MỤC LỤC
Chương1. Lý luận chung về vấn đề xuất nhập khẩu của Việt Nam.
1. Cơ sở lý luận chung
Lý thuyết về lợi thế
Xét về xu thế của thị trường
2. Ngoại thương
Khái niệm và vai trò
Nội dung
3. Lý luận chung về xuất nhập khẩu
Trạng thái cân bằng của thị trường khi không có thương mại.
Lợi ích và tổn thất của nước xuất khẩu
Lợi ích và tổn thất của nước nhập khẩu
Chương2. Thực trạng về vấn đề xuất nhập khẩu hiện nay ở nước ta, và một số giải pháp
1/ Thực trạng xuất nhập khẩu ở nước ta trong những năm gần đây.
1.1/Giai đoạn từ 2005 về trước.
a/ Những năm trước 1986.
b/ Giai đoạn 1986 – 2005.
1.2/ Thực trạng 9 tháng đầu năm 2006 và những dự báo năm 2007.
2/ Một số giải pháp cho vấn đề XNK ở nước ta hiện nay.
2.1/ Một số công cụ vĩ mô của Nhà nước.
a/ Thuế quan.
b/ Hạn ngạch nhập khẩu.
c/ Tỷ giá hối đoái.
2.2/ Những hoạt động xúc tiến thương mại.( vi mô)
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7617 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng về vấn đề xuất nhập khẩu hiện nay ở nước ta, và một số giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và tiền công quốc tế; giữa năng xuất lao động dân tộc và năng suất lao động quốc tế. Các nước đó vẫn có thể xuất khẩu các mặt hàng mình có thế mạnh và nhập khẩu những mặt hàng có nhu cầu mà quốc tế có thế mạnh.(Theo C.Mác và Ph.ăngghen:Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội, 1993,t.23, tr.789-795)
+ G.Haberler lại lý giải trên quan điểm chi phí cơ hội. Theo lý thuyết này thì chi phí cơ hội của một hàng hoá là số lượng các hàng hoá phải cắt giảm để nhường lại đủ các nguồn lực cho việc sản xuất thêm một đơn vị hàng hoá thứ nhất. Như vậy quốc gia nào chi phí cơ hội của một hàng hoá nào đó thấp hơn thì quốc gia đó có lợi thế tương đối trong việc sản xuất mặt hàng này.
1.2/ Xét về xu thế của thị trường .
Những năm sau thập kỷ 70 thế kỷ XX, toàn cầu hoá và khu vực hoá đã trở thành một xu thế của thời đại. Con sóng toàn cầu hoá tràn từ châu lục này đến châu lục kia, cuốn những nước giàu lại gần những nước nghèo, kéo nông thôn về thành thị… tạo nên một thế giới mới từ đối đầu sang đối tác, hợp tác. Xu thế này có liên quan đến sự phân công lao động quốc tế và việc vận dụng lợi thế so sánh giữa các quốc gia trong thương mại giữa các quốc gia với nhau. Hàng loạt các nhóm , tổ chức hợp tác kinh tế ra đời như EEC (tiền thân của EU), WTO, APEC, OPEC, ASEAN, G7, G8….làm cho giao thương buôn bán giữa các quốc gia với nhau ngày một tăng lên nhanh chóng.
Việt Nam của chúng ta may mắn nằm trong khu vục được đấnh giá là năng động nhất hiện nay. ASEAN là một tổ chức mà các thành viên của nó là những nền kinh tế có tăng trưởng cao và ổn định bậc nhất thế giới, APEC là tổ chức chiếm đến 57% GDP thế giới ( khoảng 20.7 nghìn tỷ USD), chiếm 45.8% thương mại toàn cầu (khoảng 7 nghìn tỷ USD).
2/ Ngoại thương.
2.1/ Khái niệm và vai trò.
a/ Khái niệm.
Ngoại thương, hay còn gọi là thương mại quốc tế, là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ (hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình) giữa các quốc gia thông qua xuất nhập khẩu.
b/ Vai trò
Trong các hoạt động kinh tế đối ngoại, ngoại thương giữ vị trí trung tâm và có tác dụng to lớn: góp phần làm tăng sức mạnh tổng hợp, tăng tích luỹ của mỗi nước nhờ sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh ; là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; điều tiết thừa thiếu trong mỗi nước; nâng cao trình độ công nghệ và cơ cấu ngành nghề trong nước. Tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống của người lao động nhất là trong các ngành xuất khẩu.
2.2/ Nội dung.
Nội dung của ngoại thương bao gồm : Xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, thuê nước ngoài gia công tái xuất khẩu, trong đó xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của hoạt động kinh tế đối ngoại ở các nước nói chung và ở nước ta nói riêng.
Ngoại thương là đòn bẩy kinh tế của đất nước, do vậy nên cần nhận thức được những thế mạnh của đất nước để có chiến lược hợp lý cho XNK. Thế mạnh đó chính là những lợi thế so sánh. Theo quy luật năng suất cận biên giảm dần thì các nước kém phát triển có quyền hi vọng rằng trong một tương lai không xa sẽ bắt kịp các nước phát triển nhờ vào ngoại thương và toàn cầu hoá. Tuy nhiên đó là cả một quá trình lâu dài, để thành công cần phải biết phát huy chính mình và tận dụng được nguồn lực từ bên ngoài. Quá trình đó là một quá trình học hỏi sáng tạo, không ngừng vươn lên để khắc phục những yếu kém, tạo ra những lợi thế mới để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường quốc tế.
3/ Lý luận chung về xuất nhập khẩu.
3.1/ Trạng thái cân bằng của thị trường khi không có thương mại.
Theo “ Nguyên lý kinh tế học - tập1 – N.Gregory Mankiw , Nxb Thống kê ” ta có ví dụ sau đây:
Xét thị trường thép của quốc gia A.
Do không có thương mại quốc tế nên thị trường thép của nước A chỉ bao gồm người bán và người mua trong nước: Ta có mô hình sau đây:
Giá thép
Cung trong nước
Thặng dư người tiêu dùng
Giá E
Cân bằng
Thặng dư nhà SX Cầu trong nước
0 Lượng cân bằng Lượng thép
Hình 1. Trạng thái cân bằng khi không có thương mại quốc tế. Khi nền kinh tế không thể trao đổi trên thị trường thế giới, giá cả điều chỉnh để cân bằng cung cầu trong nước. Hình này chỉ ra rằng thặng dư của người tieu dùng và người sản xúât tại điểm cân bằng khi không có thương mại quốc tế cho thị trường thép trong nước A.
3.2/ Lợi ích và tổn thất của nước xuất khẩu.
Giá thép
Cung trong nước
Giá sau khi có Giá thế giới
thương mại
Giá trước khi có
thương mại
Xuất khẩu Cầu trong nước
Lượng thép
0 Lượng cầu Lượng cung
trong nước trong nước
Hình 2. Thương mại quốc tế ở nước xuất khẩu. Khi chấp nhận thương mại, giá cả trong nước sẽ tăng lên bằng mức giá thế giới. Đường cung cho phép chúng ta biết lượng thép tiêu dùng trong nước. Xuất khẩu từ nước A bằng phần chênh lệch giữa lượng cung trong nước và lượng cầu trong nước tại mức giá thế giới.
Tất nhiên không phải ai cũng được lợi từ thương mại. Nhà sản xuất bán được giá quốc tế do đó người tiêu dùng trong nước sẽ bị thiệt vì cũng phải mua với giá thị trường quốc tế. Đương nhiên trường hợp ngược lại sẽ làm cho người mua có lợi hơn nhà sản xuất:
Giá thép
Cung trong nước
Giá sau khi có A Xuất khẩu Giá thế giới
thương mại B D
Giá trước khi có
thương mại C
Cầu trong nước
Lượng thép
0
Hình 3. Thương mại quốc tế tác động đến phúc lợi ở nước xuất khẩu như thế nào. Khi giá cả trong nước tăng lên bằng mức giá thế giới, các nhà sản xuất trong nước được lợi = thặng dư của người sản xuất tăng từ C lên B+C+D, và người mua bị thiệt = thặng dư của người tiêu dùng giảm từ A+B xuống A. Tổng thặng dư tăng một lượng bằng phần diện tích D. Điều này cho thấy thương mại quốc tế làm tăng phúc lợi kinh tế của đất nước với tư cách một tổng thể.
