Đề tài Thực trạng về đầu tư cho ngành y tế Việt Nam thời kỳ 1991- 2000

Lời mở đầu 1

Phần thứ nhất 3

Tổng quan về đầu tư trong ngành y tế 3

I. Đầu tư và vai trò của đầu tư đối với ngành y tế 3

1. Đầu tư - khái niệm và đặc điểm 3

2. Vai trò của đầu tư phát triển 9

II. Y tế - đặc điểm, vai trò và quan điểm phát triển của Đảng và Nhà nước 14

1. Đặc điểm 14

2. Quan điểm phát triển sự nghiệp y tế của Đảng và Nhà nước 15

3. Vai trò và nhiệm vụ của ngành y tế 16

III. Sự cần thiết phải đầu tư cho ngành y tế 22

Phần thứ hai 24

Thực trạng về đầu tư cho ngành Y tế thời kỳ 1991-2000 24

I. Tình hình huy động vốn đầu tư cho ngành Y tế 24

1.Ngân sách Nhà nước đầu tư cho y tế 26

2. Nguồn viện trợ quốc tế 33

3. Viện phí 37

4.Bảo hiểm y tế 39

II. thực trạng sử dụng vốn đầu tư cho y tế 43

1. Tình hình cung cấp các dịch vụ y tế công cộng 44

1.1- Hệ thống bệnh viện 46

1.2 - Hệ thống trạm y tế xã 51

1.3 - Các chương trình y tế quốc gia 54

2. Cung cấp các dịch vụ y tế của khu vực tư nhân 58

3. Đầu tư cho nguồn nhân lực ngành y 61

4. Đầu tư cho trang thiết bị y tế 65

Phần thứ ba 67

 

