CHƯƠNG 1 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH DOANH 1
LỮ HÀNH VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI NHÀ CUNG CẤP 1
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN . 1
1.1.2. DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH VÀ PHÂN LOẠI. 2
1.1.3. HỆ THỐNG SẢN PHẨM CỦA CÁC CÔNG TY LỮ HÀNH 6
1.1.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY LỮ HÀNH . 9
1.1.5.QUAN HỆ GIỮA DOANH NGHIỆP VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP 12
1.2- Vai trò của các nhà cung cấp với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. 12
1.2.1- KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NHÀ CUNG CẤP CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH LỮ HÀNH. 12
1.2.2- PHÂN LOẠI NHÀ CUNG CẤP CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH LỮ HÀNH . 14
1.2.3. MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC NHÀ CUNG CẤP VỚI CÁC CÔNG TY LỮ HÀNH . 18
1.2.3.1. CƠ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA DOANH NGHIỆP KINH DONH LỮ HÀNH VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP 18
1.2.3.2 VAI TRÒ CỦA MỖI NHÀ CUNG CẤP ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH 20
1.2.4. HÌNH THỨC CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG TY LỮ HÀNH VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP 22
CHƯƠNG 2. 25
THỰC TRẠNG VỀ MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP Ở HÀ NỘI CỦA CÔNG TY ĐIỀU HÀNH HƯỚNG DẪN DU LỊCH VINATOUR 25
2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY ĐIỀU HÀNH HƯỚNG DẪN DU LỊCH( VINATOUR) 25
2.1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH LẬP, PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐIỀU HÀNH HƯỚNG DẪN DU LỊCH VINATUOR. 25
2.1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 27
2.1.2.1. MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC . 27
2.1.2.2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA MỖI BỘ PHẬN 29
2.1.3. CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ VỐN CỦA CÔNG TY. 31
2.1.4. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY VINATOUR. 33
2.2.Thực trạng về mối quan hệ với các nhà cung cấp ở Hà Nội của công ty Vinatour. 40
2.2. 1. MỐI QUAN HỆ CỦA CÔNG TY VINATOUR VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ THAM QUAN, VUI CHƠI GIẢI TRÍ Ở HÀ NỘI. 40
2.2.1.1.THỰC TRẠNG VỀ CÁC NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ THAM QUAN, VUI CHƠI GIẢI TRÍ Ở HÀ NỘI . 40
2.2.1.2. MỐI QUAN HỆ CỦA CÔNG TY VINATOUR VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VUI CHƠI GIẢI TRÍ Ở HÀ NỘI. 42
2.2.2. MỐI QUAN HỆ CỦA CÔNG TY VINATUOR VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LƯU TRÚ VÀ ĂN UỐNG Ở HÀ NỘI. 44
2.2.2.1. THỰC TRẠNG VỀ CÁC NHÀ CUNG CẤP CƠ SỞ LƯU TRÚ VÀ ĂN UỐNG Ở HÀ NỘI. 44
2.2.3. MỐI QUAN HỆ CỦA CÔNG TY VINATUOR VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN Ở HÀ NỘI. 51
2.2.3.1. THỰC TRẠNG CỦA CÁC NHÀ CUNG CẤP PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN Ở HÀ NỘI 52
2.2.3.2.MỐI QUAN HỆ CỦA CÔNG TY VINATOUR VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN Ở HÀ NỘI. 60
2.2.4. MỐI QUAN HỆ CỦA CÔNG TY VINATOUR VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ KHÁC TRÊN Ở HÀ NỘI . 66
2.2.5. MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG Ở HÀ NỘI . 67
2.3. nhận xét và đánh giá về những điểm mạnh và yếu của công ty trong thời gian qua. 70
2.3.1.VỀ KINH DOANH. 70
2.3.2.VỀ MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP Ở HÀ NỘI . 72
KẾT LUẬN 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 76
78 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1006 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng về mối quan hệ với các nhà cung cấp ở Hà Nội của công ty Vinatour, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó hiệu quả để hoàn thành tất mọi nhiệm vụ được giao. Chức năng nhiệm vụ của mỗi bộ phận được quy định như sau:
+ Ban Giám đốc công ty
- Giám đốc công ty: Là người đứng đầu bộ máy của công ty, có trách nhiệm quản lý toàn diện các mặt hoạt động của đơn vị và chịu trách nhiệm trước nhà nước và tổng cục du lịch Việt Nam về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phó giám đốc công ty: Giúp việc Giám đốc công ty có 2 phó Giám đốc. Các Phó Giám đốc được Giám đốc phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả và hiệu suất công tác được giao.
