Đề tài Thực trạng về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH xây dựng Tự Lập

Lời mở đầu . 1

Chương I: Tổng quan về cụng ty TNHH xừy dựng Tự Lập .3

1.1. Lịch sử hỡnh thành và phỏt triển .3

1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức quản lý .5

1.3. Đặc điểm bộ mỏy kế toỏn và tổ chức cụng tỏc kế toỏn .9

Chương II: Thực trạng về kế toỏn tiền lương và cỏc khoản trớch theo lương tại cụng ty TNHH xừy dựng Tự Lập .14

2.1. Đặc điểm lao động và hạch toỏn lao động 14

2.1.1. Đặc điểm lao động .14

2.1.2. Hạch toỏn lao động .17

2.2. Thực trạng kế toỏn tiền lương và thu nhập lao động khỏc .18

 2.2.1. Tớnh lương, thu nhập khỏc .18

 2.2.2. Thực trạng kế toỏn .27

2.3. Thực trạng kế toỏn cỏc khoản trớch theo lương 35

 2.3.1. Cỏc quỹ trớch theo lương 35

 2.3.2. Thực trạng kế toỏn .37

Chương III: Hoàn thiện cụng tỏc kế toỏn tiền lương và cỏc khoản trớch theo lương tại cụng ty TNHH xừy dựng Tự Lập .43

3.1. Đỏnh giỏ thực trạng kế toỏn tiền lương và cỏc khoản trớch theo lương .43

 3.1.1. Ưu điểm .43.

 3.1.2. Tồn tại chủ yếu và nguyờn nhừn 44

3.2. Phương hướng và giải phỏp hoàn thiện kế toỏn tiền lương và cỏc khoản trớch theo lương 44

Kết luận .48

Tài liệu tham khảo .50

Nhận xột của đơn vị thực tập .51

 

NHẬN XẫT CỦA GIÁO VIấN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP

 