doc85 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng về đầu tư cho ngành y tế Việt Nam thời kỳ 1991- 2000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm một số vấn đề sức khoẻ bức bách hoặc những bệnh có ảnh hưởng trên diện rộng. -Chưa cân đối và phối hợp tốt nguồn trong nước với nguồn bên ngòai để đảm bảo các mục tiêu ưu tiên trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. -Vẫn còn tình trạng chồng chéo, trùng lắp trong sử dụng viện trợ: Có những hiện tượng thừa nhiều loại trang thiết bị y tế ở đơn vị này không được sử dụng trong khi có nhiều cơ sở khác khó khăn, thiếu thốn về trang thiết bị y tế và cơ sở vật chất; có lĩnh vực được nhiều nhà tài trợ quan tâm và cùng tài trợ, ví dụ lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ ban đầu có 5 nhà tài trợ; có chương trình phòng chống bệnh tật đã được nhà nước đầu tư từ ngân sánh lại nhận được nhiều viện trợ, trong khi đó có chương trình ưu tiên thì lại nhận được rất ít (kể cả từ ngân sách và nguồn viện trợ). -Thiếu chương trình thống nhất từ Trung ương đến địa phương đối với công tác vận động và tranh trủ viện trợ. -Thiếu một đầu mối điều phối và quản lý viện trợ trong ngành y tế nên việc theo dõi, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. -Công tác xây dựng dự án để vận động viện trợ còn yếu do thiếu số liệu điều tra cơ bản, đặc biệt không có hệ thống chỉ tiêu để đánh giá, kiểm tra dự án, thiếu thông tin từ dưới lên. -Khâu quản lý sau dự án còn buông lỏng. -Bộ máy quản lý và điều hành thực hiện các chương trình và dự án viện trợ trong lĩnh vực này còn cồng kềnh, làm giảm hiệu quả sử dụng. -Năng lực cán bộ làm công tác quản lý viện trợ của ngành còn bị hạn chế cả về số lượng và chất lượng. -Sự phối hợp giữa Bộ y tế và các sơ quan điều phối của Chính phủ chưa thật chặt chẽ. Điều phối viện trợ ODA Tất cả các nước đang phát triển mà đang nhận một khối lượng lớn viện trợ ODA từ các nhà viện trợ và một số tổ chức khác nhau đều có một vấn đề cần quan tâm là việc điều phối hoạt động của các nhà tài trợ. Vấn đề này đặc biệt quan trọng ở Việt Nam vì cho đến tận những năm đầu của thập kỷ 90, Chính phủ không có nhiều kinh nghiệm đối với viện trợ bên ngoài cho ngành y tế. Năng lực quản lý và giám sát của Bộ Y tế còn hạn chế. Việc theo dõi và điều phối hoạt động của hơn 99 dự án ODA trong ngành y tế với tổng cam kết là 470 triệu USD đã là một nhiệm vụ nặng nề cho Bộ Y tế. Kết quả là đôi khi Bộ Y tế ít có sự tham gia trong việc xác định và xây dựng các dự án ODA. Điều này dẫn đến 4 hậu quả xấu: Thứ nhất, một số dự án y tế được viện trợ không tập trung vào các ưu tiên của Chính phủ trong lĩnh vực y tế. Thứ hai, thiếu sự điều phối giữa các nhà tài trợ và Chính phủ cũng như là giữa các nhà tài trợ với nhau dẫn đến hậu quả là có sự chồng chéo, trùng lặp, không nhất quán trong các chương trình của Nhà nước và của các nhà tài trợ. Điều này làm giảm hiệu quả chung của viện trợ cho ngành y tế. Thứ ba, thiếu sự tham gia của Bộ Y tế trong việc xác định và thiết kế dự án, có nghĩa là các cán bộ của Bộ đã để lỡ mất những cơ hội quý giá để phát triển năng lực trong lĩnh vực này. Thứ tư là việc thực hiện các dự án đầu tư cũng gặp khó khăn vì các đối tác địa phương không cảm thấy họ là chủ dự án. Tình trạng tương tự như vậy cũng thấy trong việc theo dõi và đánh giá các dự án viện trợ. Việc này thường được để lại cho các nhà tài trợ, một phần vì nhu cầu và kế hoạch đánh giá là việc các nhà tài trợ quan tâm nhất, phần nữa là vì đã vượt quá khả năng về nhân lực của Bộ Y tế. Từ đó dẫn đến một kết quả là biết rất ít về hiệu quả của viện trợ ODA đối với ngành. Tuy nhiên Bộ Y tế đã ngày càng quan tâm hơn trong việc điều phối các hoạt động viện trợ để thúc đẩy các dự án xung quanh các mục tiêu và các ưu tiên chung. 