Đề tài Thực trạng việc sử dụng các biện pháp tạo động lực trong lao động ở Xí nghiệp Bánh Mứt kẹo Hà Nộ

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP BÁNH MỨT KẸO HÀ NỘI 3

I. Khái quát chung về xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội 3

1. Quá trình hình thành và phát triển 3

1.1. Giai đoạn từ tháng 8/1964-1978 3

1.2. Giai đoạn từ 1988-1993 3

1.3. Giai đoạn từ 1994 đến nay 4

2. Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của Xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội 4

2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của xí nghiệp 4

2.2. Chức năng, nhiệm vụ của xí nghiệp 5

3. Đặc điểm quản lý ngành, vùng, lãnh thổ của xí nghiệp 6

3.1. Sơ đồ quản lý 6

3.2. Mối quan hệ quản lý giữa các cơ quan đó 6

4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 7

5. Một số kết quả đạt được của xí nghiệp trong những năm qua và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới 9

5.1. Một số kết quả đạt được 9

5.2. Phương hướng, nhiệm vụ của xí nghiệp trong thời gian tới 10

II. Thực trạng công tác quản lý lao động của xí nghiệp 10

1.Thực trạng quản lý nhân lực ở xí nghiệp Bánh mứt kẹo Hà Nội 10

1.1. Tuyển chọn, tuyển dụng lao động 10

1.2. Phân công lao động 11

1.3. Quản lý chất lượng lao động 17

1.4. Hiệp tác lao động 19

1.5. Cải thiện điều kiện lao động 20

1.6. Đào tạo lại nguồn nhân lực 21

1.7. Tạo động lực trong lao động 21

2. Định mức lao động 21

3. Tiền lương 22

 

