MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU . 1
NỘI DUNG . 2
1. Lý luận về việc ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào
sản xuất nông nghiệp. . . 2
1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến việc ứng dụng khoa học
kỹ thuật công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. . . 2
1.1.1 Giới Thiệu Khái Quát Về Tỉnh Tây Ninh . . 2
1.1.1.1 Điều kiện tự nhiên . . . 2
1.1.1.2 Tiềm năng kinh tế . . . 4
1.1.2 Công nghiệp kỹ thuật cao là gì? . . . 5
1.1.2.1 Định nghĩa nông nghiệp . . . 5
1.1.2.2 Nông nghiệp kỹ thuật cao . . . 5
1.2 Ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất nông
nghiệp như thế nào? . . . . 6
1.2.1 Lĩnh vực cơ giới hoá nông nghiệp . . . 6
1.2.2 Bảo quản, chế biến nông lâm, thuỷ sản . . 6
1.2.3 Ngành nghề nông thôn . . . 7
1.2.4 Về môi trường . . . . 7
1.3 Vị trí vai trò của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ
vào sản xuất nông nghiệp. . . . 8
2. Thực trạng việc ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào
sản xuất nông nghiệp ở Tây Ninh. . . . 9
2.1 Hiện trạng việc áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. . . . . 10
2.2 Những thành công và những điều bất cập trong ứng dụng. . 13
3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc ứng dụng khoa học,
kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở Tây Ninh. . 18
3.1 Bài học kinh nghiệm trong những năm gần đây. . . 18
3.2 Những định hướng của tỉnh về việc ứng dụng trong giai đoạn tới. 19
3.2.1 Nhiệm vụ trong giai đoạn 2006-2010 . . 19
3.2.2 Mục tiêu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 . . 21
3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học kỹ
thuật và công nghệ trong giai đoạn tới. . . . 24
3.3.1 Giải pháp chủ yếu . . . 24
3.3.2 Các giải pháp thực hiện . . . 26
3.3.2.1 Hoàn thiện bộ máy quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ
Khoa học và Công nghệ . . . 26
3.3.2.2 Đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư cho hoạt động Khoa học
và Công nghệ . . . . 26
3.3.2.3 Xây dựng và phát triển tiềm lực Khoa học và Công nghệ . 27
3.3.3 Giải pháp về nhiệm vụ của Sở Khoa học và Công nghệ . 27
KẾT LUẬN . 29
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6835 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng việc ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
64 triệu tấn mía cây;
năm 2004 có: 28.479 ha mía, sản lượng 1,62 triệu tấn; năm 2005 có 30.000 ha , sản lượng
1,78 triệu tấn; năm 2010 :43.000 ha, sản lượng 3,01 triệu tấn.
- Cây mì: mì Tây Ninh có hàm lượng bột cao nhất nước ; diện tích 2003: 35.600 ha ;
năm 2004 38.578 ha, và đến năm 2010 : 25.000 ha, được cải thiện về giống và đẩy mạnh
thâm canh, tăng năng suất, đạt sản lượng năm 2003 800.000 tấn, năm 2004 đạt 890.830
tấn,kế hoạch 2005 750.000 tấn, đến năm 2010 đạt khoảng 625.000 tấn.
- Cây đậu phộng: Đậu phọng có năng suất rất cao ; diện tích năm 2003 là 19.750 ha với
sản lượng 53.968 tấn đậu vỏ; năm 2004 : 25.270 ha ,sản lượng 74.241 tấn đậu vỏ ;năm
2005 : 24.000 ha ,sản lượng 72.000 tấn đậu vỏ; đến năm 2010 với diện tích khoảng
30.000 ha, sản lượng khoảng 90.000 tấn .
- Cây cao su: Trong năm 2003 với diện tích là 33.030 ha với sản lượng 29.267 tấn mủ;
năm 2004 với diện tích 37.000 ha, đến năm 2010 diện tích khoảng 42.000 ha,năng suất
đạt khoảng 46.549 tấn mủ .
- Thuốc lá: Trong năm 2003 có 6.202 ha; năm 2004 đạt 3523 ha; đến 2010 khoảng 8.000
ha cây thuốc lá
- Cây bắp: năm 2003 là 8018 ha, năm 2004 là 3523 ha; năm 2005 là 5000 ha và đến năm
2010 khoảng 8.000 ha .