3. Viện phí Trước kia, tất cả mọi người đều được chăm sóc sức khoẻ cơ bản miễn phí, bất kể bệnh nhân có khả năng chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí. Năm 1989, chế độ viện phí đã được áp dụng ở 3 tuyến trên (huyện, tỉnh, trung ương) trong hệ thống cung cấp dịch vụ y tế, yêu cầu những bệnh nhân có khả năng chi trả ít nhất là một phần chi phí. Riêng người tàn tật, trẻ mồ côi, gia đình cán bộ y tế, những người nghèo đói được thôn xóm và địa phương chứng nhận và những người mắc các chứng bệnh xã hội như tâm thần, phong, lao được điều trị miễn phí. Năm 1985, Bộ Y tế ban hành các mức phí cho các loại hình khám, chẩn đoán và các dịch vụ tại các phòng khám và bệnh viện. Đối với các dịch vụ nội trú, còn tính cả chi phí nằm viện hàng ngày. Mức phí được quy định khác nhau giữa các tuyến bệnh viện (Nghĩa là bệnh viện loại I, loại II, loại II, loại IV và phòng khám đa khoa...) Thêm vào đó, mức phí được quy định theo khoảng cho mỗi loại dịch vụ. Ví dụ, mức phí cho toàn bộ một lần khám bệnh để cấp giấy chứng nhận đủ sức khoẻ lao động là từ 25- 50000 đồng ở bệnh viện loại I, 25- 40000 đồng ở bệnh viện loại II, 18- 35000 ở bệnh viện loại III. Từ khi ra đời (năm 1989) đến nay, lượng tiền thu từ viện phí chi cho y tế ngày càng tăng. So với tổng ngân sách của ngành y tế thì viện phí chiếm tỷ trọng không lớn (dưới 10 %). Mặc dù không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng ngân sách y tế song viện phí lại chiếm tỷ lệ đáng kể (khoảng 50%) trong các chi phí ở bệnh viện hiện nay. Ngoài nguồn ngân sách trung ương cũng như hỗ trợ từ ngân sách địa phương, hoạt động của bệnh viện còn phải dựa trên nguồn thu từ viện phí. Hiện nay đã có hướng dẫn về việc sử dụng tiền viện phí, đặc biệt là trong các bệnh viện. 70 % số viện phí thu được dùng để cải thiện việc cung cấp các vật liệu tiêu hao (thuốc, cung cấp máu, hoá chất, nguyên liệu cho điện quang...) và trang thiết bị y tế cho cơ sở y tế đó, 25- 28 % dùng để thưởng cho nhân viên và 2-8 % được chuyển lên tuyến trên để thành lập quỹ hỗ trợ cho bệnh viện. Bệnh viện không được sử dụng tiền viện phí vào việc xây dựng. Việc ngân sách thu được từ viện phí tăng là một dấu hiệu tốt trong việc thu hút vốn đầu tư cho y tế. Tuy nhiên, viện phí tăng sẽ dẫn tới gánh nặng cho người dân đặc biệt là người nghèo. Nghiên cứu tại 4 tỉnh gần đây của Bộ Y tế (1998) cho thấy có tới 43-63 % bệnh nhân điều trị nội trú ở 30 bệnh viện huyện đã không có sẵn tiền để thanh toán viện phí mà phải vay mượn hoặc bán một số tài sản. Một tỷ lệ người đã vì ốm, vì nằm viện mà trở nên nghèo túng. Một yếu tố quan trọng trong vấn đề thu hồi viện phí là phải đảm bảo cho người nghèo và người chịu thiệt thòi không phải chịu gánh nặng viện phí. Hiện nay ở Việt Nam có một cơ chế chính thức để miễn phí cho những nhóm người nhất định như là người nghèo, tàn tật, cựu chiến binh, trẻ mồ côi và một số người mắc phải một số bệnh cụ thể như lao, phong... Thêm vào đó, trẻ em nhận được một số dịch vụ miễn phí từ các chương trình dọc do trung ương hoặc các tổ chức viện trợ trực tiếp cấp vốn. Trước mắt, khi những nguồn thu khác còn hạn chế, chúng ta chưa thể giảm mức thu viện phí, song trong tương lai, có lẽ phải khống chế nguồn thu này để bảo vệ lợi ích của người nghèo. 