Lời mở đầu 1
Chương I: Cơ sở khoa học của việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 3
I. Khái niệm và vai trò của công tác đăng ký và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà 3
1. Khái niệm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền
sở hữu nhà ở 4
1.1. Khái niệm quyền sử dụng đất đai 4
1.2. Khái niệm quyền sở hữu nhà ở 6
1.3. Khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền
sở hữu nhà ở 7
2. Vai trò của công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở: 8
II. Những quy định pháp lý của việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 14
1. Thẩm quyền xét duyệt, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở: 14
2. Đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và
quyền sở hữu nhà ở: 17
3. Đối tượng được kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở: 19
4. Các bước tiến hành kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 20
4.1. Kê khai đăng ký đất ở, nhà ở: 20
4.2. Phân loại và xét duyệt hồ sơ cấp phường 21
4.3.Xét duyệt hồ sơ tại cấp quận 23
4.4. Trình Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt và ký
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 25
4.5. Phương thức giao giấy chứng nhận 25
Chương II: Thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận Tây Hồ 27
I. Các điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cảnh quan môi
trường và điều kiện kinh tế xã hội của quận Tây Hồ 27
1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường,
tài nguyên đất 27
1.1. Điều kiện tự nhiên 27
1.2. Cảnh quan thiên nhiên và tiềm năng du lịch 29
1.3. Tài nguyên đất 31
2. Điều kiện kinh tế xã hội 32
2.1. Thực trạng phát triển kinh tế 32
2.2. Dân số 34
2.3. Cơ sở hạ tầng 35
3. Kết luận, đánh giá chung các điều kiện tác động đến công tác
đăng ký và cấp giấy chứng nhận của quận 37
II. Tình hình quản lý sử dụng đất và nhà ở trên địa bàn quận
Tây Hồ 38
1. Hiện trạng quản lý và sử dụng quỹ đất 38
2. Tình hình quản lý và sử dụng nhà ở trên địa bàn quận: 44
III. Thực trạng công tác kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận 46
1. Thực trạng công tác tổ chức kê khai, đăng ký hồ
sơ tại cấp phường: 46
2. Tình hình phân loại hồ sơ ở cấp phường 49
3. Tình hình xét duyệt hồ sơ ở cấp quận 56
91 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2122 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng về quản lý Nhà nước trong công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng lấn chiếm đất, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất vẫn còn tồn tại cần giải quyết; do quá trình đô thị hóa nên dân cư tập trung đông ở quận để làm ăn, sinh sống nên có nhiều hộ khi kê khai hồ sơ có hộ khẩu ngoại tỉnh nhưng đang sử dụng đất trên địa bàn, cản trở cho công tác xét duyệt hồ sơ…
Do quận Tây Hồ mới được thành lập do sự sát nhập của 3 phường thuộc quận Ba Đình và 5 xã thuộc huyện Từ Liêm nhưng đồng thời quận cũng phải hoàn thành công tác đẩy mạnh quá trình đô thị hoá nên nhu cầu về đất ở và nhà ở là cấp thiết trong điều kiện hiện nay của quận. Điều này đòi hỏi công tác quản lý của Nhà nước về đất đai và nhà ở của quận ngày càng sát sao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu đô thị hoá này. Tuy nhiên do đặc điểm về điều kiện khách quan và chủ quan của quận, tình trạng lấn chiếm đất ao hồ, đất công, đất sử dụng sai mục đích, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất vẫn còn tồn tại trên địa bàn quận làm ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở của quận. Vì vậy, hiện tượng mua bán, chuyển nhượng đất và nhà trái phép vẫn ngang nhiên diễn ra mà Nhà nước không kiểm soát được.
II. Tình hình quản lý sử dụng đất và nhà ở trên địa bàn quận Tây Hồ:
Hiện trạng quản lý và sử dụng quỹ đất:
Tình hình sử dụng đất của quận:
Tổng diện tích đất tự nhiên của quận năm 2003 là 2400,8096 ha. Quận đã có quy hoạch, kế hoạch vào các mục đích khác nhau phục vụ nhu cầu sử dụng đất trên toàn quận. Ở từng phường, việc phân chia loại đất cũng rõ ràng. Việc quy định mục đích sử dụng đất rõ ràng là căn cứ góp phần vào việc đánh giá trong công tác xét duyệt hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở của quận.