Từ đây ta thấy rằng khi nước đó xuất khẩu thì người tiêu dùng trong nước sẽ bị thiệt, nhà sản xuất sẽ có lợi hơn.
3.3/ Lợi ích và tổn thất của nước nhập khẩu.
Bây giờ ta hãy giả sử rằng trước khi có thương mại, giá trong nước cao hơn giá thế giới. Nếu thương mại tự do được chấp nhận, giá trong nước phải bằng giá thế giới. Và như vậy sẽ cho thấy lượng cung trong nước sẽ thấp hơn lượng cầu trong nước. Mức chênh lệch giữa lượng cung và lượng cầu trong nước được đáp ứng bằng cách mua hàng từ các nước khác. Vì vậy nước A trở thành nước nhập khẩu.
Giá thép
Cung trong nước
Giá trước khi có
thương mại
Giá sau khi có Giá thế giới
thương mại
Nhập khẩu Cầu trong nước
Lượng thép
0 Lượng cầu Lượng cung
trong nước trong nước
Hình 4. Thương mại quốc tế ở nước nhập khẩu. Khi chấp nhận thương mại, giá trong nước sẽ giảm xuống bằng mức giá thế giới. Đường cung cho chúng ta biết lượng thép được sản xuất trong nước và đường cầu cho biết lượng thép tiêu dùng trong nước. Mức nhập khẩu bằng phần chênh lệch giữa lượng cầu trong nước và lượng cung trong nước tại mức giá thế giới.
Trong tình huống này, đường nằm ngang tại mức giá thế giới biểu thị đường cung ở ngoài nước. Đường cung này hoàn toàn co giãn vì nước A là một nước nhỏ, do đó nó có thể mua bao nhiêu thép tuỳ ý tại mức giá thế giới.
Bây giờ ta hãy xem xét những cái được và mất do có thương mại. Một lần nữa chúng ta thấy không phải mọi người đều được lợi.
Giá thép
Cung trong nước
Giá trước khi có A
thương mại B
Giá sau khi có D Giá thế giới
thương mại C Nhập khẩu Cầu trong nước
0 Lượng thép
Lượng cầu Lượng cung
trong nước trong nước
Hình 5. Thương mại quốc tế tác động đến phúc lợi ở nước nhập khẩu như thế nào. Khi giá trong nước giảm xuống bằng mức giá thế giới, ngưòi mua trong nước được lợi = thặng dư của người tiêu dùng tăng từ A lên A+B+D, và ngưòi bán bị thiệt = thặng dư của người sản xuất giảm từ B+C xuống C. Tổng thặng dư tăng một lượng bằng phần diện tích D. Điều này cho thấy thương mại quốc tế làm tăng phúc lợi kinh tế của đất nước với tư cách là một tổng thể.
Trong trường hợp này, người tiêu dùng sẽ có lợi hơn còn nhà sản xuất thì bị thiệt.
Như những kết quả trên có vẻ như không ai là thiệt hại mà cũng chẳng có ai là có lợi về tính tổng thể. Tuy nhiên thực tế thì những gì mà thương mại đem lại cho các quốc gia là rất lớn. Bởi vì những tổn thất mà thương mại tạo ra luôn nhỏ hơn những ích lợi mà nó mang lại. Có thể kể đến một số ích lợi đó như là: Làm tăng tính đa dạng của hàng hoá; chi phí thấp hơn nhờ kinh tế quy mô; tăng cạnh tranh, tăng trao đổi về công nghệ khoa học kỹ thuật; hợp tác về văn hoá, kinh tế, chính trị, thể thao…
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ XUẤT NHẬP KHẨU HIỆN NAY Ở NƯỚC TA, VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
1/ Thực trạng xuất nhập khẩu ở nước ta trong những năm gần đây.
1.1/Giai đoạn từ 2005 về trước.
a/ Những năm trước 1986.
Những năm trước đổi mới, giao thương của Việt Nam với bên ngoài chủ yếu với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên lúc bấy giờ, hệ thống này đang bộc lộ những măt hạn chế của mình và đang có nguy cơ tan rã. Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa đang dần tụt hậu so với thế giới trong đó có Việt Nam. Thương mại hai chiều giữa Việt Nam với các nước có kim ngạch rất khiêm tốn, sản phẩm chủ yếu là sản phẩm thô có giá trị thấp.
