trình phát triển. Công ty xây dựng số 34 thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội( Bộ xây dựng ) là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định số 140A/BXD-TC ngày 26/3/1993 với các chức năng: - Thi công xây lắp công trình dân dụng, công nghệ giao thông, thuỷ lợi, bưu điện, đường dây, trạm biến thế và các công trình hạ tầng trong các khu đô thị, khu công nghiệp. - Sản xuất kinh doanh vật tư, thiết bị, cấu kiện vật liệu xây dựng. - Lắp đặt các thiết bị điện,nước, điện lạnh và trang trí nội ngoại thất. Công ty xây dựng số 34 là đơn vị có truyền thống lâu năm, tiền thân của công ty là một đơn vị chuyên xây dựng và sửa chữa các sứ quán , trụ sở các đoàn ngoại giao tại Việt nam. Do vậy đã tuyển chon được một đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật lành nghề giỏi chuyên môn, nhiều kỹ sư, công nhân đã từng được đào tạo, tu nghiệp, làm việc ở nước ngoài. Đặc biệt trong lĩnh vực xây lắp và nội thất. - Trong những năm gần đây, với tiềm năng sẵn có và chiến lược phát triển đúng đắn giá trị sản xuất kinh doanh của công ty hàng năm tăng lên không ngừng. Công ty xây dựng số 34 đã và đang thi công nhiều công trình dân dụng và công nghiệp có quy mô lớn, tốc độ thi công nhanh, kết cấu hiện đại như: Các liên doanh ô tô VMC, TOYOTA,VIDAMCO, FORD, DAEWOO, HANEL…nhà máy gốm Granit Thạch Bàn, liên doanh sản xuất xe máy HonDa, nhà máy xi măng Nghi Sơn và trụ sở nhà làm việc UBND - HDND các tỉnh Thanh Hoá - Vĩnh phúc, trường Công nhân kỹ thuật Việt nam - Hàn quốc các trường học vốn ADB, ODA, bệnh viện đa khoa Bắc Giang, Tuyên Quang… - Ngoài việc phát triển xây dựng dân dụng và công nghiệp, công ty đã mở rộng và đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh tham gia thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật, thi công đường giao thông, xây dựng các kênh mương thuỷ lợi, kè đê biển, kinh doanh vật liệu xây dựng,kinh doanh nhà… - Các công trình đạt huy chương vàng chất lượng như: + Công trình trung tâm kỹ thuật đa ngành. +Trung tâm bảo hành, giới thiệu xe KIA, MAZDA. +Trụ sở nhà làm việc UBND tỉnh Vĩnh Phúc. + Nhà phễu của nhà máy xi măng Nghi Sơn. - Các công trình được cấp bằng chất lượng như : + Nhà máy lắp ráp ti-vi, tủ lạnh DAEWOO- HANEL. +Biệt thự K2 Nghi Tàm. +Trung tâm trưng bày bảo hành xe ô tô BMW. + Sở y tế Tuyên Quang. +Trường Công nhân kỹ thuật Việt Nam - Hàn Quốc. I.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Khâu quan trọng hàng đầu của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là khâu chào hàng, giới thiệu khái quát chung về mẫu mã, chất lượng của sản phẩm, tìm nhà đầu tư để ký hợp đồng. Vì sản phẩm xây lắp là đơn chiếc không sản xuất đại trà mà chỉ làm theo đơn đặt hàng, khi sản phẩm hoàn thành thì cũng không có sự giảm giá nên đòi hỏi khâu ký hợp đồng phải chính xác phải có sự thoả thuận giữa hai bên thì mới đi vào sản xuất sản phẩm . Việc lập dự toán chi phí và giá thành sản phẩm theo từng hạng mục công trình hay giai đoạn của hạng mục công trình là rât khó đòi hỏi phải có sự tính toán chính xác từng chi tiết nhỏ để tập hợp toàn bộ chi phí cho từng công tình cụ thể. Việc tính chi phí sai sẽ làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp vì chi phí ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm dẫn đến ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp dẫn đến ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp . Công thức: Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí Vậy giá cả của công trình được xác định trước khi sản phẩm ra đời ngay khi tiến hành đấu thầu xây dựng , sản phẩm sản xuất ra phải theo đúng đơn đặt hàng giá cuối cùng của công trình sẽ là giá thoả thuận giữa các bên khi ký hợp đồng. I.3. Tổ chức bộ máy hoạt động của doanh nghiệp. - Bộ máy quản lý: Bộ máy quản lý của Công ty xây dựng số 34 gồm: Một giám đốc điều hành, 3 phó giám đốc giúp việc: một phó giám đốc kỹ thuật, một phó giám đốc kinh tế và một phó giám đốc kiêm chủ tịch công đoàn; một kế toán trưởng, 4 phòng ban: Phòng hành chính quản trị, phòng kỹ thuật, phòng kinh tế kế hoạch và phòng kế toán. Đứng đầu công ty là giám