+ Các phòng quản lý
- Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm về toàn bộ lĩnh vực lao động tiền lương cho cán bộ công nhân viên chức, phân công, phân nhiệm cán bộ công ty theo sự chỉ đạo của ban Giám đốc.
- Phòng tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm phân tích các hoạt động tài chính của công ty theo đúng quy chế hiện hành của nhà nước, xây dựng, phân bổ kế hoạch kinh doanh, chỉ đạo việc thực hiện hạch toán kế toán trong công ty. Hàng tháng, quý phải thường xuyên có báo cáo kịp thời về kết quả hoạt động kinh doanh, tài chính cho ban lãnh đạo công ty.
+ Các phòng và đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh.
- Phòng thị trường nước ngoài.
Cung cấp mọi thông tin về các tour du lịch, tuyến du lịch chương trình du lịch như giá cả, thời gian...các thông tin về du lịch trong nước Việt Nam cho các hãng du lịch quốc tế.
Tham mưu cho ban giám đốc về các dịch vụ quảng cáo, hội chợ, tuyên truyền để thu hút khách nước ngoài vào Việt Nam.
Cố vấn cho các hãng nước ngoài về khách sạn, tuyến điểm tham quan, tình hình về kinh doanh du lịch tại Việt Nam hiện tại.
- Phòng thị trường trong nước:
Phân loại và phân đoạn thị trường du lịch nội địa để xây dựng các chương trình du lịch cho phù hợp để phục vụ khách du lịch Việt Nam đi du lịch trong nước
Nhận các thông tin của các hãng du lịch nước ngoài mời chào để lựa chọn các tours, các chương trình du lịch phù hợp với thị hiếu của người Việt Nam nhằm đưa khách du lịch Việt Nam đi du lịch ra nước ngoài.
Xây dựng các tours, các chương trình du lịch sao cho phù hợp với các tổ chức, cá nhân nước ngoài đang công tác tại Việt Nam đi du lịch trong nước.
Phải tuyên truyền quảng cáo, tham gia các hội chợ trong nước để thu thập thông tin xây dựng các chương trình du lịch mới cho phù hợp hơn.
* Các chi nhánh và đại lý du lịch: Có nhiệm vụ tham mưu cho các phòng ban của công ty, bán các chương trình du lịch cho khách du lịch trong và ngoài nước. Điều hành các đoàn khách do công ty mẹ gửi vào tiến hành thâm nhập thị trường và mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty .
* Phòng hướng dẫn: Là phòng làm nhiệm vụ lễ tân, đón, tiễn khách, trực tiếp phục vụ khách trong suốt chương trình du lịch, là nơi giới thiệu cho khách về văn hoá Việt Nam, có trách nhiệm làm kế toán viên trong chương trình du lịch, có trách nhiệm thanh tra, đôn đốc về tình hình phục với các đối tác như phòng ở, ăn uống, giải trí, tham quan.
Phối hợp với các cơ quan chức năng, các đơn vị du lịch trong và ngoài ngành đón tiếp khách để bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản cho khách du lịch đồng thời giữ gìn an ninh quốc gia. Thu thập các ý kiến của khách trong suốt một chương trình du lịch để có thêm thông tin về chất lượng phục vụ cũng như chất lượng các chương trình du lịch.
Phối hợp với phòng thị trường, phòng điều hành để nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty với khách du lịch. Vì vậy, hướng dẫn viên phải hiểu biết đầy đủ thông tin về Việt Nam như địa lý, pháp luật, tôn giáo, văn hoá,...
* Phòng điều hành: Là đầu mối triển khai toàn bộ các chương trình, các dịch vụ du lịch do phòng thị trường trong và ngoài nước ký kết, do các công ty lữ hành trong và ngoài nước có quan hệ yêu cầu.
Trên cơ sở kế hoạch khách, thông báo khách do các đơn vị trên gửi đến, có kế hoạch triển khai các kế hoạch liên quan theo đúng yêu cầu về thời gian và chất lượng như khách sạn, ô tô máy bay, hướng dẫn viên, xin giấy phép đi lại, đăng ký lưu trú, gia hạn Visa, vui chơi giải trí.
Ký kết hợp đồng đưa đón khách với các đơn vị trong và ngoài nước, thiết lập quan hệ với các cơ quan hữu quan như công an, hàng không, ngoại giao, hải quan để thực hiện tốt các công tác điều hành.