doc63 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 981 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH xây dựng Tự Lập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao động gián tiếp: gồm những người thực hiện chức năng quản lý, điều hành hoạt động của công ty. 2.1.2. Hạch toán lao động: Là hạch toán về số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động theo nghề nghiệp, công việc và theo trình độ tay nghề (cấp bậc, kỹ thuật công nhân viên). Việc hạch toán về số lượng lao động thường được thực hiện bằng" số danh sách lao động của doanh nghiệp " được phòng tổ chức lao động tiền lương theo dõi. Hạch toán thời gian lao động: là hạch toán việc sử dụng thời gian lao động đối với từng công nhân viên ở từng bộ phận trong doanh nghiệp. Hàng ngày kế toán sử dụng bảng chấm công để ghi chép, theo dõi thời gian lao động và có thể sử dụng số tổng hợp thời gian lao động phục vụ cho việc quản lý doanh nghiệp. Chứng từ hoạch toán là bảng chấm công. Hạch toán quản lý lao động: là phản ánh ghi chép kết quả lao động của doanh nghiệp biểu hiện bằng số lương, sản phẩm hay công việc đã hoàn thành của từng bộ phận, từng người. Chứng từ hoạch toán thường được sử dụng như phiếu xác nhận sản phẩm và công việc đã hoàn thành, hợp đồng làm khoán... *Công tác định mức lao động: Định mức lao động trong thực tế sản xuất trước hết được sử dụng để hợp lý hoá việc tổ chức sử dụng lao động, bởi vì qua công tác định mức lao động mới biết được chính sác số lượng công nhân viên cần phải có để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của từng bộ phận, từng đơn vị. Nếu không có định mức lao động thì doanh nghiệp không thể xác định chính xác lao động cần phải bố trí ở mỗi khâu công việc, ở các phòng ban cũng như trên các công trường xây dựng. Mặt khác định mức lao động là cơ sở để hoạch toán chính xác kết quả lao động của từng người và là cở sở để xác định việc trả công lao động do vậy qua công tác định mức lao động doanh nghiệp sẽ làm cho công nhân quan tâm hơn đến công việc của mình. Họ sẽ cố gắng tăng năng xuất lao động để có thu nhập cao. Qua thực tế cho ta thấy định mức lao động đã trở thành công cụ thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Định mức lao động có căn cứ kỹ thuật là cơ sở để tạo ra cho công nhân sử dụng đầy đủ hợp lý thời gian lao động, nâng cao trình độ tay nghề và chất lượng sản phẩm. 2.2. Thực trạng kế toán tiền lương và thu nhập lao động khác: 2.2.1. Tính lương, thu nhập khác: Việc tính và trả lương có thể theo nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý. Trên thực tế thường áp dụng các hình thức trả lương như sau: * hình thức trả lương theo thời gian: là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian làm việc và trình độ thành thạo nghề nghiệp của công nhân viên có ý nghĩa là căn cứ vào thời gian làm việc (ngày công), tiêu chuẩn tháng lương theo cấp bậc được quy định của nhà nước hoặc của doanh nghiệp. Hình thức này bao gồm: lương ngày, lương tháng, lương công nhật và thường áp dụng cho người lao động làm công tác văn phòng như: hành chính quản trị, tổ chức lao động, thống kê, tài vụ, kế toán... cách tính lương theo hình thức này như sau: Lương bình quân một ngày: Tiền lương bq (hệ số cấp bậc + hệ số phụ cấp) x mức lương tối thiểu một ngày trong = tháng số ngày làm việc tiêu chuẩn (26 ngày) Tiền lương tháng : Tiền lương bq tiền lương bq thời gian làm Trong một = một ngày trong x việc thực tế Tháng tháng trong tháng Lương công nhật áp dụng với công nhân viên ngoài doanh nghiệp: Lương công = lương quy định x số ngày làm việc Nhật một ngày thực tế Trong trường hợp nghỉ những ngày lễ, ngày tết vẫn được hưởng lương đủ cả tháng. theo hình thức này thì việc tính toán tiền lương đơn giản, dễ dàng nhưng lại không khuyến khích người lao động quan tâm đến chất lượng và hiệu quả. *. Hình thức trả lương theo sản phẩm: Hình thức này tiền lương trả cho người lao động được tính theo số lượng, chất lượng của sản phẩm hoàn thành hoặc khối lượng công việc đã làm xong được nghiệm thu. để tiến hành trả theo sản phẩm cần phải xây dựng được định mức lao động, đơn giá lương hợp lý trả cho từng loại sản phẩm, công việc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phải kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm chặt chẽ. hình thức tiền lương sản phẩm gồm: trả lương theo sảp phẩm trực tiếp: được tính theo sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá lương sản phẩm (không hạn chế số lượng sản phẩm hoàn thành ) tiền lương lĩnh = số lượng sản phẩm x đơn giá trong tháng công việc hoàn thành tiền lương trả lương theo sản phẩm gián tiếp : căn cứ vào kết quả sản xuất của lao động trực tiếp để tính lương. hình thức này áp dụng cho các tổ đội xây dựng trực tiếp thi công trên công trường. trả lương theo sản phẩm có thưởng : là kết hợp trả lương theo sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp và chế độ tiền thưởng trong sản xuất. trả lương theo sản phẩm luỹ tiến : gồm tiền lương theo sản phẩm trực tiếp và tiền lương tính theo tỷ lệ luỹ tiến căn cứ vào định mức lao động của họ. theo hình thức trả lương theo sản phẩm thì công thức tổng quát để tính lương theo công thức sau: tiền lương theo khối lượng sản phẩm đơn giá sản phẩm sản phẩm trong = công việc thực hiện x theo từng ngành tháng trong tháng nghề * Tiền lương khoán: là hình thức trả lương theo người lao động theo khối lượng và chất lượng công việc mà họ hoàn thành . tiền lương khoán gồm: +tiền lương khoán theo khối lượng công việc: là hình thức tiền lương trả theo sản phẩm. áp dụng cho những công việc đơn giản, đột xuất như khoản bốc vác nguyên vật liệu để tập kết vào công trường, vận chuyển nguyên vật liệu ... +trả lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng: tiền lương được tính theo đơn giá tổng hợp cho sản phẩm hoàn thành đến công việc cuối cùng và được áp dụng cho từng bộ phận . tiền lương khoán được tính: tiền lương khối lượng công đơn giá cho từng khoán = việc hoàn thành x khối lượng công trong tháng trong tháng việc đó * Các chứng từ sử dụng để tính lương: Hàng tháng công ty tiến hành lập sổ danh sách lao động. Sổ này do phòng lao động tiền lương lập để nắm tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có trong doanh nghiệp. Hạch toán tiền lương, sử dụng các chứng từ sau: - Chứng từ phản ánh số lượng, thời gian lao động: Bảng chấm công: được lập riêng cho từng bộ phận, tổ, đội xây dựng trong đó ghi rõ ngày làm việc, ngày nghỉ của từng người. Bảng chấm công phải do tổ trưởng hoặc trưởng các phòng ban trực tiếp ghi và phải để công khai cho người lao động có thể đối chiếu, giám sát thời gian lao động của họ. Cuối tháng, bảng chấm công dùng để tổng hợp thời gian lao động, tính lương cho từng bộ phận, tổ đội sản xuất khi các bộ phận đó hưởng lương thời gian. - Chứng từ phản ánh kết quả lao động bao gồm: Bảng theo dõi công tác ở tổ, phiếu báo làm thêm giờ .... Các chứng từ này phải được tổ trưởng ký, cán bộ kiểm tra kỹ thuật xác nhận, sau đó được chuyển cho phòng lao động tiền lương xác nhận rồi được chuyển lên Phòng Tài chính - Kế toán làm căn cứ tính lương, tính thưởng. Hạch toán kết quả lao động là cơ sở tính lương cho người lao động hay bộ phận lao động hưởng lương theo sản phẩm. - Chứng từ phản ánh hưởng