Đề tài Thực trạng về hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội - Simex

Trong thị trường truyền thống thì Singapore là bạn hàng tiêu thụ lớn nhất của SIMEX. Năm 1995, xuất khẩu của SIMEX sang thị trường Singapore đạt giá trị 10.833.771 USD, chiếm 57,37% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Năm 1996 là 8.297.587 USD, chiếm 36,25%, năm 1997 là 16.417.369 USD, chiếm 42,3%. Đến năm 1998 kim ngạch xuất khẩu là 8.007.292 USD chiếm tỉ trọng 33,4% và sang năm 1999 kim ngạch xuất khẩu đạt 6302093 chiếm tỉ trọng là 22,57%. Thị trường Singapore là thị trường trung chuyển hàng hóa của Công ty, hàng được xuất sang đây, sau một số công đoạn chế biến thêm, họ sẽ xuất sang các nước khác.

Đứng sau thị trường Singapore là thị trường Nhật Bản, thị trường Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, kim ngạch xuất khẩu qua các nước này mỗi năm đều trên 1 triệu đôla, tuy tốc độ phát triển chưa cao nhưng mang tính ổn định. Năm 1995 tổng giá trị xuất khẩu sang các nước này là 4.020.663 USD, sang năm 1996 đạt tới 4.668.438 USD. Vào năm 1997 tổng giá trị xuất khẩu lên tới 10.627.729 USD, tăng 127,65% so với năm 1996. Nhưng sang năm 1998 tổng giá trị xuất khẩu sang các nước này chỉ còn 7.746.073 USD thấp hơn năm 1997 song vẫn tăng hơn nhiều so với các năm trước. Năm 1999 đạt giá trị là 12.348.646 USD, cao nhất so với các năm trước.

 

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1598 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng về hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội - Simex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hư: thủ công mỹ nghệ, hạt điều, đỡu các loại, trà đen các loại, da trâu bò muối. Mặc dù các mặt hàng này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng qua các năm chưa cao, nhưng chúng khá ổn định, góp phần quan trọng giữ vững hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty. Trong tương lai với sự biến đổi của thị trường thì của mặt hàng này sẽ hứa hẹn những cơ hội kinh doanh hấp dẫn và có khả năng trở hành các mặt hàng chủ lực mới. BiÓu 1: TØ träng kim ng¹ch xuÊt kh¶u hµng chñ lùc(%) Trong những năm qua, Công ty cũng chú trọng đầu tư phát triển mặt hàng theo chiều sâu thông qua các hoạt động liên doanh, liên kết, khai thác các nguồn hàng chế biến cao. Đáng chú ý là tỉ trọng hàng xuất khẩu thô qua các năm đã giảm dần và hàng chế biến tinh đang có xu hướng tăng lên. Năm 1995 tỷ trọng chế biến của các mặt hàng xuất khẩu là 23%, năm 1996 là 27%, năm 1997 là 28%, năm 1998 là 28%. Mặt hàng có tỷ trọng chế biến cao nhất phải kể đến hạt điều. Năm 1995 Công ty chỉ xuÊt hạt điều thô thì đến năm 1997 và các năm sau Công ty đã chuyển hoàn toàn sang xuất hạt điều nhân. Đây là hướng kinh doanh rất đúng đắn thể hiện sự phát triển của hoạt động kinh doanh góp phần tạo công ăn việc làm, tăng giá trị hàng xuất khẩu mà Công ty cần phát huy. Mặt hàng nhập khẩu Danh mục hàng hoá nhập khẩu của Công ty khá đa dạng tuỳ theo nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. So với các mặt hàng xuất khẩu thì hàng nhập khẩu có chủng loại khá phong phú phục vụ nhu cầu ở nhiều mặt trong sản xuất cũng như tiêu dùng. Bảng 4: KẾT QUẢ NHẬP KHẨU THEO MẶT HÀNG (1995-1999) (Đơn vị: USD) Mặt hàng 1995 1996 1997 1998 1999 Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Thép lá đen cuộn 