Căn cứ vào Voucher thông báo cho kế toán làm hoá đơn thanh toán với hãng, lập hoá đơn thanh toán với các công ty lữ hành trong và ngoài nước có quan hệ gửi khách cho công ty, giải quyết các phát sinh trong quá trình phục vụ khách như: các thay đổi chương trình, bổ sung dịch vụ, khiếu nại về chất lượng phục vụ khách.
Quản lý phòng máy vi tính. Là đầu mối theo dõi các thông tin về khách cho các đơn vị phục vụ. Là đơn vị quản lý chất lượng phục vụ của một chương trình du lịch, có những chiến lược nhằm nâng cao chất lượng phục vụ .
* Phòng vận chuyển: chịu trách nhiệm đưa đón khách theo sự điều động của phòng điều hành và tự khai thác nguồn khách cho công ty đảm bảo cho sự hoạt động liên tục cho đội xe.
2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và vốn của công ty.
* Khả năng về vốn của công ty: Tuy hoạt động kinh doanh lữ hành không yêu cầu nhiều về vốn, đặc biệt là vốn cố định, nhưng để hoạt động được một cách có hiệu quả, công ty nhất thiết phải cần một lượng vốn nhất định. Hơn nữa để đáp ứng yêu cần phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh thì yếu tố vốn là cần thiết. Tính đến thời điểm này thì vốn của công ty như sau:
- Vốn cố định : 8.522.722.000 đồng.
-Vốn đầu tư xây dựng cơ bản : 558.031.000 đồng
-Vốn lưu động : 88.478.000 đồng.
* Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Nếu chỉ kể riêng hoạt động kinh doanh lữ hành thì nhu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật không yêu cầu nhiều nhưng nhiều khi nó lại yêu cầu kỹ thuật cao. Chính những hoạt động kinh doanh bổ sung đôi khi lại có yêu cầu lớn hơn về cơ sở vật chất kỹ thuật. Hiện nay công ty Vinatour có 14 xe ô tô du lịch (gồm 1 xe 47 chỗ, 4 xe 30 chỗ, 2 xe 15 chỗ, 1 xe 6 chỗ, 6 xe 4 chỗ ); có một cơ sở dịch vụ và nhà ở 2.500 m2, có văn phòng tại thành Phố Hồ Chí Minh với diện tích 280 m2. Toàn bộ các bộ phận trong công ty được trang bị máy vi tính và thực hiện các công việc bằng máy. Có nhiều bộ phận do yêu cầu sử dụng mà mỗi nhân viên được sử dụng một máy (như bộ phận thị trường nước ngoài) và công ty cũng đã nối mạng Internet. Nhờ vào hệ thống này mà toàn bộ công việc của công ty được thực hiện một cách nhanh chóng và dễ dàng. Độ trễ trong việc truyền tin giữa các bộ phận dường như được giải quyết một cách triệt để, hệ thống vi tính trong công ty đựơc sử dụng trong gần như toàn bộ hoạt động của công ty bao gồm: xây dựng chương trình, tính giá, làm thông báo cho khách, đặt trước các dịch vụ điều động hướng dẫn viên, xe, lái xe ... Nói tóm lại gần như tất cả các nghiệp vụ của công ty lữ hành đều được thực hiện qua máy vi tính, nhờ vậy mà công ty có thể tránh được tối đa những nhầm lẫn không đáng có, đảm bảo tìm kiếm và cập nhật, thay đổi theo những yêu cầu của khách, quản lý các đoàn khách, hướng dẫn viên, xe, lái xe một cách hiệu quả nhất. Hơn nữa cùng với chế độ báo cáo đi đoàn và lấy ý kiến của khách sau khi đi đoàn, hệ thống vi tính cho phép quản lý được chất lượng những sản phẩm do công ty cung cấp, nhanh chóng có những chấn chỉnh các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào để phù hợp tối đa nhu cầu của khách.
2.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Vinatour.
Để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Vinatour chúng ta cùng nhau xem xét kết quả mà công ty đã đạt được trong giai đoạn 1998-2001.
Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 1999-2001
(Theo báo cáo tổng kết các năm của vina tour)
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
1
Số lượng khách
-Khách DL quốc tế.
-Khách DL quốc tế tại chỗ.
-KháchVNđi DLnước ngoài.
-Khách DL nội địa
Khách
Khách
Khách
Khách
Khách
9.814
7.970
254
563
1.027
9.987
7.816
404
608
1.159
10.428
7.920
620
658
1.230
2
Số lượng ngày khách.
-Khách DL quốc tế.
-Khách DL quốc tế tại chỗ.