doc61 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 817 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng việc sử dụng các biện pháp tạo động lực trong lao động ở Xí nghiệp Bánh Mứt kẹo Hà Nộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổ chức Đảng, có tính độc lập tương đối. Trong thỏa ước lao động tập thể Công đoàn tham gia quản lý toàn diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động, chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên. 4.2. Thời gian làm việc 4.2.1. Vấn đề làm việc 40 giờ/tuần Theo quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17/9/1999 của thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện tuần làm việc 40 giờ và thông tư số 23/1999/TT-BLĐTBXH ngày 4/10/1999 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ giảm giờ làm việc trong tuần đối với doanh nghiệp nhà nước. Nhưng do tính chất công việc của xí nghiệp là sản xuất theo mùa vụ nên xí nghiệp vẫn duy trì ngày làm việc 8h và 6 ngày/tuần tức là 48 giờ/tuần. - Những người làm việc theo giờ hành chính gồm: Những người làm việc tại các phòng nghiệp vụ, văn phòng các phân xưởng và các bộ phận phục vụ khác. Thời gian làm việc: sáng 8h - 12h chiều 12h30 - 14h30 - Người làm việc theo ca gồm: Nhân viên bảo vệ tuần tra, canh gác, công nhân sản xuất các phân xưởng. Ca 1: Từ 6h - 14h: nghỉ giữa ca 30 phút Ca 2: Từ 14h - 22h: Nghỉ giữa ca 30 phút Ca3: Từ 22h - 6h sáng :Nghỉ giữa ca 45 phút Mức độ huy động làm thêm và lý do huy động: Do công việc mang tính thời vụ nên giám đốc có thể đề xuất làm thêm ( do thiên tai, hỏa hoạn hoặc phục vụ sản xuất tong lúc cao điểm của thời vụ để đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng). Tổng giờ làm thêm không quá 200 h/năm. Tiền lương trả cho người lao động khi làm thêm giờ được thực hiện theo điều 61 của Bộ luật Lao động 4.3) nội dung của bản nội qui lao động . Căn cứ vào khoản 1 điều 83 của Bộ luật Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt nam và nghị định số 41/CP ngày 6/7/1995 của Chính Phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. Để phù hợp với cơ chế quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, Xí nghiệp đã ban hành bản nội qui lao động trong Xí nghiệp. Với nội dung của bản nội qui lao động chủ yếu là để Xí nghiệp có được hoạt động thống nhất đồng thời tạo điều kiện cho mọi thành viên trong doanh nghiệp nâng cao tinh thần trách nhiệm với Xí nghiệp, tuân thủ kỷ luật lao động, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nội qui lao động là thước đo bình chịn người lao động tốt và chưa tốt. Là gốc cho bình chọn xét khen thưởng, khuyến khích làm việc ... Đồng thời cũng là căn cứ để xem xét, xử lý các hành vi vi phạm kỷ luật lao dộng trong Xí nghiệp. Là cơ sở để người lao động và người sử dụng lao động thực hiện nghĩa vụ của mình. 4.4) Nguyên nhân và xử lý kỷ luật lao động. - Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân nhưng nhìn chu ng là do người lao động trong quá trình làm việc chưa thực hiện đâỳy đủ hoặc chưa đúng các qui định trong bản nội quilao động mà Xí nghiệp đã đề ra. - Xử lý kỷ luật lao động : Để đảm bảo cho việc thực hiện đúng các qui định của pháp luật lao động, đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất, Xí nghiệp đã lập ra một ban thanh tra lao động. Ban thanh tra lao động hoạt động thường xuyên và kiểm tra đột xuất. - Nếu người lao động vi phạm nhẹ sẽ được nhắc nhở để người lao động rút kinh nghiệm. Nếu vi phạm của người lao động khá nghiêm trọng và mang tính thường xuyên thì điểm thi đua xét thưởng cuối năm sẽ được khấu trừ. Nếu vi phạm nghiêm trọng thì sẽ được xử lý theo các hình thức mà xí nghiệp đã qui định. - Trên