đốc, người chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là người điều hành quản lý vĩ mô toàn công ty, trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế giao nhận thầu và thanh lý bàn giao các công trình hoàn thành cho bên A, giám đốc công ty còn là người chủ tài khoản của doanh nghiệp. - Phó giám đốc công ty là người giúp việc cho giám đốc và được giám đốc phân công một số việc của giám đốc. Phó giám đốc là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về những công việc đã được phân công và đồng thời còn có nhiệm vụ thay mặt giám đốc giải quyết việc phân công. - Phòng kinh tế kế hoạch và phòng kỹ thuật có trách nhiệm tham gia làm hồ sơ dự thầu và lập kế hoạch tiến độ thi công trêc cơ sở các hợp đồng đã được ký trước khi thi công. - Phòng hành chính quản trị có chức năng và nhiệm vụ giúp phó giám đốc kiêm chủ tịch công đoàn tổ chức bộ máy điều hành và quản lý của công ty cũng như các đơn vị trực thuộc, đáp ứng yêu cầu sản xuất về công tác tổ chức cán bộ lao động, đồng thời giúp phó giám đốc nắm được khả năng trình độ kỹ thuật của cán bộ công nhân viên, đề ra chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên lành nghề phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh. - Phòng tài chính kế toán chịu trách nhiệm huy động các nguồn vốn và điều hoà phân phối cho các đội dựa trên cơ sở tiến độ thi công, thường xuyên kiểm tra giám sát về mặt tài chính đối với các xí nghiệp, các đội xây dựng trực thuộc công ty, đảm bảo chi lương cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty và kiểm tra chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ. Vì đây là công ty xây dựng nên trong công ty còn phân thành các xí nghiệp và đội xây dựng. Cụ thể Công ty xây dựng số 34 gồm 4 xí nghiệp: Xí nghiệp 1, Xí nghiệp 2, Xí nghiệp 3, Xí nghiệp 4 và 5 đội xây dựng là: đội 1, đội 2, đội 5, đội 8, đội 9. Các xí nghiệp và các đội trong công ty có chức năng và quyền hạn tương đương nhau. Xuất phát tư đặc điển sản xuất kinh doanh xây lắp như tính cá biệt cao, chu kỳ dài, địa bàn phân tán rộng nên cơ chế của công ty hiện nay là thực hiện cơ chế khoán. Sau khi trúng thầu, nhận được công trình các đội, các xí nghiệp. Xí nghiệp đồng thời nhận khoán nội bộ với công ty, chủ động mua vật tư, thuê nhân công, máy móc thiết bị để sản xuất, chủ động quan hệ với bên A, chủ đầu tư nghiệm thu, thanh toán. * Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty xây dựng số 34. Giám đốc Phó GĐ kiêm CT công đoàn Phó GĐ kỹ thuật Phó GĐ kinh tế Kế toán trưởng Phòng hành chính quản trị Phòng kỹ thuật Phòng kinh tế kế hoạch Phòng kế toán XN XD số1 XN XD số2 XN XD số3 XN XD số4 Đội XD số1 Đội XD số2 Đội XD số5 Đội XD số8 Đội XD số9 I.4. Tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp. - Tổ chức bộ máy kế toán là một nội dung rất quan trọng của tổ chức công tác kế toán. Bộ máy kế toán được hiểu như một tập hợp cán bộ, nhân viên kế toán cùng các phương tiện kỹ thuật ghi chép, tính toán, thông tin để thu nhận, kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin và các hoạt động của dây chuyền sản xuất thông tin kế toán để thoả man nhu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng thông tin. - Sản xuất thông tin kế toán cũng bao gồm các khâu công việc khác nhau. ở mỗi khâu công việc được bố trí những cán bộ nhân viên kế toán cùng các phương tiện phù hợp đảm bảo cho hoạt động sản xuất thông tin có hiệu quả tạo ra sản phẩm hữu ích. - Bộ máy kế toán của công ty gồm: Một phòng kế toán chung của công ty, các nhân viên kế toán phụ trách các phần hành kế toán như: kế toán tiền lương, kế toán nguyên vật liệu , kế toán công nợ và kế toán công quỹ. Bộ phận kế toán tổng hợp,… ở các xí nghiệp, đội sản xuất có các nhân viên kinh tế: Nhiệm vụ là hướng dẫn hạch toán ban đầu, kiểm tra các chứng từ kế toán phản ánh các hoạt động kinh tế tài chính của xí nghiệp, đội. Định kỳ, hàng tuần, tháng gửi kịp thời các chứng từ đã thu nhận và kiểm tra. Căn cứ vào các chứng từ này phòng kế toán công ty hạch toán kế toán. Phần việc của từng nhân viên trong phòng kế toán như sau: - Kế toán trưởng: + Giúp giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, tài chính thông tin kế toán trong toàn đơn vị theo cơ chế quản lý mới và theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê, điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước và điều lệ kế toán trưởng hiện hành. + Tổ chức bộ máy kế toán đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ và đội ngũ cán bộ tài chính kế toán trong công ty. Phổ biến hướng dẫn thực hiện và cụ thể hoá kịp thời các chính sách, chế độ, thể lệ tài chính kế toán Nhà nước, của Bộ xây dựng và của Tổng công ty. + Tổ chức việc tạo nguồn vốn và sử dụng các nguồn vốn. + Hướng dẫn công tác hạch toán kế toán, ghi chép sổ sách, chứng từ kế toán. + Tổ chức kiểm tra kế toán, + Tổ chức phân tích các hoạt động kinh tế. + Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về toàn bộ công tác tài chính kế toán. - Kế toán tổng hợp: + Theo dõi công tác thu vốn các công trình do công ty thi công. + Lập báo cáo định kỳ về vốn chủ sở hữu của công ty và tổng hợp toàn công ty. - Kế toán công nợ: + Theo dõi thanh toán với ngân sách, thanh toán nội bộ, thanh toán với cung cấp và các khoản phải thu của khách hàng. + Theo dõi công tác thu vốn các công trình, quyết toán chi phí với các xí nghiệp, các đội xây dựng trực thuộc công ty. + Tính toán các khoản phải thu của các đội xây dựng và xí nghiệp xây dựng trực thuộc. + Tham gia báo cáo kế toán và quyết toán tài chính. + Lập phiếu thu chi. - Kế toán vật tư và kế toán tiền lương: + Có nhiệm vụ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng tháng. * Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty xây dựng số 34 Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán tiền lương Kế toán NVL Kế toán công nợ Kế toán quỹ II. Thực trạng công tác kế toán vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty xây dựng số 34. II.1. Đặc điểm, phân loại và đánh giá vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty xây dựng số 34. Để tiến hành thi công xây dựng nhiều công trình khác nhau đáp ứng nhu cầu thị trường công ty phải sử dụng một khối lượng nguyên vật liệu rất lớn bao gồm nhiều thứ nhiều loại khác nhau, mỗi loại vật liệu - công cụ dụng cụ có vai trò tính năng lý hoá riêng. Muốn tổ chức quản lý tốt và hạch toán chính xác vật liệu - công cụ dụng cụ thì kế toán phải tiến hành phân loại vật liệu - công cụ dụng cụ một cách khoa học hợp lý. Tại Công ty xây dựng số 34 cũng tiến hành phân loại vật liệu - công cụ dụng cụ song việc phân loại vật liệu chỉ để thuận tiện và đơn giản cho việc theo dõi, bảo quản nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ. Nhưng trong công tác hạch toán do sử dụng mã vật tư nên công ty không sử dụng tài khoản cấp 2 để phản ánh từng loại vật liệu - công cụ dụng cụ mà công ty đã xây dựng mỗi thứ một mã số riêng, như quy định một lần trên bảng mã vật tư ở máy vi tính bởi các chữ cái đầu của vật liệu - công cụ dụng cụ. Vì vậy tất cả các lai vật liệu sử dụng đều hạch toán vào tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Trong Công ty xây dựng số 34 kế toán chia nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ thành: - Nguyên vật liệu không phân loại thành nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ mà được coi là chung là nguyên vật liệu chính: “là đối tượng lao động chủ yếu của công ty, là cơ sở vật chất hình thành nên sản phẩm xây dựng cơ bản”. Nó bao gồm hầu hết các vật liệu mà công ty sử dụng như: Xi măng, sắt thép, gạch ngói, vôi ve, đá, gỗ…Trong mỗi loại lại được chia thành nhiều nhóm khác nhau ví dụ: Xi măng trắng, xi măng P400, xi măng 500, thép f 6A1, thép f 10A1, thép f 20A2. - Nhiên liệu: là loại vật liệu khi sử dụng cung cấp nhiệt lượng cho các loại máy móc, xe cộ như : xăng, dầu. - Phụ tùng thay thế: là các chi tiết phụ tùng của các loại máy móc thiết bị mà công ty sử dụng bao gồm phụ tùng thay thế các loaị máy móc: máy cẩu, máy trộn bê tông và phụ tùng thay thế của xe ô tô: Săm lốp ô tô… - Phế liệu thu hồi: gồm các đoạn thừa của thép, tre, gỗ không dùng được nữa và các vỏ bao xi măng. Nhưng hiện nay công ty không thực hiện được việc thu hồi phế liệu nên không có