trợ cấp BHXH: căn cứ vào giấy nghỉ ốm, biên bản điều tra tai nạn lao động, giấy chứng sinh ... để kế toán tính trợ cấp BHXH cho người lao động. - Chứng từ thanh toán lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động là Bảng thanh toán tiền lương: được tính cho từng bộ phận, tổ, đội xây dựng và các phòng ban căn cứ vào kết quả tính lương theo phương án của doanh nghiệp cho từng người. Trong đó phải ghi rõ từng khoản lương như: lương sản phẩm, lương thời gian, phụ cấp, trợ cấp, các khoản khấu trừ và số tiền thực lĩnh. Các khoản thanh toán về trợ cấp BHXH cũng được lập tương tự. Sau khi kế toán trưởng kiểm tra, ký xác nhận; giám đốc duyệt, Bảng thanh toán tiền lương và BHXH sẽ được làm căn cứ để thanh toán lương và BHXH cho người lao động các chứng từ trên là cơ sở kiểm tra, tính toán và hạch toán tiền lương với người lao động trong công ty, đồng thời đó cũng là cơ sở để các cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các quy định, chế độ, chính sách tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp. *Hạch toán chi tiết tiền lương: + Tài khoản kế toán sử dụng: Quá trình tính toán, thanh toán tiền lương sau khi được phản ánh trên chứng từ kế toán sẽ được phản ánh trực tiếp trên các tài khoản kế toán cấp 1, 2. Các tài khoản kế toán sử dụng: * TK 338 " Phải trả phải nộp khác": tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả, phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức đoàn thể xã hội, cho cấp trên về kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT, các khoản trừ vào lương theo quyết định của toà án, giá trị tài sản thừa chờ xử lý, các khoản vay mượn tạm thời... Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi tiết bao gồm các tiểu khoản sau: + 3381: Tài sản thừa chờ xử lý + 3382: Kinh phí công đoàn + 3383: Bảo hiểm xã hội + 3384: Bảo hiểm y tế + 3388: Phải nộp khác * TK 335 " Chi phí phải trả": tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh mà sẽ phát sinh trong kỳ hoặc trong nhiều kỳ sau. Ngoài các tài khoản trên, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương còn sử dụng các tài khoản liên quan khác: - TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp (Nhân viên sản xuất). - TK 627- Chi phí sản xuất chung (Nhân viên phân xưởng). - TK 641- Chi phí bán hàng (Nhân viên bán hàng). - TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nhân viên quản lý). - TK 431- Quỹ khen thưởng phúc lợi. - TK 138- Phải thu khác - .... + Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu ở công ty TNHH xây dựng: * Hàng tháng, tính tiền lương, tiền công phải trả cho CNV được phân bổ cho các đối tượng, kế toán ghi: Nợ TK 622: Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất Nợ TK 627 (6271): Tiền lương phải trả cho lao động gián tiếp và nhân viên QLPX Nợ TK 641 (6411): Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng, tiêu thụ sản phẩm Nợ TK 642 (6421): Tiền lương phải trả cho bộ phận quản lý doanh nghiệp Có TK 334: Tổng số tiền lương phải trả cho CNV trong tháng - Số tiền thưởng phải trả cho CNV: Nợ TK 431 (4311): Thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng Nợ TK 622, 6271, 6411, 6421, 241: Thưởng trong sản xuất kinh doanh Có TK 334: Tổng số tiền thưởng phải trả - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ hàng tháng: Nợ TK 622, 627, 641, 642, 241: Phần tính vào chi phí sản xuất KD Có TK 338 (3382, 3383, 3384): Tổng KPCĐ, BHXH, BHYT phải trích - Tính BHXH phải trả CNV: Tuỳ theo việc phân cấp quản lý quỹ này mà kế toán tiến hành định khoản kế toán cho phù hợp: + Trường hợp doanh nghiệp được giữ lại một phần để trực tiếp sử