778.640 6.08 923.071 5.49 1.650.402 12.14 1.491.361 11.23 60.000 0.58 Thép tôn đen 4.746.171 37.09 5.234.268 31.13 6.065.933 44.62 4.852.746 36.53 5.813.597 56.53 Nhôm 430.595 3.36 950.375 5.65 265.431 1.95 212.344 1.60 24.635 0.24 Que hàn điện 1.204.180 9.41 1.353.527 8.05 235.832 1.73 188.665 1.42 31.000 0.30 Hạt nhựa 2.436.665 19.04 3.545.261 21.08 0 0.00 1.787.336 13.45 18.982 0.18 Kẽm thái 566.878 4.43 1.344.864 8.00 1.187.336 8.73 949.868 7.15 0 0.00 Hoá chất 60.174 0.47 1.056.625 6.28 84.962 0.62 67.969 0.51 1.081 0.01 Máy chế biến gỗ 0 0.00 0 0.00 92.770 0.68 74.216 0.56 0 0.00 Máy bơm 0 0.00 0 0.00 274.652 2.02 274.652 2.07 9.356 0.09 NL chế biến gỗ 0 0.00 0 0.00 68.938 0.51 55.150 0.42 1.382.164 13.44 Xe máy 1.601.201 12.51 1.225.680 7.29 112.545 0.83 40.036 0.30 0 0.00 Hàng điện tử 972.929 7.60 823.752 4.90 1.254.945 9.23 1.254.945 9.45 260.111 2.53 Thực phẩm 0 0.00 0 0.00 757.382 5.57 757.382 5.70 58.386 0.57 Màn bốp 0 0.00 0 0.00 135.959 1.00 135.959 1.02 0 0.00 Máy điều hoà/thiết bị lạnh 0 0.00 357.768 2.13 22.919 0.17 22.919 0.17 9.617 0.09 Giấy bóng kính 0 0.00 0 0.00 119.818 0.88 216.824 1.63 0 0.00 Dầu bơ 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 245.417 2.39 Soda Ash 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 816.000 7.93 Bánh, kẹo các loại 0 0.00 0 0.00 0 0.00 235.652 1.77 442.659 4.30 Máy nhựaBOPP 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 259.153 2.52 Hàng khác 0 0.00 0 0.00 1.264.963 9.30 667.115 5.02 852.066 8.29 Tổng cộng 12.797.433 100.0 16.815.191 100.0 13.594.787 100.0 13.285.139 100.0 10.284.224 100.00 Cơ cấu mặt hàng xét theo các năm như sau: -Năm 1995 nhu cầu về vật liệu sản xuất xây dựng khá lớn nguyên nhân là do chính sách hạn chế nhập khẩu tiêu dùng. Do đó cơ cấu nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu như thép, tôn, hạt nhựa, que hàn... về hàng tiêu dùng đáng kể là xe máy có giá trị nhập khẩu tương đối lớn đạt 1.601.201 USD -Năm 1996 các mặt hàng nguyên liệu có giá trị nhập khẩu chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Hàng thép lá cuộn, mạ kẽm tăng nhanh, hàng tiêu dùng có xu hướng giảm mạnh. Ngay cả hàng xe máy năm 1995 có nhu cầu lớn thì năm 1996 cũng giảm giá trị nhập khẩu đạt 1.325.680USD. -Năm 1997 tiếp tục nhập khẩu mạnh các loại nguyên liệu cho sản xuất, đồng thời hàng tiêu dùng cũng được tăng lên. Trong đó thép tôn đen có giá trị nhập khẩu đạt 6.065.933 USD chiếm 44,62% tổng kim ngạch nhập khẩu của năm đó. Thép lá đen cuộn à kẽm thỏi cũng có giá trị nhập khẩu tương đối cao. Về hàng tiêu dùng mặt hàng có giá trị nhập khẩu cao phải kể đến là hàng điện tử đạt 1.254.945 USD, hàng thực phẩm đạt 757.382 USD. Trong năm này xuất hiện thêm nhiều mặt hàng nhập khẩu mới như thực phẩm, các loại máy móc thiết bị... -Năm 1998 mặt hàng nhập khẩu chủ lực vẫn là thép tôn đen với giá trị nhập khẩu đạt 4.852.746 USD chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu của năm. tiếp theo là các mặt hàng hạt nhựa, thép lá đen cuộn và hàng điện tử được nhập với khối lượng và trị giá lớn, mỗi mặt hàng đều trên 1 tỉ USD. Còn lại là các loại nguyên vật liệu cho sản xuất, máy móc thiÕt bị, xe máy, hàng thực phẩm và một số mặt hàng khác. -Sang năm 1999 bên cạnh việc nhập khẩu các mặt hàng nguyên vật liệu cho sản xuất thì các loại hàng tiêu dùng ngày càng có tỉ trọng