đây là toàn bộ nội dung thực hiện lao động pháp luật của Xí nghiệp. Qua đó có thể thấy rằng việc thực hiện pháp luật lao động của Xí nghiệp khá tốt và mang tính đồng bộ. Khi xảy ra tranh chấp lao động Xí nghiệp tự giải quyết được, không phải qua khâu trung gian nào, số lần vi phạm kỷ luật lao động không nhiều, mức độ vi phạm nhẹ, ở mức chịu trách nhiệm vật chất và đình công chưa bao giờ xảy ra. III. một số kết luận chung. Một số ưu điểm đã đạt được. - Trong quá trình quản lý nhân lực Xí nghiệp đã tỏ chức thực hiện tốt công tác quản lý lao động thể hiện trong nhiều lĩnh vực từ khâu đầu tiên (tuyển dụng lao độngcho đến khâu phân công hiệp tác lao động, tạo mối quan hệ tốt trong lao động, sử dụng lao động có trình độ phù hợp làm việc theo đúng chức năng nhiệm vụ của mình ). Cách quản lý lao động của Xí nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, nâng cao đời sống cho người lao động đồng thời nâng cao vị thế của Xí nghiệp trên thị trường. - Trong công tác quản lý và phân phối quỹ lương Xí nghiệp cũng thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật, trả lương phù hợp với năng lực mức độ phức tạp công việc, tổ chức thực hiện tốt việc chấm công để chia lương. - Trong công tác thực hiện pháp luật lao động có thể nói XNBMKHN là một đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật lao động: Thành lập tổ chức công đoàn, ký kết thoả ước lao động tập thể, ký kết hợp đồng lao động, xây dựng bản nội quy lao động Thực hiện tốt pháp luật lao động tạo tâm lý yên tâm hơn cho người lao động trong sản xuất, đó cũng là tìên đề quan trọng để nâng cao năng suất lao động và tăng thêm vị thế của Xí nghiệp trên thị trường. 2. Một số tồn tại của Xí nghiệp. - Vấn đề thực hiện thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi. Mặc dù Nhà nước quy định tuần làm việc 40h nhưng hiện tại Xí nghiệp vẫn áp dụng tuần làm việc 48h. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và năng suất lao động của người lao động. - Vẫn còn một số trang thiết bị, cơ sở vật chất đã cũ, lạc hậu ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của người lao động và công tác quản lý lao động của Xí nghiệp. Dây truyền sản xuất chưa hoàn chỉnh do nhà xưởng chật chội khó bố trí hệ thống máy móc thiết bị hiện đại. Những tồn tại đó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp phần II: chuyên đề thực trạng việc sử dụng các biện pháp tạo động lực trong lao động ở xí nghiệp bánh mứt kẹo hà nội I. Một số lý luận cơ bản và thực tiễn của vấn đề tạo động lực trong lao động. 1. Một số lý luận cơ bản 1.1. Một số khái niệm. Con người sinh ra, sống, lao động và làm việc xuất phát từ nhu cầu cuộc sống. Nó mang tính lịch sử gắn liền với sự phát triển của sản xuất, xã hội và phân phối các giá trị vật chất cũng như các giá trị tinh thần. Theo Mác, mục đích của việc sản xuất xã hội chủ nghĩa là nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng đầy đủ hơn những nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần ngày càng cao của bản thân người lao động. Muốn đạt được mục đích đó thì điều để thực hiện tốt nhất là phải không ngừng nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa là phải thường xuyên áp dụng các biện pháp khuyến khích vật chất và tinh thần đối với người lao động. Trong quá trình lao động các nhà quản lý thường đặt ra những câu hỏi: Tại sao họ lại làm việc? Mọi người đều cùng làm việc ở những điều kiện như nhau nhưng sao có người làm việc nghiêm túc người kia thì ngược lại? Việc xác định được một cách chính xác những động cơ, động lực chính của người lao động không phải là chuyện đơn giản. Để tìm hiểu rõ vấn đề này ta đi tìm hiểu những khía niệm cơ bản sau: 