-KháchVNđi DLnước ngoài.
-Khách DL nội địa
NK
NK
NK
NK
NK
30.864
22.543
670
4.284
3.367
43.098
32.920
1.870
3.570
4.738
46.057
35.254
2.624
3.254
4.925
3
Doanh thu
1000Đ
25.273.000
26.308.000
27.838.000
4
Lợi nhuận
1000Đ
1.300.000
1.141.000
1.260.000
*Kết quả hoạt động kinh doanh năm 1999.
Bước vào năm 1999, nền kinh tế nước ta đang trên đà giảm sút nhịp độ tăng trưởng, hàng hoá sản xuất tiêu thụ chậm, ứ đọng sức mua giảm sút, thiên tai xảy ra liên tiếp và nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ trong khu vực tiếp tục gây nhiều bất lợi cho nền kinh tế nước ta. Thu nhập tính theo đầu người giảm, tiết kiệm chi tiêu ngoại tệ của các nước trong khu vực và các nước công nghiệp phát triển dẫn đến tình trạng khách du lịch vào Việt Nam giảm, khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài hạn chế, chính sách tiết kiệm của chính phủ đã hạn chế việc đi lại , tham quan du lịch , tổ chức các hội nghị của các cơ quan trong nước.Tiến độ phát triển kinh tế chậm, đầu tư nước ngoài giảm, lượng khách du lịch vào Việt Nam giảm. Đó là toàn cảnh bức tranh du lịch Việt Nam năm 1999, là những thách thức, khó khăn to lớn cho toàn ngành du lịch nói chung và cho công ty Vinatour nói riêng. Nhưng do sự phấn đấu kiên trì và bền bỉ công ty Vinatour vẫn giữ được tốc độ phát triển tưong đối toàn diện, đúng hướng và có hiệu quả. Lượng khách quốc tế giảm, khách Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài tham quan, khảo sát, tìm hiểu thị trường ngày càng nhiều và có kết quả cụ thể là:
+ Về khách:
- Tổng số khách của công ty thu hút được là 9.814 lựơt khách đạt 106,67% kế hoạch năm trong đó phục vụ được7.970 lượt khách du lịch quốc tế.
- Số ngày khách năm 1999 đạt đươc là 30.864 tăng 7,94% so với năm 1998.
+ Về doanh thu: Tổng doanh thu của công ty năm 1999 đạt 25.273.000.000 đồng đạt 91,90% kế hoạch năm và giảm so với năm 1998 là 7,47%. Lợi nhuận của công ty đạt được là 1.300.000.000 đạt 116,7% kế hoạch năm, giảm so với năm 1998 là 169.777.000 đồng.
Doanh thu cụ thể của các đơn vị được thể hiện qua biểu sau:
Biểu 3: Doanh thu của các đơn vị trong công ty năm 1999
(Báo cáo tổng kết năm 1999 của Vinatour.)
Đơn vị:1000 đồng
STT
Các đơn vị.
Doanh thu.
Tăng% so với 1998
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
Phòng thị trường nước ngoài
Phòng thị trường trong nước
Phòng điều hành
Phòng vận chuyển
Chi nhánh tại TPHCM
Đại lý vé máy bay
Dại lý du lịch I
Đại lý du lịch II
Đại lý du lịch III
Chi nhánh Móng Cái
Các dịch vụ khác
Tổng doanh thu
13.900.000
1.508.000
1.069.000
1.470.000
4.099.000
709.000
51.000
1.429.000
97.000
482.000
25.273.000
0.72
-38.4
-35.4
29.9
16.8
5.03
-97.7
107.3
-32.3
1.0
-7.47
* Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2000.
Năm 2000 năm cuối cùng của thế kỷ 20, những thành tựu kinh tế xã hội đã đạt được cộng với tình hình chính trị ổn định là những nhân tố thuận lợi tạo đà cho sự phát triển năm 2001. Tình hình khách du lịch ở Việt Nam những tháng cuối năm 2000 tăng nhiều so với cùng kỳ năm 1999 là những dấu hiệu khả quan. Chương trình hành động của ngành với khẩu hiệu ”Việt Nam điểm đến của thiên niên kỷ mới” cùng với các lễ hội, Festival, các chương trình quảng bá du lịch ra nước ngoài, những hội chợ trong và ngoài nước đã tạo nên sức hấp dẫn với khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy vậy năm 2000 cũng là năm khó khăn cho công việc khai thác khách du lịch, cạnh tranh trong kinh doanh lữ hành vẫn đang gay gắt và không bình đẳng.