Với tài nguyên cây công nghiệp đa dạng,sản lượng ổn định, năng suất đang dần
được cải thiện, Tây Ninh kêu gọi các dự án đầu tư ngành công nghiệp chế biến nông sản
gắn với vùng nguyên liệu.
2.1. Hiện trạng việc áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất nông
nghiệp.
Công nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao, dựa trên nền tảng khoa học về
sự sống, kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các công nghệ khai thác
các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật để sản xuất ở quy mô
công nghiệp các sản phẩm sinh học có chất lượng cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
và bảo vệ môi trường.
Trong những năm qua, công nghệ sinh học ở tỉnh đã được quan tâm ứng dụng
trong lĩnh vực nông nghiệp phục vụ phát triển kinh tế- xã hội và đã đạt được những kết
quả:
- Giống cây trồng: Khảo nghiệm, đánh giá giống để tuyển chọn giống triển vọng,
sau đó nhân giống đại trà (lúa, mì, mía, giống bắp lai, cây điều, cây cao su, cỏ làm thức
ăn gia súc); kiểm soát bọ cánh cứng hại dừa bằng ong ký sinh; dùng ong ký sinh kiểm
soát sâu đục thân trên mía.
Như điều tra hiện trạng sản xuất và thị trường tiêu thụ mãng cầu Tây Ninh;
Nghiên cứu biện pháp bấm tỉa ngọn cành trước khi ra hoa và tỉa thưa trái trên cây mãng
cầu; Thử nghiệm ảnh hưởng một số công thức phân bón NPK và hữu cơ đến năng suất
và phẩm chất mãng cầu Tây Ninh; Nghiên cứu phương pháp ghép thích hợp trên cây
mãng cầu; Nghiên cứu hiệu quả của một số hoá chất làm rụng lá trước khi ra đọt non
trên cây mãng cầu; Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá kết hợp bổ sung trung và vi
lượng đến năng suất và phẩm chất mãng cầu; Khảo sát tập đoàn giống và bình tuyển cá
thể mãng cầu ta tốt để đưa vào sản xuất; Nghiên cứu độ chín thu hoạch trái mãng cầu,
nhằm đảm bảo chất lượng trái trong quá trình vận chuyển, tiêu thụ theo yêu cầu thị
trường.
Theo báo cáo chuyên đề “Điều tra hiện trạng sản xuất và thị trường tiêu thụ
mãng cầu Tây Ninh” cho biết, trong vòng 3 năm trở lại đây, diện tích trồng mãng cầu
trên địa bàn Tây Ninh có xu hướng tăng dần. Đến nay toàn tỉnh có hơn 3.200 ha mãng
cầu, chiếm 25,4% diện tích cây ăn quả toàn tỉnh, tập trung chủ yếu khu vực xung quanh
núi Bà Đen. Về giống, qua khảo sát của ngành chức năng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 4
loại giống gồm: Mãng cầu dai; mãng cầu bở; mãng cầu tím và mãng cầu thanh long.
Trên thực tế nhà vườn chỉ chú trọng giống mãng cầu dai. Về mùa vụ, khác với các địa
phương khác, mãng cầu Tây Ninh được xử lý ra hoa quanh năm, nhưng tập trung nhất
là những tháng cuối mùa mưa. Năng suất trung bình các vườn mãng cầu tại Tây Ninh
đạt khoảng từ 6 đến 8 tấn/ha/vụ (năng suất tại tỉnh Trà Vinh 3-5 tấn/ha/vụ). Tây Ninh là
tỉnh có sản lượng mãng cầu hàng hoá lớn nhất nước (cung ứng khoảng 40% sản lượng
mãng cầu cả nước). Tổng sản lượng mãng cầu hàng hoá Tây Ninh khoảng 19.000 đến
22.000 tấn/năm. Phần lớn mãng cầu Tây Ninh được tiêu thụ tại các chợ siêu thị thuộc
khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và chợ trái cây các tỉnh (77%), một phần
xuất khẩu sang các nước Canada, Pháp, Malaysia (8%).