lớn với chủng loại càng càng nhiều. Tôn đen vẫn là mặt hàng nhập khẩu có tỉ trọng lớn nhất trong kim ngạch nhập khẩu của Công ty đạt 5.813.597 USD, chiếm 56,52% kim ngạch nhập khẩu. Như vậy chỉ riêng mặt hàng tôn đen đã chiếm hơn một nửa tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty, chứng tỏ đây là mặt hàng của lực của công ty, là mặt hàng đem lại nhiều doanh thu nhập khẩu cho công ty. Mặt hàng xe máy Công ty không tiếp tục nhập nữa do chính sách hạn chế nhập khẩu xe máy nguyên chiếc để tiêu thụ hàng hoá sản xuất và lắp ráp trong nước. Các loại hàng tiêu dùng được nhập khẩu có giá trị lớn là dầu bơ đạt 816.000 USD, bánh kẹo các loại 442.659 USD, dầu bơ 245.427 USD. Trong năm này có rất nhiều chủng loại hàng hoá được nhập khẩu tuy nhiên khối lượng không lớn, nó có vai trò đảm bảo cân đối nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, lấp trống những chổ hổng trên thị trường. Đây là thể hiện sự linh hoạt năng động của Công ty trong kinh doanh xuất nhập khẩu. 2. Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu theo thị trường Thị trường xuất khẩu Cơ cấu thị trường hàng hoá xuất khẩu của Công ty được thể hiện ở bảng sau: Bảng 5: KẾT QUẢ XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG (1995-1999) (Đơn vị: USD) Thị trường 1995 1996 1997 1998 1999 Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Singapo 10.833.771 57.37 8.297.587 36.25 16.417.369 42.28 8.007.292 33.40 6.302.093 22.57 Đài Loan 96.336 0.51 564.363 2.47 5.289.268 13.62 4.771.175 19.90 5.934.976 21.26 Hàn Quốc 0 - 1.728.664 7.55 1.724.518 4.44 664.334 2.77 3.862.430 13.83 Nhật Bản 1.731.055 9.17 1.247.238 5.45 1.949.141 5.02 976.071 4.07 1.014.670 3.63 Thái Lan 950.592 5.03 720.057 3.15 1.045.935 2.69 753.315 3.14 1.081.276 3.87 Hồng Kông 1.246.680 6.60 1.408.116 6.15 618.867 1.59 581.178 2.42 455.294 1.63 Inđônêxia 476.340 2.52 1.100.190 4.81 400.505 1.03 0 - 1.485.718 5.32 Trung Quốc 402.926 2.13 2.423.940 10.59 220.341 0.57 409.531 1.71 1.102.684 3.95 Malaysia 397.000 2.10 531.238 2.32 265.086 0.68 372.573 1.55 752.145 2.69 Philipin 0 - 404.236 1.77 124.640 0.32 525.588 2.19 145.216 0.52 Lào 18.000 0.10 249.598 1.09 27.180 0.07 71.500 0.30 321.377 1.15 Ên Độ 400.167 2.12 0 - 0 - 0 - 447.000 1.60 Anh 94500 0.50 445.869 1.95 512.640 1.32 56.340 0.23 0 - Đức 503.820 2.67 447.170 1.95 1.750.450 4.51 588.371 2.45 243.302 0.87 Pháp 941.330 4.98 1.241.460 5.42 2.081.076 5.36 1.278.035 5.33 1464.916 5.25 Italia 0 - 320.783 1.40 543.010 1.40 727.930 3.04 677.088 2.42 Bỉ 301.169 1.59 342.332 1.50 95374 0.25 0 - 216.991 0.78 Hà Lan 262.245 1.39 321.069 1.40 2.492.439 6.42 266.055 1.11 76.556 0.27 Đan Mạnh 150.000 0.79 83.040 0.36 28.377 0.07 86.400 0.36 0 - Tây Ban Nha 0 - 496.096 2.17 220.060 0.57 86.940 0.36 39.562 0.14 Ba Lan 0 - 0 - 74.880 0.19 0 - 232.980 0.83 Thuỵ Sĩ 0 - 0 - 450.688 1.16 0 - 0 - Nga 0 - 50.222 0.22 103.275 0.27 0 - 0 - Pakistan 0 - 0 - 16.320 0.04 0 - 0 - Phần Lan 0 - 0 - 0 - 11.180 0.05 0 - Tiệp Khắc 0 - 0 - 0 - 123.851 0.52 0 - Thuỵ điển 0 - 0 - 0 - 1.221.087 5.09 64.397 0.23 Óc 77.679 0.41 124.357 0.54 99.349 0.26 1.588.832 6.63 1.961.885 7.03 Mỹ 220 0.00 342.289 1.50 2.275.532 5.86 808.889 3.37 38.790 0.14 Tổng cộng 18.883.830 22.889.914 38.826.320 23.976.467 27.915.743 Cùng với việc mở rộng danh mục hàng hoá xuất khẩu, Công ty đã chú trọng