Với sự giúp đỡ và quan tâm của Tổng cục du lịch, sự hợp tác và giúp đỡ của các ngành các cấp, sự phấn đấu kiên trì bền bỉ công ty Vinatour đã có những bước đi thích hợp để thích nghi với cơ chế thị trường, khắc phục khó khăn, tranh thủ các yếu tố thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và đạt được những kết quả sau:
+ Về khách:
- Tổng số khách công ty phục vụ năm 2000 là 9.987 lượt khách đạt 102% kế hoạch năm tăng 173 lượt khách so với năm 1999 trong đó khách quốc tế công ty thu hút đựoc là 7.816 lượt khách.
- Về ngày khách năm 2000 đạt được 43.098 ngày khách bằng 154% kế hoạch năm tăng 12234 ngày khách so với năm 1999 .
+ Về doanh thu: Tổng doanh thu của công ty năm 2000 là 26.308.000.000 đồng đạt 100,14% kế hoạch năm, tăng 1.035.000.000 đồng so với năm 1999. Lợi nhuận của công ty là 1.414.000.000 đồng đạt 99,6% kế hoạch năm, giảm 159.000.000 đồng so với năm 1999.
Doanh thu cụ thể của các đơn vị được thể hiện qua biểu sau:
Biểu 4: Doanh thu của các đơn vị trong công ty năm 2000.
(Báo cáo tổng kết năm 2000 của Vinatour)
Đơn vị: 1000 đồng.
STT
Các đơn vị.
Doanh thu.
Tăng% so với 1999
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
Phòng thị trường nước ngoài
Phòng thi trường trong nước
Phòng điều hành
Phòng vận chuyển
Chi nhánh tại TPHCM
Đại lý vé máy bay
Dại lý du lịch I
Đại lý du lịch II
Chi nhánh Móng Cái
Các dịch vụ khác
Tổng doanh thu
14.460.000
1.685.000
1.200.000
1.520.000
4.162.000
720.000
530.000
1.480.000
610.000
21.000
26.308.000
4.02
11.7
12.2
3.4
1.53
1.55
939
35.6
528
-95
4.09
* Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2001.
Năm 2001 là năm đầu tiên của thiên nhiên kỷ mới. Lượng du khách trong nước và quốc tế có nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng. Nhận thấy được điều đó Công ty đầu tư nhiêu trang thiết bị, đào tạo cán bộ công nhân viên củng cố thêm nhiều mối quan hệ , Nên lượng khách du lịch của công ty tăng lên và đạt được những kết quả sau:
+ Về khách:
- Tổng số khách công ty phục vụ năm 2001 là 10.428 lượt khách đạt 106.2% kế hoạch năm tăng 104.4% lượt khách so với năm 2000 trong đó khách quốc tế công ty thu hút đựoc là 7.920 lượt khách.
- Về ngày khách năm 2001 đạt được 46.057 ngày khách bằng 134% kế hoạch năm tăng 106.8 % ngày khách so với năm 2000.
+ Về doanh thu: Tổng doanh thu của công ty năm 2001 là 27.838.000.000 đồng đạt 100,14% kế hoạch năm, tăng 105.81 % so với năm 2000. Lợi nhuận của công ty là 1.260.000.000 đồng đạt 102 %kế hoạch năm, tăng 110.4% so với năm 1999.
Biểu 4: Doanh thu của các đơn vị trong công ty năm 2001.
(Báo cáo tổng kết năm 2001 của Vinatour)
Đơn vị: 1000 đồng.
STT
Các đơn vị.
Doanh thu.
Tăng% so với 1998
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
Phòng thị trường nước ngoài
Phòng thi trường trong nước
Phòng điều hành
Phòng vận chuyển
Chi nhánh tại TPHCM
Đại lý vé máy bay
Dại lý du lịch I
Đại lý du lịch II
Chi nhánh Móng Cái
Các dịch vụ khác
Tổng doanh thu
15.256.000
1.793.000
1.252.000
1.630.000
4.365.000
701.000
563.000
1.518.000
636.000
125.000
27.838.000
5.5
6.4
4.33
7.2
4.87
-2.6
6.2
2.56
4.2
495
5.81
2.2.Thực trạng về mối quan hệ với các nhà cung cấp ở Hà Nội của công ty Vinatour.
2.2. 1. Mối quan hệ của công ty Vinatour với các nhà cung cấp dịch vụ tham quan, vui chơi giải trí ở Hà Nội.
2.2.1.1.Thực trạng về các nhà cung cấp dịch vụ tham quan, vui chơi giải trí ở Hà Nội .