dụng, chi tiêu cho CNV theo quy định thì khi tính số BHXH phải trả trực tiếp cho CNV, kế toán ghi: Nợ TK 338 (3383) - Phải trả phải nộp khác Có TK 334: Phải trả CNV + Trường hợp toàn bộ số trích BHXH phải nộp lên cấp trên, việc chi tiêu trợ cấp BHXH cho CNV tại công ty được quyết toán theo số chi phí thực tế, khi tính BHXH phải trả trực tiếp cho CNV tại doanh nghiệp, kế toán ghi: Nợ TK 138 (1388) - Phải thu khác Có TK 334 - Phải trả CNV - Các khoản tính trừ vào thu nhập của CNV: Nợ TK 334: Tổng số các khoản khấu trừ Có TK 141: Số tạm ứng trừ vào lương Có TK 138: Các khoản bồi thường do gây thiệt hại - Thanh toán tiền lương, tiền công, tiền thưởng, trợ cấp BHXH cho CNV: + Thanh toán bằng tiền: Nợ TK 334: Các khoản đã thanh toán Có TK 111, 112: Số tiền đã xuất quỹ thanh toán + Thanh toán bằng vật tư, hàng hoá: 1. Ghi nhận giá vốn vật tư, hàng hoá: Nợ TK 632 Có TK 152, 153, 154, 155 ... 2. Ghi nhận giá thanh toán: Nợ TK 334: Tổng giá thanh toán (bao gồm thuế VAT) Có TK 512: Giá bán không có thuế VAT Có TK 3331: Thuế VAT phải nộp - Khi chuyển tiền nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 338 (3382, 3383, 3384) Có TK 111, 112 - Khi chi dùng KPCĐ để lại công ty, kế toán ghi: Nợ TK338 (3382) Có TK 111, 112 - Cuối kỳ kết chuyển tiền lương chưa lĩnh của CNV: Nợ TK 334 Có TK 3388 - Hàng tháng khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 622 Có TK 335 - Số tiền lương công nhân nghỉ phép thực tế phải trả: Nợ TK 335 Có TK 334 - Vì công ty không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp tham gia xây dựng ở công trường nên khi tính tiền lương nghỉ phép của công nhân thực tế phải trả, kế toán ghi: Nợ TK 622, 627, 642 Có TK 334 + Sơ đồ hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở công ty TNHH xây dựng Tự Lập có thể được khái quát qua sơ đồ sau: Tiền lương, Tiền thưởng, BHXH và các khoản khác phải trả CNVC Các khoản tính trừ vào TN của CNV TK141,138,338 TK334 TK3383,3384 BHXH, BHYT thu của CNV TK111, 112, 333 Thanh toán lương, thưởng và các khoản khác cho CNV TK335 Tiền lương phép của CNSX Lương chính, tiền thưởng trong sản xuất TK338 BHXH phải trả TK431 Tiền thưởng từ quỹ khen thưởng Trích trước lương phép của CNSX Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, chi tiêu KPCĐ Trích BHXH , BHYT, KPCĐ vào chi phí TK111,112 Cấp bù BHXH, KPCĐ TK512 Trả lương bằng sản phẩm TK622, 627, 641, 642 Sơ đồ 2.1: Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương Tuỳ theo yêu cầu quản lý mà mỗi Đơn vị có tổ chức các sổ kế toán tổng hợp, sổ chi tiết khác nhau theo mục đích quản lý riêng của Đơn vị đó căn cứ vào hình thức kế toán đang áp dụng tại Đơn vị đó. Thông thường sổ chi tiết được mở theo từng đối tượng tập hợp chi phí hoặc đối tượng tính giá thành như: sổ tổng lương theo đối tượng, để nắm được thực tế lao động ở từng bộ phận tại từng thời điểm nhằm phục vụ cho lãnh đạo trong công tác quản trị nhân lực. 2.2.2. Thực trạng kế toán tiền lương tại công ty TNHH xây dựng Tự Lập: Việc thực hiện hình thức trả lương thích hợp cho người lao động, kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích của doanh nghiệp và người lao động sẽ có tác dụng là đòn bẩy kinh tế, khuyến khích người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động, có trách nhiệm với công việc, không ngừng học hỏi sáng tạo, nâng cao trình độ về kiến thức cũng như kỹ năng trong công việc... Bên cạnh chế độ tiền lương, tiền thưởng, cán bộ, công nhân viên trong công ty còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong các trường hợp ốm đau, thai sản... theo đúng chế độ hiện hành của Nhà nước. Theo hình thức tiền lương