Bảng thống kê tình hình các loại đất trên địa bàn quận năm 2003
Đơn vị: ha
Loại đất
Phường
Đất nông nghiệp
Đất chuyên dùng
Đất ở
Đất chưa sử dụng
Tổng diện tích
Bưởi
75,0873
28,1204
35,9923
0
139,2
Tứ Liên
54,2506
16,0464
27,3016
253,4514
351,050
Phú Thượng
291,2261
125,4673
61,0922
203,7615
609,5435
Nhật Tân
147,4912
37,6727
28,8243
127,2459
341,234
Thuỵ Khuê
148,0811
59,2480
20,6322
1,1847
229,1460
Quảng An
229,7715
69,1597
46,8607
0
345,7919
Yên Phụ
62,1324
39,1210
31,5770
16,9396
149,7700
Xuân La
138,2362
50,1899
45,9585
0,6894
235,0740
Tổng
1074,2764
425,0219
298,2388
603,2725
2400,8096
Tỷ lệ(%)
44,75%
17,70%
12,42%
25,13%
100%
Từ hiện trạng sử dụng qũy đất của quận được thống kê trên bảng trên ta thấy đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao so với toàn bộ diện tích quỹ đất của toàn quận, chiếm 44,75% tổng diện tích đất.Như vậy, lao động của quận vẫn thiên hướng về ngành nông nghiệp là chính.
Tiếp đến là diện tích đất chưa sử dụng của quận vẫn còn nhiều do đất, khoảng 603,2725ha, chiếm 25,13% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng này chủ yếu là đất bãi sông Hồng, do điều kiện tự nhiên hình thành của quận.
Diện tích đất chuyên dùng của quận là 425,0219 ha, chiếm 17,70% tổng diện tích đất tự nhiên được sử dụng vào mcụ đích xây dựng, đường giao thông, thuỷ lợi, an ninh quốc phòng, di tích lịch sử, nghĩa trang.Các loại đất này giao cho UBND xã và các tổ chức quản lý.
Diện tích đất ở đô thị 298,2388 ha, chiếm 12,42% so với tổng diện tích đất tự nhiên toàn quận. Chứng tỏ tỷ lệ đất ở của quận vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ so với các loại đất sử dụng vào mục đích khác.
Do quá trình đô thị hoá, quận lại định hướng phát triển ngành du lịch, thương mại, dịch vụ nên nhu cầu sử dụng đất của quận có xu hướng chuyển sang đất chuyên dùng là chính.
Bảng so sánh biến động đất đai năm 2003 so với năm 2000 và năm 2002
(đơn vị: ha)
Loại đất
Diện tích năm 2003
So với năm 2000
So với năm 2002
Diện tích năm 2000
Tăng(+)
Giảm(-)
Diện tích năm 2002
Tăng(+)
Giảm(-)
Tổng diện tích
2400,8096
2400,8096
0
2400,8096
0
1.Đất nông nghiệp
1074,2764
1107,3637
-33,0873
1104,9700
-30,6936
2.Đất lâm nghiệp
0
0
0
0
0
3.Đất chuyên dùng
425,0219
390,8862
+34,1357
392,8375
+32,1844
4.Đất ở
298,2388
293,78
+4,4588
299,7297
-1,4909
5.Đất chưa sử dụng
603,2725
608,7797
-5,5072
603,2725
0
Theo bảng thống kê tình hình sử dụng đất năm 2000, năm 2002, năm 2003 ta thấy:
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn địa bàn quận từ năm 2000 đến năm 2003 là không thay đổi, với diện tích là 2400,8096 ha. Trên địa bàn quận không có đất lâm nghiệp.