- Vật nuôi: dùng phương pháp gieo tinh nhân tạo để cải thiện đàn gia súc:
+ Lai cải thiện đàn bò vàng địa phương bằng các giống bò ngoại thuộc nhóm Zebu
(Sind, Sahiwal, Brahman) với mục tiêu nâng cao tầm vóc đàn bò địa phương. Việc nâng
cao tầm vóc là tiền đề cho các bước tiếp theo như cho lai tiếp với các giống bò khác để
tạo bò lai hướng sữa, lai hướng thịt chuyên dụng.
+ Tạo ra bò sữa lai (HF1, HF2...) bằng tinh bò đực giống thuần HF (Hà Lan, Mỹ,
Úc...) với năng suất sữa từ 3.000 lít-5.000 lít/chu kỳ khai thác.
+ Nạc hóa đàn heo bằng phương pháp dùng tinh heo ngoại hoặc các giống tốt được
tuyển chọn để gieo tinh đàn nái địa phương (hầu hết đều có máu ngoại) để tăng tỉ lệ nạc
cho heo thịt, nâng cao tầm vóc và mức sinh trưởng của heo. Đây là các chỉ tiêu chủ yếu
để đánh giá chất lượng đàn heo.
- Nuôi trồng các loại thủy sản có giá trị cao như: cá rô đồng, cá bóng tượng, cá
điêu hồng, tôm càng xanh, ba ba,.... Các cơ sở sản xuất và cung cấp giống thủy sản có xu
hướng phát triển mạnh.
- Các chế phẩm sinh học: ứng dụng chế phẩm hormon nâng cao khả năng sinh sản
trên bò; sử dụng phân bón vi sinh vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, vừa
cung cấp vi sinh cho đất để cải thiện hệ vi sinh vật trong đất vốn là tác nhân quan trọng
cải thiện lý, hoá tính của đất, đảm bảo việc sử dụng môi trường đất hiệu qủa và bền
vững; thuốc bảo vệ thực vật , nhóm thuốc vi sinh, nhóm thuốc sinh học,...;
- Các chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên cây lúa, rau, đậu phộng,
và mía. Chương trình quản lý tổng hợp dinh dưỡng và dịch hại trên cây lúa với tên gọi
tắt là "Ba giảm ba tăng".
- Nuôi trồng rừng giống, trồng hỗn giao giữa các loại cây bản địa (Sao đen, Dầu
con rái,..) xen với các loại cây nhập nội (Xà cừ, Keo các loại,...) góp phần phát triển vốn
rừng.
- Ứng dụng các tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ trong sản xuất giống
nấm và sản xuất nấm hàng hóa;
- Công nghệ khai thác bằng cách bơm trực tiếp khí Ethylene vào cây theo từng
chu kỳ để kích thích cây cao su ra mủ
Một số đề tàì được áp dụng:
Cải tạo đàn heo giống có phẩm chất tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu
Chủ nhiệm đề tài: Kỹ sư Võ Ngọc Thanh
Cơ quan chủ trì: Công ty Chăn nuôi Tây Ninh.
Thời gian thực hiện: Từ 5/1994-12/1996
Kinh phí thực hiện: 126 Triệu đồng
Tóm tắt kết quả đề tài: Đàn heo khảo nghiệm có chỉ tiêu tăng trọng 550g/ngày, hệ
số thức ăn 2,6–2,8kg thức ăn/P. Đặc tính sinh trưởng khá hơn so với đàn heo giống cấp
Địa chỉ ứng dụng: Công ty Chăn nuôi Tây Ninh.
Cải tạo giống bò nội theo hướng khai thác sữa.
Chủ nhiệm đề tài: Kỹ sư Phương Khánh Hồng
Cơ quan chủ trì: Trạm Thú y Trảng Bàng.
Thời gian thực hiện: Từ 01/1995-12/1998
Kinh phí thực hiện: 48 triệu đồng.
Tóm tắt kết quả đề tài: Dùng phương pháp gieo tinh nhân tạo với máu lai 50% bò
Hà Lan, 50% bò lai Sind để cải tiến di truyền cho đàn bò địa phương.
Địa chỉ ứng dụng: Huyện Trảng Bàng. Tây Ninh.