phát hiện, thâm nhập mở rộng thị trường ra nhiều nước trên thế giới. Đến nay Công ty đã có quan hệ bạn hàng trên 30 quốc gia khác nhau trên thế giới. Bên cạnh các thị trường truyền thống đã xuất hiện các thị trường mới. Thị trường truyền thống là thị trường có tỉ trọng đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu với giá trị xuất khẩu tương đối ổn định. Thị trường truyền thống của Công ty bao gồm: Singapore, Nhật bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan...Các nước này nằm trong vành đai Châu á-Thía Bình Dương có sự gần gũi về địa lí, phong tục tập quán là điều thuận lợi cho Công ty tăng thị phần của mình trên thị trường này. Trong cơn khủng hoảng tài chính vừa qua các nước này bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đó sức mua có phần suy giảm song sau một thời gian phục hồi thì nhu cầu sức mua của thị trường này lại được khôi phục. với sự thuận lợi về vận chuyển trong tương lai đây vẫn là thị trường truyền thống của công ty. BiÓu 2: ThÞ tr­êng xuÊt khÈu cña C«ng ty SIMEX n¨m 1999 Trong thị trường truyền thống thì Singapore là bạn hàng tiêu thụ lớn nhất của SIMEX. Năm 1995, xuất khẩu của SIMEX sang thị trường Singapore đạt giá trị 10.833.771 USD, chiếm 57,37% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Năm 1996 là 8.297.587 USD, chiếm 36,25%, năm 1997 là 16.417.369 USD, chiếm 42,3%. Đến năm 1998 kim ngạch xuất khẩu là 8.007.292 USD chiếm tỉ trọng 33,4% và sang năm 1999 kim ngạch xuất khẩu đạt 6302093 chiếm tỉ trọng là 22,57%. Thị trường Singapore là thị trường trung chuyển hàng hóa của Công ty, hàng được xuất sang đây, sau một số công đoạn chế biến thêm, họ sẽ xuất sang các nước khác. Đứng sau thị trường Singapore là thị trường Nhật Bản, thị trường Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, kim ngạch xuất khẩu qua các nước này mỗi năm đều trên 1 triệu đôla, tuy tốc độ phát triển chưa cao nhưng mang tính ổn định. Năm 1995 tổng giá trị xuất khẩu sang các nước này là 4.020.663 USD, sang năm 1996 đạt tới 4.668.438 USD. Vào năm 1997 tổng giá trị xuất khẩu lên tới 10.627.729 USD, tăng 127,65% so với năm 1996. Nhưng sang năm 1998 tổng giá trị xuất khẩu sang các nước này chỉ còn 7.746.073 USD thấp hơn năm 1997 song vẫn tăng hơn nhiều so với các năm trước. Năm 1999 đạt giá trị là 12.348.646 USD, cao nhất so với các năm trước. Nhằm khai thác hết khả năng tiềm lực xuất khẩu, Công ty đã không ngừng tìm kiếm, mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới. Thị trường mới có ý nghĩa to lớn đối với Công ty trong việc tăng doanh thu xuất khẩu cũng như làm tăng uy tín của Công ty trên thương trường, mở rộng các quan hệ kinh tế ới bạn hàng. Thị trường mới bao gồm các nước thuộc cộng đồng kinh tế Châu Âu như Anh, Đức, Pháp, Italia, Hà Lan..., và các nước khác thuộc các khu vực trên thế giới như Ên Độ, Trung Quốc, Mĩ, Óc...Tỉ trọng giá trị xuất khẩu sang các nước này tuy không lớn nhưng với quy mô lớn đây là những thị trường có nhiều hứa hẹn trong tương lai cho phép Công ty khai thác để tăng doanh thu xuất khẩu. Thị trường EU có sức mua lớn nhưng yêu cầu về chất lượng hàng hoá rất cao. ở thị trường Pháp giá trị xuất khẩu sang nước này năm 1995 là 741.330 USD chiếm tỉ trọng 3,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Năm 1996 đạt 1.241.460 USD, chiếm tỉ trọng 5,42%. Sang năm 1997 tăng tới 