Diện tích đất nông nghiệp của quận tính đến năm 2003 có diện tích là 1074,2764 ha, chiếm 44,75% tổng diện tích đất tự nhiên, so với năm 2000, diện tích đất này giảm 33,0873 ha, so với năm 2002 diện tích này giảm tiếp 30,6936 ha. Diện tích đất này có xu thế giảm qua các năm là do quá trình đô thị hóa, một số diện tích đất nông nghiệp được chuyển sang làm đất chuyên dùng để mở rộng đường giao thông, xây dựng… và một số chuyển sang làm đất ở. Quá trình đô thị hoá nhanh, nhu cầu sử dụng đất để mở rộng hệ thống giao thông, xây dựng các công trình dịch vụ, nhu cầu nhà ở ngày càng tăng nên quận đã phải thay đổi trong kế hoạch sử dụng đất để đáp ứng nhu cầu của người dân nói riêng và quá trình đô thị hoá nói chung.
Diện tích đất chuyên dùng năm 2003 có diện tích là 425,0219 ha, chiếm 17,70%, diện tích đất này có xu hướng tăng so với các năm 2000 là 34,1357 ha, năm 2002 là 32,1844 ha. Diện tích đất này còn tiếp tục có khả năng tăng qua các năm. Diện tích đất này tăng do chuyển từ đất nông nghiệp và đất ở sang để đáp ứng nhu cầu phục vụ quá trình đô thị hoá, và nhu cầu của người dân đô thị. Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp và đất chuyên dùng đáp ứng xây dựng, mở rộng đường giao thông đi lại, các công trình…Trên địa bàn quận đã áp dụng việc giải phóng mặt bằng đối với các khu nhà ở gắn với đất ở, đất nông nghiệp… để thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của quận, phục vụ đất vào mục đích đất chuyên dùng của quận.
Diện tích đất ở của quận tính đến năm 2003 là 298,2388 ha, chiếm 12,42% tổng diện tích đất trên địa bàn quận. Năm 2000, diện tích đất này có 293,78 ha, so với năm 2003 thì diện tích đất này tăng lên 4,4588 ha. Phần diện tích đất tăng này do một số diện tích đất chưa sử dụng và một phần đất nông nghiệp chuyển sang để đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân từ năm 2000 đến năm 2003. Tính từ năm 2000 đến năm 2002, diện tích đất này tăng rất đáng kể. Nhưng so sánh diện tích đất ở của quận năm 2002 với năm 2003, diện tích đã giảm đi 1,4909 ha (diện tích đất ở năm 2002 là 299,7297 ha). Chỉ sau 1 năm diện tích loại đất này đã giảm về số lượng. Việc giảm loại đất này là do việc quy hoạch lại tình hình sử dụng đất của quận. Phần diện tích loại đất này giảm thay thế cho diện tích đất đường giao thông, mở rộng đường giao thông phục vụ nhu cầu đi lại trên địa bàn.
Diện tích đất chưa sử dụng của quận năm 2003 là 603,2725 ha, chiếm 25,13% tổng diện tích các loại đất trên địa bàn. Chủ yếu là đất bãi sông Hồng. Chứng tỏ diện tích loại này vẫn chiếm một số lượng lớn, chỉ sau loại đất nông nghiệp. Năm 2000, diện tích loại đất này có là 608,7797 ha, đến năm 2003 diện tích loại đất này đã giảm 5,5072 ha. Nguyên nhân diện tích loại đất này giảm do thời gian này quận đang trong quá trình đô thị hoá mạnh, việc chuyển mục đích sử dụng các loại đất này sang đất ở và đất chuyên dùng là tất nhiên để đáp ứng nhu cầu đô thị hoá của quận. Đến năm 2002, diện tích đất này có là 603,2725 ha, so với năm 2003, sau một năm, diên tích loại đất này không thay đổi. Đất chưa sử dụng của quận bao gồm các loại đất bằng chưa sử dụng, đất bãi sông Hồng. Diện tích loại đất này tính cho đến nay vẫn còn nhiều so với các loại đất khác trên địa bàn quận.
Quận cần phải có phương hướng quy hoạch, kế hoạch sử dụng các loại đất để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của người dân và đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường bất động sản chung trên địa bàn quận.