2.2 Những thành công và những điều bất cập trong ứng dụng.
Tổng số đề tài dự án đã triển khai (Tính đến tháng 12/2005): có 56 chương trình,
đề tài, dự án ( 01 chương trình, 49 đề tài, 06 dự án) được thực hiện (phụ lục 1 kèm theo);
trong đó năm 2000 chuyển sang 01 chương trình, 07 đề tài, 01 dự án, 02 dự án Nông thôn
miền núi . Đã nghiệm thu: 30 đề tài, dự án; đang thực hiện: 24 đề tài, dự án, 02 dự án
nông thôn miền núi.
Tính riêng theo nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng giai đoạn 2001 - 2005 trong báo
cáo số 08/BC-UB, ngày 20/02/2002 của Uỷ ban nhân dân tỉnh thì có 27 đề tài, 03 dự án
được thực hiện trong kế hoạch tổng số 03 chương trình, 32 đề tài và 04 dự án, cụ thể:
Trong đó, lĩnh vực Khoa học công nghệ có:
- 7/8 đề tài được thực hiện, trong đó đề tài "Ứng dụng một số phụ phẩm cây trồng
và chế biến nông sản làm thức ăn cho trâu bò trên địa bàn tỉnh Tây Ninh " đã được
thông qua Hội đồng xét duyệt nhưng Chủ nhiệm đề tài do đi công tác nước ngoài nên
không thực hiện.
- 1/2 dự án được thực hiện. Riêng dự án "Ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ
để bảo quản trái cây ở huyện Hòa Thành, Tây Ninh" không thực hiện vì không có địa
chỉ ứng dụng.
- 03 chương trình (tuyển chọn giống cây trồng; tuyển chọn giống gia súc, gia cầm,
thủy sản; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất chất lượng vật nuôi,
cây trồng) tuy không triển khai theo đúng ý nghĩa của chương trình nhưng đã triển khai
một số đề tài nhằm thực hiện các nội dung của chương trình như:
+ Giống cây trồng: “Ứng dụng các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao,
thích nghi điều kiện địa phương”; “Ứng dụng giống khoai mì mới và phương pháp diệt
cỏ, bón phân đạt hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất xám Tây Ninh”,"Khảo nghiệm
giống mía mới ở Tây Ninh"; "Nghiên cứu chọn lọc giống và xác định biện pháp kỹ thuật
tổng hợp, nâng cao năng suất, phẩm chất mãng cầu Tây Ninh".
+ Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất chất lượng cây trồng: "Thiết
kế, chế tạo cày, bừa và tính toán nguồn lực thích hợp để cày sâu tối thiểu 30cm. Nhằm
tăng năng suất cây mía trên vùng đất xám Tây Ninh"; "Xây dựng mô hình sản xuất
giống mía sạch sâu bệnh"; Nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp phòng, trừ sâu đục thân
trên cây mía".
Kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án được triển khai và ứng dụng:
Các đề tài, dự án KH&CN tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu về ứng
dụng và chuyển giao các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng và năng suất cao, góp
phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn của tỉnh. Trong đó các đề tài, dự án đã được
áp dụng có hiệu quả thiết thực như: “Ứng dụng các giống lúa mới có năng suất, chất
lượng cao, thích nghi điều kiện địa phương”; “Ứng dụng giống khoai mì mới và phương
pháp diệt cỏ, bón phân đạt hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất xám Tây Ninh”,"Khảo
nghiệm giống mía mới ở Tây Ninh", đãbổ sung vào cơ cấu bộ giống lúa, giống mì, giống
mía triển vọng của tỉnh gồm: giống lúa (VND99-3; VND21-34); giống mì (sắn) có năng
suất và hàm lượng tinh bột cao (KM98-5, KM140), giống mía (VN84-422, VN85-1427).
Các đề tài "Xây dựng mô hình sản xuất giống mía sạch sâu bệnh"; "Thiết kế, chế tạo cày,
bừa và tính toán nguồn lực thích hợp để cày sâu tối thiểu 30cm. Nhằm tăng năng suất cây
mía trên vùng đất xám Tây Ninh" , đã góp phần phục vụ cho công tác sản xuất giống mía
sạch và cơ giới hóa cây mía ở Tây Ninh.