1.1.1. Động cơ Là sự phản ánh thế giới khách quan vào con người, nó thúc đẩy con người hoạt động theo một tiêu chuẩn nhất định nhằm thỏa mãn các nhu cầu, tình cảm con người. Động cơ rất trừu tượng và khó xác định vì: - Nó thường được che dấu động cơ thực vì nhiều lý do khác nhau, do yếu tố tâm lý, do quan điểm xã hội. - Động cơ biến động theo môi trường sống và biến đổi theo thời gian, tại mối thời điểm con người sẽ có yêu cầu lao động và động cơ làm việc khác nhau. - Động cơ rất phong phú, có nghĩa là người lao động do yếu tố thúc đẩy nhưng các yếu tố này có tính chất quan trọng khác nhau đối với người lao động. 1.1.2. Động lực Là sự khát khao và tự nguyện của con người nhằm tăng cường mọi nỗ lực để đạt được mục đích hay kết quả cụ thể (nói cách khác động lực bao gồm tất cả các loại lý do làm cho con người hoạt động). Động lực cũng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, các nhân tố này thường xuyên thay đổi, trừu tượng và khó nắm bắt. Có hai nhân tố cơ bản: + Những yếu tố thuộc về con người là những yếu tố xuất hiện trong chính bản thân con người, thúc đẩy họ làm việc. Những yếu tố này bao gồm: Mục tiêu cá nhân, thái độ cá nhân, khả năng hay năng lực của mỗi cá nhân. - Lợi ích cá nhân: Là mức độ thỏa mãn của mỗi con người, là yếu tố quan trọng nhất của tạo động lực. Nhu cầu và lợi ích của mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không có nhu cầu thì không có lợi ích hay lợi ích là biểu hiện của nhu cầu. Khi sự thỏa mãn về nhu cầu cả vật chất lẫn tinh thần đều được đáp ứng thì khi đó động lực tạo ra càng lớn. - Mục tiêu cá nhân: Là trạng thái mong đợi cần có và có thể có của cá nhân. - Thái độ của cá nhân: Đó là cách nhìn của cá nhân đối với công việc mà họ đang thực hiện. - Khả năng hay năng lực của mối cá nhân: yếu tố này đề cập đến khả năng giải quyết công việc, kiến thức chuyên môn về công việc. * Là các nhân tố thuộc môi trường, đó là những nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng tới người lao động. Các nhân tố này bao gồm: - Văn hóa của doanh nghiệp: Nó được định nghĩa như một hệ thống các giá trị, niềm tin và quen được chia sẻ trong phạm vi một tổ chức chính qui và tạo ra một chuẩn mực về hành vi trong doanh nghiệp. - Các chính sách về nhân sự: Đây là vấn đề bao hàm nhiều yếu tố, nó tùy thuộc vào từng doanh nghiệp có chú ý thực hiện hay không như: kiểu lãnh đạo, cấu trúc tổ chức doanh nghiệo và các yếu tố về xã hội. Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về động cơ và động lực của người lao động ta thấy động cơ là lý do để cá nhân tham gia vào quá trình lao động, còn động lực lao động là mức độ hưng phấn của cá nhân khi tham gia làm việc. 1.1.3. Tạo động lực Là tất cả các hoạt động mà công ty hay doanh nghiệp có thể thực hiện đối với lao động, tác động đến khả năng làm việc, tinh thần đối với việc nhằm đem lại hiệu quả trong lao động. 1.2. Hệ thống phân cấp nhu cầu. Khi bàn về hệ thống phân cấp nhu cầu học thuyết của Abraham lập luận rằng: "Hành vi của cá nhân tại một thời điểm nào đó thường được quyết định bởi một nhu cầu mạnh nhất của họ". Theo ông con người có 5 loại nhu cầu cơ bản sau: Nhu cầu sinh lý, nhu cầu lao động, nhu cầu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn và học thức, nhu cầu giao tiếp xã hội, nhu cầu công bằng. Nhu cầu của con người rất phong phú, đa dạng. Nhưng cho dù trong nền sản xuất nào thì nhu cầu của người lao động cũng gồm hai phần chính là nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. 