2.081.076 USD, tăng 67,6% so với năm 1996, sang năm 1998 con số này tụt xuống còn 1.278.035 USD bằng 61,41% năm 1997. Năm 1999 giá trị xuất khẩu sang nước này lại bắt đầu tăng lên tới 1.485.719 USD, tăng 16,2% so với năm 1998. Thị trường Italia tuy mới xâm nhập, nhưng năm 1997 giá trị xuất khẩu sang nước này đã đạt 543.010 USD tăng 36,3% so với năm trước. Năm 1998 con số này là 727.930 USD tăng 34.05% so với năm 1997. Sang năm 1999 giá trị xuất khẩu có phần chững lại đạt 677.088 USD chỉ bằng 93,02% năm 1998. Với những hiệp định thương mại mới được kí kết gữa nước ta và EU sẽ mở ra cho Công ty nhiều cơ hội mới để xâm nhập, phát triển hơn nữa thị trường này ới các mặt hàng chủ yếu là cà phê, chè, hạt tiêu, thủ công mĩ nghệ, dụng cụ thể thao. Thị trường Mỹ đặc biệt được Công ty chú trọng. Tuy chỉ mới xâm nhập vào thị trường này trong những năm gần đây, song tốc độ xuất khẩu của Công ty tăng rất cao. Năm 1995, Công ty đã xuất được một lô hàng vào thị trường Mỹ với giá trị 220 USD, năm 1997, con số trên đã tăng lên đột biến với giá trị là 2.275.532 USD. Tuy nhiên sang năm 1998 giá trị xuất khẩu sang Mĩ giảm còn 808.889 USD, và đến năm 1999 chỉ còn 38.790USD. Công ty cần nghiên cứu tìm ra nguyên nhân của tình hình này để có biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm gia tăng giá trị xuất khẩu sang Mĩ bởi thị trường Mỹ có sức tiêu thụ rất lớn, có thể khai thác được cho kinh doanh. Năm 1995 giá trị xuất khẩu của Công ty sang thị trường úc là 77.780 USD, nhưng chỉ sau 3 năm năm 1998 co số này đã lên tới 1.588.832 USD tăng 20,4 lần. và sang năm 1999 giá trị xuất khẩu đã sang úc đã là 1961885 USD tăng 23,49% so với năm 1998. Đây là một tốc độ tăng đáng kể, mở ra cho Công ty một triển vọng kinh doanh mới mà Công ty cần triệt để khai thác. Thị trường Trung Quốc phát triển tương đối ổn định với lợi thế gần gủi về địa lí, cũng như văn hoá và truyền thống. Công ty cũng đã có chiến lược cho khai thác thị trường này. Tóm lại, thị trường tiêu thụ của Công ty SIMEX là khá rộng lớn, trong đó vẫn tập trung chủ yếu vào các nước Châu Á và một số nước châu Âu. Có thể rót ra một vài nhận xét về thị trường tiêu thụ của Công ty như sau: - Châu Á là thị trường truyền thống và lớn nhất, đảm bảo doanh thu xuất khẩu cho công ty. - Châu Âu là thị trường tiềm năng và có nhiều hứa hẹn, cho phép Công ty khai thác và phát triển. - Mỹ và Óc mới khai phá và đang có bước phát triển lớn. Thị trường nhập khẩu Nguồn cung cấp hàng nhập khẩu của Công ty có ở nhiều thị trường khác nhau trên thế giới, nhưng tập trung chủ yếu ở các nước Châu Á. Nguyên nhân chủ yếu là do vị trí địa lí thuận tiện cho việc vận chuyển, hơn nữa hàng hoá từ các thị trường này có giá cả rẻ hơn các thị trường khác trong khi chất lượng được coi là vừa đủ với nhu cầu của người tiêu dùng việt Nam. Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 6: KẾT QUẢ NHẬP KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG 1995-1999 Đơn vị: USD Thị trường 1995 1996 1997 1998 1999 Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ Singapo 943.356 7.37 1125603 6.69 410382 3.02 428564 3.23 263396 2.56 Hàn Quốc 4.143.556 32.38 4.370.424 25.99 5.940.664 43.70 2.791.321 21.01 821.873 7.99 Trung Quốc 528.048 4.13 620.343 3.69 757.391 5.57 657.423 4.95 741.709 7.21 Nhật Bản 4.983.295 38.94 7.778.210 46.26 3.066.196 22.55 