Tình hình quản lý đất của quận:
Kể từ khi thành lập quận đến nay, công tác quản lý đô thị, quản lý đất đô thị được quận uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân quận Tây Hồ quan tâm chỉ đạo. Do đó, công tác này đã tạo ra một bước chuyển đáng kể trong công tác xây dựng và cải tạo hạ tầng kỹ thuật, ảnh hưởng rất lớn tới diện mạo của quận. Tình trạng lấn chiếm đất công, lấn chiếm Hồ Tây, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiêp, xây dựng công trình không phép đã được kiểm tra, xử lý, ngăn chặn, ý thức chấp hành theo quy định pháp luật của người dân đã dần được nâng cao ở mức rõ rệt, , kỷ cương luật pháp dần dần được thiết lập, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế phát triển. Một số nội dung, nhiệm vụ chủ yếu trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã được thực hiện thu lại kết quả đáng kể, tạo ra động lực cho quá trình đô thị hoá của quận Tây Hồ.
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đang được thực hiện với cường độ cao. Năm 2000, quận Tây Hồ đã hoàn thành bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000, tỷ lệ 1/10000 và lập báo cáo thuyết minh trình UBND quận Tây Hồ và UBND thành phố Hà nội. Hiện nay, công tác lập quy hoạch, kế hoạch chi tiết tới từng phường đang được thực hiện để phục vụ công tác quản lý toàn bộ đất đai trên địa bàn quận.
Công tác thu hồi, giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Một số hộ dân có ý thức chấp hành di rời nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một số hộ vẫn cố chấp, ảnh hưởng khó khăn đến công tác giải phóng. Phòng điạ chính nhà đất và đô thị đã cử cán bộ tham gia Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng quận đi theo từng dự án.
Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân: trên địa bàn quận nói chung, số đơn thư cần giải quyết là rất nhiều. Quận luôn cố gắng trả lời các đơn thư khiếu kiện kịp thời, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng đất.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở đang được thực hiện với tiến độ ngày càng tăng. Phòng giao cho mỗi cán bộ địa chính của phòng quản lý một phường về công tác kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở của mỗi phường và giao cho một cán bộ phụ trách quản lý 2 phường. Nếu phường nào phức tạp, phòng sẽ giao cho 2 cán bộ quản lý một phường.
Xu hướng sử dụng đất trong những năm tới của quận Tây Hồ đó là sử dụng tối đa các loại đất, đất nông nghiệp không giao sử dụng lâu dài mà giao tạm thời cho nông dân, cho phép họ canh tác các loại cây ngắn ngày trên đất. Đất chuyên dùng trong đô thị phát triển ngày càng tăng, do quá trình đô thị hoá của quận, quận đầu tư tập trung vào phát triển ngành du lịch, thương mại, dịch vụ nên xu hướng chuyển đổi các loại đất khác sang đất chuyên dùng là rất cần thiết, Nhà nước thực hiện giao đất, cho thuê đất tới từng đối tượng muốn sử dụng đất có đủ điều kiện. Nhu cầu đất ở của quận ngày càng tăng, đòi hỏi quận phải quản lý đất sao cho phù hợp, đảm bảo công bằng cho mọi đối tượng sử dụng đất, yêu cầu quy hoạch đất rõ ràng, công khai để các hộ dân biết, không tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất khác sang đất ở mà không được sự cho phép của Nhà nước. Hiện nay, trên địa bàn quận đã đấu giá quyền sử dụng đất, đấu giá các dự án sử dụng đất xây dựng nhà ở chung cư, phục vụ nhu cầu ở cho mọi đối tượng. Quận luôn cố gắng đầu tư, cải tạo đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng với diện tích lớn nhất. Tất cả các mục đích sử dụng đất này đều phải dựa trên quy hoạch của quận Tây Hồ và UBND thành phố Hà nội.
Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn và đời sống, công tác quản lý đất đai trên địa bàn quận vẫn còn gặp nhiều khó khăn: đất đai của quận còn bị khai thác, sử dụng rất lãng phí, có nơi khai thác rất bừa bãi, cơ sở hạ tầng còn thấp, chưa phát triển đồng bộ; tình trạng mua bán trao tay, chuyển đổi, chuyển nhượng đất diễn ra còn nhiều phức tạp; do buông lỏng quản lý đất đai trước kia của đội ngũ cán bộ địa chính gây nên có nhiều hiện tượng lấn chiếm đất, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất… trên địa bàn quận, dẫn đến những vướng mắc trong khâu kiểm tra, xét duyệt hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở.