trên, hàng tháng kế toán tiền lương của công ty sẽ tiến hành tính lương phải trả cho người lao động, đồng thời tính các khoản trích theo lương như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn. Bảng thanh toán tiền lương sẽ được kế toán tiền lương (người lập bảng lương) ký, ghi rõ họ tên rồi chuyển cho Kế toán trưởng kiểm tra, xác nhận, sau đó Giám đốc công ty ký duyệt Trên cơ sở tình hình thực tế của công ty, từ ngày 01/01/2008 Ban lãnh đạo công ty đã quyết định áp dụng hình thức trả lương mới nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc của cán bộ công nhân viên trong công ty, đồng thời tăng năng suất và hiệu quả công việc. Theo đó, cán bộ công nhân viên công ty cũng có cuộc sống ổn định hơn nhờ thu nhập tăng lên đáng kể. Do đặc thù của công ty xây dựng nên công ty áp dụng hình thức trả lương theo cấp bậc. Hệ số cấp bậc được căn cứ vào trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên trong công ty. Hình thức trả lương mới này đã đảm bảo được quyền lợi của người lao động cũng như khuyến khích họ học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Tiền lương thực lĩnh là tổng thu nhập mà người lao động nhận được, được thể hiện bằng công thức sau: Tiền lương thực lĩnh = Lương cứng + thưởng (nếu có) + phụ cấp (nếu có) +Lương cứng = mức lương hệ số 1 * hệ số lương (Mức lương hệ số 1 >= 650.000đ/tháng) +Phụ cấp lương: Phụ cấp chức vụ : Giám đốc : 0,5 PGĐ : 0,35 Phụ cấp trách nhiệm: 0,1 Phụ cấp lương = Hệ số phụ cấp x Tiền lương hệ số 1 Bảng 2.2: Bảng hệ số lương theo quy định của Công ty áp dụng từ ngày 01/01/2008 Chức danh Số người Hệ số Giám đốc 1 8 Phó giám đốc, Kế toán trưởng 3 6 Trưởng phòng 2 4-5 Phó phòng, cán bộ kỹ thuật 4 3-3.5 Nhân viên 3 1.6-2 Tổng cộng 13 132.30 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính) Ví dụ: Tính lương cho ông Hoàng Ngọc Hải – giám đốc công ty theo bảng lương tháng 6/2008 như sau: Hệ số lương: 8 Hệ số chức vụ ( GĐ): 0,5 Vậy tổng tiền lương tháng 6 năm 2008 của ông giám đốc là: ( 8 x 650.000) + ( 0,5 x 650.000) = 5.525.000 (đ). Tuy nhiên từ tổng lương trên tiến hành trích 5% BHXH và 1% BHYT ta có: Các khoản giảm trừ là: ( 5.525.000 x 5%) + ( 5.525.000 x 1%) = 331.500 (đ) Tổng số tiền lương tháng 6 năm 2008 ông giám đốc thực lĩnh là: 5.525.000 - 331.500 = 5.193.500 (đ) Bên cạnh đó, để thuận tiện cho việc theo dõi số ngày công làm việc thực tế, ngày nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ BHXH, nghỉ họp, nghỉ phép,... để làm căn cứ thanh toán cho người lao động các khoản phụ cấp, tiền thưởng, các chế độ BHXH như ốm đau, thai sản, BHXH trả thay lương... Công ty có sử dụng Bảng chấm công theo quy định hiện hành của Nhà nước. Mỗi phòng ban trong công ty phải lập bảng chấm công hàng tháng cho các nhân viên trong phòng mình. Hàng ngay, người được phân công công việc chấm công phải căn cứ theo tình hình thực tế của phòng mình để chấm công cho từng người, ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ 1 đến 31 theo ký hiệu quy định trong chứng từ như sau: Đơn vị: Công ty TNHH xây dựng Tự Lập Bảng chấm công Mẫu số: C01 – KB Bộ phận: Tháng 6 năm2008 STT Họ và tên Cấp bậc chức vụ Ngày trong tháng Quy ra công 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Số Công Hưởng lương Số công nghỉ ko lương Số công hưởng BHXH 1 Hoàng Ngọc Hải GĐ x x x x x CN x x x x x x CN x x x x x x CN x x x x x x CN x x x 26 2 Nguyễn Văn Thỏa PGĐ x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26 3 Nguyễn Việt Hà PGĐ x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26 4 Hoàng Thị Hương KTT x X x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 25 