Thực tế cho thấy lúc bấy giờ cũng đang bất ổn về chính trị lẫn kinh tế khi mà nước ta chủ yếu là vay vốn quốc tế và phát triển nhờ viện trợ từ bên ngoài. Nền sản xuất với trình độ thấp kém lạc hậu nhưng vì quá nóng vội quyết tâm đi lên xã hội chủ nghĩa nhanh chóng đã làm cho thực trạng nền kinh tế trở nên trì trệ,kìm kéo. Cơ chế kế hoạch hoá tập trung không được vận dụng đúng và cũng chẳng phù hợp với nền kinh tế có trình độ thấp như Việt Nam.
Việt Nam lúc này dường như chưa có tên trên bản đồ thương mại thế giới. Sản phẩm chính lúc này chủ yếu là dầu thô, các nông sản, than đá,sản phẩm gỗ (chủ yếu là dạng thô)…Thị trường của Việt Nam bấy giờ chỉ là Liên bang Xôviết và Trung Quốc. Kim ngạch buôn bán nhỏ, giá trị chủ yếu lại được khấu trừ vào nợ thời chiến tranh, ý thức về một nền kinh tế có ngoại thương chưa cao. Có thể nói đây là giai đoạn mà ngoại thương Việt Nam chưa thực sự hội nhập với thế giới, thương mại chỉ bó hẹp với các quốc gia trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, chưa khai thác tận dụng được các nguồn lực của đất nước.
b/ Giai đoạn 1986 – 2005.
Những năm đầu sau đổi mới tình hình thế giới có nhiều biến động lớn lao theo hướng bất lợi cho phía Việt Nam. Hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã (1989), tiếp đó Liên bang Xôviết cũng tách ra thành 15 quốc gia với những con đường chính trị khác nhau. Như vậy nguồn viện trở chủ yếu của chúng ta đã không còn nữa, theo các dự báo từ phía Mĩ và phương Tây thì Việt Nam cũng sẽ sớm sụp đổ.
Tuy nhiên như thực tế ta đã thấy, Việt Nam đã không như người ta tưởng. Trong lúc khó khăn đó, Việt Nam đã tự đứng được trên đôi chân của chính mình, Việt Nam đã tự thể hiện được bản lĩnh của mình đúng lúc. Nhiều người cho rằng kể từ đây mới chính là điểm mốc của thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, bởi rằng cũng chính từ đây Việt Nam đã có những bước tăng tốc thần kỳ với một tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc (năm 1995 la 9.6%...).
Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày một được nâng cao, Việt Nam đã tham gia tích cực vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và thế giới. Việt Nam trở thành một mắt xích trong hệ thống thương mại toàn cầu, khu vưc trong các tổ chức hợp tác kinh tế như ASEAN, ASEM, APEC...
Thực trạng XNK của nước ta những năm này là rất tốt, rất khả quan với tốc độ tăng trưởng của kim ngạch XNK giai đoạn 1990-2000 đạt trên 20%, tốc độ này còn cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung. Đây là một tốc độ đáng nể mà bất cứ quốc gia nào cũng phải thán phục. Nhận định của Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, ông Klaus Rohland:” Hiếm có quốc gia nào vươn từ nghèo đói lên mức thu nhập trung bình trong vòng 15 năm” (thu nhập bình quân đầu người năm 2005 là 640 USD/người/năm).