Tận dụng những điều kiện thuận lợi, phân tích những khó khăn tồn tại, UBND quận và UBND thành phố Hà nội cần phải có những ưu tiên nhất định trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn quận.
Tình hình quản lý và sử dụng nhà ở trên địa bàn quận:
Tình hình sở hữu nhà ở:
Tổng số nhà các loại sở hữu trên địa bàn quận là 22 911 nhà. Trong đó:
Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước có tất cả là 723 nhà, chiếm 3,15% tổng số nhà trên toàn quận. Các loại nhà này được hình thành từ kết quả xây dựng nhà ở bằng vốn ngân sách, từ thực hiện chính sách cải tạo công thương nghiệp, nhà vắng chủ, nhà trưng thu sau cải tạo nhà đất…Loại nhà này chiếm tỷ lệ rất ít trong quận. Loại nhà này, từ sau khi nước ta chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường giảm mà thay vào đó là sự xuất hiện của hình thức nhà thuộc sở hữu tư nhân.
Nhà ở thuộc sở hữu tư nhân có tất cả là 18 548 nhà, chiếm 80,9% tổng số nhà trên toàn quận. Loại nhà này chiếm đa số ở quận do nước ta chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường nên loại nhà này phát triển rất mạnh, đạt hiệu quả cao hơn khu vực nhà thuộc sở hữu Nhà nước. Nhưng chủ yếu những loại nhà này vẫn còn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp. Cần phải có biện pháp quản lý loại nhà này để tạo ra sự công bằng về nhu cầu nhà ở giữa các đối tượng có nhu cầu sử dụng nhà.
Nhà ở do các tổ chức có tất cả là 3 640 nhà, chiếm 15,88% tổng số nhà trên toàn quận. Loại nhà này cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trên toàn quận. Nhà này cũng bao gồm nhiều loại nhà: nhà do quỹ phúc lợi của cơ quan xây cho cán bộ công nhân viên để ở, nhà do các công ty xin vay vốn trực tiếp để đầu tư xây dựng… Tình hình quản lý các loại nhà này trên địa bàn quận vẫn còn nhiều vướng mắc, ảnh hưởng nhiều đến tiến độ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở.
Tình hình quản lý nhà:
Nhìn chung, vẫn còn nhiều nhà cấp 4 trên địa bàn quận, cách thức xây dựng khá lộn xộn, không theo một cách thức quy hoạch tổng thể nào. Tình trạng xây dựng nhà không phép thường xuyên diễn ra trên địa bàn quận. Nhà tự xây dựng do lấn chiếm các ao hồ, tự do chuyển mục đích sử dụng của đất để xây dựng nhà ở. Nguyên nhân chính là do UBND các phường chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của mình, thiếu kiên quyết xử lý vi phạm. Hiệu lực của chính quyền phường trong lĩnh vực quản lý nhà ở chưa phát huy tích cực.
Căn cứ vào tài liệu quy hoạch và các quy định hiện hành của Thành phố va Trung ương thì khoảng 70% dân cư của quận nằm trong khu vực cấm xây dựng hoặc hạn chế phát triển (30% dân cư nằm ngoài bãi sông, 30% dân cư nằm trong vùng quy hoạch, 10% dân cư nằm trong khu vực hành lang bảo vệ đê, kè). Trong khi nhu cầu về nhà ở của dân ngày càng bức xúc, nên hiện tượng xây dựng nhà trái phép vẫn diễn ra.
Do hiện tượng xây dựng nhà không phép trên mà chất lượng nhà xây dựng không đảm bảo, xây dựng không theo quy hoạch gây mất mỹ quan đô thị của quận.
Cần phải điều tra rõ ràng về nguồn gốc sử dụng đất và xây dựng nhà ở có phù hợp với tiêu chuẩn để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở. Đây là nguyên nhân làm ảnh hưởng nhiều đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận. Điều này đòi hỏi công tác quản lý đất đai và nhà ở trên địa bàn quận phải tập trung hơn, sát sao hơn.
Thực trạng công tác kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận:
Thực trạng công tác tổ chức kê khai, đăng ký hồ sơ tại cấp phường:
Căn cứ theo QĐ 69/QĐ-UB ngày 18/8/1999 về kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở, thực hiện cải cách hành chính nhằm đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở.