4.Bảo hiểm y tế Bảo hiểm y tế được chính thức bắt đầu ở Việt Nam năm 1993. Cho đến nay, số thu từ bảo hiểm y tế ngày càng tăng và trở thành nguồn thu khá quan trọng trong tổng ngân sách y tế (chiếm khoảng 16 % tổng ngân sách y tế). Hiện nay, chúng ta có hai phương thức bảo hiểm. Đó là phương thức bảo hiểm bắt buộc đối với tất cả cán bộ, nhân viên Nhà nước đương chức cũng như đã nghỉ hưu và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lớn (có trên 10 nhân viên) và phương thức bảo hiểm tự nguyện nhằm vào các đối tượng còn lại như nông dân, học sinh phổ thông và những đối tượng khác. Hiện nay, cùng với viện phí, bảo hiểm y tế trở thành nguồn thu đáng kể phục vụ cho các hoạt động y tế, góp phần làm giảm sự căng thẳng cho ngân sách Nhà nước. Hình thức bảo hiểm y tế là một hình thức làm tăng kinh phí cho y tế một cách công bằng, phù hợp với hầu hết mọi đối tượng trong xã hội cần được phát huy nhằm tăng nguồn thu cho các hoạt động đầu tư y tế cà làm giảm gánh nặng của người dân khi mắc bệnh và phải điều trị. Theo số liệu trong bảng 7- Hoạt động bảo hiểm y tế giai đoạn 1993- 1999, từ năm 1993, số thu từ bảo hiểm y tế tăng đều, năm 1993 số tiền thu được từ bảo hiểm y tế là 111 tỷ đồng, chi cho khám chữa bệnh là 75 tỷ đồng, đến năm 1999, tổng số thu từ bảo hiểm y tế tăng 7 lần so với năm 1993 và đạt 760,5 tỷ đồng. Phần lớn số tiền thu được từ bảo hiểm y tế được chi cho việc khám chữa bệnh, khoảng 80% tổng số thu bảo hiểm y tế dược sử dụng cho khám chữa bệnh. Bảng 7- Hoạt động bảo hiểm y tế giai đoạn 1993- 1999 Năm Tổng số thu BHYT (tỷ đồng) Tổng số chi cho khám chữa bệnh (tỷ đồng) Tỷ lệ chi/thu BHYT (%) 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 111,0 256,0 400,0 520,0 570,0 669,0 760,5 75,0 189,9 310,4 489,0 500,0 522,0 587,1 67,6 74,2 77,6 94,0 87,7 78,0 77,2 (Nguồn niên giám thống kê y tế 1999) Độ bao phủ của bảo hiểm y tế Theo số liệu bảng 8- Tham gia bảo hiểm y tế giai đoạn 1993- 1999, số người tham gia bảo hiểm y tế tăng lên gấp 3 lần từ năm 1993 đến năm 1999, chiếm khoảng 14 % tổng dân số. Năm 1993 chỉ có 3,8 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, chiếm 5,4% dân số. Đến năm 1999, con số này đã là 10,5 triệu người, đạt 13,77% dân số. Tuy số người tham gia bảo hiểm y tế có tăng qua các năm song so với tiềm năng thì số lượng này còn quá nhỏ bé. Bảng 8- Tham gia bảo hiểm y tế giai đoạn 1993- 1999 Năm Số người tham gia BHYT(triệu người) Tỷ lệ dân số tham gia BHYT(%) 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 3,80 4,30 7,10 8,90 9,50 9,79 10,50 5,40 5,90 9,60 11,80 12,40 12,46 13,77 (Nguồn: Niên giám thống kê 1999) Độ bao phủ của bảo hiểm y tế là tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế trên tổng dân số của cả nước. Độ bao phủ của bảo hiểm y tế phản ánh khả năng huy động nguồn lực từ nhân dân cho các hoạt động y tế thông qua việc thu bảo hiểm y tế. Như vậy, từ số liệu trong bảng 8, có thể thấy khả năng huy động nguồn lực này của chúng ta hiện nay là chưa đạt yêu cầu. Trong khi hầu hết dân số Việt Nam có quyền mua bảo hiểm y tế thì chỉ có khoảng 14% dân số tham gia. Chúng ta sẽ thấy rõ điều này trong các phân tích tiếp theo. Theo số liệu từ bảng 9- Hoạt động bảo hiểm y tế 1999, 2/3 số người tham gia bảo hiểm y tế là theo phương thức bắt buộc, mặc dù trên thực tế nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện lớn hơn rất nhiều so với nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc. Trong đó, số thu từ bảo hiểm y tế bắt buộc chiếm gần 90% tổng số thu từ bảo hiểm y tế, số chi cho bảo hiểm y tế ở cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú chiếm hơn 88% tổng thu và tổng chi từ bảo hiểm y tế cho khám chữa bệnh. Như vậy hiện nay, lực lượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc chiếm ưu thế do tính chất bắt buộc của nó. Số lượng người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện còn ít và số tiền