5 Nguyễn Thị Lan TQ x X x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26 6 Hà Khánh Thuận KT X x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 25 7 .. .. .. .. .. . . .. Người duyệt Phụ trách bộ phận Người chấm công (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Cùng với việc chấm công phòng tổ chức còn theo dõi tình hình nhân viên nghỉ ốm thai sản, tai nạn ...trong trường hợp có nhân viên của một bộ phận (phòng) nào đó rơi vào trường hợp trên thì phải có giấy chứng nhận của y tế xác nhận là bị ốm, tai nạn... Cụ thể theo biểu sau: Biểu số 2.3: Công ty TNHH xây dựng Tự Lập Mẫu số 1: BHYT Giấy chứng nhận nghỉ ốm, thai sản, tai nạn Số:... Họ và tên: Nhuyễn Thị Lan Tuổi: 27 Nghề nghiệp: Thủ quỹ Chức vụ: Đơn vị công tác: Phòng Tài chính - Công ty TNHH xây dựng Tự Lập Tên cơ quan ytế Ngày tháng năm khám Lý do nghỉ Đề nghị cho nghỉ Phụ trách đơn vị ký xác nhận Số ngày Từ ngày Đến hết ngày Ytá, y sĩ, L.Y Ký tên Số ngày thực tế nghỉ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Y tế công ty 5/6/2008 Đau mắt hột 2 5/6 8/6 2 Khi có giấy chứng nhận nghỉ vì bất kỳ một lý do chính đáng nào thì nhân viên công ty sẽ được thanh toán khoản tiền đã phải chi trả trong thời gian đau ốm không làm việc được phòng tổ chức sẽ căn cứ vào giấy chứng nhận đó để thanh toán trợ cấp bảo hiểm xã hội. vì bao giờ cán bộ công nhân viên cũng phải trích 1 phần lương của mình được lĩnh trong tháng để đóng vào quỹ BHXH theo một tỷ lệ quy định phòng khi ốm đau, tai nạn , bệnh tật sẽ có hỗ trợ hay nói đúng hơn là trợ cấp BHXH và mức trích trợ cấp cũng theo tỷ lệ phần trăm quy định sẵn. VD : Khi có giấy chứng nhận nghỉ ốm vì lý do đau mắt thì chị Lan sẽ được lĩnh 1 khoản trợ cấp BHXH theo tỷ lệ trích 75%. Biểu số 2.4: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc Lập- Tự do - Hạnh phúc Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH Họ và tên: Nguyễn Thị Lan Tuổi : 27 Nghề nghiệp: Thủ quỹ Đơn vị công tác: Phòng Tài chính Tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ: 1.83 Số ngày nghỉ: 2 ngày Trợ cấp mức: 75% : 7.800 x 2 ngày = 15.600 Cộng : 15.600 Bằng chữ: Mười lăm nghìn sáu trăm đồng chẵn. Ngày 4/6/2008 Người lĩnh tiền Kế toán trưởng Ban chấp hành TT đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Cuối tháng phòng tổ chức có trách nhiệm phải thanh toán tiền lương đầy đủ cho từng CBCNV theo số ngày thực làm của mỗi người thể hiện trên bảng chấm công và vào bảng thanh toán lương từng tháng cho từng bộ phận Ngày 26 hàng tháng, kế toán tiền lương nhận được số liệu tổng hợp về các khoản tiền lương ở các phòng, căn cứ vào đó kế toán tính ra tổng quỹ lương tháng. Sau đó kế toán tiền lương tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH rồi định khoản kế toán và đưa vào nhật ký chung, sổ cái TK 334 bên có; đối ứng bên nợ sẽ đưa vào sổ cái TK6271, TK6421. Đối với các khoản trích theo lương, sau khi tính toán đưa vào bảng phân bổ, kế toán nhập số liệu vào máy vi tính, vào sổ Nhật ký chung, sổ cái các TK 3382, TK 3383, TK 3384 bên có; đối ứng bên nợ là sổ cái TK 6271, TK6421. Từ đó kế toán tổng hợp định khoản như sau: Nợ TK 627 - "Chi phí sản xuất chung" (Chi tiết TK 6271 ) Có TK 334 - "Phải trả công nhân viên" Nợ TK 642 - "Chi phí QLDN" (Chi tiết TK 6421) Có TK 334 - "Chi phí công nhân viên" Nợ TK 627 - "Chi phí sản xuất chung" (Chi tiết TK 6271) Có TK 338 - "Phải trả phải nộp khác " (Chi tiết TK 3382 Chi tiết TK 3383 Chi tiết TK 3384) Nợ TK 642 - "Chi phí QLDN" (Chi tiết TK 6421 ) Có TK 338 - "Phải trả phải nộp khác" (Chi tiết TK 3382 Chi tiết TK 3383 Chi tiết TK 3384). Bảng thanh toán lương của công ty tháng 