Một số kết quả của đề tài: "Quy hoạch nghiên cứu phát triển cơ giới hoá nông
nghiệp và ngành nghề nông thôn tỉnh Tây Ninh đến năm 2010" làm cơ sở cho UBND tỉnh
ban hành "Chương trình phát triển sản xuất cơ giới hóa nông nghiệp và nông thôn tỉnh
Tây Ninh đến năm 2010" và đề tài "Điều tra đánh giá trình độ công nghệ tỉnh Tây Ninh
và quy hoạch phát triển đến năm 2020", làm cơ sở định hướng xây dựng kế hoạch ngắn
hạn cũng như dài hạn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh về ngành công
nghiệp.
Từ các dự án thuộc Chương trình Nông thôn Miền núi của Trung ương đã góp
phần xóa đói, giảm nghèo, giúp cho đồng bào dân tộc nắm vững cơ bản về kỹ thuật
trồng trọt, chăn nuôi để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, cải tạo một số tập quán
của đồng bào dân tộc, đưa ra được biện pháp canh tác phù hợp và cách sử dụng quỹ
đất hợp lý, cung cấp giống và kỹ thuật trồng nấm sò, nấm rơm, nấm mộc nhĩ và nấm
linh chi cho các hộ nông dân như: dự án“Xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật
nông nghiệp nhằm góp phần ổn định và nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc xã Tân
Thành huyện Tân Châu”; “Xây dựng mô hình sản xuất giống nấm và sản xuất nấm hàng
hóa chất lượng tốt tại Tây Ninh”.
Đánh giá kết quả đạt được trong công tác nghiên cứu ứng dụng giai đoạn 2001-2005:
Đạt được:
- Các đề tài, dự án đều bám sát thực tiễn, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương. Chất lượng nghiên cứu khoa học có nhiều mặt được nâng lên, kết quả
nghiên cứu của hầu hết các đề tài của giai đoạn này được các sở, ban, ngành và đơn vị
liên quan triển khai ứng dụng trong công tác quản lý của ngành, trong thực tiễn sản xuất
và đời sống; Kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án đã có nhiều đóng góp tích cực
trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
- Đã triển khai phần lớn các đề tài, dự án theo kế hoạch. Các chương trình tuy
không triển khai theo đúng ý nghĩa của chương trình nhưng đã triển khai một số đề tài
độc lập đáp ứng được các nội dung, mục tiêu của chương trình;
- Một số đề tài dự án được bổ sung hàng năm như: "Thực trạng vốn đầu tư phát
triển và đề xuất các giải pháp huy động và sử dụng có hiệu quả nhằm thúc đẩy phát
triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Tây Ninh"; "Qui hoạch bảo tồn và sử dụng bền
vững tài nguyên đất ngập nước của vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát tỉnh Tây Ninh";
"Điều tra tình hình nhiễm giun sán trên đàn bò nuôi tại tỉnh Tây Ninh và thử nghiệm một
số loại thuốc tẩy trừ ",...;
- Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh đặt hàng một số đề tài phục vụ thiết thực cho
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: "Điều tra khả năng và nghiên cứu qui hoạch
nuôi trồng thủy sản trong hồ Dầu Tiếng"; "Nghiên cứu chọn lọc giống và xác định biện
pháp kỹ thuật tổng hợp, nâng cao năng suất, phẩm chất mãng cầu Tây Ninh";…;
- Kinh phí cho sự nghiệp khoa học tăng lên hàng năm.
- Công tác nghiên cứu ứng dụng Khoa học công nghệ được thuận lợi hơn do có
Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII) về phát triển Khoa học và công nghệ trong thời kỳ
Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa ; Kết luận Hội nghị Trung ương 6 (Khoá IX), Nghị quyết
Trung ương 9 (khóa IX), Luật Khoa học công nghệ và các văn bản dưới luật ...; Nghị quyết
Đại hội 7 Tỉnh Đảng bộ Tây Ninh; Chương trình hành động số: 39CTHĐ/TU ngày
03/10/2002 của Tỉnh ủy Tây Ninh về thực hiện kết luận Hội nghị Trung ương 6 (Khóa
IX) về Khoa học và Công nghệ; Chương trình hành động số: 237/KHUB của Uỷ ban
nhân dân tỉnh về Khoa học công nghệ đến năm 2020; Định hướng nhiệm vụ Khoa học
công nghệ 5 năm (2001-2005) trong báo cáo số 08/BC-UB, ngày 20/02/2002 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh.