Để thấy được thành tựu XNK của Việt Nam, chúng ta xem bảng:
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu theo năm
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Tổng kim ngạch
2005
32.223
36.881
69.104
2004
26.503
31.954
58.457
2003
20.149
25.256
45.405
2002
16.706
19.746
36.452
2001
15.029
16.218
31.247
2000
14.483
15.637
30.120
1999
11.541
11.622
23.163
1998
9.361
11.500
20.861
1997
9.185
11.592
20.777
1996
7.255
11.143
18.398
Giai đoạn này từ khoảng 7.3 tỷ USD giá trị xuất khẩu năm 1996 đã tăng khoảng bốn lần lên 32.2 tỷ USD năm 2005 với tốc độ bình quân là 20%/năm, so với mức tăng trưởng 10% của Thái Lan, bởi xuất khẩu của Thái Lan chỉ tăng gấp đôi, từ 55,9 tỷ USD năm 1996 lên tới 110,9 tỷ USD trong năm 2005. Báo cáo của trung tâm nghiên cứu Kasikorn (Thái Lan) nhận định, nếu so sánh giá trị xuất khẩu, hiện tại xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng khoảng 1/3 so với Thái Lan, nhưng nếu duy trì được tỷ lệ tăng trưởng trên, Việt Nam sẽ vượt Thái Lan trong vòng 14 năm tới. Kasikorn dự baó rằng đến năm 2020, xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt khoảng 500 tỷ USD trong khi Thái Lan chỉ đạt khoảng 463 tỷ USD.
Tốc độ tăng trưởng của kim ngạch XNK Việt Nam có thể được nhìn một cách trực quan hơn thông qua biểu đồ sau:
Ta thấy rằng giá trị XK luôn luôn nhỏ hơn giá trị NK và thường cố định ở một mức thâm hụt nhất định. Tốc độ tăng trưởng của XNK thực sự cao ở giai đoạn 2002 – 2005 (đường biểu thị có độ dốc cao).
Phải thừa nhận rằng XNK ở nước ta giai đoạn vừa qua đã đạt được những thành tựu đáng mừng. Tuy nhiên những kết quả đó chưa làm người ta yên tâm bởi nhiều vướng măc chúng ta đang gặp phải trên thương trường quốc tế. Hàng loạt những vụ kiện tụng có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam như bán phá giá, đánh cắp thương hiệu, hàng hoá không đáp ứng được các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, các tiêu chuẩn kỹ thuật, giao hàng sai về địa điểm, thời gian...đều là nhưng vấn đề phát sinh trong thương mại quốc tế mà chúng ta chưa có nhiều biện pháp giải quyết.
Về các loại sản phẩm hàng hoá:
- dầu thô vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng trị giá xuất khẩu.
- Sản phẩm dệt may chưa tạo được nhiều giá trị gia tăng (VA). Những yếu điểm của ngành bộc lộ nhiều hơn những lợi thế tạo được. Tuy là ngành có giá trị xuất khẩu đứng thứ hai nhưng thực tại và tương lai của ngành khi gia nhập WTO khá ảm đạm.
+ Ngành dệt không có đủ nguồn nguyên liệu tại chỗ, các nguyên liệu tổng hợp chủ yếu phải nhập khẩu làm cho chi phí dược nâng lên khá cao làm mất đi phần nào khả năng cạnh tranh. Công nghệ sản xuất của ngành hiện tại so với các nước khác là không hiện đại, nguồn nhân lực thiếu về trinh độ chuyên môn và quản lý. Năng suất bình quân bị đánh giá là thấp hơn Ân Độ và Trung Quốc là 40-60%...
+ Ngành may nói chung cũng có một số khó khăn như ngành dệt. Nhân công của ngành đang có chiều hướng giảm dù rằng nhu cầu của các doanh nghiệp là khá lớn. Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do chế độ đãi ngộ của ngành không cao khiến nhiều công nhân không còn mặn mà thiết tha với công việc nữa. Sản xuất còn nhiều là đơn đặt hàng gia công của nước ngoài không tạo nhiều giá trị gia tăng. Sản phẩm may trên thị trưòng quốc tế chưa tạo cho mình một thương hiệu mạnh nên chưa thực sự có chỗ đứng vững chắc. Nhiều kho khăn cho ngành trên thị trường này là sự áp đặt các hạn ngạch, thuế chống bán phá giá, các rào cản kỹ thuật...Ngành chưa quan tâm nhiều đến thị trường nội địa giàu tiềm năng. Đội ngũ các nhà thiết kế giỏi mỏng, chưa quan tâm đên đào tạo cán bộ cho ngành...