1.2.1. Nhu cầu về vật chất: Nhu cầu này phải được đặt lên hàng đầu vì nó sẽ đảm bảo cho người lao động có thể sống để tạo ra của cải vật chất, thỏa mãn được những nhu cầu tối thiểu cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Trình độ phát triển của xã hội ngày càng cao thì nhu cầu của con người ngày càng nhiều hơn và ngày càng phức tạp hơn. Trong hệ thống phân cấp nhu cầu của Abraham thì nhu cầu sinh lý là nhu cầu thuộc về nhu cầu vật chất vì đây là nhu cầu để con người tồn tại. Sau đó nhu cầu con người còn có nhu cầu cao hơn như: Nguyện vọng được thăng qua tiến chức, có nhà ở sang trọng, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại ... 1.2.2. Nhu cầu về tinh thần. Nhu cầu về tinh thần của con người rất phong phú và đa dạng. Nó ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội và tồn tại song song với nhu cầu vật chất bao gồm: - Nhu cầu lao động, làm việc bổ ích cho bản thân và xã hội: Đây là hoạt động cơ bản để tạo ra của cải vật chất là tiền đề cho những phát minh sáng kiến khoa học kĩ thuật - Nhu cầu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn và nhận thức: Để thỏa mãn nhu cầu này đồng thời được thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng của con người. Con người phải trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ để có chỗ đứng trong xã hội khi xã hội ngày càng phát triển. - Nhu cầu giao tiếp: Là nhu cầu mong muốn có được mối quan hệ tốt đẹp trong phối hợp hành động. - Nhu cầu công bằng: đây là nhu cầu cần thiết trong lao động cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Nhu cầu này thể hiện sự tiến bộ, văn minh của xã hội, là sự tin yêu giữa con người với nhau. Trong lao động đó là sự công bằng về lương bổng, cân nhắc đề bạt, trong quan hệ đối xử ... - Trong lao động con người còn có nhu cầu về sự bình yên, an toàn và nhu cầu về ý kiến của đồng nghiệp. Như vậy, cuộc sống ngày càng sôi động, xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người cũng ngày càng phong phú và đa dạng cả về số lượng và chất lượng. Đầu tiên là nhu cầu được tồn tại sau đó là cao hơn. Mác đã nói: “Người ta phải sống rồi mới làm nên lịch sử’’. Khi nhu cầu của con người được thỏa mãn mới kích thích được lao động, vì mỗi cá nhân hoạt động chủ yếu do mục đích thỏa mãn nhu cầu của mình. AngGen đã nói: “Chỉ có cái nào đi qua đầu óc con người mới kích thích được anh ta”. Trên cơ sở đó con người phải làm sao để con người thỏa mãn và sống vì mục đích tương lai của mình. Theo Lê nin “ Đảm bảo đời sống đầy đủ và phát triển tự do toàn diện cho các thành viên trong xã hội, nhất là người lao động thì không chỉ thỏa mãn nhu cầu mà còn có cả hạnh phúc, tạo điều kiện cho phát triển toàn diện, đảm bảo bình đẳng xã hội gắn liền với hạnh phúc, tự do của họ”. 2. Sự cần thiết phải tăng cường công tác tạo động lực trong lao động ở xí nghiệp Bánh Mứt kẹo Hà Nội. Các doanh nghiệp, Xí nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động với mục đích đem lại lợi nhuận cao nhất cho đơn vị mình. Muốn vậy trước hết đòi hỏi đơn vị phải thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý của mình. Đối với Xí nghiệp Bánh Mứt kẹo Hà Nội cũng đã và đang cố gắng, làm thế nào để khai thác nguồn lực có sẵn của mình. Phải sử dụng hiệu quả của công tác tạo động lực để không ngừng nâng cao năng suất lao động, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, giảm chi phí lao động sống trong sản phẩm, qua đó giảm giá thành, giá bán sản phẩm, thúc đẩy cạnh tranh với các sản phẩm trong thị trường. - Đối với người lao động: Xã hội ngày một phát triển, con người ngày càng phải đối phó nhiều với tự nhiên và cuộc sống thường ngày vì thế việc tăng thêm thu nhập cải thiện điều kiện lao động điều kiện sống bù đắp hao phí lao động mà người lao động đã bỏ ra, phát triển hoàn thiện cá nhân tham gia các hoạt động xã hội (vui chơi, giải