Hoạt động du lịch bao giờ cũng tồn tại trong một môi trường kinh tế- xã hội- sinh thái cụ thể vì vậy luôn có sự tương tác lẫn nhau giữa du lịch và các thành phần khác. Sự phát triển của du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố, những lợi thế mà các yếu tố mang lại là điều kiện, nền tảng cho cho ngành du lịch. Hà Nội là nơi hội tụ của rất nhiều yếu tố cho sự phát triển của du lịch, cụ thể là:
* Điều kiện về kinh tế chính trị- văn hoá- xã hội của Hà Nội hiện nay rất thuận lợi cho ngành du lịch phát triển, tạo ra một lợi thế rất lớn so với các khu vực khác trong đất nước ta.
* Điều kiện về tài nguyên du lịch: Đây là điều kiện cốt yếu để phát triển du lịch bởi một điều tất yếu là khách du lịch chỉ có nhu cầu thăm thú các tài nguyên du lịch mang tính độc đáo, mới lạ và khác với nơi cư trú thường xuyên của khách. Điều kiện tài nguyên du lịch có được là nhờ thiên nhiên ban tặng và bề dày lịch sử một nghìn năm của Hà Nội. Điều kiện tài nguyên du lịch của Hà Nội có thể được chia ra làm hai yếu tố chính sau:
+ Tiềm năng về tài nguyên tự nhiên.
+ Tiềm năng về tài nguyên nhân văn.
Những điều kiện về tài nguyên du lịch của Hà Nội sẽ là các nhân tố quyết định đến những điểm tham quan, vui chơi giải trí trong các chương trình du lịch mà công ty sẽ xây dựng.
Về các dịch vụ tham quan vui chơi giải trí trên địa bàn Hà Nội hiện nay đang có xu hướng tăng với tốc độ cao và ngày càng hoàn thiện hơn.
Các điểm tham quan ở Hà Nội rất phong phú và đa dạng hội tụ cả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Du khách đến Hà Nội có thể tham quan Hồ Tây, Hồ Gươm, các công viên, các viện bảo tàng, khu Lăng Bác, các làng nghề truyền thống, văn miếu Quốc Tử Giám...
Hầu hết các điểm tham quan đều có ban quản lý, họ chính là những người sẽ tạo điều kiện cho các công ty lữ hành khi đưa khách tới tham quan như về giá cả, thời gian...Các điểm tham quan này thường có mức giá vé vào cửa là thấp, mức vé với người Việt Nam là từ 2000-5000 đồng, mức giá vé với người nước ngoài bằng với giá của người việt nam.
Thông thường thì ban quản lý các điểm tham quan này không có chế độ để tạo điều kiện cho các công ty khi đưa khách du lịch đến tham quan.
* Các điểm vui chơi giải trí ở Hà Nội: Hiện nay có thể thấy các điểm vui chơi giải trí ở Hà Nội còn rất ít, các điểm này chưa tạo ra những mới mẻ có thể thu hút khách du lịch quốc tế tới. Các điểm vui chơi giải trí có thể thu hút khách du lịch quốc tế chủ yếu là nhà hát múa rối nước, nhà hát chèo, nhà hát lớn... Đây là các điểm vui chơi giải trí đều có trong các chương trình tham quan thành phố khi du khách đến Hà Nội. Các nhà cung cấp dịch vụ này thường xuyên tổ chức các chương trình biểu diễn, mức giá vào cửa thường là từ 10.000-20.000 đồng cho một người. Các công ty lữ hành cố thể ký kết mua vé theo số lượng hoặc đặt vé cho cả buổi biểu diễn để chủ động về thời gian.
Có thể thấy rằng các điểm tham quan vui chơi giải trí ở Hà Nội rất hấp dẫn khách du lịch với rất nhiều điểm có tài nguyên thiên nhiên rất đẹp và độc đáo, các khu di tích lịch sử phong phú và đa dạng và có một bề dày lịch sử lâu dài sẽ là điều kiện rất tốt để thu hút khách du lịch. Nhưng bên cạnh các lợi thế đó thì đối với các điểm tham quan vui chơi giải trí ở Hà Nội còn rất trùng lặp, tương đối giống nhau, ít có tính nổi trội, các điểm vui chơi giải trí còn lạc hậu và đơn điệu, lạc hậu so với Thành phố Hồ Chí Minh và các nước trong khu vực. Ngoại trừ công viên nước Hồ Tây là có tính hiện đại còn lại các điểm vui chơi giải trí còn rất lạc hậu. Hầu hết các điểm vui chơi giải trí ở Hà Nội chỉ thu hút được khách nội địa.