Tuy cũng có nhiều ưu điểm như chi phí sản xuất thấp, thị trường truyền thống là những thị trường rông lớn (Mĩ, EU, Nhật Bản...), nắm bắt và tiếp thu nhanh công nghệ, văn hoá thời trang thế giới... nhưng dự báo cho ngành những năm tới khi chúng ta gia nhập WTO là không quá khả quan nếu chưa có những điều chỉnh cần thiết, hợp lý ngay từ bây giờ.
- giầy dép cũng là những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam. Kim ngạch của ngành cũng khá cao, góp mặt vào câu lạc bộ “1 tỷ”. Những khó khăn thách thức chờ đón ngành tuy không nghiêm trong như ngành dệt may nhưng vẫn không thể xem thường.
- Sản phẩm gỗ, hàng điện tử máy tính đều góp tên mình vào câu lạc bộ “1 tỷ”. Kim ngạch của ngành tăng cao qua từng năm và có những biểu hiên của sự bền vững cao.
- Các sản phẩm như cao su, cà phê, than đá có mức tăng trưởng tốt nhưng thị trường những mặt hàng này khá thất thường, cần chủ động năm vững thông tin từ thị trường để có những giải pháp có lợi cho ngành.
- Các loại nông sản (chủ yếu là gạo), các măt hàng thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng khác (dây cáp điện, nhựa, gốm sứ, kim loại quý, đá quý, mây tre cói...) đều có những bước phát triển vượt bậc...
1.2/ Thực trạng 9 tháng đầu năm 2006 và những dự báo năm 2007.
9 tháng đầu năm 2006 tổng kim ngạch XK đạt 29.4 tỷ USD tương đương với 77.9% kế hoạch, tăng 24.2% so với cùng kì năm 2005. Cũng trong 9 tháng đầu năm 2006, tỷ lệ nhập siêu giảm từ 16% (2005) xuống còn 11.4% ( 2006).
Về khu vực kinh tế, khu vực kinh tế trong nước có XK đạt 12.3 tỷ USD tăng 20.7% chiếm 36.8% tỷ trọng tổng mức XK chung. Khu vực kinh tế nước ngoài và dầu thô đạt 17.1 tỷ USD tăng 26.9% chiếm 63.2% tổng mức XK chung.
Cụ thể về các ngành như sau:
- Dầu thô khai thác 12.5 triệu tấn giảm 6.4% đạt 6.5 tỷ USD tăng 18.4% về giá đống góp 17.6% vào tổng mức tăng trưởng chung.
- Dệt may đạt 4.5 tỷ USD tăng 27.8% và đống góp 16.9% vào tổng mức tăng trưởng chung.
- Mặt hàng giầy dép đạt 2.5tỷ USD tương đương 80.1% kế hoạch, tăng 21.4% và đống góp 8.1% vào tổng mức tăng trưởng chung. Thị trường chủ yếu của ngành là Mĩ và Ôxtrâylia, nhưng những thị trường này luôn gắn với những rào cản thương mại gây khó khăn cho ngành.
- Thuỷ sản đạt 2.3tỷ USD bằng 75% kế hoạch tăng 19.2% và đống góp 6.6% vào tổng mức tăng trưởng chung. Thị trường của ngành chủ yếu là các nước trong khối EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mĩ... và các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của chúng ta chính là những quốc gia láng giềng trong khu vực.
- Sản phẩm gỗ đạt 1.35 tỷ USD tăng 23.8% và đống góp 4.6% vào tổng mức tăng trưởng chung.
- Sản phẩm điện tử và máy tính đạt 1.22tỷ USD tăng 19.1% và đống góp 3.4% tổng mức tăng trưởng chung.
- Cao su, cà phê, than đá: cao su đạt 493 nghìn tấn tăng 32.5% về lượng, 948 triệu USD tăng 97.1% về giá và đống góp 8.1% tổng mức tăng trưởng chung; cà phê đạt 675 nghìn tấn giảm 8.2% về lượng, 803 triệu USD tăng 37.2% về giá và đống góp 3.8% tổng mức tăng trưởng chung; than đá đạt 19.8 tr.tấn tăng 68.3% về lượng, 62.8 tr. USD tăng 38% về giá và đống góp 3% tổng mức tăng trưởng chung.
- Các mặt hàng dây cáp điện, nhựa, gốm sứ, vàng đá quý, mây tre cói...đều tăng với các mức khác nhau từ 3.3-39%.