- Nhận thức Khoa học công nghệ là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là quốc
sách hàng đầu được thể hiện không những trong lãnh đạo các cấp, các ban ngành mà
còn được nhân dân quan tâm. Đặc biệt, được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy và Uỷ
ban nhân dân tỉnh, Bộ Khoa học công nghệ.
- Cơ chế quản lý được đổi mới từng bước, bảo đảm chặt chẽ, có hiệu quả hơn.
Công tác quản lý đề tài, dự án Khoa học công nghệ được thực hiện theo quy định.
- Các văn bản quy định về công tác quản lý Khoa học công nghệ của trung ương
được vận dụng, cụ thể hóa kịp thời ở địa phương. Đã ban hành "Quy định tạm thời
tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án khoa học và công nghệ
cấp tỉnh"; công tác xét duyệt, nghiệm thu đề tài, dự án Khoa học công nghệ của các
Hội đồng được đánh giá, xếp loại theo tiêu chuẩn có định lượng.
- Sự phối hợp hoạt động nghiên cứu, ứng dụng Khoa học công nghệ của các sở,
ban ngành, viện, trường, trung tâm và các đơn vị Khoa học công nghệ,... .
Tồn tại:
- Thiếu các chuyên gia giỏi chủ trì các chương trình, dự án nghiên cứu lớn. Phần
lớn các cán bộ khoa học chưa được đào tạo chuyên sâu và thiếu kinh nghiệm trong công
tác nghiên cứu ứng dụng,...; nhận thức về vai trò khoa học và công nghệ ở một số ngành,
địa phương, doanh nghiệp chưa đầy đủ nên chưa coi trọng việc chỉ đạo, tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ Khoa học công nghệ trong ngành mình, địa phương mình. Trong khi
đó nhu cầu về việc áp dụng tiến bộ Khoa học công nghệ trong sản xuất và đời sống lại rất
cao. Tổ chức quản lý Khoa học công nghệ chỉ tập trung ở cấp tỉnh, thiếu cán bộ để tham
gia nghiên cứu, chuyển giao và tổ chức ứng dụng khoa học công nghệ ở cấp cơ sở.
- Chưa triển khai đồng bộ các giải pháp chuyển giao và quản lý ứng dụng kết quả đề
tài; chưa phát huy và khơi dậy nguồn vốn của các doanh nghiệp và dân, chưa tạo thành
phong trào nghiên cứu ứng dụng khoa học rộng rãi trong tỉnh. Chưa xây dựng quy trình
chuyển tiếp giữa nghiên cứu và thực tiễn nên kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án chậm
được đưa vào ứng dụng và hiệu quả chưa cao.
- Các sở, ban, ngành chưa tham mưu đề xuất cho Uỷ ban nhân dân tỉnh các vấn
đề cần nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực hoạt động của ngành; các đơn vị hoạt động
Khoa học và Công nghệ và doanh nghiệp chưa đề xuất nhiệm vụ Khoa học và Công
nghệ cụ thể, nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Cơ chế và chính sách tài chính còn nhiều bất cập, còn mang đậm dấu ấn quản lý
hành chính (về nội dung, định mức chi, thủ tục,...), chưa phù hợp với đặc thù có rủi ro
trong hoạt động nghiên cứu ứng dụng.
- Việc ứng dụng Công nghệ sinh học trong các lĩnh vực vẫn đang trong tình trạng
lạc hậu, phát triển chậm, phần lớn hiệu quả chưa cao, chỉ xuất phát từ yêu cầu thực tế,
chưa có định hướng cụ thể, bảo vệ môi trường chưa ứng dụng được nhiều. Sản phẩm
làm ra không đồng bộ. Do:
+Về nguồn nhân lực: cán bộ khoa học, quản lý trong lĩnh vực công nghệ sinh
học đang công tác tại tỉnh không nhiều. Đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn về lĩnh
vực này chưa qua đào tạo các kiến thức cơ bản để quản lý, tổ chức thực hiện, ứng dụng
công nghệ sinh học vào sản xuất.