thu từ nguồn này cũng không nhiều. Năm 1999, trong số 10,5 triệu người tham gia bảo hiểm y tế chỉ có 3,6 triệu người tham gia theo phương thức tự nguyện, chiếm 34,29%. Số tiền thu được từ bảo hiểm y tế tự nguyện chỉ đạt 10,19%, chiếm 11,19% tổng thu từ bảo hiểm y tế. Điều này cho thấy rằng việc khuyến khích các đối tượng trong xã hội tham gia bảo hiểm y tế còn rất hạn chế. Trong thời gian tới cần áp dụng các biện pháp hiệu quả hơn nữa nhằm tăng nguồn thu từ bảo hiểm y tế, bởi vì đây là một nguồn thu có triển vọng và phù hợp với hầu hết các đối tượng trong xã hội. Bảng 9- Hoạt động bảo hiểm y tế 1999. Chỉ tiêu Số lượng (triệu người) Tỷ lệ (%) I.Số người tham gia BHYT Trong đó - Bắt buộc - Tự nguyện 10,5 6,9 3,6 100,00 65,71 34,29 II.Tổng thu BHYT Trong đó - Bắt buộc - Tự nguyện 760,5 683,0 77,5 100,00 89,81 10,19 III. Tổng chi cho khám chữa bệnh Trong đó 1.Bệnh nhân nội trú - Bắt buộc - Tự nguyện 2.Bệnh nhân ngoại trú - Bắt buộc - Tự nguyện 587,10 299,98 264,56 35,62 287,04 252,91 34,13 100,00 39,17 (88,19 11,81) 60,83 (88,11 11,89) (Nguồn niên giám thống kê 1999) Nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được hiểu là số người trong diện được tham gia bảo hiểm y tế. Như đã trình bày ở trên, chúng ta có hai phương thức bảo hiểm y tế bắt buộc và tự nguyện, trong đó nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo phương thức tự nguyện lớn hơn rất nhiều so với nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo phương thức bắt buộc. Điều này thể hiện rõ trong bảng 10 - Tỷ lệ nhóm đối tượng được tham gia bảo hiểm y tế 1993 - 1998. Năm 1998, dân số Việt Nam là 78 triệu người, trong đó có 70,13 triệu người thuộc nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện, chiếm gần 90% dân số. Tuy nhiên tỷ lệ huy động của nhóm này chỉ là 5,34% (năm 1998) chứng tỏ tiềm năng của nhóm này rất lớn nhưng chưa được huy động thoả đáng. Nhìn chung người dân ít quan tâm đến các hình thức bảo hiểm trong đó có bảo hiểm y tế. Trong phương thức tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc, tỷ lệ % tham gia của nhóm cũng chỉ đạt 76,82% chứng tỏ ngành y tế vẫn chưa có các biện pháp hiệu quả nhằm huy động vốn đầu tư từ nguồn này. Bảng 10- Tỷ lệ nhóm đối tượng được tham gia bảo hiểm y tế 1993- 1998 (Đơn vị: triệu người) Năm Phương thức bắt buộc Phương thức tự nguyện Số người tham gia Nhóm đối tượng % tham gia của nhóm Số người tham gia Nhóm đối tượng % tham gia của nhóm 1993 1994 1995 1996 1997 1998 3,47 3,72 4,87 5,56 5,74 6,05 7,10 7,24 7,38 7,52 7,66 7,87 48,92 51,38 65,99 73,92 74,87 76,82 0,33 0,54 2,23 3,32 3,82 3,74 63,86 65,15 66,41 67,65 68,89 70,13 6,51 6,82 3,36 4,91 5,54 5,34 (Nguồn: Tổng quan y tế Việt Nam Ghi chú: nhóm đối tượng là số người trong diện tham gia bảo hiểm y tế.) II. thực trạng sử dụng vốn đầu tư cho y tế Chăm sóc sức khỏe là một mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta. Vì vậy ngay từ khi đất nước còn chiến tranh, Nhà nước đã quan tâm xây dựng một mạng lưới các cơ sở y tế nhằm bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ và nhân dân trong cả nước. Trong thời kỳ này, Nhà nước bao cấp toàn bộ chi phí cho việc duy trì và phát triển ngành y tế nước nhà, không tồn tại hệ thống y, dược tư nhân. Tuy nhiên khi hoà bình lập lại và nhất là trong thời kỳ đổi mới, cơ chế bao cấp từ trên xuống không còn phù hợp và bộc lộ nhiều hạn chế. Hệ thống bệnh viện và các cơ sở y tế khác xuống cấp nghiêm trọng, trang thiết bị kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu. Các bệnh lây lan, truyền nhiễm và một số nạn dịch có ảnh hưởng lớn tới tình trạng sức khoẻ của nhân dân. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, đi đôi với một loạt các thay đổi trong cơ chế kinh tế, nhiều hoạt động đổi mới đã được áp dụng cho ngành y tế. Đó là việc đưa viện phí vào các cơ sở y tế công tuyến trên, quy định về pháp luật đối với các hoạt động hành nghề y tế tư nhân, từng bước tự do hoá ngành dược, quy định trong việc bán lẻ thuốc và dược phẩm,... Tất cả những hoạt động đổi mới này đã làm thay đổi về cơ bản bộ mặt ngành y tế Việt Nam. Hiện nay khi xem xét và đánh giá hoạt động y tế ở Việt Nam, người ta tiến hành xem xét và đánh giá việc cung cấp các dịch vụ y tế công cộng và việc cung cấp các dịch vụ y tế từ khu vực tư nhân. Tuy nhiên, trong cơ chế quản lý của Việt Nam hiện nay, y tế công cộng giữ một vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt trong điều kiện nhà nước ta coi sức khoẻ là một mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. 1. Tình hình cung cấp các dịch vụ y tế công cộng Với mục tiêu đưa các dịch vụ y tế công cộng đến với mọi người dân, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống các cơ sở y tế từ trung ương đến địa phương, từng bước hiện đại hoá trang thiết bị tại bệnh viện và các cơ sở y tế khác, hiện nay chúng ta đã có một mạng lưới y tế rộng khắp, về cơ bản đã xoá được xã trắng về y tế. Đây là một cố gắng lớn của Đảng và Nhà nước ta. So với các nước có cùng thu nhập quốc dân trên đầu người trong khu vực thì các chỉ tiêu về cơ sở y tế và giường bệnh của Việt Nam được đánh giá cao. Nhờ có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ y tế công cộng, người dân dễ dàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế này hơn. Bệnh tật được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hệ thống các cơ sở y tế được phân bố ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước và góp phần to lớn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của cán bộ, nhân dân trong cả nước. Hệ thống y tế công cộng của Việt Nam hiện nay bao gồm: các viện; các bệnh viện trong đó có các bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện đa khoa, bệnh viện y học dân tộc và bệnh viện phục hồi chức năng; phòng khám đa khoa khu vực; phòng khám chuyên khoa; nhà hộ sinh khu vực; trung tâm phục hồi chức năng; viện điều dưỡng; khu điều trị phong; trạm y tế. Theo bảng 11- cơ sở, giường bệnh phân theo loại, tính đến năm 1999, Việt Nam đã có 12772 cơ sở y tế các loại, phân bổ trên toàn bộ các tỉnh thành của cả nước, trong đó có 10 viện nghiên cứu với 2150 giường bệnh chiếm 1,2% số giường bệnh; 796 bệnh viện với 103540 giường bệnh chiếm 59,5% và 9957 trạm y tế xã với 42464 giường bệnh chiếm 24,4% số giường bệnh. Bảng 11- Cơ sở- giường bệnh phân theo loại năm 1999. Loại cơ sở Cơ sở Giường Số lượng Cơ cấu(%) Tổng số Viện Bệnh viện Trong đó: - BV đa khoa - BV chuyên khoa - BV y học dân tộc - BV phục hồi chức năng Phòng khám đa khoa khu vực Phòng khám chuyên khoa Nhà hộ sinh khu vực Trung tâm phục hồi chức năng Viện điều dưỡng Khu điều trị phong Trạm y tế - Trạm y tế xã - Trạm y tế các ngành 12.772 10 796 682 65 43 6 906 44 47 6 73 18 10.872 9.957 915 174.077 2.150 103.540 83.376 15.558 4.181 425 9.709 1.542 887 180 12.166 1.439 42.464 42.464 ..... 