- Các mặt hàng giảm so với năm 2005 là gạo, hạt điều, chè, xe đạp, phụ tùng xe đạp...(gạo XK 4.1 tr. tấn đạt 1.1tỷ USD giảm 8.4% về lượng, giảm 7.2% về giá và đống góp -1.5% tổng mức tăng trưởng chung).
- Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam đẵ chuển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của hàng hoá công nghịêp, dịch vụ, hàng chế biến, giảm dần tỷ lệ hàng xuất khẩu thô sơ chế. Nhiều sản phẩm đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD như dầu thô, dệt may, thuỷ sản, giày dép, gỗ hàng điện tử.
- Cơ cấu thị trường đẵ chuyển dịch theo hướng tích cực, trước đây chủ yếu tập trung ở các nước ASEAN, nay mở rộng qua các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào châu á và các nước ASEAN chiếm tỷ trọng từ 60,5% và 17% năm 2001 giảm xuống còn 47,7% và 13,9% năm 2004. Hiện nay Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng cao nhất so với các thị trường khác trong tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.
Mặc dù hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua đẵ thu được một số thành công nhất định, song vẫn còn những mặt hạn chế như:
- Tỷ trọng xuất khẩu nguyên vật liệu hàng nông sản hàng công nghiệp chế biến gia công chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến công nghệ cao tuy có gia tăng nhưng còn thấp, hiện nay mới chiếm 38%. Hơn nữa tỷ lệ giá trị gia tăng trong tổng giá trị của hàng hoá xuất khẩu còn thấp, điều đó chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào công nghiệp phụ trợ vốn chưa phát triển trong nước, còn mang nặng tính gia công chế biến, xuất khẩu nguyên liệu thô là chủ yếu. Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm donh nghiệp và bản thân nền kinh tế.
- Xét về các tiêu chí cạnh tranh của sản phẩm như giá cả, chất lượng, tổ chức tiêu thụ và thương hiệu của doanh nghiệp thì sức cạnh tranh của nước ta thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhiều sản phẩm và doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp nhà nước còn tồn tại được là do dựa vào chính sách bảo hộ, trợ cấp của nhà nước. Điều này phản ánh ở chỉ tiêu chất lượng giá cả hàng hoá. Theo lộ trình hội nhập, Việt Nam sẽ phải mở cửa mạnh hơn thị trường hàng hoá dịch vụ cho các doanh nghiệp nước ngoài, do vậy nếu không tổ chức cơ cấu lại để nâng cao sức cạnh tranh, thì nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, giảm thị phần ngay tại thị trường trong nước.
- Tình trạng nhập siêu liên tục gia tăng với quy mô tuyệt đối. Trong thời gian tới việc hội nhập của Việt Nam ngày càng sâu rộng, cần giảm mức nhập siêu để tránh tình trạng thâm hụt cán cân thương mại kéo dài.Nhập siêu hoàn toàn do khu vực kinh tế trong nước, khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài đẵ tranh thủ điều kiện để xuất khẩu. Mặt khác trong khi xuất siêu sang thị trường Hoa Kỳ, thị trường EU thì Việt Nam lại nhập siêu rất lớn từ châu Á : nhập siêu lớn nhất từ Đài Loan 2,2 tỷ USD, CHND Trung Hoa 1,2 tỷ, Thái Lan 1 tỷ, Hồng Kông 0,6 tỷ.
Điều đáng ko ngại là nguyên nhân của việc nhập siêu tăng vào trong cơ cấu nhập hiện nay nhiều mặt hàng nguyên liệu phân bón không tăng trong khi đó mặt hàng khác như ôtô tăng 51% xe máy tăng 65% làm cho nhập khẩu tăng lên trong khi xuất khẩu các sản phẩm như dệt may, giầy dép, hàng thủ công mỹ nghệ, thuỷ sản, dầu thô tăng không đáng kể.