trí ...) trau dồi để nâng cao hiểu biết, phát huy năng lực sẵn có của mình cho Xí nghiệp và cho xã hội. Nhận biết được lợi ích, tầm quan trọng của nó Xí nghiệp đã có quan tâm trực tếp đến người lao động, chú ý đến vấn đề tạo động lực trong lao động cho người lao động. Trong đó Xí nghiệp sử dụng cơ bản cả về vật chất lẫn tinh thần., tiền lương tiền thưởng. Ngoài ra, Xí nghiệp còn sử dụng các hình thức khác như các chế độ trợ cấp, phụ cấp tạo mối quan hệ tốt trong lao động, làm công tác thi nâng bậc, đề bạt, thuyên chuyển vị trí công việc, tổ chức các hình thức thi đua khen thưởng và phân công, bố trí nơi làm việc hợp lý ... Tuy nhiên qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy Xí nghiệp chưa phát huy hết ưu điểm của các hình thức tạo động lực trên, còn hạn chế từ đó chưa phát huy hết mọi tiềm năng, khả năng của người lao động và chưa thực sự có được hiệu quả sản xuất cao nhất trong công việc. Vì thế việc sử dụng tốt hơn nữa các hình thức tạo động lực trong lao động ở Xí nghiệp là không thể thiếu vì nó không những sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp và nâng cao đời sống cho người lao động và nâng cao vị thế của xí nghiệp trên thị trường. Để hiểu rõ tầm qua trọng của công tác tạo động lực trong lao động và sự cần thiết phải tăng cường công tác tạo động lực trong Xí nghiệp cần đi nghiên cứu thực trạng việc sử dụng các biện pháp tạo động lực trong lao động của Xí nghiệp để từ đó đưa được những ưu nhược điểm mà xí nghiệp đã có. II. Thực trạng việc sử dụng các biện pháp tạo động lực trong lao động ở xí nghiệp bánh mứt kẹo hà nội. 1. Những đặc điểm của Xí nghiệp Bánh Mứt Kẹo Hà Nội có ảnh hưởng đến công tác tạo động lực trong lao động. 1.1. Đặc điểm sản xuất - kinh doanh. - Xí nghiệp Bánh Mứt kẹo là cơ sở sản xuất trực thuộc Sở Công Nghiệp Hà Nội, hoạt động theo cơ chế tự hạch toán và có đầy đủ tư cáhc pháp nhân. đay là xí nghiệp hạng ba cấp thành phố với số vốn khoảng 30 tỷ đồng. - Cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế với qui mô sản xuất còn nhỏ so với các đơn vị sản xuất cùng ngành trong nước như: Công ty sản xuất bánh Kẹo Hải Hà, Hải hà Kotobuki, Hải Châu ... - Nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp là sản xuất bánh kẹo, sản phẩm có hạn chế sử dụng nhất định nên số vốn lao động trong thời gian ngắn. 1.2. Đặc điểm về lao động. - Hiện nay Xí nghiệp có 180 lao động, với trình độ đào tạo về chuyên môn nghề nghiệp khác nhau. Trong đó có 40 người đạt trình độ Cao đẳng - đại học và trên đại học chiếm 22,2%, 50 người đạt trình độ trung cấp, sơ cấp chiếm 28%, Công nhân chiếm 38% còn lại là lao động chưa qua đào tạo. Đặc điểm này yêu cầu nhà quản lý phải quan tâm chú ý đến việc kích thích lao động về tiền lương, tiền thưởng sao cho phù hợp với trình độ chuyên môn của mỗi người, tránh cào bằng tạo ra tâm lý không thoải mái trong sản xuất. - Trong tổng số lao động của Xí nghiệp thì lao động nữ chiếm tỷ lệ cao 68% nên về tâm sinh lý có nhiều yếu tố phức tạp hơn nam giới. Vì thế mà nhà quản lý cần phải quan tâm hơn đến điều kiện làm việc của lao động nữ. Kết quả sản xuất kinh doanh do lao động nữ làm được chiếm 70% ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao hay thấp còn phù hợp vào trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý và người lao động trong quá trình thực hiện công việc của mình. 1.3. Đặc điểm về qui trình sản xuất công nghệ. Qui trình sản xuất của xí nghiệp thực hiện theo sơ đồ sau: Nướng bánh Tạo hình Pha chế Cân đong, kiểm tra nguyên liệu Làm nguội Bảo quản Đóng gói - Xí nghiệp sản xuất chủ yếu là các loại bánh nên qui trình sản xuất không quá phức tạp mà khá ngắn gọn. Trong dây