Quyết định quy định rõ đất đô thị Hà nội là đất thuộc các phường, thị trấn và đất thuộc các xã trong vùng quy hoạch phát triển đô thị, được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhà ở của các tổ chức, hộ gia đình, và cá nhân khu vực đô thị đều phải kê khai đăng ký quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở tại UBND xã phường, thị trấn sở tại xin cấp giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận này thay thế cho các giấy tờ về nhà ở, đất ở trước đây. Việc kê khai đăng ký nhằm giúp các cơ quan quản lý nắm được hiện trạng sử dụng đất ở, nhà ở, xác lập hồ sơ pháp lý để quản lý chặt chẽ nhà đất, chống lấn chiếm, giải quyết các tranh chấp, quản lý được những chuyển dịch và biến động về nhà ở, đất ở, tạo điều kiện thu đúng những nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở phải nộp.
Trước khi hướng dẫn người dân kê khai đăng ký, cán bộ địa chính phường có trách nhiệm phối hợp với cán bộ quản lý các đơn vị đo vẽ bản đồ địa chính phường, lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất. Trên cơ sở đó giúp người dân kê khai, hoàn thành hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận.
Đối với đất ở, nhà ở thuộc khu vực dân sự:
Kê khai đăng ký tại phường, UBND phường có nhiệm vụ phát mẫu kê khai, hướng dẫn nhân dân thực hiện kê khai đăng ký nhà ở, đất ở. Chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng đất ở, nhà ở thực hiện kê khai đăng ký đầy đủ, rõ ràng theo mẫu quy định, sao chụp các giấy tờ khác có liên quan đến nhà ở, đất ở và nộp hồ sơ tại phường nơi có đất và nhà. Hồ sơ kê khai lập thành 3 bộ để lưu giữ ở 3 cấp: cấp phường, cấp quận, cấp thành phố.
Nếu nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cũng được hướng dẫn kê khai riêng, phù hợp với hình thức sở hữu này. Cụ thể, nhà ở của các công ty kinh doanh nhà quản lý và nhà cơ quan tự quản khi kê khai phải ghi rõ tên, địa chỉ cơ quan quản lý, về thửa đất trên bản đồ hay hồ sơ cấp đất, hình thức sử dụng, về nhà ở cần làm rõ địa chỉ ngôi nhà, diện tích sử dụng, bản sao các giấy tờ nhà…
Đối với nhà ở của cơ quan tự quản bị giải thể hoặc không xác định được cơ quan quản lý thì UBND phường hướng dẫn các chủ thể kê khai như đối với trường hợp nhà thuộc sở hữu tư nhân.
Đối với nhà ở thuộc khu vực quân đội: những đối tượng kê khai này thực hiện theo Thông tư liên ngành số 1731 / HĐ-LN ngày 5/11/1998 của Sở địa chính nhà đất thành phố Hà nội và Cục xây dựng, quản lý nhà đất của Bộ Quốc phòng về vịêc thực hiện kê khai đăng ký nhà ở, đất ở.
Theo báo cáo của Phòng địa chính nhà đất và đô thị quận Tây Hồ tính đến hết quý I năm 2004 tổng số hồ sơ đã kê khai đăng ký trên toàn quận là 22363 hồ sơ trong đó hồ sơ tư nhân là 18 548 hồ sơ, chiếm 83,59% trong tổng hồ sơ. Số hồ sơ đã phát ra là 22 833 hồ sơ. Vậy tỷ lệ hồ sơ đã kê khai đăng ký chiếm 97,94% tổng hồ sơ phải kê khai trên toàn quận.