Theo một số dự báo về kim ngạch XNK năm nay có thể tăng 20% (kế hoạch là 16.4%) đóng góp vào mức tăng trưởng kinh tế nói chung được dự bao là sẽ tăng 8.2%. Dự báo trong năm tới 2007 tổng kim ngạch XK sẽ đạt 45.2 tỷ USD, tăng 17.4% so với năm 2006; NK đạt 49.1 tỷ USD tăng 15.5% trong mục tiêu tăng trưởng kinh tế chung là 8.2- 8.5% với GDP khoảng 70 tỷ USD và GDP bình quân đầu người là 820 USD/người /năm.
2/ Một số giải pháp cho vấn đề XNK ở nước ta hiện nay.
2.1/ Một số công cụ vĩ mô của Nhà nước.
a/ Thuế quan.
Thuế nhập khẩu- một khoản thuế đánh vào hàng nhập khẩu- chuyển thị trường tiến gần tới trạng thái cân bằng tồn tại khi không có thương mại, qua đó làm giảm những mối lợi thu được từ thương mại. Mặc dù các nhà sản xuất trong nước được và chính phủ tạo được nguồn thu nhưng tổn thất của người tiêu dùng lớn hơn những mối lợi này.
Như vậy, Nhà nước có chính sách khuyến khích tiêu dùng hàng trong nước và bảo hộ cho các nhà sản xuất trong nước. Điều này rất có lợi cho quốc gia trên nhiều phương diện. Cũng có khi thuế đánh vào những mặt hàng hạn chế tiêu thụ như rượu, thuốc lá, ô tô cũ... những mặt hàng cấm như hêrôin, vũ khí, hàng giả, băng hình văn hoá phi đạo đức...Nói cách khác thuế là một biện pháp hạn chế nhập khẩu những không có lợi cho quốc gia trên quan điểm xã hội.
b/ Hạn ngạch nhập khẩu.
Nếu như thuế đánh vào giá cả hàng nhập khẩu thì hạn ngạch đánh vào chỉ tiêu số lượng. Về bản chất có thể cho rằng hai công cụ này có tính chất tương tự nhau. Song trong điều kiện áp dụng hạn ngạch, người được cấp phép nhập khẩu nhận được nguồn thu mà lẽ ra chính phủ được thu nếu áp dụng thuế nhập khẩu. . Điểm khác nhau duy nhất của hai biện pháp hạn chế nhập khẩu này là : Thuế nhập khẩu làm tăng nguồn thu của chính phủ còn hạn ngạch nhập khẩu thì tạo ra thặng dư cho người được cấp phép.
c/ Tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một quốc gia tính bằng tiền tệ của một nước khác, hay là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của các quốc gia khác nhău.
Đây là một công cụ điều chỉnh cả XK và NK. Nếu như Nhà nước duy trì một tỷ giá hối đoái làm giảm giá trị đồng tiền trong nước thì XK sẽ rất dễ dàng...
2.2/ Những hoạt động xúc tiến thương mại.( vi mô)
Có lẽ trước khi muốn vạch ra được những đường lới đúng cho XNK thì chúng ta nên có những biện pháp khai thác, tìm hiểu thông tin thị trường quốc tế để vạch nên phương châm hành động cho chính mình. Với cấp ngành, cấp doanh nghiệp chúng ta nên phải hiểu rõ đối tác, đối thủ của mình là ai, thị trường của chúng ta ở đâu? thị trường đó như thế nào?...
- Phân tích thị trường thế giới (các đặc điểm về kinh tế, văn hoá , chính trị, các xu hướng...).
- Khái quát thông tin, đặc điểm về các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường toàn cầu cũng như thị trường riêng.
- tìm hiểu thông tin về các hàng rào thuế quan và phi thuế quan.
- nhận định tiềm năng thương mại song phương cới các nước đối tác.
- xem xét cơ hội trong việc đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường XK (yêu cầu về số lượng và chất lượng ).
Khi đã có những thông tin tương đối đầy đủ và cần thiết, Nhà nước mà cụ thể là Bộ Thương mại, các tổ chức có liên quan nên bắt tay tìm ra những hướng đi cho doanh nghiệp. WTO đang đến quá gần kề, chiến lược bây giờ là phải đưa thương hiệu hàng hoá Việt Nam ra thế giới. Bắng quyền lực và chức trách của mình, Bộ thương mại nên tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích đưa thương hiệu Việt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 13.doc