2.353.572 17.72 404.313 3.93 Đài Loan 715.380 5.59 867.612 5.16 831.722 6.12 2.468.675 18.58 3.687.418 35.86 Thái Lan 644.258 5.03 400.243 2.38 218.870 1.61 267.066 2.01 356.823 3.47 Inđônêxia 562.498 4.40 1.326.574 7.89 0 0.00 261.768 1.97 126.451 1.23 Tiệp Khắc 160.939 1.26 215.164 1.28 23.850 0.18 636.204 4.79 1.047.642 10.19 Pháp 26.328 0.21 28.552 0.17 132.052 0.97 48.952 0.37 12.503 0.12 Nga 89.775 0.70 82.466 0.49 0 0.00 911.125 6.86 1.573.852 15.31 Mỹ 0 0.00 0 0.00 1.254.546 9.23 808.026 6.08 786.773 7.65 Thị trường khác 0 0.00 0 0.00 959.114 7.06 1.652.443 12.44 459.472 4.47 Tổng cộng 12.797.433 100 16.815.191 100 13.594.787 100 13.285.139 100 10.284.224 100 Thị trường Nhật Bản: Đây là thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty, giá trị hàng năm từ thị trường này đều tăng và chiếm tỉ trọng cao. Năm 1995 giá trị nhập khẩu từ thị trường này đạt 6.242.342 USD chiếm tỉ trọng 48,77% tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 1996 đạt 8.725.360 USD chiếm tỉ trọng tương ứng là 49,12% tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 1997 đạt 3.066.196 USD chiếm tỉ trọng 22,55%. Sang năm 1998 đạt 2.353.575 USD chiếm tỉ trọng 19,22% và năm 1999 đạt 404.313 chiếm tỉ trọng 3,93%. Thị trường Singapore: Thị trường này tương đối gần với nước ta tạo điều kiện vận tải thuận tiện, hơn nữa hàng hoá có chất lượng cao. Tuy nhiên việc nhập khẩu từ thị trường này còn chưa ổn định, còn mang tính tạm thời. Thị trường Trung Quốc: Đây là thị trường nhập khẩu khá ổn định của công ty. Hàng hoá từ thị trường này rất rẻ, phù hợp với mức sống trung bình của người dân. Hàng nhập khẩu từ thị trường này chủ yếu là hàng tiêu dùng. Thị trường Hàn Quốc: Tuy mới quan hệ với Công ty từ năm 1992 nhưng giá trị nhập khẩu từ thị trường này tăng khá đều đặn qua các năm. Các mặt hàng được nhập khẩu nhiều là vải vóc, tơ sợi nylon, thép...Năm 1996 giá trị nhập khẩu từ thị trường này đạt 4.370.424 USD năm 1997 đạt 5.940.664 USD, tuy nhiên trong hai năm trở lại đây nhập khẩu từ Hàn Quốc có giảm, năm 1999 chỉ còn 821.875 USD thấp nhất trong thời gian qua. Thị trường Đài loan: Nhập khẩu từ thị trường này tăng khá nhanh và ổn định. Hàng hoá nhập khẩy chủ yếu là thiết bị máy móc, hàng điện tử, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất công nghiệp. Năm 1995 giá trị nhập khẩu chỉ đạt 715.380 nhưng sang hai năm 1998 và 1999 con số này đã tăng nhanh chóng đạt tương ứng là 2.468.675 USD và 3.687.418 USD. Bên cạnh các thị trường truyền thống, hiện nay Công ty đang nổ lực tìm kiếm mở rộng thị trường mới. Đáng chú ý là năm 1997 Công ty đã mở được các thị trường mới như Thổ Nhĩ Kì, Mĩ, Ba LAn, Italia, Bungari. Điều này làm tăng quan hệ kinh tế của Công ty với bạn hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh thương mại quốc tế. 3. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty trong thời gian qua Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của Công ty phát triển khá vững chắc. Cơ chế mới đã cho phép Công ty tù do hoạt động kinh doanh, phát huy được các năng lực hoạt động của mình trong nổ lực tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên điều kiện thị trường cạnh tranh rất khốc liệt, thêm vào đó là những khó khăn về vốn thiếu, thị trường tiêu thụ bấp bênh, thị trường thế giới có nhiều biến động phức tạp, đã đặt ra những thách