phế liệu thu hồi Công ty bảo quản vật liệu - công cụ dụng cụ trong hai kho theo mỗi công trình là một kho nhằm giữ cho vật liệu không bị hao hụt thuận lợi cho việc tiến hành thi công xây dựng công trình vì vậy các kho bảo quản phải khô ráo, tránh ôxy hoá vật liệu - công cụ dụng cụ các kho có thể chứa các chủng loại vật tư giống hoặc là khác nhau. Riêng các loại cát, sỏi, đá vôi được đưa tới chân công trình. Công ty xác định mức dự chữ cho sản xuất, định mức hao hụt, hợp lý trong quá trình vận chuyển, bảo quản dựa trên kế hoạch sản xuất do phòng kinh tế kế hoạch vật tư đưa ra. Để phục vụ cho yêu cầu của công tác hạch toán và quản lý nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ công ty đã phân loại nguyên vật liệu một cách khoa học. Yêu cầu đối với thủ kho ngoài những kiến thức ghi chép ban đầu, còn phải có những hiểu biết nhất định về các loại nguyên vật liệu của ngành xây dựng cơ bản để kết hợp với kế toán vật liệu ghi chép chính xác việc nhập xuất bảo quản nguyên vật liệu trong kho. Đối với công cụ dụng cụ cũng được chia thành: - Công cụ dụng cụ: Dàn giáo, cuốc xẻng, xô… - Bao bì luân chuyển: Vỏ bao xi măng - Đồ dùng cho thuê: Các loại máy mọc phục vụ thi công… Đánh giá vật liệu - công cụ dụng cụ là xác định giá trị của chúng theo những nguyên tắc nhất định, về nguyên tắc kế toán nhập xuất tổng hợp, nhập xuất tồn kho vật liệu - công cụ dụng cụ công ty phản ánh trên giá thực tế. Nguồn vật liệu của ngành xây dựng cơ bản nói chung và của Công ty xây dựng số 34 nói riêng là rất lớn, công ty chưa đảm nhiệm được việc chế biến và sản xuất ra vật liệu - công cụ dụng cụ mà nguồn vật liệu chủ yếu do mua ngoài, một số vật liệu - công cụ dụng cụ được các xí nghiệp trực thuộc công ty sản xuất như: Bê tông, cửa sổ và các loại cấu kiện vật liệu nhằm hoàn thiện việc thi công xây dựng. Giá thực tế vật liệu nhập do mua ngoài được đánh giá như sau: - Trường hợp bên bán vận chuyển vật tư cho công ty thì giá thực tế nhập kho chính là giá mua ghi trên hoá đơn. - Trường hợp vật tư do đội xe vận chuyển của công ty thực hiện thì giá thực tế nhập kho chính là giá mua ghi trên hoá đơn cộng chi phí vận chuyển. - Giá thực tế vật liệu xuất dùng cho thi công được tính theo phương pháp nhập trước xuất trước. - Đối với việc nhập xuất vật liệu - công cụ dụng cụ ở các đơn vị trực thuộc thì giá thực tế của vật liệu nhập, xuất kho được tính theo giá thực tế. Đó là cách đánh giá đối với nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ nhập kho còn đối với nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ mua về và xuất thẳng cho sản xuất thì gía thực tế vật liệu được tính theo phương pháp đích danh. II.2. Hình thức sổ kế toán sử dụng. Để phù hợp với hệ thống kế toán của các nước đang phát triển, thuận lợi cho việc sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán công ty đã áp dụng hệ thống tài khoản kế toán mới ra ngày 01/10/1994 trên máy vi tính theo hình thức kế toán Nhật ký chung và sử dụng gần hết Hệ thống tài khoản kế toán do Bộ tài chính ban hành. Niên độ kế toán được công ty áp dụng từ 31/12 năm nay đến 01/01 năm sau và kỳ kế toán của Công ty xây dựng số 34 làm theo một năm 4 quý. * Sơ đồ ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung: Chứng từ gốc Sổ Nhật ký chung Sổ nhật ký đặc biệt Sổ, thẻ KT chi tiết Báo cáo kế toán Bảng cân đối phát sinh Bảng tổng hợp số chi tiết Sổ cái tài khoản (2) (1) (3) (1) (4) (6) (5) (7) Trình tự ghi sổ: Hàng tháng căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ lập điều khoản kế toán rồi ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian rồi từ sổ Nhật ký chung ghi vào sổ cái tài khoản liên quan. (2) Tổng hợp cần mở thêm các sổ nhật ký đặc biệt thì cũng căn cứ vào chứng từ gốc để ghi vào sổ nhật ký đặc biệt rồi cuối tháng từ sổ nhật ký đặc biệt ghi vào sổ cái (3) Các chứng từ cần hạch toán chi tiết đồng thời được ghi vào sổ kế toán chi tiết. (4) Lập bảng tổng hợp số liệu chi tiết từ các sổ kế toán chi tiết. (5) Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối phát

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0259.doc
Tài liệu liên quan