+ Về cơ sở vật chất: Công nghệ sinh học là lĩnh vực đòi hỏi đầu tư rất cao và tập
trung, thiết bị phải không ngừng được đổi mới. Song, đến nay phòng thí nghiệm về lĩnh
vực công nghệ sinh học đối với các ngành có liên quan: nông lâm nghiệp, y dược học, môi
trường ... chưa được đầu tư xây dựng. Việc ứng dụng Công nghệ sinh học thông qua
hoạt động của các Trung tâm Giống nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Thú
y, Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ, các
Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật,.., chưa có tổ chức đầu mối chịu trách nhiệm
về ứng dụng và chuyển giao Công nghệ sinh học. Nguồn đầu tư cho nghiên cứu và
chuyển giao công nghệ rất thấp, manh mún và nhỏ lẻ, việc khai thác các nguồn vốn chưa
hiệu quả, chủ yếu chỉ dựa vào ngân sách nhà nước, doanh nghiệp đầu tư và khai thác về
lĩnh vực Công nghệ sinh học còn thấp.
+ Về tổ chức, triển khai: chưa có kế hoạch phát triển Công nghệ sinh học, chưa
có một chương trình, bước đi cụ thể để có thể đưa các thành tựu của Công nghệ sinh học
ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
+Về cơ sở pháp lý: Công nghệ sinh học là vấn đề nhạy cảm, có liên quan đến
khoa học và công nghệ, kinh tế - xã hội, môi trường, thậm chí cả chính trị, tôn giáo.
Nhưng hiện nay cơ sở pháp lý cho Công nghệ sinh học hoạt đông và phát triển còn hạn
chế, cần được quan tâm xây dựng và hoàn thiện, nhất là các văn bản liên quan đến an
toàn sinh học và quyền sở hữu trí tuệ.
3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản
xuất nông nghiệp ở Tây Ninh.
3.1 Bài học kinh kiệm trong những năm gần đây.
- Hoạt động nghiên cứu Khoa học công nghệ mới giải quyết những vấn đề trước mắt,
chưa đầu tư đúng mức những vấn đề cơ bản, lâu dài, có tính định hướng chiến lược,
chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới và làm tiền đề vững chắc cho sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương.
- Các chủ trương khuyến khích phát triển Khoa học công nghệ còn thiếu đồng bộ,
chưa cụ thể, chưa gắn Khoa học công nghệ với sản xuất và đời sống.
- Chất lượng nguồn hình thành đề tài, dự án chưa cao, chủ yếu là do các cơ quan
hành chính sự nghiệp đề xuất, khối doanh nghiệp ít đề xuất; chủ yếu là đề tài, rất ít dự
án sản xuất thử nghiệm.
- Chất lượng và hiệu quả nghiên cứu của một số đề tài, dự án còn hạn chế, giá trị
khoa học và giá trị thực tiễn chưa cao, khả năng mở rộng việc áp dụng vào sản xuất và
đời sống còn khó khăn.
- Các đề tài, dự án còn mang tính bao cấp, không huy động được các nguồn vốn khác
cùng tham gia.
- Trong quá trình triển khai thực hiện, còn một số chủ nhiệm đề tài, dự án chưa tích
cực, thời gian thực hiện kéo dài, quyết toán phần kinh phí đã tạm ứng chậm ảnh hưởng
đến kế hoạch giải ngân kinh phí. Do các Chủ nhiệm đề tài, dự án thường đa số là kiêm
nhiệm nên thời gian nghiệm thu các đề tài, dự án thường kéo dài hơn so với kế hoạch
thực hiện. Trong đó, có các dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi của Bộ Khoa
học công nghệ.
- Các cơ quan chủ trì chưa phát huy hết vai trò, chức năng trong việc đôn đốc chủ
nhiệm đề tài thực hiện đúng tiến độ theo đề cương đã được duyệt.
- Các đề tài nghiên cứu ứng dụng còn dàn trải, phân tán chưa mang tính đột phá, tạo
thế và lực mới chưa nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa
phương. Một số các đề tài, dự án sau khi thông qua Hội đồng xét nội dung và thẩm định
kinh phí thì không thực hiện.