2.2.1.2. Mối quan hệ của công ty Vinatour với các nhà cung cấp dịch vụ vui chơi giải trí ở Hà Nội.
Từ trước tới nay, hầu hết các chương trình du lịch trọn gói của Vinatour bán cho khách đều có nội dung là đến thăm Hà Nội. Chương trình tham quan Hà Nội thường là một ngày. Tuỳ vào từng đoàn khách nên nội dung tham quan ở Hà Nội là khác nhau. Thông thường công ty có quan hệ với hầu hết các điểm tham quan giải trí ở Hà Nội.
Do điều kiện chưa phát triển cao, các khu vui chơi giải trí ở Hà Nội vẫn còn lạc hậu, thường là có sau thành phố Hồ Chí Minh, nên khách đến Hà Nội chủ yếu là tìm hiểu về văn hoá. Họ đến thăm các di tích lịch sử, bảo tàng, làng nghề, xem múa rối nước... nên các chương trình tham quan ở Hà Nội của Vinatour cũng thường ở các điểm có nguồn tài nguyên này.
Với các điểm tham quan ở Hà Nội, khi công ty Vinatour thực hiện chương trình của mình đã được tạo điều kiện rất thuận lợi. Hầu hết các điểm tham quan là miễn phí nhưng dịch vụ du lịch thì rất ít, các hình thức phụ trợ để kéo dài thời gian của khách và tăng nguồn thu từ dịch vụ bổ sung là rất ít.
Bên cạnh đó là các điểm tham quan mà khách phải mua vé như Văn Miếu Quốc Tử Giám, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng dân tộc học... Giá vé của các điểm tham quan này đối với khách nước ngoài thường bằng với giá của khách nội địa.
Ngoài các điểm tham quan ra, buổi tối trong chương trình tham quan Hà Nội thường công ty tổ chức cho khách xem múa rối nước, ca múa nhạc dân tộc. Các buổi xem biểu diễn công ty thường là đăng ký đặt trước do đó công ty có thể chủ động về giá cả và thời gian. Tuy nhiên, các đoàn khách của công ty khoảng dưới 20 khách nên nếu đăng ký trọn gói cả buổi biểu diễn thì mức giá cho một khách là cao do đó qua các buổi diễn này công ty cũng thu được rất ít lợi nhuận. Mặt khác có rất nhiều buổi biểu diễn công ty lại hoãn, huỷ nên thường xuyên bị phạt.
Ta hãy khảo sát một chương trình du lịch trong một ngày của Vinatour với tuyến du lịch chính như sau:
Sáng : Hoàn Kiếm - Phố Cổ - Chợ Đồng Xuân - Thành Cổ - Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chùa Một Cột - Đền Quán Thánh - Chùa Trấn Quốc - Hồ Tây.
Chiều : Hồ Tây - các làng nghề truyền thống quanh Hồ Tây - Bảo tàng Mỹ thuật - Vườn thú Thủ Lệ - Văn Miếu Quốc Tử Giám - Hoả Lò - Nhà hát lớn - Bảo tàng lịch sử - Đền Ngọc Sơn - Hồ Hoàn Kiếm.
Buổi tối: Khách có thể xem múa rối nước, ca múa nhạc dân tộc.
Đây là chương trình gần như cố định với các công ty du lịch quốc tế khi dẫn khách tham quan thủ đô Hà Nội.
Với chương trình du lịch như trên, thì hẳn sau một ngày tham quan, cái mà khách du lịch thu được là sự mệt mỏi. Họ sẽ nhớ những gì về mảnh đất Hà Nội nếu tham quan theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” này? Còn đối với phía công ty khi tổ chức ra chương trình tham quan sẽ thu được bao nhiêu lợi nhuận? Một chương trình du lịch như vậy, các điểm tham quan có thu vé nếu có mức hoả hồng cho công ty là 7% thì cả chương trình tham quan Hà Nội công ty cũng chỉ thu được dưới 7 USD tiền hoả hồng. Đây là một mức tiền rất nhỏ, nhưng thật ra hầu hết các chương trình du lịch của công ty khi đón khách nước ngoài đến Việt Nam đều có viếng thăm Hà Nội thì tính ra trong một năm mức tiền hoả hồng này sẽ rất lớn góp một phần không nhỏ vào lợi nhuận của công ty.