thức lớn đối với công ty. Để đứng vững và phát triển trên thương trường, Công ty đã xây dựng một chiến lược kinh doanh hướng về thị trường, phù hợp với tiềm lực của Công ty trên cơ sở nghiên cứu kĩ thị trường, nhằm tranh thủ thuận lợi, hạn chế khó khăn của môi trường kinh doanh. Với chiến lược kinh doanh đó Công ty xây dùng cho mình một danh mục các mặt hàng xuất nhập khẩu rất đa dạng, gồm nhiều mặt hàng và chủng loại, gồm hơn 20 mặt hàng xuất khẩu và 20 mặt hàng nhập khẩu. Với nổ lực của mình, dám đương đầu với khó khăn, qua những thử nghiệm ban đầu Công ty đã từng ước vượt qua được những thử thách giành lấy cơ hội và không ngừng đưa Công ty phát triển lên những tầm cao mới. Cụ thể từ năm 1995 đến nay Công ty đã đạt được những kết quả như sau: Kim ngạch xuất nhập khẩu Simex là Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu do đó hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty là xuất khẩu và nhập khẩu. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty được thể hiện rất rõ thông qua kim ngạch xuất nhập khẩu. Đây chính là bộ phận chính tạo nên doanh thu của công ty. Từ năm 1995 đến nay tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty tăng không ngừng, điều này cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty phát triển khá khả quan. Bảng 7: KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU NĂM 1995-1999 (Đơn vị: USD) Chỉ tiêu Năm Mức tăng trưởng 1995 1996 1997 1998 1999 96/95 97/96 98/97 99/98 Kim ngạch XK 18.833.830 22.889.914 38.326.320 23.976.467 27.921.346 1.215 1.674 0.626 1.165 Kim ngạch NK 12.797.433 16.815.191 13.594.787 13.285.139 10.284.224 1.314 0.808 0.977 0.774 Tổng kim ngạch XNK 31.631.263 39.705.105 51.921.107 37.261.606 38.205.570 1.255 1.308 0.718 1.025 Thông qua số liệu thống kê dễ nhận thấy được sự tăng trưởng nhanh trong ba năm 1995 đến 1997, tuy nhiên trong hai năm 1998 và 1999 kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty lại giảm xuống không ổn định. Năm 1995 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty đạt 31.631.263 USD, Năm 1996 đạt 39.705.105USD tăng 25,52% so với năm 1995. Năm 1997 kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty đạt mức cao nhất là 51.921.107USD tăng 30,76% so với năm 1998. Sang năm 1998 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty giảm xuống còn 37.261.606USD chỉ bằng 71,76% năm 1997, điều này là do nguyên nhân cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á đã làm cho tình hình kinh doanh của Công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sức mua cũng như khả năng cung ứng của các nước Châu Á - thị trường trọng điểm của Công ty - giảm sút. Kết quả là giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu từ các thị trường này giảm làm cho tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty giảm. Đến năm 1999 do vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính đó, nền kinh tế của các nước CHâu Á đang giai đoạn phục hồi do đó sức mua vẫn chưa tăng lên, khả năng cung ứng còn thấp, nên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty đạt được chua cao mặc dù so với năm 1998 đã tăng 2,53%, đạt 38.205.570USD. Trong cơ cấu kinh doanh xuất nhập khẩu ta thấy hoạt động xuất khẩu của Công ty luôn chiếm tỉ trọng cao hơn hoạt động nhập khẩu. Xuất khẩu có xu hướng tăng tương đối về tỉ trọng, năm 