Bảng số liệu thống kê hồ sơ kê khai đăng ký trên địa bàn quân tính đến quý I năm 2004:
Phường
Số HS cần phải kê khai (HS)
Số HS đã kê khai (HS)
Số HS hộ gia đình, cá nhân (HS)
% HS đã kê khai so với HS cần kê khai (%)
Yên Phụ
3800
3800
2795
100
Tứ Liên
1695
1695
1669
100
Quảng An
1890
1890
1890
100
Nhật Tân
2084
2084
1995
100
Phú Thượng
3013
3013
2646
100
Xuân La
2372
2372
2162
100
Bưởi
4001
4001
3388
100
Thuỵ Khuê
3508
3508
2003
100
Tổng
22363
22363
18548
100
Theo báo cáo của phòng địa chính nhà đất và đô thị quận Tây Hồ, thực hiện công tác kê khai đăng ký toàn bộ các đối tượng sử dụng đất và sở hữu nhà ở trên toàn quận cho kết quả như sau: Số hồ sơ đã phát ra là 22363 hồ sơ, đến đầu năm 2004, tổng số hồ sơ kê khai trên toàn quận là 22363 hồ sớ, đạt 100% tổng số hồ sơ phải kê khai, đăng ký, trong đó có 18548 hồ sơ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất và sở hữu nhà ở của quận. Theo báo cáo cũ năm 1998 quận đã hoàn thành xong công tác kê khai đăng ký trên toàn quận gồm 18146 hồ sơ kê khai, nhưng đến đầu năm 2004 số hồ sơ kê khai của hộ gia đình, cá nhân tăng lên là 18548 hồ sơ. Số hồ sơ tăng lên này là do các hộ tách thửa, thừa kế trong gia đình… nên hồ sơ đăng ký sẽ tách ra làm nhiều hồ sơ.
Tại phường, đội ngũ cán bộ địa chính đã cố gắng hoàn thành xong công tác kê khai trên địa bàn phường quản lý, hoàn thành công tác quận giao trong việc kê khai, đăng ký tại phường.
Hoàn thành xong công tác kê khai, tại các phường sẽ có ban thanh tra kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ đã kê khai đăng ký trước khi trình lên xét duyệt ở cấp phường.
Để có được kết quả kê khai đăng ký trên, đội ngũ cán bộ địa chính các phường của quận Tây Hồ đã thực hiện theo quy định của Nhà nước trong công tác kê khai đăng ký tại phường. Bên cạnh đó, đội ngũ này đã rất cố gắng hoàn thành công tác được giao đặc biệt trong công tác tuyên truyền và công tác giúp người dân kê khai đăng ký.
Nhờ công tác kê khai, đăng ký tại các phường sẽ giúp cơ quan quản lý Nhà nước ở cấp phường sẽ nắm bắt rõ được tình hình sử dụng đất và nhà trên địa bàn.
Công tác phân loại hồ sơ ở cấp phường:
Căn cứ theo theo QĐ 69/ QĐ-UB về công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở, công tác xét duyệt hồ sơ ở các phường thuộc quận Tây Hồ như sau:
Sau khi chủ nhà đất kê khai và nộp hồ sơ đăng ký về UBND các phường. Để thực hiện việc kiểm tra tại cấp phường, tại phường phải thành lập một Hội đồng đăng ký nhà ở và đất ở .
Hội đồng này bao gồm các thành viên:
Chủ tịch UBND phường nơi có nhà đất: Chủ tịch hội đồng
Cán bộ địa chính phường: Uỷ viên thường trực
Đại diện mặt trận tổ quốc: Uỷ viên
Trưởng công an phường: Uỷ viên
Hội đồng kê khai đăng ký nhà ở và đất ở cấp phường có trách nhiệm kiểm tra và xác nhận vào từng hồ sơ về nguồn gốc, diện tích, thời điểm sử dụng đất, ranh giới, mốc sử dụng, tình trạng sử dụng đất.
Từng loại hồ sơ được Hội đồng kê khai cấp phường phân loại thành:
Hồ sơ đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở. Những loại hồ sơ này sẽ được lập theo danh sách chuyển lên phòng địa chính cấp quận.
Hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở: tuỳ từng loại cụ thể, Hội đồng cấp phường sẽ ghi danh sách trình lên cấp quận để xử lý.
Tất cả các hồ sơ trước khi báo cáo lên UBND quận, hay sở Tài nguyên môi trường và nhà đất thành phố Hà nội, các phường phải niêm yết, công bố công khai trong 10 ngày để nhân dân đóng góp ý kiến.
Căn cứ theo kết quả thẩm định phân loại hồ sơ tại cấp phường, Hội đồng kê khai tổ chức sổ mục kê và vào sổ địa chính, được lưu giữ 3 bộ ở 3 cấp phường, quận, Sở.