chuyền sản xuất còn có khâu chưa đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật dẫn đến công suất của máy móc đưa lại chưa cao. Làm cho người lao động vất vả hơn trong việc hoàn thành sản phẩm theo đúng tiến độ mức được giao. - Do Xí nghiệp vẫn còn nhập một số máy móc là hàng nội địa nên năng suất đưa lại còn hạn chế đồng thời chất lượng sản phẩm cũng không cao. Mặt khác còn bị hỏng đột xuất ... mà cho người lao động không yên tâm để sản xuất. Từ đó có ảnh hưởng đến năng suất lao động cá nhân nói riêng và của toàn Xí nghiệp nói chung. Vì vậy để sản xuất kinh doanh có chất lượng cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh lớn thì Xí nghiệp cần chú ý đến nâng cao trình độ chuyên môn lành nghề cho cán bộ cônng nhân viên toàn Xí nghiệp , công nhân kỹ thuật để sử dụng máy móc kỹ thuật tốt hơn. Ngoài ra sử dụng tốt các hình thức tạo động lực khác cho người lao động để họ đem hết khả năng của mình vào phục vụ công việc nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, uy tín và vị thế cho Xí nghiệp. 2. Thực trạng việc sử dụng các biện pháp tạo động lực trong lao động ở Xí nghiệp Bánh Mứt kẹo Hà Nội. 2.1. Tạo động lực về vật chất. 2.1.1. Đánh giá kết quả công việc để trả công lao động. Bất kỳ một đơn vị sản xuất kinh doanh nào cũng mong muốn và đặt hiệu quả sản xuất kinh doanh lên hàng đầu, đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và nâng cao đời sống cho người lao động trong doanh nghiệp mình. Để làm được điều đó Xí nghiệp đã rất chú ý đến vấn đề trả công lao động và để đảm bảo tính công bằng Xí nghiệp đã trả công người lao động dựa vào kết quả công việc đạt được của chính họ và được phân ra làm hai bộ phận: Bộ phận sản xuất trực tiếp và bộ phận sản xuất gián tiếp. a. Bộ phận sản xuất trực tiếp. - Tiền lương- tiền công trả cho bộ phận này được tính trên số lượng sản phẩm dựa vào đơn giá của từng loại sản phẩm đó. - Để đánh giá một cách đúng đắn nhất cả về số lượng và chất lượng sản phẩm được trả lương, trả công hợp lý Xí nghiệp đã tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm một cách nghiêm túc trước khi nhập kho. Nhiệm vụ này được giao cho phòng kiểm tra chất lượng thực hiện. Đây là khâu quan trọng và không thể thiếu vì tiền lương mà người lao nhận được dựa vào số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. b. Bộ phận sản xuất gián tiếp. - Trả lương theo thời gian. Cán bộ quản lý được tính lương theo hệ số quy định dựa vào ngày, giờ công làm việc. Bộ phận này được thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, quản lý và ra mục tiêu, phuơng hướng tốt cho Xí nghiệp thì lợi nhuận tăng. Từ đó tiền lương cũng được tăng lên theo hệ số lợi nhuận. Ngoài ra hướng thời gian còn được tính cho công nhân phục vụ, bảo vệ, vệ sinh ... - Trả lương sản phẩm. áp dụng cho công nhân phụ. Bộ phận này không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng tiền lương trả cho bộ phận này được tính dựa trên số lượng sản phẩm của công nhân chính mà mình phục vụ với đơn giá sản phẩm được tính trên hệ số cấp bậc của công nhân. 2. 1.2.Các hình thức trả lương cho người lao động Hiện nay Xí nghiệp áp dụng hai hình thức: Trả lương sản phẩm và trả lương thời gian. a.Hình thức trả lương sản phẩm. Đối tượng của hình thức này áp dụng trong Xí nghiệp cho toàn bộ công nhân trực tiếp làm ra sản phẩm. Do đặc điểm của sản phẩm và quy trình sản xuất nên Xí nghiệp chỉ áp dụng hình thức trả lương sản phẩm tập thể. Hình thức trả lương này áp dụng cho các công đoạn, các bước công việc không xác định rạch ròi, cụ thể hao phí sức lao động của từng cá nhân mà chỉ xác định công sức hao phí sức lao động của cả một tổ một nhóm người lao động như công nhân làm việc trong các dây chuyền sản xuất bánh Sămpa, bánh nướng, bánh ngọt, ngào trộn bột ... - Tiền lương của cả tổ, tập thể người lao động được phân phối quỹ lương như sau: QL tổ = ĐMLĐG x ĐG x Q Trong đó: . ĐMLĐTH: Định mức lao động tổng hợp .