1995 tỉ trọng xuất khẩu là 52,83% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, nhưng đến năm 1999 tỉ trọng của xuất khẩu trong tổn kim ngạch xuất nhập khẩu là 73,08%. Nhập khẩu ngược lại có xu hướng giảm tương đối tỉ trọng, năm 1995 chiếm 47,17%, năm 1996 chiếm 42,35%, năm 1997 giảm xuống còn 26,18%, năm 1998 tăng lên một chút chiếm 35,65% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, sang năm 1999 lại giảm xuống chỉ chiếm 26,91%. Trong giai đoạn 1995 - 1999 tương quan tỉ trọng giữa xuất khẩu và nhập khẩu trung bình qua các năm là 64,34% và 35,64%. BiÓu 3: TØ träng kim ng¹ch xuÊt nhËp khÈu 1995-1999 (%) Tóm lại tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty trong những năm gần đây xét từ 1995 đến 1999 có sự biến động không ổn định. Ba năm 1995 đến 1997 tăng mạnh với tốc độ tăng hàng năm là 26,10%, nhưng năm 1998 giảm mạnh, và sang năm 1999 thì bắt đầu tăng trở lại. Trong đó tỉ trọng xuất khẩu ngày càng tăng, còn tỉ trọng nhập khẩu ngày càng giảm. Thể hiện khả năng cạnh tranh cao của công ty, sản phẩm xuất khẩu của Công ty ngày càng được thị trường quốc tế chấp nhận. Mặc dù có sự biến động về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nhưng đó là do nguyên nhân khách quan bởi ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính trong khu vực. Xét trong cả thời kì thì vẫn có xu hướng tăng lên. Con số hơn 51 triệu USD giá trị tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1997, và 38 triệu USD năm 1999 là một con số khổng lồ đối với một doanh nghiệp xuất nhập khẩu, điều này cho thấy quy mô kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty là khá lớn. Do tỉ giá hối đoái năm 1999 thấp hơn năm 1997 nên quy về nội tệ thì giá trị tổng kim ngạch hai năm 1997 và 1999 đều tương đương 520~530 tỉ đồng. Kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua được thể hiện qua một số chỉ tiêu về vốn kinh doanh, doanh thu, chi phí và lợi nhuận cũng như một số các chỉ tiêu khác như sau: Bảng 8: KẾT QUẢ KINH DOANH CÔNG TY SIMEX (NĂM 1995-1999) (Đơn vị: tỉ VNĐ) Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 1. Vốn hoạt động 12,453 12,822 14,420 14,131 14,265 -Vốn lưu dộng 11,669 10,411 11,2 10,976 11,080 -Vốn cố định 784 1,411 3,22 3,155 3,185 1.Doanh thu thuần 431,217 507,54 522,028 488,000 513,405 -Doanh thu xuất khẩu 214,708 267,813 429,251 287,952 371,173 -Doanh thu nhập khẩu 216,509 239,727 92,777 200,048 142,232 2.Chi phí HĐKD 428,824 504,718 518,846 485,454 510,453 -Chi phí xuất khẩu 213,330 266,324 426,635 286,449 369,008 -Chi phí nhập khẩu 215,494 238,394 92,211 199,005 141,445 3.Lợi nhuận HĐKD 2,393 2,822 3,182 2,546 2,952 -Lợi nhuận xuất khẩu 1,378 1,489 2,616 1,502 2,165 -Lợi nhuận nhập khẩu 1,015 1,333 0,566 1,044 0,787 4.Lợi nhuận HĐTC 0,138 0,635 1,162 0,727 0,755 Doanh thu HĐTC 9,071 11,636 20,518 21,398 21,433 Chi phí HĐTC 8,933 11,001 19,356 20,671 20,678 5.Lợi nhuận bất thường 0,105 0,066 0,198 0,105 0,118 -Doanh thu bất thường 21,873 18,215 45,304 26,834 27,934 -Chi phí bất thường 21,768 18,149 45,106 26,729 27,816 6. Tổng LN trước thuế 2,636 3,522 4,542 3,378 3,826 7.Thuế lợi tức 1,186 1,585 2,044 1,520 1,224 8.LN sau thuế 1,45 1,937 2,498 1,858 2,602 9.Cổ tức - - 20% 20% 20% 10.Lao động 37 38 39 37 37 Công ty

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 193.doc
Tài liệu liên quan