6/2008 (bộ phận công trường) như sau: Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương được Công ty TNHH xây dựng Tự Lập được đặc biệt coi trọng, bởi vì đây chính là yếu tố chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí, giá thành công trình của Công ty. Do vậy, Công ty thực hiện nghiêm ngặt quy trình luân chuyển chứng từ lương theo sơ đồ dưới đây: Biểu số 2.5: Sơ đồ quy trình thanh toán lương Bảng lương thời gian, Bảng lương khoán được lập từ các tổ, đội xây dựng Phòng tổ chức kiểm tra tổng hợp lao động Phòng Kế toán kiểm tra khối lượng hoàn thành áp đơn giá khoán để thanh toán Giám đốc duyệt bảng lương P. Tài chính - Kế toán Kế toán tiền lương hạch toán vào TK 334 "Phải trả công nhân viên " Giám đốc duyệt phiếu chi Thủ quỹ phát tiền Kế toán lương tổng hợp Lưu chứng từ 2.3. Thực trạng kế toán các khoản trích theo lương: 2.3.1. Các quỹ trích theo lương: Bên cạnh những vấn đề hết sức quan trọng về tiền lương thì nghiệp vụ kinh tế phát sinh giữa người lao động với các tổ chức xã hội cũng đóng vai trò rất cần thiết đó là các khoản trích theo lương: bhxh, bhyt, KPCĐ .việc phân phối phần giá trị mới do người lao động tạo ra thực chất là sự đóng góp của nhiều người để bù đắp cho một số người khi gặp rủi ro, tai nạn, ốm đau... Các khoản trích theo lương đảm bảo quyền lợi cho người lao động thực hiện công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, khắc phục những mặt yếu của cơ chế thị trường. Thực chất, Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ là quỹ được hình thành nhằm mục đích bảo trợ người lao động trong thời gian mà người lao động không còn khả năng tham gia lao động được như: tai nạn lao động, hết độ tuổi lao động, ốm đau, tử tuất ... và trong việc đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động của tổ chức công đoàn, đoàn thể của đơn vị. Các quỹ này được hình thành bởi 2 nguồn đóng góp như sau: + Nguồn trích nộp do Đơn vị đưa vào quỹ tiền lương: BHXH 15% lương cơ bản, BHYT 2% lương cơ bản, KPCĐ 2% lương thực trả tính theo chế độ hiện hành và số lao động đã đăng ký tham gia đóng bảo hiểm. + Nguồn do người lao động đóng góp được tính thu từ tiền lương phải trả cho họ: BHXH 5% lương cơ bản, BHYT 1% lương cơ bản. Hàng tháng đơn vị phải thực hiện việc trích, thu rồi nộp cho các tổ chức: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Liên đoàn lao động, Công đoàn cấp trên và Công đoàn cấp cơ sở theo chế độ hiện hành để chi tiêu cho hoạt động tại đơn vị. Tiền lương phải trả cho người lao động, cùng các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ hợp thành chi phí nhân công trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị trong kỳ. Hàng tháng kế toán tiến hành tổng hợp và trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định trên cơ sở số tiền lương phải trả và các tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ hiện hành đang áp dụng. Tổng hợp phân bổ tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ được thực hiện trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Trên bảng phân bổ này ngoài tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ còn phản ánh việc trích trước các khoản chi phí phải trả như trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp. Bảng phân bổ tiền lương và BHXH được lập hàng tháng trên cơ sở các chứng từ về lao động và tiền lương trong tháng. Kế toán tiến hành phân loại và tổng hợp tiền lương, tiền công phải trả theo từng đối tượng sử dụng lao động, theo trực tiếp sản xuất từng loại sản phẩm ở từng phân xưởng, quản lý và phục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6413.doc
Tài liệu liên quan