100,0 1,2 59,5 47,9 8,9 2,4 0,2 5,6 0,9 0,5 0,1 7,0 0,8 24,4 24,4 (Nguồn: Niên giám thống kê 1999) Trong bài viết này, do số liệu cũng như thời gian hạn chế, khi xem xét tình hình đầu tư xây dựng hệ thống chăm sóc sức khoẻ công cộng, bài viết chi xem xét hệ thống bệnh viện và trạm y tế xã, tình hình cung cấp các dịch vụ y tế của hai hệ thống này và tình hình thực hiện một số chương trình y tế quốc gia. 1.1- Hệ thống bệnh viện Trong 10 năm (1991- 2000), ngân sách Nhà nước đã giành ra khoảng 62030 tỷ đồng để xây dựng và cải tạo hệ thống khám chữa bệnh, bảo đảm công tác phòng và chữa bệnh với 30 bệnh viện tuyến trung ương đều được cải tạo và nâng cấp, 700 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, tuyến tỉnh và chuyên khoa cũng bước đầu được cải tạo, nâng cấp và tăng cường trang thiết bị mới. Trong đó, hai trung tâm y tế chuyên sâu là Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã được Nhà nước đầu tư tính đến năm 1999 là 400 tỷ đồng. Như chỉ ra ở bảng 12- số bệnh viện phân theo tuyến và chuyên khoa, Việt Nam hiện có một hệ thống rộng lớn gồm trên 800 bệnh viện công trong cả nước. Trong số đó, phần lớn (64 %) là các bệnh viện huyện, trong khi bệnh viện tỉnh chiếm khoảng 24 %, khoảng 9% là các bệnh viện chuyên khoa, trong khi 91 % còn lại là các bệnh viện đa khoa (kể cả các bệnh viện y học dân tộc). Bảng 12- Số bệnh viện theo tuyến và chuyên khoa, 1997 Loại bệnh viện, tuyến Cơ sở Giường Quy mô TB Số lượng % Số lượng % Tổng số -Trung ương Đa khoa Chuyên khoa - Tỉnh Đa khoa Chuyên khoa - Y học dân tộc - Huyện (đa khoa) - BV không thuộc Bộ Y tế (đa khoa) 817 17 10 7 197 91 65 41 525 78 100,0 2,1 1,2 0,9 24,1 11,1 8,0 5,0 64,3 9,6 98.117 8.104 5.640 2.500 47.560 32.046 11.794 3.720 34.452 4.965 100,0 8,3 5,8 2,5 48,5 32,7 12,0 3,8 38,1 5,0 120 497 564 375 241 352 181 91 71 64 (Nguồn: Tổng quan y tế Việt Nam). Các bệnh viện chuyên khoa bao gồm các bệnh viện lao, phong, tâm thần và một số ít các trung tâm y tế kỹ thuật cao như tim mạch, chấn thương và ung thư. Các bệnh viện tuyến huyện có quy mô nhỏ hơn rất nhiều (71 giường/ bệnh viện) so với các bệnh viện tỉnh (479 giường/ bệnh viện); vì thế mà các bệnh viện huyện chỉ chiếm 30 % số giường bệnh trong cả nước. Số giường bệnh qua các năm có sự tăng lên nhưng không theo kịp mức tăng dân số. Kết quả là số giường bệnh tính trên đầu người dân đã giảm theo thời gian. Tuy nhiên, ngay cả sau khi đã giảm, số giường bệnh tính trên đầu người dân của Việt Nam vẫn vào mức cao trong khu vực. Theo bảng 13, những nước có tỷ suất số dân / giường bệnh thấp hơn Việt Nam chỉ có Đài Loan, Hồng Kông, Nam Triều Tiên và Sri Lanka là những nước có mức GDP tính trên đầu người cao hơn Việt Nam. Ngay cả Malaysia, Thái Lan và Philipines cũng có tỷ suất số dân trên giường bệnh cao hơn. Bảng 13 - Số bệnh nhân trên một giường bệnh của một số nước châu á Nước Số dân/ giường bệnh Nước Số dân/giường bệnh Đài Loan Hong Kong Hàn Quốc Singapore Sri Lanka Việt Nam Trung Quốc Thái Lan Malaysia 208 215 276 283 360 380 427 579 591 Campuchia Philipines ấn Độ Bhutan Inđônêsia Pakistan Yammar Banglades Nepal 791 935 1037 1500 1503 1522 1582 3265 3839 (Nguồn: Tổng quan y tế Việt Nam) Ngoài việc đầu tư mở rộng hệ thống bệnh viện, mở rộng và xây dựng thêm các bệnh viện và tăng số giường bệnh phục vụ bệnh nhân. Các bệnh viện còn chú trọng nâng cao chất lượng buồng bệnh, giường bệnh. Trang thiết bị y tế đã và đang được đổi mới với nguyên tắc hiện đại hoá trên cơ sở chuẩn hoá thường quy, từ các bệnh viện trung ương đến các bệnh viện tỉnh và huyện. Tại các bệnh viện tỉnh, các khoa chủ yếu chẩn đoán bằng hình ảnh, xét nghiệm sinh hoá, huyết học. Phòng mổ và hồi sức cấp cứu đã được trang bị một số trang thiết bị cơ bản: máy X quang công suất lớn, máy siêu âm, máy nội soi, máy xét nghiệm sinh hoá nhiều chỉ số, máy gây mê, máy sốc tim, máy theo dõi bệnh nhân.. . Tại 61 tỉnh thành trực thuộc trung ương đều được trang bị thiết bị có khả năng phát hiện virus HIV/AIDS đảm bảo an toàn cho công tác truyền máu. Các trung tâm y tế huyện, những thiết bị chẩn đoán thiết yếu đã được trang bị. Hầu hết