ĐG: Đơn giá .Q: Khối lượng sản phẩm . QL tổ: Quỹ lương tổ VD: Trả lương cho tổ sản xuất bánh Sămpa 5 lao động. Xí nghiệp xây dựng Định mức lao động tổng hợp là 6,67 công/100kg. Tiền lương bình quân là 28100,2 đồng/công. Khối lượng sản xuất là 20 kg bánh. Khi đó quỹ lương của tổ sản xuất bánh là: QL tổ = 6,67 x 28100,2 x 20 = 3748566 (đồng) Từ quỹ lương tổ các tổ phân phối quỹ lương cho công nhân theo phương pháp quy đổi thời gian hệ số. Được thực hiện qua các bước sau: * B1: Thời gian làm việc quy đổi của từng công nhân. Tqdi = Ti x Hsli Trong đó: Tqdi: Thời gian làm việc quy đổi của công nhân Hsli: Hệ số lương tương ứng của công nhân Ti: Thời gian làm việc thực tế của công nhân * B2: Tiền lương sản phẩm của một đơn vị thời gian quy đổi. TL1 = TLsản phẩm tổ STqđ Trong đó: TL1:Tiền lương sản phẩm cho một đơn vị thời gian quy đổi TLsp tổ: Tiền lương sản phẩm của cả tổ STqđ: Tổng thời gian làm việc quy đổi * B3: Tiền lương sản phẩm của từng công nhân TL sp(cni) = TL1 x Tqđi Trong đó: TLsp (cni) : Tiền lương sản phẩm của công nhân i VD: Trong tổ sản xuất bánh nướng có 6 người. Quỹ tiền lương sản phẩm của cả tổ trong tháng là 4499279 đồng.Với trình độ lành nghề, cấp cập công việc và có ngày công làm việc như sau: Tên công nhân Vị trí Bậc thợ Hsl Ngày công Nguyễn Thị Lan Hoàng Thị Tâm Nguyễn Văn Đức Lê Thị Hà Nguyễn Thị Minh Nguyễn Bá Dương 1 2 (tổ trưởng) 3 4 5 6 2/6 5/6 3/4 4/6 4/6 2/6 1,50 2,41 1,70 1,90 1,90 1,50 23 22 22 20 21 24 * Cách chia: + B1: Tính thời gian quy đổi của từng công nhân. Tqđ Lan = 1,50 x 23 = 34,5 Tqđ Tâm = (2,41 + 0,1) x 22 = 55,22 Tqđ Đức = 1,70 x 22 = 37,4 Tqđ Hà = 1,90 x 20 = 38 Tqđ Minh = 1,90 x 21 = 39,9 Tqđ Dương = 1,50 x 24 = 36 STqđ = 241,02 + B2: Tiền lương sản phẩm cho một ngày công thay đổi TL1 = 4499279 = 18667,65 241,02 + B3: Tiền lương nhận được của từng người Lan: 34,5 x 18667,65 = 644.000 (đ) Tâm: 55,22 x 18667,65 = 1030800 (đ) Đức: 37,4 x 18667,65 = 698200 (đ) Hà: 38 x 18667,65 = 709400 (đ) Minh: 39,9 x 18667,65 = 744800 (đ) Dương: 36 x 18667,65 = 672000 (đ) Nhận xét: Với cách tính lương và chia lương cho bộ phận hưởng lương sản phẩm tập thể đã phần nào phân cách rõ gắn liền với kết quả lao động, trình độ chuyên môn của mỗi người, mức độ chênh lệch về tiền lương thực tế được thể hiện rõ phù hợp với mức độ hao phí sức lao động của mỗi người. Khuyến khích được công nhân trong tổ nâng cao ý thức, trách nhiệm tinh thần hợp tác. Khuyến khích tổ làm việc theo mô hình tự quản. Tuy nhiên vẫn còn một số nhược điểm như: Trả lương sản phẩm tập thể khó khuyến khích được tăng năng suất lao động cá nhân vì tiền lương phụ thuộc vào kết quả chung của cả tổ chứ không phụ thuộc vào kết quả làm việc của bản thân. b. Hình thức tiền lương khối lượng thời gian. Đối tượng của hình thức này là những lao động không trực tiếp làm ra sản phẩm. Hình thức này áp dụng cho các lãnh đạo, các cán bộ quản lý, phòng ban, quản đốc, phó quản đốc và các công nhân phục vụ khác của Xí nghiệp. Quỹ lương bộ phận gián tiếp được xác định QTL = Lcbi x N x H Trong đó: QTL: Quỹ tiền lương thực tế của lao động gián tiếp Lcb: Lương cấp bậc công việc bình quân N: Số người định biên hợp lý H: Hệ số biến động của xí nghiệp Do sản lượng của Xí nghiệp có trường hợp thay đổi về mức độ sản xuất vào mùa vụ lợi nhuận tăng lên. Khi đó H là số theo tỷ lệ lợi nhuận sau khi t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT084.doc
Tài liệu liên quan