Trên địa bàn quận Tây Hồ các phường đã thực hiện theo quy trình các bước thực hiện phân loại hồ sơ kê khai theo quy định của Nhà nước và kết quả thu được như sau:
Bảng tổng kết hồ sơ đủ điều kiện sau khi đã xét duyệt ở cấp phường.
Phường
HS kê khai
(hs)
HS phường chuyển quận (hs)
Tổng HS phường chuyển quận
(hs)
Tỷ lệ HS chuyển quận so với hồ sơ kê khai
(%)
1998,
1999
2000
2001
2002
2003
QuíI
2004
Yên Phụ
2795
110
889
809
139
205
37
2189
78,32
Tứ Liên
1669
399
600
326
97
85
10
1517
90,89
Quảng An
1890
22
346
392
345
295
50
1450
76,72
Nhật Tân
1995
530
638
412
117
99
36
1832
91,83
Phú Thượng
2646
294
1049
501
374
212
79
2509
94,82
Xuân La
2162
173
550
500
302
149
5
1679
77,66
Bưởi
3388
250
1360
716
508
297
110
3241
95,66
Thuỵ Khuê
2003
78
899
257
257
132
60
1683
84,02
Tổng
18548
1856
6331
4108
2139
1474
387
16100
86,80
Hội đồng cấp phường đã cố gắng hết sức để phân loại hồ sơ, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở theo nhu cầu của nhân dân.Tuy nhiên ở một số phường còn gặp một số khó khăn trong công tác, làm giảm tiến độ của công tác kê khai, đó là những phường Bưởi, Thuỵ Khuê, Yên Phụ gần như không có hồ sơ lưu trữ.
Năm 1998, 1999, thực hiện theo QĐ 69/ QĐ-UB hồ sơ xét duyệt đủ điều kiện tại cấp phường còn ở mức độ rất thấp, chỉ có 1856 hồ sơ, với lý do đây là những năm đầu thực hiện theo quyết định mới ban hành của Nhà nước nên bộ máy quản lý địa chính cấp phường còn lúng túng trong việc thực hiện giúp dân kê khai đăng ký hoàn thành hồ sơ do vậy, khi xét duyệt tại cấp phường, hồ sơ của những đối tượng kê khai còn nhiều điểm thiếu sót. Nhưng đến năm 2000, do rút kinh nghiệm những năm trước, đội ngũ cán bộ địa chính của phường đã được qua đào tạo ở cấp quận và cấp sở để nắm bắt rõ trách nhiệm quản lý nhà đất, giúp dân kê khai đăng ký. Tổng hồ sơ xét duyệt đủ điều kiện tại cấp phường năm 2000 là 6331 hồ sơ, gấp hơn 3 lần số hồ sơ đã xét duyệt đủ điều kiện những năm trước. Có được kết quả như trên là sự cố gắng nỗ lực trong công tác của cán bộ địa chính trên toàn quận Tây Hồ nói chung.
Đến năm 2002, quận thực hiện theo QĐ 4215/ QĐ-UB ngày 17/6/2002 của UBND thành phố Hà nội về việc uỷ quyền cho quận Tây Hồ xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở cho các đối tượng thuộc thẩm quyền cấp quận xét cấp. Các phường xét duyệt hồ sơ thuộc thẩm quyền lên UBND cấp quận xét cấp giấy chứng nhận và thu được số hồ sơ do cấp phường xét duyệt chuyển lên cấp quận là 2139 hồ sơ năm 2002. Cấp phường đã cố gắng kiểm tra sát sao, kỹ càng hơn để gửi hồ sơ lên cấp quận xét cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng sử dụng nhà và đất trên địa bàn quận. Điển hình là phường Bưởi, công tác xét duyệt hồ sơ tại cấp phường tính đến quý I năm 2004, tổng số hồ sơ đã xét duyệt chuyển lên cấp quận là 3241 hồ sơ, chiếm 95,66% tổng hồ sơ kê khai trên địa bàn phường. Đó là một kết quả đáng mừng. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn 3 phường Yên Phụ, Quảng An
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- I0043.doc