các trung tâm y tế huyện đã được trang bị máy X quang có công suất phù hợp với xe cứu thương và khoảng 60 % số huyện đã đầu tư máy siêu âm chẩn đoán. Các trạm y tế xã được cung cấp các thiết bị, dụng cụ cần thiết để phục vụ việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu và thực hiện các dịch vụ về dân số và kế hoạch hoá gia đình. Có thể nói, trong vòng 10 năm trở lại đây, chất lượng các bệnh viện công của Việt Nam đã được cải thiện một cách rõ rệt, đặc biệt là hai trung tâm y tế chuyên sâu là Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong vòng 10 năm, Nhà nước đã đầu tư khoảng 400 tỷ đồng cho hai trung tâm y tế chuyên sâu này nhằm tạo nên những mũi nhọn về y tế của Việt Nam. Hiện nay, xét về quy mô cũng như trình độ trang thiết bị kỹ thuật, hai trung tâm này có thể ngang bằng với một số nước trong khu vực. Hàng năm, ngân sách y tế đã giành ra một lượng khá lớn vốn đầu tư để tập trung đầu tư mở rộng hoặc hiện đại hoá các cơ sở y tế thuộc hai trung tâm y tế chuyên sâu Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các dự án nhóm A. Tính đến năm 1999, tình hình thực hiện một số dự án nhóm A cho hai trung tâm y tế là Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tổng hợp như số liệu tại bảng 14- Tổng hợp thực hiện các dự án y tế nhóm A- trung tâm y tế chuyên sâu Bảng 14 - Tổng hợp thực hiện các dự án nhóm A - Trung tâm y tế chuyên sâu (đơn vị: triệu đồng) Tên dự án 1995 1996 1997 1998 1999 Tổng -BV Bạch Mai -BV Hữu Nghị -BV Việt Đức -BV Thống Nhất -BV 108 -BV 175 -Viện Pasteur -BV Từ Dũ -TT cấp cứu tpHCM -Đại học Y Hà nội -ĐH dược tp HCM Tổng 20000 20000 10000 10000 10000 18500 24500 2500 1000 2000 2500 30000 9600 4000 8000 2000 2000 31000 28000 9000 8000 4000 4000 10000 10000 2500 124000 57600 23000 18500 14000 5000 12000 2000 2000 20000 5000 285600 (Nguồn: Bộ Y tế) Như vậy từ năm 1994 đến năm 1999, Nhà nước đã đầu tư khoảng 300 tỷ đồng đối với các dự án nhóm A thuộc hai trung tâm y tế chuyên sâu. Trong đó, riêng bệnh viện Bạch Mai đã đầu tư 124 tỷ đồng chiếm 43,1 % và bệnh viện Hữu Nghị là 57,6 tỷ đồng chiếm 20,2 %. Nhờ có sự đầu tư tập trung, hiện nay Việt Nam đã có một số bệnh viện chuyên khoa với các trang thiết bị hiện đại, có thể thực hiện các ca phẫu thuật đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của cán bộ và nhân dân không chỉ ở Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh mà còn trên cả nước. Nhìn chung việc phân bố các bệnh viện tỉnh và huyện ở nước ta không có sự chênh lệch quá lớn giữa các tỉnh thành và các khu vực trong cả nước. Khu vực có số bệnh viện tính trên 10000 dân lớn nhất là Tây Nguyên (15,07 bệnh viện / 10000 nghìn dân) cũng chưa lớn gấp đôi khu vực có số bệnh viện tính trên 10000 dân nhỏ nhất là Đồng bằng sông Cửu Long (8,5 bệnh viện trên 10000 dân) (theo bảng 15). Đây là kết quả của chủ chương của Đảng và Nhà nước ta trong việc tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế công cộng. Tuy nhiên, trên thực tế, khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế công cộng chưa thực sự công bằng, đặc biệt là đối với những người nghèo, những người cư trú ở những vùng sâu vùng xa. Bảng 15- Tổng số bệnh viện tỉnh và huyện và số giường bệnh theo khu vực, 1997 Vùng BV viện tỉnh và huyện Tính trên 10000 dân Số cơ sở Số giường bệnh Số cơ sở Số giường bệnh -Việt Nam -Miền núi phía Bắc -ĐB sông Hồng -Bắc Trung Bộ -Duyên hải miền trung -Tây Nguyên -Đông Nam Bộ -ĐB sông Cửu Long 722 181 126 91 85 52 69 188 85012 14567 16861 9905 9779 4995 14785 14120 0,10 0,14 0,09 0,09 0,11 0,16 0,07 0,07 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0014.doc
Tài liệu liên quan