Có thể thấy rằng tiềm năng về tài nguyên du lịch là hấp dẫn để công ty xây dựng chương trình City Tour nhưng các điểm du lịch thường tương đối giống nhau, ít có tính nổi trội, các sản phẩm đơn giản chưa mang tính độc đáo do đó công ty phải có sự lựa chọn để xây dựng ra một chương trình hấp dẫn khách hơn, tránh sự trùng lặp dẫn đến mệt mỏi và một điều quan trọng nữa là công ty phải giảm được các chi phí cho các chương trình city Tour.
Do gặp rất nhiều bất lợi trong các chương trình tham quan thành phố, nhưng Hà Nội lại là một điểm tham quan lý tưởng mà bất cứ khách du lịch nào đến Việt Nam cũng muốn đến thăm. Do lượng khách của công ty Vinatour chủ yếu là khách quốc tế đến Việt Nam do vậy công ty phải luôn coi trọng các mối quan hệ với những điểm tham quan, những nhà cung cấp dịch vụ vui chơi giải trí trên địa bàn thủ đô để được tạo điều kiện thuận lợi hơn khi đưa khách tới đây.
2.2.2. Mối quan hệ của công ty Vinatuor với các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú và ăn uống ở Hà Nội.
2.2.2.1. Thực trạng về các nhà cung cấp cơ sở lưu trú và ăn uống ở Hà Nội.
Trước đây, các khách sạn và nhà hàng trên địa bàn Hà Nội chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ. Rất nhiều nhà khách, nhà nghỉ của các Bộ, ngành, các cơ quan những cơ sở này chủ yếu đón tiếp các đoàn khách của Đảng và nhà nước với trang thiết bị cơ sở vật chất còn khá nghèo nàn và lạc hậu.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nhờ đường lối, chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước nên chúng ta đã đạt được rất nhiều thành quả trong đổi mới kinh tế. Cùng với sự phát triển đó thì du lịch Việt Nam cũng gặp rất nhiều thuận lợi, lượng khách đến Việt Nam tăng rất nhanh điều này đặc biệt rõ ràng ở Hà Nội.
Trong những năm qua, doanh thu từ ngành du lịch đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Cung về du lịch ở Hà Nội đã phát triển mạnh đáp ứng được nhu cầu về du lịch của khách. Nếu lấy năm 1990 làm gốc thì tốc độ tăng định gốc của cung khách sạn Hà Nội là 2,6 lần(260%) về số lượng buồng và 3,7 lần (370%) về số lượng buồng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tốc độ phát triển bình quân về khách sạn đạt 117,3% về buồng khách sạn; về buồng đạt tiêu chuẩn quốc tế là 120,55%. Hà Nội là thành phố có tỷ trọng vốn đầu tư và liên doanh xây dựng khách sạn lớn nhất nước chiếm khoảng 32% với tổng số vốn gần 1,2 tỷ USD. (PGS.TS. Nguyễn Văn Đính-Nguyễn Văn Mạnh-Bài ngành du lịch Hà Nội trong những năm đổi mới-Trang 30 số tháng 9 tạp chí du lịch Việt Nam)
Với tốc độ phát triển nhanh như vậy, hàng loạt các khách sạn đã được cấp giấy phép xây dựng và đưa vào phục vụ khách nên từ chỗ cầu lớn hơn cung thì nay cung đã lớn hơn cầu dẫn đến cạnh tranh rất gay gắt, thiếu lành mạnh. Tuy nhiên cũng phải ghi nhận sự cố gắng của ngành du lịch Hà Nội trong việc đầu tư nâng cấp, tự xây dựng hoặc liên doanh xây dựng mới các cơ sở lưu trú trong đó rất nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1-5 sao. Sự phát triển tự phát không có quy hoạch dẫn đến hàng loạt các nhà nghỉ, khách sạn mini tư nhân ra đời. Các khách sạn này thường là các khách sạn cỡ nhỏ từ 10-19 phòng, ngoài việc phục vụ lưu trú ra hầu như không có dịch vụ gì khác.
Do sự cạnh tranh gay gắt về giá cả, trong quá trình hoạt động các khách sạn nhỏ không đủ điều kiện kinh doanh đã chuyển thể kinh doanh. Đa số những khách sạn này là những khách sạn ngoài quốc doanh.
Chất lượng các cơ sở lưu trú cả về trang trí nội thất và chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên và các dịch vụ bổ trợ được nâng lên. Một số các khách sạn lớn đã được Tổng cục du lịch xếp hạng từ 1-5 sao, Tính đến cuối năm 2001trong toàn thành
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT1455.doc