- Công tác quản lý các đề tài, dự án Khoa học công nghệ có cải tiến nhưng chưa đáp
ứng yêu cầu, thời gian từ lúc xét duyệt nội dung cho đến khi được triển khai thường kéo
dài, nhất là khâu thẩm định kinh phí, các định mức thiếu sự khuyến khích cũng làm ảnh
hưởng đến kế hoạch chung về kinh phí của tỉnh. Chính vì vậy, kinh phí cấp cho việc thực
hiện các đề tài, dự án Khoa học công nghệ thường tập trung vào những tháng cuối năm.
3.2 Những định hướng của tỉnh về việc ứng dụng trong giai đoạn tới.
3.2.1 Nhiệm vụ trong giai đoạn 2006-2010:
Định hướng phát triển Khoa học công nghệ trong những năm tớicần tạo bước
phát triển mới, đưa nhanh những thành tựu Khoa học công nghệ vào sản xuất và đời
sống. Khoa học công nghệ phải thực sự là động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của
địa phương trong xu thế hội nhập kinh tế và cạnh tranh.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai các công nghệ thích hợp phục vụ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, chú trọng công nghệ sinh học trong chọn
tạo giống (Chỉ thị 50 của Ban Bí thư về phát triển công nghệ sinh học); ưu tiên công nghệ
sử dụng vật liệu địa phương trong giao thông, thủy lợi và xây dựng. Tăng cường cải tiến và
hiện đại hóa các công nghệ truyền thống nhằm tạo sự thay đổi về chất và lượng của các
làng nghề.
- Tiếp thu có lựa chọn, thích nghi và làm chủ công nghệ nhập, tập trung hỗ trợ
các doanh nghiệp nâng cao năng lực nghiên cứu triển khai và sức cạnh tranh, quan tâm
hơn nữa doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tăng cường nghiên cứu công nghệ và thiết bị trong
bảo quản nông, lâm sản, đặc biệt là công nghệ sơ chế bảo quản chế biến nông sản mì, mía,
cao su, đậu phộng; bảo quản rau quả nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản
phẩm, đồng thời khai thác lợi thế và các sản phẩm đặc thù của địa phương.
- Triển khai áp dụng các giải pháp Khoa học công nghệ để xử lý ô nhiễm môi
trường, đặc biệt cho xử lý chất thải nông thôn, quy trình công nghệ quản lý có hiệu quả
tài nguyên nước, sản xuất vật liệu mới dùng trong xây dựng.
- Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Tập trung sản xuất giống,
chế biến và xử lý môi trường để nâng cao tỷ trọng nuôi trồng thủy sản, tạo điều kiện cho
ngành thủy sản phát triển nhanh và bền vững.
- Đẩy mạnh công tác chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, tiếp tục triển
khai thực hiện chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao KH&CN phục
vụ phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, miền núi. Hình thành thị trường và phát triển
dịch vụ khoa học và công nghệ nhằm đưa nhanh các kết quả nghiên cứu và sản xuất.
- Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng: nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hiện đại
và công nghệ thích hợp với từng tuyến trong cấp cứu, chẩn đoán, điều trị và y học dự
phòng, khống chế và ngăn chặn các bệnh dịch nguy hiểm; nghiên cứu các bệnh về thần
kinh và tim mạch ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân Tây Ninh; Khắc phục ảnh hưởng
của các hoá chất độc hại dùng trong công nghiệp và nông nghiệp, các chất độc hóa học
do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam; nghiên cứu các biện pháp bảo đảm chất
lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
Các sở, ban, ngành và các địa phương trong tỉnh hàng năm có trách nhiệm đề
xuất đề tài, dự án Khoa học công nghệ trong lĩnh vực hoạt động của đơn vị và báo cáo
kết quả ứng dụng của các đề tài, dự án Khoa học công nghệ được giao, cụ thể:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các sở, ngành có
liên quan xây dựng kế hoạch "Phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh
vực nông - lâm - ngư nghiệp và phát triển nông thôn";
- Sở Công nghiệp chủ trì phối hợp với sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở
Khoa học công nghệ và các ngành, đơn vị, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch: Ứng dụng
khoa học và công nghệ, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp cũng n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai hoan chinh (2).pdf